VAI TRÒ CỦA ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG TIỂU
THUYẾT
A STUDY ON THE ROLE OF INTERNAL MONOLOGUE IN NOVELS
SVTH: LÊ THỊ DIỆU,
ĐẶNG THỊ KIM THI
Lớp: 04SPP01, Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ĐOÀN THỊ NGỌC LAN
Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Đầu thế kỷ XX, ở Pháp, vấn đề về tiểu thuyết được đặt lại. Nhiều tiểu thuyết gia ( Paul Valéry,
André Breton, Roger Caillois, ) cho rằng tiểu thuyết cũ không tạo được niềm tin nơi độc giả,
rằng khi đọc tiểu thuyết cũ, độc giả bị thụ động, bị đánh lừa bởi các tình tiết mà nhà văn đã
giàn xếp sẵn. Vì vậy, tiểu thuyết mới ra đời. Theo Nathalie Sarraute, một trong những gương
mặt tiêu biểu của trào lưu tiểu thuyết mới, thì “tiểu thuyết mới là dòng vô tận của độc thoại nội
tâm”. Kỹ thuật mới này có thể xoá đi những nghi ngờ, xây dựng được niềm tin và tính chủ
động nơi người đọc. Vậy thì độc thoại nội tâm là gì? Vì sao nó có thể tạo niềm tin cho người
đọc? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi chọn nghiên cứu tác phẩm “Nữ hoàng”, một tiểu thuyết
mới của nhà văn đương thời Shan Sa. Tác phẩm viết về Võ Tắc Thiên, một nhân vật lịch sử
có thật. Tác giả để cho nhân vật xưng “tôi”, tự kể về cuộc đời mình xen lẫn vô vàn những đoạn
độc thoại nội tâm, làm cho người đọc bị lôi cuốn và thuyết phục.
SUMMARY
Novels made their comeback in France in early 20th
centery. Several novelists (Paul Valery,
Andre Breton, Roger Callois, .) assumed that old-fashioned novels failed to build trust in the
readership and that when reading novels of this type, readers were often passive and led by
the arrangements already made by the author. In that context, a new form of novels came into
being. According to Nathalie Sarraute, one of the representatives of this new trends, the
“introvert novels” are an endless source of the internal monologue. This new form can ease all
the doubts and help build the trust and autonomy in readers. So what is internal monologue
and in what way can it build trust in readers? This paper seeks to clarify this matter by looking
into the novel “Empress”, a newly-written novel of a contemporary writer Shan Sa. It tells about
Wu Ze Tian, a real historic character. The pronoun “I” is used throughout the novel where an
autobiography is made in blend with a number of soliloquies, fascinating the readers from
beginning to end.
1. Mở đầu
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người. Hoạt động giao tiếp có thể
chia thành hai hình thức: đối thoại và độc thoại. Nếu đối thoại là hình thức giao tiếp sử dụng
lối nói giữa người này với người khác thì độc thoại là dạng giao tiếp đặc biệt của ngôn ngữ
nhân vật, là hình thức nói với chính mình. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến hình thức độc
thoại, mà đặc biệt là độc thoại nội tâm. Có thể nói đây là một hình thức đặc biệt trong “Nữ
hoàng” của Shan Sa, là vấn đề phong phú, hấp dẫn cho chúng tôi đi tìm hiểu.
1.1. Mục đích
- Tìm hiểu những vấn đề về độc thoại nội tâm: khái niệm, những đặc trưng, hình thức,
đặc biệt là tác dụng của nó trong tác phẩm “Nữ hoàng” của Shan Sa.
- Giới thiệu một tác phẩm mới của một nhà văn đương thời.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về giá trị, tác dụng của độc thoại nội tâm với tiểu thuyết.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc sách, truy cập Internet để tìm hiểu lý thuyết về độc thoại nội tâm.
- Đọc kỹ tác phẩm “Nữ hoàng”, rút ra và phân tích tác dụng của độc thoại nội tâm
trong từng trường hợp.
- Tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn.
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3603 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
302
VAI TRÒ CỦA ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG TIỂU
THUYẾT
A STUDY ON THE ROLE OF INTERNAL MONOLOGUE IN NOVELS
SVTH: LÊ THỊ DIỆU,
ĐẶNG THỊ KIM THI
Lớp: 04SPP01, Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
GVHD: ĐOÀN THỊ NGỌC LAN
Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Đầu thế kỷ XX, ở Pháp, vấn đề về tiểu thuyết được đặt lại. Nhiều tiểu thuyết gia ( Paul Valéry,
André Breton, Roger Caillois,…) cho rằng tiểu thuyết cũ không tạo được niềm tin nơi độc giả,
rằng khi đọc tiểu thuyết cũ, độc giả bị thụ động, bị đánh lừa bởi các tình tiết mà nhà văn đã
giàn xếp sẵn. Vì vậy, tiểu thuyết mới ra đời. Theo Nathalie Sarraute, một trong những gương
mặt tiêu biểu của trào lưu tiểu thuyết mới, thì “tiểu thuyết mới là dòng vô tận của độc thoại nội
tâm”. Kỹ thuật mới này có thể xoá đi những nghi ngờ, xây dựng được niềm tin và tính chủ
động nơi người đọc. Vậy thì độc thoại nội tâm là gì? Vì sao nó có thể tạo niềm tin cho người
đọc? Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi chọn nghiên cứu tác phẩm “Nữ hoàng”, một tiểu thuyết
mới của nhà văn đương thời Shan Sa. Tác phẩm viết về Võ Tắc Thiên, một nhân vật lịch sử
có thật. Tác giả để cho nhân vật xưng “tôi”, tự kể về cuộc đời mình xen lẫn vô vàn những đoạn
độc thoại nội tâm, làm cho người đọc bị lôi cuốn và thuyết phục.
SUMMARY
Novels made their comeback in France in early 20
th
centery. Several novelists (Paul Valery,
Andre Breton, Roger Callois,...) assumed that old-fashioned novels failed to build trust in the
readership and that when reading novels of this type, readers were often passive and led by
the arrangements already made by the author. In that context, a new form of novels came into
being. According to Nathalie Sarraute, one of the representatives of this new trends, the
“introvert novels” are an endless source of the internal monologue. This new form can ease all
the doubts and help build the trust and autonomy in readers. So what is internal monologue
and in what way can it build trust in readers? This paper seeks to clarify this matter by looking
into the novel “Empress”, a newly-written novel of a contemporary writer Shan Sa. It tells about
Wu Ze Tian, a real historic character. The pronoun “I” is used throughout the novel where an
autobiography is made in blend with a number of soliloquies, fascinating the readers from
beginning to end.
1. Mở đầu
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của con người. Hoạt động giao tiếp có thể
chia thành hai hình thức: đối thoại và độc thoại. Nếu đối thoại là hình thức giao tiếp sử dụng
lối nói giữa người này với người khác thì độc thoại là dạng giao tiếp đặc biệt của ngôn ngữ
nhân vật, là hình thức nói với chính mình. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến hình thức độc
thoại, mà đặc biệt là độc thoại nội tâm. Có thể nói đây là một hình thức đặc biệt trong “Nữ
hoàng” của Shan Sa, là vấn đề phong phú, hấp dẫn cho chúng tôi đi tìm hiểu.
1.1. Mục đích
- Tìm hiểu những vấn đề về độc thoại nội tâm: khái niệm, những đặc trưng, hình thức,
đặc biệt là tác dụng của nó trong tác phẩm “Nữ hoàng” của Shan Sa.
- Giới thiệu một tác phẩm mới của một nhà văn đương thời.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
303
1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về giá trị, tác dụng của độc thoại nội tâm với tiểu thuyết.
1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Đọc sách, truy cập Internet để tìm hiểu lý thuyết về độc thoại nội tâm.
- Đọc kỹ tác phẩm “Nữ hoàng”, rút ra và phân tích tác dụng của độc thoại nội tâm
trong từng trường hợp.
- Tham khảo ý kiến giáo viên hướng dẫn.
2. Nội dung
2.1. Lý thuyết về độc thoại nội tâm
2.1.1. Khái niệm
Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh
quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của
con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. thủ pháp này được sử dụng rộng rải trong văn học.
2.1.2. Đặc trưng
“Les lauriers sont coupés” của Edouard Dujardin được xem là tác phẩm đầu tiên sử
dụng kỹ thuật độc thoại nội tâm. Từ khi tác phẩm này ra đời, độc thoại nội tâm được biết đến
với hai đặc trưng sau:
- Trong độc thoại nội tâm, hoàn toàn không có sự hiện diện của người kể.
- Độc thoại nôi tâm là lời nói tự do, không tuân theo những quy định về mặt cấu trúc
ngữ pháp hay hoàn cảnh giao tiếp.
2.1.3. Hình thức
- Câu ngắn, danh từ hoá.
- Câu thường không tuân theo những quy tắc ngữ pháp.
- Thường được thể hiện dưới dạng cảm thán và nghi vấn.
- Dấu chấm câu rất dồi dào.
- Không có câu dẫn.
- Câu thường có nhiều động từ chỉ tình cảm.
- Sử dụng đại từ nhân xưng “tôi”.
2.1.4. Tác dụng
- Tạo niềm tin cho người đọc. Độc thoại nội tâm là lời thầm kín của nhân vật, làm cho
người đọc nghĩ rằng những gì mình đọc là có thật.
- Nhờ độc thoại nội tâm, đọc giả có thể tự mình đi sâu khám phá thế giới nội tâm của
nhân vật.
2.1.5. Phân biệt độc thoại nội tâm với các dạng tương tự
- Độc thoại nội tâm và độc thoại:
Độc thoại là lời nói một mình, trước và sau không có lời nào của ai khác nhưng người
thứ ba đó đang nghe, nghe mà không trả lời như trong kịch và trong phim. Còn độc thoại nội
tâm là lời độc thoại dùng vào việc miêu tả quá trình ý nghĩ trong nội tâm, và là lời nói thầm
kín, viết ra để đọc chứ không nhằm nói ra thành tiếng như trong kịch mà người đọc qua đó có
thể tiếp xúc được, hiểu được tâm trạng của nhân vật độc thoại nội tâm.
(
- Độc thoại nội tâm và câu gián tiếp tự do:
* Giống nhau:
+ Là lối nói không có chỉ dẫn dẫn ngữ.
+ Thường được thể hiện dưới dạng cảm thán và nghi vấn.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
304
*Khác nhau:
Câu gián tiếp tự do Độc thoại nội tâm
+ Lời của người kể và lời của nhân vật hoà
lẫn vào nhau, quan điểm của người kể và
của nhân vật thường bị nhầm lẫn với nhau.
+ Tuân theo những quy tắc ngữ pháp của
câu gián tiếp.
+ Thường có người đối thoại.
+ Không có sự xuất hiện của người kể, nhân
vật tự nói ra những suy nghĩ thầm kín của
mình, gần như là vô thức.
+ Thường không tuân theo những quy định
về cấu trúc ngữ pháp.
+ Không có người đối thoại.
Khi lời gián tiếp tự do dùng để miêu tả suy nghĩ thầm kín của nhân vật thì nó trở thành lời
độc thoại nội tâm.
2.2. Tác giả-tác phẩm
2.2.1. Tác giả
- Sơn Táp (Shan Sa) sinh năm 1972 tại Bắc Kinh.
- Sang Pháp từ năm 1990 và sống ở đó cho đến nay.
- Những tác phẩm tiêu biểu:
+ Thiên An Môn (1997) ( giải thưởng Goncourt cho tiểu thuyết đầu tay).
+ Bốn kiếp thuỳ liễu (1999) (giải thưởng Cazes).
+ Thiếu nữ đánh cờ vây (2001) (giải thưởng Goncourt, giải thưởng Kiriyama ở Mỹ).
+ Nữ hoàng (2003) (giai thưởng của đọc giả dành cho sách bỏ túi).
2.2.2. Tác phẩm Nữ hoàng
Tiểu thuyết kể về cuộc đời của Vương hậu Võ Tắc Thiên, người đàn bà đầu tiên lên
ngôi hoàng đế ở Trung Hoa. Trong lịch sử văn học đã có rất nhiều tác gia viết về nhân vật này,
nhưng đây là tác phẩm đầu tiên mà tác giả để cho nhân vật xưng “tôi” tự kể về cuộc đời mình.
Tác phẩm được viết bởi một nhà văn Trung Hoa đương thời, bằng tiếng Pháp và đã được dịch
ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
2.3. Phân tích tác phẩm
Đọc tác phẩm này, chúng ta có thể bắt gặp vô vàn những đoạn độc thoại nội tâm của
nhân vật. Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ trích dẫn và phân tích nhứng đoạn tiêu biểu nhất, thể
hiện rõ nhất những đặc trưng của độc thoại nội tâm, phản ánh sâu sắc nhất thế giới nội tâm của
nhân vật:
+ Cái chết của tiểu công chúa đã làm cho Chiếu hoàn toàn suy sụp. nhưng không chịu
khuất phục trước cái chết, nàng đã chứng tỏ sự kiên cường của mình:
[…] Tôi chết rồi! Chết rồi ư? Không, tôi phải sống và báo thù. Tôi còn chưa bị đánh
bại! […] (trang 149)
Những đặc trưng tiêu biểu của độc thoại nội tâm được thể hiện rõ nét qua những câu
cảm thán và câu hỏi rất ngắn. Lời độc thoại rõ ràng đã bộc lộ tâm tình của Chiếu trọn vẹn, đầy
đủ hơn: nàng sửng sốt, lo sợ khi nghĩ đến cái chết; nhưng ngay sau đó, nàng lại quyết tâm
sống, quyết tâm báo thù.
+ Từ sau cái chết của Hoàng đế, nàng luôn bị đè nặng bởi công việc triều chính, tuổi
già cùng với niềm cô độc. Thiên Kim công chúa, em gái của Hoàng đế quá cố, đã dâng tặng
nàng một phương thuốc đầy dương lực nhằm giúp nàng giữ mãi dung mạo tươi tắn, tứ chi
mềm mại và đầu óc sảng khoái.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
305
[…] Một người đàn ông!
Một người đàn ông trong giường Thái hậu, quả phụ của Cao Tông Hoàng đế!
[...] Tôi, nữ hoàng hiến mình cho đức hạnh, tôi, người đàn bà nặng lòng vì đạo lý quốc
gia, tôi, chiến binh chưa từng cởi bỏ giáp trụ, tôi, vốn coi con người như cát bụi và
thường trò chuyện với các vì sao, tối hôm ấy tôi phụ bạc Tiểu Trĩ mà tôi vẫn để tang
trong lòng. Tôi cho phép mình lầm lỗi, phơi bụng không hổ thẹn, không hối tiếc cho
một kẻ lạ mặt. […] (trang 272-273)
Đây là lời nói trực tiếp của Chiếu, không có chỉ dẫn dẫn ngữ. Mở đầu đoạn văn là
những câu cảm thán đã được danh từ hoá. Đoạn độc thoại dẫn ta đi trực tiếp vào thế giới nội
tâm của Chiếu. Nàng quá đỗi sửng sốt và kinh hoàng khi phát hiện trên giường mình một
người đàn ông. Rồi nàng buộc tội mình bằng một chuỗi câu sử dụng liên tiếp đại từ “tôi”, nàng
thấy có lỗi với phu quân quá cố, với cả đế chế của mình. Thế nhưng nàng đã không sao cưỡng
lại phương thuốc kỳ diệu này.
+ Bị tê liệt vì sự cô độc, vì một dự cảm sợ hãi và tuyệt vọng khi phải đối diện với tuổi
già và cái chết, nàng đón sinh nhật tám mươi của mình thật thờ ơ !
[…] Làm thế nào bỏ lại đế chế của mình, người tình của mình, con cháu của mình?
Làm thế nào rời Lạc Dương, hoa mẫu đơn của nó, những dòng kênh của nó, vẻ đẹp mê
hoặc của nó? Làm thế nào đổi chiếc giường êm lấy cái quan tài, đổi cung điện lộng lẫy
lấy gian hầm dưới lòng dất? Làm thế nào nhắm mắt, không còn nghe thấy, và để mọi
người quên mình đi? Làm thế nào không thở nữa, không tồn tại nữa? Kiếp sau của tôi
sẽ ra sao sau khi chết? Tôi sẽ là một kẻ hành khất sau khi đã là đế vương chăng? Tôi
sẽ hoá thành chim cất cất cánh bay lên từ nóc của nhân loại hay thành hòn đá buông
rơi từ đỉnh của một kiếp đã trọn? […] (trang 373)
Đoạn độc thoại nội tâm được diễn đạt bằng một loạt những câu hỏi tu từ, những câu
hỏi mà Chiếu đặt ra cho chính mình. Qua đó, người đọc có thể nhìn thấu được tâm trạng của
nàng. Chiếu sợ hãi khi nghĩ rằng mình phải từ bỏ tất cả những gì đẹp đẽ xung quanh: đế chế,
người tình, con cháu, Lạc Dương, cung điện,… để đổi lấy sự quên lãng, cái quan tài, cái gian
hầm dưới lòng đất,…Là một thiên nữ, một Hoàng đế xây dựng nên một đế chế hùng mạnh của
chính mình, nhưng nàng vẫn không thể thắng nổi vòng luân hồi, không thể thoát khỏi sinh,
lão, bệnh, tử của tạo hoá. Là một nữ hoàng đầy lòng kiêu ngạo, nàng khó lòng chấp nhận quy
luật của tự nhiên: làm thế nào nhắm mắt, không còn nghe thấy,…? Những câu hỏi kết thúc
đoạn văn là nỗi băn khoăn, day dứt của nàng về số phận mình ở kiếp sau.
3. Kết thúc:
Tóm lại, độc thoại nội tâm đã dẫn người đọc vào thế giới nội tâm của nhân vật, làm họ
tin rằng chuyện mình đang đọc là có thật, chuyện do chính nhân vật kể ra. Vì vậy, kỹ thuật viết
mới này đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho một cuốn tiểu thuyết truyền thống tạo
được niềm tin nơi người đọc, và đây là một trong những tiêu chí của tiểu thuyết mới. Bài
nghiên cứư khoa học này đã giải quyết phần nào những thắc mắc của chúng tôi về độc thoại
nội tâm trong tiểu thuyết . Và chúng tôi tin rằng đây cũng là những kiến thức bổ ích cho những
ai quan tâm đến văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng.
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008
306
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Dorrit Cohn (1981), « La transparence intérieure », ed. Seuil, Paris.
[2] Maingueneau Dominique (janvier 2000), « Eléments de linguistique pour le texte
littéraire », Nathan Université, Paris, 203 trang.
[3] Oswald Ducrot, Jean-Marie Schaeffer (9. 1995), « Nouveau dictionnaire encyclopédique
des sciences du langage », Seuil, 664 trang.
[4] Shan Sa (2003), « Impératrice », ed. Albin Michel S.A., Paris.
[5] Sơn Táp, người dịch : Lê Hồng Sâm (2006), « Nữ hoàng », Nhà xuất bản Hội nhà văn.
[6]
[7]
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết.pdf