Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay

A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức; Là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Giáo dục nhà trường, xã hội là những môi trường giáo dục rất quan trọng, song vai trò của nó chỉ có thể được phát huy một cách có hiệu quả, khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở. Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, xã hội có nhiều đổi thay Nhưng giáo dục gia đình vẫn được các bậc cha mẹ chú ý, quan tâm, những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình, của dân tộc vẫn tiếp tục được phát huy. Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước khởi sắc, đời sống của phần lớn các gia đình được nâng lên, việc giáo dục thế hệ trẻ có điều kiện thuận lợi; con trẻ có cơ hội vươn lên tự khẳng định mình trong sự phát triển lành mạnh của gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng có những diễn biến tiêu cực, do chịu tác động của môi trường xã hội, của các loại văn hóa phẩm độc hại, của lối sống thực dụng phương Tây . Tất cả những điều đó đang làm băng hoại đạo đức một bộ phận xã hội, lôi cuốn một bộ phận thế hệ trẻ vào vòng tội lỗi. Trong khi đó, giáo dục gia đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Không ít cha mẹ lo nuôi con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy chữ, dạy người; nhiều cha mẹ rất coi trọng đến việc giáo dục con cái phát triển toàn diện, song do kiến thức và năng lực hạn chế nên hiệu quả của việc giáo dục còn thấp. Qua đó ta thấy được vai trò quan trọng của gia đình trong sự nghiệp trồng người, vun đắp cho thế hệ tương lai. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài "Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay" làm đề tài nghiên cứu. Và đồng thời bản thân tôi mong muốn góp thêm tiếng nói, một tình cảm, một hành động vào sự nghiệp trồng người mà khởi nguồn từ giáo dục gia đình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, luận án đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu + Làm rõ các khái niệm "Gia đình"; "Thế hệ trẻ"; "Giáo dục gia đình" và "Vai trò của giáo dục gia đình" và đặc điểm, nội dung của giáo dục gia định đối với thế hệ trẻ + Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và đánh giá thực trạng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta; phân tích những nguyên nhân cơ bản của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. + Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước trong thời kỳ đổi mới. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Tổng hợp tài liệu - Tìm hiểu thực tế tình hình giáo dục trong gia đình hiện nay. - Phân tích ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ luận điểm đã nêu ra.

doc21 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 28431 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Gia đình và giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 3 1.1. Gia đình và chức năng của gia đình 3 a. Khái niệm gia đình 3 b. Chức năng của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại. 3 1.2. Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ. 4 a. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 4 b. Vai trò cha mẹ với việc giáo dục thế hệ trẻ. 6 3. Một số sai lầm thường gặp trong giáo dục gia đình 8 4. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng môi trường giáo dục gia đình. 10 II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1. Thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay 15 a. Vai trò của gia dình trong việc giáo dục đạo đức học sinh 15 b. Gia đình với việc giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ` 17 C. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận chung 19 2. Rút ra bài học cho bản thân 19 * Tài liệu tham khảo 20 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức; Là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Giáo dục nhà trường, xã hội là những môi trường giáo dục rất quan trọng, song vai trò của nó chỉ có thể được phát huy một cách có hiệu quả, khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở. Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, xã hội có nhiều đổi thay Nhưng giáo dục gia đình vẫn được các bậc cha mẹ chú ý, quan tâm, những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình, của dân tộc vẫn tiếp tục được phát huy. Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước khởi sắc, đời sống của phần lớn các gia đình được nâng lên, việc giáo dục thế hệ trẻ có điều kiện thuận lợi; con trẻ có cơ hội vươn lên tự khẳng định mình trong sự phát triển lành mạnh của gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng có những diễn biến tiêu cực, do chịu tác động của môi trường xã hội, của các loại văn hóa phẩm độc hại, của lối sống thực dụng phương Tây... Tất cả những điều đó đang làm băng hoại đạo đức một bộ phận xã hội, lôi cuốn một bộ phận thế hệ trẻ vào vòng tội lỗi. Trong khi đó, giáo dục gia đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Không ít cha mẹ lo nuôi con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy chữ, dạy người; nhiều cha mẹ rất coi trọng đến việc giáo dục con cái phát triển toàn diện, song do kiến thức và năng lực hạn chế nên hiệu quả của việc giáo dục còn thấp. Qua đó ta thấy được vai trò quan trọng của gia đình trong sự nghiệp trồng người, vun đắp cho thế hệ tương lai. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài "Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay" làm đề tài nghiên cứu. Và đồng thời bản thân tôi mong muốn góp thêm tiếng nói, một tình cảm, một hành động vào sự nghiệp trồng người mà khởi nguồn từ giáo dục gia đình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, luận án đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu + Làm rõ các khái niệm "Gia đình"; "Thế hệ trẻ"; "Giáo dục gia đình" và "Vai trò của giáo dục gia đình" và đặc điểm, nội dung của giáo dục gia định đối với thế hệ trẻ + Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và đánh giá thực trạng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta; phân tích những nguyên nhân cơ bản của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. + Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước trong thời kỳ đổi mới. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài viết này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Tổng hợp tài liệu Tìm hiểu thực tế tình hình giáo dục trong gia đình hiện nay. Phân tích ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ luận điểm đã nêu ra. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Gia đình và giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ 1.1. Gia đình và chức năng của gia đình a. Khái niệm gia đình Gia đình là một đơn vị xã hội (nhóm nhỏ xã hội), hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung (theo Từ điển triết học, NXB Văn hóa Thông tin, HN, 2002). Gia đình là môi trường cơ sở đầu tiên có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn lao đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Đó là môi trường gắn bó trong suốt cuộc đời của mỗi một cá nhân. Gia đình là nơi tạo ra mối quan hệ gắn bó ruột thịt, huyết thống – một thứ tình cảm khó có thể chia cắt. Do đó, có phải trải qua bao biến động về mọi phương diện, con người vẫn luôn hướng về quê hương, gia đình. Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người. b. Chức năng của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại. Trong xã hội, gia đình có các chức năng cơ bản: - Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình: thoả mãn tình cảm tinh thần và thể xác giữa hai vợ chồng; thỏa mãn tình cảm giữa cha mẹ và con cái (sống vì nhau), tình cảm giữa anh chị em trong gia đình (thương yêu, đùm bọc lẫn nhau). Phần đông mọi người trong xã hội đều coi gia đình là “tổ ấm”, nơi người ta đi về, nơi người ta chia sẻ với nhau về niềm vui, nỗi buồn, tức là nơi tình cảm của con người được thỏa mãn. - Chức năng sinh sản: Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì. Chức năng này được coi là một giá trị của gia đình mà từ cổ chí kim loài người phải thừa nhận. Bản thân F. Engel, một nhà duy vật vĩ đại cũng cho rằng theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử suy cho cùng là... sự tái sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Chức năng sinh sản của gia đình là một giá trị trường tồn. - Chức năng giáo dục: Theo lý thuyết gia đình là “tế bào của  xã hội, là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đại bộ phận trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục: “Dạy con từ thưở còn thơ”. Trong môi trường gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống và đặc biệt là nhân sinh quan. Các bậc phụ huynh, nhất là các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đứa trẻ: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. - Chức năng xã hội hoá: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi thành viên là một tính cách. Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia đình là môi trường đầu tiên để trẻ em học cách hoà hợp với cộng đồng. - Chức năng kinh tế: Cho đến nay gia đình vẫn còn là một đơn vị sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Gia đình là một thực thể xã hội. Sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận. Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của gia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội. 1.2. Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ. a. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ. * Giáo dục gia đình là yếu tố có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đối với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Giáo dục nhà trường và xã hội rất quan trọng, nhưng những môi trường giáo dục này chỉ có thể phát huy đầy đủ khi kết hợp được với môi trường giáo dục gia đình, vì giáo dục gia đình là cội nguồn. * Học tập văn hoá đối với thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nếu không khao khát nắm lấy tri thức khoa học, thế hệ trẻ không thể trở thành người có khả năng làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, mở rộng sự hiểu biết, rèn luyện năng lực tư duy khoa học, óc phân tích và kỹ năng vận dụng những tri thức vào cuộc sống. Học tập văn hoá sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người. Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, từng ngày, từng giờ thì việc giáo dục học tập văn hoá cho thế hệ trẻ là việc làm đặc biệt cần thiết. Chỉ khi được trang bị một cách toàn diện, đầy đủ những tri thức văn hoá của nhân loại, thì thế hệ trẻ mới  có điều kiện làm chủ tri thức, biết vận dụng những tri thức khoa học, văn hoá vào cuộc sống. * Giáo dục lao động - nghề nghiệp và rèn luyện tính tự lập cho thế hệ trẻ trong mỗi gia đình cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với mỗi con người, lao động vừa là phương thức hình thành nhân cách, phát triển tình cảm, bộc lộ năng lực cá nhân, vừa tạo ra nguồn của cải nuôi sống bản thân và xã hội. Chỉ  thông qua lao động, thế hệ trẻ mới có điều kiện hoàn thiện nhân cách, trở thành con người phát triển toàn diện và những năng lực, năng khiếu bẩm sinh, mầm mống tài năng ở thế hệ trẻ mới có điều kiện phát lộ và chín muồi. * Giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách và quan trọng hơn nữa là giáo dục đạo hiếu. Đây là cốt lõi của luân lý gia đình, là gốc của đạo đức. Đạo hiếu không chỉ là ăn ở tốt với bố mẹ, mà còn là phải giữ gìn thân thể (giữ sức khoẻ, giữ tư cách, giữ bản lĩnh của mình); làm điều lành, giảng điều lành. * Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những phương pháp tốt để xây dựng và giữ gìn niềm vui, hạnh phúc trong mỗi “tế bào của xã hội”. b. Vai trò cha mẹ với việc giáo dục thế hệ trẻ. Một đứa trẻ khi thành đạt, bậc phụ huynh thường nghĩ rằng: đó là công lao dưỡng dục của cha mẹ. Khi đứa trẻ không thành đạt, lại thường cho rằng: đó là lỗi của con. Bởi: “Cá không ăn muối cá ươn Con không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư’’.           Câu ca dao đó đúng, nhưng chưa đủ. Nghe gì? -Điều đó đúng hay sai, tốt hay xấu, phù hợp hay chưa phù hợp… Đây là cả một vấn đề lớn mà người lớn phải bàn đến nguồn cội. Cha mẹ nói để con nghe cũng chưa đủ bởi không ít trường hợp “nói như nước đổ là khoai’’. Lời nói mang tính lý thuyết nhiều hơn. Mà nhân cách cha mẹ, lối sống của cha mẹ, của gia đình mới là thực tế và tấm gương để cho trẻ học tập, noi theo. Ở đây tôi muốn nói đến vai trò người sinh thành, dưỡng dục. Sự thành, bại trong giáo dục con cái là do cha mẹ quyết định.           Trong quá trình trưởng thành, bú mẹ là phản xạ không điều kiện - tạo hoá sinh ra mà thôi. Còn tất thảy đều do bắt chước, tập luyện mà nên.  Mỗi vùng dân cư, mỗi địa phương khác nhau có giai điệu ngôn ngữ khác nhau, phát âm khác nhau và những đứa trẻ ra đời bắt chươc đúng giai điệu mà cha mẹ nó truyền lại. Thói quen, nếp sống trong mỗi gia đình du nhập vào đứa trẻ để rồi hình thành thói quen của chính nó. Sự bắt chước đầu tiên là từ  bậc sinh thành ra nó. Vậy thì, người cha , người mẹ chính là tấm gương cho trẻ soi theo. Cha mẹ là tấm gương sáng  - đứa trẻ sáng theo. Cha mẹ là tấm gương mờ thì đứa trẻ sẽ mờ theo. Ông cha ta có câu: ‘’Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng’’ là triết lý kinh nghiệm từ ngàn đời. Hình ảnh tuổi thơ , đầu đời của đứa trẻ có thể là phiên bản của bậc sinh thành ra chúng. Chúng ta phải thừa nhận rằng, xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách của trẻ. Xã hội hiện đại tạo ra muôn vàn môi quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa người với người. Một số trẻ sẽ thóat khỏi  tục lệ gia đình để hoà nhập vào xã hội. . Sự hoà nhập đó theo chiều hướng xấu hay tốt phụ thuộc rất nhiều vào nêp sống, tục lệ và sự giáo dục của gia đình. Gia đình nào cũng giáo dục con cái; Song, việc giáo dục thế nào mới là điều quyêt định. Thiết nghĩ rằng, không ít gia đình chúng ta có cách giáo dục chưa hợp lý hoặc sai lầm. Đó là nguy cơ cho con cái chúng ta và cho chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải gánh chịu hậu quả khó lường. Chúng ta gieo cho trẻ tính ích kỷ, hẹp hòi thì nó sẽ ích kỷ với chính chúng ta và với mọi người khác. Nếu được truyền bá đạo lý bao dung độ lượng, vị tha thì nó   sẽ được trả lại chính những điều tốt lành đó cho chúng ta và cho xã hội. Quy luật nhân quả rất nghiệt ngã và tàn nhẫn có từ muôn thuở. Ví dụ: nhiều bậc phụ huynh đã dạy con rằng: “tiền có thể mua được tất cả”, “có tiền là có tất cả” vì thế họ hướng con cái họ lao vào cuộc kiếm tiền bằng mọi cách, bất chấp cả luân thường đạo lý, bất chấp cả tình phụ tử, huyết thống. Vì thế mọi quan hệ đều đặt dứơi đồng tiền. Thật đáng tiếc, bởi: “tiền là mục đích của những kẻ ngu ngốc, là phương tiện đối với những người thông minh’’. Cha mẹ, ai chẳng mong cho con cái lớn, khôn, trưởng thành để là người có ích cho gia đình, và xã hội. Cha mẹ không phải ai cũng có năng lực, kiến thức để giáo dục con cái. Đó là một thực tế ở bất kỳ xã hội nào. Vì vậy, các thầy cô giáo  trong nhà trường có thể giúp chúng ta: giáo dục nhân sinh quan và hoàn thiện nhân cách cho trẻ (Chúng tôi muốn nói đến những người thầy mẫu mực). Tôi cho rằng, nhà trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức cho trẻ mà  còn là nơi  truyền bá  thuần phong mỹ tục của dân tộc và luật pháp cho trẻ. Nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho con cái chúng ta nên người. Gia đình quyết định nhân cách, Nhà trường quyết định kiến thức của con cái chúng ta. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường theo quan điểm giáo dục đúng, hợp lý tạo điều kiện quyết định cho chúng nên người. Với gia đình, việc đầu tiên cần sự thống nhất quan điểm giáo dục con mình. Quan điểm đó phải được thể hiện mọi nơi, mọi lúc mang tính nhất quán. Nó là nguyên tắc bất di bất dịch trong suốt quá trình dưỡng dục trẻ đến tuổi trưởng thành, để chúng: - Biết sống vì mọi người, kính trên, nhường dưới, bao dung, độ lượng, “ăn quả nhớ người trồng cây’’; có trách nhiệm, bổn phận với bản thân, cha mẹ dòng họ, bà con lối xóm… - Tạo dựng cho trẻ biết: tự chịu trách nhiệm trước cuộc đời biết tự lập và không ỷ lại. - Biết tránh xa mọi thói xấu: không bon chen, đố kỵ. (Khi mình kém bạn thì phải biết phấn đấu để vượt lên mà không nên  dùng thủ thuật để “dìm’’ bạn xuống). Trong học tập cha mẹ cần: - Tạo mọi điều kiện (trong hoàn cảnh cho phép) cho mục tiêu học tập: phương tiện học tập, thời gian học tập. - Trao đổi về phương pháp học tập. - Kiểm tra, đôn đốc, lúc cương, lúc nhu. - Giữ mối liên lạc giữa gia đình với nhà trường. 3. Một số sai lầm thường gặp trong giáo dục gia đình Nhà văn, nhà giáo dục J.J. Rút-xô đã khẳng định: “trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại”, tức trẻ em có một đời sống tâm lý đặc trưng thể hiện trong nhu cầu, hứng thú, suy nghĩ, hành vi của chúng. Do từng sốn trong môi trường, hoàn cảnh giáo dục đầu tiên khác biệt mà nhiều bậc cha mẹ thường có kỳ vọng truyền thụ, áp đặt kinh nghiệm, phương pháp giáo dục mà mình được hưởng cho con em, điều này là không hợp lý bởi lẽ mỗi thời đị đều có những phương thức giáo dục đặc thù. Cha mẹ cân tôn trọng quyên được làm trẻ em và những nhu cầu vật chất, tinh thần hợp lí của trẻ trong xã hội ngày nay. - Không kiên nhẫn làm công tác giáo dục từ từ thấm dần mà nôn nóng, sốt ruột. Biểu hiện cụ thể của cách giáo dục sai lầm này là phụ huynh hay trợn mắt, phồng má với bé. Tệ hơn nữa là đánh mắng bé. Thoạt nhìn có thể thấy trẻ ngoan, song biện pháp đánh mắng chỉ càng làm cho bé lì đòn, rối loạn qui luật sinh hoạt. Nguy hại hơn, trong đầu bé có thể hình thành những khái niệm sai lầm. - Không giảng giải cho bé nghe về những lý lẽ, mà chỉ biết tuỳ tiện hứa suông, nói dối, hòng lôi kéo bé làm một việc gì đó. Đây không chỉ dừng lại ở một phương pháp sai lầm mà đã trở thành "vấn đề xã hội". Ví dụ thay vì cùng học bài với bé, trò chuyện cho bé nghe về cái thiết thực của học tập (tạo động cơ học tập tích cực) thì lại hứa hẹn những câu như "Học thuộc bài này, mẹ cho 5000 đồng!". - Cha mẹ uy hiếp bé bằng cách doạ nạt, cưỡng bức bé phải làm thế này, không được làm thế kia. Ví dụ như: "Ngủ đi, ông cụ đến bắt cóc bây giờ" hay "Ăn nhanh đi, bác sĩ tiêm bây giờ". Làm như vậy sẽ gieo vào đầu bé sự ngộ nhận tai hại. Bé dễ lầm tưởng bác sĩ là người xấu. - Nói xấu, mỉa mai làm tổn hại đến lòng tự tôn, tự tin của bé. Phương pháp sai lầm này đã dập tắt đi sự phát triển trí tuệ, xúc phạm lòng tự ái và làm mất đi động lực phát triển của bé. Chẳng hạn cha mẹ mắng con: "Ngu như lợn", "đầu óc bã đậu", v. v... - Khi bé mắc sai lầm, khuyết điểm thay vì giảng giải lý lẽ chính diện thì lại nói những lời ngược lại. Ví dụ như bé làm sai việc gì đó, đáng lẽ phải phê bình và nói cho bé biết vì sao sai và làm thế nào mới đúng thì lại mỉa mai "Cứ tiếp tục như vậy đi, mẹ hoan nghênh lắm đấy", " Sao con thông minh thế? Mẹ chưa thấy ai thông minh như con". Nói thế bé rất dễ lặp lại sai lầm và chẳng có lợi gì cho việc xác lập mối quan hệ tốt giữa cha mẹ và con cái. - Chi phối hoạt động của bé bằng chính sự vui buồn, cáu giận của bố mẹ. Khi bố mẹ phấn khởi thì bé làm gì cũng được nhưng khi bố mẹ gặp chuyện không vui và đang trong tâm trạng buồn bực thì "giận cá chém thớt". Cả hai cách giáo dục trên (khi vui và khi buồn) đều phản khoa học. - Trong lúc không được bình tĩnh đã lỡ tay đánh đập con cái, sau đó ân hận vì đã hành xử như vậy nhưng rồi ngay lập tức đổ tội cho người xung quanh vì đã không cản ngăn mình. Với cách giáo dục như vậy sẽ không mang lại bất cứ hiệu quả tích cực nào ngược lại còn để cho bé nắm được nhược điểm của bố mẹ. - Đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan. Ví dụ, trẻ không chịu ăn cơm và khóc, người mẹ đi đến bên người trông trẻ (người giúp việc) và giả bộ mắng người trông trẻ và phát cho mấy cái thế là đứa bé phấn khởi nín khóc và đôi khi chịu ăn cơm. Cách giáo dục này hiệu quả nhất thời, về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến nhân cách của bé. - Bao che khuyết điểm cho bé, luôn sợ con mình thiệt thòi. Cách giáo dục này dân gian thường gọi là "bênh con". Ví dụ: khi con mình đánh nhau với trẻ hàng xóm, không những không tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện mà còn xỉ vả, đánh lại con người hàng xóm Hoặc dạy con theo kiểu như "ai đánh con con phải đánh lại, không thể chịu thiệt thòi hơn"... - Xem trẻ như một thứ đồ chơi và hoàn toàn thụ động. Lúc phấn khởi thì hôn, thì nựng, dành hết sự yêu thương, bình thường thì hỉ hả, đến khi cần nghiêm túc để giáo dục chúng thì chúng tưởng là đùa vì vậy hiệu quả không cao. 4. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng môi trường giáo dục gia đình. * Ý thức tầm quan trọng: - Cha mẹ phải nghiêm túc trong việc dạy bảo con cái - Ý thức được trách nhiệm làm cha mẹ là quan trọng và không thể thay thế. Điều này giúp các bậc làm cha mẹ không trao phó hay ỷ lại quá nhiều vào những người khác như nhà trường, người thân, người giúp việc.... - Họ cần có định hướng để chủ động và phá huy tính sáng tạo nhằm đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. - Ý thức được tầm quan trọng này, các bậc làm cha mẹ có trách nhiệm hơn và đủ ý chí chống trả lại những cám dỗ bằng mọi giá, để dành thời gian sống cùng và nuôi dạy con cái. - Các bậc làm cha mẹ cần trang bị, nâng cao kiến thức và khả năng giáo dục - Cha mẹ là người có quyền tác động đến sự phát triển và định hướng con người trong tương lai của con mình. Nếu giáo dục không có định hướng, đứa trẻ không phát huy được khả năng của mình. Tuy nhiên, nếu cha mẹ định hướng một cách chủ quan theo kỳ vọng và ý thích, đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy căng thẳng, tự trách, suy sụp tinh thần và thể chất, oán hận và trách cứ cha mẹ. Bản thân người làm cha mẹ, sau một khoảng thời gian dài, cũng đau khổ nhận ra mình đã làm uổng phí thời gian, tuổi trẻ và sức lực của con cái - Để đạt hiệu quả, đòi hỏi việc định hướng phải dựa vào khả năng thực tế của đứa trẻ. Điều này giúp trẻ cảm thấy an toàn và được yêu thương * Xác định mục tiêu giáo dục con: - Mục tiêu là ý định, là nguyện vọng, là điều muốn đạt được - Trên thực tế, có nhiều bậc làm cha mẹ không hề đặt mục tiêu trong việc giáo dục con cái. Họ có thái độ buông xuôi, bỏ mặc cho đứa trẻ “tự do phát triển”. Sự thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm này, làm cho trẻ bị thiệt thòi. Đối lập với thái cực này, là có không ít bậc làm cha mẹ xác định mục tiêu theo ý riêng của mình. Họ mong đợi quá nhiều ở con cái. Sự kỳ vọng đó làm cho đứa trẻ cảm thấy căng thẳng, thiếu tự nhiên, thiếu tự tin, mệt mỏi, trầm cảm…..Tham vọng và đòi hỏi này dẫn đến sự mất mát nơi trẻ tính hồn nhiên, sự bình an trong đời sống nội tâm và đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến tinh sáng tạo và tự tin - Cha mẹ cần xác định rõ những mục tiêu ngắn hạn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ và những mục tiêu lâu dài trong tương lai. Việc xác định các mục tiêu này cần dựa trên cơ sở đặc điểm cụ thể của từng đứa trẻ và điều kiện gia đình. Đồng thời cũng dựa trên sự hiểu biết, tôn trọng và làm gương sáng cho con cái. * Thống nhất tác động giáo dục: - Trong một gia đình có nhiều thế hệ, việc giáo dục con cái đòi hỏi sự tế nhị, khéo léo và thống nhất tác động giáo dục dựa trên cơ sở vì lợi ích của con cái. - Tác hại của cách giáo dục không thống nhất là gây cho trẻ nhiều hoang mang, làm giảm uy tín của người lớn và hình thành tính không trung thực nơi trẻ. Khi lâm vào tình trạng hoang mang, trẻ thường tìm cách xoay xở và làm theo quyết định của người có quyền lực cao nhất trong gia đình. Do đó, trẻ thường giả vờ và thiếu trung thực để đối phó với quyết định ngược lại của những người có quyền lực thấp hơn. - Gia đình cần thống nhất: + Quan điểm, mục tiêu trong việc giáo dục con cái + Phân công vai trò + Phương pháp sử dụng   * Làm gương:   - Giáo dục trẻ bắt đầu từ cái nôi gia đình và cha mẹ là những người thầy đầu tiên của chúng. Nhãn quan của trẻ con về thế giới xung quanh được hình thành, dựa trên những tiếp xúc và giao tiếp của chúng với những người chúng gần gũi. Con cái lệ thuộc, hay để ý và bắt chước cha mẹ. Do đó cha mẹ là người trực tiếp gieo vào tâm hồn trẻ những hạt giống yêu thương, trung thực, tốt bụng….hay giả dối, gây hấn, bạo lực…. - Dạy con từ thưở còn thơ vì trẻ con có thể phân biệt được đúng-sai, phải-trái, tốt-xấu. Để nhân cách trẻ được hình thành và phát triển tốt, trẻ con cần thấy được gương sáng nơi người lớn: chúng cần thấy được phản ứng của cha mẹ trước những hành động xấu xa. Chính bằng phản ứng và nhất là gương sáng của mình, cha mẹ đóng dấu lên tâm hồn trẻ niềm xác tín về cách hành xử và giải quyết vấn đề. - Nhân bất thập toàn. Không bắt buộc bậc làm cha mẹ phải là người hoàn hảo để làm gương sáng cho con. Tuy nhiên, họ cần có ý muốn hoàn thiện bản thân cách tốt nhất và thẳng thắn, có bản lĩnh để biết nhận lỗi và sửa sai một cách cụ thể. Qua đó, trẻ học được lòng can đảm, tính trung thực, sự cảm thông với những sai lầm của người khác và lòng bao dung. Điều này cũng có nghĩa là dạy chúng thấy những giới hạn trong thân phận con người. Chính vì thế mà chúng phải cảm thông trước những giới hạn và khuyết điểm của người khác * Tổ chức lối sống trong gia đình: - Tạo bầu không khí gia đình ấm áp và đầy tình thương - Xây dựng nếp sống sinh hoạt lành mạnh để trẻ có thời gian luyện tập nhân cách của mình. - Tổ chức lối sống trong gia đình giúp trẻ học hỏi tính kỷ luật, sự tôn trọng người khác… - Dạy con bằng hành vi và cách sống của cha mẹ có hiệu quả hơn bằng lời nói. * Tôn trọng nhân cách: - Tôn trọng là bảo vệ sự phát triển hồn nhiên theo từng lứa tuổi và tạo điều kiện để nhân cách trẻ phát triển cách toàn diện - Cha mẹ cần lắng nghe, không áp đặt và chấp nhận những suy nghĩ, cảm xúc của chúng - Lắng nghe và tham dự vào cuộc sống hằng ngày của con cái. Không xúc phạm, vùi dập trẻ bằng những hình thức hữu hình và vô hình - Không làm tổn hại đến tinh thần và thể chất của trẻ (Ví dụ: ép học là làm tổn hại đến sự phát triển của trẻ và làm chúng đánh mất tuổi thơ của mình) - Sự trao đổi, đối thoại là điều cần thiết trong công tác giáo dục - Sự thiếu tôn trọng con cái dẫn đến những tác hại nghiệm trọng về thể lý và tâm lý. Đứa trẻ không được tôn trọng, nâng đỡ thường tỏ ra bi quan và thường co cụm trong bản thân. Như thế, chúng cũng khó lòng nghĩ đến người khác. * Yêu thương + nghiêm khắc. - Yêu thương là giúp trẻ cảm nhận và biết biểu lộ tình cảm, cảm xúc với người khác. Khi được yêu thương, trẻ cảm thấy mình có giá trị. Từ đó, hình thành tính tự tin và lòng tự trọng - Cha mẹ cần có một tình yêu bao la, vô điều kiện đối với con cái. Tuy nhiên, nuông chiều con quá đáng sẽ làm con cái dễ hư hỏng, hình thành thành tính ích kỷ và đòi hỏi... Lớn lên, chúng thiếu ý thức cộng đồng, thiếu kỹ năng sống, không đủ bản lĩnh để vượt qua khó khăn trong cuộc sống - Nghiêm khắc với con cái là điều cần thiết để trẻ học biết những giới hạn và có những điều chỉnh cần thiết. Qua đó, trẻ học sống độc lập và tự tin. Tuy nhiên, những trẻ bị đối xử quá nghiêm khắc, không nhìn thấy được lòng yêu thương và biểu lộ tình cảm, lớn lên chúng trở thành người vô cảm, có một trái tim chai lì trước nỗi khổ đau và khó khăn của người khác. Thánh Phaolo khuyên các bậc làm cha mẹ: đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng trở  nên nhát đản, sợ sệt. - Cha mẹ cần nói “không” khi cần thiết. Điều này giúp chúng hiểu rằng không phải bất cứ điều gì chúng muốn, cũng được thỏa mãn. Qua đó, ý chí và sự tự chế được tôi luyện - Giữ được chừng mực, hài hòa giữa yêu thương và nghiêm khắc trong giáo dục con cái là cả một nghệ thuật đòi hỏi nhiều thời gian và hy sinh. * Hiểu con để có phương pháp giáo dục đúng: - Cha mẹ cần có đủ sự hiểu biết về tâm lý con cái theo lứa tuổi và đặc điểm riêng, để đồng hành với chúng trong cuộc sống - Cha mẹ phải tin tưởng rằng bất cứ đứa con nào cũng có một tiềm năng để trở thành người tốt, nhưng con cái cũng  có thế giới riêng tư của chúng. Cha mẹ cần có đủ thời gian, tình yêu, sự kiên nhẫn,… để có thể thấu hiểu và cảm thông với những diễn biến tâm lý phức tạp và những thay đổi về thể lý trong từng giai đoạn phát triển của chúng - Không hiểu con và áp đặt chúng theo những tiêu chuẩn mình mong muốn, cha mẹ gây ra những phát triển không lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần của con cái - Không hiểu con, cha mẹ dễ dàng đẩy chúng ra khỏi vòng tay yêu thương và sự bảo vệ cần thiết của mình - Không hiểu con, căng thẳng và xung đột giữa 2 phía ngày càng leo thang Tóm lại, giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt hiệu quả, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ một sự huy sinh lớn lao, không vụ lợi, không cần được con cái đáp đền. Tám nguyên tắc cơ bàn giáo dục trên cần sử dụng đan xen nhau. Nó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc của con cái, nền tảng hạnh phúc của xã hội. II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1. Thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay. a. Vai trò của gia dình trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Nhiều trường hợp chỉ vì những va chạm nhỏ các học sinh kéo đến thanh toán nhau bằng dao, học sinh bị thầy cô la rầy, quở phạt hoặc gát thi quá khó không quay cóp được đã hùng hổ hâm dọa thầy cô giáo. Hiện tượng xuống cấp về mặt đạo đức ngày càng nghiêm trọng và có chiều hướng lan nhanh. Những trừơng nằm trên địa bàn xã có mức độ đô thị hóa cao, số học sinh ngang bướng càng nhiều, tình trạng học sinh nói tục, chưởi thề, hút thuốc, trốn học đi chơi, đến lớp không học bài và làm bài khá phổ biến, hành vi đánh nhau xảy ra thường xuyên hơn. Năm 2005, trong kỳ thi nghề phổ thông, một học sinh trường THCS Bình Chánh đã dùng tuột- vít đâm vào cánh tay của học sinh trường THCS Nguyễn Văn Linh chỉ vì một nguyên nhân…“Nó kênh em”. Năm học 2006-2007, một học sinh trường THCS Bình Chánh đánh thầy giáo vì thầy la hoài. Học kỳ 1 năm học 2007-2008 4 nam sinh trường THCS VĨnh Lộc B đã rũ nhau đánh 1 học sinh nữ cùng lớp do dám “méc” cô giáo về những hành vi xấu của chúng... Những sự việc trên tuy không nhiều nhưng đã thể hiện tính bạo lực đối với 1 số học sinh cá biệt đòi hỏi từ phía nhà trường cũng như gia đình cần có sự quan tâm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Không ai có thể phủ nhận thực tế: giáo dục trong nhà trường có vai trò định hướng, tác động đến học sinh, giúp học sinh phát triển hoàn thiện về nhân cách và gia đình là nền tảng cơ bản ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh. Sự giáo dục từ phía gia đình, những tấm gương của ông, bà, cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh. Vì bởi gia đình là nơi sinh ra và nuôi dưỡng học sinh. Ở đó, ông bà, cha mẹ, chính là những người thầy đầu tiên của các em, dạy cho các em từ cách đi đứng, đến nói năng. Họ giáo dục cho học sinh lẽ sống ở đời, tình thương yêu, nhường nhịn. Môi trường giáo dục của gia đình rất quan trọng, bởi vì đây là môi trường đầu tiên mà học sinh tiếp xúc và tiếp xúc rất thường xuyên. Nếu ở lứa tuổi trẻ thơ gia đình giáo dục đúng hướng sẽ giúp trẻ sớm trở thành những công dân hữu ích cho xã hội ngược lại sẽ gánh chịu những hậu quả nặng nề: gia đình có người con bất hiếu, nhà trường có một học sinh ngỗ nghịch, xã hội có một công dân chưa tốt. Từ thực tế cho thấy, trong gia đình người cha có lối sống mẫu mực, nghiêm túc trong sinh hoạt, học tập và làm việc, người mẹ đảm đang, dịu dàng, quan tâm chăm sóc gia đình sẽ quản lý và giáo dục học sinh từ nếp sinh hoạt đến giao tiếp, ứng xử kể cả việc học tập của học sinh. Ngược lại trong môi trường gia đình bất hòa, cha mẹ không quan tâm giáo dục con cái sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý phát triển nhân cách của học sinh. Song việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ không đơn giản đó là vấn đề mà nhiều phụ huynh quan tâm. Với quan niệm “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” tức là khép con cái vào khuôn khổ, nề nếp bằng những biện pháp răn đe thô bạo, ít quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của con cái. Cũng có nhiều bậc cha mẹ có quan điểm: để cho con cái phát triển một cách tự nhiên, quan hệ bạn bè theo sở thích, gia đình không can thiệp sâu vào việc học cũng như mối quan hệ của con cái nhằm tạo cho chúng một tâm lý thoải mái, không gò bó, khuôn khổ nhưng quên rằng các em chưa đủ trí khôn để nhận biết mặt trái của vấn đề, chúng sẽ dễ bị lôi kéo, sa ngã bởi tác động của những mối quan hệ xã hội khác. Cả hai cách trên sẽ khó mang lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục. Thiết nghĩ các bậc cha mẹ cần dành thời gian trao đổi, tâm sự cùng con cái, bàn luận cùng học sinh về các vấn đề đã và đang diễn ra ở ngay trong gia đình, xóm ấp hoặc ngoài xã hội từ những mẫu chuyện người tốt việc tốt đến tấm lòng vàng, kể cả những tệ nạn xã hội …. Qua đó phân tích mặt đúng, mặt sai, cái tốt, cái xấu để học sinh hiểu và nhận thức được vấn đề đồng thời hình thành cho học sinh kỹ năng tự ứng phó trước những cám dỗ của xã hội. Phụ huynh cần động viên, khuyến khích khi con làm việc tốt đồng thời nghiêm khắc phê bình, giải thích khi con cái trong gia đình có sai lầm, khuyết điểm. Phụ huynh không nên khoán trắng việc giáo dục cho nhà trường mà phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác quản lý giáo dục nhằm giúp học sinh rèn luyện và phát triển nhân cách. Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường , cung cấp những thông tin về hoạt động, rèn luyện của học sinh ở nhà, trên cơ sở đó nhà trường và gia đình bàn bạc biện pháp giải quyết những khó khăn. b. Gia đình với việc giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ. Giáo dục con cái về sinh lý là một đề tài tế nhị đối với đại đa số các gia đình Á châu. Theo các chuyên gia nghiên cứu về giáo dục thì vấn đề hướng dẫn con cái về sinh lý trong gia đình là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế kết quả của các cuộc khảo sát cho thấy thì chỉ có 3% các gia đình Á châu cho biết kiến thức về sinh lý là do cha mẹ chỉ dẫn. Một chuyên viên về nghiên cứu tâm lý và sự phát triển thanh thiếu niên đã phát biểu rằng có nhiều bậc phụ huynh không những đã không giải thích được những thắc mắc về sinh lý của con em, lại còn có những thành kiến về vấn đề này và thường lãng tránh cả đề tài này. Có một câu chuyện kể như sau: Cậu bé hỏi: "Cha ơi, con đến từ đâu?" - "Ba mẹ nhặt được con từ một con phố rất đặc biệt", câu trả lời. Cậu bé hỏi tiếp: "Ông ơi, cha cháu có từ đâu?" - "Trời biết ông bà yêu trẻ con nên nhờ đại bàng mang ba cháu đến". Sau đó, trong một bài viết ở lớp về môn sinh học, cậu bé viết: "Gia đình em thật kỳ lạ, em không hiểu tại sao nhưng hai thế hệ trước không hề có sex". Để có thể hoạch định một chương trình giáo dục cụ thể về sinh lý trong gia đình, việc thiết yếu là các bậc phụ huynh cần có cái nhìn đúng về giáo dục sinh lý cho trẻ, cần biết giáo dục sinh lý là gì, cần nhận định vai trò quan trọng của cha mẹ trong những vấn đề liên quan đến tính dục và những ảnh hưởng tai hại của tình dục sai trái. Nhờ đó các bậc phụ huynh có thể thiết lập những phương cách, những kỹ thuật để chuẩn bị cho trẻ em một đời sống sinh lý lành mạnh. Trong gia đình, ít bậc cha mẹ nào giảng giải cho con cái mình những kiến thức về giới tính, tình dục. Chính vì thế mà giới trẻ phải tìm hiểu những điều đó từ sách báo, mạng Internet và cả những kênh không chính thống. Một số quốc gia Á Châu hiện đang đối đầu với các hiện tượng mà chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên đang sống đời sống tình dục buông thả, hiện tượng các bà mẹ quá trẻ 14-15 tuổi, những sự liều lĩnh phá thai, những quan hệ tình dục không an toàn, tình dục đồng tính… Nhìn một cách chung, nguyên nhân dẫn đến những kết quả không mong muốn này, một phần là do sự thiếu sót về việc uốn nắn, giáo dục giới tính cho con cái trong gia đình. C. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết luận chung. Qua những vấn đề đã được đưa ra trên ta thấy rất rõ rằng: Giáo dục gia đình có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển nhân cách của trẻ. Không thể có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách đầy đủ và vững bền nếu không có một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi. Bởi vì gia đình là thể chế đầu tiên quan trọng nhất in dấu lên nhân cách đang hình thành vào lứa tuổi còn non dại, khi trẻ em chưa có ý thức rõ về điều đó. Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là xóm giềng và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Tóm lại, giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt hiệu quả, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ một sự huy sinh lớn lao, không vụ lợi, không cần được con cái đáp đền. Nó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa hạnh phúc của con cái, nền tảng hạnh phúc của xã hội. 2. Rút ra bài học cho bản thân Qua nghiên cứu đề tài này, em thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ. Những khó khăn của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ hiện nay. Cũng qua nghiên cứu đề tài này mà em thấy được rằng muốn có được một xã hội tốt thì phải có những gia đình tốt, muốn có những gia đình tốt thì phải có những cha mẹ tốt và muốn có những con người tốt thì cũng cần phải có những gia đình tốt. Nó có vai trò quan trọng để giúp nhân cách trẻ em phát triển hoàn thiện. Cũng cần phải phối hợp đồng bộ giữa nhiều bộ phận trong xã hội. Là một sinh viên, hơn nữa là một nhà giáo trong tương lai, em đã thấy được tầm quan trọng của việc giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ hiện nay. * Tài liệu tham khảo: Tài liệu từ sách giáo khoa: Giáo trình giáo dục học – Trần Tuyết Oanh (chủ biên)-NXB ĐHSP Tài liệu từ nguồn internet:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay.doc
Luận văn liên quan