Vai trò của hình thành và phát triển nhân cách

NỘI DUNG I.Khái niệm nhân cách Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì chúng ta nói đến nhân cách của họ. Chúng ta chỉ có thể nói đến con người như là một nhân cách, bắt đầu từ một thời kỳ nào đó trong quá trình phát triển của nó. Không ai nói đến nhân cách của một đứa trẻ 2 tuổi cả. Nói cách khác, không phải mọi cá thể người, với cá tính của mình đều là nhân cách cả. Vậy câu hỏi được đặt ra: Nhân cách là gì ? Triết học Mác – Lênin quan niệm “Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo riêng biệt của mỗi cá nhân I.Liên hệ thực tiễn 1.Nhân cách và sự nghiệp của Lý Công Uẩn Nhân cách là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của mỗi con người. Sự thành công của các nhà tỷ phú và những người nổi tiếng đều là những ví dụ sinh động về sức mạnh to lớn của con người. Đó chính là sự hoàn thiện về mặt nhân cách. Trong đó có thể lấy ra một ví dụ tiêu biểu đó chính là vị vua Lý Công Uẩn. Ông đã tạo điều kiện cần thiết nhất để Vương triều Lý xây dựng nền tảng cho nền văn minh Ðại Việt, để Thăng Long - Hà Nội suốt một ngàn năm tiêu biểu cho những giá trị vững bền của cả dân tộc.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5807 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của hình thành và phát triển nhân cách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI Loài người từ khi ra đời đã trải qua biết bao biến động, thăng trầm. Cùng với sự phát triển của xã hội thì những giá trị được coi là chuẩn mực về nhân cách cũng dần dần được định hình, phát triển, biến đổi phù hợp với đời sống. Xã hội càng phát triển lên cao thì những yêu cầu về nhân cách càng được coi trọng. Đặt trong bối cảnh nước ta, khi mà ta đã mở cửa nền kinh tế thị trường, khi mà ta đã gia nhập rất nhiều tổ chức thế giới như WTO, ASEAN... thì những vấn đề nhân cách cần được đặt ra một cách cấp thiết. Bước vào thời kỳ mới thì những giá trị chuẩn mực về nhân cách của ta trước đây cũng dần thay đổi. Trong môi trường toàn cầu hoá, chúng ta có thể nói nhiều hơn đến sự tự do với tính cách là dấu hiệu của sự phát triển nhân cách một cách đầy đủ. Nhưng môi trường ấy cùng với sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố từ bên ngoài vào cũng rất dễ dẫn đến sự phát triển méo mó về nhân cách gây khó khăn cho việc xây dựng và phát triển nhân cách. Bởi lẽ, những chuẩn mực cũ đã lỗi thời nhưng trong nhiều trường hợp vẫn được ngộ nhận là giá trị. Những chuẩn mực mới đang được hình thành chưa đủ sức xác lập tính phổ biến trong hiệu lực định hướng nhân cách. Bên cạnh đó, yêu cầu hội nhập kinh tế, giao lưu văn hoá dẫn đến sự du nhập những giá trị, những chuẩn mực ngoại lai. Trong những chuẩn mực này, có cái là cần thiết đối với sự nghiệp hiện đại hoá đất nước, có cái lại thể hiện như là phản giá trị cần đề kháng. Sự đan xen giữa giá trị và phản giá trị trong những chuẩn mực về nhân cách hiện nay làm cho nhân cách khó khăn trong sự xác định phương hướng, lựa chọn và thực hiện hành vi. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các yếu tố liên quan đến sự hình thành và phát triển nhân cách cũng như vai trò của chúng là rất cần thiết. Bởi có sự hiểu biết đó thì mỗi cá nhân có thể dễ dàng hơn trong sự định hướng nhân cách cho mình. Đặc biệt, vấn đề này còn rất cần với sinh viên hiện nay. Họ đang được sống trong một môi trường rất mới, trong một thời đại đầy năng động. Họ đang trong qúa trình hoàn thiện về nhân cách. Rất cần ở thế hệ trẻ này sự định hướng một cách đúng đắn những chuẩn mực về nhân cách để từ đó có sự rèn luyện cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. Vì vậy, hiểu biết về vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách càng cần thiết.Trích từ: Vì vậy, tôi xin chọn đề tài “Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành nhân, phát triển nhân cách và liên hệ thực tiễn”. B. NỘI DUNG Khái niệm nhân cách Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể các mối quan hệ con người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp thì chúng ta nói đến nhân cách của họ. Chúng ta chỉ có thể nói đến con người như là một nhân cách, bắt đầu từ một thời kỳ nào đó trong quá trình phát triển của nó. Không ai nói đến nhân cách của một đứa trẻ 2 tuổi cả. Nói cách khác, không phải mọi cá thể người, với cá tính của mình đều là nhân cách cả. Vậy câu hỏi được đặt ra: Nhân cách là gì ? Triết học Mác – Lênin quan niệm “Nhân cách là khái niệm chỉ bản sắc độc đáo riêng biệt của mỗi cá nhân, là nội dung và tính chất bên trong của mỗi cá nhân “. Trong quá trình sống của mình, con người đã làm biến đổi các phẩm chất tự nhiên của mình, nhưng những biến đổi đó không tạo ra nhân cách. Nhân cách được hình thành và phát triển như những quan hệ xã hội mà trong đó cá nhân đang lớn lên và đang được biến đổi. Từ đó ta có thể rút ra định nghĩa: Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy. Vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Theo quan điểm tâm lý học Mac-xit, không phải con người khi sinh ra đã có sẵn nhân cách và cũng không phải nó bộc lộ dần dần từ những bản năng nguyên thủy. Nhân cách là một cấu tạo tâm lý mới được hình thành và phát triên trong quá trình sống, hoạt động và giao tiếp của mỗi người. Trong quá trình hình thành, nhân cách bị chi phối bởi nhiều yếu tố: di truyền, hoàn cảnh sống, giáo dục, hoạt động và giao tiếp. Di truyền Bẩm sinh di truyền là những đặc điểm giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm giác vận động. Đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ thế hệ trước theo con đường di truyền, trong đó có những đặc điểm về cấu tạo và các chức năng của các giác quan và não. Những đặc điểm của hoạt động thần kinh cấp cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể. Tuy nhiên, không thể kết luận về vai trò quyết định của di truyền trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân các .Di truyền chỉ đóng vai trò tiền đề vật chất cho sự hình thành nhân cách, làm cho quá trình hình thành nhân cách diễn ra nhanh chóng hay chậm chạp, thuận lợi hay khó khăn tùy vào yếu tố sinh học của từng người. Bất cứ một chức năng tâm lý nào mang bản chất con người của nhân cách chỉ có thể được phát triển trong hoạt động của bản thân cá nhân đó và trong điều kiện của xã hội loài người. Tai âm nhạc của MoZa, mắt hội họa của Raphaen sẽ không tự phát triển khả năng tiềm tàng của nó một khi thiếu môi trường, nhu cầu và sự rèn luyện. Để nhận thức đúng vai trò của bẩm sinh di truyền trong sự phát triển tâm lý nhân cách ta cần phải thừa nhận một thức tế là mọi cơ thể bình thường đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình. Ngoài ra, sự tác động của các yếu tố di truyền đối với từng giai đoạn phát triển lứa tuổi và đối với từng hoạt động cụ thể là khác nhau. Chẳng hạn khả năng tiềm tàng của bộ máy phân tích âm thanh cần phải được phát triển và bồi dưỡng từ thuở ấu thơ. Hoàn cảnh sống Hoàn cảnh tự nhiên Như ta đã biết, mỗi dân tộc sống trên một lãnh thổ nhất định, có cái độc đáo của hoàn cảnh địa lý: ruộng đất và khoáng sản, núi và sông, trời và biển, mưa và gió, hoa cỏ và âm thanh, … Những điều kiện ấy quy định đặc điểm của các dạng, các ngành sản xuất, đặc tính nghề nghiệp. Qua đó, quy định các giá trị vật chất và tinh thần ở một mức độ nhất định. Từ đó có thể thấy hoàn cảnh tự nhiên không giữ vai trò quan trọng và quyết định trong sự phát triển tâm lý nhân cách mà chỉ ảnh hưởng một phần nào đó đến sự phát triển nhân cách. Hoàn cảnh xã hội Trước hết ta cần nhận thức về ảnh hưởng nó chung của xã hội đối với sự phát triển tâm lý nhân cách. Đứa trẻ muốn có nhân cách phải có sự tiếp xúc với người lớn để nắm giữ tri thức, kinh nghiệm lịch sử xã hội, để được chuẩn bị bước vào cuộc sống và lao động trong văn hóa của thời đại. Từ đó có thể thấy nhân cách là một sản phẩm của xã hội. Quan hệ sản xuất quy định nội dung của nhiều nét tâm lý cơ bản của nhân cách. Tâm lý nhân cách phụ thuộc vào quan hệ pháp luật và chính trị. Vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức đọ này mức độ khác trong xã hội. Như vậy có thể nói hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành tâm lý nhân cách. Giáo dục Theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách. Trong tâm lý học, giáo dục thường được hiểu như là quá trình tác động có ý thức, có mục đích và có kế hoạch về mặt tư tưởng, đạo đức và hành vi trong tập thể trẻ em và học sinh, trong gia đình và cơ quan giáo dục ngoài nhà trường. Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách được thể hiện ở những điểm sau: + Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách theo chiều hướng đó + Giáo dục có thể chuyển biến những người xấu thành người tốt, đào tạo con người có ích cho xã hội và có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Chẳng hạn, nếu đứa trẻ sinh ra không bị khuyết tật thì theo sự tăng trưởng và phát triển cơ thể đến một giai đoạn nào đó thì đứa trẻ sẽ biết nói. Nhưng muôc biết đọc thì nhất thiết đứa trẻ phải học. + Giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại. Ví dụ: có cac trường giáo dục đặc biệt dạy cho người bị khuyết tật. Giáo dục còn có thể giúp con người hồi phục những chức năng đã mất, hoặc có thể phát triển tài năng và trí tuệ một cách bình thường. + Giáo dục có thể đi trước hiện thực, trong khi tác động tự phát của xã hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó. + Giáo dục cần phải kết hợp với ba môi trường phát triển lành mạnh: xã hôi, gia đình, nhà trường. Tuy nhiên, giáo dục chỉ vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách và thúc đẩy nó diễn ra theo chiều hướng đó. Còn cá nhân có phát triển theo chiều hướng đó hay không, phát triển đến mức độ nào giáo dục không quyết định trực tiếp được. Nhân tố hoạt động Con đường tác động có mục đích, tự giác của xã hội bằng giáo dục đến thế hệ trẻ nếu bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận, không hưởng ứng những tác động đó không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát triển nhân cách. Bởi vậy, hoạt động mới là nhân tố đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Hoạt động con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa mà nhân cách được bộc lộ và hình thành. + Chủ thể hóa là quá trình hoạt động tiếp thu những tri thức ở ngoài xã hội nhằm làm thay đổi bản thân mình. Ví dụ như trong quá trình học tập con người tiếp thu những tri thức để làm giàu thêm vốn kiến thức cho bản thân. + Đối tượng hóa là quá trình hoạt động của con người, mà trong quá trình đó con người làm ra các sản phẩm, cải thiện công cụ lao động. Hoạt động có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh cho nên một trong những quy luật của giáo dục là phải thay đổi tính chất của hoạt động, làm phong phú hóa nội dung, hình thức, cách thức tổ chức nó trong quá trình giáo dục, lôi cuốn bản thân tham gia tự giác và tích cực hoạt động Tuy nhiên, hoạt động con người luôn mang tính chất xã hội, tính chất tập thể. Vì vậy. hoạt động luôn phải gắn liền với giao lưu. Học sinh không thể chơi, học tập, lao động một mình được. Trong tất cả các hoạt động trên học sinh phải giao tiếp với các chủ thể khác Yếu tố giao tiếp Khác với hoạt động, đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý sống động, những nhân cách hoàn chỉnh. Ở đây diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể với chủ thể. Giao tiếp là điều kiện tồn tại và phát triển của loài người. Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản phát triển sớm nhất của loài người. Sự phát triển cả môt cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp với họ. Chính con người làm xuất hiện, duy trì, pháy triển giao tiếp và trở thành sản phẩm của giao tiếp. Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức người khác, nhận thức các quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội. Đối với cá nhân, giao tiếp là điều kiện tồn tại và là một nhân tố phát triển tâm lý. Thực vậy nếu sự phát triển tâm lý của cá nhân là quá trình lĩnh hội của họ đối với những kinh nghiệm xã hôi lịch sử thì giao tiếp là một nhân tố cơ bản của sự phát triển tâm lý đó. Trẻ nhỏ chỉ có thể lĩnh hội những kinh nghiệm ấy trong quá trình tác động qua lại với những người lớn xung quanh và những vật sống mang trong mình những kinh nghiệm ấy. Vì vậy giao tiếp là con đường quan trọng nhất của sự phát triển tâm lý con người. Liên hệ thực tiễn Nhân cách và sự nghiệp của Lý Công Uẩn Nhân cách là một trong những nhân tố quyết định đến sự thành công của mỗi con người. Sự thành công của các nhà tỷ phú và những người nổi tiếng đều là những ví dụ sinh động về sức mạnh to lớn của con người. Đó chính là sự hoàn thiện về mặt nhân cách. Trong đó có thể lấy ra một ví dụ tiêu biểu đó chính là vị vua Lý Công Uẩn. Ông đã tạo điều kiện cần thiết nhất để Vương triều Lý xây dựng nền tảng cho nền văn minh Ðại Việt, để Thăng Long - Hà Nội suốt một ngàn năm tiêu biểu cho những giá trị vững bền của cả dân tộc. Thông thường khi nói về nhân cách của một nhân vật, người ta thường chỉ nhìn từ góc độ đạo đức học, nhấn mạnh những phẩm chất ứng xử của nhân vật ấy đối với cộng đồng và đối với bản thân. Nhưng nhân cách theo một ý nghĩa sâu xa hơn thì chính là sự tổng hòa những nét đặc trưng của một nhân vật đã tự khẳng định mình như một bản lĩnh độc đáo, vừa mang tính phổ biến của cộng đồng, vừa mang những giá trị tinh thần của bản thân họ. Một con người có nhân cách phải có những nét nổi bật trong suy tư, tình cảm và ý chí, qua tác phong hoạt động của họ.Từ quan điểm đó, tôi nêu lên đôi nét về nhân cách Lý Công Uẩn. Thứ nhất: Truyền thống yêu nước, yêu người của tổ tiên đã được ông tiếp thu và không ngừng nâng cao với những điều kiện quan trọng bậc nhất cho sự phát triển bền vững của dân tộc. Thứ hai: Với đầu óc tự cường và hoài bão lớn lao, ông quyết tâm đưa đất nước trên con đường giàu mạnh. Thứ ba: Trí tuệ thông minh, sắc sảo qua cái nhìn chiến lược của ông về tiền đồ của đất nước. Thứ tư: Tinh thần kiên quyết và khẩn trương, không bỏ lỡ thời cơ như khi ông giành lấy ngôi vua từ triều Tiền Lê đang đổ nát và lập tức chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra thành Ðại La.Những đặc điểm nhân cách ấy của Lý Công Uẩn đã thể hiện qua rất nhiều công việc lớn lao để xây dựng Thủ đô mới, mở đường cho việc hình thành nền văn hiến ngàn năm Thăng Long với những con người Việt Nam không chỉ có chí khí anh hùng mà còn mang những tình cảm bao la, đối với cộng đồng dân tộc và với cả cộng đồng nhân loại. Những điều kiện hình thành nhân cách và sự nghiệp của Lý Công Uẩn Ông là một đứa trẻ sinh ra có mẹ nhưng không có cha. Lên ba tuổi mẹ đã đem con đến nhà Lý Khánh Vân, được Khánh Vân nhận làm con nuôi và cho mang họ Lý của ông. Năm Lý Công Uẩn được 7 tuổi, Lý Khánh Vân cho con nuôi đi theo học với sư Vạn Hạnh, và từ đó sống với sư Vạn Hạnh đến lúc trưởng thành. Ðây là một quá trình cực kỳ quan trọng đối với nhân cách và sự nghiệp của Công Uẩn. Sống thanh đạm trong chùa, ông hằng ngày lao động và tụng kinh tham gia làm những việc từ thiện đối với nhân dân nghèo khổ và đói rét trong vùng nông thôn Cổ Pháp, Bắc Giang. Với thân phận con người không cha lại mất mẹ, ông càng dễ dàng gắn bó với nhân dân lao động và chia sẻ với họ những điều đau khổ trong cuộc sống hằng ngày. Hoàn cảnh này đã tác động mạnh mẽ đến suy tư, tình cảm và khát vọng của một con người vốn thông minh lại lớn lên trong không khí lành mạnh của nhà chùa, giữa hoàn cảnh đau khổ của đất nước. Ðược người thầy uyên bác là sư Vạn Hạnh dạy dỗ, ông sớm tiếp thu truyền thống của dân tộc qua hàng nghìn năm độc lập, trong đó mọi người coi nhau như anh em ruột thịt, cùng chung lưng đấu cật để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng từ người thầy này, ông không thể không day dứt về hoàn cảnh một đất nước yếu nghèo, bao lần nổi lên đánh giặc ngoại xâm mà không thành công. Những cảnh đau khổ của dân tộc suốt 1000 năm bị ngoại bang chiếm đóng, sự tủi nhục của người dân mất nước cộng với tấm gương anh hùng cứu nước của Ngô Quyền, Ðinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn càng ngày đêm thôi thúc tâm tư ấy và củng cố ý chí tự cường dân tộc ở ông. Nhờ có sự giáo dục của nhà sư Vạn Hạnh cùng với lòng quyết tâm của mình, Lý Công Uẩn đã bộc lộ rõ nhân cách của mình là một người yêu nước, thương dân, muốn giúp đất nước vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Có thể nói tuổi trẻ của ông trong điều kiện lịch sử và điều kiện xã hội như trên đã khiến ông từ khi xuất thân làm việc với Lê Trung Tôn rồi với Lê Ngọa Triều mới chỉ được 4 năm, ông đã nhanh chóng bộc lộ bản lĩnh của mình, bằng cách tự tập làm vua, gánh lấy trách nhiệm cứu dân, dựng nước thay triều Tiền Lê đã đổ nát. Thời gian ngắn ngủi này đã sớm thể hiện nhân cách của ông và mở ra sự nghiệp lẫy lừng của ông và của Vương  triều Lý. Nhân cách của ông còn thể hiện sức mạnh của lòng tự cường dân tộc. Ông đã có  đầy dũng khí để dời bỏ đất Hoa Lư, một nơi hiểm địa để tự vệ nhiều hơn là để phát triển đất nước rộng lớn. Ðặt Thủ đô giữa trung tâm đất nước là để dân tộc có thể vùng vẫy giữa trời cao biển rộng, phát huy mọi tiềm năng để xây dựng một nước hùng cường, không chịu thân phận yếu nghèo như trước. Ðiều này chứng tỏ sự nung nấu của ông từ bao lâu về sự nghiệp của đất nước, về niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của dân tộc và chí lớn của bản thân mình. Niềm tin và ý chí của ông đã thể hiện trong chính sách về kinh tế, chính trị và tư tưởng. Ông xây dựng trong nhân dân một đạo lý làm người. Ông vừa phát huy truyền thống lâu đời của dân tộc vừa tiếp thu thành tựu văn hóa từ nước ngoài. Lý Công Uẩn là người sống quá nửa cuộc đời ở trong chùa Phật, chịu ảnh hưởng nhiều của những người thầy như Lý Khánh Vân, Vạn Hạnh nên tất yếu ông sùng bái đạo Phật. Tuy nhiên việc làm của ông không hoàn toàn chỉ vì tín ngưỡng mà sưu tầm kinh phật, xây chùa, tạc tượng mà còn có dụng ý củng cố và phát huy truyền thống yêu nước, thương người trong nhân dân mà còn đem lại cho truyền thống ấy một cơ sở giáo lý trước hết là tinh hoa của đạo Phật.  Chính vì lẽ đó mà dưới triều đại nhà Lý nhân dân yên ổn làm ăn, không có trộm cướp, lao động cần cù và chiến đấu anh hùng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp Lý Công Uẩn còn tiếp tục tỏa sáng qua ngàn năm lịch sử với những thành tích vẻ vang từ Lý Công Uẩn với Vương triều Lý đến Hồ Chí Minh và dân tộc ta trong thời đại ngày nay. KẾT LUẬN Có thể thấy rằng nhân cách con người không thể tự sinh ra mà nò được hình thành. Trong quá trình hình thành nhân cách thì giáo dục, hoạt động, giao tiếp giữ vai trò quyết định và tạo thành những con đường cơ bản nhất, còn yếu tố bẩm sinh đóng vai trò là tiền đề vật chất để hình thành nhân cách. Các yếu tố này phải được xây dựng theo một hướng nhất định nhằm mục đích hình thành nhân cách phát triển.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của hình thành và phát triển nhân cách.doc
Luận văn liên quan