A. PHẦN MỞ BÀI
Trong mối quan hệ với công tác quản lý nhà nước và với văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật giữ vai trò nền tảng và quan trọng. Để ra đời một văn bản quy phạm pháp luật thì hoạt động thẩm định thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đóng một vai trò to lớn và hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây xin nêu một số ý kiến cá nhân về vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
B. PHẦN THÂN BÀI
I. Khái niệm hoạt động thẩm định, thẩm tra:
Hiện nay, thuật ngữ “thẩm định”, “thẩm tra” có nhiều cách hiểu khác nhau trên nhiều phương diện.
Dưới góc độ pháp lí, Viện khoa học Pháp lí Bộ Tư pháp đã đưa ra cách hiểu: “thẩm định có nghĩa là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lí bằng văn bản về một vấn đề nào đó”. Còn Qui chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ định nghĩa hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL là hoạt động “xem xét đánh giá về nội dung, hình thức của dự án, dự thảo nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật”.
Trên thực tế, xét một cách cụ thể, thẩm định dự
7 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7629 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ BÀI
Trong mối quan hệ với công tác quản lý nhà nước và với văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật giữ vai trò nền tảng và quan trọng. Để ra đời một văn bản quy phạm pháp luật thì hoạt động thẩm định thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đóng một vai trò to lớn và hết sức quan trọng. Bài viết dưới đây xin nêu một số ý kiến cá nhân về vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
B. PHẦN THÂN BÀI
I. Khái niệm hoạt động thẩm định, thẩm tra:
Hiện nay, thuật ngữ “thẩm định”, “thẩm tra” có nhiều cách hiểu khác nhau trên nhiều phương diện.
Dưới góc độ pháp lí, Viện khoa học Pháp lí Bộ Tư pháp đã đưa ra cách hiểu: “thẩm định có nghĩa là việc xem xét, đánh giá và đưa ra kết luận mang tính pháp lí bằng văn bản về một vấn đề nào đó”. Còn Qui chế thẩm định dự án, dự thảo văn bản QPPL ban hành kèm theo Quyết định số 05/2007/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ định nghĩa hoạt động thẩm định dự thảo văn bản QPPL là hoạt động “xem xét đánh giá về nội dung, hình thức của dự án, dự thảo nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của dự án, dự thảo trong hệ thống pháp luật”.
Trên thực tế, xét một cách cụ thể, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh giá về nội dung và hinh thức, kỹ thuật soạn thảo đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nội dung, trình tự, thủ tục do luật định nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất và đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật và những yêu cầu khác về chất lượng dự án, dự thảo theo quy định của pháp luật và những yêu cầu khác về chất lượng dự án, dự thảo theo quy định của pháp luật.
Theo cách hiểu thông thường, thẩm tra là việc “điều tra, tìm hiểu để xem xét lại điều đã kết luận trước đó đúng hay sai, có chính xác không”. Còn về mặt pháp lí, thẩm tra được hiểu là “việc xem xét lại kỹ lưỡng dự án luật, pháp lệnh do Hội đồng dân tộc, Uỷ ban pháp luật hoặc một Uỷ ban hữu quan của Quốc hội hay một Uỷ ban lâm thời được Quốc hội chỉ định tiến hành trước khi trình UBTVQH. Cơ quan thẩm tra xem xét sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, tính hợp hiến, hợp pháp, đối tượng, nội dung, phạm vi và tính khả thi của dự án”. Như vậy, có thể hiểu thẩm tra dự thảo văn bản QPPL là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhằm kiểm tra, đánh gía văn bản theo những tiêu chí nhất định trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua văn bản.
Từ những khái quát trên cho thấy, thẩm định và thẩm tra đều là những hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm xem xét, đánh giá dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về tính khả thi, tính hợp lí, tính hợp hiến, hợp pháp, ngôn ngữ và quy trình soạn thảo…..,trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị hợp lí đối với cơ quan soạn thảo cũng như cơ quan có trách nhiệm thông qua.
II. Vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra:
Chúng ta đều biết vai trò và tầm quan trọng của mỗi văn bản quy phạm pháp luật. Mỗi văn bản quy phạm pháp luật đều chứa đựng các quy phạm pháp luật là những quy tắc sử xự chung, có thẩm quyền và hiệu lực pháp lý cụ thể. Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật chính là việc ứng dụng những quy phạm pháp luật, áp dụng các quy tắc quản lý nhà nước vào thực tiễn. Sự sai phạm hay hạn chế trong chất lượng của văn bản quy phạm pháp luật sẽ gây ra tác hại rất lớn. Nếu một văn bản quy phạm pháp luật của một ngành sai phạm, kém chất lượng thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn ngành, những văn bản quy phạm của Trung ương có sai phạm sẽ ảnh hưởng tới cả nước.
Từ sự nhận thức được tầm quan trọng của mỗi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, tầm quan trọng của việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, làm cho ta hiểu được vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động thẩm định thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Trong thời gian qua, đặc biệt là hơn hai thập kỉ của thời kì đổi mới. Nước ta đã có những bước tiến quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật. Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động xây dựng pháp luật đã dần dần xác lập được một quy trình tương đối khoa học, hợp lí, dân chủ và đồng bộ về thủ tục, trình tự soan thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt Nhà nước đã xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quy trình xây dựng văn bản từ giai đoạn lập chương trình, soạn thảo, thẩm tra, thẩm định đến giai đoạn xem xét, thông qua, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật. Vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra đã được ghi nhận và đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau.
Thứ nhất, thẩm định thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền là một giai đoạn quan trọng, không thể thiếu trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đây là khâu cuối cùng trước khi cơ quan, người có thẩm quyền chính thức xem xét, ban hành các văn bản. Chất lượng thẩm định, thẩm tra dự thảo có tác động mạnh đến trình độ xây dựng pháp luật, đến quy mô của việc thực hiện pháp luật. Ngược lại, nếu thẩm định, thẩm tra không chuẩn xác có thể làm nản lòng chủ thể soạn thảo, ban hành và kết quả là dự thảo đó sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Mặt khác, nếu thẩm định, thẩm tra hời hợt không nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật và không có nghiệp vụ thẩm định, thẩm tra sẽ làm cho các chủ thể mất tin tưởng và tốn kém nhiều sức lực, thời gian để giải quyết những mâu thuẫn, không thống nhất trong hệ thống pháp luật hiện hành.
Chỉ có thông qua công tác thẩm định, thẩm tra của cơ quan, người có thẩm quyền mới đánh giá những mặt được, chưa được của các dự thảo và từ đó đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng dự thảo. Chẳng hạn, khi chúng ta tiến hành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong tình trạng nước ta còn có hiện tượng giao các dự thảo cho các Bộ, Ngành chủ trì nội dung thì việc xem xét, đánh giá theo một quy trình nhất định nhằm đảm bảo chất lượng là việc làm không thể thiếu được. Thông thường, xây dựng dự thảo chỉ khai thác những mặt có lợi cho ngành, lĩnh vực, địa phương mình mà khó có cái nhìn tổng thể, do đó điều quan trọng là từ những ý tưởng ban đầu ấy nhiệm vụ của những người làm công tác thẩm định cần nâng cấp, bổ sung, hoàn thiện và làm cho các ý tưởng đó trở thành phổ biến, bảo đảm lợi ích chung của đất nước.
Thứ hai, hoạt động thẩm định, thẩm tra còn là căn cứ, cơ sở, chuẩn mực đánh giá dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, góp phần đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật. Với tư cách là “cơ quan tham mưu” các chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động thẩm định, thẩm tra có trách nhiệm đưa ra những đánh giá, xem xét rất cơ bản và trung thực giúp cơ quan hữu quan tiếp cận được với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật một cách nhanh nhất, sâu nhất, có trọng tâm nhất. Điều đó thực sự giúp trả lời nhanh chóng, chính xác và thỏa đáng câu hỏi “đồng ý hay không?” đối với mỗi vấn đề của dự thảo, giúp văn bản quy phạm pháp luật được thông qua thuận lợi. Mặt khác, cũng với việc cung cấp thông tin về dự thảo dưới góc độ vừa toàn diện vừa mang tính chuyên môn thẩm tra, thẩm định còn là cơ sở để giải thích, thuyết phục về những ý đồ lập pháp, đồng thời là cơ sở để giải thích luật sau này. Chỉ có thông qua công tác thẩm định, thẩm tra cơ quan có thẩm quyền mới đánh giá được những mặt được cũng như chưa được của các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và từ đó đảm bảo tính khả thi cũng như đề xuất những biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng dự án, dự thảo.
Thứ ba, thẩm định thẩm tra còn có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với cơ quan soạn thảo. Đóng vai trò là hoạt động kiểm định lại kết quả làm việc của cơ quan chủ trì soạn thảo, thẩm tra, thẩm định góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trách nhiệm của cơ quan này. Những tham vấn trong các báo cáo thẩm định, thẩm tra được cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, kịp thời sửa đối đã mang lại chất lượng cao hơn cho dự thảo cũng như hiệu quả làm việc của cơ quan này. Từ đó, cơ quan chủ trì soạn thảo dần dần hoàn thiện hơn cả về kĩ năng lẫn trách nhiệm trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
Thứ tư, hoạt động thẩm định, thẩm tra làm giảm bớt sự căng thẳng giữa các ý kiến khác nhau của các cơ quan khi giải quyết những vấn đề có tính chất liên ngành bằng cách cung cấp những thông tin cần thiết và thiết kế lại một hoặc nhiều vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đồng thời có thể giảm bớt chi phí về thời gian và vật chất cho việc soạn thảo và hướng dẫn thi hành các văn bản khi được thông qua và có hiệu lực. Kinh nghiệm trong những năm qua cho thấy, các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật có thể cải thiện được kết quả xây dựng pháp luật nhờ một quy trình thẩm định, thẩm tra tương đối khoa học, góp phần chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo văn bản.
Thứ năm, thẩm định, thẩm tra còn là cơ chế đảm bảo, nâng cao sự phối hợp và giám sát lẫn nhau của các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động ban hành văn bản quy phạ pháp luật – một khía cạnh cảu hoạt động quản lí nhà nước. Thẩm quyền thẩm định, thẩm tra được giao cho những chủ thể nhất định nhưng hoạt động này đỏi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp của hầu hết các chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các bước từ chuẩn bị dự án, lập dự thảo đến trình dự án luật đều ảnh hưởng đến khâu thẩm định, thẩm tra và ngược lại, kết quả của thẩm tra, thẩm định cũng có tác động không nhỏ đến các giai đoạn trên. Có thể đánh giá một cách chung nhất, các cơ quan có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhanh chóng, thuẩn lợi là nhờ một quy trình thẩm tra, thẩm định tương đối khoa học, hợp lí. Nếu thẩm định, thẩm tra không chuẩn xác hoặc được tiến hành không đảm bảo yêu cầu về mặt chuyên môn sẽ mang lại cho các chủ thể có thẩm quyền khác trong hoạt động soạn thảo những bức xúc, mâu thuẫn, ảnh hưởng đến chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Ở một góc độ khác, khi có sự tham gia của hoạt động thẩm định, thẩm tra các chủ thể có thẩm quyền trong soạn thảo văn bản còn nâng cao được ý thức trách nhiệm của mình, từ đó hoàn thành tốt và ngày càng hoàn thiện hơn nữa công việc được giao.
Như vậy, hoạt động thẩm định, thẩm tra có vị trí và vai trò rất quan trọng trong hoạt động xây dựng pháp luật. Và ý nghĩa đó càng được thể hiện rõ nét hơn khi ở nước ta hiện nay có số lượng dự án luật, pháp lệnh do Chính phủ trình chiếm tới hơn 90% và hầu hết các đạo luật đều phải có văn bản hướng dẫn thi hành và tỉ lệ văn bản dưới luật so với văn bản luật là rất lớn.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Trên thực tế, các cơ quan soạn thảo luôn nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò tẩm quan trọng và hiệu quả của công tác thẩm tra, thẩm định trong thời gian qua. Nó vừa góp phần đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, vừa góp phần khắc phục tính “cục bộ” trong quá trình xây dựng pháp luật, một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng Việt Nam thành Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương/ Nguyễn Hương Ly
- Thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật : hội thảo khoa học/ Trường Đại học Luật Hà Nội / Khoa Hành chính – Nhà nước.
- Sổ tay kỹ thuật soạn thảo, thẩm định, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật.
MỤC LỤC:
A. PHẦN MỞ BÀI……………………….…………………………………………1
B. PHẦN THÂN BÀI………….……………………………………………………1
I. Khái niệm hoạt động thẩm định, thẩm tra………………………………………..1
II. Vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra……………………………………...2
C. PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………………….5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của hoạt động thẩm định, thẩm tra dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.doc