Vai trò của mỹ thuật trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông

Lý do chọn đề tài Bác Hồ nói "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa" và không phải ngẫu nhiên mà sự nghiệp giáo dục nước ta hiện nay được coi là quốc sách hàng đầu, con người xã hội chủ nghĩa đã trở thành mục tiêu hàng đầu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay thời đại của công nghệ hội nhập và phát triển nhân loại đều hướng đến chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục, thước đo quan trọng cho năng lực sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức, là tốc độ tư duy, khả năng biến đổi thông tin thành kiến thức và kiến thức tạo ra giá trị. Là một bộ phận hợp thành của giáo dục xã hội, giáo dục thẩm mỹ không thể đứng ngoài hoặc tách biệt khỏi quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông. Thế nhưng để đào tạo con người phát triển toàn diện đáp ứng với yêu cầu và thách thức của hội nhập và phát triển, thì con người của thời đại phát triển phải có đủ: tri thức, đạo đức, sức khoẻ và thẩm mỹ, luôn biết cảm nhận được cái đẹp và biết tự tạo ra cái đẹp cho bản thân mình và cuộc sống. Trong giáo dục mỹ thuật dù dạy ở trường chuyên nghiệp hay trường phổ thông thì mục tiêu chung cũng đều hướng đến cái đẹp, cái giá trị thẩm mỹ thông qua môn mỹ thuật, người học có thể cảm nhận được cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp! Với thời đại hiện nay nhiều phương tiện kỹ thuật ra đời, nhằm phục vụ cho lợi ích con người và cuộc sống, trong giáo dục nước ta việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh, lấy học sinh là trung tâm, giáo viên là người tổ chức các bài học đòi hỏi học sinh phải tư duy, phân tích, lập luận, tổng hợp để có kết quả tốt: "Học để biết học để làm người và học để sống với nhau". Là sinh viên năm thứ 3 khi được học môn phương pháp dạy - học mỹ thuật tôi muốn tìm hiểu những vấn đề để phục vụ cho việc dạy tốt, học tốt ở trường phổ thông để tích lũy thêm kinh nghiệm trau dồi kiến thức chuẩn bị cho cuộc hành trình trở thành giáo viên trong tương lai của mình. 2. Mục đích lựa chọn đề tài Giáo dục mỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong nền giáo dục hiện nay, nhưng vấn đề đáng quan tâm ở đây là dạy mỹ thuật như thế nào? với môn mỹ thuật trong trường trung học cơ sở có những phân môn như: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, thường thức mỹ thuật. Vậy làm sao để học sinh hứng thú với môn mỹ thuật? làm sao để học sinh không cảm thấy nhàm chán và khô khan? đó là phụ thuộc ở người giáo viên, giáo viên nắm vững kiến thức điều hoà tốt các phương pháp dạy học kết hợp với sự sáng tạo trong dạy học, làm được như vậy người giáo viên sẽ làm chủ được mọi kiến thức và tình huống trong giảng dạy, thông qua đó học sinh sẽ cảm thấy được sự thích thú khi học môn mỹ thuật.

doc15 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 18695 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của mỹ thuật trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bác Hồ nói "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa" và không phải ngẫu nhiên mà sự nghiệp giáo dục nước ta hiện nay được coi là quốc sách hàng đầu, con người xã hội chủ nghĩa đã trở thành mục tiêu hàng đầu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay thời đại của công nghệ hội nhập và phát triển nhân loại đều hướng đến chân trời tri thức mà hạt nhân là giáo dục, thước đo quan trọng cho năng lực sáng tạo của mỗi người trong nền kinh tế tri thức, là tốc độ tư duy, khả năng biến đổi thông tin thành kiến thức và kiến thức tạo ra giá trị. Là một bộ phận hợp thành của giáo dục xã hội, giáo dục thẩm mỹ không thể đứng ngoài hoặc tách biệt khỏi quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông. Thế nhưng để đào tạo con người phát triển toàn diện đáp ứng với yêu cầu và thách thức của hội nhập và phát triển, thì con người của thời đại phát triển phải có đủ: tri thức, đạo đức, sức khoẻ và thẩm mỹ, luôn biết cảm nhận được cái đẹp và biết tự tạo ra cái đẹp cho bản thân mình và cuộc sống. Trong giáo dục mỹ thuật dù dạy ở trường chuyên nghiệp hay trường phổ thông thì mục tiêu chung cũng đều hướng đến cái đẹp, cái giá trị thẩm mỹ thông qua môn mỹ thuật, người học có thể cảm nhận được cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp! Với thời đại hiện nay nhiều phương tiện kỹ thuật ra đời, nhằm phục vụ cho lợi ích con người và cuộc sống, trong giáo dục nước ta việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho học sinh, lấy học sinh là trung tâm, giáo viên là người tổ chức các bài học đòi hỏi học sinh phải tư duy, phân tích, lập luận, tổng hợp để có kết quả tốt: "Học để biết học để làm người và học để sống với nhau". Là sinh viên năm thứ 3 khi được học môn phương pháp dạy - học mỹ thuật tôi muốn tìm hiểu những vấn đề để phục vụ cho việc dạy tốt, học tốt ở trường phổ thông để tích lũy thêm kinh nghiệm trau dồi kiến thức chuẩn bị cho cuộc hành trình trở thành giáo viên trong tương lai của mình. 2. Mục đích lựa chọn đề tài Giáo dục mỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong nền giáo dục hiện nay, nhưng vấn đề đáng quan tâm ở đây là dạy mỹ thuật như thế nào? với môn mỹ thuật trong trường trung học cơ sở có những phân môn như: Vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, vẽ tranh, thường thức mỹ thuật. Vậy làm sao để học sinh hứng thú với môn mỹ thuật? làm sao để học sinh không cảm thấy nhàm chán và khô khan? đó là phụ thuộc ở người giáo viên, giáo viên nắm vững kiến thức điều hoà tốt các phương pháp dạy học kết hợp với sự sáng tạo trong dạy học, làm được như vậy người giáo viên sẽ làm chủ được mọi kiến thức và tình huống trong giảng dạy, thông qua đó học sinh sẽ cảm thấy được sự thích thú khi học môn mỹ thuật. NỘI DUNG I. VAI TRÒ CỦA MỸ THUẬT TRONG VIỆC GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG. Giáo dục mỹ thuật là sự nghiệp của quần chúng, của các thầy giáo, cô giáo và học sinh, tuy nhiên mỗi cấp học lại có nội dung và hình thức riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Vậy mỹ thuật là gì? 1. Mỹ thuật Có nhiều cách hiểu về mỹ thuật, mỗi cách diễn giải theo lối riêng, có cách ngắn gọn, có cách giải thích dài, dù sao cũng cung cấp được những thông tin bổ ích giúp chúng ta chắt lọc tổng hợp để hiểu khái niệm này theo cách của mình. Mỹ thuật là loại hình nghệ thuật tạo nên các tác phẩm trên mặt phẳng (tranh) bằng đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm nhạt, trong không gian, bằng các hình khối, sáng tối, đậm nhạt. Mỹ thuật là loại hình nghệ thuật gồm các ngành cơ bản như: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc và mỹ thuật ứng dụng. Mỹ thuật là nghệ thuật của con mắt (nghệ thuật của thị giác) nhìn nhận cái đẹp bằng con mắt. Theo họa sỹ: Nguyễn Phan Chánh: mỹ thuật là cách tạo ra cái đẹp, tùy thuộc vào khả năng tư duy, sáng tạo, thị hiếu thẩm mỹ và cảm thụ của người tạo nên nó, cũng như vậy cách diễn đạt này còn làm sáng tỏ hơn cho phương pháp dạy - học mỹ thuật ở phổ thông dạy học sinh cách sáng tạo ra cái đẹp theo khả năng, ý thích của mình, chứ không áp đặt, dập khuôn sao chép theo một công thức chung nào đó. 2. Vai trò của mỹ thuật trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông. Trước hết khi dạy học sinh môn mỹ thuật thì người giáo viên phải dạy cho học sinh biết và hiểu về cái đẹp. Có nhiều cách hiểu về cái đẹp bởi nhận thức, khuynh hướng, sở trường, quan niệm và cảm nhận của mỗi người, đó là hình dáng, màu sắc, không chú ý đến tương quan của chúng trong chỉnh thể, do vậy thường bị sự hào nhoáng, màu mè sặc sỡ bên ngoài cuốn hút đánh lừa, còn có người lại t hiên về nội dung mà bỏ qua hình thức biểu hiện. Cái đẹp do mỹ thuật tạo nên đem lại cho con người khoái cảm thẩm mỹ, niềm vui, tình yêu đôi lứa cuộc sống, sự thanh thản về tâm hồn, đồng thời cũng đem đến cho con người nỗi buồn, niềm thương nhớ, nó tác động đến tâm tư tình cảm, khiến cho con người phải suy nghĩ, hành động theo quy luật của cái đẹp, yêu mến, trân trọng bảo vệ cái đẹp, chống lại những gì xấu xa, ác độc, vì vậy mỹ thuật có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục con người "lấy cái đẹp để giáo dục". Trong thực tế giáo dục mỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng bởi vì giáo dục mỹ thuật không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của học sinh mà còn bởi giáo dục mỹ thuật giúp phát triển đặc điểm và năng lực xã hội của học sinh, khuyến khích học sinh tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức qua việc xây dựng các phương pháp sư phạm và kế hoạch giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm, học sinh không phải và theo cách sao chép đơn thuần mà được tự do phát triển năng khiếu, vẽ theo ý tưởng riêng, tư duy theo nhiều góc độ. Theo tôi giáo dục mỹ thuật là cách thông minh và bổ ích cho sự phát triển của bộ não, đặc biệt học mỹ thuật cho học sinh ở mọi lứa tuổi, giúp phát triển cá nhân, thể chất, tinh thần, tư duy logic, sáng tạo, ngôn ngữ, kỹ năng, xã hội, hỗ trợ học sinh thành công ở trường học và cuộc sống, học sinh nào yêu thích môn mỹ thuật sẽ có cơ hội tốt hơn cho sự phát triển trí tưởng tượng, sự tự tin biểu cảm, sáng tạo và suy nghĩ của mình về mọi thứ các em trải nghiệm ở trường học, xã hội nơi các em tiếp xúc. CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NỘI DUNG CỦA MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG. 1. Mục tiêu và nhiệm vụ Ngày nay cái đẹp đã trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người, tất cả phục vụ cho con người đều cần đẹp về cả hình thể màu sắc và khi cuộc sóng ngày càng cao thì cái đẹp lại càng trở nên quan trọng, có thể nói nó đóng góp một phần đáng kể vào phát triển nền kinh tế quốc dân. Với mục tiêu là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, giáo dục thẩm mỹ có mục tiêu là phát triển năng lực, thẩm mỹ cho mỗi thành viên trong xã hội, góp phần quan trọng vào việc hình thành con người mới, sự phát triển năng lực thẩm mỹ sẽ giúp con người biết nhận thức và đánh giá, biết vận động và sáng tạo theo quy định cái đẹp, giáo dục thẩm mỹ ở trường phổ thông được thực hiện chủ yếu trong các giờ chính khoá trong nhà trường. Giáo dục mỹ thuật ở trung học cơ sở không nhằm đào tạo hoạ sỹ hay những người chuyên làm nghề mỹ thuật mà giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là chủ yếu, tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen, thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt học tập hàng ngày và những công việc mai sau, môn mỹ thuật nâng cao năng lực, quan sát, khả năng tư duy hình tượng sáng tạo bồi dưỡng, phương pháp làm việc khoa học, nhằm hình thành ở học sinh phẩm chất con người lao động mới, đáp ứng đòi hỏi của xã hội phát triển ngày càng cao. Xuất phát từ những mục tiêu trên môn mỹ thuật ở trường phổ thông có những nhiệm vụ sau: - Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh thông qua ngôn ngữ tạo hình: vẻ đẹp của bố cục, hình tượng, đường nét, màu sắc... - Cung cấp một số kiến thức phổ thông về mỹ thuật để qua đó học sinh để giải quyết các bài tập trong chương trình theo khả năng nhận thức và cảm nhận riêng. - Học sinh nhận thức sâu sắc hơn về vẻ đẹp và giá trị của nền mỹ thuật dân tộc. - Giúp học sinh tiếp thu có hiệu quả hơn tri thức ở các môn học khác vì các môn học có liên quan, móc nối với nhau, hơn nữa mỹ thuật tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, sáng tạo để có nhiều cách thể hiện khác nhau cho bài tập sẽ giúp các em học tốt hơn các môn khác. - Định hướng cho một bộ phận nhỏ học sinh học tiếp ngành mỹ thuật, hay tạo điều kiện cho một số học sinh thi vào các trường chuyên nghiệp có liên quan đến mỹ thuật. Dạy mỹ thuật ở trường phổ thông nói chung, ở trưởng trung học cơ sở nói riêng là góp phần xây dựng thẩm mỹ cho xã hội, mọi người đều hướng đến cái đẹp, bíêt tạo ra cái đẹp, thưởng thức cái đẹp theo ý mình sẽ làm cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp, phong phú và hài hoà hơn. 2. Nội dung Giáo dục mỹ thuật ở trường phổ thông được thực hiện chủ yếu trong các giờ học chính khoá trong nhà trường có 4 phân môn, gồm các nội dung sau: a. Vẽ theo mẫu. * Bài học lý thuyết. - Sơ qua vẽ luật xa gần. - Phương pháp vẽ theo mẫu gồm có: + Phương pháp vẽ hình + Phương pháp vẽ đậm nhạt, vẽ màu - Tỷ lệ người gồm có: + Tỷ lệ khuôn mặt người + Tỷ lệ cơ thể người - Ký hoạ và phương pháp ký hoạ * Bài thực hành - Vẽ các hình khối cơ bản - Vẽ đồ vật (mẫu vẽ ghép có từ 2 - 3 vật mẫu) - Vẽ hình vật đen trắng và màu (lọ, hoa, quả) - Ký hoạ cây, động vật - Vẽ tượng chân dung (thạch cao) và tập vẽ dáng người. - Vẽ chân dung * Yêu cầu cần đạt - Học sinh biết quan sát, so sánh tỉ lệ, biết cách vẽ từ bao quát đến chi tiết, cách vẽ bố cục bài vẽ cân đối với tờ giấy. - Vẽ được hình gần đúng mẫu (rõ đặc điểm) có nét đậm, nét nhạt. - Vẽ đậm nhạt bằng đen trắng và bằng màu, biết phân mảng và diễn tả đậm nhạt ở mức độ, đậm, đậm vừa, nhạt và sáng, bước đầu tập diễn tả chất của mẫu. b. Vẽ trang trí: * Bài học lý thuyết - Màu sắc và cách dùng màu trong trang trí. - Hoạ tiết đơn giản, cách điệu hoa lá, hoạ tiết trang trí dân tộc. - Bố cục trang trí: cách sắp xếp trong trang trí - Chữ và kẻ chữ: hai kiểu chữ cơ bản (chữ viết đều và chữ nét thanh nét đậm). - Tranh cổ động và phương pháp vẽ tranh cổ động - Trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. * Bài thực hành - Trang trí cơ bản: trang trí hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật. - Tạo hoạ tiết trang trí - Trang trí ứng dụng. + Tạo dáng và trang trí một số đồ vật + Trang trí khăn, thảm + Trang trí lọ hoa, chậu cảnh, đồ vật dạng hình chữ nhật. + Kẻ chữ, trang trí đầu báo tường, bìa sách. + Vẽ tranh cổ động, tranh minh hoạ. * Yêu cầu đạt - Học sinh biết vẻ đẹp của trang trí qua bố cục, hình vẽ và màu sắc. - Làm được những bài trang trí cơ bản và ứng dụng bằng màu sẵn có. - Phát huy khả năng suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh. c. Vẽ tranh * Bài lý thuyết - Tranh đề tài và tranh các thể loại - Phương pháp vẽ tranh + Tìm, chọn nội dung + Bố cục: phác thảo mảng chính phụ + Tìm hình tượng và vẽ hình. + Vẽ màu - Tranh minh hoạ và phương pháp vẽ tranh * Bài thực hành - Vẽ tranh về các đề tài quen thuộc + Đề tài về học tập, lao động, môi trường... + Phong cảnh + Vui chơi, lễ hội + An toàn giao thông + Ước mơ - Vẽ tranh chân dung, tranh tĩnh vật - Vẽ tranh minh hoạ chuyện cổ tích - Đề tài tự do * Yêu cầu cần đạt - Học sinh biết quan sát, tìm hiểu vẻ đẹp của thế giới xung quanh. - Biết cách khai thác nội dung tranh và tranh các thể loại. - Vẽ được tranh và màu theo ý thích - Yêu mến quê hương, đất nước, con người d. Thường thức mỹ thuật * Mỹ thuật Việt Nam - Sơ lược về mỹ thuật Việt Nam thời cổ đại - Sơ lược về mỹ thuật thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. - Tranh dân gian Việt Nam. - Sơ lược về điêu khắc, kiến trúc cổ Việt Nam. - Một vài nét về mỹ thuật Việt Nam trước và sau cách mạng tháng Tám đến nay gồm có: + Mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến 1954 + Mỹ thuật Việt Nam giai đoạn từ 1954 - 1975 + Sơ lược vẽ khuynh hướng mỹ thuật hiện đại Việt Nam. * Mỹ thuật thế giới - Sơ lược về mỹ thuật cổ đại thế giới (Ai Cập, Hy Lạp, La Mã) - Sơ lược về mỹ thuật phục hưng I ta li a - Sơ lược về mỹ thuật hiện đại phương Tây (cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX). - Sơ lược về mỹ thuật Châu Á (Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Campuchia). * Yêu cầu cần đạt - Học sinh hiểu biết hơn về nền văn hoá Việt Nam và thế giới. - Thấy được vẻ đẹp của các tác phẩm hội họa, điêu khắc, các công trình kiến trúc và hiểu biết hơn về một số tác giả tiêu biểu. - Yêu mến quý trọng nền văn hoá của nhân loại - Các bài học thường thức mỹ thuật nhằm thông báo sơ lược về những giá trị văn hoá, trên cơ sở đó học sinh tìm hiểu, phân tích theo cảm nhận riêng, mỗi nội dung có hai bài, một bài giới thiệu chung, một bài giới thiệu tác giả và phân tích các công trình và tác phẩm tiêu biểu. Như chúng ta đã biết, dạy các môn khoa học tự nhiên đã khó, trừu tượng như mỹ thuật lại càng khó hơn, cảm nhận khá sáng tạo khó, cho nên cách thức truyền đạt của người giáo viên mỹ thuật là cả một nghệ thuật. Là một giáo viên mỹ thuật phải nắm vững nguyên tắc đổi mới phương pháp dạy học, cách thức hướng dẫn học sinh lựa chọn phương pháp học tập, coi trọng tự học và biết xây dựng các tài liệu chuyên môn phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, bíêt cách tiếp nhận thông tin phản hồi từ sự đánh giá nhận xét của học sinh và phương pháp dạy học của mình, kiên trì phát huy mặt tốt, khắc phục mặt yếu, tự tin, không tự ti hoặc chủ quan thoả mãn, hướng dẫn học sinh về phương pháp học tập và biết cách tự học, tíêp nhận kiến thức và rèn luyện kỹ năng, tự đánh giá kết quả học tập để các em học mỹ thuật có hiệu quả và đạt được những lợi ích từ việc học mỹ thuật đem lại bản thân người giáo viên cần phải có sự đầu tư bài bản về chương trình và quan trọng là nội dung giảng dạy phù hợp với sự phát triển của từng lứa tuổi. Phương pháp học không những dựa trên nguyên tắc giáo dục mỹ thuật cơ bản mà còn khai thác tối đa yếu tố sáng tạo và sự phát triển cá nhân, các em được học từ những thứ đơn giản nhất, rồi nâng cao dần cấp độ theo khả năng, nhận thức của từng học sinh. Như vậy khả năng và trình độ của các em sẽ được nâng dần đồng thời về nhận thức về cái đẹp muôn màu của cuộc sống cũng phát triển theo. Quá trình học tập giúp các em phát triển rèn luyện nhiều kỹ năng như quan sát, phân tích, tính kiên trì, tính biểu cảm và sự khéo léo của đôi tay, về phần giáo viên củng cố và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên thay đổi các phương pháp dạy học mỗi giờ lên lớp theo hướng tích cực, mặt khác thế kỷ XXI là thế kỷ có nhiều bíên đổi về khoa học kỹ thuật như công nghệ thông tin phát triển mạnh, kinh tế xã hội có nhiều thay đổi đòi hỏi giáo dục cần thay đổi để đáp ứng yêu cầu xã hội cần tạo ra những người lao động mới, lao động trí tuệ, biết làm chủ bản thân, làmchủ đất nước. CHƯƠNG III. VAI TRÒ CỦA THIẾT BỊ DẠY HỌC TRONG MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG. Trong hoạt động dạy và học khi tái hiện một đối tượng đến học sinh thì không phải lúc nào đối tượng đó cũng hiện ra trực tiếp trên lớp học, trong trường hợp đó phương tiện dạy học tạo khả năng tái hiện chúng một cách gián tiếp thông qua hình vẽ, tranh ảnh, mô hình, sơ đồ. Nhờ chúng tạo nên trong ý thức của học sinh những hình ảnh trực quan sinh động của đối tượng cần tìm hiểu. Vậy phương pháp dạy học có đạt hiệu quả hay không đó chính là sự vận dụng linh hoạt, phụ thuộc vào phương tiện điều kiện, hình thức triển khai quá trình dạy học, phương tiện dạy học đóng vai trò quan trọng như là nguồn thông tin và giải phóng giáo viên khỏi nhiều công việc có tính chất thuần tuý kỹ năng trong tiết dạy, để giáo viên có nhiều thời gian hơn công tác sáng tạo trong hoạt động của học sinh, phương tiện dạy học gây hứng thú về việc học tập cho học sinh, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, sâu sắc hơn tài liệu học tập của học tập, tạo điều kiện hình thành cho học sinh động cơ học tập đúng đắn trong đó sách giáo khoa và sách giáo viên là tài liệu triển khai, bổ sung và mở rộng hơn về nội dung, đặc biệt là phương pháp giảng dạy - học tạo điều kiện cho giáo viên hoàn thành tốt bài dạy của mình, đồ dùng dạy học có nhiều loại: mẫu vẽ, tranh, ảnh phiên bản, bài vẽ của học sinh, hình hướng dẫn cách tiến hành bài vẽ, hình minh hoạ trên bảng, băng hình... mỗi loại đều có những tác dụng riêng, giáo viên cần có kế hoạch chuẩn bị trước, có thể sử dụng những gì cần thiết có ở môi trường xung quanh để làm đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài học. Khi giới thiệu đồ dùng dạy học cần khoa học, rõ ràng theo trình tự của nội dung bài: - Đặt mẫu, treo tranh hướng dẫn ở nơi toàn bộ học sinh trong lớp dễ nhìn thấy. - Theo thứ tự đã chuẩn bị ở kiến thức bài dạy - Giới thiệu đồ dùng dạy học những chi tiết cần thiết cho học sinh quan sát, so sánh, nhận xét. - Tùy theo từng bài mà cất đúng lúc để đồ dùng dạy học cho phù hợp. Đồ dùng dạy học mỹ thuật hiện nay chưa được chú ý, vì thế còn thiếu hầu hết đồ dùng dạy học đều do giáo viên tự chuẩn bị nên thiếu quy chuẩn, đặc biệt là tính thẩm mỹ, do đó chưa khích lệ được tinh thần học tập của học sinh. Song bên cạnh đó giáo viên không sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lý thì hiệu quả sư phạm của phương tiện dạy học không những không tăng lên mà còn làm học sinh khó hiểu, rối loạn, căng thẳng...Vậy giáo viên phải sử dụng đồ dùng học tập đúng lúc, đúng chỗ, đúng cường độ. Không phải bao giờ và bất cứ nơi đâu phương tiện dạy học cũng có tác dụng tích cực đến hoạt động nhận thức của học sinh. Để phát huy hết hiệu quả và nâng cao vai trò của phương tiện dạy học khi sử dụng phương tiện, người giáo viên phải nắm vững ưu nhược điểm và các khả năng cũng như yêu cầu của phương tiện về việc sử dụng phương tiện dạy học phải đạt được mục đích dạy học và phải góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học, khi thiếu đồ dùng dạy học nên nghiên cứu nội dung chương trình để đối chiếu với phòng thiết bị nếu có đồ dùng nào thiếu thì giáo viên cùng học sinh nghiên cứu để làm hoặc sưu tầm những đồ vật gần tương đương, tranh ảnh minh hoạ cách vẽ thì giáo viên nghiên cứu để vẽ, đồng thời có thể vận dụng đồ dùng dạy học của các khối để dạy. Học mỹ thuật thường dạy trên đồ dùng dạy học, do vậy đồ dùng dạy học của môn mỹ thuật thường là nội dung, là kiến thức của bài học, đồ dùng dạy còn phản ánh mức độ kiến thức của bài học và trình độ của học sinh, cho nên chuẩn bị tốt nội dung bài dạy và quá trình lên lớp chỉ còn là trình bày, diễn giải theo đồ dùng dạy học đã chuẩn bị, phải xác định dạy mỹ thuật là nhằm giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, của tác phẩm mỹ thuật: - Chuẩn bị đầy đủ và phong phú đồ dùng dạy học đã phát triển khả năng quan sát, nhận xét, từ duy sáng tạo của học sinh. - Tổ chức những cuộc thi vẽ tranh trong trường để các em có điều kiện phát huy năng khiếu của mình. - Tổ chức những buổi học ngoài trời để thay đổi không khí học tập, tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với thế giới muôn màu muôn vẻ. - Trong quá trình các em thực hành giáo viên quan sát hướng dẫn, động viên các em làm bài, tuỳ theo đối tượng và năng khiếu của từng em mà có cách hướng dẫn khác nhau, không nên áp đặt các em mà định hướng, gợi ý. Đồ dùng dạy học là một phương tiện rất cần thiết cho bất kỳ môn học nào trong trường trung học cơ sở đặc biệt là đối với môn mỹ thuật đồ dùng dạy học được coi là phương tiện, những hình ảnh cụ thể nói lên nội dung một cách đầy đủ. Vì vậy là một môn chủ yếu là thực hành nhiều hơn nên đồ dùng dạy học được coi là sự minh chứng cho lời nói mà người giáo viên muốn truyền đạt. Qua đó giúp các em tiếp thu tri thức từ những hình ảnh trực quan sinh động sẽ đạt được hiệu qủa cao. KẾT LUẬN Dạy mỹ thuật ở trường phổ thông không đơn thuần là dạy vẽ mà lấy hoạt động mỹ thuật dạy và học để nâng cao hiểu biết của học sinh về nhiều mặt như: đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ do vậy mỹ thuật có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Học môn mỹ thuật đồng nghĩa với việc thư giãn giúp nuôi dưỡng tinh thần và sẽ học tốt các môn khác đồng thời nuôi dưỡng tình cảm thẩm mỹ và giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ tương lai. Một mặt rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của lứa tuổi học sinh phổ thông, nó có thể vun đắp một hành trang đầy ắp lòng nhân ái và bao dung cho con người, rèn luyện trí tưởng tượng và óc sáng tạo luôn luôn mở mang nhờ đặc thù môn học, mỗi bài mỹ thuật sẽ trở thành một khám phá mới khiến học sinh duy trì được hứng thú học tập, góp phần vào sự lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai của các em. Môn mỹ thuật là môn trực tiếp thông qua giác quan mắt nhìn lên phía tổ trực quan minh họa đóng vai trò cơ bản trong bài giảng mỹ thuật. Nó là phương tiện hỗ trợ truyền tải kíên thức với người học một cách nhanh nhất, sinh động nhất và hiệu quả nhất, đồ dùng học tập hết sức đa dạng nó phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học thiết bị và phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học thiết bị và đồ dùng học tập đóng vai trò như là nguồn thông tin và giải phóng giáo viên khỏi nhiều công việc có tính thuần tuý kỹ thuật trong tiết dạy, đồ dùng dạy học gây hứng thú về việc học tập cho học sinh, trình bày rõ ràng, dễ hiểu tạo điều kiện hình thành cho học sinh động cơ học tập đúng đắn. Để dạy tốt môn mỹ thuật trong trường phổ thông giáo viên không những đào tạo trình độ cần thiết về mỹ thuật (lý thuyết và thực hành vẽ) mà còn phải có những phương pháp, kỹ năng giảng dạy nhằm thuyết phục, lôi cuốn học sinh thích thú học tập giáo viên biết chọn lựa kỹ năng và bộ môn cho phù hợp như: kỹ năng quan sát, kỹ năng định hướng kỹ năng đánh giá kết quả bài vẽ, vì dạy mỹ thuật trong trường học phổ thông nhằm mục đích giáo dục học sinh cảm thụ và thưởng thức cái đẹp trong nghệ thuật, biết tự tạo ra sản phẩm mỹ thuật theo sự hướng dẫn của giáo viên cho nên giáo viên phải biết chọn lọc và có cách truyền đạt kiến thức thật phù hợp để học sinh hứng thú học vẽ cố gắng động viên khuyến khích đối với những học sinh khá, có năng lực sáng tạo hạn chế cho điểm kém, trong quá trình đánh giá bài vẽ dựa vào sự tiến bộ của học sinh. Việc dạy - học mỹ thuật sẽ giúp các em nâng cao nhận thức thẩm mỹ của mình để học tập có hiệu quả hơn trong các môn học khác, để hiểu về cái đẹp, để sống và hành động theo quy luật của cái đẹp, sự hào hứng học tập mỹ thuật của học sinh sẽ là nguồn động viên lớn góp phần tạo điều kiện cho chúng ta trau dồi về phương pháp để dạy tốt, đáp ứng lòng mong đợi của học sinh và toàn xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò của mỹ thuật trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông.doc
Luận văn liên quan