MỤC LỤC
Contents
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1. Lý do lựa chọn đề tài 1
2. Câu hỏi nghiên cứu. 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực hiễn. 2
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 2
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 3
6. Phương pháp nghiên cứu. 3
6.1 Phương pháp phỏng vấn cấu trúc theo bảng hỏi 3
6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu. 3
6.3 Phương pháp phân tích tài liệu. 4
7. Giả thuyết nghiên cứu. 4
8. Khung lý thuyết. 5
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Cơ sở lý luận. 6
1.1.1 Một số quan điểm về vai trò gia đình theo thuyết tương tác biểu trưng 6
1.1.2 Khái nệm công cụ. 7
1.2 Cơ sở thực tiễn. 9
1.2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 9
1.2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu. 11
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ GIÁO DỤC CON CÁI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở HỘI HỢP-VĨNH YÊN-VĨNH PHÚC. 14
2.1 Sự phân công giáo dục con cái trong các hộ gia đình. 14
2.2 Thời gian người phụ nữ dành cho giáo dục con cái trong gia đình .15
2.3.1 Người phụ nữ dành nhiều thời gian cho giáo dục con cái hơn người đàn ông làm việc đó. 15
2.3.2 Những người phụ nữ ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc dành một lượng thời gian gần như nhau cho giáo dục con cái18
2.4 Nội dung và phương pháp giáo dục con cái của người phụ nữ ở phường Hội Hợp, thành phố Vinh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 19
2.4.1 Giáo dục tri thức. 20
2.4.2 Giáo dục đạo đức. 23
2.4.3 Giáo dục giới tính. 29
PHẦN 3: KẾT LUẬN 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Lý do lựa chọn đề tài
Gia đình là một trong những môi trường xã hội hóa rất quan trọng, đây là môi trường xã hội hóa đầu tiên với mỗi con người vì thế quan tâm đến giáo dục gia đình là việc làm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Giáo dục gia đình, đặc biệt là với trẻ nhỏ là trách nhiệm của mọi thành viên trong gia đình, tuy nhiên do sự phân công lao động của xã hội truyền thống nên vấn đề chăm sóc cũng như dạy dỗ con cái trong gia đình thường thuộc về người mẹ.
Trong xã hội hiện đại, sự phân công lao động trong xã hội đã có nhiều thay đổi. Trước kia công việc xã hội, cộng đồng thường chỉ có người đàn ông đảm nhiệm nhưng ngày nay người phụ nữ cũng đã chia sẻ nhiều công việc trong những lĩnh vực trên nhưng công việc dạy dỗ con cái vẫn được gắn chặt với người phụ nữ. Điều này đã tạo nên một sự bất bình đẳng về phân công lao động trong gia đình. Người phụ nữ bị ràng buộc bởi những công việc trong nhà sẽ hạn chế việc tham gia công việc xã hội vì vậy nghiên cứu vấn đề này là công việc cần thiết.
Phường Hội Hợp thuộc thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc là phường đang trong giai đoạn phát triển của tỉnh. Điều đặc biệt ở đây là tỉ lệ những người nam giới làm thợ xây của tỉnh chiếm một tỉ lệ khá cao 24,4%, chiếm tỷ lệ cao thứ hai sau nghề nông dân là 25,8%. Những người thợ xây của tỉnh này thường là những người trong độ tuổi làm cha, công việc xây dựng chiếm nhiều thời gian của họ hơn ở nhà nên trách nhiệm của người mẹ trong việc giáo dục con cái càng nặng nề hơn. Việc này không chỉ để lại hậu quả cho sự bất bình đẳng giới, mà còn để lại những hậu quả đáng tiếc cho con cái nếu việc giáo dục không đầy đủ.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của người mẹ trong giáo dục con cái nhưng hầu như chưa có một đề tài nào được thực hiện ở Vĩnh Phúc, một thành phố đang trong giai đoạn phát triển với nhiều thay đổi về kinh tế cũng như xã hội. Vậy hiện nay công việc dạy dỗ con cái của người phụ nữ ở Hội Hợp Vĩnh Yên Vĩnh Phúc hiện nay được thể hiện như thế nào, chúng tôi định hướng nghiên cứu đề tài : Vai trò của người mẹ trong giáo dục con cái-nghiên cứu tại phường Hội hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Câu hỏi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi quan tâm đến hai câu hỏi nghiên cứu sau:
So với người đàn ông thì phụ nữ dành lượng thời gian như thế nào trong việc giáo dục con cái?Người phụ nữ thường dạy dỗ con cái như thế nào?
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực hiễn.
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7602 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của người mẹ trong giáo dục con cái - Nghiên cứu tại phường Hội hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u đề cập đến sự phân công lao động trong giáo dục con cái mà chưa nghiên cứu nội dung cũng như phương pháp dạy con trong gia đình [2, tr.23].
Năm 1995, trong luận văn thạc sĩ của mình, Nguyễn Thị Kim Hoa đã nghiên cứu về Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong gia đình, trong đó, tác giả đã chỉ ra vai trò của người phụ nữ nông thôn trong gia đình bao gồm các hoạt động kinh tế, sinh đẻ, hoạt động văn hóa giáo dục, hoạt động tình cảm trong gia đình. Trong đề tài này, tác giả đã có nghiên cứu một phần về vai trò giáo dục con cái của người phụ nữ, song, là một đề tài nghiên cứu vai trò của nhiều lĩnh vực nên chưa tập trung đi sâu vào vai trò giáo dục con cái của người phụ nữ [5].
Cũng bàn về vai trò gia đình, năm 1999, Lê Thi trong cuốn: Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1999, đã phân tích vai trò gia đình trong đời sống tổ chức đời sống, nuôi dưỡng đào tạo lớp trẻ hoàn thiện nhân cách con người trưởng thành. Tuy nhiên trong cuốn sách này vẫn chưa nhấn mạnh được vai trò của người phụ nữ trong vai trò giáo dục con cái [12].
Một đề tài khác cũng nghiên cứu về vai trò gia đình. Đề tài khoa học Vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em do Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm đã nghiên cứu nhiều vấn đề trong giáo dục, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong gia đình và cộng đồng. Trong đó, đề tài đề cập vị trí của gia đình trong chăm sóc học tập của con cái, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và việc giáo dục văn hóa truyền thống cho trẻ em trong gia đình. Tuy vậy trong đề tài này, các nhà nghiên cứu cũng chỉ chỉ ra vai trò của gia đình ní chung mà chưa chỉ rõ vai trò của vợ chồng trong đó có người phụ nữ [3].
Một nghiên cứu được tiến hành trong khóa luận tốt nghiệp của Trần Thị Thanh Nga năm 2000 tập trung vào nghiên cứu cụ thể hơn vai trò của người phụ nữ trong giáo dục con cái. Với đề tài Vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn đối với việc giáo dục con, qua khảo sát tại Phong Phú, Tân Lạc, hòa Bình, tác giả đã đi vào tìm hiểu về vai trò của người phụ nữ trong giáo dục đạo đức, tri thức, giáo dục giới tính cho con cái. Đề tài này đã có cách tiếp cận rất sát vai trò của người phụ nữ trong giáo dục con cái, song tác giả chưa nghiên cứu sâu về nhận thức cũng như phương pháp giáo dục mà những người phụ nữ dùng giáo dục con cái. Bên cạnh đó, những yếu tố tác động mà nhà nghiên cứu đưa ra cũng chỉ về phía người phụ nữ mà không đạt cạnh nguyên nhân của nam giới nên thiếu một số nguyên nhân dẫn đến vai trò tập trung ở người phụ nữ [10].
Vẫn tiếp tục bàn về vai trò giáo dục của gia đình, Nguyễn Hiếu Lê trong cuốn Dạy con theo lối mới, đã nêu rất kĩ về cách dạy dỗ con cái từ khi chúng còn nhỏ, phân tích tâm lý cũng như tính cách của trả từ đó, đưa ra cách thức giáo dục hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong giáo dục đạo đức cho trẻ. Tuy nhiên đây mới chỉ là một trong các phương pháp để dạy trẻ, đặc biệt là dạy đạo đức mà biết được thực trạng dạy dỗ cũng như vai trò giáo dục của cha mẹ ra sao [11].
Từ đó, ta có thể thấy, mặc dù đã có rất nhiều đề tài bàn về vai trò giáo dục con cái trong gia đình, song vai trò của người phụ nữ chưa thực sự rõ nết. Dù đã có một nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ nhưng vẫn chưa thể hiện rõ ràng về phương pháp dạy, mặt khác đây là một nghiên cứu ở nông thôn, ở đô thị vẫn chưa có một đề tài nào cho thấy vai trò của người mẹ trong giáo dục con cái nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu một đề tài về Vai trò của người phụ nữ trong giáo dục con cái ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
Theo bài viết “Phường Hội Hợp với phong trào toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc” của tác giả Thanh Nhàn trên báo điện tử Công an tỉnh Vĩnh Phúc thì phường Hội Hợp thuộc thành phố Vĩnh Yên nằm ở cửa ngõ Tây Nam của thành phố, với tổng diện tích tự nhiên trên 800 ha và 3.251 hộ, 13.157 nhân khẩu[17]. Phường Hội Hợp có nhiều tuyến giao thông huyết mạnh như: QL2A, đường tỉnh lộ 305 và tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai chạy qua. Phường được thành lập tháng 9 năm 1999. Trên địa bàn phường có nhiều cơ quan, doanh nghiệp, nhiều tụ điểm buôn bán, trường học, trong đó có 1 Trường Cao đẳng với hàng nghìn học sinh, sinh viên đến học tập và ở trọ nhà dân trong các khu dân cư…Những đặc điểm trên là điều kiện thuận lợi để tốc độ đô thị hoá nhanh, kinh tế, xã hội phường Hội Hợp có nhiều khởi sắc.
Theo Báo cáo 6 tháng đầu năm về Kinh tế xã hội của phường thì Kinh tế xã hội của phường phát triển khá vững. Về Kinh tế, phường phát triển chủ yếu ba ngành Công nghiệp xây dựng, ngành dịch vụ thương mại và ngành nông, lâm, thủy sản. Ngành Công nghiệp xây dựng là ngành phát triển khá mạnh ở phường Hội Hợp. Tính đến 6 tháng đầu năm 2011, phường Hội hợp đã có 43 doanh nghiệp, có 169 cơ sở sản xuất công nghiệp và có tới 3.440 lao động đang hoạt động trong lĩnh vực này(lao ®éng thường xuyªn ®i x©y dùng gi÷ æn ®Þnh tõ 1.400 - 1.600 lao ®éng). Trong đó, có khoảng 1.500 lao động thường xuyên đi xây dựng và trên 1.000 lao động đang làm công nhân trong các nhà máy, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2011 đạt 258,1 tỷ đồng, chiếm 45% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của phường[14].
Cũng trong thời gian trên, phường Hội Hợp đã có 40 doanh nghiệp hoạt động, có 105 xe ô tô tải, và có tới 793 cơ sở buôn bán dịch vụ. Ngành dịch vụ thương mại cũng là ngành đang có thế mạnh của phường. Ngành này thu hút tới 1700 lao động của phường. Giá trị sản xuất của phường đạt đến con số 330 tỷ 700 triệu đồng chiếm tới 45% tỷ trọng và có xu hướng tăng trong tương lai.
Ngành nông, lâm, thủy sản đang có xu hướng giảm dần do sự tăng lên của ngành công nghiệp xây dựng và ngành dịch vụ, mặt khác cũng do gặp phải khó khăn do thời tiết nên ngành này chỉ chiếm 4,5%tỷ trọng kinh tế của phường[14].
Phường Hội Hợp đang có thế mạnh về công nghiệp cũng như dịch vụ, trong tương lai, ngành này sẽ thay thế ngành nông nghiệp truyền thống, do đó sẽ làm thay đổi nhiều mặt về đời sống của phường.
Về xã hội, phường Hội Hợp đang đang từng bước thay đổi trước sự thay đổi kinh tế và hội nhập văn hóa. Giáo dục cũng đang được phường đầu tư đảm bảo cho chất lượng giáo dục của địa phương. Phường đã có một trường mầm non, hai trường tiểu học và một trường trung học cơ sở với tổng số học sinh là 1477 học sinh [14].
Công tác y tế cũng được phường quan tâm, phường thường xuyên tổ chức khám chữa và tuyên truyền bệnh tật qua đài truyền thanh và cán bộ y tế phường. Người già, trẻ em và phụ nữ có thai luôn được quan tâm và chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó về công tác văn hóa cũng được thường xuyên tuyên truyền tổ chức. Những đối tượng thuộc chính sách xã hội luôn được phường quan tâm. Vậy, phường cũng đã chú ý đến các vấn đề xã hội và có những chính sách phát triển phù hợp với sự phát triển chung của xã hội nói chung cũng như thành phố Vĩnh Yên nói riêng.
Nói tóm lại, kinh tế-xã hội của phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đang từng bước thay đổi do đó bên cạnh đem lại những mặt thuận lợi, nó đem lại không ít khó khăn và thử thách cho phường. Vì thế, đứng trước những thử thách này, ngoài chính sách của phường thì mỗi gia đình cũng phải có trách nhiệm đảm bảo gia đình phải biết giữ gìn cũng như thay đổi nét sinh hoạt sao cho phù hợp với xu thế mới.
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ GIÁO DỤC CON CÁI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở HỘI HỢP-VĨNH YÊN-VĨNH PHÚC.
Sự phân công giáo dục con cái trong các hộ gia đình.
Người phụ nữ đặc biệt là người mẹ có vai trò rất lớn trong gia đình. Trong gia đình, người chồng, thường đóng vai trò trong việc kiếm tiền còn người mẹ đóng vai trò nội trợ, do đó người mẹ đảm nhiệm luôn cả công việc dạy dỗ và chăm sóc con cái. Phường Hội Hợp đang nằm trong sự phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cũng như cả nước nói chung. Ngoài thời gian bận rộn ở ngoài đồng, người phụ nữ-người mẹ còn phải dành khá nhiều thời gian để dạy dỗ con cái bên cạnh việc chăm sóc chúng.
Cho đến nay, sự phân công lao động trong việc dạy dỗ con cái vẫn còn khác biệt khá rõ giữa vợ chồng ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Kết quả điều tra cho thấy người đảm nhận công việc dạy dỗ con cái vẫn còn sự khác biệt nhau giữa vợ chồng.
Biểu 1: Biểu đồ về sự phân công giáo dục con cái trong các hộ gia đình
Qua điều tra 528 người ở phường Hội Hợp thì 48% trong số 485 người có câu trả lời phù hợp cho biết người đảm nhiệm công việc dạy dỗ con cái trong gia đình là người vợ. Tỷ lệ hai vợ chồng cùng đảm nhận công việc dạy dỗ con cái cũng chiếm tỷ lệ khá cao, tương đương với tỷ lệ người vợ đảm nhận 46,4%. Điều này có thể nói một điều, sự bình đẳng vợ chồng trong việc dạy dỗ con cái đang dần được hình thành. Vợ chồng đã cùng nhau chia sẻ công việc dạy dỗ con cái, điều này là một nỗ lực của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, chính con số này cũng cho ta thấy tỷ lệ người phụ nữ đảm nhận công việc chính là giáo dục con là nhiều. Mặt khác, khi xét về vợ chồng thì sự chênh lệch nhau ở đây khá lớn. Trong khi có 48% người vợ đảm nhận công việc này thì người chồng đảm nhận công việc này chỉ chiếm có 3,3%, một tỷ lệ khiêm tốn hơn rất nhiều lần so với tỷ lệ của người phụ nữ.
Điều này nói lên rằng xu hướng bình đẳng vợ chồng trong việc dạy dỗ con cái ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc mặc dù đã có dấu có những dấu hiệu tốt, nhưng người phụ nữ đảm nhiệm chính công việc này vẫn chiếm một tỷ lệ cao và họ vẫn là người đảm nhận chính công việc này.
Thời gian người phụ nữ dành cho giáo dục con cái trong gia đình.
2.3.1 Người phụ nữ dành nhiều thời gian cho giáo dục con cái hơn người đàn ông làm việc đó.
Để biết cụ thể xem người vợ đảm nhiệm công việc này nhiều hơn nam giới như thế nào, chúng tôi tiến hành đo về thời gian trung bình một ngày mà người phụ nữ và người đàn ông dành cho giáo dục con cái trong một ngày. Hàng ngày, thường vợ chồng mỗi người một việc nhưng họ vẫn phải dành thời gian để dạy dỗ con cái. Họ nhân thức được đây là việc làm rất quan trọng: “Phải giáo dục cẩn thận không là hỏng hết. Con trai thì đua đòi, đầu tóc thì nhuộm xanh, đỏ, ăn mặc thì lố lăng, con gái thì ăn mặc hở hang, quần tụt, cạp trễ, áo thì ngắn, hở rốn, hở lưng, cứ tưởng là đẹp”(PVS số 6, nữ, 28 tuổi). Vì lý do đó nên các bậc phụ huynh cũng đang lo cho con mình và họ luôn phải giáo dục giáo dục con cái. Thời gian dạy dỗ con cái mà chúng tôi muốn nói ở đây là thời gian dành cho việc dạy dỗ cả đạo đức, dạy dỗ giới tính và dạy dỗ tri thức. Tiến hành đo thời gian trung bình dành cho việc giáo dục con cái của người phụ nữ và đàn ông để chúng tôi so sánh thời gian của họ trong việc giáo dục con cái, từ đó trả lời cụ thể hơn cho mức độ đảm nhiệm công việc dạy dỗ con cái của người phụ nữ.
Kết quả thống kê cho cho thấy hàng ngày người phụ nữ dành trung bình 1,67 tiếng đồng hồ cho việc dạy dỗ con cái, còn người đàn ông dành 1,5 tiếng đồng hồ cho việc đó. Quan sát kết quả khảo sát có thể cho ta thấy dường như người phụ nữ có xu hướng dành nhiều thời gian hơn cho việc dạy dỗ con cái, tuy nhiên qua kiểm định T hai mẫu độc lập cho thấy con số này không có ý nghĩa thống kê(P=0,095, F=2,799). Điều này có nghĩa là thời gian trung bình dành cho giáo dục con cái của người phụ nữ và người đàn ông cơ bản là không khác nhau.
Như vậy một câu hỏi đặt ra là tại sao lại có sự khác giữa kết quả kiểm định này với kết quả người phụ nữ đảm nhận công việc dạy dỗ con cái là chính chiếm tỷ lệ cao. Theo kì vọng của chúng tôi đáng nhẽ ra người phụ nữ là người đảm nhận công việc dạy dỗ con cái chiếm tỷ lệ gần một nửa trong mẫu điều tra, trong khi đó người đàn ông chỉ chiếm có 3,3% thì thời gian trung bình dành cho dạy dỗ con cái của người phụ nữ sẽ cao hơn rất nhiều so với người đàn ông. Tuy nhiên kết quả thống kê lại cho thấy thời gian trung bình dành cho dạy dỗ con cái của vợ chồng cơ bản không khác nhau.
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi tạm đưa ra ba khả năng dưới đây. Khả năng thứ nhất, công việc nhà cửa, trong đó có công việc dạy dỗ con cái vẫn luôn gắn với người phụ nữ. Còn người đàn ông luôn gắn với công việc ngoài của xã hội, do đó có khi để giữ đúng vị trí của người phụ nữ và người đàn ông, họ sẵn sàng gắn công việc đó cho người phụ nữ. Điều này cũng dễ hiểu bởi cả người đàn ông và phụ nữ đều nghĩ rằng những con việc đấy là công việc của người phụ nữ nên họ dễ dàng trả lời là do người phụ nữ đảm nhận. Đối với người phụ nữ, họ cũng nghĩ công việc đấy là của mình nên việc họ trả lời là mình đảm nhận không phải là chuyện khó. Chính điều này có thể đưa tỷ lệ người phụ nữ đảm nhận công việc dạy dỗ con cái lên rất cao, trong khi đó người đàn ông đảm nhận việc này chỉ chiếm có 3,3%. Bởi khi tiến hành phỏng vấn sâu, những người phụ nữ được phỏng vấn cũng thường chia sẻ với chúng tôi rằng công việc giáo dục con cái phải do cả hai cùng đảm nhận: “Tất nhiên là phải cả hai chứ”(PVS số 2, nữ, 45 tuổi).
Chúng tôi muốn đưa ra giả định rằng rất có thể thời gian trung bình mà những người phụ nữ và đàn ông dành cho giáo dục con cái một ngày là không khác nhau nhiều là đúng mà có thể việc những người đảm nhận công việc dạy dỗ con cái là phụ nữ đã được chứng minh ở trên cần phải xem xét kĩ lại. Tuy nhiên chúng tôi cũng nghĩ đến khả năng thứ hai có thể xảy ra.
Trong trường hợp khả ngăng trên không xảy ra, khả năng thứ hai có thể do sự cố ý của người đàn ông. Như chúng tôi đã nói trên, mặc dù công việc dạy dỗ con cái thuộc một trong những công việc nhà nhưng nó là một công việc rất quan trọng và không thể thiếu được sự dạy dỗ của người đàn ông, nên có thể trong khi hỏi về thời gian, người đàn ông có thể đưa ra thời gian dạy dỗ con cái của mình lớn hơn so với thực tế để thấy được vai trò của mình trong giáo dục con cái.
Thực tế một điều, khi phỏng vấn sâu, chúng tôi được biết, người đàn ông khi đi làm nghề xây dựng thường ít khi về nhà và khi về nhà ít có thời gian dạy dỗ con cái, công việc dạy dỗ con cái thường do người phụ nữ đảm nhận. Điều này là có thực trong phường được điều tra: “Chú đi suốt, chú có hay về nhà đâu. Hôm nhận được công trình ở gần thì còn hay về, chứ công trình mà xa thì thỉnh thoảng một năm về hai, ba lần thôi. Vì thế toàn cô phải nói thôi chứ. Có hôm về nhưng đi làm thợ về mệt lắm cháu ạ. Về nhà tắm rửa là chú ngủ liền. Mình chỉ đi làm thợ, đi theo người ta thôi nên mệt lắm. Vậy nên cô cứ phải bắt chúng nó học”(PVS số 1, nữ, 43 tuổi). Mà ở Hội Hợp tỷ lệ người đàn ông làm nghề xây dựng khá nhiều. Theo số liệu điều tra của chúng tôi, tỉ lệ những người đàn ông ở Hội Hợp làm thợ xây chiếm tới 24,4%, tỷ lệ này cao thứ 2 trong các ngành nghề, chỉ sau nông dân là 25,8%. Trong khi đó, người phụ nữ đi làm thợ xây chỉ chiếm 0,9%. Điều này có nghĩa là thời gian trung bình một ngày mà người phụ nữ và người đàn ông dành cho giáo dục con cái là như nhau cần phải xem xét lại, rất có thể mặc dù thời gian trung bình mà họ dành cho giáo dục con cái mà chúng tôi thống kê trong nghiên cứu này không khác nhau nhưng thực tế thì chúng vẫn khác nhau do sự cố ý khai tăng thời gian của người đàn ông. Ngoài ra còn một khả năng thứ 3 dẫn tới sự trái ngược theo kì vọng của chúng tôi.
Khả năng thứ 3 chúng tôi đưa ra để giả thích cho trường hợp trên là không có sự cố ý của người trả lời dẫn đến chênh lệch số liệu mà do người đàn ông đã cho biết thời gian mình thường xuyên dành giáo dục con cái chỉ là thời gian mà mình đã dành trong điều kiện có thể ở nhà. Như vậy nếu điều này xảy ra, rõ ràng xét về thời gian trung bình của vợ chồng có vẻ không khác nhau, nhưng thực tế lại không hề xảy ra. Thực chất ở đây là mặc dù con số đưa ra hàng ngày không chênh nhau nhưng mức độ tần xuất của việc dạy dỗ lại không như nhau. Người vợ thường có thời gian ở nhà hơn, người chồng thường vắng nhà nhiều hơn nên tần suất dạy dỗ của người phụ nữ sẽ cao hơn người đàn ông hay nói cách khác số ngày người phụ nữ dành cho con cái sẽ nhiều hơn người đàn ông làm việc đo, như vậy, thời gian dành cho giáo dục của người phụ nữ sẽ nhiều hơn người đàn ông. Điều này theo chúng tôi là khả năng dẫn đến sự sai lệch về số liệu trên đây của chúng tôi hơn, nên chúng tôi cho rằng đây có thể là câu trả lời phù hợp và cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch theo kì vọng của chúng tôi. Và mặc dù kết quả thống kê cho thấy thời gian trung bình mà người phụ nữ và gười đàn ông dành cho giáo dục con cái là không khác nhau nhưng thực tế người phụ nữ vẫn là người dành nhiều thời gian cho giáo dục con cái hơn. Như vậy theo đó, người phụ nữ là người giáo dục con cái nhiều hơn.
Những người phụ nữ ở phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc dành một lượng thời gian gần như nhau cho giáo dục con cái.
Ở những người phụ nữ làm nghề nghiệp khác nhau cũng dành khoảng thời gian gần như nhau để giáo dục con cái. Xem xét thời gian dành cho giáo dục con cái của những người phụ nữ theo những nhóm nghề nghiệp, chúng tôi xem xét theo 4 nhóm nghề nghiệp sau: nhóm nông dân, kinh doanh dịch vụ; nhóm công nhân viên chức với công nhân, và cuối cùng là nhóm thợ xây, lao động tự do với nhóm khác. Chúng tôi xem xét như vậy là xem xét theo đặc thù loại nghề nghiệp này. Nhóm nông dân là nhóm có thời gian ở nhà thường xuyên nhất, nhóm kinh doanh dịch vụ có thời gian ở nhà cũng thường xuyên nhưng thời gian nghỉ ngơi không ổn định, nhóm công nhân viên chức và công nhân là nhóm khá ổn định về thời gian ở nhà cũng như thời gian nghỉ ngơi vì nhóm này làm việc theo giờ hành chính. Nhóm cuối cùng lao động tự do, thợ xây và nhóm khác là nhóm thiếu ổn định về thời gian nhất, nhóm này thường ít thời gian ở nhà.
Theo sự phân nhóm như trên, chúng tôi đã tiến hành kiểm định phương sai một nhân tố để so sánh thời gian trung bình một ngày mà những người phụ nữ dành cho giáo dục con cái theo các nhóm nghề nghiệp. Kết quả thống kê cho thấy không có sự khác biệt về thời gian trung bình mà những người phụ nữ ở những nhóm nghề nghiệp khác nhau dành cho giáo dục con cái(P=0,865, F=0,244). Điều này có nghĩa là những người phụ nữ làm những nhóm nghề khác nhau có xu hướng cùng dành một lượng thời gian gần như là bằng nhau cho việc dạy dỗ con cái.
Câu hỏi đặt ra là tại sao những nhóm nghề nghiệp khác nhau có tính chất khác nhau do đó thời gian rảnh rỗi cũng khác nhau nhưng tại sao lại có sự tương đồng trong việc dành thời gian giáo dục con cái. Về điều này có thể do giáo dục con cái là việc làm rất quan trọng và cần thiết nên hầu hết những người phụ nữ đều dành thời gian cho giáo dục con cái, từ đây, ta có thể thấy tầm quan trọng của giáo dục con cái đều được những người phụ nữ hết sức quan tâm. Tuy nhiên cũng có thể tính đến khả năng chúng tôi chỉ có thể đo được thời gian trung bình họ dành cho giáo dục trong điều kiện có thể, về điều này chúng tôi có bị hạn chế về câu hỏi khai thác thông tin, có thể cần một nghiên cứu khác để đo chắc chắn vấn đề này. Vì vậy chúng tôi chỉ có thể đưa ra một kết luận, không có sự khác theo nhóm nghề nghiệp.
Cũng tương tự như vậy, chúng tôi tiến hành kiểm định mối liên hệ về yếu tố thời gian trung bình một ngày người phụ nữ dành cho giáo dục con cái và trình độ học vấn để xem có sự khác biệt giữa những người phụ nữ ở những trình độ học vấn khác nhau về thời gian giáo dục con cái không. Tuy nhiên khi tiến hành kiểm định mối liên hệ thì kết quả cho thấy không có sự khác nhau giữa những người phụ nữ có trình độ học vấn khác nhau trong giáo dục con cái(P=0,129, df=39). Có nghĩa là thời gian trung bình một ngày mà những người phụ nữ ở Hội Hợp dành cho giáo dục con cái là gần như nhau. Điều này chứng tỏ người phụ nữ rất quan tâm đến vai trò giáo dục con cái. Dù là ở trình độ học vấn nào, họ vẫn rất quan tâm và dành một lượng thời gian gần như nhau để giáo dục con cái.
Như vậy, qua đây ta thấy những người phụ nữ ở Hội Hợp là những người giáo dục con cái chủ yếu. Họ là những người đảm nhận chính công việc dạy dỗ con cái và cùng là những người dành lượng thời gian như nhau trong giáo dục con cái.
Nội dung và phương pháp giáo dục con cái của người phụ nữ ở phường Hội Hợp, thành phố Vinh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Giáo dục gồm rất nhiều lĩnh vực, tuy nhiên trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xét đến vai trò của người phụ nữ trong giáo dục con cái ở ba lĩnh vực giáo dục tri thức, giáo dục đạo đức và giáo dục giới tính.
Giáo dục tri thức
Giáo dục tri thức là giáo dục quan trọng, vì đó là một trong những lĩnh vực xã hội hóa của con người. Với xã hội Việt Nam, giáo dục tri thức là giai đoạn xã hội hóa diễn ra chủ yếu ở trường học. Hay nói cách khác vai trò chính của giáo dục tri thức thuộc về trường học. Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là gia đình, môi trường xã hội hóa đầu tiên không có trách nhiệm với giáo dục tri thức cho con cái. Mặc dù không phải là vai trò chính song giáo dục tri thức trong gia đình đóng một vai trò hết sức quan trọng vì giáo dục tri thức trong gia đình tạo nền tảng đầu tiên, đồng thời nó giúp củng cố tri thức để con trẻ có một nền tảng vững chắc tri thức cho việc học ở trường. Trường học là môi trường xã hội hóa chính về tri thức, tuy nhiên nếu chỉ trông chờ giáo dục ở trường học thôi chưa đủ. Gia đình phải làm tròn trách nhiệm cùng với nhà trường giáo dục tri thức cho trẻ em.
Do đặc thù của học sinh đi học gần như kín thời gian ban ngày nên tìm hiểu về giáo dục tri thức trong gia đình, chúng tôi chủ yếu tìm hiểu qua việc kèm học cho con cái vào thời gian tự học. Như chúng tôi đã nói giáo dục con cái là trách nhiệm của cả cha mẹ nên mặc dù người phụ nữ phải đảm nhiệm chính nhưng chúng tôi vẫn xét xét trong mối quan hệ với người đàn ông để làm rõ vị trí, vai trò của người phụ nữ trong giáo dục con cái. Tiến hành so sánh về mối liên hệ giữa vợ, chồng những gia đình có con trong độ tuổi đi học trong việc kèm con học ở nhà, chúng tôi thấy không có sự khác nhau ở đây(P=0,829, df=1). Nghĩa là tỷ lệ kèm hay không kèm con học ở nhà của vợ chồng không chênh lệch nhau.
Biểu 2: Bảng biểu kèm con học ở nhà của vợ chồng.
Kèm con học
Không kèm con học
Vợ
166
49,6%
169
50,4%
Chồng
83
48,5%
88
51,5%
Quan sát bảng trên, ta có thể thấy tỷ lệ những người vợ kèm con học ở nhà là 49,6%, còn người chồng kèm con học là 48,5%, tỷ lệ này chênh không nhiều so với tỷ lệ của vợ. Hai tỷ lệ này có thể gọi là tương đương nhau. Như vậy, trong những gia đình được nghiên cứu ở Hội Hợp thì vợ chồng cùng kèm con học ở nhà. Nếu như ở trên, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, những người vợ là người đảm nhận chính trong giáo dục con cái thì ở đây, người vợ và người chồng đều kèm con học ở nhà. Tỷ lệ vợ chồng kèm con học ở nhà chênh nhau không đáng kể, mặc dù người vợ có tỷ lệ chênh lên một chút.
Tuy nhiên, trái với kì vọng của chúng tôi, tỷ lệ người phụ nữ kèm con học ở nhà không cao. Những người phụ nữ kèm con học ở nhà mới chiếm 49,6% chưa đến một nửa trong số 335 người phụ nữ được điều tra có câu trả lời phù hợp. Trong khi đó, những người phụ nữ không kèm con học ở nhà lại chiếm 50, 4%. Hai tỷ lệ này chênh nhau không đáng kể song những người phụ nữ không kèm con học ở nhà cũng nhỉnh hơn những người có kèm con học ở nhà. Khi đi phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng nhận được một số câu trả lời tương tự về việc không kèm con học ở nhà. Những người phụ nữ này cũng không ngần ngại chia sẻ với chúng tôi: “Ối giời ôi, cô thì chẳng mấy khi kèm chúng nó học đâu. Thỉnh thoảng mới kèm thôi” (PVS số 2, nữ, 45 tuổi). Một ý kiến khác cũng tương tự như thế: “Không, trình độ văn hóa của cô còn thấp hơn của các cháu nên cô không kèm được, chỉ biết nhắc nhở là chịu khó học bài thôi”(PVS số 3, nữ, 51 tuổi).
Như vậy, những con số trên đây cũng chứng tỏ một điều kết luận trên có khả năng đúng như thế. Nguyên nhân có thể như chúng tôi đã trích trong phỏng vấn sâu trên, một vài trường hợp có thể do trình độ học vấn của những người phụ nữ ở đây, cũng có trường hợp do đặc thù công việc mà họ đang làm. Tuy nhiên, điều này cần được kiểm định chính xác hơn. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ đi chỉ rõ thực trạng của việc kèm con cái học ở nhà nên chưa có điều kiện để tìm hiểu nguyên nhân trên.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi thì trình độ học vấn cũng chưa chắc đã là nguyên nhân dẫn đến việc không kèm con cái học ở nhà của những người phụ nữ này. Bởi từ kèm con cái học ở đây không đơn thuần là hướng dẫn con học bài mà bao gồm cả việc quản lý con học bài. Về điều này, không chỉ có những người có trình độ học vấn cao mới làm được mà cả những người mù chữ cũng có thể làm được, thậm chí họ còn chú ý nhiều vì muốn con cái phải được ăn học đến nơi đến chốn.
Theo kết quả thống kê của chúng tôi không có mối liên hệ nào giữa yếu tố kèm con học và trình độ học vấn(P=0,128, df=2). Điều này có nghĩa là những người phụ nữ dù trình độ học vấn có khác nhau họ cũng kèm con học ở nhà là như nhau. Tỷ lệ kèm con học của những người phụ nữ ở những trình độ học vấn khác nhau chênh lệch nhau không nhiều.
Biểu 3: Biểu đồ kèm con con học ở nhà của người phụ nữ theo trình độ học vấn của người phụ nữ.
Trong số 169 những người phụ nữ được điều tra ở những trình độ học vấn khác nhau thì tỷ lệ kèm con học ở những người có trình độ học vấn là Trung học cơ sở trở xuống là 44,3%, những người kèm con có trình độ học vấn là Trung học phổ thông là 47,6% còn những người có trình đọ học vấn kèm con học ở nhà là 66,7%. Nhưng con số trên chênh lệch nhau không nhiều, kết quả thống kê không có ý nghĩa, dó đó trình độ học vấn chưa phải là một hạn chế dẫn đến những người phụ nữ này kèm con học ở nhà ít.
Khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng được biết, dù trình độ học vấn của những người phụ nữ này có thấp hơn con của họ thì họ vẫn quản lý con học. Có trường hợp, người phụ nữ có 2 đứa con đều học Trung học phổ thông, nhưng vẫn phải luôn nhắc nhở con cái học hành: “Cô làm sao dạy được chúng nó, chúng nó học cao hơn mình, mình không thể dạy chúng nó học như thế nào đâu. Mình chỉ có thể quản lý chúng nó học thôi”(PVS số 1, nữ, 43 tuổi). Như vậy, những người phụ nữ ở đây, dù trình độ học vấn thấp nhưng họ vẫn kèm con học ở nhà.
Ngoài ra, qua phỏng vấn sâu, chúng tôi cũng biết thêm, ngoài kèm con học bài ra, những người phụ nữ này cũng có trường hợp dạy cho con cái những kiến thức xung quanh đời sống cho con cái. Có thể họ chưa học được nhiều từ nhà trường, những kiến thức khoa học của họ không nhiều, nhưng họ vẫn có thể dạy con những điều mà họ biết như những kinh nhiệm mà cha ông truyền lại theo nhưng câu tục ngữ về thời tiết hay về cuộc: “ Dạy nhiều, như hiện tượng này: Khi nào nắng khi nào mưa, khi nào bão, những kinh nghiệm mà cha ông để lại ý”(PVS số 2, nữ, 45 tuổi).
Như vậy, ngoài việc kèm con học ở nhà, những người phụ nữ này cũng có một số ít dạy cả con cái về những điều xung quanh đời sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó, cũng có người cho biết đã không làm nhũng việc đó. Cũng có ý kiến cho rằng: “Mình có biết đâu mà dạy, nó đi học nó còn biết nhiều hơn mình. Chúng nó cũng ít hỏi mình lắm”(PVS số 3, nữ, 51 tuổi). Và trường hợp những người phụ nữ không giáo dục thêm cho con như trường hợp phỏng vấn sâu trên là không ít. Hầu hết những người phụ nữ dù trình độ học vấn của họ cao hay không thì họ vẫn mong con cái học đến nơi đến chốn nhưng để giúp con cái có một nền tảng vững chắc về kiến thức thì có lẽ là họ chưa thực sự làm được điều đó.
Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức có lẽ là giáo dục mà dù ở xã hội nào người ta cũng chú ý quan tâm, đặc biệt là xã hội phương Đông. Việt Nam ta dù hội nhập văn hóa nhưng vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, đặc biệt là đạo đức truyền thống vẫn luôn được đề cao. Trong xã hội nói chung, cũng như trong gia đình nói riêng, đạo đức luôn được đề cao nên các gia đình vẫn luôn giáo đạo đức cho con cái. Đặc biệt với người phụ nữ, những người luôn được coi là phải có đạo đức trong truyền thống thì ngày nay họ vẫn giữ được và vẫn luôn quan tâm dạy bảo con cái về đạo đức.
Để giáo dục tốt về đạo đức cho con cái, trước hết những người phụ nữ này phải phải nhận thức được tầm quan trọng của những đức tính mà họ sẽ giáo dục. Việc đánh giá tầm quan trọng của những đức tính cần giáo dục sẽ giúp cho họ giáo dục đạo đức cho con cái tốt hơn. Chúng tôi tiến hành đo đánh giá của những người phụ nữ này về một số đức tính mà thường xuyên được giáo dục con cái trong gia đình. Với thang điểm 5 được đưa ra cho mỗi đức tính, hầu hết những người phụ nữ đều đánh giá cao những đức tính này ở mức độ quan trọng trở lên.
Theo kết quả thu được, điểm mà những người phụ nữ và đàn ông đánh giá những đức tính mà chúng tôi đưa ra thường là 4 điểm trở lên trên thang điểm 5.
Biểu 4: Bảng điểm trung bình đánh giá mức độ quan trọng các đức tính giáo dục cho con
Các đức tính
Điểm trung bình được đánh giá/5
Người chồng
Người vợ
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ
4,8
4,7
Trung thực thật thà
4,5
4,4
Biết ơn thầy cô giáo
4,3
4,2
Nhường nhịn hòa thuận
4,3
4,3
Yêu thương nhân ái với mọi người
4,2
4,2
Yêu lao động
4,1
4,1
Cư xử tốt với bạn bè
4,1
4,0
Lòng dũng cảm
4,0
4,0
Tinh thần gia tộc
4,2
4,0
Với điểm trung bình mà người phụ nữ cũng như người đàn ông đánh giá về những đức tính nếu trên, chúng tôi tiến hành kiểm định lần lượt T hai mẫu độc lập với từng đức tính giữa vợ chồng. Kiểm định cho thấy, không có sự khác nhau về điểm đánh giá trung bình giữa vợ chồng với từng đức tính. Điều này chứng tỏ những người phụ nữ và đàn ông đánh giá về mức độ quan trọng của đức tính trên là không khác nhau. Quan sát bảng biểu, có thể thấy điểm trung bình đánh giá về mức độ quan trọng của những đức tính trên là lớn hơn 4. Với thang điểm này, có thể thấy, cả những người phụ nữ và đàn ông đều đánh giá những đức tính trên là rất quan trọng. Như vậy, đánh giá về những đức tính trên của người phụ nữ và đàn ông đều như nhau.
Đó là sự giống nhau giữa những người phụ nữ và đàn ông trong đánh giá về những đức tính trên. Chúng tôi cũng tiến hành kiểm định T mẫu từng cặp để so sánh điểm trung bình đánh giá của người phụ nữ về những đức tính trên. Tuy nhiên kết quả thống kê cho thấy không có sự khác nhau nào về điểm trung bình đánh giá của những người phụ nữ này trong việc đánh giá những đức tính trên. Từ xưa đến nay, chữ hiếu luôn được đặt lên hàng đầu trong đạo đức truyền thống. Đến nay, đức tính đó vẫn luôn giữ được giá trị của nó. Có thể nói, những cặp vợ chồng sinh con mong có bảo hiểm để chăm sóc sức khỏe khi về già. Bảo hiểm ở đây có thể được hiểu là sự chăm sóc của con cái nào. Bố mẹ nào cũng mong sẽ có chỗ nương tựa khi về già, nên vấn đề họ cho rằng đức tính có hiếu với cha mẹ là quan trọng chiếm tỷ lệ cao như vậy cũng là điều dễ hiểu. Khi tiến hành phỏng vấn sâu, người dân cũng khẳng định điều này: “Cô thấy lúc nào hiếu thảo với cha mẹ cũng phải là quan trọng nhất, con người mà không có gốc thì không bao giờ phát triển được”(PVS số 5, nữ, 42 tuổi).
Thật thà là một đức tính luôn được đề cao. Những người phụ nữ mong con cái mình phải trung thực, thật thà, nghe lời cha mẹ. Điều này cũng gắn chặt với đức tính có hiếu với cha mẹ. Họ muốn trước hết con cái phải trung thực với cha mẹ, sau nữa là ra ngoài xã hội cũng phải thật thà. Có con không thật thà, nói dối bố mẹ cũng là nỗi buồn với những người làm cha mẹ, đặc biệt với những người làm mẹ, đã mang nặng đẻ đau ra con: “Nói chung không kiểm tra được, mình gọi điện, mình hỏi, nó bảo đang học bài nhưng thực ra nó đang đi chơi thì ai mà biết được. Nó đi chơi mà lại nói là đang học thì mình làm sao mà biết chứ”(PVS số 3, nữ, 51 tuổi).
Đức tính biết ơn thầy cô giáo được cho là rất quan trọng. Với những người phụ nữ họ vẫn luôn chú trọng đến đức tính biết ơn thầy cô giáo. Truyền thống dân tộc Việt Nam vẫn luôn đề cao đức tính Uống nước nhớ nguồn, vì thế, có hiếu với cha mẹ thì cũng phải lễ phép với thầy cô. Những người phụ nữ vẫn đề cao đức tính lễ phép với thầy cô: “Các con phải biết quan tâm, yêu thương cha mẹ, kính trọng và lễ phép với người già, các thầy cô giáo, anh em phải biết yêu thương, sống phải nhường nhịn nhau”(PVS số 5, nữ, 42 tuổi).
Cũng tương đương như thế, những người phụ nữ cũng đánh giá đức tính biết nhường nhịn hòa thuận, yêu thương nhân ái, yêu lao động và cư xử tốt với bạn bè, lòng dũng cảm cũng như tinh thần gia tộc đều được những người phụ nữ này đánh giá rất quan trọng.
Như vậy, dù trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng những ngườ phụ nữ đều đánh giá rất cao về những đức tính của cuộc sống nên đó là một nền tảng tốt để giáo dục tốt về đạo đức cho con cái.
Mặc dù số liệu thu được không cho chúng tôi một con số thống kê chính xác về việc có hay không có giáo dục đạo đức cho con cái nhưng qua phỏng vấn sâu, chúng tôi được biết hầu hết những người phụ nữ này đều giáo dục đạo đức cho con cái của họ. Vì họ đều nhận thấy giáo dục đạo đức là việc làm cần thiết để cho con trưởng thành hơn: “Không có cha mẹ dạy dỗ thì làm sao con cái thành người được. Nó ra ngoài xã hội mà đi phá phách thì cũng do gia đình thiếu dạy dỗ, không nên người”(PVS số 7, nữ, 46 tuổi).
Tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi được biết những người phụ nữ ở Hội Hợp giáo dục đạo đức cho con cái của họ có thể cả trước và sau khi con mắc lỗi. Giáo dục trước khi con mắc lỗi là cách giáo dục của hầu hết những người phụ nữ được chúng tôi phỏng vấn sâu. Giáo dục trước là để con cái biết và có thể tránh mắc những sai lầm có thể mắc phải: “Cô lúc nào chẳng nói. Mình cũng phải đề phòng trước, thường xuyên nói nó thế mà còn không ăn thua, vẫn còn chơi bời để học sút, vẫn cãi lại mình”(PVS số 1, nữ, 43 tuổi). Đó là nỗi lo của nhiều người phụ nữ nên họ thường dạy bảo con cái ngay cả khi con cái chưa mắc lỗi.
Giáo dục đạo đức có lẽ là một phạm trù rộng và cần phải giáo dục nhiều có thể giáo dục mọi lúc mọi nơi. Giáo dục sau khi con mắc lỗi rồi cũng là một thời điểm thích hợp để giáo dục con cái. Vì sau đấy con cái sẽ có thể có bài học sâu sắc hơn do bài học chính mình trải nghiệm và cùng với lời dạy dỗ của mẹ: “Nói bày dạy vào giờ nào thì cũng không giờ giấc. Lúc nào con nó có hành động nào không được tốt cho lắm, sai thì cô phạt, dạy nó, phân tích cho nó cái sai”(PVS số 8, nữ, 40 tuổi). Như vậy, những người phụ nữ ở Hội Hợp đều quan tâm giáo dục đạo đức cho con cái.
Đó là những nhận thức và thời gian giáo dục đạo đức cho con cái của những người phụ nữ ở Hội Hợp. Còn phương pháp thì sao? Nhìn chung, họ cũng chọn nhiều phương pháp cho giáo dục con cái. Và tùy thuộc vào những trường hợp khác nhau, họ có những phương pháp giáo dục khác nhau.
Biểu 5: Biểu đồ những phương pháp người phụ nữ sử dụng dạy đạo đức cho con.
Quan sát biểu đồ, ta có thể thấy, dường như những người phụ nữ ở Hội Hợp thường dùng những phương pháp nhẹ nhàng để giáo dục con cái. Họ thường sử dụng nhiều các phương pháp như khuyên bảo, phân tích; tự làm gương và lấy bạn làm gương. Trong đó phương pháp khuyên bảo, phân tích có vẻ là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, 81,3% những người phụ nữ sử dụng phương pháp này để giáo dục con cái. Phương pháp này được sử dụng nhiều bởi bất họ cho rằng hiệu quả: “Mình dùng cách khuyên bảo nhẹ nhàng, thấu tình đạt lý, có thể hiệu quả hơn là đánh con. Bản thân chị thì chị thích khuyên bảo nhẹ nhàng”(PVS số 6, nữ, 28 tuổi).
Tiếp theo, những người phụ nữ sử dụng phương pháp tự làm gương để giáo dục con cái chiếm 53,9% còn những người lấy bạn bè làm gương chiếm 48,4%. Đây cũng là hai phương pháp khá nhẹ nhàng và phù hợp, nhiều khi nó sẽ khuyến khích cho sự tiếp thu phấn đấu của con cái. Thưởng vật chất và khen ngợi cũng được những người phụ nữ này sử dụng trong giáo dục đạo đức cho con cái. Tuy nhiên, điều chúng tôi quan tâm hơn cả, đó là phương pháp giáo dục và bạo lực cũng được những người phụ nữ này sử dụng trong giáo dục đạo đức. Roi vọt vốn được xem là một phương pháp giáo dục trong xã hội cũ, tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng phương pháp này không nên sử dụng cho giáo dục con cái vì nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự hình thành nhân cách con cái.
Tuy nhiên, vẫn còn 35% phụ nữ trong số này sử dụng phương pháp đánh đòn để giáo dục con cái. Khi được hỏi thì chúng tôi được biết họ dùng phương pháp này khi con cái không vâng lời, hoặc sử dụng những biện pháp trên mà không có hiệu quả: “Lớn rồi không nghe lời cũng phải đánh cho một trận, không là nó quen thân. Nói không nghe, cũng phải bỏ roi ra, lúc mình không thể nói nữa thì phải vụt cho để lần sau còn chừa”(PVS số 4, nữ, 43 tuổi). Thậm chí khi hỏi một trong những người phụ nữ này rằng họ có suy chồng đánh đòn con cái không thì chúng tôi cũng nhận được câu trả lời: “Có, cô cứ bảo, ra quán điện tử thấy nó ở đấy thì cho nó vài cái roi. Chả biết có ra không thì cô không biết” (PVS số 4, nữ, 43 tuổi). Với những trường hợp như thế này, người chồng có dùng roi đánh thì họ cũng không căn ngăn: “Không, cô bảo lúc nào đi ra thì bố mày cứ cho nó một trận. Mình thì mình không ra được, mình ra thì ai trông hàng cho nào, mà đợi nó về thì mình nguôi rồi”(PVS số 4, nữ, 43 tuổi). Không chỉ có những trường hợp trên, thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu khác chúng tôi đều nhận được câu trả lời tương tự rằng cần phải dùng roi vọt đánh để răn đe. Có thể coi đây là một biện pháp cuối cùng cho việc giáo dục con cái, song những trường hợp trên khi sử dụng biện pháp roi vọt cũng chưa hẳn đã đem lại hiệu quả cho giáo dục đạo đức. Có trường hợp cho biết: “Có, nhưng lại đâu vào đấy, nó có chừa đâu”( PVS số 4, nữ, 43 tuổi). Như vậy có một số trường hợp, giáo dục bằng roi vọt được xem như là biện pháp cuối cùng cũng chưa đem lại kết quả, điều này cần phải xem xét lại phương pháp giáo dục.
Đây là lý do tại sao, một số phụ nữ họ lại không chọn biện pháp này, họ cho rằng: “Không, cô không bao giờ dùng roi vọt để dạy con cái cả”(PVS số 3, nữ, 51 tuổi). Những người này cho rằng đây là biện pháp không tích cực để giáo dục đạo đức cho con cái. Biện pháp này không những không có hiệu quả mà thậm chí nhiều khi nó còn tạo ra mối quan hệ không tốt giữa người dạy con bằng phương pháp này với con cái. Vì thế khi thấy chồng có ý định dạy con bằng roi vọt thì họ cũng can ngăn: “Có, cô vẫn thường can, dạy con thế không hiệu quả, có người đánh còn tiêu cực hơn chứ”( PVS số 3, nữ, 51 tuổi).
Như vậy, biện pháp dùng roi vọt để dạy dỗ con dù không phải là phổ biến nhưng vẫn còn tồn tại trong quá trình giáo dục đạo đức cho con cái của những người phụ nữ ở Hội Hợp. Biện pháp giam nhốt vẫn còn nhưng tỷ lệ này không đáng kể.
Qua đây ta có thể thấy về giáo dục đạo đức cho con cái đã được những người phụ nữ rất quan tâm. Họ đánh giá khá cao về vấn đề giáo dục đạo đức con cái. Do đó, họ luôn giáo dục đạo đức cho con cái mọi lúc, mọi nơi và bằng nhiều biện pháp, trong đó mặc dù vẫn còn dùng bạo lực để dạy dỗ con cái nhưng những biện pháp chủ yếu vẫn là những biện pháp nhẹ nhàng.
Giáo dục giới tính
Trong xã hội cũ, khi nói đến giáo dục gia đình, người ta thường hay nhắc đến giáo dục tri thức và giáo dục đạo đức. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, khi kiến thức về mọi lĩnh vực của đời sống là nhu cầu cấp thiết thì kiến thức về giới tính cũng cần được nắm rõ hơn, đặc biệt là thanh thiếu niên. Do vậy, khi nhắc đến giáo dục gia đình không thể, không nhắc đến giáo dục giới tính. Giáo dục giới tính không còn là giáo dục mới nhưng dường như giáo dục giới tính ở Hội Hợp đặc biệt qua những người phụ nữ vẫn còn chưa rõ nét.
Kết quả thống kê cho thấy trong số 487 người được điều tra có câu trả lời phù hợp thì chỉ 44,8% là giáo dục giới tính cho con còn là 55,2% là không giáo dục giới tính cho con. Như vậy, tỷ lệ những người không giáo dục giới tính cho con dường như cao hơn những người có giá dục cho con.
Kiểm định mối liên hệ về việc giáo dục giới tính cho con cái với giới tính thì không có mối liên hệ nào giữa hai yếu tố này(P=0,092; df=1). Như vậy việc giáo dục giới tính cho con của người phụ nữ và người đàn ông là không khác nhau.
Việc giáo dục giới tính của người phụ nữ cho con cái cũng chưa thực sự rõ nét.
Biểu 6: Biểu đồ tỷ lệ giáo dục giới tính cho con của người phụ nữ.
Cụ thể trong tổng số 319 người có câu trả lời phù hợp trong câu hỏi có giáo dục giới tính con cái hay không thì vẫn còn 42% (tức 134 người) không giáo dục giới tính cho con cái. Khi tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận được câu trả lời tương tự ở hầu hết các phỏng vấn sâu rằng những người mẹ này không giáo dục giới tính cho con cái.
Khi được hỏi tại sao họ lại không giáo dục giới tính cho con cái thì phần lớn những người mẹ này đều cho rằng, con cái lớn tự học hỏi bạn bè, sách báo rồi nên chúng biết rồi, không cần dạy bảo. Thêm vào đó, họ cho rằng đây là chuyện tế nhị nên khó nói với con cái: “Nó tự biết, nó hỏi mẹ, nó xấu hổ. Chỗ nào không biết thì nó hỏi bạn bè, hay hỏi chị nó, nó hỏi những người cùng trang lứa với nó chứ nó không hay hỏi mình. Tự nó biết hết ý mà, nghe đài, nghe ti vi, đọc sách các thứ”(PVS số 2, nữ, 45 tuổi). Hầu hết những người phụ nữ này họ đều tin con mình có đủ nhận thức về giới tính nên họ không giáo dục. Thậm chí vẫn còn trường hợp cho rằng giáo dục giới tính cho con cái là thực sự không cần thiết, đặc biệt là giáo dục tình dục trước hôn nhân. Vì giáo dục như vậy sẽ có thể làm cho con cái tò mò mà thử: “Cô thấy ấy, giáo dục giới tính trước hôn nhân có khi nó không hiểu biết hơn mà còn biết nhiều và thực hành nhiều chứ”(PVS số 3, nữ, 51 tuổi).
Mặc dù đây không phải là nỗi lo phổ biến của những người phụ nữ ở Hội Hợp nhưng đó cũng là một sự hạn chế trong việc giáo dục giới tính cho con cái. Phải chăng họ không quan tâm đến vấn đề sức khỏe cũng như kiến thức của con cái. Thực ra, những người này dù không giáo dục giới tính cho con cái nhưng họ vẫn quan tâm đến vấn đề sức khỏe sinh sản của con cái, biểu hiện này được thể hiện qua việc những người mẹ dù không hỏi nhưng vẫn quan sát hành động cử chỉ của con cái để biết được sức khỏe sinh sản của con cái: “Có chứ, lo thì vẫn lo. Nhưng mà nó ở nhà thì mình biết là nó đều đặn mà, để ý quần áo của nó là biết đấy thôi”(PVS số 2, nữ, 45 tuổi).
Như vậy, mặc dù cũng quan tâm đến vấn đề sức khỏe sinh sản của con cái nhưng những người phụ nữ ở Hội Hợp vẫn còn trường hợp họ chưa giáo dục giới tính cho con cái.
Trong 319 người phụ nữ được điều tra có câu trả lời phù hợp 185 người chiếm 58% là có giáo dục giới tính cho con cái. Tuy nhiên những hình thức giáo dục con cái thì cũng chủ yếu tập trung ở những hình thức đơn giản như vệ sinh thân thể hay giáo dục tình bạn.
Biểu 7: Biểu đồ nội dung giới tính được giáo dục cho con của người phụ nữ.
Quan sát biểu đồ ta thấy, trong số 319 người phu nữ được nghiên cứu có câu trả lời phù hợp thì 69,1% giáo dục chăm sóc cơ thể cho con cái. Tỷ lệ này là cao nhất so những hình thức giáo dục khác mà chúng tôi đưa ra. Tuy nhiên hình thức giáo dục này vẫn chưa biểu hiện rõ hình thức giáo dục giới tính, vì hình thức này bao gồm cả chăm sóc sức khỏe nữa. Tiếp theo tỷ lệ những người phụ nữ giáo dục tình bạn cho con cái chiếm 50%, là hình thức giáo dục được các bafmej giáo dục nhiều thứ 2. Những người phụ nữ, giáo dục con cái về tình yêu chiếm 40,4%. Tỷ lệ này cho thấy số những người phụ nữ giáo dục cho con cái về tâm lý lứa tuổi chưa đến một nửa.
Giáo dục tình yêu chiếm tỷ lệ ít hơn giáo dục tâm lý lứa tuổi. Giáo dục này chỉ chiếm 36,5% những nười phụ nữ trên, đặc biệt, giáo dục về hôn nhân chiếm tỷ lệ 23%, điều này chứng tỏ, những người phụ nữ này ít giáo dục giới tính cho con cái. Theo điều tra của chúng tôi, càng những hình thức giáo dục thể hiện rõ giáo dục giới tính thì những người phụ nữ này dường như có xu hướng ít giáo dục hơn cho con cái. Giáo dục bất bình đẳng nam nữ và giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái chiếm tỷ lệ thấp nhất. Những người phụ nữ giáo dục cho con cái về bất bình đẳng giới chiếm 16,3%. Xét riêng điều này, có thể nói đây là một dấu hiệu tốt cho sự bình đẳng nam nữ trong tương lai. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác hơn cần có một nghiên cứu sâu hơn vì đề tài của chúng tôi không thể đo được chính xác những hành động giáo dục sự bất bình đẳng nam nữ cho con cái nên chúng tôi vẫn chưa thể kết luận một cách chắc chắn ở đây.
Riêng vể giáo dục cơ chế sinh sản thì gần như những người phụ nữ này không giáo dục cho con cái. Vì tỷ lệ những người giáo dục chỉ chiếm 12,9%. Thực tế những trường hợp phỏng vấn sâu cũng cho thấy họ không giáo dục cho con cái về vấn đề này. Thậm chí có trường hợp phỏng vấn có con đã lập gia đình và chẩn bị sinh con nhưng họ vẫn không dạy vì họ nghĩ con cái bây giờ còn hiểu biết hơn mình nên mình không cần truyền đạt lại cho con cái: “Mình có biết đâu, cũng chẳng được học những thứ đó nên không biết”(PVS số 3, nữ, 51 tuổi).
Như vậy, qua đây, ta có thể thấy, những người phụ nữ ở Hội Hợp giáo dục giới tính cho con còn chưa rõ nét. Vẫn còn một số phụ nữ hầu như không giáo dục giới tính cho con vì nghĩ con đã biết vấn đề đó và vì là vấn đề tế nhị. Những trường hợp có giáo dục cho con thì cũng chỉ giáo dục ở những mức bình thường như vệ sinh thân thể hay tình bạn, còn những khía cạnh thực sự liên quan đến giới tính thì tỷ lệ giáo dục còn rất ít.
Về phương pháp sử dụng, những người phụ nữ cũng sử dụng một số phương pháp phổ biến như lắng nghe tâm sự, trả lời câu hỏi của con, cung cấp tài liệu cho con cái và để con tự tìm hiểu.
Biểu 8: Bảng biểu phương pháp được sử dụng trong giáo dục giới tính cho con cái của vợ chồng. Đơn vị (%)
Phương pháp dạy
Người chồng
Người vợ
Lắng nghe tâm sự con cái
81,9
77,4
Trả lời câu hỏi của con cái
31,9
43,6
Cung cấp tài liệu
25,5
19,5
Để con tự tìm hiểu
22,3
26,7
Quan sát bảng biểu ta có thể thấy lắng nghe tâm sự và trả lời câu hỏi của con cái được là phương pháp được vợ chồng sử dụng nhiều nhất trong việc giáo dục con cái. Phương pháp cung cấp tài liệu và để con tự tìm hiểu được sử dụng ít nhất. Như vậy, với những người giáo dục giới tính cho con thì sử dụng phương pháp lắng nghe tâm sự và trả lời câu hỏi của con là chủ yếu. Số liệu gợi cho chúng tôi sự khác nhau về việc sử dụng phương pháp giáo dục giới tính. Người đàn ông sử dụng phương pháp lắng nghe tâm sự của con cái nhiều hơn người phụ nữ. Tỷ lệ người đàn ông sử dụng phương pháp này là 81,9% còn người phụ nữ sử dụng phương pháp này là 77,4%. Trả lời câu hỏi của con cái được người phụ nữ sử dụng nhiều hơn người đàn ông. Tỷ lệ người phụ nữ sử dụng phương pháp này là 43,6% còn người đàn ông sử dụng phương pháp này là 31,9%. Còn giáo dục bằng cung cấp tài liệu thì người phụ nữ 19,5%, tỷ lệ thấp nhất, trong khi đó người đàn ông là 25,5%. Để con cái tự tìm hiểu thì người phụ nữ chiếm 26,7% còn người đàn ông là 22,3%.
Như vậy, người phụ nữ sử dụng những phương pháp dường như khác với người đàn ông sử dụng trong giáo dục giới tính cho con. Qua đây, có thể thấy những người phụ nữ mà có giáo dục giới tính cho con cái thì cũng khá chủ động trong giáo dục cho con.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Như vậy, thông qua phân tích số liệu thu thập được, chúng tôi có thể rút ra mọt số kết luận như sau trong vai trò giáo dục con cái của người phụ nữ ở Hội Hợp.
Tuy đã có sự bình đẳng hơn trong giáo dục con cái của vợ chồng ở Hội Hợp, song người đảm nhận chính công việc trong dạy dỗ con cái vẫn chủ yếu là người vợ. Điều đó chứng tỏ người vợ là người giáo dục con cái là chính. Thời gian trung bình một ngày dành cho giáo dục con cái của người phụ nữ dường như là nhiều hơn so với nam giới. Những người phụ nữ có thời gian tiếp xúc và giáo dục con cái hơn nam giới. Do đó người phụ nữ giữ một vị trí quan trọng trong giáo dục con cái,
Mặc dù là người đảm nhiệm chính và dành nhiều thời gian cho giáo dục con cái nhưng hầu như người phụ nữ mới chỉ dừng lại ở việc giáo dục đạo đức cho con là chính.
Ở giáo dục tri thức, người phụ nữ kèm con học chưa đến một nửa. Vẫn còn hơn một nửa những người phụ nữ này không kèm con học ở nhà. Thêm vào đó, những người phụ nữ kèm con học ở nhà vẫn còn nhiều trường hợp chỉ dừng lại ở mức quản lý thời gian học cho con chứ chưa hướng dẫn con học. Đặc biệt ngoài việc kèm con học ra thì họ vẫn chưa giáo dục thêm được nhiều những kiên thức ngoài đời sống cho con.
Về giáo dục giới tính, người phụ nữ gần như mới chỉ dừng ở việc giáo dục vệ sinh thân thể và giáo dục tình bạn, tình yêu cho con cái. Còn giáo dục tình dục thì gần như họ vẫn chưa làm được.
Như vậy, người phụ nữ dù giữ vị trí quan trọng trong giáo dục con cái nhưng họ vẫn chưa giáo dục đầy đủ cho con cái về các lĩnh vực. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nghiên cứu bước đầu nên chúng tôi chúng tôi có thể đưa ra một vài kết luận như vậy. Nếu muốn thực sự đưa ra những kết luận đánh giá chắc chắn hơn để tìm cách khắc phục những hạn chế của họ, có lẽ cần thực hiện một đề tài nào với thang đo cụ thể hơn để đánh giá được hoặc cần có một nghiên cứu khác về Vai trò của người đàn ông trong giáo dục con cái để so sánh từ đó đánh giá thực sự vai trò của người phụ nữ trong giáo dục con cái.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Mai Huy Bích, Giáo trình xã hội học gia đình, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Mai Kim Châu, Người phụ nữ Việt Nam trong gia đình nông thôn, Tạp chí Xã hội học, số 2(14), 1986
Phạm Tất Dong chủ nhiệm, Vị trí vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, 1999-2000
Pham Tất Dong, Lê ngọc Hùng (đồng chủ biên), Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội, 1997
Nguyễn Thị Kim Hoa, Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong gia đình, luận văn Thạc sĩ khoa học Xã hội học, Hà Nội, 1995
Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Tương Lai, Nghiên cứu về gia đình, Tạp chí Xã hội học số 2, 1996
Nguyễn Hiếu Lê, Dạy con theo lối mới, Nhà xuất bản khoa học xã hội, 2005
Trần Thị Thanh Nga, Vai trò của người phụ nữ trong gia đình nông thôn đối với việc giáo dục con, khóa luận tốt nghiệp khoa học Xã hội học, Hà Nội, 2000
Nguyến Đình Tấn, Xã hội học trong quản lý, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000
Lê Thi, Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội, 1999
Hoàng Bá Thịnh, Xã hội học giới,Nhà xuất bản giáo dục, 311
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2011 nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2011 của phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trung tâm Xã hội học, học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Tập bài giảng Xã hội học, Hà Nội, 1996
Từ điển Xã hội học, Nhà xuất bản thế giới, 2002
|newsid:2168
MỤC LỤC
Contents
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của người mẹ trong giáo dục con cái-nghiên cứu tại phường Hội hợp, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.docx