Vai trò của nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Công cuộc cải cách kinh tế từ 1986 đã đưa đất nước ta vào một giai đoạn phát triển mới với việc xóa bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp từng bước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như một điều hiển nhiên và cơ bản đã được khẳng định trong lý luận và thực tiễn vận hành cơ chế thị trường ở nước ta, nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, để phát huy được sức mạnh của nhà nước trong quản lý, điều hành kinh tế cần có cách nhìn toàn diện hơn vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài: “Vai trò của nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Với trình độ kiến thức còn hạn hẹp, nên trong bài em còn nhiều sai xót, rất mong thầy cô thông cảm và sửa chữa để giúp em hoàn thiện kiến thức hơn. MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 0 B. NỘI DUNG 1 I. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về vai trò của nhà nước với tư cách là kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển của kinh tế. 1 II. Vai trò của nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay. 2 1. Nhà nước tác động tiêu cực đến kinh tế khi những đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước sai lầm phản ánh không đúng quy luật phát triển khách quan của kinh tế 2 2. Nhà nước phát huy vai trò tích cực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khi những đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước đúng đắn phản ánh đúng quy luật khách quan của nền kinh tế. 3 2.1. Nhà nước ban hành và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô. 3 2.2. Nhà nước kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân. 5 III. Một số phương hướng phát huy vai trò tích cực của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. 7 C. KẾT LUẬN 8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9

doc11 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8182 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU Công cuộc cải cách kinh tế từ 1986 đã đưa đất nước ta vào một giai đoạn phát triển mới với việc xóa bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp từng bước chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như một điều hiển nhiên và cơ bản đã được khẳng định trong lý luận và thực tiễn vận hành cơ chế thị trường ở nước ta, nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Do vậy, để phát huy được sức mạnh của nhà nước trong quản lý, điều hành kinh tế cần có cách nhìn toàn diện hơn vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài: “Vai trò của nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Với trình độ kiến thức còn hạn hẹp, nên trong bài em còn nhiều sai xót, rất mong thầy cô thông cảm và sửa chữa để giúp em hoàn thiện kiến thức hơn. Em xin trân thành cảm ơn! B. NỘI DUNG I. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về vai trò của nhà nước với tư cách là kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển của kinh tế Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định. kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…cùng với các thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hội… được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định. Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, nhưng toàn bộ kiến trúc thượng tầng, cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có tính độc lập và tương đối trong quá trình vận động phát triển và tác động một cách mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng. Trong xã hội có giai cấp, các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng thì nhà nước là yếu tố có tác động mạnh mẽ nhất đối với cơ sở hạ tầng vì đó là bộ máy bạo lực tập trung của giai cấp thống trị về kinh tế. Chức năng xã hội cơ bản của kiến trúc thượng tầng thống trị là xây dựng, bảo vệ và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại chế độ kinh tế đó. Một giai cấp chỉ có thể đứng vững được sự thống trị về kinh tế chừng nào xác lập và củng cố được sự thống trị về chính trị tư tưởng. Các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng cũng tác động đến cơ sở hạ tầng nhưng chúng đều bị nhà nước, pháp luật chi phối. nhà nước là một yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có sự tác động đối với kinh tế theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm: Nếu nhà nước có những đường lối chính sách…tác động phù hợp với quy luật kinh tế khách quan thì đó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu đường lối, chính sách đó không phù hợp tác động ngược lại kinh tế, nó sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế. II. Vai trò của nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay Nhà nước tác động tiêu cực đến kinh tế khi những đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước sai lầm phản ánh không đúng quy luật phát triển khách quan của kinh tế Nền kinh tế nước ta trước đổi mới là một nền kinh tế trì trệ, lạm phát, khủng hoảng kéo dài, điều này do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do khuyết điểm, sai lầm của các cơ quan Đảng và Nhà nước ta từ trung ương đến cơ sở về lãnh đạo và quản lý kinh tế, quản lý xã hội dẫn tới chủ quan, nóng vội, đề ra những nhiệm vụ và chỉ tiêu của kế hoạch nhà nước quá cao so với khả năng. Những chủ trương sản xuất, xây dựng, phân phối, lưu thông thiếu căn cứ xác đáng, dẫn đến lãng phí lớn về sức người, sức của; bảo thủ, trì trệ trong việc chấp hành đường lối của Đảng và nhiều nghị quyết của Trung ương, trong việc đánh giá và vận dụng những khả năng về nhiều mặt của đất nước; kéo dài cơ chế quản lý quan liêu bao cấp với các kế hoạch hóa gò bó, cứng nhắc. Duy trì quá lâu một số chính sách kinh tế không còn thích hợp, cản trở sản xuất và không phát huy sức lao động sáng tạo của những người lao động; chưa nhạy bén trước những chuyển biến của tình hình kinh tế thế giới, thiếu những biện pháp có hiệu quả. Vì thế, từ năm 1982, nhà nước quyết định Việt Nam sẽ tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, và kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý, tăng cường phân cấp cho địa phương trong công tác sản xuất và quản lý sản xuất. Kinh tế quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, kinh tế gia đình được khuyến khích. Thị trường không có tổ chức bị quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, thời kỳ 1981-1985 kinh tế Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đã đề ra trong nghị quyết đại hội V là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Sai lầm về tổng điều chỉnh giá - lương - tiền cuối năm 1985 đã đưa nền kinh tế đất nước đến những khó khăn mới. Nền kinh tế-xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng. 2. Nhà nước phát huy vai trò tích cực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khi những đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước đúng đắn phản ánh đúng quy luật khách quan của nền kinh tế Với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật” nhà nước ta đã có những phân tích, đánh giá tình hình phát triển kinh tế trong nước và thế giới một cách khách quan, đề ra những đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới đất nước nói chung và kinh tế nói riêng tiến hành 25 năm đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhìn chung chính sách, pháp luật đúng đắn của nhà nước đối với kinh tế thể hiện ở những điểm cơ bản sau: 2.1. Nhà nước ban hành và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô Bằng pháp luật nhà nước điều tiết, quản lí nền kinh tế, ban hành những chính sách kinh tế, điều 26 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích của Nhà nước”. Thông qua pháp luật Nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế, điều tiết quá trình sản xuất trao đổi và phân phối trong xã hội, xác định các hành vi bị cấm đối với các chủ thể kinh tế và hành vi được phép đối với cơ quan và cán bộ công chức nhà nước, tạo môi trường thuận lợi vững chắc cho hoạt động kinh tế, trật tự hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức và cá nhân, định hướng cho các quan hệ kinh tế phát triển theo những mục đích phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Bước sang nền kinh tế thị trường chính sách tổng thể về kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần với cơ cấu đa sở hữu, phong phú về loại hình tổ chức kinh doanh, giải phóng mọi tiềm năng kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển hệ thống kinh tế thị trường đồng bộ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế mở cả trong lẫn ngoài. Chính sách kinh tế của nhà nước được cụ thể ở một số chính sách cơ bản sau: Chính sách đối với các thành phần kinh tế: nhà nước tôn trọng và thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Trong đó, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là công cụ để nhà nước thực hiện vai trò định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nhà nước ta coi kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế, là cơ sở đảm bảo cho mục tiêu phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế khác cũng được nhà nước chú trọng và có những chính sánh phát triển. Nhờ có chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển, phát huy sự năng động sáng tạo của các thành phần kinh tế. Chính sách thu hút vốn đầu tư: vốn là yếu tố vật chất quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường, vì vậy nhà nước đã chú trọng thực hiện hàng loạt các biện pháp pháp lí và tổ chức thực hiện để thu hút vốn đầu tư cả trong và ngoài nước. Nhà nước chủ trương phát triển nhanh và bền vững thị trường vốn dài hạn và trung hạn…chính sách thu hút vốn đầu tư trong thời gian qua đã tập trung động viên các nguồn tài chính với quy mô ngày càng cao cho sự phát triển kinh tế, khối lượng đầu tư nước ngoài những năm gần đây tăng nhanh, Trong năm 2010, Việt Nam có 107 dự án đầu tư ra nước ngoài tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,969 tỉ USD. Chính sách hội nhập nền kinh tế quốc tế: Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của nhà nước, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)...Đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại. 2.2. Nhà nước kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân Kế hoạch hóa nền kinh tế quốc là hoạt động của nhà nước xác định các chương trình các mục tiêu phát triển kinh tế, các biện pháp cụ thể, nhằm xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở phân tích và dự báo về thị trường một cách khoa học nhà nước cụ thể hóa nội dung các mục tiêu của chiến lược theo các bước đi, với những biện pháp thích hợp. Nhà nước định hướng, hướng dẫn, dự báo cho các chủ thể kinh tế hoàn thiện kế hoạch của chính họ và thông qua đó đạt đến sự tăng trưởng cho toàn bộ nền kinh tế. hoạt động kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân của nhà nước đã tập trung nguồn lực cho mục tiêu phát triển, bảo đảm được các cân đối tổng thể và gắn được mục tiêu tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội một cách chủ động, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển một cách bền vững trong hiện tại và tương lai. Trong những năm qua công tác kế hoạch hóa của Việt Nam được đổi mới theo những hướng thích hợp. cụ thể là nhà nước thực hiện giảm mạnh mẽ hệ thống chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, tạo điều kiện chủ động sản xuất kinh doanh cho các thành phần kinh tế; xóa bỏ mạnh mẽ chế độ bao cấp với sản xuất, kinh doanh; áp dụng chế độ huy động vốn theo cơ chế tín dụng nhằm phát huy các nguồn lực cho cơ chế phát triển kinh tế. Trong hệ thống kế hoạch vĩ mô của nhà nước không chỉ có các loại kế hoạch hàng năm, kế hoạch 5 năm mà còn có các loại kế hoạch được thể hiện dưới nhiền hình thức như chương trình, mục tiêu, quy hoạch, dự án…các chương trình mục tiêu mà nhà nước ban hành đã tập trung giải quyết nhiều vấn đề bức xúc về kinh tế nhất là vấn đề việc làm cho người lao động. Nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng đã đề những quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật đúng đắn, những năm qua kinh tế Việt Nam đã thu được các thành tựu quan trọng. Năm 2000-2005, nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, GDP bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành, đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu. 2005-2010: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao. Trong 5 năm, tổng vốn FDI thực hiện đạt gần 45 tỉ USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra. Tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm ước đạt 150 tỉ USD, gấp hơn 2,7 lần kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn 2001-2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỉ USD, gấp hơn 1,5 lần so với mục tiêu đề ra; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với thị trường. Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%, năm 2010 còn 20,6%. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng nhanh và liên tục, phát triển mạnh với thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại. đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh. Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý... có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả. III. Một số phương hướng phát huy vai trò tích cực của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay Để thực hiện tốt chức năng tổ chức, quản lí kinh tế đòi hỏi nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tôn trọng các quy luật thị trường. Tăng cường công tác giám sát, đặc biệt là giám sát thị trường tài chính, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường. Từng bước tổ chức sắp xếp nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lí, phù hợp với điều kiện thị trường, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế. hình thành hoàn chỉnh, đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường. Đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, sử dụng đúng đắn các quan hệ hàng hóa tiền tệ, sử dụng kết nhiều phương pháp quản lí trong đó các phương pháp kinh tế là chủ yếu. Phát huy mạnh mẽ động lực khoa học kĩ thuật để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của các đơn vị kinh tế, các chủ thể kinh doanh. Không ngừng xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về kinh tế. Tăng cường pháp chế và trật tự pháp luật trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chuẩn bị các điều kiện và thể chế cho sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức trong tương lai. C. KẾT LUẬN Một nền kinh tế vững vàng, phát triển đúng hướng khi nó được một nhà nước quan tâm phản ánh đầy đủ, chính xác nhu cầu khách quan của nền kinh tế. Thực tế hơn 20 năm đổi mới ở nước ta cho thấy, nhà nước với tư cách là một bộ phận thuộc kiến trúc thượng tầng với những quan, điểm, đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn có vai trò mạnh mẽ trong việc xác lập, củng cố và bảo vệ các quan hệ kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Xây dựng nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cần phải tăng cường vai trò của nhà nước hơn nữa, đảm bảo cho nhà nước thực sự là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng không thể thay thế được trong việc tổ chức và vận hành cơ chế kinh tế thị trường ở nước ta. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011. Giáo trình lí luận Nhà nước và pháp luật, Trường đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội 2011. Luận văn, tạp chí Trần Thái Dương – Chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, luận án tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội 2002. Hoàng Văn Hảo (1999), “Tìm hiểu vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường”, tạp chí luật học, (3), tr. 18. Lê Minh Thông (1998), “Vai trò của nhà nước trong trật tự kinh tế thị trường Việt Nam”, tạp chí nhà nước và pháp luật, (10), tr.25. Các website 1. 2. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTriết _ Vai trò của nhà nước với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.doc