Vai trò của xã hội dân sự trong sự phát triển

Xãhộidânsựlà toàn thể nhữngkếthợpcôngdânngoài chínhquyềnnhưgiáohội, hiệphội, câulạc bộ, tổ chức thiện nguyện, nghiệp đoàn, hợp tác xã, công ty, xí nghiệp.  Xãhộidânsựlàtổ chứcxãhội-chínhtrị củanhândân, cótính độclập vớiNhànước. Xãhộidânsựlà tổ chức, hộidonhândânlập ra, hoạtđộnghoạtđộngdựatrên nhữngnhómngườicùngchunglợiích.

pdf24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2576 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của xã hội dân sự trong sự phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 1 – TỔ 1 – LỚP KS9TC73 Đề tài 5: Vai trò của xã hội dân sự trong sự phát triển? (Làm rõ 3 vai trò: Vai trò phản biện chính sách của xã hội dân sự; Vai trò của xã hội dân sự đối với các nhóm yếu thế; Vai trò của xã hội dân sự đối với các cấp chính quyền). I/. Xã hội dân sự là gì?  Xã hội dân sự là toàn thể những kết hợp công dân ngoài chính quyền như giáo hội, hiệp hội, câu lạc bộ, tổ chức thiện nguyện, nghiệp đoàn, hợp tác xã, công ty, xí nghiệp.  Xã hội dân sự là tổ chức xã hội - chính trị của nhân dân, có tính độc lập với Nhà nước. Xã hội dân sự là tổ chức, hội do nhân dân lập ra, hoạt động hoạt động dựa trên những nhóm người cùng chung lợi ích.  Xã hội dân sự là một mảng của đời sống xã hội có tổ chức, mang tính tự nguyện, tự tái tạo, (hầu như) tự tài trợ, độc lập với nhà nước, và gắn bó với nhau bằng một trật tự pháp lý hay một số nguyên tắc chung.  Xã hội dân sự là một xã hội mà ở đó người dân biết tự lo lấy cho mình rất nhiều chuyện, biết tự tổ chức lại để phát huy năng lực sáng tạo, hiện thực hóa các ý tưởng và để tương tác với nhà nước nhằm đạt tới một nền quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách nhiệm. II/. Vai trò của xã hội dân sự trong sự phát triển. Xã hội dân sự có nhiều vai trò khác nhau như:  Tổ chức phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, tham gia hoạch định các chủ trương, chính sách của nhà nước góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý;  Là cầu nối, kênh truyền dẫn tiếng nói, nguyện vọng của người dân đến với nhà nước hay nói cách khác, là xã hội hóa các cá nhân, nối cá nhân với hệ thống xã hội, phát huy các nguồn lực và tính năng động, sáng kiến của các tầng lớp dân cư, tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ công như giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo,…  Tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người và của toàn xã hội mà nhất là các nhóm yếu thế;  Phối hợp với nhà nước trong hoạch định, thực hiện và giám sát thực hiện các chính sách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, kiểm soát và giám sát phẩm chất, hành vi của đội ngũ công chức nhằm góp phần chống quan liêu, tham nhũng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của nhà nước;  … 1. Vai trò phản biện chính sách của xã hội dân sự.  Là tổ chức phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước, tham gia hoạch định các chủ trương, chính sách của nhà nước góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý.  Phản biện xã hội đối với các hoạt động của Nhà nước trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách, xây dựng các văn bản pháp luật, các quyết định lớn liên quan đến lợi ích, sự phát triển của đất nước ở nước ta chỉ có thể được tiến hành và tiến hành thuận lợi khi có sự lãnh đạo kịp thời của các tổ chức đảng, sự kiên quyết của các cơ quan nhà nước và sự phối hợp hoạt động có hiệu quả của các tổ chức, cá nhân được yêu cầu phản biện.  Do nhiều lý do khác nhau nên thời gian qua ở Việt Nam hoạt động phản biện các chính sách, các dự án văn bản pháp luật là chưa nhiều, nội dung của nhiều hoạt động phản biện chỉ được thực hiện dưới hình thức các tổ chức và cá nhân tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị với các cơ quan Nhà nước về các vấn đề bức xúc trong xã hội  Một số phản biện xã hội tạo được chủ trương chính sách của Nhà nước được thỏa đáng hơn như: xóa bỏ cấm quay phim, chụp ảnh đối với lực lượng công an giao thông đang thực thi công vụ, không phạt chủ xe không chính chủ khi tham gia giao thông hoặc qui định giờ học một số trường ở Hà Nội để giảm ùn tắc giao thông, việc đình chỉ một số dự án thủy điện .v.v.. Mà đặc biệt nhất là sự đồng thuận của nhân dân đối với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừa được thông qua. 2. Vai trò của xã hội dân sự đối với các nhóm xã hội yếu thế.  Xã hội dân sự là cầu nối, truyền dẫn tiếng nói, nguyện vọng của người dân đến với nhà nước hay nói cách khác, là xã hội hóa các cá nhân, nối cá nhân với hệ thống xã hội; phát huy các nguồn lực và tính năng động, sáng kiến của các tầng lớp dân cư, tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ công như giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người và của toàn xã hội mà nhất là các nhóm yếu thế.  Nhóm xã hội yếu thế bao gồm người lao động, các nhóm đối tượng thường gắn trực tiếp với độ tuổi như già, trẻ, với tình trạng sức khoẻ như khuyết tật, tàn tật, hoàn cảnh cụ thể nhưbị xâm phạm, mồ côi, phân biệt đối xử, nghèo, đói .v.v…  Để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người và được xã hội thừa nhận nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người và của toàn xã hội. Vai trò của xã hội dân sự cơ bản được chia thành 4 loại chính:  1. Đáp ứng những nhu cầu vật chất cơ bản: Việc ăn uống, vệ sinh, chăm sóc, nhà ở....mọi đối tượng yếu thế là trẻ em, người tàn tật mất khả năng lao động đều phải được đáp ứng nhu cầu này để phát triển về thể lực.  2. Về y tế: Bao gồm các hình thức khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng về thể chất cũng như tinh thần cho các đối tượng.  3. Về giáo dục: Trường học, các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng sống, các hình thức giáo dục hoà nhập, hội nhập và chuyên biệt...  4. Về giải trí, tham gia và thông tin: Đây là loại hình dịch vụ xã hội rất quan trọng đối với các đối tượng thuộc nhóm đối tượng công tác xã hội, hoạt động giải trí như văn nghệ, thể thao,... nâng cao sự tự tin, đẩy mạnh hoà nhập tốt hơn với cộng đồng, nâng cao sự hiểu biết, kiến thức cho đối tượng.  Vai trò của xã hội cho nhóm yếu thế là các hoạt động của con người nhằm phòng ngừa-hạn chế và khắc phục rủi ro, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu cơ bản và thúc đẩy khả năng hoà nhập cộng đồng, xã hội cho nhóm đối tượng yếu thế.  Hiện nay đối với các đối tượng này Nhà nước đã có những quan tâm đặc biệt để giúp họ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, tuy nhiên cần phải kể đến vai trò to lớn của xã hội dân sự trong việc chung vai gánh sức của họ trong việc giảm gánh nặng cho Nhà nước, cụ thể:  Việc chuyển giao các dịch vụ công được diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao…  Tư nhân hóa dịch vụ y tế, đặt biệt là bệnh viện. Các tổ chức bảo trợ bệnh nhân nghèo phát triển.  Trong giáo dục cũng có các mô hình tương tự: Trường tư thục, trường dân lập, bán công… xuất hiện ở hầu hết các cấp từ mẫu giáo đến đại học, nhiều trường đạt chất lượng khá cao và có thể là cao nhất.  Các lĩnh vực văn hoá, thể thao cũng đã có sự xã hội hoá bước đầu có hiệu quả.  Các hoạt động nhân đạo của các tổ chức từ thiện hướng về những đối tượng bị thiệt thòi như Hội bảo trợ trẻ em mồ côi, Hội bảo trợ người tàn tật Việt Nam.  Đối với hoạt động của tư nhân trong lĩnh vực xã hội hỗ trợ cho nhà nước phải kể đến việc tạo việc làm hướng thiện cho những "người lầm lỡ" hoặc "tội phạm" trở về cộng đồng. Bài học lớn nhất có thể rút ra từ việc xã hội hoá chuyển giao dịch vụ công này cho xã hội dân sự là Nhà nước hãy tin ở dân, biết dựa vào dân, mạnh dạn giao cho các tổ chức xã hội đảm nhận việc ung ứng dịch vụ công vì họ biết được nhu cầu của dân đầy đủ nhất - Có dân là có tất cả, không có dân thì không có nhà nước. 3. Vai trò của xã hội dân sự đối với các cấp chính quyền.  Là sự phối hợp với nhà nước trong hoạch định, thực hiện và giám sát thực hiện các chính sách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, kiểm soát và giám sát phẩm chất, hành vi của đội ngũ công chức nhằm góp phần chống quan liêu, tham nhũng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của nhà nước  Xã hội dân sự góp phần làm cho các cấp chính quyền tuân thủ đúng các chính sách pháp luật của Nhà nước, giám sát thực thi các chính sách Nhà nước của cán bộ, công chức ở các cấp chính quyền. Rất nhiều trường hợp xã hội dân sự đã phát hiện ra những sai sót cũng như việc hối lộ, tham nhũng, những hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công chức đã tạo chính quyền trong sạch hơn.  Xã hội dân sự bao gồm các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nhân đạo, từ thiện, hữu nghị; các tổ chức cộng đồng theo dòng tộc, sở thích, câu lạc bộ,...; các tổ chức dịch vụ công và các quỹ không phải do Nhà nước lập ra, hoạt động phi lợi nhuận, tích cực phối hợp hoạt động với Nhà nước nhằm góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Tại Việt Nam: Sự hợp tác giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ và Đoàn Thanh niên ở cấp địa phương tốt và thành công trong việc giáo dục công dân. Nhiều dự án hoặc các tổ chức tài trợ song phương cộng tác với Hội Nông dân và các trung tâm khuyến nông thực hiện nhằm cung cấp cho mọi người thông tin/kiến thức và kỹ thuật. Ở cấp địa phương, các tổ chức, hiệp hội này đã phần nào hành động như những nhà cung cấp dịch vụ với một thái độ chủ động, ít mang tính chỉ đạo từ trên xuống hơn so với hoạt động khuyến nông nhà nước. Bên cạnh đó cũng có các dự án chú trọng vào việc củng cố sự hỗ trợ cộng đồng trong vấn đề sức khoẻ và giáo dục cho trẻ em khuyết tật III. Kết luận  Như vậy có thể nói xã hội dân sự rất cần cho xã hội: đó là lực lượng cùng tham gia các hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong việc xây dựng và thực thi pháp luật, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng của bộ máy nhà nước, là lực lượng khỏa lấp những khiếm khuyết của thị trường, nhằm đạt tới mục tiêu cuối cùng là xây dựng một xã hội tốt đẹp, phồn vinh, hạnh phúc.  Xã hội dân sự có thuộc tính là đấu tranh cho dân chủ, bình đẳng trong quản lý và đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng, bảo đảm sự công bằng giữa lợi ích của các nhóm xã hội khác nhau, nhất là nhóm những người “yếu thế”.  Vai trò năng động của các tổ chức chính thức và phi chính thức, các đoàn thể tự nguyện, các phong trào xã hội ngày càng thể hiện rõ nét. Các tổ chức này đã và đang đóng góp, tham gia tích cực vào việc xoá đói, giảm nghèo, vào việc hình thành mạng lưới “an sinh xã hội” cũng như nhiều hoạt động khác tại các địa phương, đã và đang góp phần vào việc thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” KẾT THÚC CHÂN THÀNH CẢM ƠN CẢM ƠN!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbtdk_thao_luan_0623.pdf
Luận văn liên quan