Vai trò nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao (lấy ví dụ ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An)

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO 9 1.1- Một số lý luận chung về đói nghèo, giảm nghèo nhanh và bền vững: 9 1.1.1- Một số vấn đề chung về đói nghèo: 9 1.1.2- Một số vấn đề về giảm nghèo nhanh và bền vững và vai trò của nó đối với chính trị, kinh tế, xã hội đất nước: 14 1.2- Nội dung và sự cần thiết vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 17 1.2.1- Nguyên nhân, đặc điểm, đói nghèo của các huyện miền núi vùng cao: 17 1.2.2- Nội dung vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 19 1.2.2.1- Xác định quan điểm, mục tiêu tổng quát nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững: 19 1.2.2.2- Hoạch định chính sách và tạo môi trường, hành lang pháp lý thụân lợi để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững: 21 1.2.2.3- Đầu tư hợp lý cho các huyện miền núi vùng cao: 23 1.2.2.4- Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người nghèo vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững : 25 1.2.2.5- Nhà nước kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh thực hiện chương trình: 27 1.1.3- Sự cần thiết về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 28 1.3- Kinh nghiệm về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở một số nước và một số địa phương trong nước. 30 1.3.1- Tổng quan kinh nghiệm: 30 1.3.1.1- Kinh nghiệm của một số quốc gia: 30 1.3.2- Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về giảm nghèo nhanh và bền vững: 33 1.3.2- Bài học kinh nghiệm rút ra về vai trò Nhà nước từ việc nghiên cứu kết quả giảm nghèo nhanh và bền vững của một số quốc gia và địa phương trong nước: 35 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO QUẾ PHONG, TỈNH NGHỆ AN THỜI GIAN QUA 37 2.1- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và tình hình đói nghèo ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An: 37 2.1.1- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Quế Phong: 37 2.1.2- Thực trạng đói nghèo ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An: 43 2.2- Thực trạng vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An thời gian qua: 47 2.2.1- Kết quả đạt được: 47 2.2.1.1- Về quan điểm, mục tiêu tổng quát nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn huyện: 47 2.2.1.2- Thực hiện việc hoạch định chính sách và tạo môi trường, hành lang pháp lý thụân lợi để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững: 48 2.2.1.3- Thực hiện đầu tư cho các chương trình dự án trên địa bàn: 50 2.2.1.4- Thực hiện việc hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo nhanh và bền vững : 53 2.21.5- Nhà nước kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh thực hiện chương trình: 55 2.2.2- Những tồn tại hạn chế về vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững thời gian qua: 57 2.2.3- Nguyên nhân tồn tại: 60 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI VÙNG CAO 62 3.1 - Cơ hội và thách thức vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 62 3.2- Quan điểm, mục tiêu chung của vai trò Nhà nước đối với công tác giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện miền núi vùng cao thời gian tới: 64 3.2.1- Quan điểm: 64 3.2.2- Mục tiêu: 65 3.3- Một số giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao: 67 3.3.1- Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách XĐGN: 67 3.3.1.1- Cơ chế chính sách luôn đi cùng với bố trí nguồn lực đầu tư đầy đủ: 67 3.3.1.2- Xây dựng nhiều chương trình đặc thù cho từng lĩnh vực phát triển: 71 3.3.2- Hoàn chỉnh các loại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện: 78 3.3.3- Đẩy mạnh công tác “xã hội hoá đầu tư” cho XĐGN: 80 3.3.4- Tuyên truyền vận động các hộ nghèo tích cực thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững: 82 3.3.5- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ địa phương cơ sở: 85 3.3.6- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững. 88 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ĐCS: Đảng Cộng sản XHCN: Xã hội chủ nghĩa CNXH: Chủ nghĩa xã hội XĐGN: Xoá đói giảm nghèo BCHTW: Ban chấp hành Trung ương HĐND, UBND: Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân QĐ: Quyết định NQ: Nghị quyết WB: Ngân hàng thế giới WTO: Tổ chức thương mại thế giới GDP: Tổng sản phẩm quốc nội DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước HTX: Hợp tác xã ĐCĐC: Định canh định cư NN và PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn LĐ, TB và XH: Lao động, Thương binh và xã hội BHXH: Bảo hiểm xã hội CNH: Công nghiệp hoá HĐH: Hiện đại hoá

doc110 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4897 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao (lấy ví dụ ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cao nhất. Hệ thống chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững phải bao quát trên mọi lĩnh vực, gắn chặt với nhiều chính sách khác nhau. Việc hoàn thiện chính sách này cần được đặt trong mối quan hệ tổng thể, hài hoà và được xem xét trên nhiều khía cạnh kinh tế - xã hội của vùng, của đất nước và gắn với quá trình hội nhập. Cần xác định mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững là chương trình mục tiêu quốc gia cần đạt được theo lộ trình, do vậy cần ưu tiên tập trung đầu tư mọi nguồn lực và vật lực cùng với sự khâu nối lồng ghép cao nhất. Trong mỗi chương trình, quyết định phê duyệt dự án thực hiện nhiệm vụ giảm nghèo đều có mục tiêu và bố trí nguồn lực đi cùng. Tuy nhiên trong quá trình thực thi cũng bộc lộ những khiếm khuyết và bất cập của các cơ chế chính sách đang được triển khai thời gian qua cần được hoàn thiện và lồng ghép tốt hơn nữa để chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững thực sự đi vào đời sống đồng bào các huyện miền núi vùng cao. Thực tế ở Quế Phong cho thấy, trong một số điều kiện cụ thể của các chương trình dự án trước đây thì nguồn lực thường không đáp ứng được yêu cầu thực hiên mục tiêu. Do vậy có nhiều công trình dang dở vì thiếu vốn, nhiều hạng mục chưa được xây dựng vì nguồn lực đầu tư không có. Việc đầu tư nhỏ giọt và thiếu đồng bộ thời gian qua đã gây ra những thất thoát lãng phí trong quá trình đầu tư chương trình giảm nghèo. Do nguồn vốn có hạn nên các chương trình dự án giảm nghèo Trung ương thường ghi vốn hỗ trợ là chủ yếu, còn lại yêu cầu địa phương cơ sở bỏ vốn vào đầu tư tiếp. Tuy nhiên thực tế những nơi đó là huyện nghèo, xã nghèo và thậm chí đầu tư giảm nghèo là cho tỉnh nghèo nên các nguồn vốn đầu tư tiếp là không có, do vậy địa phương cơ sở chỉ tận dụng vốn ngân sách đầu tư từ cấp trên Trung ương, còn địa phương không có vốn bỏ ra đầu tư thêm nên các công trình hoặc dở dang hoặc cố gò lại nhỏ đủ vốn Trung ương nên không phát huy hiệu quả như mong muốn. Có nơi thì đặt ra yêu cầu chỉ đầu tư xây dựng các công trình nhỏ tạm thời như vậy chỉ sau một vài mùa mưa nắng là công trình xuống cấp hư hỏng, nhất là các công trình giao thông, thuỷ lợi. Mặt khác việc đáp ứng vốn hỗ trợ ưu tiên cho sản xuất ban đầu đang bị xem nhẹ nên việc phát triển kinh tế nhanh và vững chắc chưa triển khai đồng bộ được. Các dự án đầu tư phát triển định canh định cư trước đây ở Quế Phong bước đầu đã đem lại hiệu quả để giúp đồng bào dân tộc ổn canh ổn cư bằng việc xâydựng hạ tầng thiết yếu cho các xã vùng dự án, cung cấp giống cây, con, vật tư phục vụ cho phát triển sản xuất của các hộ gia đình để yên tâm làm ăn không du canh du cư nữa. Tuy nhiên sau một thời gian đầu tư xây dựng thì còn nhiều công trình hạng mục dở dang trong khi thời gian thực hiện dự án theo quy định đã hết. Nguyên nhân chính là do nguồn lực đầu tư thực tế hàng năm không đáp ứng đủ yêu cầu dự án đã được duyệt, đã được cam kết trong quyết định phê duyệt dự án. Do vậy cần hoàn thiện việc đưa ra cơ chế chính sách phải kèm theo nguồn lực đầu tư đủ đáp ứng cho việc thực hiện mục tiêu của chương trình. Ví dụ nhu cầu xây dựng giao thông cho một huyện nghèo như Quế Phong đến 2015 cần được đáp ứng một khối lượng vốn đầy đủ như sau: Bảng 3.1: Nhu cầu xây dựng giao thông đến năm 2015 STT Nội dung Địa điểm đầu tư Năng lực thiết kế Vốn (tỷ đ) Tổng số 1.224,8 a Giao thông liên xã 172,0 1 Tuyến Bản Dốn Xã Mường Nọc- Đường Nhựa cấp VI, 10km 40,0 2 Phả Pạt Na khích Xã Cắm Muộn Đường Nhựa cấp VI, 15km 78,0 3 Tuyến Châu Thôn - Châu Thôn, Đường Nhựa cấp VI, 12km 54,0 b, Tuyến Liên thôn, bản 14,2 4 B¶n Luèng Xã Mường Nọc Đường Bê tông dài 2Km 0,7 5 B¶n Dèn- B¶n Na Pó Xã Mường Nọc Đường Bê tông dài 4Km 1,4 6 B¶n Dèn- B¶n C¾ng Xã Mường Nọc Đường Bê tông dài 2Km 0,7 7 B¶n Dèn- B¶n H¨n Xã Mường Nọc Đường Bê tông dài 2Km 0,7 8 B¶n T¸m- L«ng kh«ng Xã Mường Nọc Đường Bê tông dài 1,5Km 0,53 13 Nội bản NÆm S¸i Xã Quế Sơn Đường Bê tông dài 8Km 2,80 20 B¶n Cá Ngùu Xã Châu Thôn Đường Bê tông dài 3Km 1,05 24 PiÕng C¾m- Na Noi Xã Cắm Muộn Đường Bê tông dài 14Km 4,90 27 B¶n ChiÒng- TØn Pó Xã Q. Phong Đường Bê tông dài 2Km 0,70 30 B¶n Minh Ch©u- Xã Tri Lễ Đường Bê tông dài 2Km 0,70 c C«ng tr×nh cÇu treo 9,50 2 Cầu treo bản Đan Xã Tiền Phong Dài 90m 2,50 4 Cầu treo bản Mðo Xã Nậm Giải Dài 100m 4,00 5 Cầu treo bản Pón Xã Cắm Muộn Dài 90 m 3,00 d Vốn duy tu bảo dưỡng 10,00 (Nguồn: Đề án giảm nghèo nhanh và bền vữngNQ 30a huyện Quế Phong) Bố trí, sử dụng nguồn vốn vào các nội dung phát triển hợp lý: vốn đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách hàng năm từ các nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương và hỗ trợ từ ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn từ các chương trình, dự án, vốn ODA để ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội cho từng cấp. Với cấp huyện cần ưu tiên đầu tư cho xây dựng các trường trung học phổ thông, trường Dân tộc nội trú huyện có quy mô đáp ứng nhu cầu học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; cơ sở dạy nghề tổng hợp huyện; bệnh viện huyện, bệnh viện khu vực, trung tâm y tế dự phòng huyện đạt tiêu chuẩn; trung tâm dịch vụ tổng hợp về nông, lâm, ngư nghiệp; các công trình thủy lợi quy mô cấp huyện, liên xã; đường giao thông từ tỉnh đến huyện, từ trung tâm huyện tới xã, liên xã; các trung tâm cụm xã; Đối với cấp xã và dưới xã cần ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu bao gồm cả kinh phí sửa chữa, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng các công trình đã được đầu tư ở tất cả các xã trên địa bàn huyện như trường học, trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn; đường giao thông liên thôn, bản, đường vào các khu kinh tế, sản xuất tập trung; thủy lợi phục vụ tưới và tiêu cho sản xuất nông nghiệp (kênh mương nội đồng và thủy lợi nhỏ); điện phục vụ sản xuất và dân sinh; công trình nước sinh hoạt cả tập trung, phân tán, đào giếng, xây bể tuỳ từng vùng; xây dựng chợ trung tâm xã; trạm chuyển tiếp phát thanh xã; nhà văn hóa xã, thôn, bản; xử lý chất thải, tạo mặt bằng các cụm công nghiệp, làng nghề... Ngoài các nguồn vốn đầu tư phát triển chính thức của Nhà nước và thông qua nhà nước cần huy động tổng hợp nguồn lực để có nguồn vốn đầu tư đủ mạnh tập trung cho chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện miền núi vùng cao. 3.3.1.2- Xây dựng nhiều chương trình đặc thù cho từng lĩnh vực phát triển: Thực hiện chương trình giảm nghèo gồm nhiều chương trình dự án, mỗi chương trình dự án được xây dựng và triển khai đại diện cho một lĩnh vực như phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng, phát triển sản xuất, phát triển văn hoá, khôi phục và phục hồi bản sắc văn hoá dân tộc,... Các chương trình dự án chuyên ngành đặc thù này cần phát huy tốt nhất vai trò lĩnh vực của mình, khai thác và vận dụng tối đa lợi thế chuyên ngành của chương trình dự án đặc thù để xây dựng và hình thành được các yêu cầu mục tiêu mong muốn nhằm đáp ứng mục đích giảm nghèo nhanh và bền vững. Thời gian qua Chính phủ đã cho phép phê duyệt nhiều dự án đầu tư xây dựng hạ tầng chuyên ngành như giao thông, thuỷ lợi, điện với các công trình được đầu tư quy mô lớn, kiên cố phục vụ cho các huyện miền núi vùng cao. Các công trình này hoàn thành đã, đang và sẽ mang lại nhiều hiệu quả to lớn phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân miền núi. Huyện Quế Phong đang được đầu tư xây dựng các dự án chuyên ngành giao thông lớn như đường vành đai biên giới nối từ huyện Kỳ Sơn của tỉnh đi xuyên qua huyện nối tiếp với tỉnh Thanh Hoá, Sơn La để thông thương dọc theo biên giới Việt - Lào các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn La,... Công trình này được xây dựng kiên cố với hệ thống đường nhựa tiêu chuẩn cấp V, công trình kỹ thuật trên tuyến tiêu chuẩn H13 - X60 chống chịu được với khí hậu thời tiết và mưa lũ của vùng miền núi cao. Dự án này với chiều dài tuyến đường gần 100km đi qua địa bàn 8 xã đáp ứng nhu cầu đi lại giữ vững an ninh biên giới và thông thương giữa các xã với nhau, với tỉnh rất thuận lợi. Mai này khi dự án được xây dựng hoàn thành ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương tỉnh Nghệ An và các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu sẽ tạo nên một hệ thống giao thông hoàn chỉnh xuyên suốt dọc chiều dài biên giới Việt - Lào đáp ứng nhu cầu giao lưu thông thương các tỉnh và phục vụ tốt việc giữ gìn an ninh biên giới. Ngoài ra, dự án xây dựng giao thông Quốc lộ 48 của Chính phủ được triển khai cơ bản hoàn thành trên địa bàn huyện với chiều dài gần 100km tiêu chuẩn đường nhựa cấp V, công trình kỹ thuật trên tuyến (cầu, cống) vĩnh cửu nối liên hoàn đan xen với hệ thống đường vành đai biên giới đã nối thông thương thuận tiện được với tất cả các xã thị trấn trong huyện với nhau và với tỉnh. Hiện nay, trên địa bàn huyện đang xây dựng các dự án Thuỷ điện chuyên biệt lớn như cụm dự án Thuỷ điện Bản Cốc, Sao Va, Nhạn Hạc công suất 70 MW, dự án Thuỷ điện Hủa Na công suất 180 MW là những công trình lớn thu hút nhiều lao động địa phương để tạo công ăn việc làm lâu dài cho họ và tạo nguồn điện lớn cho đất nước cũng như làm thay đổi diện mạo của một huyện miền núi vùng cao trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đi đôi với phát triển hạ tầng, tỉnh Nghệ An có chương trình giảm nghèo cho các huyện miên núi vùng cao bằng hỗ trợ giống lúa, ngô lai cho sản xuất với mức hỗ trợ 70% giá giống cho các xã biên giới, 50% giá giống cho các xã còn lại. Tỉnh hỗ trợ chương trình đưa trâu, bò, lợn giống có năng suất cao về hỗ trợ cho các bản, các trang trại với định mức cứ một trang trại có từ 15 trâu bò cái thì hỗ trợ một trâu bò đực giống tốt, mỗi xã hỗ trợ hàng năm từ 5 đến 10 con lợn đực giống để phối giống cho toàn xã,... Chương trình này đã kích thích nhân dân tích cực đưa giống mới có năng suất cao chất lượng tốt vào sản xuất và đã tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm sản xuất nuôi ssống gia đình và có hàng hoá mua bán trao đổi... Như vậy những chương trình dự án đặc thù trên đã góp phần giải quyết giảm nghèo nhanh và bền vững. Việc xây dựng các dự án chuyên ngành cũng cần nhiều vốn đầu tư như huyện Quế phong đã dự kiến nhu cầu cho xây dựng thuỷ lợi đến 2015 toàn huyện như sau: Bảng 3.2: Kế hoạch xây dựng thuỷ lợi đến năm 2015 STT Nội dung Địa điểm đầu tư Năng lực thiết kế Giai đoạn 2011-2015 T.số (tỷ đ) II Thủy lợi 157.3 a Sửa chữa 11.8 3 Sửa chữa đập hồ chứa Tiên Phong 9,8 Ha 1.0 4 Sửa chữa nâng cấp đập bản Dốn Mường Nọc 27,6 ha 1.0 5 Sửa chữa nâng cấp đập Pà Kím Hạnh Dịch 9,6 ha 1.5 6 Sửa chữa đập Tạ Lín Tiền Phong 3,3 ha 0.5 17 Sửa chữa nâng cấp kênh N4 Ná Phí Mường Nọc 60,7 ha 4.0 18 Sửa chữa kênh N4 Quế Sơn 32 ha 0.8 19 Nâng cấp kênh N9 Nậm Giải 102,4 ha 3.0 b, Xây Dựng mới 135.5 1 Hệ thống thủy lợi Nậm Tột Châu Thôn 160 ha 60.0 2 Thủy lợi Nậm Việc Tiền Phong 500 ha, trong đó 250 ha ruộng nước 50.0 3 Hệ thống kênh nhánh thủy lợi Truông Bành Quế Sơn 100 ha 10.0 4 Hệ thống thủy lợi Minh Châu Tri Lễ 78 ha 6.0 5 Guồng nước 120 cái Tiền Phong 71 ha 2.0 7 Đập, kênh mương Na Câng Thông Thụ 15.0 2.5 8 Đập tràn Đỉn đảnh Châu Thôn 17,6 ha 2.0 Đập hồ chứa Bản Cào Quang Phong 7 ha 1.7 9 Đập Pà Kỉm Hạnh Dịch 7,7 ha 1.3 c Vốn duy tu các công trình thủy lợi xây dựng mới 10.0 (Nguồn: Đề án giảm nghèo theo NQ 30a huyện Quế Phong 2008) Tuy nhiên việc triển khai xây dựng và đưa vào thực hiện các chương trình dự án chuyên biệt đặc thù riêng theo từng lĩnh vực thời gian qua chưa được nhiều và có một số dự án đang chỉ mang tính hình thức, chưa đủ nguồn lực đầu tư mạnh để thực hiện mục tiêu đề ra. Cùng với thời gian cần có nhiều chương trình dự án chuyên biệt hơn nữa để góp phần thực hiện mục đích giảm nghèo nhanh và thực sự bền vững về đích sớm hơn. Đẩy nhanh thực hiện quy hoạch các điểm dân cư ở những nơi có điều kiện và những nơi thường xảy ra thiên tai; nâng cao hiệu quả đầu tư Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh chính sách hỗ trợ cộng đồng diện rộng việc khoán chăm sóc bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất. Hộ gia đình nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên là rừng sản xuất có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng) được hưởng tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha/năm; Chính sách này từ trước đến nay đang khoanh lại cho các chương trình dự án đầu tư theo các quyết định số 327/CP, 661/TTg cho các nông lâm trường do nhà nước quản lý, còn các hộ nông dân miền núi nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng theo quyết định số 163/CP của Chính phủ thì không được hưởng một chế độ gì. Do vậy cần tăng cường hỗ trợ cho các hộ gia đình nhận khoán giao đất giao rừng chăm sóc bảo vệ rừng cũng đều được hưởng chính sách tối thiểu như các chương trình dự án hỗ trợ cho các nông lâm trường. Mặt khác cần nhìn nhận việc giữ rừng, bảo vệ rừng là cực kỳ quan trọng và cần dành nhiều công sức tâm huyết, mức hỗ trợ trên đang là rất nhỏ nếu so với công sức thực sự của người dân bổ ra để chăm sóc bảo vệ rừng, do vậy cần có chính sách hỗ trợ cao hơn mức 200.000đ/ha như hiện nay, theo thiết nghĩ của bản thân mức này nên ở vào khoảng 500.000 đồng/ha. Vẫn biết rằng tăng mức đầu tư 300.000 đồng/ha và đầu tư đại trà cho hàng triệu héc ta rừng cần chăm sóc bảo vệ thì sẽ cần một nguồn kinh phí rất lớn hàng năm từ nguồn ngân sách, tuy nhiên nếu xét về hiệu quả đầu tư và bảo vệ môi trường thì đầu tư cho chăm sóc bảo vệ rừng tự nhiên, rừng trồng đã có sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với trồng rừng mới. Gắn với quá trình giao rừng cho hộ gia đình, đến khi rừng có thu hoạch thì hộ gia đình được giao rừng sản xuất (các loại rừng sau khi quy hoạch lại là rừng sản xuất, nhưng không thuộc loại rừng được khoán chăm sóc, bảo vệ theo hạng mục rừng phòng hộ, đầu nguồn) được hưởng toàn bộ sản phẩm trên diện tích rừng sản xuất được giao và trồng; Hộ gia đình đựoc giao đất để trồng rừng sản xuất theo quy hoạch được hỗ trợ lần đầu giống cây lâm nghiệp theo quy trình trồng rừng sản xuất 05 triệu đồng/ha. Mức hỗ trợ 02 triệu đồng/ha trước đây là quá thấp không đủ trang trải chi phí tối thiểu về cây giống cho người trồng rừng. Cần xác định để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững thì phải đi từ sản xuất, do vậy cần quan tâm đầu tư hỗ trợ cao và đồng bộ thời gian đầu cho những người lao động sản xuất nông nghiệp. Đối với hộ nghèo nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, được giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất và được hỗ trợ lương thực hàng tháng trong giai đoạn đầu chưa tự túc được lương thực, chưa có sản phẩm từ rừng. Các hộ gia đình được hỗ trợ kinh phí ban đầu để tận dụng tạo đất sản xuất lương thực trong khu vực diện tích nhận khoán chăm sóc, bảo vệ, rừng và đất được giao để trồng rừng sản xuất, hỗ trợ kinh phí xây dựng ruộng bậc thang làm lúa nước, mua giống cá, gia súc, gia cầm chăn nuôi và cải tạo đồng cỏ, mặt nước chăn nuôi; Đặc biệt đối với vùng sản xuất khó khăn cần phải chuyển đổi cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao cho phù hợp thì Nhà nước hỗ trợ ban đầu toàn bộ chi phí một lần giống, phân bón, thuốc phòng trừ sâu dịch bệnh và kỹ thuật chuyển giao cho nông dân. Để giúp nông dân các huyện nghèo ổn định nhanh chóng chương trình sản xuất theo hướng giảm nghèo bền vững cần tăng cường hỗ trợ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các huyện nghèo để xây dựng các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thành những trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn tín dụng để sản xuất. Chẳng hạn nhu cầu vốn tín dụng cho huyện nghèo Quế Phong đến 2020 như sau: Bảng 3.3: Tổng hợp nhu cầu vốn tín dụng Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Tổng số Năm 2009 Năm 2010 2011-2015 2020 1 2 3 4 5 6 7 TỔNG CỘNG 500.945 37.125 91.82 196 176 1 Vay vốn mua gia súc, gia cầm, giống thuỷ sản 45 10 10 20 5 3 Vay vốn phát triển sản xuất nông nghiệp 50 10 10 20 10 4 Vay vốn đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản nông sản 41 1 15 10 15 Vay vốn phát triển TTCN 2.125 0.025 0.1 1 1 5 Vay xóa nhà tạm bợ các hộ nghèo theo Quyết định 167 23.32 9.6 13.72 Vốn vay xuất khẩu lao động 169.5 6.5 13 75 75 Vay tạo việc làm 30 70 70 (Nguồn: Đề án giảm nghèo theo Nghị quyết 30a huyện Quế Phong) Ưu tiên bố trí kinh phí khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cao gấp 2 lần so với mức bình quân chung các huyện khác; hỗ trợ 100% giống, vật tư cho xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; người dân tham gia đào tạo, huấn luyện được cấp tài liệu, hỗ trợ tiền ăn ở, đi lại, mỗi thôn, bản được bố trí ít nhất một suất trợ cấp khuyến nông (gồm cả khuyến nông, lâm, ngư) cơ sở. Thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững của Chính phủ theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, huyện Quế Phong đã xây dựng kế hoạch và được phê duyệt dự toán thực hiện chương trình hỗ trợ sản xuất năm 2009 là 8.747,650 triệu đồng để thực hiện các hạng mục: hỗ trợ mua giống bò chăn nuôi 237 con 1.422 triệu đồng, hỗ trợ làm 2000 chuồng nuôi trâu bò nhốt 2.000 triệu đồng, xây dựng 19 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 380 triệu đồng, hỗ trợ khai hoang 140 ha ruộng nước 1.403 triệu đồng, phục hoá 300 ha ruộng nước 1.503 triệu đồng, hỗ trợ kinh phí bảo vệ 3.885 ha rừng với 423 hộ tham gia 388 triệu đồng, hỗ trợ gạo cho đồng bào nghèo trồng rừng và vùng biên giới thiếu lương thực 155.720 kg,... Tuy nhiên nguồn kinh phí này mới được duyệt cuối năm 2009 và chưa đưa kịp được về với đồng bào để hỗ trợ kịp thời đời sống cho nhân dân trong năm, mặt khác nguồn kinh phí này được duyệt theo định mức ở mức hỗ trợ chưa đáp ứng đủ yêu cầu tối thiểu cho đồng bào nên cuộc sống ban đầu của người dân tham gia sản xuất theo chương trình giảm nghèo nhanh bền vững vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Một nội dung quan trọng của công cuộc giảm nghèo bền vững là cần khuyến khích, tạo điều kiện và có chính sách ưu đãi thu hút các tổ chức, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ở địa bàn, nhất là việc tuyển chọn, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất ở các huyện nghèo. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện nghèo để vừa phát triển kinh tế, vừa là tấm gương đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, thu hút lao động tại chỗ, vừa thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Các doanh nghiệp, trang trại này được hưởng các ưu đãi đặc biệt của Nhà nước để phát triển nhanh. Một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi vùng cao là phải quan tâm đào tạo dạy nghề cho người lao động có tay nghề, có kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất để họ chính là những chủ nhân vươn lên làm giàu trong tương lai. Có chính sách giáo dục, đào tạo, nâng cao mặt bằng dân trí: bố trí đủ giáo viên cho các huyện nghèo; xây dựng trường Dân tộc nội trú cấp huyện theo hướng liên thông với các cấp học ở huyện để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ tại chỗ cho các huyện nghèo; tăng cường, mở rộng chính sách đào tạo ưu đãi theo hình thức cử tuyển và theo địa chỉ cho học sinh người dân tộc thiểu số, ưu tiên các chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, y tế, kế hoạch hóa gia đình, đào tạo giáo viên thôn, bản, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Tăng cường dạy nghề gắn với tạo việc làm, tổ chức dạy nghề tại chỗ cho lao động nông thôn về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ngành nghề phi nông nghiệp; dạy nghề tập trung để đưa lao động nông thôn đi làm việc tại các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động. 3.3.2- Hoàn chỉnh các loại quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện: Thời gian qua, huyện Quế Phong nói riêng và các huyện miền núi vùng cao nói chung về cơ bản đã có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên một thực tế diễn ra là các huyện đang không thực hiện được theo quy hoạch đã duyệt do chủ quan của địa phương và do cả khách quan đưa lại. Do vậy nhiều tiềm năng bị lãng phí hoặc có những nội dung đầu tư phát triển lại chồng chéo lên nhau trong một vùng, một lĩnh vực không theo quy hoạch. Vì thế cần nghiêm túc xác định quy hoạch rõ ràng cho tương lai và thực hiện theo đúng quy hoạch đã duyệt. Xây dựng nhanh các quy hoạch chi tiết phát triển cây, con trong nông nghiệp cho các huyện và thực hiện đúng, đủ theo yêu cầu quy hoạch chi tiết đề ra. Đặc biệt khẩn trương thực hiện quy hoạch đưa dân ven sông suối ra khỏi vùng lũ ống lũ quét hàng năm lên vùng đất cao và ổn định vùng sản xuất mới. Bài học về trận lũ quét kinh hoàng tháng 10/2007 làm chết 14 người, cuốn trôi nhiều nhà cửa, tài sản ở các làng bản ở xã Nậm Giải huyện Quế Phong dọc theo hai bên bờ sông Nậm Giải vẫn còn là nỗi đau còn đó nhắc nhở chúng ta phải nhanh chóng thực hiện chương trình định canh định cư mới cho nhân dân để dân ổn cư yên tâm sản xuất vươn lên chiến thắng đói nghèo. Trong việc thực hiện quy hoạch cần ư tiên thực hiện ngay quy hoạch chi tiết phát triển nông, lâm nghiệp, vì đó là sự thể hiện lao động và là thu nhập cũng như đảm bảo đời sống hang ngày cho bà con các dân tộc miền núi vùng cao. Có hướng thay đổi cơ cấu đầu tư cho ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp sang sản xuất và hưởng thu nhập từ rừng. ở những nơi khó khăn sản xuất ruộng nước. Thực tế cho thấy ở các huyện miền núi vùng cao, việc khai hoang phục hoá đất bằng để làm ruộng nước phải tốn rất nhiều công sức và tiền của. Huyện Quế Phong là huyện miền núi vùng cao nhưng có diện tích lúa nước tương đối nhiều (hơn 2000ha), mặc dầu vậy tập quán và tâm lý người dân vẫn muốn khai hoang để làm ruộng nước vì đó là thói quen canh tác. Ruộng khai hoang thường manh mún ở cạnh khe suối để tận dụng nguồn nước nên khả năng tập trung đầu tư thâm canh chăm sóc rất hạn chế, sản xuất theo lối quảng canh nên năng suất hàng năm là không cao. Còn nếu tập trung khai hoang đất bằng quy mô lớn thành ruộng nước thì chi phí sẽ rất cao và phải sau rất nhiều năm thành ruộng mới đem lại chất lượng tốt năng suất cao được. Qua các năm chỉ đạo huyện Quế Phong đã đề chủ trương: tập trung khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng, tiến tới lấy mục tiêu đất rừng làm vốn sống cho nhân dân ở những nơi không có ruộng nước mà không đặt mục tiêu đầu tư khai hoang ruộng nước bằng mọi giá. Người dân canh tác trên đất rừng bằng cách trồng rừng lấy tiền công theo chương trình dự án và các doanh nghiệp hỗ trợ vốn, dân khoanh nuôi bảo vệ rừng theo chương trình 163/CP đã giao cho họ và có quyến khai thác bán các sản vật từ rừng được giao. Đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc trâu bò chăn thả có quản lý trên rừng. Nguồn thu nhập được từ rừng và từ chăn nuôi sẽ là nguồn để quy đổi lấy lương thực và các nhu cầu thiết yếu khác. Và thực tế việc làm này mang lại hiệu quả thiết thực cho nhân dân, đỡ mất công sức hơn nhiều trong việc loay hoay tìm cái ăn từ khai hoang ruộng nước. Do vậy theo tôi các huyện miền núi vùng cao nên tập trung đi theo hướng sản xuất này sẽ mang lại hiệu quả thiết thực. 3.3.3- Đẩy mạnh công tác “xã hội hoá đầu tư” cho XĐGN: Thời gian qua công tác xã hội hoá đầu tư cho công cuộc xoá đói giảm nghèo đã được các cấp từ Trung ương đến địa phương phát động rộng rãi và được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm và ủng hộ mạnh mẽ. Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ đã có nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký đỡ đầu hỗ trợ các huyện nghèo cung cấp vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ vốn để xoá nhà dột nát tạm bợ, đưa lao động đi đào tạo và bố trí việc làm cho con em các huyện nghèo, cung cấp tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất. Thực hiện chương trình Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP trên địa bàn Nghệ An đã có 8 tổng công ty, doanh nghiệp nhận giúp đỡ 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong (là 3 huyện được hỗ trợ đầu tư trong tổng số 61 huyện nghèo của cả nước theo chương trình Nghị quyết 30a/CP) để thực hiện hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, giải quyết việc làm cho lao động,... với số tiền cam kết hỗ trợ là 85,66 tỷ đồng. Đến hết năm 2009 các doanh nghiệp đã chuyển số tiền hỗ trợ cho 3 huyện là 17,36 tỷ đồng. Quế Phong đề nghị các Doanh nghiệp lớn nhận giúp đỡ hỗ trợ xây dựng nhw sau: Bảng 3.4: Danh mục kêu gọi các Doanh nghiệp đầu tư Đơn vị: tỷ đồng STT Danh mục Địa điểm xây dựng Thời gian KH-HT Năng lực TK Tổng số I Xóa nhà dột nát tạm bợ 26.1 1 Xóa nhà dột nạt tạm bợ cho theo Quyết định 167 13xã thuộc chương trình 2009 - 2010 3.727 hộ, 26.09 II Ngành Gi¸o dôc vµ §µo t¹o 46.10 1 Xây dựng nhà ở cho giáo viên 12 xã 2015 300 phòng, 33.4 2 XD nhà nội trú học sinh 12 xã 2015 130 phòng ở 12.7 III Ngµnh Y tÕ 12.00 1 Nhà ở Bác sỹ 10 xã 2010-2015 Làm mới 5.00 2 Trạm y tế xã 7 xã 2010-2015 XD mới 7.00 IV Các ngành sản xuất 17.0 1 XD nhà máy gạch Tuynen Xã Tiền Phong 2011-2012 2 triệu viên/ 5.0 2 XD NM CB dăm bột giấy Khu CNN 2012-2015 CS 10.000 5.0 3 Đầu tư khai thác đá xây dựng Các xã 2011-2015 500.000m3 7.0 V Các công trình dân sinh 19.5 1 Cầu treo bản Đan Xã Tiền Phong 2,010 Dài 190m 8.50 2 Cầu treo bản Cãng Xã Nậm Giải 2,010 Dài 100m 4.00 3 Cầu treo bản Mờ Xã Nậm Giải 2,015 Dài 100m 4.00 4 Cầu treo bản Pón Cắm Muộn 2,015 Dài 90 m 3.00 Tổng cộng 94.6 (Nguồn: Đề án giảm nghèo theo Nghị quyết 30a huyện Quế Phong) Tuy nhiên việc hỗ trợ đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp đang ở mức vừa tự nguyện vừa có sự vận động và chỉ định của Nhà nước. Và số tổ chức doanh nghiệp vào cuộc chưa thực sự rộng rãi và mang tính phổ biến, các lĩnh vực đầu tư và hỗ trợ chưa mang tính chuyên sâu cao. Do vậy, cần tiếp tục vận động và có sự ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ hơn nữa của các tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm cho công cuộc xoá đói giảm nghèo. Sự hỗ trợ và đầu tư cần đi vào cụ thể hơn chuyên sâu hơn để giúp đỡ các huyện, các địa phương nhận được những cái thực sự họ cần cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Chẳng hạn Nhà nước phối hợp với các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tăng cường hỗ trợ phục hồi, khôi phục bản sắc văn hoá dân tộc, các di tích văn hoá lịch sử để người dân hướng về cội nguồn, tự hào với truyền thống lịch sử của quê hương dân tộc mình để từ đó tạo niềm tin, sự hứng khởi hăng say lao động sản xuất và chung tay xây dựng bản mường giàu đẹp. Đi kèm với sự hỗ trợ kinh phí, các tổ chức tài trợ cần có kế hoạch bố trí cán bộ giúp đỡ các huyện thực hiện được mục tiêu hỗ trợ đơn vị mình. 3.3.4- Tuyên truyền vận động các hộ nghèo tích cực thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững: Để thực hiện được mục tiêu giảm nghèo nhanh và biền vững đòi hỏi cả cộng đồng vào cuộc, tuy nhiên chủ thể trung tâm để tiếp nhận và hưởng ứng tích cực chương trình phải là các hộ dân được thụ hưởng chương trình xoá đói giảm nghèo, từ đó họ phải tự nỗ lực vươn lên để thoát nghèo. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của các hộ dân mà chính nội tại người dân cần được xoá đói giảm nghèo lại là nguyên nhân chính. Sinh ra và lớn lên giữa vùng rừng núi trập trùng ít được đi xa, do điều kiện địa lý địa hình hiểm trở khó khăn cùng với đời sống quá khó khăn nên đa số người lao động không được học hành đến nơi đến chốn, trình độ học vấn có hạn, trình độ chuyên môn gần như không có, chưa được đạo tạo tập huấn nên người lao động vùng miền núi dân tộc các huyện vùng cao thiếu kiến thức chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cho phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, chưa được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, làm ăn dựa theo bản năng kinh nghiệm nên năng suất chất lượng cây trồng vật nuôi không phát triển, dịch bệnh thiên tai đe doạ thường xuyên làm cho đời sống nhân dân miền núi vùng cao luôn luôn gặp nhiều khó khăn vất vả. Cùng với thời gian và điều kiện sống đã khiến cho tư duy sản xuất làm ăn lớn trong họ không hình thành được dẫn đến hiện tượng bảo thủ trì trệ trong cách nghĩ cách làm, không chịu khó suy nghĩ, không chịu đầu tư công sức vốn liếng vào sản xuất mà chỉ canh tác theo kiểu quảng canh được chăng hay chớ. Thực tế chỉ đạo sản xuất hàng năm trên địa bàn huyện Quế Phong cho thấy mặc dù được chỉ đạo, hướng dẫn khuyến cáo nhiều về kỹ năng, phương pháp sản xuất mới, tiến bộ kỹ thuật mới hiệu quả chất lượng sẽ đạt được cao hơn nhưng người dân không chịu áp dụng. Hàng năm huyện Quế Phong có khoảng 150 ha ruộng có nguy cơ khô hạn tuy đã được khuyến cáo nên chuyển đổi cơ cấu màu vụ chuyển sang làm màu (ngô, khoai) cần ít nước hơn chứ không nên cấy lúa nhưng tư duy sản xuất của người dân vẫn quen với việc cấy lúa nên họ vẫn cố cấy cây lúa xuống ruộng mặc dù ruộng đó khô hạn và sẽ không cho thu hoạch. Cây lúa cấy xuống hàng năm theo thói quen cấy chay không có chăm bón đầu tư nên năng suất không cao mặc dù đã đươợckhuyến cáo nhiều. Nguồn phân bón hữu cơ như phân chuồng, phân xanh ở trong làng bản do nuôi nhiều trâu bò nên đủ cung cấp cho đồng ruộng nhưng do thói quen thiếu chịu khó nên rất ít đồng ruộng được chăm bón bằng phân hữu cơ. Một nguyên nhân quan trọng là sự thụ động, ỷ lại, chờ đợi trông chờ vào sự trợ giúp của nhà nước, sự giúp đỡ từ cộng đồng của những người dân nghèo sở tại. Ngoài một số nguyên nhân bất khả kháng do bệnh tật, thiên tai làm khánh kiệt gia sản và đẩy một số hộ dân vào nghèo khó thì cơ bản các hộ nghèo đói lại là những hộ không biết cách thức làm ăn, không chịu khó lao động sản xuất, sống dựa dẫm ỷ lại, trông chờ sự cưu mang cứu giúp của cộng đồng, của Nhà nước. Vừa không chịu khó lao động sản xuất nên đồng ruộng không được chăm sóc thâm canh, khi bị sâu bệnh không lo mua thuốc phun trừ dập dịch mà chờ đợi xem nhà nước có hỗ trợ gì không, dẫn đến cuốí vụ không có thu hoạch; thậm chí có vụ lúa chín rũ ngoài đồng nhưng không chịu thu hoạch do trời mưa nên bà con ngại ra đồng, trong khi vẫn biết rằng nếu không thu hoạch kịp thời thì mưa lũ ập đến cuốn trôi hết thành quả lao động của mình bỏ ra trong cả vụ. Và thực tế những vụ đó lũ lụt đã cướp đi mùa màng của nông dân. Chăn nuôi trâu bò thì đem thả rông trên rừng không chăn dắt bảo quản mất còn không hay, dịch bệnh xảy ra không biết để mà chữa trị, đến khi trâu bò bị mất, bị chết vì bệnh dịch trên rừng cả tháng gia chủ mới biết. Những điều đó chứng tỏ một tư duy cũ của người dân nghèo khổ vùng cao là thờ ơ, bàng quan không quan tâm cả đến thành quả lao động sản xuất của mình đã bỏ ra, không biết xót xa với những kết quả lao động sẽ bị thiên tai dịch bệnh sắp cướp đi mà nếu mình ra tay gắng sức thêm thì sẽ thu hồi lại được. Làm việc với tinh thần được chăng hay chớ của những người dân nghèo vùng cao như vậy chắc chắn không đem lại hứa hẹn của một cuộc sống ấm no vĩnh viễn cho gia đình và cho cả cộng đồng. Do vậy phải xác định tư tưởng và trách nhiệm cho chính những người được XĐGN, yêu cầu họ nhìn nhận nghiêm túc vai trò vị trí của mình trong công cuộc XĐGN này và phải tự vươn lên để thoát nghèo. Nhà nước và các tổ chức, nhà hảo tâm chỉ cho họ cần câu, còn muốn có cá ăn thì người nghèo phải tự câu lấy. Các hộ dân nghèo phải hăng hái và tích cực lao động sản xuất cùng với sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước để nhanh chóng được thoát nghèo. Để tăng cường sự giúp đỡ các hộ nghèo cần phải đẩy mạnh vai trò giúp đỡ hỗ trợ của các tổ chức được phân công hướng dẫn xoá đói giảm nghèo cho các hộ dân. Quá trình giảm nghèo để mang lại kết quả bền vững cần phải có sự đầu tư tiếp tục và chỉ đạo quyết liệt từ mọi cấp mọi ngành, đặc biệt là vai trò chỉ đạo điều hành tổ chức thực hiện ở cấp huyện và cơ sở. Ở cấp huyện đã có sự phân công các ban phòng, các tường học, tổ chức trên địa bàn huyện mỗi đơn vị giúp đỡ hướng dẫn xóa nghèo cho một số hộ. Cách thức chính là khảo sát hộ và hướng dẫn hộ cách làm ăn, vay vốn, chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp, bởi trình độ và sự năng động cũng như kinh nghiệm làm ăn của các hộ nghèo còn rất thấp cần sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình theo phương thức cầm tay chỉ việc. Thời gian qua ở huyện Quế Phong đã có một số đơn vị làm tốt việc hướng dẫn giúp đỡ hộ nghèo. Tuy nhiên nhiều bộ phận đang hưởng ứng và chấp hành một cách miễn cưỡng, hình thức. Do vậy cần tăng cường sự chỉ đạo của chính quyền cấp huyện để yêu cầu các tổ chức đơn vị được phân công giúp đỡ hộ nghèo vào cuộc môt cách đích thực, có cam kết và có chương trình công tác cụ thể để giúp đỡ hộ nghèo, cuối năm có đánh giá kiểm tra kết quả xoá nghèo tại hộ và kết quả công tác của đơn vị giúp đỡ để làm tiêu chí đánh giá hoàn thành nhiệm vụ công tác của đơn vị đó. Có như vậy kết quả giảm nghèo sẽ nhanh hơn và đi theo được hướng giảm nghèo bền vững hơn. 3.3.5- Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ địa phương cơ sở: Thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở các xã miền núi vùng cao rất đáng quan ngại. Hầu hết là những người trưởng thành từ phong trào lao động sản xuất tại địa phương, được bổ túc chương trình đào tạo chính trị, chương trình quản lý chuyên môn kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo từ các trường chuyên nghiệp nhưng thực sự lĩnh hội kiến thức chuyên môn kỹ thuật cũng chưa được nhiều vì cơ bản là cử tuyển vào trường chuyên nghiệp để ra trường về phục vụ lại địa phương và bản lĩnh chính trị chưa vững vàng. Do vậy công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ cơ sở là vấn đề rất cần thiết. Cần thực hiện nhanh chương trình đào tạo cán bộ xã nghèo do Nghị quyết 30a vạch ra là: Tăng cường chính sách đào tạo cán bộ tại chỗ, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, cán bộ y tế cơ sở cho con em ở các huyện nghèo tại các trường đào tạo của Bộ Quốc phòng; ưu tiên tuyển chọn quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là người của địa phương để đào tạo, bổ sung cán bộ cho địa phương. Có chính sách đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở; tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho đội ngũ cán bộ cơ sở thôn, bản, xã, huyện về kiến thức quản lý kinh tế - xã hội; xây dựng và quản lý chương trình, dự án; kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch. Thực hiện chính sách luân chuyển và tăng cường cán bộ tỉnh, huyện về xã đảm nhận các cương vị lãnh đạo chủ chốt để tổ chức triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đối với các huyện nghèo; Việc thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội tại các huyện, xã miền núi vùng cao thành công nhanh chóng phụ thuộc nhiều vào trình độ năng lực chỉ đạo điều hành của đội ngũ cán bộ và đặc biệt là ở tâm huyết, trăn trở, trách nhiệm với công việc được giao phó. Tự bản thân mỗi cán bộ cần phải rèn luyện và cống hiến để được nhân dân khẳng định rằng mình là người không bàng quan, thờ ơ với nhiệm vụ được giao. Người cán bộ cơ sở cần gạt bỏ thói quen cố hữu trong đầu là làm việc được chăng hay chớ, thiếu trách nhiệm với kết quả công việc chưa đạt được và lãnh cảm cả với nỗi khốn khó của cộng đồng đang hàng ngày hiện hữu. Khi đã xác định được trách nhiệm và có tâm huyết với công việc thì mỗi một cán bộ sẽ có phương pháp làm việc tốt hơn, đầu tư nhiều công sức hơn cho công việc được giao. Tuy nhiên không chỉ nhìn nhận cán bộ ở giác độ tự giác mà phải có nội quy quy định chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm cán bộ với công việc được giao, đánh giá cán bộ bằng mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao cả về thời gian và chất lượng công tác. Có quy định khen thưởng cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ và có chế tài xử lý khi cán bộ vi phạm, không hoàn thành nhiệm vụ. Đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ từ cấp huyện đến cơ sở, một điều hết sức quan tâm là cần có chế độ đãi ngộ thích đáng cho đội ngũ cán bộ địa phương cơ sở. Đội ngũ cán bộ cơ sở làm việc về cơ bản là nhiệt tình, có tâm huyết nhưng chế độ đãi ngộ thời gian vừa qua là thấp. Có những cán bộ khuyến nông xã bản, cán bộ thú y bản được hưởng trợ cấp 100.000 đồng đến 120.000 đồng/tháng. Cán bộ nông nghiệp chỉ đạo suốt ngày quần quật với lo lắng chỉ đạo công tác phân giống, sâu bệnh cho dân nhưng chỉ được hưởng mức trợ cấp hàng tháng 300.000 đồng đến 5000.000 đồng/tháng. Chế độ đó không đủ nuôi sống cán bộ nên bắt buộc họ phải làm thêm nhiều việc khác để kiếm sống, nhiều lúc phải sao nhãng với công việc được giao để lo đi kiếm thêm miếng cơm manh áo cho bản thân và gia đình mình trước. Hàng năm Nhà nước tuy có sự điều chỉnh trợ cấp cho cán bộ cơ sở nhưng không đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Do vậy cần có chế độ đãi ngộ thích đáng hơn cho cán bộ cơ sở để cán bộ cơ sở, cán bộ chuyên môn có thể phấn khởi hơn, yên tâm hăng say công tác cống hiến cho công việc được nhiều hơn để cùng với nhân dân đưa các huyện miền núi vùng cao nhanh chóng giảm nghèo bền vững. Thực hiện chế độ trợ cấp ban đầu đối với cán bộ thuộc diện luân chuyển; có chế độ tiền lương, phụ cấp và chính sách bổ nhiệm, bố trí công tác sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Có chính sách hỗ trợ và chế độ đãi ngộ thỏa đáng để thu hút khuyến khích trí thức trẻ về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện nghèo. Nhanh chóng đưa mối liên kết "bốn nhà": nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông vào thực tiễn sản xuất và phát triển của các huyện miền núi vùng cao. Vai trò Nhà nước được tăng cường nhưng rất cần sự vào cuộc của các nhà khoa học bằng các thử, thực nghiệm và khuyến cáo áp dụng tiến bộ kỹ thuật, rất cần sự đầu tư hỗ trợ và tạo đòn bẩy kích thích từ các nhà Doanh nghiệp đầu tư vào các huyện miền núi vùng cao để nhân dân nghèo được cùng hưởng lợi và làm theo. Có sự phối hợp đồng bộ như vậy thì nhà nông, nhà nghèo mới nhanh chóng thoát nghèo và thoát nghèo bền vững. 3.3.6- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững. Cùng với việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện vùng cao thì việc chấp hành kỷ cương phép nước và tuân thủ các quy định của pháp luật có lúc có nơi còn bị vi phạm. Do cùng lúc tiến hành đầu tư xây dựng phát triển nhiều chương trình, công trình nên việc quản lý của các cơ quan chức năng có lúc bị buông lỏng hoặc không đáp ứng được yêu cầu kiểm tra giám sát thường xuyên. Do vậy đã có những công trình bị hư hỏng ngay trong quá trình thi công, có những công trình bị chậm trễ tiến độ, có những công trình bị thất thoát, lãng phí,... Huyện Quế Phong đã có những tuyến đường huyết mạch được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ODA, trái phiếu chính phủ nhưng đã bị chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm gây khó khăn lớn cho phát triển sản xuất, xã hội như đường giao thông Hạnh Dịch đi Mường Đán dài 12km với tổng mức đầu tư 25 tỷ đồng, đường giao thông Châu Thôn đi Quang Phong dài 15km với tổng mức đầu tư 40 tỷ đồng,...Công trình thuỷ lợi Minh Châu không phát huy tác dụng khi không đưa được nước về tưới cho khu kinh tế mới Minh Châu là nơi đưa 120 hộ đồng bào dân tộc HMông xuống núi để làm ăn sản xuất không phá rừng làm rẫy. Nguyên nhân là do giải phóng mặt bằng chậm, kéo dài thời gian thi công nên trượt giá chưa xây dựng lại được phương án bù giá, do nhà thầu không khẩn trường thi công theo quy định, do khâu khảo sát thiết kế không đáp ứng yêu cầu,... Từ đó cần chấn chỉnh nhanh việc quản lý đầu tư và siết chặt kỷ cương, có những chế tài xử phạt nghiêm khắc để ổn định tình hình đầu tư phát triển. Ban hành các quy định về đầu tư, đấu thầu, cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù và năng lực tổ chức thực hiện ở các huyện nghèo; Kiên quyết loại bỏ các nhà thầu thi không không đáp ứng năng lực, xử lý và thay thế các cán bộ các ban quản lý dự án không cáo năng lực và có hành vi nhũng nhiễu, nêu yêu cầu cao cho cán bộ địa phương cơ sở trong việc giao trách nhiệm giám sát quản lý các chương trình đầu tư cho xã và có chế tài xử phạt nghiêm túc dành cho cán bộ khi không hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt với các dấu hiệu vi phạm tham nhũng, làm trái, gây thất thoát, nhũng nhiễu tham ô phải được phát hiện sớm và kiên quyết xử lý kịp thời, kỷ luật thích đáng để lấy lại lòng tin cho nhân dân và kích thích mọi tầng lớp hăng say hơn nữa trong sản xuất và xây dựng quê hương giàu đẹp. Quy định rõ trách nhiệm các cấp ngành trong tổ chức thực hiện: Chính phủ quyết định các mức hỗ trợ và khi cần thiết sửa đổi các mức hỗ trợ quy định với yêu cầu phải thực sự phù hợp với tình hình thực tế từng giai đoạn. Các chính sách ưu đãi đầu tư được xây dựng và ban hành không được trùng chéo lẫn nhau giữa các chương trình và giữa các thời gian. Nếu trùng với các chính sách ra sau nhưng với mức ưu đãi khác nhau thì hưởng theo mức ưu đãi cao nhất. Tất cả các xã thuộc các huyện nghèo đều được hưởng các cơ chế, chính sách quy định như đối với xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2. Trung ương giao cho Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ định hướng cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân ở từng thôn, bản, xã và căn cứ vào nguồn lực từ các chương trình, dự án trên địa bàn để quyết định bố trí đầu tư cụ thể, bảo đảm đầu tư đồng bộ và hiệu quả. Những công trình quy mô nhỏ ở cấp thôn, bản giao cho các tổ, đội, hội, nhóm ở thôn, bản tổ chức thực hiện với yêu cầu phải đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, bảo đảm sử dụng tiết kiệm hiệu quả vốn đầu tư. Trung ương tiếp tục nghiên cứu xây dựng cơ chế thông thoáng, dễ làm, dễ thực hiện thanh quyết toán tại các địa phương thôn bản trong việc tổ chức thực hiện các công trình nhỏ lẻ không đòi hỏi yếu tố kỹ thuật cao, tạo điều kiện cho cộng đồng và người dân sở tại tham gia thực hiện để có việc làm và tăng thu nhập. Nguồn vốn của Chương trình gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng đầu tư, vốn đóng góp của doanh nghiệp và dân cư, vốn thực hiện các chương trình, dự án hiện hành được ghi trong kế hoạch hàng năm và 5 năm. Việc phân bổ vốn thực hiện theo nhu cầu thực tế và kế hoạch tiến độ thực hiện nêu trong Đề án huyện nghèo đã được phê duyệt. Yêu cầu các huyện nghèo cần có đề án rõ ràng phân khai nhiệm vụ kế hoạch nhu cầu đầu tư, tiến độ thực hiện và đề án phải được UBND tỉnh phê duyệt sau khi tham khảo ý kiến các Bộ, ngành. KẾT LUẬN Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội, thúc đẩy nhanh chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế - xã hội cho các huyện miền núi vùng cao. Giảm nghèo nhanh và bền vững không chỉ là công việc trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài. Vai trò Nhà nước đã được khẳng định rõ trong việc hoạch định chính sách và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác giảm nghèo nhanh và bền vững. Và với nhiệm vụ giảm nghèo nhanh và bền vững còn tiếp tục thì vai trò Nhà nước còn cần tiếp tục được nâng cao để đưa chương trình đi tới thành công. Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Vai trò Nhà nước trong việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, tỷ lệ đói nghèo đã giảm nhanh qua các năm, đặc biệt ở các huyện miền núi vùng cao. Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện miền núi vùng cao đang thực sự là luồng gió mới thổi mát vào vùng đất khô nóng này, là sinh khí và là đòn bẩy cho các chương trình dự án tiếp tục được đầu tư vào các miền núi vùng cao đặc biệt khó khăn, và là sự khơi dậy tiếp nối cho việc đầu tư hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho tất cả các huyện miền núi vùng cao cả nước bằng nhiều chương trình dự án đầu tư mới. Đói nghèo ở các huyện miền núi vùng đã bị đẩy lùi một bước khá xa, số hộ dân cư khá và giàu tăng lên, đời sống nhân dân có nhiều cải thiện. Quế Phong là một minh chứng cho huyện miền núi vùng cao thuộc diện nghèo khó nhất tỉnh Nghệ An và là một trong số 61 huyện nghèo nhất nước được hỗ trợ đầu tư giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Các năm qua vai trò Nhà nước đã có nhiều cố gắng chỉ đạo điều hành và huy động mọi nguồn lực cùng với quản lý thật tốt để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo; biến các chủ trương thành công việc chỉ đạo cụ thể sử dụng và phát huy tốt mọi nguồn đầu tư, khơi dậy sự tự lực tự cường trong nhân dân để nhanh chóng giảm nghèo theo hướng bền vững. ,...Do vậy, từ những năm 2000 tỷ lệ đói nghèo toàn huyện ở mức trên 70% đến năm 2008 giảm xuống 50%, và với việc thực hiện Nghị quyết 30a sau 2 năm đến nay tỷ lệ đói nghèo đã giảm xuống còn hơn 40%. Đời sống mọi mặt của nhân dân được nâng lên, bộ mặt xã hội nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc tích cực. Tuy nhiên một thực tế đặt ra là hộ cận nghèo của huyện Quế Phong nói riêng và các huyện miền núi vùng cao đặc biệt khó khăn nói chung là đang còn rất lớn, sau mỗi lần thay đổi chuẩn nghèo thì số hộ nghèo lại tăng lên gần bằng mức cũ. Mặt khác số hộ cận nghèo rất dễ quay lại hộ nghèo nếu không tiếp tục được hỗ trợ đầu tư và sự vận động tiếp tục một cách mãnh liệt vươn lên của chính bản thân gia đình họ. Do vậy, vai trò Nhà nước cần tăng cường hơn nữa, kiên trì với mục tiêu đã định để chỉ đạo, giúp đỡ, khâu nối, phối hợp mọi nguồn lực đầu tư để đạt kết quả giảm nghèo nhanh và bền vững đã đề ra. Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đang đi những bước đi chắc chắn và hiệu quả. Cùng với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và sự hưởng ứng tích cực, tính tự giác vươn lên để thoát nghèo của người dân, chúng ta có thể khẳng định rằng mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững sẽ được thực thi và hoàn thành theo như kế hoạch đã định trên địa bàn các huyện miền núi vùng cao cả nước, hoà nhập chung với cộng đồng cả nước cùng phát triển trong tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nước nhà./. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Báo cáo kết quả 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/ NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động, thương binh và xã hội, Nông nghiệp và PTNT (tại hội nghị Lào Cai 17/12/2009) 2- Báo cáo sơ kết thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm 2001 – 2003, nhiệm vụ và giải pháp 2004- 2005 (Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, tháng 10/2003) 3- Báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An về kết quả 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/ NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 3 huyện miền núi vùng cao Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, (tại hội nghị Kỳ Sơn tháng 2/2010) 4. Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ huyện Quế Phong khoá XIX nhiệm kỳ 2005 - 2010 5- Bộ Chính trị: Nghị quyết số 37/NQ-BCT ngày 16/8/2004 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh miền núi Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; 6- Bộ Kế hoach và Đầu tư: Hướng dẫn đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2009 – 2020 (Hướng dẫn số 802/BKH ngày 11/2/2009) 7- Bộ Lao động – Thương binh và xã hội: Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/ NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (ngày 12/2/2009) 8- Bộ Nông nghiệp và PTNT: Thông tư số 06 ngày 10/2/2009 hướng dẫn xây dựng quy hoạch sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, bố trí dân cư đối với 61 huyện nghèo. 9. Chính phủ: Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo 10- Cộng hoà XHCN Việt Nam: Chiến lược toàn diện về tăng tưởng và xoá đói giảm nghèo – Tháng 5/2002 11- Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quế Phong đến năm 2020 (tháng 7/2009). 12 - Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao Nghệ An (Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương) giai đoạn 2009 – 2020 13- Hội đồng Dân tộc Quốc hội: Báo cáo số 718/BC-HDDT ngày 10/10/2005 về kết quả giám sát thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa (chương trình 135) 14- PGS.TS Lê Du Phong, PGS Hoàng Văn Hoa: Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay - (Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân; NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1999). 15- TS Chu Tiến Quang và tập thể tác giả: Nghèo đói và XĐGN ở Việt Nam - NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 2001 16- Thời báo kinh tế Việt Nam: Kinh tế 2008 – 2009 17. Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 18- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 147/2005/QĐ-TTG về phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010. 19- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010; 20- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; 21- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh định cư; 22- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006 về Chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015; 23- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg ngày 10/7/2007 phê duyệt đề án “Phát triển kinh tế – xã hội các tuyến biên giới Việt Nam – Lào và Việt Nam – Cam Pu Chia đến năm 2010; 24- Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/02/2007 về chính sách hộ trợ người nghèo về nhà ở; 25 - Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 531/TTg ngày 08 tháng 8 năm 1996 về quản lý các chương trình quốc gia; 26 - Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 05/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 1998 về quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia; 27. Trung tâm Thông tin, Bộ Nông nghiệp và PTNT: “Trung Quốc trong bối cảnh gia nhập WTO và một số vấn đề đặt ra với nông nghiệp Việt Nam” ; Số 3 – 2002. 28. Trung tâm Thông tin, Bộ Nông nghiệp và PTNT: “Thái Lan cải tổ và phát triển trong tình hình mới”; Số 3 – 2002. 29- UBND tỉnh Nghệ An: Quyết định số 6493/QĐ-UBND ngày 08/12/2009 phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Quế Phong đến năm 2020 30- UBND tỉnh Nghệ An: Quyết định số 95/2007/QĐ-UBND ngày 14/8/2007 phê duyệt đề án quy hoạch lại dân cư miền Tây Nghệ An 31- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X 32- Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khoá XVI (tháng 5/2006)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò nhà nước đối với giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyện miền núi vùng cao (lấy ví dụ ở huyện quế phong, tỉnh nghệ an).doc
Luận văn liên quan