Vai trò Quản trị tri thức
Khái niệmvề tri thức và quảntrị tri thức
1.1.1. Các khái niệm về tri thức
1.1.2. Các khái niệm về quản trị tri thức
1.2. Đặc điểm của quản trị tri thức
1.2.1. Quản trị tri thức và quản trị chiến lược
1.2.2. Quản trị tri thức và công nghệ thông tin
1.2.3. Quản trị tri thức và văn hóa sáng tạo
1.2.4. Quản trị tri thức và quản trị nguồn nhân lực
1.3. Vai trò của quản trị tri thức
1.3.1. Trong hệ thống kinh tế
1.3.2. Trong doanh nghiệp
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5862 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò Quản trị tri thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: Khái niệm, Đặc điểm
và Vai trò của Quản trị Tri thức
Th.s. Trần Hoàng Hà
Trần Hoàng Hà (MS.c) 2
Chương 1
Nội dung
1.1. Khái niệm về tri thức và quản trị tri thức
1.1.1. Các khái niệm về tri thức
1.1.2. Các khái niệm về quản trị tri thức
1.2. Đặc điểm của quản trị tri thức
1.2.1. Quản trị tri thức và quản trị chiến lược
1.2.2. Quản trị tri thức và công nghệ thông tin
1.2.3. Quản trị tri thức và văn hóa sáng tạo
1.2.4. Quản trị tri thức và quản trị nguồn nhân lực
1.3. Vai trò của quản trị tri thức
1.3.1. Trong hệ thống kinh tế
1.3.2. Trong doanh nghiệp
Trần Hoàng Hà (MS.c) 3
Chương 1
1.1. Khái niệm về tri thức và quản trị tri thức
1.1.1. Các khái niệm về tri thức
Tri thức có thể được định nghĩa là việc hiểu thông qua
học hỏi và trải nghiệm
Tri thức cũng có thể được xem như là sự tích lũy thực
tế, qui trình hay khám phá, học hỏi
Thực tế thông thường là sự chân thực về thực thể
hay đối tượng.
Qui trình tập hợp một chuỗi của những hoạt động.
Khám phá, học hỏi dựa trên số năm kinh nghiệm.
Trần Hoàng Hà (MS.c) 4
Chương 1
Một số khái niệm về tri thức
Tri thức được định nghĩa dưới nhiều hình thức: (Oxford English
Dictionary)
(i) chuyên môn và kỹ năng của một cá nhân được hình thành thông qua
kinh nghiệm hay giáo dục; bao gồm các kiến thức về lý thuyết hay thực
tiễn về một đối tượng
(ii) những hiểu biết về một lĩnh vực cụ thể hay những kiến thức chung
bao gồm sự kiện và thông tin
“Tri thức là quá trình năng động của con người trong việc minh chứng
các niềm tin cá nhân với những “sự thật””. Nonaka và Takeuchi (1995)
Tri thức được xem như là thông tin nằm trong bộ não của con người: là
tập hợp của kinh nghiệm, giá trị, ngữ cảnh của thông tin và các kiến
thức chuyên sâu giúp cho việc đánh giá và phối hợp để tạo nên các
kinh nghiệm và thông tin mới bao gồm cả sự so sánh, kết quả, liên hệ,
và giao tiếp (Davenport and Prusak, 1998; Davenport, 1999).
Bộ não con người chuyển đổi thông tin thành các tri thức có giá trị khi
nó giúp con người hiểu các khái niêm và khung bằng cách trả lời cho
các câu hỏi “How?” (know-how) and “Why?” (know-why) (Stenmark,
2001; Quigley and Debons, 1999; Holsapple and Joshi, 1999).
Trần Hoàng Hà (MS.c) 5
Chương 1
Dữ liệu, Thông tin và Tri thức
Dữ liệu (Data): âm thanh hình
ảnh, con số, chữ viết thu nhận
được từ việc quan sát hay đo
lường
Thông tin (Information): dữ liệu
được sắp xếp và tổ chức theo
một mô thức có ý nghĩa, mục
đích nhất định
Tri thức (Knowledge): Phương
tiện giúp cho việc phân tích/
hiểu rõ các thông tin, niềm tin
và tạo ra cơ sở để đưa ra các
hành động có suy nghĩ và ý
nghĩa nhất định.
Trần Hoàng Hà (MS.c) 6
Chương 1
Dữ liệu, Thông tin và Tri thức
Thông tinDữ liệu
Zero Thấp Trung bình Cao Rất cao
Giá trị
Tri thức
Trần Hoàng Hà (MS.c) 7
Chương 1
Dữ liệu, Thông tin và Tri thức
Tri thứcTri thức
Thông tinDữ liệu Hệ thốngthông tin
Ra quyết định
Sự kiện
Sử dụng
thông tin
Tri thứ
c
Trần Hoàng Hà (MS.c) 8
Chương 1
Tri thức
Thông tin
Thông
thái
Ko SD Thuật toán
(Tự khám phá)
Không thể chương trình hóa
-Tiến trình xử lý dữ liệu – tri thức
Dữ liệuThuật toán Chương trình
Trần Hoàng Hà (MS.c) 9
Chương 1
Phân loại tri thức
Biết cái gì (Know-what), Biết tại sao (Know-why), Biết
người (Know-who), Biết ở đâu (Know-where), Biết
khi nào (Know-when) và Biết bí quyết (Know-how)
Tri thức ẩn và Tri thức hiện
Tri thức ẩn (tacit knowledge): có tính chủ quan, duy ý chí,
dựa trên nhận thức, kinh nghiệm mà không thể diễn đạt
thông qua từ ngữ, lời nói, công thức và gắn liền với những
bối cảnh nhất định, vận hành trong bộ não con người. Tri
thức ẩn có thể bao gồm các kỹ năng nhận thức như niềm
tin, hình ảnh, cảm nhận và tư duy cũng như các kỹ năng kỹ
thuật như sự thuần thục và bí quyết.
Tri thức hiện (explicit knowledge): Tri thức hiện có tính
khách quan và duy lý, được thể hiện ra dưới dạng dữ liệu,
văn bản, ngôn ngữ dễ dàng được thể hiện, bắt giữ, lưu trữ
và tái sử dụng thông qua các cơ sở dữ liệu, sách, văn bản
tài liệu hướng dẫn và các giấy tờ chuyển tải trong những
ngôn ngữ
Trần Hoàng Hà (MS.c) 10
Chương 1
Tri thức ẩn và Tri thức hiện
Tri thức hiện
(Hổ sơ hóa)
Tri thức ẩn
(Bí quyết gắn liền với con người)
Đặc tính
•Dễ dàng được hệ thống hóa
•Có thể lưu trữ
•Có thể chuyển giao, truyền đạt
•Được diễn đạt và chỉa sẻ một cách
dễ dàng
•Mang tính cá nhân
•Mang tính bối cảnh cụ thể
•Khó khăn trong việc chính thức
hóa
•Rất khó tiếp nhận, truyền đạt và
chia sẻ
Nguồn
•Các tài liệu chỉ dẫn họat động
•Các chính sách và thủ tục của tổ
chức
•Các báo cáo và cơ sở dữ liệu
•Các quá trình kinh doanh và
truyền đạt phi chính thức
•Các kinh nghiệm cá nhân
•Sự thấu hiểu mang tính lịch sử
Trần Hoàng Hà (MS.c) 11
Chương 1
Tri thức ẩn và Tri thức hiện
Tri thức hiện
(Hổ sơ hóa)
Tri thức ẩn
(Bí quyết gắn liền với con
người)
Cá nhân Có ý thức Tự động
Tổ chức Khách quan Tập hợp
Trần Hoàng Hà (MS.c) 12
Chương 1
Tri thức ẩn và Tri thức hiện
Trần Hoàng Hà (MS.c) 13
Chương 1
1.1. Khái niệm về tri thức và quản trị tri thức
1.1.2. Các khái niệm về quản trị tri thức
Theo từWikipedia thì Quản lý tri thức (tiếng Anh: Knowledge management- KM) là thuật
ngữ gắn liền với những thông tin được tập hợp, xử lý, lưu trữ, chia sẻ và sử dụng ở hình
thức cao hơn là tri thức.Quản lý tri thức trong một tổ chức là tập hợp các quá trình sáng tạo,
tập hợp, lưu trữ, duy trì, phổ biến/chia sẻ tri thức.
“Quản lý tri thức là ... tạo ra tri thức, và việc này được nối tiếp với việc thể hiện kiến thức,
truyền bá và sử dụng kiến thức, và sự duy trì (lưu giữ, bảo tồn) và cải biến kiến thức” (De
Jarnett, 1996).
“Quản lý tri thức là quá trình của việc quản lý một cách cẩn trọng tri thức để đáp ứng các
nhu cầu hiện hữu, để nhận ra và khai thác những tài sản tri thức hiện có và có thể đạt được
và để phát triển những cơ hội mới” (Quintas et al, 1997)
“Quản lý tri thức là họat động mà họat động này quan tâm tới chiến lược và chiến thuật để
quản lý những tài sản trọng tâm là con người (human center assets)” (Brooking, 1997).
“Quản lý tri thức là quá trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận, và chuyển tải
những thông tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh, và hoàn
thiện” (Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ).
Trần Hoàng Hà (MS.c) 14
Chương 1
1.1. Khái niệm về tri thức và quản trị tri thức
1.2. Đặc điểm của quản trị tri thức
McAdam và McGreedy (1999) đã chỉ ra rằng các định nghĩa về quản lý
tri thức thể hiện một miền rộng lớn từ những quan điểm có tính cơ giới
(coi tri thức là tài sản) tới quan điểm thiên về định hướng xã hội (tri
thức được tạo ra trong tổ chức thông qua những quan hệ xã hội):
Quản lý tri thức là một lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với lý luận và
thực tiễn, và là một lĩnh vực mang tính đa ngành đa lĩnh vực;
Quản lý tri thức không phải là công nghệ thông tin, những tiến bộ trong
công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc này tốt hơn mà thôi;
Những vấn đề của con người và học tập là điểm trung tâm của quản lý
tri thức.
Trần Hoàng Hà (MS.c) 15
Chương 1
Các biểu hiện trong doanh nghiệp Các tiếp cận của KM
Tập hợp và phân loại tri thức
- Các nhà quản lý không có một hệ thống chuẩn để thu giữ các kinh
nghiệm tốt nhất
- Cấp dưới không đánh giá được những bí quyết thành công hay các
kỹ thuật để làm việc với các khách hàng quan trọng
- Tri thức không được xác định, phân loại, thu giữ và
lưu trữ
- Tri thức đa dạng, mà không liên tục được viết
xuống
Thúc đẩy KM
- Các nhà quản lý phàn nàn về công việc quá nhiều khiến họ không
thể đào tạo cho các thành viên của nhóm
- Các nhà quản lý không quan tâm đến những nhà quản lý khác làm
thế nào, họ coi nhiệm vụ của mình là quan trong nhất
- Người lao động học các kỹ năng, kinh nghiệm một cách thụ động
- Tri thức không được chia sẻ rộng rãi mà chỉ được
giữ lại bởi một số người
- Việc học hỏi giữa các cá nhân trong doanh nghiệp
là không được khuyến khích
Chiến lược KM
- Khi những người nắm giữ kinh nghiệm, bí quyết, công nghệ rời
công ty họ sẽ mang chúng sang làm việc cho công ty khác
- Những người lao động không sẵn sàng học hỏi các kỹ năng và kinh
nghiệm mới
- Người lao động mất một thời gian dài để có được kỹ năng mới và
mất một thời gian khó khăn để duy trì
- Tri thức mất vào tay đối thủ cạnh tranh
- Sáng tạo và phát triển tri thức không được khuyến
khích, động viên và nuôi dưỡng một cách có hệ
thống
Trần Hoàng Hà (MS.c) 16
Chương 1
Vai trò của quản trị tri thức
Trần Hoàng Hà (MS.c) 17
Chương 1
Vai trò của quản trị tri thức
The Delphi Group Study
Nghiên cứu KM ở đối với 500 chuyên gia có kinh nghiêm và quan
tâm đến công nghệ điện tử hóa các văn bản
43% cho rằng KM “là cơ hội để tạo gia các giá trị gia tăng đối với
thông tin của tổ chức."
37% cho rằng KM “là hình thức thực hiện chiến lược mới nhằm
duy trì khả năng cạnh tranh."
Ernst & Young: Executive Perspectives on Knowledge in the
Organization
Điều tra 431 DN của Mỹ và Châu Âu "Executive Perspectives on
Knowledge in the Organization."
87% cho rằng KM là yếu tố sống còn của khả năng cạnh tranh.
44% cho rằng DN kém trong việc chuyển giao/ chia sẻ tri thức.
Những hạn chế chính là: các nhà quản lý cấp cao không nhận ra
được sự quan trọng của KM (32%), thiếu sự chia se và hiểu biết
về chiến lược hay mô hình kinh doanh của DN (30%) và cấu trúc
của DN (30%).
Trần Hoàng Hà (MS.c) 18
Chương 1
Theo nghiên cứu của Cranfield
Lợi thế cạnh tranh (1)
Tăng lợi nhuận (2 hoặc 3)
Tăng doanh thu (3)
Gợi ý là nếu doanh nghiệp tham gia vào ngách thị trường
tăng trưởng cao cần phải tận dụng triệt để tri thức
Vai trò của quản trị tri thức
Trần Hoàng Hà (MS.c) 19
Chương 1
Doanh nghiệp cần phải làm gì để hướng tới việc tăng
cường khả năng cạnh tranh thông qua KM?
Công nghệ đóng vai trò mấu chốt để chuyển thành
“Doanh nghiệp tri thức” nhưng nó không phải là vai trò
quan trọng nhất
KM là vấn đề liên quan đến “con người và qui trình”
Những tổ chức gặt hái thành công nhờ KM là những tổ
chức xác đinh được phần mềm tri thức và đưa được
hiệu quả của nó vào trong mối quan hệ với các qui trình
kinh doanh.
Sử dụng triệt để nguồn nhân lực trong thế giới phẳng
Vai trò của quản trị tri thức
Trần Hoàng Hà (MS.c) 20
Chương 1
Quản trị tri thức
Trần Hoàng Hà (MS.c) 21
Chương 1
List of References
Donal A. Marchald, Thomas H. Davenport & Tim Dickson (1999). Mastering Information
Management. Financial Times, 1999.
Elias M. Award & Hassan M. Ghaziri (2003). Knowledge Management. Prentice Hall, 2003.
Hoang-Ha Tran (2006). Managing Knowledge in Your Organization. Abstract, The 12th Asia
Pacific Management Conference - APMC 2006.
Bao-Tu Ho (2003). From Artificial Intelligence and Knowledge Management to Knowledge
Science. Proceedings of ICT.rda'03.
France Bouthillier & Kathleen Shearer (2002). Understanding knowledge management and
information management: the need for an empirical perspective. Information Research, Vol.
8, 2002.
Murray E. Jennex (2007). Knowledge Management in Modern Organizations. Idea Group
publishing, 2007.
Schwartz D. (2006). Encyclopedia of Knowledge Management. Idea Group publishing,
2006.
Ronald D. Freeze & Uday Kulkarni (2007). Knowledge management capability: Defining
knowledge assets. Journal of Knowledge Mangement, Vol 11, 2007.
Nguyen Huu Lam (2006). Quản lý tri thức – Một xu hướng của quản trị kinh doanh hiện đại.
Saga.