Vai trò và đóng góp của Common law đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh

Vai trò và đóng góp của Common law đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh. a. Vai trò của Common Law. b. Đóng góp của Common Law. 2. Vai trò và những đóng góp của equity đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh. a. Vai trò của equity. b. Đóng góp của equity.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4020 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò và đóng góp của Common law đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Vai trò và đóng góp của Common law đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh. a. Vai trò của Common Law. Common Law đóng vai trò là nền tảng dựa vào đó pháp luật của Anh đã được hình thành và phát triển. Sự lớn mạnh của Common Law thể hiện ở sự phát triển của Luật hình sự, luật hợp đồng và luật bồi thường trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. Những thành tựu mà Common Law đạt được thể hiện chính ở sự trụ vững của Common Law trước sự kình địch của luật La Mã; ở tinh thần của Common Law đã thấm sâu vào nền tảng triết học chính trị của Anh; và ở sự lan toả của Common Law của Anh, sang các châu lục khác hay sự ảnh hưởng của Common Law đối với nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới. Common Law của Anh là luật quốc gia lâu đời nhất ở Châu Âu, hoàn toàn khác với luật chung Châu Âu và cũng hoàn toàn khác với luật chung được nghiên cứu bởi các học giả ở trường đại học ở Châu Âu. Việc hiện đại hóa pháp luật đã diễn ra rất sớm ở Anh và được thực hiện một cách rất hệ thống. Hoạt động của các thẩm phán Hoàng gia Westminster cũng như ở các toà án lưu động và hàng loạt những hành động khác của họ đã làm hình thành nên toàn bộ pháp luật của Anh. b. Đóng góp của Common Law. Đóng góp lớn nhất của Common Law đối với hệ thống pháp luật Anh đó là sự phát triển của hệ thống Trát (writ system). Hình thức khởi kiện ra hệ thống Trát là đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống pháp luật Anh thời trung cổ. Trong quá trình phát triển của Common Law ở Anh hình thức khởi kiện và thủ tục tố tụng tương ứng đóng vai trò hết sức quan trọng. Trát là văn bản hành chính dưới dạng một bức thư, được chứng thực bằng dấu đóng trên Trát, được dùng vào mục đích hành chính và tư pháp. Khi Vua cấp Trát cũng là lúc Vua ra lệnh cho bên có liên quan thực thi công lý ngay lập tức đối với các đương sự có tên trong Trát. Ở Anh thời trung cổ, nói đến "hình thức khởi kiện" là nói đến các loại Trát được sử dụng như một loại giấy thông hành do Vua cấp để bên nguyên có thể bước qua cửa toà án Hoàng gia, tiếp cận với công lý nhằm giải quyết những oan khuất của mình. Mỗi loại khiếu kiện sẽ có một loại Trát tương ứng, vì vậy, tuỳ thuộc vào bản chất của việc khiếu niện mà bên nguyên cần dành được loại Trát phù hợp với hy vọng đơn khiếu kiện của mình được Toà án Hoàng gia thụ lý, giải quyết. Nói cách khác nếu không có Trát thích hợp với bản chất vụ việc, toà án có quyền bác đơn khiếu kiện của bên nguyên. Như vậy, một vụ việc kiện chỉ có thể được tiến hành nếu bên nguyên dành được Trát thích hợp từ Viên đại pháp quan của Vua; việc không dành được Trát thích hợp cũng đồng nghĩa với việc bên nguyên sẽ mất quyền khởi kiện. Loại Trát được phát hành sẽ quyết định hình thức khởi kiện và thủ tục áp dụng để giải quyết vụ việc. 2. Vai trò và những đóng góp của equity đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh. a. Vai trò của equity. Do sự cứng nhắc của Common Law và sự phức tạp trong thủ tục tố tụng được sử dụng tại Toà án Hoàng gia đã làm cho bên nguyên trong rất nhiều trường hợp bị bác đơn hoặc bị thua kiện vì lý do kỹ thuật. Equity ra đời đã khắc phục được tính cứng nhắc của Common Law và sự bất công trong xét xử. Theo nghĩa thông dụng, equity được hiểu là trạng thái bằng nhau hoặc công bằng, vô tư. Cách sử dụng phổ biến của thuật ngữ này là để hàm chỉ những gì chính đáng hoặc đúng đắn hoặc những gì nảy sinh từ việc làm đúng lương tâm hoặc từ các học thuyết về công lý tự nhiên. Sự hình thành và phát triển của equity nhằm sửa đổi và bổ sung cho Common Law - nền tảng của hệ thống pháp luật Anh. b. Đóng góp của equity. Đóng góp lớn nhất của equity đối với hệ thống pháp luật Anh là đã tạo ra chế định uỷ thác. Chế định uỷ thác ra đời ở Anh trong giai đoạn từ thế kỷ thứ XII đến thế kỷ XIII, khi sử dụng đất ở Anh còn phải tuân thủ hàng loạt những nghĩa vụ do nhà nước phong kiến áp đặt như nghĩa vụ nộp tô trong quá trình sử dụng đất đai và nghĩa vụ nộp thuế khi tài sản thừa kế là đất đai; hoặc khi người sử dụng đất ở vào hoàn cảnh không thể tự mình trực tiếp quản lý và sử dụng đất do tham gia vào các cuộc viễn chinh do các tín đồ cơ đốc giáo tổ chức... Trong những trường hợp đó, chủ sở hữu đất (người uỷ thác) thường tìm người thay mặt mình quản lý và sử dụng đất bằng cách sang tên mảnh đất của mình cho bạn thân hoặc họ hàng (người được uỷ thác) của mình, với điều kiện: (1) phần đất đó sẽ được trả lại cho người uỷ thác (chủ sử dụng đích thực) khi anh ta quay trở về sau cuộc viễn chinh hoặc trả lại cho con cái người uỷ thác khi chúng đến tuổi trưởng thành; (2) trong suốt thời gian bên được uỷ thác sử dụng đất, bên được uỷ thác phải chi trả cho bên uỷ thác hoặc bên thụ hưởng (do bên uỷ thác chỉ định) một phần hoa lợi từ đất. Tuy nhiên,trong thực tiễn bên được ủy thác thường có xu hướng không thực hiện những điều đã cam kết. Theo nguyên tắc của Common Law, sau khi đã sang tên đất, người uỷ thác không còn quyền sử dụng hợp pháp đối với mảnh đất đã uỷ thác mà phần đất đó đã thuộc về quyền sử dụng hợp pháp của người được uỷ thác; quyền sử dụng đất của người được uỷ thác chỉ bị giới hạn bởi quy phạm đạo đức chứ không bị giới hạn bởi qui phạm pháp luật (người được uỷ thác có bổn phận, theo lương tâm chứ không phải theo pháp luật, trông coi tài sản uỷ thác và chi trả thu nhập cho người được uỷ thác hay người thụ hưởng theo đúng những cam kết trong hợp đồng uỷ thác). Vì vậy, theo Common Law, không có loại Trát nào có thể bảo vệ lợi ích của người uỷ thác gắn với phần đất mà họ không có quyền sử dụng hợp pháp. Trước thực trạng như vậy Đại pháp quan thường ra phán quyết cưỡng chế thi hành những điều kiện theo đó hợp đồng uỷ thác được thiết lập để buộc bên được uỷ thác thực hiện những cam kết của mình vào thời điểm hợp đồng hợp đồng uỷ thác được thiết lập. Những phán quyết này kèm theo những hình phạt đối với cá nhân như bỏ tù hoặc tịch thu tài sản nếu người được uỷ thác không chịu thi hành. Đại pháp quan đã dần dần hoàn thiện nguyên tắc giải quyết những vụ việc loại này và xây dựng nên những qui phạm pháp luật chi tiết. Tập hợp các qui phạm đó đã tạo thành chế định uỷ thác mà sau khi chế độ phong kiến ở Anh đã sụp đổ, các qui phạm pháp luật uỷ thác này đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội chứ không chỉ trong lĩnh vực uỷ thác đất đai. Ngày nay uỷ thác được coi là chế định pháp luật điển hình của dòng họ Common Law.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuật so sánh - Vai trò và đóng góp của Common law đối với sự hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Anh.doc
Luận văn liên quan