Tất cả các yếu tố trên sẽ là điều giúp cho Ấn Độ trở thành một đại cường quốc.Và đó cũng là ý nghĩa và vai trò của địa chính trị trong chính sách phát triển của quốc gia này. Với tuổi đời chỉ hơn một thế kỷ của mình ( trong khi những môn khoa học cở bản khác có tuổi đời hàng ngàn năm trước ) ,Địa chính trị đã chứng tỏ là một bộ môn khoa học đặc biệt chính bởi ý nghĩa xã hội và nhân văn của nó.Với nhiều lý thuyết nghiên cứu và nhiều trường phái thực hành khác nhau, Địa chính trị đã góp phần to lớn vào sự phát triển của một quốc gia.Tuy nhiên nếu bị áp dụng một cách tiêu cực,Địa chính trị sẽ là vật cản kìm hãm sự phát triển của một quốc gia,thậm chí đi đến chỗ diệt vong như trường hợp của Đức Quốc Xã và Nhật Bản trước đây.Chính vì vậy nhiệm vụ của các nhà khoa học là làm cho địa chính trị phát huy được hiệu quả xã hội tích cực sao cho xứng đáng với một mộn khoa học chính thống.Và trong bước đường phát triển của mình,chính phủ của mỗi quốc gia cũng nên chọn cho mình chính sách phát triển khôn ngoan để đi lên một cách bền vững .
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4165 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò và tầm quan trọng của địa chính trị và địa chiến lược đối với đất nước Ấn Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
BÀI TIỂU LUẬN MÔN ĐỊA CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
VAI TRÒ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ ĐỊA CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC ẤN ĐỘ.
Giảng viên hướng dẫn : Trần Nam Tiến
Sinh viên thực hiện : Lê Văn Hậu
Lớp : K12402B
MSSV : K124020312
Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
C
ộng hoà Ấn Độ xuất hiện trên bản đồ thế giới vào ngày 15 tháng 8 năm 1947. Sự thiết lập nhà nước Ấn Độ là đỉnh cao của cuộc đấu tranh của những người tại Nam Á để thoát khỏi ách thống trị của Đế quốc Anh. Ấn Độ có nền văn minh sông Ấn (Indus) phát triển rực rỡ cách đây 5 nghìn năm.Có lẽ hiếm thấy đất nước nào có một vị thế địa lí đẹp như Ấn Độ - lưng dựa vào dãy Hy Mã Lạp Sơn hùng vĩ nhất thế giới, mặt nhìn ra Ấn Độ Dương biển cả mênh mông, lại còn có 2 con sông lớn là Ấn Hà và Hằng Hà như hai dòng sữa tươi nuôi một bình nguyên bao la và cũng là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp định cư vào thời cổ đại.
Khái quát sơ lược về Ấn Độ
Điều kiện tự nhiên
Cộng hòa Ấn Độ là một quốc gia ở khu vực Nam Á,có diện tích lớn thứ bảy trên thế giới (3.287.590 km2). Địa lý Ấn Độ khá đa dạng, bao gồm nhiều miền khí hậu khác biệt từ những dãy núi phủ tuyết cho đến các sa mạc, đồng bằng, rừng mưa nhiệt đới, đồi, và cao nguyên. Ấn Độ bao gồm một phần lớn của tiểu lục địa Ấn Độ nằm trên mảng kiến tạo Ấn Độ, phần phía Bắc của mảng Ấn-Úc. Ấn Độ có bờ biển dài 7.516 km, phần lớn Ấn Độ nằm ở bán đảo Nam Á vươn ra Ấn Độ Dương. Ấn Độ giáp Biển Ả Rập về phía Tây Nam và giáp Vịnh Bengal về phía Đông và Đông Nam. Ấn Độ có diện tích 3.287.263 km², xếp thứ 7 trên thế giới về diện tích, trong đó phần đất liền chiếm 90,44%, diện tích mặt nước chiếm 9,56%. Ấn Độ có biên giới trên đất liền giáp với Bangladesh (4.053 km), Bhutan (605 km), Myanma (1.463 km), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (3.380 km), Nepal (1690 km) và Pakistan (2.912 km). Đỉnh núi cao nhất có độ cao 8.598 m, điểm thấp nhất là Kuttanad với độ cao -2,2 m. Các sông dài nhất là sông Brahmaputra, sông Hằng. Hồ lớn nhất là hồ Chilka.
Vùng đồng bằng Ấn-Hằng phì nhiêu chiếm phần lớn ở phía Bắc, miền Trung và Đông Ấn Độ. Về phía Tây của quốc gia này là sa mạc Thar, một hoang mạc hỗn hợp đá và cát. Biên giới phía Đông và Đông Bắc của quốc gia này là dãy Himalayas. Đỉnh cao nhất ở Ấn Độ là lãnh thổ tranh chấp với Pakistan; theo tuyên bố của Ấn Độ, đỉnh cao nhất (nằm ở khu vực Kashmir là K2, với độ cao 8.611 m. Đỉnh cao nhất ở trong lãnh thổ không tranh chấp của Ấn Độ là Kangchenjunga, với độ cao 8.598 m. Khí hậu Ấn Độ đa dạng từ khí hậu xích đạo ở cực Nam đến Alpine ở khu vực đỉnh Himalayas.Khí hậu chia làm 3 mùa: mùa hè từ tháng 3 – tháng 6, mùa mưa từ tháng 7 – tháng 10 và mùa đông từ tháng 11 – tháng 2 năm sau.
Lòng đất của đất nước này là một kho báu thực sự. Ấn Độ thuộc hàng thủ lĩnh thế giới về khai thác quặng mangan, mica, quặng sắt và bô xít, đồng, kẽm. Ngoài ra ở đây còn những vỉa than đá, dầu mỏ, vàng phong phú nhất. Chính những điều này là cở sở cho sự phát triển thịnh vượng của các ngành công nghiệp khai khoáng,luyện kim.
Ấn Độ là một vùng đất của nền văn hóa đa dạng, nhiều phong cảnh, tôn giáo và địa điểm du lịch phong phú. Đất nước này có nhiều thắng cảnh địa điểm khác nhau từ Kashmir đến Kanyakumari, từ Gujarat đến Bengal.Nói đến Ấn Độ,sẽ là vô cùng thiếu sót nếu không nhắc đến cung điện Taj Mahal lộng lẫy hoa lệ,ẩn chứa trong mình nó một câu chuyện về đức Vua chung thủy
Taj Mahal,biểu tượng của Ấn Độ
;ngôi làng nhỏ bé Khajuraho chỉ vỏn vẹn có 3000 dân nhưng nổi bật bởi những ngôi đền đạt đến trình độ thượng thừa của nghệ thuật điêu khắc không khỏi khiến người nhìn trầm trồ thán phục
Kiến trúc điêu khắc độc đáo ở Khajuraho
Hay sự độc đáo từ ý tưởng đến cấu trúc của những ngôi đền trong hang ở Ajanta Ellora. Mỗi nơi có những nét riêng của mình và hợp lại tất cả chúng tạo thành vẻ đẹp quyến rũ mê hồn của Ấn Độ
Cấu trúc đền trong hang độc đáo
.Nơi đây hội tụ cả cái mới và cái cũ,hiện đại và cổ kính,vừa sôi động mà trầm mặc.Rõ ràng đây là một lợi thế rất lớn của Ấn Độ để phát triển ngành công nghiệp không khói này.Và thực tế là chính quyền Ấn Độ đã có nhiều chính sách khuyến khích phát triển du lịch,dịch vụ ,bảo tồn các di tích văn hóa thu hút khách tham quan từ mọi nơi trên thế giới.Tuy nhiên những tồn tại trong xã hội đã cản trở sự phát triên của nó,nạn hiếp dâm hoành hành không chỉ là vấn nạn vô cùng nghiêm trọng,nó cản đẩy lùi sự phát triển xã hội và cũng gây không ít tiếng xấu cho ngành du lịch trong nước.
Kinh tế - xã hội
Dân cư – xã hội
Ấn Độ là quốc gia có dân số đông hàng thứ hai thế giới với 1.120,26 triệu người và một mật độ dân số bình quân 328,5 người/km2 (tháng 7/2005). Khoảng 73% dân số Ấn Độ sống trong vùng nông thôn. Trái với Trung Quốc đang áp dụng những biện pháp chặt chẽ nhất để hạn chế sự gia tăng dân số, ở Ấn Độ, đà gia tăng dân số vẫn diễn biến nhanh. Chỉ trong 10 năm, từ năm 1981 đến năm 1991, dân số đã tăng gần 24%. Tỉ lệ tăng dân số là 1,4% (2005).
Tính đa dạng về phương diện sắc tộc và văn hóa của Ấn Độ thể hiện ở sự hiện diện trên tiểu châu lục này nhiều tộc người khác nhau đến từ những vùng đất nay là Pakistan, Bangladesh, Nepal, Bhutan, Sri Lanka..Nhóm người Ind-Aryan chiếm đa số (72%), kế đến là nhóm Dravidian (25%), nhóm Mogoloid và các nhóm sắc tộc khác chiếm 3% còn lại. Ấn Độ có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, tựu trung chia thành hai nhóm ngôn ngữ chính, đó là nhóm Indo-Aryan được sử dụng phần lớn ở phía Bắc và nhóm Dravidian, hầu hết ở miền Nam. Ngoài ra, còn có nhóm ngôn ngữ Trung Quốc-Tây Tạng của những người sống dọc theo dãy Himalaya. Trong nhóm ngôn ngữ Hindu-Aryan, phổ biến nhất hiện nay là tiếng Hindi và tiếngUrdu. Tiếng Hindi sử dụng chủ yếu trong tộc người Hinhu, còn tiếng Urdu phần lớn do người theo Hồi giáo sử dụng. Trong 4 ngôn ngữ chính của nhóm ngôn ngữ Dravidian, tiếng Tamil là ngôn ngữ cổ xưa nhất, với một lịch sử văn học bắt đầu từ thế kỷ thứ nhất.
Đạo Hindu thờ thần Khỉ
Tôn giáo giữ một vai trò rất quan trọng ở Ấn Độ, chủ yếu là đạo Hindu và đạo Phật.
Hindu là quốc giáo của Ấn Độ
Ấn Độ là cái nôi của đạo Phật
Đời sống kinh tế
Kể từ ngày giành lại nền độc lập đến nay, Ấn Độ trải qua một quá trình phát triển kinh tế chậm chạp, đôi lúc là những cơn thoái trào kinh tế do khí hậu khắc nghiệt và những rối loạn về chính trị gây nên. Các nhà hoạch định đã đưa Ấn Độ từ một quốc gia nông nghiệp tiến dần sang một nền kinh tế dựa vào thương mại và công nghiệp. Dưới chế độ thực dân Anh, nước này đã xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp như bông vải, á phiện, trà..để đổi lấy sản phẩm chế biến của châu Âu. Từ cuối thế kỷ 19, một khu vực công nghiệp hiện đại, một hạ tầng cơ sở đường sắt và công trình thủy lợi đã được xây dựng bằng vốn đầu tư của Anh và Ấn. Tuy nhiên trong 30 năm cuối cùng của chế độ thực dân Anh, nền kinh tế Ấn Độ vẫn trì trệ, hậu quả là khi phục hồi nền độc lập vào năm 1947, đất nước này rơi vào tình trạng nghèo đói với khu vực công nghiệp quan trọng duy nhất được tiêu biểu bằng những chiếc máy dệt cổ lổ. Chính sách kinh tế thời tự chủ nhấn mạnh đến sự tự túc nhằm củng cố và phát triển nền công nghiệp nội địa và hạn chế sự lệ thuộc vào ngoại thương. Những nỗ lực này đẩy nền kinh tế phát triển được vào thập niên 1950, nhưng thiếu những hiệu quả tích cực trong hai thập niên sau đó.
Cuộc cách mạng xanh được tiến hành vào đầu năm 1963 băng việc cơ khí hóa ngành nông nghiệp,đưa vào sản xuất các giống lương thực mới,áp dụng khoa học công nghệ vafoquas trình sản xuất… đã thu được những kết quả thần kỳ.Từ một nước thiếu đói quanh năm,sản lượng lương thực không quá nổi 20 triệu tấn,đầu thập niên 1970,
Cơ khí hóa trong nông nghiệp
Ấn Độ đã hoàn tất mục tiêu tự túc về lương thực, mặc dù số thực phẩm không được phân phối đồng đều trong dân và thường thiếu hụt khi sắp đến mùa thu hoạch. Đến cuối thập niên 1970, chính phủ bắt đầu giảm bớt sự kiểm soát đối với nền kinh tế; tuy nhiên đến năm 1991, nhà nuớc vẫn còn điều tiết hay tự điều hành nhiều ngành công nghiệp, trong đó có khoáng sản và mỏ đá, ngân hàng và bảo hiểm; vận chuyển và lưu thông; sản xuất và xây dựng. Trong năm này, một cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra buộc chính phủ phải đề ra những biện pháp cải cách kinh tế quan trọng. Sau chiến tranh vùng vịnh (1990-1991), giá dầu hỏa gia tăng, Ấn Độ đứng trước tình trạng mất thăng bằng của cán cân chi phó, phải trông nhờ vào tiền vay của những tổ chức kinh tế quốc tế và chấp nhận những cải tổ sâu rộng nhằm tự do hóa nền kinh tế của mình. Những cải tổ này nhắm vào hai mục tiêu chính là điều chỉnh chính sách đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài, đồng thời loại bỏ các hệ thống thuế khóa và hạn ngạch là nguyên nhân của những trì trệ trong thương mại. Năm 1993, Ấn Độ bắt đầu chấp nhận một hệ thống ngân hàng tư nhân do người Ấn làm chủ song song với một số ít ngân hàng nước ngoài.
Những cải cách kinh tế đem lại hiệu quả rõ rệt. Những năm 1996-1997, đầu tư nước ngoài lên gần 6 tỉ USD, tăng rất nhanh so với con số 165 triệu USD trong hai năm 1990-1991. Cũng trong thời kỳ này, lượng hàng xuất nhập khẩu tăng lên, đời sống kinh tế khá hơn, thành phần trung lưu cũng nhờ thế mà đông hơn, chiếm khoảng 20 đến 25% tổng dân số vào giữa thập niên 1990. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong hơn một thập kỷ khoảng trên 6%/năm. Năm 2004, GDP của Ấn Độ tăng 6,2%, tỉ lệ lạm phát ở mức 4,2%. Hiện nay, Ấn Độ được xếp thứ 6 thế giới về sức hấp dẫn FDI (sau Mỹ, Trung Quốc, Anh, Braxin và Mêhicô); xếp thứ 25 về tổng FDI. Thu nhập đầu người trên 500 USD/năm. Chính phủ mới ra mục tiêu tăng trưởng trung bình 7-8%. Mục tiêu của Ấn Độ là trở thành một nước phát triển vào năm 2020.
Khoa học công nghệ
Để hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước phát triển vào năm 2020,chính phủ quốc gia Nam Á này đang đẩy mạnh hợp tác phát triên khoa học và công nghệ như hai bệ phóng làm động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế phát triển. Ấn Độ đã tăng ngân sách cho nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng năm lên 16% với số vốn Nhà Nước bỏ ra lên tới hơn 85%.Cụ thể Ấn Độ tập chung vào 5 lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu sau :
Công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất của Ấn Độ,trung bình hàng năm là 25-30%. Các lĩnh vực Ấn Độ tập trung làm tiền đề phát triển công nghệ thông tin là tin học sinh học, vi điện tử, công nghệ nano và quang tử. Nguồn lao động công nghệ thông tin dồi dào, giá rẻ, trình độ cao, thành thạo tiếng Anh đã thu hút giới đầu tư nước ngoài. Và đã có hàng loạt các tập đoàn CNTT lớn trên thế giới đặt trụ sở nghiên cứu ở quốc gia này.
công nghệ thông tin được chú trọng
Công nghệ sinh học
Với tốc độ tăng trưởng trung bình 30% trong 4 năm qua,tổng doanh thu trong ngành là 5 tỉ $ và cung cấp 1 triệu việc làm,Ấn Độ đang nổi lên như một người chơi quan trọng trên thị trường CNSH toàn cầu.
Nghiên cứu không gian
Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) đang phát triển sứ mệnh không gian hành tinh đầu tiên, tàu quỹ đạo mặt trăng Chandrayaan-1, sẽ được phóng tới Mặt trăng vào đầu năm 2008. Theo kế hoạch, quốc gia này dự tính sẽ phóng tàu không gian thám hiểm Mặt trăng thứ hai Chandrayaan-2 vào năm 2011, một sứ mệnh thám hiểm tiểu hành tinh và sao chổi vào năm 2015 và một sứ mệnh ngoạn mục khác bay tới sao Hỏa vào năm 2019. Ấn Độ hiện đang chạy đua với Trung Quốc về lĩnh vực này. Quốc gia này đang có ý định phát triển thị trường dữ liệu bán cho các nước. Với sự đầu tư vào phát triển công nghệ vũ trụ, Ấn Độ là quốc gia thứ ba trên thế giới phát triển vệ tinh cảm biến tầm xa riêng của mình. Ngày nay, các tiện ích của công nghệ vũ trụ của Ấn Độ đã được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học, thông tin liên lạc, giáo dục, y tế, môi trường, quân sự, quản lý tài nguyên, dự báo thời tiết... và trở thành công cụ chủ đạo đưa quốc gia Nam Á này phát triển và hội nhập.
Năng lượng hạt nhân
Là quốc gia châu Á đầu tiên có điện nguyên tử và trở thành thành viên thứ sáu trong Câu lạc bộ hạt nhân thế giới, Ấn Độ đang vững tin thực hiện tầm nhìn chiến lược của mình. Mục tiêu cốt yếu của chương trình năng lượng hạt nhân của quốc gia này là phát triển và sử dụng nguồn năng lượng này vì mục đích hòa bình. Ấn Độ đã thực hiện tốt chương trình chiến lược sản xuất điện hạt nhân và coi nguồn năng lượng này đóng một vai trò chủ đạo trong vấn đề an ninh năng lượng lâu dài.
Hạt nhân ứng dụng cho quân sự và dân sự
Địa chính trị - Địa chiến lược và vai trò của nó trong việc hoạch định chính sách phát triển của Ấn Độ
Địa-chính trị (Geo-politics) là thuật ngữ chỉ nghệ thuật, cách thức sử dụng quyền lực hay ảnh hưởng chính trị trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.Hay địa chính trị là mối quan hệ nhân quả giữa quyền lực chính trị và không gian địa lý mà ở đó không gian địa lí sẽ ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của một quốc gia. Tuy nhiên theo cá nhân tôi thì quyền lực chính trị cũng có thể tác động ngược trở lại không gian địa lí. Cụ thể,khi một đất nước giáp ranh với nhiều nước thì cần phải chú ý đến an ninh biên giới quốc gia,đảm bảo cho một sự hòa bình ổn định ở khu vực này; tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của óc nhân thì một khi quốc gia nào đã có quyền lực chính trính trị thì có thể sử dụng nó để mở rộng biên giới quốc gia hay tăng tính phụ thuộc của các nước khác vào quốc gia mình.Là một mô nkhoa học trẻ ,mới chỉ ra đời cách đây hơn 100 năm (trước đó hai bộ môn địa lý và chính trị đã tồn tại độc lập với nhau ). Bộ môn Địa - Chính trị là một môn khoa học liên ngành,nó tập trung nghiên cứu các sự kiện chính trị, diễn biến chính trị theo các khu vực từ không gian hẹp của một vùng,một địa phương,một quốc gia,một khu vực đến châu lục và trên phạm vi toàn cầu.Mặc dù các diễn biến chính trị trong các khu vực này có ảnh hưởng đến nhau nhưng trong quá tình phân tích,các diễn biến chính trị sẽ được phân tích,giải thích dưới góc nhìn địa lý.Ngày nay,khi mà các yếu tố chính trị thay đổi một cách chóng mặt thì các yếu tố địa lý lại hầu như không đổi ( có tính chất ổn định )
Trong môn học Địa – Chính trị, chúng ta nghiên cứu các vấn đề chính trị cụ thể ở trong khu vực địal ý cụ thể.Cho nên có thể nói Địa –Chính trị là môn khoa học có vai trò cụ thể hóa các quan hệ chính trị quốc tế ở từng khu vực cụ thể.Từ đó giúp ta hiểu hơn về một thế giới đang diễn biến nhanh với những yếu tố phức tạp khó đoán trước.
Khá gần gũi với khái niệm Địa – chính trị là khái niệm Địa chiến lược.Địa chiến lược dùng để chỉ việc nghiên cứu các giá trị chiến lược của các nhân tố địa lý trong chính sách phát triển của một quốc gia,và có thể coi nó là một bộ phận thực hành quan trọng của Địa – Chính trị.Nó được nghiên cứu và áp dụng để cụ thể hóa các chính sách đối ngoại của một quốc gia.Hầu hết các định nghĩa trong Địa chiến lược đều có ý nhấn mạnh đến việc liên kết những tính toán chiến lược với các nhân tố địa chính trị.
Trên cơ sở đó chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu trên đất nước Ấn Độ để làm rõ những luận điểm trên
1. Những cơ sở Địa chính trị truyền thống của Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia có vị trí địa lí rất đặc biệt. Nhìn vào bản đồ ta thấy Ấn Độ nằm trên đoạn cuối của con đường trung chuyển tuyến lục địa Á-Âu.Với vị trí này Ấn Độ có thể được coi là một chục trung chuyển giữa hai lục địa nói riêng và giữa phương Tây và phương Đông nói chung.
Bản đồ chính trị Ấn Độ
Phần mũi đất nhô ra Ấn Độ Dương trông giống như một bệ phóng hướng ra đại dương và hai hướng Đông Tây,nhưng đồng thời khi cần nó cũng là tấm lá chắn cho cả vùng Nam và Trung Á.Vì thế tring lịch sử nó đã trở thành mục tiêu chính cho nhiều Đế Quốc : đế quốc Makêdonia-Hy Lạp của Alexander Đại đế thế kỷ 4 trước Công nguyên,các đế quốc Hồi giáo ở Trung Á – trong đó có Đế quốc Hồi giáo Sultan,đặc biệt là Đế quốc Hồi giáo Mogul – trị vì Ấn Độ từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18;và cuối cùng là Đế quốc Anh thế kỷ 19-20.Do bị mái nhà Himalaya che chắn ở phía Bắc nên những cuộc chinh phục của các Đế quốc trên đều đi theo con đường khác vào Ấn Độ.
Nhìn vào bản đồ ta cũng có thể thấy Ấn Độ là một đất nước có địa hình mở ra đại dương,ngoại trừ phần đất kẹt phía sau Bangladesh thì Ấn Độ có tới 2/3 chiều dài tiếp giáp với biển.Ở phía Bắc, Ấn Độ có một loạt dãy núi,trong đó có dãy Himalaya cao nhất thế giới,áng ngữ như một mái nhà che chắn.Với bối cảnh như vậy,người ta còn xem xét phải nghiên cứu Ấn Độ trong bối cảnh địa lí như một tiểu lục địa Ấn Độ,tức là một tiểu lục địa có thể tự cung tự cấp,không phụ thuộc vào bên ngoài.Tiểu lục địa này bao gồm các nước : Ấn Độ, Pakistan,Bangladesh và Butan.Xét về mặt vị trí địa lí,với phía Tây-Bắc,Bắc và Đông-Bắc được che chắn bởi núi non hiểm trở,phía Đông-Nam,Nam và Tây-Nam tiếp giáp với đại dương bao là,khu vực tiểu lục địa Ấn Độ này được người ta ví như một hòn đảo.
Về mặt địa lí tự nhiên,George Friedman đã chia tiểu lục địa Ấn Độ thành bốn khu vực sau :
Vòng cung núi non trải dài từ bờ biển Arabia đến vịnh Bengal.
Đồng bằng Bắc Ấn,trải rộng từ miền Đông Nam Delhi qua vùng châu thổ sông Hằng đến biên giới Myanmar và từ chân núi Hymalaya đến chân vùng đồi phía Nam.
Khu vực bán đảo Ấn Độ,chạy nhô ra Ấn Độ Dương ở phía Nam,với địa hình đất đai đa dạng nhưng chủ yếu là đồi núi.
Khu vực sa mạc phía Tây,nằm giữa đồng bằng Bắc Ấn và vùng châu thổ sông Indus của Pakistan.
Người ta cũng thường so sánh tiểu lục địa Ấn Độ với phần châu Âu,không kể nước Nga,bởi vì cả hai đều có thể được coi là bán đảo nhô ra khỏi lục địa Á-Âu.Tuy nhiên diễn biến chính trị ở hai kkhu vực lại hoàn toàn khác nhau.
Ở châu Âu,nhiều quốc gia được hình thành nương theo các đường biên giới dựa trên các dãy núi tự nhiên : dãy Carpathes, dãy Alpes và dãy Pyrenee ; cũng như dựa trên các con sông và những rừng cây rậm rạp.Điều này làm cho các thực thể châu Âu được xác định rõ ràng nhưng cũng đồng thời tạo ra cho nó một cách thường xuyên các xung đột.
Trong khi đó ở tiểu lục địa Ấn Độ lại không có các ranh giới cố định như vậy.Có lẽ cái ranh giới tự nhiên làm thành pháo đài kiên cố nhất là hoang mạc Thar nằm giữa Ấn Độ và Pakistan.Ở tiểu lục địa này sự phân chia nội bộ được xác định bởi hệ thống sông ngòi: sông Hằng,sông Brahmaputra,sông Indus,sông Narmada…Các thành phố lớn của tiểu lục địa này đều nằm tập tring xung quanh lưu vực một trong các con sông trên.Chính vì vậy mà theo George Friedman thì chủ nghĩa dân tộc ở Ấn Độ thể hiện rất mạnh mẽ,chống lại tư tưởng ly khai.Ở đây có sự cân bằng giữa chính quyền Trung ương vững mạnh với quyền tự chủ của các khu vực
Điều cố định thường xuyên ở tiểu lục địa này là những dãy núi bao quanh và các hoang mạc phía bên kia.Chúng ta có thể thấy rõ điều này nhất khi xem xét sự phân bố dân cư ở các vùng bao quanh.Khu vực tiểu lục địa này có vị trí biệt lập với tư cách là một trung tâm dân cư,được bao bọc bởi các khu vực tương đối vắng người.Các khu vực này không chỉ vắng người mà chúng còn không có đủ nguồn lực để chu cấp cho một nền văn minh có quy mô lớn và ít chu chuyển như Ấn Độ.Vì thế nước Ấn Độ thuần túy hiếm có Ham muốn phiêu lưu vượt ra khỏi tiểu lục địa này.Cùng lắm thì cũng chỉ tranh chấp biên giới với Pakistan và Bangladesh.Trên thực tế Ấn Độ vẫn đang tranh chấp với Pakistan ở khu vực Jamu và Kashmir ở chóp đỉnh phía bắc của đất nước.Hiện tại mỗi nước đang kiểm soát một nửa ở đây nhưng cả hai đêì đòi chủ quyền toàn bộ khu vực này.
Về điều đó chúng ta thấy Ấn Độ có phần giống Trung Quốc.Với vị trí cách biệt và khả năng tự túc,cộng với dân số đông đúc vào loại hàng đầu trên thế giới làm cho cả hai đều khó di chuyển.Hai nước này trong lịch sử đều không có khả năng mở rộng lãnh thổ về mặt địa chính trị như các nước Đế quốc lớn khác,và cả hai cũng không từng là kẻ thù trinh phục lẫn nhau.Ấn Độ và Trung Quốc chủ yếu muốn duy trì sự ổn định trong nước để đảm bảo cho sự thống nhất của cộng đồng dân cư đông đúc.Đặc biệt thì trong trường hợp của Trung Quốc thì mới chỉ dừng lại ở việc tạo ra các vùng đệm ở khu vực Trung Nguyên cho người Hán,chứ chưa có các chiến dịch trinh phục mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.
Theo G.Friedman,để trở thành một quốc gia độc lập,ổn định và vững chắc thì Ấn Độ cần phải đáp ứng được những yêu cầu sau đây :
Thực hiện được quyền bá chủ tại khu vực sông Hằng.Những đồng bằng bao la ở đây thuộc loại phì nhiêu nhất trên thế giới và có khả năng đảm bảo cuộc sống cho một lượng lớn dân cư.Ấn Độ cần phải trở thành một cường quốc hàng đầu tại khu vực trung tâm này
Mở rộng quyền kiểm soát khu vự trung tâm cho đến khi chạm đến mọi hàng rào tự nhiên.Ngoài rừng cây,đồi núi,sông ngòi,ít có cái gì khác trong tiểu khu vực này có thể hạn chế được đòi hỏi của Ấn Độ.
Vượt qua mảnh đất nhỏ ngăn cách lưu vực sông Hằng với sông Indus và áp đảo khu vực Indus(pakistan).Đồng bằng sông Indus là bất động sản khác duy nhất trong tầm với của Ấn Độ và cái hành lang dẫn đến nó là con đường xâm nhập trên đất liền dành cho Ấn Độ.
Sau khi đặt được toàn bộ tiểu khu vực này dưới tầm kiểm soát (hoặc ít nhất là ảnh hưởng ) của một quyền lực trung ương,Ấn Độ phải xây dựng hải quân.Do vị trí cách biệt của tiểu lục địa Ấn Độ,bất cứ một sự bành trướng nào của Ấn Độ về phía Ấn Độ Dương đều phụ thuộc vào hải quân.Mặt khác một lực lượng hải quân hùng mạnh sẽ đóng vai trò vật cản đối với bất cứ thế lực bên ngoài nào muốn thâm nhập vào bên trong tiểu lục địa này từ phía biển.
Những yêu cầu nói trên sẽ định hình thái độ ứng xử của bất cứ chính quyền nào của Ấn Độ ,chúng ta sẽ xác định Ấn Độ với tư cách là một quốc gia – một quốc gia được định hình bởi điều kiện địa lí độc đáo của nó.Và đó cũng là ý nghĩa của Cộng hòa Ấn Độ.
2. Ấn Độ và những mối quan hệ chính trị hiện đại
Giai đoạn hiện nay của Ấn Độ được tính từ khi đất nước giành lại được độc lập từ tay Đế quốc Anh năm 1947.Để cho thấy tầm quan trọng của Ấn Độ trong hệ thống thuộc địa của Anh,người ta cũng cho rằng việc để mất Ấn Độ cuối cùng cũng đã dẫn Đế quốc Anh đi đến chỗ suy vong.Người ta đánh giá rằng trong một thời gian dài,Ấn Độ đã đóng vai trò là vị trí trung tâm trong toàn bộ hệ thống thuộc địa của Anh.Các thuộc địa của Anh từ kênh đạo Suez đến Gibraltar và Singapore đều có nhiệm vụ duy trì con đường tiếp tế cho Ấn Độ.Nhiều thuộc địa và xứ bảo hộ của Anh có được từ TK 19 đã được giao nhiệm vụ cung cấp trạm tiếp than cho những con tàu đi đến Ấn Độ và từ Ấn Độ đi những nơi khác.Nói tóm lại,cơ cấu của Anh đã được xây dựng xung quanh Ấn Độ.Chính Lê Nin cũng có lần từng cho rằng Ấn Độ là một kho tiếp nhiên liệu của thế giới,điều này có thể là một tuyên bố phóng đại nhưng để cho thấy tầm quan trọng của nó với Anh thì nó không hề phóng đại một chút nào.
Tuy nhiên ở đây chúng ta cần nhìn nhận từ hai phía.Không phải chỉ việc nước Anh để mất Ấn Độ đã dẫn đến sự suy vong mà chính sự suy yếu của Đế Quốc Anh đã dẫn đến việc mất Ấn Độ.Chính công cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ cộng với cái giá phải trả cho việc kiểm soát thuộc địa ngày càng lớn hơn so với lợi ích mang lại cho quốc gia mà thuộc địa này mang lại cho nước Anh,đã khiến nước Anh đi đến chỗ phải công nhận nền độc lập của Ấn Độ trong khuôn khổ khối Thịnh Vượng chung.Điều đó có nghĩa là khi địa kinh tế suy giảm thì địa chính trị cũng suy giảm theo.
Về mặt quan hệ địa chính trị nội bộ,khi Ấn Độ giành được độc lập thì hai cộng đồng Hồi giáo ở miền Tây và miền Đông nước này cũng ly khai khỏi Ấn Độ,để từ đó thành lập nên hai quốc gia độc lập : Pakistan ở phía Tây và Bangladesh ở phía Đông.Pakistan chiếm chọn cùng châu thổ sông Indus còn Bangladesh thì chiếm phần lưu vực sông Hằng.Việc này đã làm cho ba nước lâm vào cảnh chanh chấp,đực biệt là Ấn Độ và Pakistan,mà cho đến nay hai nước này vẫn chưa giải quyết xong vấn đề Kashmir.Đây là vấn đề vô cùng nan giải của cả hai nước,đặc biệt là với Ấn Độ,nó vừa là một vấn đề chính trị nội bộ,vừa là vấn đề chính trị khu vực.Có lẽ đây là vấn đề vướng mắc nhất của Ấn Độ và là vấn đề chi phối nhiều nhất đến các mối quan hệ quốc tế của Ấn Độ.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc
Ấn Độ có chung hai đoạn biên giới với Trung Quốc ở đỉnh phía Bắc và ở đỉnh cuối phía Đông Bắc.Cả hai dãy núi này đều nằm trên dãy núi Himalaya cao ngất.Với việc hai nước nằm ở trên hai bức tường thành thiên nhiên hiểm trở này,người ta có thể coi hai nước như hai thuộc thể khác nhau,khó có sự xung đột hoặc tranh chấp đất đai.Cho nên trong lịch sử Ấn Độ,Trung Quốc không phải là mối nguy hiểm của nước này.
Thế nhưng giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã xảy ra chiến tranh biên giới.Đó là cuộc xung đột không có hồi kết xảy ra vào năm 1962 ở hai khu vực biên giới nói trên.Hiện tại,Ấn Độ vẫn đang đòi chủ quyền đối với vùng đất ở phía Bắc giáp với bang Kashmir do Trung Quốc đang kiểm soát.Nhưng cuộc xung đột này không phải là cuộc đụng độ của hai đế quốc,mà là sự chanh chấp đất đai của hai nước láng giềng.Cũng chính vì thế,mặc dù chưa có lý do nào để Ấn Độ phải lo ngại về một cuộc chiến tranh tổng lực giữa hai nước,nhưng họ vẫn coi Trung Quốc là một đối thủ cần phải cảnh giác.
Thậm chí ngày nay,khi Trung Quốc đang có tham vọng mở rộng lợi ích ra toàn thế giới thì nhiều học giả,sỹ quan quân đội và quan chức Ấn Độ cho rằng Trung Quốc là vấn đề an ninh số một của Ấn Độ.Chính vì thế mà một học giả Ấn Độ cho rằng,việc hải quân của họ năm 2002 đã có lần thâm nhập đến tận khu vực Biển Nam Trung Hoa (tức là biển đông của Việt Nam ) “là một điều tốt nếu Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa bởi hành động này của chúng tôi.Chúng tôi có ý định gửi đi một thông điệp và họ đã nhận được thông điệp này của chúng tôi ”.Có thể nói là Ấn Độ đang rất muốn lìm chân Trung Quốc ở bên kia Eo biển Malacca.
Quan hệ giữa Ấn Độ với nước Nga, Mỹ, Pakistan
Theo quan điểm của G.Friedman,sau khi giành được độc lập từ tay Đế quốc Anh,thì mối quan hệ chiến lược nhất của Ấn Độ là mối quan hệ vơi Liên Xô,bởi vì giữa hai nước có một sự gần gũi nhất định về hệ tư tưởng.Tuy nhiên lợi ích quốc gia cơ bản nhất của Ấn Độ không phải là chủ nghĩa Mác,mà việc tạo ra một nhà nước có khả năng chống lại một thứ chủ nghĩa đế quốc mới.Khi đó đang là thời kỳ chiến tranh lạnh,Liên Xô và Mỹ đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh tổng lực toàn cầu,và trong cuộc cạnh tranh của hai siêu cường ấy,Ấn Độ trở thành một chiến lợi phẩm rất đáng giá.Để tránh nguy cơ rơi vào tình trạng bị thống trị một lần nữa,Ấn Độ buộc phải trọn một trong hai siêu cường làm đối tác chiến lược cho mình để kiềm chế đối thủ kia.Và sau khi cân nhắc các điều kiện địa chính trị,Ấn Độ quyết định chọn Liên Xô.Đó là vì lúc bấy giờ Liên Xô không có đường bộ dẫn đến Ấn Độ,cũng không có lực lượng hải quân đủ mạnh để có khả năng vươn tới nước này.Trong khi ấy Hoa Kỳ lại có một lực lượng hải quân mạnh đủ vươn tới Ấn Độ và họ có đủ lý do để tin rằng Hoa Kỳ đang rất muốn thay thế Anh với tư cách là cường quốc biển số một toàn cầu.Đó là một diễn biến có thể đặt Ấn Độ vào tầm ngắm của Washington.Ấn Độ nhìn thấy Hoa Kỳ có đủ đặc điểm của đế quốc Anh.Mặt khác,Ấn Độ thấy Hoa Kỳ đang muốn thúc đẩy cho sự tan rã của các đế quốc châu Âu để tự mình lấp đầy chỗ trống cũ của chúng.Trong khi đó Ấn Độ không muốn Hoa Kỳ thay chân đế quốc Anh trên đất nước mình.Dù thế nào thì khả năng đó của Hoa Kỳ cũng tỏ ra rất hiện thực.Vì thế,ngay từ đầu Ấn Độ đã tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở khu vực này.Có thể nói đây là một bước đi không ngoan của Ấn Độ trong tình thế nước này vừa mới dành được độc lập,cả thế và lực của mình đều đang yếu và chưa được củng cố.Khi đó việc tìm một bến đỗ an toàn cho mình là vô cùng cần thiết.Và trong hai siêu cường thế giới lúc bấy giờ thì chỉ có Liên Xô là tỏ ra thiện chí với các nước bé hơn.Chính sách đại chiến lược đúng đắn của Ấn Độ trong thời kỳ này đã giúp đất nước này chánh khỏi cảnh bị đô hộ lần hai như Việt Nam cùng thời.Cũng phải nói thêm là do điều kiện lịch sử cụ thể củaViệt Nam và Ấn Độ là rất khác nhau nên đường lối đối ngoại,địa chiến lược có khác nhau là chuyện dễ hiểu.
Đối với Liên Xô lúc bấy giờ,Ấn Độ mong muốn thiết lập mối quan hệ thân thiết,nếu không hẳn là liên minh.Ấn Độ mong muốn Liên Xô sẽ cung cấp viện trợ về kinh tế và thiết bị quân sự cũng như trợ giúp về vũ khí hạt nhân cho nước này.Đối với Ấn Độ,quan hệ của họ với Liên Xô sẽ là một mối quan hệ hoàn hảo,bởi vì Ấn Độ không thấy khả năng Liên Xô có thể áp đăt địa vị vệ tinh cho họ.Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa Ấn Độ và Liên Xô nhìn chúng là một mối quan hệ tốt đẹp.Liên Xô tuy là một nước rộng lớn nhất thế giới,có đường bờ biển dài nhất thế giới nhưng nó vẫn không có cửa ngõ tiếp xúc với Ấn Độ Dương,thậm chí ngay cả với Đại Tây Dương nó cũng không có đường tiếp xúc trực tiếp.Và,tuy là nước có đường bờ biển dài nhất thế giới nhưng phần lớn là trông ra Bắc Băng Dương.Phần trông ra Thái Bình Dương thì có vẻ hẻo lánh và xa trung tâm kinh tế-văn hóa-chính trị của Nga. Vì vậy có được một khu vực ảnh hưởng tiếp giáp rộng lớn với Ấn Độ Dương như Ấn Độ quả là một thành quả không hề nhỏ trong chính sách chiến lược địa chính trị của Liên Xô.
Trong mắt Hoa Kỳ,mối quan hệ giữa Liên Xô-Ấn Độ quả thật là một mối nguy hiểm.Mối quan hệ này sẽ cản trở sự hoạt động của hải quân Mỹ ở Ấn Độ Dương.Thế là,để chống lại Ấn Độ,Mỹ ủng hộ Pakistan-đối thủ truyền kỳ của Ấn Độ.
Ngày nay,kể từ khi Liên Xô tan rã vào cuối năm 1991,nước Nga kế thừa vị trí quốc tế của Liên Xô,tuy nhiên cuộc khủng hoảng trầm trọng trong nước không cho phép nước này mở rộng tầm ảnh hưởng ra bên ngoài như Liên Xô thời trước mà phải lo củng cố nội bộ trong nước.Hoa Kỳ không còn đối thủ cạnh tranh mà trở thành siêu cường duy nhất.Vì thế,Ấn Độ giờ đây không còn là con bài quan trọng để tranh giành giữa Hoa Kỳ và những siêu cường khác nữa.Trong tình hình đó,Ấn Độ quay sang tập trung giải quyết vấn đề tranh chấp với Pakistan.Tuy nhiên việc giải quyết vấn đề nafycos vẻ như không còn đơn giản như trước nữa khi mà Ấn Độ không còn nhận được sự ủng hộ từ phía Nga cũng như là Liên Xô,trong khi đó Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ủng hộ Pakistan.
Tuy nhiên,sau vụ khủng bố ngày 11-9-2001,tình hình đã chuyển hướng một cách căn bản.Chính quyền Taliban ở Afganistan trước đây được Hoa Kỳ ủng hộ hết mình thì giờ đây lại là kẻ thù số một của Mỹ.Nhưng sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhất với Ấn Độ là mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Pakistan – nước vốn có mối quan hệ rất thân thiết với Taliban – trở nên xấn đi hơn bao giờ hết,thậm chí nó còn dẫn đến mức gần như tan vỡ.Vậy là đột nhiên quyền lợi của Hoa Kỳ và Ấn Độ đi đến chỗ gặp gỡ.Cả hai đề muốn Pakistan có hành động chấn áp mạnh tay hơn đố với các nhóm Hồi giáo cực đoan,cả hai cũng đều không muốn Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân.Các cuộc tiếp xúc giữa phái đoàn,các nhà lãnh đạo cấp cao giữa hai bên có tần suất ngày càng nhiều;những bản ghi nhớ hợp tác,cam kết hợp tác phát triển trên nhiều lĩnh vực giữa hai cường quốc này.
Mỹ-Ấn ngày càng xích lại gần nhau hơn
Tuy nhiên theo G.Friedman,việc lập lại mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ không phải là một trong những sự thay đổi căn bản trong chiến lược địa chính trị của Ấn Độ.Ấn Độ vẫn là một hòn đảo bị kiềm tỏa bởi những dãy núi bao quanh gần hết trên đất liền.Mối quan tâm hàng đầu của nó vẫn là sự thống nhất đất nước của riêng nó.Nó có mộ đối thủ là Pakistan,tuy nhiên đây không đến mức là đối thủ không thể chinh phục,hiện tại chỉ có Hoa Kỳ là có thể xâm chiếm Ấn Độ,nhưng mối quan hệ giữa hai nước đang dần trở nên tốt đẹp hơn.
C. Vị thế của Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương
Với vị trí nằm trên trục trung tuyến Á-ÂU,Ấn Độ Dương giữ một vị trí địa chiến lược quan trọng trên con đường giao thương giữa Á-Âu-Phi nói riêng và thế giới phương Tây và Phương Đông nói chung.Theo thống kê thì khu vực Ấn Độ Dương (kể cả đại dương và các quốc gia bao quanh Ấn Độ Dương) có số dân bằng 1/3 của thế giới,chiếm 1/4 diện tích thế giới và một điều đực biệt là nó chiếm hơn 40% trữ lượng dầu mỏ của thế giới.Tạo khu vực này hiện nay cũng có hai quốc gia đang sở hữu vũ khí hạt nhân và một số nước có khả năng chế tạo được vũ khí hạt nhân ( Iran )
Có một điều mà mọi người có thể thấy rõ nữa,Ấn Độ Dương là nơi có các tuyến đường giao thương quốc tế quan trọng liên quan đến lợi ích của không chỉ trong khu vực mà còn của các nước trên thế giơi.Trong khu vực này,Ấn Độ nổi lên như một quốc gia trung tâm và đang có xu hướng trở thành cường quốc.Từ thời xa xưa,cả phương Đông và phương Tây đều trọn Ấn Độ là nơi giao thương,và ngày nay Ấn Độ vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với nhiều nước.Ấn Độ cũng luôn tự hào khi tên nước mình được đặt cho tên cả một đại dương rộng lớn.Riêng điều đó cũng đã cho thấy Ấn Độ có một vị trí quan trọng như thế nào trong khu vực này.
Vì thế ngày nay Ấn Độ đang có ý thức hơn bao giờ hết về vai trì của mình trong khu vực và trên thế giới.Nhà nghiên cứu G.Friedman cho rằng,trong lịch sử truyền thống của Ấn Độ,những mối quan tâm chiến lược chủ yếu của nước này hầu hết là về vấn đề phạm vi nội bộ chứ không là năm ở bên ngoài.Và hiện tại vẫn theo Friedman thì mực dù đã có chú ý đến dòng chảy của thế giới nhưng mối quan tâm cơ bản của Ấn Độ vẫn luôn giới hạn trong tiểu lục địa Ấn Độ,nơi mà nhiều thành phần săc tộc có thể làm nên một khu vực đa dạng ở miền Nam Á này.Tuy nhiên ở thời điểm hiện nay cho thấy Ấn Độ không chỉ có quan điểm hướng nội.Hơn bao giờ hết,Ấn Độ đang quan tâm để ra sức phát triển đất nước về kinh tế,quân sự và quan hệ quốc tế để vươn lên trở thành một cường quốc ngang hàng với các cường quốc khác trên thế giới.Từ cuối thế kỷ 20 đến nay,nền kinh tế Ấn Độ luôn tăng trưởng mạnh và đã đạt được nhiều thành tựu.Theo một nguồn tin đáng tin cậy thì kể từ năm 1998,Ấn Độ đã tăng cường chi tiêu cho ngân sách quốc phòng,cụ thể từ 13% lên 25% mỗi năm.Mặc dù chưa phải là nước phát triển cao,nhưng xét về nhiều mặt,Ấn Độ đã được các cường quốc khác phải tính đến trong ván bài khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên quan điểm hướng ngoại của Ấn Độ không giống với quan điểm của các nước khác như Hoa Kỳ,Nga,Trung Quốc hay thậm chia là cả Nhật Bản.Quan điểm hướng ngoại này chủ yếu vẫn chỉ giới hạn chủ yếu ở khu vực Ấn Độ Dương.Có lẽ vì thế mà Friedman cho rằng mối quan tâm của Ấn Độ chỉ gói gọn trong tiểu lục đại Ấn Độ.Nhưng chỉ tính riêng trong khu vực Ấn Độ Dương,Ấn Độ cũng đã gặp không ít thách thức.Tại đây,Ấn Độ không chỉ phải cạnh tranh với các thế lực bên ngoài như Trung Quốc,Mỹ,Nga … mà còn phải cạnh tranh với các quốc gia bao quanh Ấn Độ Dương,trong đó có các quốc gia đáng phải chú ý như Pakistan,Myanmar – cả hai đều có mối quan hệ rất thân thiết với Trung Quốc ( hiện nay xu thế ngoại giao của Myanmar đã thay đổi theo hướng đa phương hóa hợp tác ) .Ngoài ra còn có một số nước ở bờ Tây và Tây-Bắc Ấn Độ Dương như Iran và một số nước ở châu Phi;các nước ở bờ Đông Ấn Độ Dương như Thai Lan hay Malaysia cũng đang muốn có vai trò điều tiết trên Ấn Độ Dương.Trong tình hình đó,với truyền thống là một quốc gia đa sắc tộc và đa tôn giáo,luôn phải giải quyết các vấn đề nội bộ chứ không phải là một đế quốc có thành tích bành trướng vượt ra khỏi tiểu lục địa Ấn Độ,thì nhiệm vụ khẳng định được vị trí trên toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương đã là một nhiệm vụ dường như đã đủ lớn đối với Ấn Độ.
Hiện tại,Ấn Độ đang hy vọng rằng bằng việc lập lại quan hệ với Hoa Kỳ,Ấn Độ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng lại lược lượng trong mối tương quan giữa Nga,Hoa Kỳ,Trung Quốc và Ấn Độ.Tuy nhiên,để có thể chủ động,Ấn Độ đang tăng cường tiềm lực quân sự,trong đó có tiềm lực quân sự hạt nhân.Đồng thời Ấn Độ cũng chú ý phát triển lực lượng hải quân để có thể đối trọng với lực lượng hải quân Trung Quốc hiện đang nổi lên.Ấn Đooh hiểu rĩ rằng việc gia tăng lực lượng hải quân sẽ giúp họ đảm bảo việc ngăn ngừa được các nguy cở xâm nhập từ bên ngoài vào bằng đường biển Ấn Độ,đồng thời có khả năng tham gia cùng các nước lớn trong việc kiểm soát các con đường giao thông quan trọng giữa Đông và Tây qua Ấn Độ Dương.Đặc biệt chúng ta biết rằng việc chuyên trở dầu mỏ từ Trung Đông cho khu vực Đông Á – nhất là Nhật Bản,quốc gia phụ thuộc rất lớn vào lượng dầu mỏ nhập khẩu từ Trung Đông – đều phải đi qua Ấn Độ Dương.Đây là công việc mà trong quá khứ Ấn Độ không có khả năng tham gia.
Kết Luận
Tất cả các yếu tố trên sẽ là điều giúp cho Ấn Độ trở thành một đại cường quốc.Và đó cũng là ý nghĩa và vai trò của địa chính trị trong chính sách phát triển của quốc gia này. Với tuổi đời chỉ hơn một thế kỷ của mình ( trong khi những môn khoa học cở bản khác có tuổi đời hàng ngàn năm trước ) ,Địa chính trị đã chứng tỏ là một bộ môn khoa học đặc biệt chính bởi ý nghĩa xã hội và nhân văn của nó.Với nhiều lý thuyết nghiên cứu và nhiều trường phái thực hành khác nhau, Địa chính trị đã góp phần to lớn vào sự phát triển của một quốc gia.Tuy nhiên nếu bị áp dụng một cách tiêu cực,Địa chính trị sẽ là vật cản kìm hãm sự phát triển của một quốc gia,thậm chí đi đến chỗ diệt vong như trường hợp của Đức Quốc Xã và Nhật Bản trước đây.Chính vì vậy nhiệm vụ của các nhà khoa học là làm cho địa chính trị phát huy được hiệu quả xã hội tích cực sao cho xứng đáng với một mộn khoa học chính thống.Và trong bước đường phát triển của mình,chính phủ của mỗi quốc gia cũng nên chọn cho mình chính sách phát triển khôn ngoan để đi lên một cách bền vững .
Tài liệu tham khảo :
Tập bài giảng Địa chính trị thế giới Đại học KHXH&NV
Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển của quốc gia
Nguyễn Văn Dân,NXB Chính trị quốc gia,xuất bản năm 2009
“Ấn Độ : sự trỗi dậy của một cường quốc mới” Vietnamnet.vn, ngày 2-7-2007,theo Phương Loan.
“India and the Emging Geopolitics of the Idian Ocean Region” www.apcss.org ,
Một vòng quanh đất nước Ấn Độ Trần Vũ Bảo,NXB Văn hóa thông tin Hà Nội,2005
“The Geopolotics of Idian” George Friedman
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dai_hoc_quoc_gia_thanh_pho_ho_chi_minh_autosaved__9978.docx