Vai trò và triển vọng của Cấp cao Đông Á EAS

Cấp cao Đông Á (East Asia Summit – EAS) là diễn đàn của các nhà lãnh đạo ASEAN với các nhà lãnh đạo của 8 nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga và Hoa Kỳ đối thoại về các vấn đề chiến lược nhằm hỗ trợ mục tiêu xây dựng cộng đồng ở khu vực Đông Á, trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo. EAS không thay thế mà bổ sung cho các diễn đàn khu vực hiện có. EAS hoạt động thông qua các kỳ họp cấp cao hàng năm do ASEAN chủ trì tiếp theo sau Hội nghị cấp cao ASEAN. Đến nay, EAS đã họp được 5 lần.

doc3 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3932 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò và triển vọng của Cấp cao Đông Á EAS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài làm Cấp cao Đông Á (East Asia Summit – EAS) là diễn đàn của các nhà lãnh đạo ASEAN với các nhà lãnh đạo của 8 nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga và Hoa Kỳ đối thoại về các vấn đề chiến lược nhằm hỗ trợ mục tiêu xây dựng cộng đồng ở khu vực Đông Á, trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo. EAS không thay thế mà bổ sung cho các diễn đàn khu vực hiện có. EAS hoạt động thông qua các kỳ họp cấp cao hàng năm do ASEAN chủ trì tiếp theo sau Hội nghị cấp cao ASEAN. Đến nay, EAS đã họp được 5 lần. Vai trò của Cấp cao Đông Á Cấp cao Đông Á là sự thể hiện rõ nét của việc mở rộng các khuôn khổ hợp tác hiện có của ASEAN theo nguyên tắc “việc hợp tác sẽ bổ sung cho những khẳ năng hợp tác của ASEAN chứ không thay thế chúng” – một nguyên tắc điều chỉnh hoạt động hợp tác ngoại khối của ASEAN. Hội nghị cấp cao Ðông Á sẽ là một diễn đàn đối thoại rộng rãi về các vấn đề chiến lược, chính trị và kinh tế cùng quan tâm, hướng tới mục tiêu thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở Ðông Á; là một phần của cấu trúc khu vực, hỗ trợ các diễn đàn và tiến trình hiện có, nhất là với khuôn khổ hợp tác ASEAN + 3. Điều đó được thể hiện rõ nét qua 5 Hội nghị đã diễn ra, kết quả thảo luận tại các Hội nghị này tạo động lực mới thúc đẩy xu thế đối thoại và hợp tác ở khu vực trong thời gian tới nhằm đảm bảo hòa bình lâu dài, ổn định và thịnh vượng chung cho khu vực và các quốc gia thành viên. Với sự ra đời của Cấp cao Đông Á, ASEAN đã tạo được môt khuôn khổ hợp tác, một cấu thành mới cho khu vực. Một cấu trúc khu vực dựa trên các tiến trình hợp tác hiện có, đa tầng nấc, đan xen, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhân, trong đó ASEAN đóng vai trò trung tâm, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung là hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực. Triển vọng của Cấp cao Đông Á Đối với định hướng tương lai của EAS, Ngày 22/07/2011, Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham dự Hội nghị cấp cao Đông Á đã nhóm họp tại đảo Bali của Indonesia nhằm thảo luận các lĩnh vực hợp tác ưu tiên hiện nay của EAS, công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN với các đối tác liên quan, nhất là Hội nghị cấp cao EAS lần thứ 6 sẽ được tổ chức vào tháng 11/2011 tại Bali. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao EAS, các bộ trưởng khẳng định EAS tiếp tục là diễn đàn để các nhà lãnh đạo trao đổi và đối thoại về các vấn đề có tầm quan trọng chiến lược liên quan đến hòa bình, an ninh và phát triển ở khu vực.Theo các bộ trưởng, ngoài 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên hiện nay là tài chính, năng lượng, giáo dục, phòng chống cúm gia cầm và quản lý thiên tai, EAS cần thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm và là lợi ích của khu vực như thúc đẩy liên kết kinh tế thông qua sáng kiến Quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện tại Đông Á (CEPEA), các vấn đề an ninh phi truyền thống…Các bộ trưởng cam kết duy trì và thúc đẩy các mục tiêu, nguyên tắc, thể thức của EAS nêu trong Tuyên bố Kuala Lampur 2005 và Tuyên bố Hà Nội 2010; tăng cường quan hệ bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ chế khu vực hiện có, trong đó có EAS, ASEAN+3, ADMM+ và ARF để đóng góp hiệu quả vào hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.Việc quyết định mở rộng thành viên của cấp cao Đông Á, thêm Nga và Mỹ là một quyết sách có ý nghĩa chiến lược của ASEAN trong việc đưa EAS trở thành một diễn đàn hợp tác có tầm mức cao hơn và quy mô rộng lớn hơn ở khu vực. Tổng thư ký ASEAN Suri Pitsuwan đánh giá cao sự tham gia của Nga và Mỹ vào EAS. "Tổng thu nhập GDP của 18 quốc gia này hiện là khoảng 30 nghìn tỷ USD một năm, hơn một nửa tổng thu nhập GDP của toàn cầu. Nó sẽ là động cơ phát triển không chỉ cho khu vực mà cho cả toàn cầu". EAS mở rộng sẽ tiếp tục là diễn đàn của Lãnh đạo cấp cao để bàn về các vấn đề chiến lược quan trọng đối với khu vực, trong đó có lĩnh vực chính trị-an ninh, như các vấn đề về an ninh biển, ứng phó với thảm họa thiên tai… ASEAN coi trọng vai trò của Cấp cao Đông Á mở rộng với sự tham gia của Nga và Mỹ, coi EAS là một thành tố quan trọng của cấu trúc khu vực đang định hình góp phần thúc đẩy sự phát triển của Cộng đồng ASEAN và các quốc gia thành viên EAS. Hiện nay, số thành viên của EAS là 18. Con số này có thể được tăng lên vì đang có một số quốc gia cũng thể hiện mong muốn tham gia vào thiết chế này. Đông Timor là Quan sát viên của ASEAN và sẽ trở thành thành viên trong vòng năm năm từ năm 2006. Khi đã là thành viên của ASEAN cũng đồng nghĩa với việc Đông Timor là thành viên của EAS. Papua New Guinea hiện đang là Quan sát viên của EAS. Liên minh Châu Âu cũng tỏ ý muốn trở thành Quan sát viên./. Tài liệu tham khảo Trung tâm Luật Châu Á-Thái Bình Dương, Tập bài giảng pháp luật Cộng đồng ASEAN, Hà Nội 2001. Website:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVai trò và triển vọng của Cấp cao Đông Á EAS.doc
Luận văn liên quan