Kĩ thuật pháp lí là yếu tố có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của từng văn bản pháp luật. Tính logic, chặt chẽ về nội dung, đúng quy tắc về ngôn ngữ, phân chia sắp xếp hợp lí chính là những yêu cầu cơ bản của kux thuật pháp lí. Cơ sở nhận biết sự khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lí của văn bản pháp luật có ở nhiều khía cạnh khác nhau, như: Nội dung không đủ để hoàn thiện chủ đề của văn bản; nội dung không tập trung, thống nhất; nội dung không rõ ràng, thiếu mạch lạc, thiếu chính xác; việc phân chia, sắp xếp nội dung văn bản không đảm bảo tính logic chặt chẽ; sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực.
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn bản khiếm khuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong hoạt động giao tiếp, văn bản là một trong những phương tiện quan trọng nhằm ghi lại và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội sao cho phù hợp với pháp luật hiện hành. Thực tế trong những năm qua, công tác soạn thảo văn bản pháp luật đã góp phần tích cực đáp ứng các yêu cầu của nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, sau khi Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ ban hành Thông tư số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/5/2005 hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, công tác soạn thảo văn bản pháp luật ngày càng được đưa vào nề nếp, khắc phục được nhiều nhược điểm và những hạn chế trước đây. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều văn bản pháp luật bộc lộ nhiều khiếm khuyết về cả nội dung lẫn thể thức vì những lí do sau:
Trước hết, đối tượng điều chỉnh của văn bản quy phạm pháp luật là tương đối phong phú, đa dạng, luôn tồn tại khách quan. Vì thế việc nắm bắt thực trạng và phán đoán quy luật vận động của các quan hệ xã hội là rất khó khăn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, dẫn tới nội dung văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp với tình hình thực tế, trở lên lạc hậu.
Hơn nữa, do người soạn thảo còn bị hạn chế về trình độ chuyên môn, về việc sử dụng ngôn ngữ cũng như những kĩ năng pháp lí, thậm chí còn không tuân thủ những quy định của pháp luật về thủ tục ban hành cũng như quản lí văn bản pháp luật. Vì vậy, đây là nguyên nhân chủ quan dẫn tới việc ban hành văn bản pháp luật vi phạm về thủ tục và không đảm bảo tính hợp lí của văn bản.
Các quy định của pháp luật hiện hành về công tác ban hành văn bản pháp luật nhất là văn bản áp dụng pháp luật còn chưa đầy đủ và được đặt ra trong nhiều văn bản khác nhau, vì vậy đã gây khó khăn trong việc thực hiện. Hiện nay, mặc dù đã có sự hỗ trợ của những quy định, cụ thể là Thông tư số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản nhưng Nhà nước chưa ban hành văn bản pháp luật có hiệu lực pháp luật cao để quy định đầy đủ về hình thức và nội dung văn bản pháp luật cho nên trên thực tế hình thức văn bản pháp luật không thống nhất.
Bên cạnh đó, trong quá trình ban hành văn bản pháp luật, đôi khi các cơ quan soạn thảo còn lồng ghét lợi ích cục bộ của từng cấp, từng ngành vào nội dung văn bản.
Xuất phát từ những nội dung trên, việc ban hành văn bản pháp luật khiếm khuyết đã xảy ra khá phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành. Có thể xác định, cơ sở để nhận biết văn bản khiếm khuyết là những văn bản sau:
a/ Văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về chính trị.
Trước hết, đó là các văn bản pháp luật (chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật) có nội dung không hợp với đường lối, chính sách của Đảng. Văn bản pháp luật được ban hành nhưng có nội dung không phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng bị coi là khiếm khuyết và buộc cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lí.
Bên cạnh đó, văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với ý chí và lợi ích chính đáng của nhân dân cũng bị coi là khiếm khuyết về chính trị.
b/ Văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về pháp lí.
*/ Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền ban hành
Văn bản pháp luật vi phạm về thẩm quyền ban hành bao gồm vi phạm thẩm quyền về hình thức và vi phạm thẩm quyền về nội dung.
Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền về hình thức là văn bản có tên gọi không đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trước hết, đó là việc cơ quan ban hành văn bản sủ dụng hình thức văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của chủ thể khác. Ví dụ: Hội đồng nhân dân ban hành quyết định; Ủy ban nhân dân ban hành nghị quyết.
Bên cạnh đó, vi phạm thẩm quyền về hình thức còn thể hiện ở việc sử dụng không đúng vai trò của văn bản đối với công việc được giải quyết, như: Sử dụng công văn, thong báo để đặt ra các quy phạm pháp luật hoặc ban hành quyết định thay cho lệnh khám nơi cất giấu tang vật vi phạm…
Ngoài ra, trong một số trường hợp cá biệt còn có thể gặp tình trạng các cơ quan nhà nước sử dụng hình thức văn bản không do pháp luật quy định để đặt ra quy định pháp luật, như: Ủy ban nhân dân ban hành thong tri.
Văn bản pháp luật vi phạm thẩm quyền vê nội dung là văn bản mà chủ thể ban hành sử dụng để giải quyết công việc không thuộc thẩm quyền do pháp luật quy định đối với chủ thể đó.
Trước hết, sự vi phạm thẩm quyền nội dung thể hiện ở việc cơ quan ban hành văn bản pháp luật để giải quyết công việc hoàn toàn không thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể. Ví dụ: Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc bộ, như: Cục, Vụ, Viện, Văn phòng… ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, văn bản pháp luật vi phạm về thẩm quyền nội dung còn thể hiện trong việc chủ thể ban hành văn bản để giải quyết công việc vượt thẩm quyền mà pháp luật quy định đối với chủ thể đó. Ví dụ: Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện A ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt 31.000.000 đồng mà theo pháp luật, mức phạt tiền tối đa mà Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền được áp dụng là 30.000.000 đồng.
*/ Văn bản pháp luật có nội dung trái với quy định của pháp luật.
Văn bản có nội dung trái pháp luật là những văn bản có nội dung là những quy phạm hoặc những mệnh lệnh không đúng với pháp luật hiện hành. Có nhiều cơ sở khác nhau về sự trái pháp luật trong nội dung của văn bản pháp luật.
Thứ nhất, nội dung trái quy định pháp luật hiện hành thể hiện trong việc không viện dẫn hoặc viện dẫn sai những văn bản làm cơ sở pháp lí của văn bản đó. Ví dụ: Trong Quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh A về quản lí, khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh, phần căn cứ pháp lí chỉ nêu Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân mà không viện dẫn Luật bảo vệ mội trường là văn bản quy định trực tiếp về thẩm quyền của ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực này.
Thứ hai, nội dung của văn bản pháp luật trái với quy định pháp luật hiện hành thể hiện rõ nét trong trường hợp nội dung văn bản quy phạm pháp luật của cấp dưới trái với nội dung văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên; văn bản hành chính có các quy định mang tính quy phạm trái với các quy phạm pháp luật hiện hành. Ví dụ: Trong Chỉ thị của ủy ban nhân dân thành phố A về củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn thành phố có quy định: “Giao cấp ủy đảng, chính quyền các huyện, xã, thị trấn có nhiệm vụ phê duyệt đề án, giám sát, giúp đỡ các quỹ tín dụng nhân dân; các cơ quan nội chính (công an, kiểm sát, tòa án, tư pháp, thi hành án) có nhiệm vụ giúp các quỹ tín dụng nhân dân đôn đốc thu nợ, tiến hành điều tra, xét xử và thi hành án nhanh chóng…”. Các quy định này trái với Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân vì tổ chức Đảng, các cơ quan kiểm sát, tòa án…không phải là cấp dưới của ủy ban nhân dân.
Thứ ba, tính bất hợp pháp về nội dung còn thể hiện trong các văn bản áp dụng pháp luật hoặc văn bản hành chính khi có nội dung trái với quy định của văn bản quy phạm pháp luật. Ví dụ: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có nội dung xử phạt đối với cá nhân về hành vi xây dựng trái phép được thực hiện từ trước đó 3 năm. Như vậy là trái với quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Thứ tư, sự trái pháp luật thể hiện ở các mệnh lệnh trong văn bản hành chính không đúng với những mệnh lệnh trong văn bản áp dụng pháp luật mà nó tổ chức thực hiện. Ví dụ: Thông báo về việc cưỡng chế với biện pháp không đúng với nội dung quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
*/ Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia.
Hiện nay, dấu hiệu này rất cần được xem xét trong quá trinhfxuwr lí văn bản quy phạm pháp luật. Vì muốn thực hiện tốt các cam kết quốc tế, Việt Nam không chỉ tiến hành việc nội luật hóa mà còn phải rà soát nhằm phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa phù hợp để sủa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế bằng văn bản khác.
*/ Văn bản pháp luật có sự vi phạm các quy định về thể thức và thủ tục ban hành.
Văn bản pháp luật có thể thức không đúng quy định của pháp luật biểu hiện ở việc thiếu những đề mục cần thiết hoặc được trình bày các đề mục không đúng quy định của pháp luật, như: Văn bản quy phạm pháp luật không có năm ban hành trong đề mục số, kí hiệu văn bản; văn bản áp dụng pháp luật không có trích yếu…
Văn bản pháp luật có thể có sự vi phạm về thủ tục trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc không thực hiện những thủ tục là cơ sở để xác định tính hợp pháp cho văn bản áp dụng pháp luật, như: Không thành lập hội đồng kỉ luật trước khi ra quyết định kỉ luật công chức…
c/ Văn bản pháp luật không đáp ứng yêu cầu về khoa học.
*/ Văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với thực trạng và quy luật vận động của đời sống xã hội.
Đây là những văn bản mà trong đó có các quy định cao hơn hoặc thấp hơn thực trạng kinh tế - xã hội, không phù hợp với đời sống vật chất và ý thức xã hội, gây cản trở cho tiến trình phát triển của xã hội. Sự phù hợp có thể chỉ thuộc về một phần trong nội dung văn bản, cũng có thể là toàn bộ văn bản. Những văn bản pháp luật này thường không có tính khả thi, khó thực hiện trên thực tiễn.
Bên cạnh đó, văn bản pháp luật cũng không đáp ứng yêu cầu về khoa học khi có nội dung không phù hợp với truyền thống đạo đức, thuần phong, mĩ tục trong xã hội. Đây chính là biểu hiện của sự không phù hợp giữa pháp luật với đạo đức. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chức năng quản lí xã hội nhưng pháp luật lại không phải là yếu tố duy nhất để điều chỉnh xã hội. Các quy phạm xã hội khác như đạo đức, tôn giáo…cũng có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Do vậy, để bảo đảm tính khả thi cho văn bản pháp luật, trong quá trình ban hành cũng như tổ chức việc thực hiện văn bản pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền cần thể hiện sự dung hòa mối quan hệ giữa pháp luật và các yếu tố trên. Nhưng trên thực tế không phải khi nào chủ thể ban hành văn bản pháp luật cũng thực hiện có hiệu quả yêu cầu này. Vì thế, văn bản pháp luật có nội dung không phù hợp với phong tục truyền thống, đạo đức tốt đẹp của dân tộc cũng dễ dàng xảy ra và làm mất đi tính khả thi của những văn bản đó. Đây cũng là dạng khiếm khuyết của văn bản pháp luật.
*/ Khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lí.
Kĩ thuật pháp lí là yếu tố có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của từng văn bản pháp luật. Tính logic, chặt chẽ về nội dung, đúng quy tắc về ngôn ngữ, phân chia sắp xếp hợp lí chính là những yêu cầu cơ bản của kux thuật pháp lí. Cơ sở nhận biết sự khiếm khuyết về kĩ thuật pháp lí của văn bản pháp luật có ở nhiều khía cạnh khác nhau, như: Nội dung không đủ để hoàn thiện chủ đề của văn bản; nội dung không tập trung, thống nhất; nội dung không rõ ràng, thiếu mạch lạc, thiếu chính xác; việc phân chia, sắp xếp nội dung văn bản không đảm bảo tính logic chặt chẽ; sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật, nhà xuất bản công an nhân dân, năm 2009.
- Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP hướng dẫn về thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Văn bản khiếm khuyết.doc