Vấn đề an ninh con người trong pháp luật quốc tế hiện đại

Trên cơ sở các yếu tố cấu thành an ninh con người và nội hàm của khái niệm này theo hai phương diện vật chất và tinh thần với những đòi hỏi đề cao hơn nữa trách nhiệm của quốc gia cũng như ý thức của mỗi cá nhân con người về an ninh cho chính mình và cho cộng đồng, rất cần có những qui định của luật pháp quốc tế, các thiết chế quốc tế trong việc bảo đảm an ninh con người. Rõ ràng, luật pháp quốc tế đã trù liệu những khuôn khổ pháp lý cho an ninh con người và nền hòa bình, phát triển cho mỗi quốc gia nhưng những hiểm họa đe dọa sự ổn định của quốc gia, cuộc sống bình thường của người dân lại luôn tiềm ẩn. Chương 2 của luận án đã nhấn mạnh cơ sở pháp lý, thiết chế và cơ chế cho sự vận hành dựa trên những nguyên tắc chung về an ninh con người.

pdf196 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3128 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề an ninh con người trong pháp luật quốc tế hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cần làm rõ các quyền liên quan đến việc làm như quyền tự do tìm kiếm việc làm, nghề nghiệp, nơi làm việc phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng. Hoàn thiện môi trường pháp lý về việc làm có ý nghĩa quyết định cho việc bảo đảm an ninh con người, theo đó Luật Việc làm cần phải xác định "tỷ lệ tăng trưởng việc làm" thay cho "chỉ tiêu tạo việc làm mới như trước đây"; qui định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động về việc làm, thị trường lao động; cần có qui định cụ thể về chính sách việc làm chung của Nhà nước, trong đó Nhà nước không chỉ có trách nhiệm tạo việc làm mà phải có trách nhiệm định hướng phát triển việc làm hướng tới thúc đẩy và bảo đảm việc làm bền vững cho người lao động; rà soát và qui định cụ thể các chính sách hỗ trợ việc làm của Nhà nước; bổ sung các qui định để các địa phương phải có trách nhiệm thành lập quĩ việc làm địa phương; bổ sung các qui định còn hạn chế trong việc quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; nghiên cứu, xem xét việc các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài hoạt động giới thiệu việc làm; qui định cụ thể về chính sách phát triển thị trường lao động trong nước cũng như ngoài nước; bổ sung các qui định về lao động Việt Nam ở nước ngoài sau khi về nước; qui định rõ về chính sách bảo hiểm việc làm theo hướng không chỉ có chính sách hỗ trợ cho người lao động sau khi họ bị thất nghiệp mà còn đảm bảo ổn định cho người lao động trong quá trình làm việc; đặc biệt, cần phải có qui định riêng về chính sách việc làm cho các đối tượng đặc thù. Đảm bảo việc làm và các quyền ở nơi làm việc đóng vai trò quyết định trong việc đạt được an ninh con người ở Việt Nam trong bối cảnh là quốc gia đang phát triển. Người lao động không có việc làm thì hoặc phụ thuộc vào trợ cấp xã hội hoặc khó có tương lai. Điều này cũng đồng nghĩa với việc góp phần xóa giảm 172 đói nghèo. Đói nghèo là nguy cơ làm cho con người dễ bị loại trừ khỏi tiến trình phát triển của xã hội, mất đi những cơ hội để duy trì và cải thiện điều kiện sống. Đảm bảo việc làm với tư cách là một chuẩn mực của quyền con người đã vượt lên trên ý nghĩa đảm bảo sự tồn tại, bởi lẽ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản sẽ không thể đủ để tăng cường an ninh con người. Do đó, Luật Việc làm và các chính sách gắn liền với việc bảo đảm việc làm chính là khung pháp lý góp phần tăng cường an ninh con người. Đồng thời với việc bảo đảm việc làm, trong bối cảnh nước ta hiện nay việc qui định mức lương tối thiểu hết sức quan trọng và cần thiết. Tiền công, tiền lương là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, với đặc điểm chung là phần đông lao động phổ thông Việt Nam chưa qua đào tạo, trình độ tay nghề chưa có hoặc ở mức thấp nên khả năng thương lượng với người sử dụng lao động về lương theo qui định của Bộ luật Lao động là không thực tế. Hơn nữa, khi các nhà đầu tư nước ngoài bắt tay nhau để dìm giá lao động bằng cách cùng nhau trả lương thấp thì lao động Việt Nam sẽ khó có cơ hội lựa chọn việc làm. Trong bối cảnh đó sự ra đời của Luật Tiền lương tối thiểu là cần thiết. Nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường để từng bước hoàn thiện pháp luật về môi trường nhằm giải quyết hài hòa, đồng bộ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, hợp tác quốc tế và các vấn đề xã hội; phát huy sức mạnh của toàn xã hội trong vấn đề bảo vệ môi trường; giải quyết mối quan hệ giữa Luật Bảo vệ môi trường và các luật chuyên ngành trong điều chỉnh pháp luật về môi trường; phát huy đồng bộ tác động của các biện pháp hành chính, hình sự, dân sự, kinh tế trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, đặc biệt là các biện pháp kinh tế để đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường đồng thời với việc hoàn thiện các văn bản qui phạm pháp luật theo hướng điều chỉnh một cách đồng bộ, thống nhất; ban hành đầy đủ các qui định về qui chuẩn kỹ thuật môi trường, đánh giá tác động môi trường, các qui định về quản lý chất thải nhất là chất thải ở các khu đô thị và khu công nghiệp; tăng cường nguồn lực bảo vệ môi trường bằng thuế hoặc phí bảo 173 vệ môi trường. Qui định cụ thể về trách nhiệm, trong đó trách nhiệm bồi thường thiệt hại, phục hồi môi trường trong trường hợp gây ô nhiễm, làm thiệt hại tới môi trường. Hoàn thiện các qui định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như: xử lý dân sự về việc xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ra; các qui định về xử lý hành chính, đặc biệt là qui định xử lý hình sự đối với hành vi vi phạm theo hướng tăng mức xử phạt đủ để răn đe, kiên quyết tạm thời đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và xử lý hình sự đối với các trường hợp có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. * Về lĩnh vực xã hội Các vấn đề xã hội luôn tiềm ẩn ở các quốc gia, nó là hệ quả phát sinh từ quá trình phát triển và cũng tác động tiêu cực tới sự ổn định, phát triển. Vì vậy, giải quyết các vấn đề xã hội thông qua pháp luật sẽ góp phần tích cực để tăng cường bảo đảm an ninh con người. Dân số là vấn đề nhạy cảm, liên quan đến việc bảo đảm an ninh con người trong khi đó đối tượng thực hiện công tác dân số rất phức tạp vì mọi tổ chức, gia đình, cá nhân vừa là đối tượng thi hành, vừa là chủ thể tham gia tổ chức thực hiện chính sách dân số. Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số đông (đứng thứ 20 trên thế giới), sức ép của gia tăng dân số quá nhanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội như tăng chi phí và phúc lợi xã hội, tạo sức ép cạnh tranh về việc làm. Do tập trung vào mục tiêu giảm nhanh mức sinh nên qui định của pháp luật chủ yếu giới hạn trong việc điều chỉnh qui mô dân số thông qua kế hoạch hóa gia đình. Trong khi đó cơ cấu dân số, chất lượng dân số và phân bố dân cư lại chưa được chú ý thích đáng. Để qui mô, chất lượng và phân bố dân cư thực sự trở thành yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước đòi hỏi chính sách, pháp luật dân số phải đồng bộ và có hiệu quả nên cần thiết ban hành Luật Dân số. Trong xu thế hội nhập các qui định của pháp luật về dân số phải hài hòa với pháp luật trong khu vực và trên thế giới tạo khuôn khổ pháp lý bình đẳng trong việc tăng cường hợp tác quốc tế về dân số và phát triển. 174 Hiện nay, Luật An toàn thực phẩm đã có hiệu lực nhưng để tạo sự đồng bộ cần thiết phải ban hành các đạo luật như Luật Thú y. Sở dĩ như vậy là vì: nước ta xuất phát điểm là nền kinh tế nông nghiệp và hiện nay nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế với sự phát triển của ngành chăn nuôi; hơn nữa hoạt động thương mại với việc xuất nhập khẩu động vật và sản phẩm động vật ngày càng tăng đã làm lây lan dịch bệnh, kể cả bệnh chung giữa người và động vật như cúm A/H5N1, A/H1N1… cùng các yếu tố khách quan chủ quan như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường làm gia tăng dịch bệnh tác động tiêu cực tới sức khỏe người dân. Các thực phẩm chủ yếu đang mất an toàn, gây tổn hại đến sức khỏe mà chúng ta đang quan tâm là rau, thịt và thủy sản. Xuất phát điểm của việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm là sản xuất nông nghiệp, vì vậy cần có biện pháp để phân công quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm một cách hợp lý và có hiệu quả. Thịt và thủy sản là những loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ cao nên cần có qui trình giám sát chặt chẽ từ chăn nuôi, nuôi trồng đến giết mổ, chế biến, bảo quản cũng như lưu thông phân phối nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa. Hiện nay, các nước đang phụ thuộc lẫn nhau và chỉ cần một hành động không đúng của một quốc gia có thể gây nguy hiểm cho các nước khác. Sự tăng trưởng và phát triển của các quốc gia cũng như việc ngăn ngừa và kiểm soát thảm họa sinh học phụ thuộc nhiều vào pháp luật, các chính sách nông nghiệp cũng như bảo đảm an toàn thực phẩm với ý nghĩa là tiêu chí cho việc đảm bảo an ninh con người. Do đó, Luật Thú y sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thú y như phòng chống dịch bệnh, hệ thống chẩn đoán và xét nghiệm, kiểm dịch động vật, tăng cường vai trò của người chăn nuôi nhỏ, kiểm soát hoạt động giết mổ tập trung, quản lý thuốc, hợp tác quốc tế…góp phần tạo dựng thị trường lành mạnh về thực phẩm và tăng cường bảo vệ sức khỏe người dân. Cùng với Luật Thú y, để đồng bộ với Luật An toàn thực phẩm cần nâng Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật thành Luật Bảo vệ, kiểm dịch thực vật. Bởi vì, cần có các qui định chặt chẽ hơn về sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật vì đây là những lĩnh vực cần hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện bởi trực tiếp liên quan tới an toàn thực phẩm cung cấp hàng ngày cho người dân. Mặt khác, 175 các qui định trong Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001 chưa phù hợp cũng như chưa đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế qui định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia như Hiệp định Vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật và Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật như phân tích nguy cơ dịch hại, vùng an toàn dịch hại…Các qui định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật chưa cụ thể và tuân thủ các qui định về quản lý thuốc theo chuẩn quốc tế như điều kiện đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; điều kiện đưa các loại thuốc bảo vệ thực vật đã được đăng ký ra khỏi danh mục thuốc; điều kiện sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Sức khỏe con người đóng vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước. Hiện nay, hoạt động khám chữa bệnh để tăng cường an ninh con người còn bộc lộ những hạn chế. Ở nước ta cũng như các nước khác, mô hình bệnh tật bao gồm nhiều nhóm nhưng cao nhất là nhóm bệnh không nhiễm trùng. Tình trạng ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm môi trường…đòi hỏi được cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh thuận lợi, đa dạng và hiệu quả hơn. Mặt khác, cơ sở vật chất và trang thiết bị của các cơ sở khám chữa bệnh nhà nước chưa đáp ứng được tiêu chuẩn. Vấn đề xử lý chất thải nhưng không có điều kiện cụ thể để cấp giấy phép hoạt động trong khi các cơ sở tư nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới được cấp phép. Việc cấp chứng chỉ hành nghề áp dụng đối với những người đứng đầu các cơ sở hành nghề tư nhân thông qua việc xét hồ sơ nên chất lượng đội ngũ này chưa đồng đều do Việt Nam chưa có hệ thống đăng ký, kiểm tra, cấp chứng chỉ hành nghề và giám sát hoạt động của những người hành nghề. Do đó, cần phải có cơ chế pháp lý để tất cả các cơ sở khám chữa bệnh dù là của Nhà nước hay tư nhân đều có thể cung cấp các dịch vụ y tế một cách hiệu quả, đầy đủ. Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân do ban hành đã lâu và mang tính nguyên tắc nên hiệu lực pháp luật không cao. Một số qui định đã được cụ thể ở các luật khác như Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em..trong khi đó các qui định về điều kiện hành nghề khám chữa bệnh, qui định về chuyên môn kỹ thuật y tế cần tiếp tục phải cụ thể hóa để đáp ứng yêu cầu xã hội 176 hóa lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hơn nữa, Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới nên phải tuân thủ các cam kết trong đó có dịch vụ y tế. Đồng thời, Việt Nam cũng đã ký Hiệp định khung về điều kiện hành nghề điều dưỡng giữa các nước ASEAN và Hiệp định khung về hành nghề bác sĩ và nha sĩ. Vì vậy, cần phải nội luật hóa các qui định này để có cơ sở pháp lý thực hiện tại Việt Nam. Đó là sự cần thiết để ban hành Luật Khám chữa bệnh. Theo qui định của Luật An toàn thực phẩm năm 2010, trách nhiệm quản lý nhà nước là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong khi đó Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân lại chỉ qui định trách nhiệm này thuộc Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố. Rõ ràng, lương thực - thực phẩm là "đầu vào" cho việc duy trì sự sống và sức khỏe của người dân, vì vậy để đảm bảo an ninh về sức khỏe phải có sự thống nhất trong quản lý nhà nước. Cũng như vậy, cần bổ sung Luật Thanh tra, Luật Xử lý vi phạm hành chính về chức năng, quyền hạn, thẩm quyền của Chánh Thanh tra, Thanh tra viên Chi cục an toàn thực phẩm cho phù hợp với Luật An toàn thực phẩm. * Về an toàn cá nhân, trật tự cộng đồng và xây dựng xã hội dân chủ Cùng với quá trình đổi mới đất nước, vấn đề trật tự an toàn xã hội và tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp, riêng lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã là vấn đề nhức nhối của xã hội. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trung bình một năm có khoảng trên 10.000 ngàn vụ tai nạn giao thông, làm chết khoảng trên 10.000 ngàn người và bị thương khoảng gần 20.000 ngàn người; đồng thời, sự xuất hiện của nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tác động không nhỏ đến môi trường phát triển lành mạnh, bền vững của đất nước. Vì vậy, công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội đặt ra nhiều vấn đề hết sức quan trọng, trong khi đó hệ thống văn bản pháp luật qui định về công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội hiện đang trong quá trình hoàn thiện nên còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, các qui phạm pháp luật còn tản mạn trong nhiều văn bản khác nhau hoặc không theo kịp thực tiễn. Nhiều vấn đề quan trọng mới chỉ được qui định bằng văn bản dưới luật, làm hạn chế hiệu lực hiệu quả công tác đảm bảo trật tự, an toàn 177 xã hội. Do đó, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho các cơ quan thực thi pháp luật nói chung thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự xã hội, đảm bảo quyền tự do, dân chủ, tính mạng, sức khỏe của nhân dân nên việc xây dựng và ban hành Luật Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội là yêu cầu khách quan và cần thiết. Luật Bảo đảm trật tự, an toàn xã hội qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, công dân trong việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn xã hội và đây là tiền đề cho việc bảo đảm, tăng cường an ninh con người. Hiến pháp năm 1992 ghi nhận quyền được thông tin với tư cách là quyền mới. Trên khía cạnh chính trị, quyền thông tin đòi hỏi công dân có quyền được biết về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước một cách trung thực. Nhà nước phải có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và qui định cụ thể người có trách nhiệm báo cáo hoạt động của Nhà nước về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại (trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia). Quyền thông tin cũng đòi hỏi Nhà nước bằng công cụ pháp luật bảo đảm nhân dân nhận thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng phải là những thông tin chân thực, thông tin đa chiều. Vì vậy, người cung cấp thông tin không đúng phải bị xử lý theo qui định của pháp luật. Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập sâu rộng cùng cộng đồng quốc tế và sự bùng nổ của thông tin nên cần thiết phải ban hành Luật Tiếp cận thông tin. Trong xã hội dân chủ và văn minh, hiện tượng đình công, biểu tình là tất yếu bởi nó phản ánh đúng thực trạng và xu thế phát triển của xã hội. Nhìn ở góc độ tiêu cực, đó là những dấu hiệu báo hiệu sự bất ổn của xã hội nhưng nhìn ở khía cạnh khác thì đình công, biểu tình lại là những tín hiệu để Nhà nước xem xét lại nội dung của pháp luật và quá trình thực thi pháp luật. Vấn đề đặt ra là việc đình công, biểu tình phải có sự giám sát của Nhà nước, cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở pháp luật. Mặc dù, Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan đã phần nào giải quyết được những bức xúc cho người lao động thông qua các cuộc đình công. Do 178 đó, cần hệ thống hóa các qui định của pháp luật hiện hành để sớm ban hành Luật Đình công nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của người lao động. Trong xã hội, khi quyền và các lợi ích hợp pháp của công dân bị xâm hại, công dân có thể sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo về quyết định, hành vi của cán bộ, công chức nhà nước; đồng thời cũng có thể thực hiện bằng hình thức biểu tình chống lại những quyết sách không phù hợp. Do đó, biểu tình là hiện tượng tất yếu trong xã hội dân chủ. Ở Việt Nam, theo qui định của pháp luật hiện hành thì chưa có những qui định và bảo đảm cho quyền tự do biểu tình. Vì vậy, chưa đủ căn cứ để điều chỉnh các hoạt động biểu tình không theo trật tự, mang tính bột phát, bị kích động và gây mất ổn định về chính trị. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng pháp luật bảo đảm quyền tự do biểu tình của công dân và hoạt động biểu tình phải tuân thủ các qui định của pháp luật; theo đó, mọi hành vi lợi dụng biểu tình gây mất ổn định chính trị phải bị xử lý theo qui định của pháp luật. Đây là đòi hỏi khách quan của tiến trình xây dựng xã hội dân chủ và cần thiết xây dựng, ban hành Luật Biểu tình. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền được khẳng định trong Hiến pháp đòi hỏi công dân phải làm chủ, thực sự tham gia quyết định trực tiếp các vấn đề quan trọng của đất nước. Nhà nước với tư cách là cơ quan công quyền có trách nhiệm tham khảo ý kiến nhân dân mà tiến tới với trình độ dân trí ngày càng cao, nhân dân sẽ quyết định vận mệnh đất nước bằng dân chủ trực tiếp. Vì vậy, việc xây dựng và ban hành Luật Trưng cầu dân ý theo qui định của Hiến pháp để nhân dân thực hiện được quyền làm chủ của mình trong lĩnh vực này là rất cần thiết. Luật Trưng cầu dân ý cần xác định những vấn đề để nhân dân quyết định trực tiếp mà không thông qua cơ quan đại diện, cách thức tổ chức tiến hành việc trưng cầu ý kiến nhân dân. Đó là những vấn đề quan trọng, quyết định đến vận mệnh quốc gia, dân tộc, ảnh hưởng và tác động đến môi trường; đến chủ quyền biên giới, lãnh thổ quốc gia. Ban hành Luật Trưng cầu dân ý đảm bảo cho người dân được trực tiếp quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước sẽ là một bước tiến để xây dựng xã hội dân chủ. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong 179 Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung 2011), đó là: "xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh"; đồng thời đó cũng là tiêu chí để đánh giá an ninh con người xét trên phương diện chính trị. 3.3.6. Tăng cường thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật Với trách nhiệm là thành viên của cộng đồng quốc tế, Việt Nam tuân thủ các nghĩa vụ theo luật quốc tế trong đó có việc thực hiện các cam kết trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, mức độ thực hiện các cam kết quốc tế được thể hiện rõ qua thực tiễn thi hành pháp luật. Chuyển hóa (nội luật hóa) được coi là cơ sở để thực hiện các nghĩa vụ quốc tế nhưng thực hiện như thế nào và hiệu quả ra sao lại phụ thuộc nhiều vào thực tiễn thi hành pháp luật. Như đã phân tích ở phần pháp luật Việt Nam về an ninh con người, những chuẩn mực để đảm bảo tăng cường an ninh con người ở Việt Nam hoặc cần phải được tiếp tục nội luật hóa thông qua việc ban hành, sửa đổi bổ sung các đạo luật, nhưng quan trọng hơn cần tổ chức tốt hơn quá trình thi hành pháp luật trong đó có việc theo dõi thi hành pháp luật. Thực tiễn thi hành pháp luật trong các lĩnh vực của an ninh con người đặc biệt là lĩnh vực bảo vệ môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy giữa qui định của pháp luật và triển khai thực hiện trên thực tế còn có khoảng cách, cụ thể là: Về tổ chức thi hành pháp luật, theo qui định của Luật Ban hành văn bản qui phạm pháp luật năm 2008 thì văn bản qui định chi tiết thi hành phải được soạn thảo cùng với dự án luật, pháp lệnh để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời ban hành khi luật, pháp lệnh có hiệu lực. Qui định như vậy để đảm bảo việc thi hành của văn bản qui phạm pháp luật ngay khi có hiệu lực kể cả văn bản có giá trị cao là Luật. Tuy nhiên, các qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật nói chung còn ban hành chậm do đó không đảm bảo có hiệu lực đồng thời với hiệu lực của các luật, pháp lệnh trong đó có pháp luật về an ninh con người mà điển hình là lĩnh vực môi trường hoặc an toàn thực phẩm. Ví dụ: Bộ luật Hình sự 1999 có riêng một chương với 10 điều, tương ứng với 10 tội danh qui định về các tội phạm môi trường 180 nhưng năm 2009 khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự thì các văn bản hướng dẫn việc điều tra, truy tố, xét xử đối với các tội phạm về môi trường cũng vẫn chưa được ban hành; cũng như vậy, Luật An toàn thực phẩm được thông qua tháng 06/2010 và có hiệu lực ngày 01/01/2011 nhưng đến tháng 04/2012 mới có Nghị định 38/NĐ - CP hướng dẫn thi hành... Sự chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật làm giảm đi hiệu lực thực tế của pháp luật. Về phổ biến giáo dục pháp luật, trên cơ sở Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đưa việc phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình công tác. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn những hạn chế như: với lĩnh vực bảo vệ môi trường mới tập trung ở các khu vực nhất định theo trọng điểm, chưa chú trọng phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề; với an toàn thực phẩm nội dung tuyên truyền còn chưa sâu rộng, chưa bao quát được hết các qui định của pháp luật an toàn thực phẩm. Về tình hình chuẩn bị các điều kiện cho việc thi hành pháp luật như tổ chức bộ máy, kinh phí và cơ chế tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị còn chậm hoặc thiếu. Tình hình tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện cho thấy tình hình vi phạm pháp luật về môi trường và an toàn thực phẩm diễn ra tương đối phổ biến, trên nhiều lĩnh vực khác nhau, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đe dọa tới an ninh con người. Xuất phát từ thực trạng thi hành pháp luật hiệu quả chưa cao đòi hỏi phải tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật góp phần bảo đảm an ninh con người ở Việt Nam, cụ thể là: Thứ nhất, nghiên cứu xây dựng và trình Quốc hội thông qua Luật về Kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật, trong đó qui định cụ thể phạm vi, mục đích, nội dung kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật; thẩm quyền kiến nghị, xử lý kết quả kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật. Thứ hai, sửa đổi bổ sung các qui định pháp luật bảo đảm có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước về thi hành pháp luật. Ví dụ, Bộ trưởng có quyền kiểm tra việc thi hành pháp luật đối với ngành, lĩnh vực được 181 phân công phụ trách đối với tất cả các ngành, địa phương thay vì chỉ được kiểm tra các văn bản qui phạm pháp luật do mình ban hành như hiện nay. Đó là cơ sở pháp lý cũng như tăng cường quản lý nhà nước về công tác theo dõi thi hành pháp luật ở Việt Nam, sở dĩ như vậy là vì: Trước hết, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội căn cứ vào các qui định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội để thực hiện các hoạt động cụ thể liên quan đến giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước. Chính phủ với chức năng bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật, tổ chức việc chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn các luật này hầu hết đều có qui định về hoạt động kiểm tra, thanh tra nhưng mới chỉ dừng lại ở các qui định chung mà chưa có một văn bản qui định và hướng dẫn cụ thể cho việc kiểm tra việc thi hành pháp luật. Tiếp theo, Chính phủ được giao chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong việc đảm bảo thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan, tổ chức và công dân, nhưng việc thi hành pháp luật của các tòa án, viện kiểm sát lại chịu sự giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Để có thể thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình liên quan đến quản lý thi hành pháp luật, Chính phủ cần phối hợp với các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. Khi Hiến pháp 1992 được sửa đổi năm 2001, chức năng của Chính phủ trong việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật được khẳng định rõ hơn khi chuyển chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Viện kiểm sát theo Điều 137 Hiến pháp 1992 (sửa đổi) sang Chính phủ đảm nhiệm. Do đó, việc quản lý thi hành pháp luật cần có hướng phù hợp đảm bảo hiệu quả thi hành pháp luật. Hơn nữa, theo sự phân công của Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên của Chính phủ có thẩm quyền quản lý theo ngành, lĩnh vực và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công trong đó có quyền kiểm tra việc thi hành các văn bản do mình ban hành đối với tất cả các ngành, địa phương. Như vậy, các bộ, cơ quan ngang bộ kiểm tra việc thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực nhưng chưa có một cơ quan của Chính phủ thực hiện việc kiểm tra, theo dõi mà các bộ đã thực hiện đến khi Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp chức năng quản lý về công tác thi hành pháp luật theo Nghị định 93/2008/NĐ-CP ngày 22/08/2008. Thực 182 tế những năm qua, thông qua việc quản lý công tác thi hành pháp luật theo đề án: "Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật" theo Quyết định số 1987/QĐ-TTg ngày 30/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần phát hiện những vi phạm pháp luật, chỉ ra được những nguyên nhân tồn tại và đề xuất các giải pháp phù hợp góp phần bảo đảm thực thi pháp luật có hiệu quả hơn. Ngoài ra, tăng cường công tác theo dõi thi hành pháp luật đóng vai trò tích cực cho việc bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan, tổ chức và công dân. Không những vậy, thông qua việc theo dõi thi hành pháp luật của Chính phủ sẽ là cơ sở để Quốc hội thực hiện tốt hơn chức năng giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước. Thực hiện pháp luật quốc tế, chuyển hóa những quy định của pháp luật quốc tế thành pháp luật quốc gia chính là trách nhiệm của quốc gia với tư cách chủ thể luật quốc tế. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc ban hành, sửa đổi và bổ sung pháp luật vẫn chưa đủ mà quan trọng là hiệu quả trên thực tế của pháp luật. Do đó, mục đích và nội dung mà pháp luật Việt Nam về an ninh con người là tốt nhưng sẽ tốt và hiệu quả hơn khi nó được đưa vào cuộc sống, phát huy giá trị đích thực để góp phần tích cực tăng cường bảo đảm an ninh con người. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền và là thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế. Trong quá trình hội nhập, Việt Nam có nhiều cơ hội và cũng đứng trước những thách thức của thời đại mà chúng ta phải chung tay hợp tác. An ninh con người là phổ biến nhưng bảo đảm an ninh con người lại do đặc thù lịch sử, kinh tế, xã hội và bản chất giai cấp ở mỗi quốc gia. Độc lập cho dân tộc, no ấm, hạnh phúc của người dân là thành quả của cả một quá trình lịch sử lâu dài nên chúng ta ý thức rất rõ giá trị của an ninh con người. An ninh con người là an ninh của mỗi người trên nền tảng của an ninh cộng đồng, dân tộc. Tận tâm thực hiện các cam kết quốc tế, chuyển hóa pháp luật quốc tế thành chính sách, pháp luật quốc gia đặc biệt là nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật là cơ sở tăng cường an ninh con người trong một xã hội an toàn góp phần cùng cộng đồng quốc tế giải quyết những vấn đề toàn cầu. 183 KẾT LUẬN Từ những nghiên cứu ở giai đoạn thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ XX và chính thức xuất hiện năm 1994, khái niệm an ninh con người ngày càng thu hút sự quan tâm trên phương diện học thuật cũng như thực tiễn quan hệ quốc tế của các quốc gia. Về phương diện lý luận, an ninh con người còn có nhiều cách lý giải và tiếp cận khác nhau về nội hàm cũng như việc sử dụng khái niệm. Về nội hàm có quan điểm cho rằng an ninh con người có nội hàm quá rộng và như vậy khó có thể tìm được sự đồng thuận của các quốc gia nhưng cũng có quan điểm coi an ninh con người trên từng khía cạnh và lĩnh vực cụ thể. Về việc sử dụng khái niệm, có quốc gia sử dụng trực tiếp và coi an ninh con người như là một công cụ trong chính sách đối ngoại như các quốc gia phương Tây nhưng cũng có quốc gia dè dặt trong việc chấp nhận khái niệm an ninh con người điển hình là một số quốc gia châu Á vì họ cho rằng an ninh con người sẽ làm mờ nhạt đi an ninh quốc gia và thực chất là can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia. Tôi cho rằng, mỗi học giả và từng quốc gia đều có cơ sở cho quan điểm của mình nhưng một thực tế không ai có thể phủ nhận là hòa bình và an ninh quốc tế được duy trì chỉ khi an toàn của mỗi cá nhân con người trong cộng đồng nhân loại được bảo đảm. Nhà nước thông qua đối thoại và hợp tác để chiến tranh không xảy ra nhưng ngày nay, những nguy cơ lan tỏa xuyên quốc gia vẫn luôn hiện hữu đe dọa tới cuộc sống bình thường của mỗi người dân. Vì vậy, an ninh con người đòi hỏi các nỗ lực hơn nữa của các quốc gia trong việc bảo vệ các giá trị của con người bằng những nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống. Vì lẽ đó, an ninh con người có vai trò tích cực thể hiện: (1) Đó là sự bổ sung cho nội hàm của an ninh quốc gia; (2) tạo cơ sở nền tảng cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người; (3) tăng cường các nỗ lực hợp tác quốc tế; (4) đòi hỏi mỗi quốc gia, chính phủ phải không ngừng hoàn thiện chính mình. Tất nhiên, những điều đó luôn phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi quốc gia và tuân theo những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Đó là những nội dung đã được khẳng định trong chương 1 của luận án. 184 Trên cơ sở các yếu tố cấu thành an ninh con người và nội hàm của khái niệm này theo hai phương diện vật chất và tinh thần với những đòi hỏi đề cao hơn nữa trách nhiệm của quốc gia cũng như ý thức của mỗi cá nhân con người về an ninh cho chính mình và cho cộng đồng, rất cần có những qui định của luật pháp quốc tế, các thiết chế quốc tế trong việc bảo đảm an ninh con người. Rõ ràng, luật pháp quốc tế đã trù liệu những khuôn khổ pháp lý cho an ninh con người và nền hòa bình, phát triển cho mỗi quốc gia nhưng những hiểm họa đe dọa sự ổn định của quốc gia, cuộc sống bình thường của người dân lại luôn tiềm ẩn. Chương 2 của luận án đã nhấn mạnh cơ sở pháp lý, thiết chế và cơ chế cho sự vận hành dựa trên những nguyên tắc chung về an ninh con người. Nhưng sẽ không đạt được hiệu quả nếu như thiếu đi sự nỗ lực hợp tác của các quốc gia mà mục đích cuối cùng là an ninh quốc gia được bảo đảm, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được duy trì và quan trọng là người dân ở mỗi quốc gia được hưởng một cuộc sống bình thường trong điều kiện của quốc gia và dân tộc mình. Từ đó, rất cần có kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện luật quốc tế và các thiết chế về an ninh con người trong thời gian tới. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ và hội nhập cùng cộng đồng quốc tế, Việt Nam cũng đứng trước những nguy cơ toàn cầu và những vấn đề nội tại đe dọa sự phát triển của đất nước cũng như an ninh con người và chúng ta cũng nhận thức hậu quả của việc an ninh con người không được bảo đảm. Vì vậy, với quan điểm coi con người là trung tâm và chủ thể của phát triển được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định nhận thức mới trong bối cảnh toàn cầu hóa. Chính sách và pháp luật về bảo đảm an ninh con người của Việt Nam tương đối hài hòa với các chuẩn mực quốc tế thậm chí có những chuẩn mực chúng ta đã làm được trên cả những tiêu chí của luật pháp quốc tế mà nhiều quốc gia còn phải cố gắng hơn nhiều mới đạt được ví dụ như việc tạo lập môi trường chính trị hòa bình ổn định. Đây là điều không thể phủ nhận mà cộng đồng quốc tế phải thừa nhận. Rất cần có nhận thức mới về con người khi coi con người là chủ thể của phát triển. Nhận thức là như vậy nhưng chỉ có thể phát triển trên nền tảng của an 185 ninh, cho nên chúng ta cũng cần đối diện trực tiếp với khái niệm an ninh con người mà không né tránh bởi cơ sở pháp lý là những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế trên nền của chủ quyền quốc gia. Với ý nghĩa đó, chương 3 đã tập trung phân tích những qui định của pháp luật Việt Nam về các khía cạnh của an ninh con người, thực tiễn thực hiện và những nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả của pháp luật đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Từ đó, các giải pháp được đề xuất để thúc đẩy an ninh con người ở Việt Nam bao gồm chính sách, chiến lược quốc gia, hình thành các thiết chế và tham gia điều ước quốc tế, hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia. Đó là những tín hiệu pháp lý tốt đẹp để Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế hợp tác, phát triển vì con người. 186 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Chu Mạnh Hùng - Trịnh Xuân An (2007), "An ninh con người trong tiến trình hình thành cộng đồng ASEAN", Luật học, (9), tr. 23-27. 2. Chu Mạnh Hùng (2011), "An ninh con người trong pháp luật quốc tế", Luật học, (9), tr. 27-32. 3. Chu Mạnh Hùng (2011), "Mối quan hệ giữa an ninh con người và an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa", Nhà nước và pháp luật, 10(282), tr. 78-84. 187 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. "Bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Y tế tại lễ phát động tháng vệ sinh an toàn thực phẩm" (2012), ngày 06/01. 2. Nguyễn Trần Bạt (2008), "Cảm giác bất an", 68e7777502be5ad0327967efd1b755c8f2a3d7763e811b66d7c3632. 3. Ngô Xuân Bình (Chủ biên) (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 4. Nguyễn Phương Bình (Chủ nhiệm đề tài) (2004), Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á: tác động đối với ASEAN và Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội. 5. Nguyên Bình (2011), "An ninh môi trường đã đến lúc cần quan tâm sâu sắc", à-cuoc-song/moi- truong-cua-ban, ngày 25/01. 6. An Bình (2011), "Canada rút khỏi Nghị định thư Kyoto", ngày 13/12. 7. Đỗ Hòa Bình (Chủ biên) - Phạm Thị Thu Hương - Lê Đức Hạnh (2010), Thuật ngữ Pháp luật quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Nguyễn Trọng Bình và Vũ Hương Linh, "An toàn thực phẩm một vấn đề của an ninh con người", Antoanthucpham.htm. 9. Lê Văn Bính (Chủ biên) (2010), Luật Điều ước quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), "Báo cáo Tổng kết thi hành pháp luật và thực trạng quan hệ xã hội về việc làm", tintuc/T%E1%BB%95ngk%E1%BA%BFtthih%C3%... 11. Bộ Ngoại giao (Vụ các Tổ chức Quốc tế) (1999), Các tổ chức quốc tế và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Bộ Ngoại giao (2005), Thành tựu bảo vệ và phát triển quyền con người ở Việt Nam, Hà Nội. 188 13. Bộ Tư pháp (2003), Cẩm nang các vấn đề đấu tranh về quyền con người, Hà Nội. 14. Bộ Tư Pháp (2011), Tài liệu Hội nghị Tổng kết thực hiện đề án "Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật" của Thủ tướng Chính phủ và sơ kết thực hiện thông tư hướng dẫn theo dõi thi hành pháp luật của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội. 15. "Các nước ASEAN 5 với vấn đề an ninh con người", tapchicongsan.org.vn/print, 16. Nguyễn Mạnh Cầm (2009), Đổi mới về đối ngoại và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Lê Chân, "An ninh lương thực: Vấn đề sống còn của châu Phi", Print/10352/an-ninh-luong-thuc-van-de-song-con-cua-Chau-Phi-.html. 18. Lê Chân, "Xu thế tan băng đe dọa an ninh lương thực toàn cầu", =104158&IDCode. 19. Vương Dật Châu (Chủ biên) (2004), An ninh quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. "Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)" (2008), cpv/ Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30690&cn_id=256586, ngày 10/11. 21. "Cộng đồng chung tay khắc phục hậu quả bommìn sau chiến tranh" (2012), Bản tin Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), ngày 06/4. 22. Lê Văn Cương (2005), Quan điểm và giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 23. Lê Văn Cương (2008), Bước đầu nhận diện vấn đề an ninh con người, Hội thảo An ninh con người ở Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh. 24. Nguyễn Văn Dân (Chủ biên) (2003), Khủng bố và chống khủng bố quốc tế, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 25. "Dân số thế giới và áp lực đối với cộng đồng quốc tế" (2011), Bản tin truyền hình Thông tấn xã Việt Nam, ngày 6/10. 26. Nguyễn Đăng Dung - Vũ Công Giao - Lã khánh Tùng (đồng Chủ biên) (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 189 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Chỉ thị 12-CT/TW ngày 12/7 của Ban Bí thư Trưng ương, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Các Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 33. Đinh Quý Độ (2007), Vấn đề cải tổ Liên hợp quốc trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 34. H. Fredman (2004), Chiếc xe Luxus và cành Oliu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 35. Văn Hào (2012), "Nhiều vi phạm về an toàn lao động trong khai thác khoáng sản", Nhieu-vi-pham-ve-aTL..., ngày 12/4. 36. Lê Hồng Hiệp (2010), "Từ dịch bệnh đến an ninh con người", http:// 10nam.hsph.edu.vn/Th%C3%B4ngb%C3%A1otint%E1%BB%A9c/News _Detail/ta, ngày 12/8. 37. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Giáo trình lý luận về quyền con người, Hà Nội. 38. Học viện Quan hệ Quốc tế (2007), Lý luận quan hệ quốc tế, Nhà in Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 39. Học viện Quan hệ Quốc tế (2007), Luật quốc tế, Hà Nội. 40. Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (2010), "Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015", ngày 11/10. 190 41. "Hội nghị trực tuyến về an toàn thực phẩm" (2012), Bản tin Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1), ngày 26/3. 42. Nguyễn Quốc Hùng - Nguyễn Hồng Quân (2008), Liên hợp quốc và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Nguyễn Hưng (2012), "Hình ảnh nạn nhân bom mìn khiến tôi không thể kìm lòng", ngày 04/4. 44. Nguyễn Thái Yên Hương (Chủ biên), Nguyễn Quốc Lộc (2005), Can thiệp nhân đạo trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Nxb Thế giới, Hà Nội. 45. Trần Khánh (Chủ biên) (2006), Những vấn đề chính trị, kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI, Hà Nội. 46. Trần Khánh (Chủ biên) (2002), Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hóa, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 47. Trần Khánh (2008), "Các nước ASEAN 5 với vấn đề an ninh con người", 83&print=true. 48. Trần Khánh (Chủ nhiệm đề tài) (2008), Cộng đồng An ninh ASEAN (ASC) - Nội dung, lộ trình, triển vọng và tác động, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội. 49. Trần Bá Khoa (2000), Tìm hiểu những thay đổi lớn trong chiến lược quân sự của Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 50. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người - Tập tài liệu chuyên đề của Liên hợp quốc, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 51. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (2011), Luật nhân quyền quốc tế và những vấn đề cơ bản, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. 52. "Khủng hoảng lương thực - Nguy cơ đe dọa an ninh toàn cầu" (2009), www.cpv.org.vn, ngày 03/11. 53. Tường Duy Kiên (2006), Quốc hội Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 191 54. "Liên minh châu Phi" (2010), NewsDetail.aspx?co_id=30690&cn_id=420214, ngày 07/9. 55. Phạm Bình Minh (Chủ biên) (2010), Cục diện thế giới đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 56. Phạm Bình Minh (Chủ biên) (2011), Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Nguyễn Thu Mỹ (Chủ biên) (2008), Một số vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN +3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 58. Nguyễn Thị Mỹ (Chủ nhiệm đề tài) (2008), Phản ứng chính sách của các nước Đông Nam Á đối với tiến trình hình thành Cộng đồng ASEAN (AC), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội. 59. Lê Huy Nam (2007), "Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 15", htx/Vietnammese/defaul.asp?Newid=10487, ngày 09/9. 60. Nguyễn Thị Kim Ngân - Chu Mạnh Hùng (Đồng Chủ biên) (2010), Giáo trình Luật quốc tế, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Nhà Pháp luật Việt - Pháp (2002), Những vấn đề cơ bản về Liên minh Châu Âu và pháp luật cộng đồng Châu Âu, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 62. Vũ Dương Ninh (Chủ biên) (2004), Việt Nam - ASEAN quan hệ đa phương và song phương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Nguyễn Đức Ninh (Chủ nhiệm đề tài) (2007), Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà Nội. 64. Nguyễn Tiến Phồn (2001), Dân chủ và tập trung dân chủ - Lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học và xã hội, Hà Nội. 65. Chu Công Phùng (2008), "An ninh con người - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", Hội thảo khoa học: An ninh con người ở Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh. 66. Hồng Phượng, "Pháp luật về môi trường: Bất cập của Việt Nam và kinh nghiệm từ Nhật Bản", Bat-cap-cua-Viet-Nam-va-kinh-nghiem. 192 67. Nguyễn Trần Quế (1999), Những vấn đề toàn cầu ngày nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 68. Nguyễn Trần Quế (Chủ biên) (2003), 35 năm ASEAN hợp tác và phát triển, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 69. Nguyễn Duy Quý (2004), Tiến tới một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển bền vững, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 70. Ramesh Thakur, "Đưa con người vào đối thoại an ninh: Từ an ninh quốc gia đến an ninh con người", Hội nghị quốc tế An ninh con người trong thế giới toàn cầu hóa, Ulan Bato (Mông Cổ), 71. Phan Văn Rân - Nguyễn Hoàng Giáp (2010), Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. Richard J.Ellings và Shedon W.Simon (2005), An ninh Đông Nam Á trong Thiên niên kỷ mới, Viện nghiên cứu châu Mỹ và Viện Chiến lược và Khoa học Công an, Hà Nội. 73. A.I. Romanovich (2003), "Vấn đề an ninh trong bối cảnh phát triển bền vững", Tạp chí "Tri thức xã hội - nhân văn", (Nga), (4). 74. Samuel Hungtington (2003), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao động, Hà Nội. 75. Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh (2011), "Đề cương giới thiệu Luật Khám bệnh, chữa bệnh", Lists/Post.aspx?List=ab554686%2D92c8%2D4b31%2D9cab%, 19/9. 76. Nguyễn Anh Thái (Chủ biên) (2000), Lịch sử thế giới hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 77. Cao Đức Thái (Chủ biên) (2002), Tuyên ngôn thế giới và hai Công ước 1966 về quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 78. Nguyễn Hồng Thao (2008), Việt Nam và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 79. Hồ Bá Thâm - Nguyễn Thị Tường Vân (Đồng chủ biên) (2010), Phản biện xã hội và phát huy dân chủ pháp quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 193 80. Nguyễn Xuân Thắng (Chủ biên) (2006), Chênh lệch phát triển kinh tế và an ninh kinh tế ở ASEAN, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 81. Nguyễn Xuân Thắng (Chủ biên) (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 82. Trần Văn Thắng - Lê Mai Anh (Đồng chủ biên) (2003), Luật Quốc tế - Lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 83. Thông tấn xã Việt Nam (2003), "ASEAN - Thách thức và cơ hội", Tài liệu tham khảo đặc biệt, (9). 84. Thông tấn xã Việt Nam (2010), "Liên hợp quốc kêu gọi tăng an ninh con người", ngày 21/5. 85. Thông tấn xã Việt Nam, "Số người thất nghiệp trên thế giới có nguy cơ tăng lên mức kỷ lục", PrintView.aspx?ArticleID=285404. 86. Nguyễn Thị Thuận (2010), Luật Quốc tế - Những điều cần biết, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 87. "Thực trạng và những thách thức đối với môi trường toàn cầu và Việt Nam", 88. Tổng cục Môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012)," Tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường", vn/truyenthong/tapchimt/nctd42009/Pages/T%C3%ACnh-h%C3%ACnh. 89. Nguyễn Phú Trọng (2011), Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 90. Nguyễn Hữu Trung, "Nhiệt độ cao - Mối đe dọa của an ninh lương thực", 2011071110483735CA52/nhiet-do-cao-moi-de-doa-an-ninh-luong-thuc. 91. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1998), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 92. Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Luật Nhân đạo quốc tế - Những nội dung cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 194 93. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh (2008), An ninh con người ở Đông Nam Á, Hội thảo khoa học, Bộ môn Quan hệ quốc tế, Thành phố Hồ Chí Minh. 94. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 95. Võ Anh Tuấn (1999), Phong trào không liên kết, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 96. Tạ Minh Tuấn (Chủ nhiệm đề tài) (2004), Các thách thức an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á: tác động đối với ASEAN và Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội. 97. Tạ Minh Tuấn (2008), "An ninh con người và những mối đe dọa toàn cầu", D=13540442, ngày 13/05. 98. Lục Trung Vĩ (2006), Bàn về an ninh phi truyền thống, Viện Chiến lược và Khoa học Công an, Hà Nội. 99. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Phạm Thị Vinh (Chủ biên) (2007), Một số vấn đề về xung đột sắc tộc và tôn giáo ở Đông Nam Á, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 100. Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh (2007), "Việc làm - Thực trạng và những vấn đề bất cập ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Nghiên cứu kinh tế, (344). 101. Viện Thông tin Khoa học - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2003), "Một số vấn đề về an ninh thế giới", Thông tin chuyên đề, (4). 102. Viện Thông tin Khoa học Xã hội (2003), An ninh trong quan niệm phát triển con người, (Tài liệu dịch của Z.Z.Biktimirova), Hà Nội. 103. Việt Nam+ (2011), "Việt Nam tham dự hội thảo về an ninh con người", ngày 23/02. 104. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2009), Quyền con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 105. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2009), Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 195 106. Phùng Xuân (2011), "Bảo đảm an toàn lao động trong lĩnh vực xây dựng", =987:bo-m-an-toa..., ngày 27/4. 107. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 108. William J. Clinton (1997), Chiến lược an ninh quốc gia sự cam kết và mở rộng 1995 - 1996, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 109. Wolfgang Benedek (Chủ biên) (2008), Tìm hiểu về quyền con người - Tài liệu hướng dẫn về giáo dục quyền con người (Tài liệu dịch), Nxb Tư pháp, Hà Nội. TIẾNG ANH 110. Akaha, Tsuneo (2002), "Non- Traditional Security Issues in Northeast Asia and Prospects for International Cooperation", UNU conference on "Thinking outside the Security Box: Non- Traditional Security in Asia: Governance, Globalization, and the Environment", UN,NY, March 15th 2002. 111. W.E. Blatz, Human Security (1996), Some reflections, University of Toronto Press. 112. Capie và Evans (2002), The Asia - Pacific Security Lexicon, Singapore: ISEAS. 113. "Commission on Human Security protecting and Empowering people" (2003), 114. David Baldwin (1985), Economic Statecraft, New York: Columbia University Press. 115. David Capie và Paul Evans (2003), Thuật ngữ an ninh Châu Á - Thái Bình Dương, (Học viện Quan hệ Quốc tế), Hà Nội. 116. David Campell (1992), Writing Security, United States Forein Policy and the Polities of Identity, Manchester University Press. 117. Donella H. Meadows, Dennis L.Meadows Jorgen Randers and William W Behrens III, (1972): The Limits to Growth, New York, Uniserse Book 118. Janne Nolan (1994), Global Engagement: Coopperation an Security in the 21 Century, Washington D.C, The Brookings Institution. 119. "Final Report of the Commission on Human Security" (2003), humansecurity-chs.org/Finalreport/ English/FinalReport.pdf. 196 120. Kanti Bajpai, Human Security: Concept and Measurement. 121. Ministry of Foreign Affairs of Japan, "Human Security", mofa.go.jp/policy/oda/sector/security/action.html. 122. Ralf Emmer, Mely Caballero and Amitave Acharya (2006), Studying Non-traditional Security in Asia: Trend an Issues, Marshall Cavendish Academic. 123. The Commission on Global Governance, Our Global Neighborhood (1995), New York: Oxford University Press. 124. The Independent Commission on Disarmament and Security Issues (1982), Common Security: A Blueprint for Survival (1982), New York: Simon and Schuster. 125. The Independent Commission on the International Development Issues, (1980), North - South: A Programme for survival, Cambrige, MA: The MIT Press 126. The Independent Commission on Disarmament and Security Issues, (1982), Common Security: A Blueprint for Survival, New York: Simon and Schuster. 127. UNDP (1994), Human Development Report 1994, New York: United Nations. 128. William R. Slomanson, Fundamental Perspectives on International Law (Fourth Edition), Thomson West.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_dua_len_mang_2231.pdf