Vấn đề an toàn lao động trong thực tế

LỜI NÓI ĐẦU Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động. Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động. Xây dựng giàu có, tự do dân chủ cũng là nhờ người lao động. Tri thức mở mang, cũng nhờ lao động. Vì vậy lao động là sức chính của Sụ tiến bộ của xã hội loài người Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường . Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro . làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Là một sinh viên, mỗi một chúng ta cần tự trang bị cho mình những kiến thức về bảo hộ lao động để khi bước vào công việc, có thể tạo ra một môi trường làm việc vừa đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và tất cả mọi người. Đây là một chuyên đề rất rộng rãi và mang tính thực tế, chúng em vẫn còn là một sinh viên, chưa được tiếp xúc với nhiều điều kiện lao động thực tiễn nên không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Kính mong thầy giáo góp ý, chỉ bảo giúp chúng em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin cám ơn thầy và nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, chúng em xin chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Đà Nẵng ngày 1/11/2011 Sinh viên thực hiện:

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8353 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề an toàn lao động trong thực tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ ---a&b--- CHUYÊN ĐỀ 2 VẤN ĐỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG THỰC TẾ Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thanh Việt Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thế Hảo Lớp sinh hoạt : 08CDT2 Lớp học phần : 03B Đà nẵng,tháng 11 năm 2011 LỜI NÓI ĐẦU Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗi người lao động. Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động. Xây dựng giàu có, tự do dân chủ cũng là nhờ người lao động. Tri thức mở mang, cũng nhờ lao động. Vì vậy lao động là sức chính của Sụ tiến bộ của xã hội loài người Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường... Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro... làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp, vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấp nhất. Là một sinh viên, mỗi một chúng ta cần tự trang bị cho mình những kiến thức về bảo hộ lao động để khi bước vào công việc, có thể tạo ra một môi trường làm việc vừa đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân và tất cả mọi người. Đây là một chuyên đề rất rộng rãi và mang tính thực tế, chúng em vẫn còn là một sinh viên, chưa được tiếp xúc với nhiều điều kiện lao động thực tiễn nên không tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Kính mong thầy giáo góp ý, chỉ bảo giúp chúng em ngày càng hoàn thiện hơn. Em xin cám ơn thầy và nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, chúng em xin chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Đà Nẵng ngày 1/11/2011 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thế Hảo PHẦN 1 CHÍNH SÁCH BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI 1.1.Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động (BHLĐ) và mục đích của BHLĐ. 1.1.1. Điều kiện lao động Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất. Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghê, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động. Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động. 1.1.2.Các yếu tố nguy hiểm và có hại Yếu tố nguy hiểm, có hại là trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cụ thể là: Các yếu tố vật lý như: nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi,... Các yếu tố hóa học như: hóa chất độc, các loại hơi, khí độc, các chất phóng xạ,.. Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn,... Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh,... Các yếu tố tâm lý không thuận lợi 1.1.3.Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ và BNN) a)Tai nạn lao động Tai nạn lao động là tai nạn làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể con người, do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ, lý, hóa và sinh học, xảy ra trong quá trình lao động. b)Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động một cách từ từ của các yếu tố độc hại ra trong sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình lao động. Như vậy cả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều gây hủy hoại sức khỏe của con người hoặc gây chết người, nhưng khác nhau ở chỗ: Tai nạn lao động gây hủy hoại đột ngột (còn gọi là chấn thương), còn bệnh nghề nghiệp thì gây suy giảm từ từ trong một thời gian nhất định. 1.1.4.Mục đích của BHLĐ Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích: - Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động. - Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên. - Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động 1.2.Những vấn đề còn tồn tại trong chính sách Bảo hộ lao động 1.2.1.Vấn đề tồn tại Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về bảo hộ lao động (BHLĐ), an toàn – vệ sinh lao động (ATVSLĐ) đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống các văn bản pháp luật hướng dẫn và bảo đảm thực thi chế độ, chính sách về BHLĐ cho người lao động được ban hành tương đối đầy đủ và thường xuyên được bổ sung, sửa đổi phù hợp với tình hình mới. Bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác BHLĐ bước đầu được củng cố từ cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp, trong đó nổi bật là việc thành lập được Hội đồng Quốc gia về BHLĐ sau 10 năm triển khai Bộ luật Lao động và việc phát triển mạng lưới an toàn – vệ sinh viên với hơn 153 nghìn người. Tuy nhiên, công tác BHLĐ trên thực tế vẫn đang còn gặp không ít khó khăn, tồn tại cần được giải quyết, cụ thể:  - Hoạt động thông tin, tuyên truyền chưa thường xuyên, rộng rãi, thiếu sự đồng bộ giữa các cơ quan. Việc phổ biến và hướng dẫn các văn bản pháp luật ở các bộ, ngành, địa phương chưa xuống tới cơ sở, thường chỉ đến được cán bộ chủ chốt, chưa tới người lao động nên, khó khăn trong việc tổ chức thực hiện và nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động.  - Công tác giáo dục, huấn luyện chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ yêu cầu của thực tiễn. Số lượng người được huấn luyện về ATVSLĐ vẫn còn cách xa so với tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề chưa có hoặc có quá ít giáo viên chuyên trách giảng dạy về BHLĐ, ATVSLĐ, chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa có giáo trình thống nhất về môn học ATVSLĐ cho các cấp học. Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia trong khu vực không có cơ sở riêng để huấn luyện về ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động.  - Lĩnh vực thanh tra, kiểm tra BHLĐ, ATVSLĐ hoạt động chưa hiệu quả. Hàng năm, chỉ có khoảng từ 5-8% doanh nghiệp được thanh tra về lao động. Đặc biệt, một số lĩnh vực như nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp tư nhân, các làng nghề chưa được thanh tra, kiểm tra. Các vụ TNLĐ chết người hầu hết đều chỉ xử lý hành chính nội bộ, số bị truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ chiếm khoảng 2% tổng số vụ, nên tác dụng giáo dục, phòng ngừa để giảm thiểu TNLĐ không hữu hiệu.  - Công tác giám sát, theo dõi, thống kê TNLĐ, BNN và ô nhiễm môi trường lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới. Hàng năm, chỉ có khoảng 3% tổng số doanh nghiệp có báo cáo TNLĐ và dưới 10% cơ sở sản xuất có nguy cơ gây BNN tổ chức khám cho người lao động và đo đạc môi trường làm việc. 1.2.2.Nguyên nhân Những bất cập, tồn tại nêu trên có những nguyên nhân sau: Do ngân sách của Nhà nước cho công tác quản lý nhà nước về BHLĐ chưa thoả đáng, chỉ khoảng 500 triệu đồng/năm cho các hoạt động như: Phân loại lao động theo điều kiện lao động; khảo sát tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; xây dựng quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn; các hoạt động thông tin, tuyên truyền và tổ chức Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ và phòng chống cháy nổ. Các cơ sở phục hồi chức năng cho người lao động còn thiếu và chưa được đầu tư nâng cấp. Trang thiết bị phục vụ công tác đo đạc, kiểm tra môi trường lao động, khám sức khoẻ còn lạc hậu, chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu.  Hệ thống văn bản qui phạm pháp luật về BHLĐ, ATVSLĐ tuy đã được ban hành tương đối đầy đủ, nhưng chưa đồng bộ và chậm. Các quy định về BHLĐ do nhiều cơ quan ban hành nên còn chồng chéo, không thống nhất, làm người sử dụng lao động và người lao động khó thực hiện. Phần lớn các quy trình, qui phạm được dịch từ các văn bản cũ của nước ngoài nên nhiều điểm không phù hợp, thậm chí còn lạc hậu. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 200 tiêu chuẩn ATVLLĐ, nhưng phần lớn được xây dựng từ những năm 1970- 1980, đến năm 1997 chỉ có 10 tiêu chuẩn Việt Nam về ATVSLĐ được sửa đổi, bổ sung... Bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về BHLĐ, ATVSLĐ từ trung ương đến địa phương đang có sự bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với biên chế và trình độ cán bộ. Lực lượng thanh tra nhà nước về lao động của cả nước đến nay không chỉ thiếu về số lượng, mà còn yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Ngành Y tế cũng đang gặp khó khăn trong việc đào tạo cán bộ có đủ khả năng khám phát hiện và điều trị BNN (hiện chỉ có 0,78% cán bộ có trình độ tiến sĩ, chuyên khoa cấp II và 15,8% cán bộ có trình độ đại học trên tổng số cán bộ công nhân viên thuộc lĩnh vực y tế dự phòng). Chức năng quản lý nhà nước đối với máy móc, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ còn chồng chéo, gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước ở địa phương, gây phiền hà cho các doanh nghiệp, đơn vị. Quỹ bồi thường TNLĐ-BNN chưa được xây dựng nên nguồn chi trả cho một trường hợp bị TNLĐ hoặc BNN còn bị phân tán và chưa giải quyết được khó khăn về tài chính cho người sử dụng lao động khi phải bồi thường. Không chỉ là những tồn tại nêu trên, trong những năm tới, công tác quản lý nhà nước về BHLĐ, ATVSLĐ còn phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn khác. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, đến năm 2010, sẽ có trên 500 nghìn doanh nghiệp hoạt động, trong đó trên 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này, tạo ra áp lực rất lớn đối với cơ quan thanh tra lao động trong việc thanh tra, kiểm tra ATVSLĐ và ô nhiễm môi trường lao động. Việc nhập khẩu và đưa vào sử dụng các máy, công nghệ, vật liệu mới phục vụ sản xuất chính là sự tiềm ẩn những nguy cơ về ATVSLĐ không thể lường trước do kết cấu, hình thức máy móc không phù hợp với vóc dáng, sức khỏe của người Việt Nam. Đặc biệt, xu thế phát triển mạnh các ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng và sự gia tăng sử dụng điện trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển các làng nghề, khu vực kinh tế hộ gia đình trong cơ chế thị trường nếu thiếu sự kiểm soát về ATVSLĐ cũng sẽ làm tăng nguy cơ mất an toàn, vệ sinh và ô nhiễm môi trường lao động.  Mặt khác, lực lượng lao động tăng nhanh cùng với sự chuyển dịch một lượng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp với trình độ tay nghề thấp, chưa có tác phong công nghiệp cũng là một vấn đề. Cơ chế quản lý doanh nghiệp hiện nay đang chuyển đổi rất đa dạng, chưa ổn định, đặc biệt, quá trình cổ phần hóa, tư nhân hóa… làm cho công tác BHLĐ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong công tác quản lý, thực hiện luật pháp và các chính sách. 1.2.3.Biện pháp khắc phục Để từng bước nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BHLĐ, Nhà nước cần đầu tư nhiều tỷ đồng tiền ngân sách cùng với tiền huy động từ các tổ chức quốc tế thực hiện một dự án với các mục tiêu sau: Hoàn thiện hành lang pháp lý và bộ máy tổ chức làm công tác BHLĐ; xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu về TNLĐ; nâng cao năng lực hệ thống thanh tra, giám sát, báo cáo TNLĐ; đảm bảo 100% số vụ TNLĐ chết người và TNLĐ nặng được điều tra và xử lý; thúc đẩy doanh nghiệp hoàn thiện công tác quản lý công tác ATVSLĐ; góp phần bảo đảm trên 80% người lao động được làm việc trong môi trường ATVSLĐ; xây dựng quỹ bồi thường TNLĐ và BNN và xây mới các cơ sở phục hồi chức năng cho người bị TNLĐ và BNN, góp phần bảo đảm 100% người lao động được hưởng các chế độ bồi thường, trợ cấp TNLĐ, BNN, hưởng các dịch vụ điều trị và phục hồi chức năng theo quy định của pháp luật; xây dựng chương trình hợp tác quốc tế về lĩnh vực trợ giúp kỹ thuật, đào tạo huấn luyện  ATVSLĐ. Để những mục tiêu trên trở thành hiện thực, những giải pháp cần được thực hiện là tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về BHLĐ; sửa đổi, bổ sung nội dung ATVSLĐ trong Bộ Luật Lao động; xây dựng Luật ATVSLĐ; nghiên cứu xây dựng chính sách và cơ chế khuyến khích cải thiện điều kiện làm việc, phát triển các dịch vụ tư vấn, kiểm định, đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ. Bên cạnh đó, cần tăng cường sự tham gia của các tổ chức đoàn thể vào mọi hoạt động của dự án, từ việc lập kế hoạch triển khai, quản lý nguồn lực, giám sát và đánh giá kết quả đến việc thụ hưởng thành quả từ các dự án. Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá; tự giám sát, đánh gía.  Đồng thời với thực hiện những giải pháp nêu trên, phải triển khai các hoạt động chủ yếu sau:  - Nghiên cứu, hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước từ chuyên ngành đến tổng thể; trang cấp thiết bị làm việc, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về BHLĐ, ATVSLĐ.  - Rà soát, xây dựng lộ trình chỉnh sửa các văn bản pháp luật về BHLĐ, ATVSLĐ (chế độ, chính sách đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; bồi thường trợ cấp tai nạn lao động; chăm sóc sức khoẻ người lao động; giám sát môi trường lao động; tiêu chuẩn, quy chuẩn về AT-VSLĐ) tiến tới xây dựng Luật ATVSLĐ.  - Điều tra về TNLĐ, tập trung vào lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng và sử dụng điện. Thiết kế hệ thống phần mềm quản lý nhà nước về ATVSLĐ (các phần mềm theo từng chuyên đề quản lý; phần mềm quản lý chung về BHLĐ tại trung ương, địa phương...). Xây dựng và triển khai mô hình quản lý ATVSLĐ trong doanh nghiệp (bước đầu làm thí điểm, sau mới triển khai mô hình theo từng chuyên ngành và quy mô doanh nghiệp...). Đồng thời hình thành Quỹ Bồi thường TNLĐ, BNN (thí điểm theo vùng, xây dựng văn bản pháp luật để triển khai thực trên cả nước). Triển khai thí điểm cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng cho người bị TNLĐ tại Viện Khoa học Chỉnh hình Phục hồi chức năng. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trợ giúp kỹ thuật, truyền thông, đào tạo, huấn luyện về ATVSLĐ (nghiên cứu đề xuất cơ chế để thu hút đầu tư cho nhiệm vụ hợp tác quốc tế; điều phối mạng ASEAN; tham gia Quỹ bồi thường quốc tế về tổn thương nghề nghiệp; triển khai hoạt động đào tạo, tập huấn tham quan học tập, trao ?ổi chuyên gia...). PHẦN 2: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG XẢY RA 2.1.Tình hình tai nạn lao động trong nước 2.2.1.Tình hình chung Theo báo cáo chưa đầy đủ của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 2008, cả nước đã xảy ra 5.830 vụ tai nạn lao động làm 6.033 người bị nạn, thiệt hại về vật chất lên tới gần 200 tỷ đồng. Các địa phương để xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người là: thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương. Các lĩnh vực sản xuất để xảy ra tai nạn chết người là: xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình giao thông, xây dựng; khai khoáng khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng cơ khí chế tạo. So với năm 2007, số vụ tai nạn đã giảm 115 vụ (giảm 1,93%), tổng số nạn nhân giảm 290 người (giảm 4,57%), số người chết giảm nhưng số vụ tai nạn làm chết người lại tăng. Để góp phần ngăn chặn tai nạn lao động, sáng 15/3 vừa qua tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, đã diễn ra Lễ phát động Tuần lễ Quốc gia An toàn Vệ sinh Lao động lần thứ 11 và trao giải "Doanh nghiệp tiêu biểu về an toàn lao động". Tuần lễ Quốc gia năm nay diễn ra từ ngày 15-21/3, với chủ đề: "Nâng cao nhận thức, đề cao trách nhiệm và tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội trong công tác an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ". 2.2.2.Các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng a) Nổ lò hơi ở Đà Nẵng: Nồi tự chế, công nhân ngủ quên +Thời gian: sáng 21/12/2008 +Địa điểm: Cơ sở sản xuất bánh phở số 118/19 Lê Đình Lý-TP. Đà Nẵng. +Hậu quả: toàn bộ dây chuyền sản xuất phở bị hư hỏng. Bức tường của khu vực đặt lò hơi có chiều ngang dài 3,5m, cao khoảng 2,2m bị bể nứt, cột tường rào phía sau bị sụp đổ. Không những thế, vụ nổ còn gây thiệt hại cho hàng loạt nhà dân xung quanh. Hình 2.2.2a: Nồi hơi (Ảnh minh họa) Hình 2.2.2b.Hiện trường vụ tai nạn Nguyên nhân Đây là một nồi hơi tự chế, không có van xả tự động mà phải điều khiển bằng tay, khi nồi hơi hoạt động thì công nhân ngũ quên, vì vậy khi đun đến một áp suất cần thiết mà van xả không tự mở được, càng đun áp suất càng tăng, đến một giới hạn vượt quá sức bền của nồi hơi thì buộc nó phải phát nổ để giảm áp suất. Khắc phục Với người trong cuộc: Với một nguyên tắc hoạt động thủ công như vậy thì bắt buộc người công nhân phải luôn luôn giám sát để điều khiển hoạt động của nồi hơi, cụ thể là van xã, ngũ quên là một hành động không được phép. Với các cơ quan quản lý Nhà nước: Bất kỳ một sản phẩm máy móc nào sau khi chế tạo đều phải qua sự kiểm định của các cơ quan chức năng xem nó có đủ tiêu chuẩn để hoạt động hay không. Nếu được thì phải được cấp giấy phép mới cho hoạt động. Vì vậy, qua vụ tai nạn trên ta có thể thấy được sự lỏng lẽo của các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm định các cơ sở sản xuất thủ công nhỏ lẻ, tự phát. Do đó, cần phải có một chiến dịch đồng loạt thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất thủ công trên toàn địa bàn để kịp thời phát hiện các máy móc, thiết bị không đủ tiêu chuẩn hoạt động, tránh những trường hợp tai nạn đáng tiếc như trên. b) Vụ nổ kinh hoàng trên chiếc Sà lan đang được chế tạo tại Công ty cơ khí xây dựng Long An +Thời gian: Sáng 7/1/2008. +Địa điểm: Công ty cơ khí xây dựng Long An, thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, nằm bên sông Vàm Cỏ Đông. +Hậu quả: Phá huỷ gần nửa chiếc sà lan, làm sập một góc kho cách đó 20 mét và làm 5 công nhân thiệt mạng. Hình 2.2.2c:Hiện trường vụ nổ Nguyên nhân: Theo nguyên tắc kỹ thuật, hai công đoạn sơn và hàn không được làm đồng thời, vì sơn là dung môi dễ cháy, dễ bắt lửa mà hàn lại tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ cao và vùng ảnh hưởng nhiệt khá rộng, ở đây, khi thi công Sà lan, các công nhân vừa sơn vừa hàn nên đã xảy ra hiện tượng nổ đáng tiếc đó. Khắc phục Với người trong cuộc: Công nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc kỹ thuật đã đề ra, không tự ý làm trái vì như thế có thể gây ra tai nạn. Với các cơ quan quản lý: Cần phải có cán bộ kỹ thuật giám sát thi công, hướng dẫn công nhân làm việc theo các nguyên tắc bắt buộc để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc. 2.2.Tình hình tai nạn lao động trên thế giới Tai nạn lao động là một chủ đề mang tính toàn cầu, không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều phải hứng chịu nó. Sau đây ta sẽ xét một vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở quốc gia giàu mạnh nhất thế giới-Mỹ. Vụ tai nạn sập một chiếc cần cẩu từ một tòa nhà 44 tầng đang xây dựng làm chết ít nhất 4 người. +Thời gian:Ngày 15/3/2008. +Địa điểm: Manhattan, New York. +Hậu quả:4 người chết và 10 người bị thương. +Nguồn: http//:www.Dantri.com Đây là một tai nạn có vẻ như được dự báo trước. Trước đó người dân đã phàn nàn rất nhiều về mức độ an toàn của cần cẩu. Người dân xung quanh cũng phàn nàn nhiều lần với chính quyền thành phố về công trường xây dựng, các công nhân làm việc quá giờ qui định và tốc độ xây dựng quá nhanh. Khi cần cẩu đổ xuống, người ta nghe thấy những tiếng động lớn rầm rầm phát ra và chiếc cần cẩu va đập rất mạnh vào các tòa nhà chung cư trước khi rơi xuống đất. Chiếc cần cẩu vỡ tung ra thành nhiều mảnh, phá tan một khu nhà bốn tầng của giới thượng lưu và phá hủy một số bộ phận của ba tòa nhà khác. Nguyên nhân Trong hồ sơ của Sở Xây dựng có ghi lại một cuộc gọi ngày 4/3 của một người dân nói rằng phần phía trên của cần cẩu thiếu một số thiết bị đảm bảo an toàn để gắn chặt cần cẩu vào với tòa nhà đang thi công. Hình 2.2.1: Hiện trường vụ sập cần cẩu tại New york Đây là một tòa nhà cao 44 tầng, lúc xảy ra sự việc thì đang thi công ở tầng thứ 19, như vậy lúc đó cần cẩu đang nằm ở một vị trí rất cao, khoảng 70m. Có thể trong quá trình cố định cần cẩu vào tòa nhà đã thiếu đi một vài vị trí quan trọng cần gắn kết, dẫn đến khi chịu tải cùng với sức gió tại thời điểm đó đã vượt quá sức chịu đựng của các cơ cấu gắn kết làm tách rời cần cẩu ra khỏi tòa nhà và rơi từ một độ cao khá lớn, cùng với khối lượng rất lớn như vậy đã phá hủy những gì trên đường đi của nó. Khắc phục: Từ vụ việc trên ta càng thấy mức độ nguy hiểm của các thiết bị nâng chuyển, đặc biệt là các dạng cần trục. Đối với người trong cuộc: khi thiết kế và lắp đặt chúng, cần cho chúng một hệ số an toàn và hệ số quá tải cao, để khi làm việc, dưới tác dụng của các điều kiện ngoại cảnh như: gió, dốc làm việc,..thì nó vẫn đảm bảo an toàn cho con người và các công trình. Đối với cơ quan quản lý:cần thanh tra, kiểm định định kỳ các máy móc, thiết bị. Kiểm tra thường xuyên các vị trí nguy hiểm để kịp thời phát hiện và sửa chữa, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Đối với chính sách Nhà nước:Nhà nước cần ban hành các quy phạm pháp luật đặc biệt dành cho nhóm máy móc yêu cầu mức độ an toàn cao như:thang máy, các thiết bị nâng chuyển. Trong đó đề ra một hệ thống tiêu chuẩn khắt khe về chế tạo, lắp đặt và kiểm định. Để tạo ra một môi trường làm việc an toàn hơn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề an toàn lao động trong thực tế.doc