Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
LỜI NÓI ĐẦU NỘI DUNG I. Vài nét khái quát về nhãn hiệu . 1. Khái niệm nhãn hiệu
2. Dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu
3. Phân loại nhãn hiệu .
II. Bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên . 1.Đối tượng nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế . 2.Tiêu chí để được bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế 3.Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế . 4. Xét nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế 5.Thủ tục xác lập và phạm vi hủy bỏ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế . 6.Nội dung bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế . 7. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế 8. Cách thức và giải quyết tranh chấp bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế III. Thực tiễn và một số nhận xét về việc Việt Nam thực thi bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế đã tham gia . THAY LỜI KẾT TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 1 1 1 1 2 2 2 3 3 4 4 5 5 5
10 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4332 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
NỘI DUNG
Vài nét khái quát về nhãn hiệu ……………………………………….
1. Khái niệm nhãn hiệu ………………………………………………..
2. Dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu ……………………………………..
3. Phân loại nhãn hiệu ………………………………………………...
Bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên ………………………………………………………….....................
1.Đối tượng nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế ………………………………………………………………….
2.Tiêu chí để được bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế ……
3.Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế ………….
4. Xét nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế ………………………………………………………………………..
5.Thủ tục xác lập và phạm vi hủy bỏ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế ………………………………………………………………….
6.Nội dung bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế …………….
7. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế ……………
8. Cách thức và giải quyết tranh chấp bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế ………………………………………………………
Thực tiễn và một số nhận xét về việc Việt Nam thực thi bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế đã tham gia …………………….
THAY LỜI KẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
1
1
1
1
2
2
2
3
3
4
4
5
5
5
LỜI NÓI ĐẦU
Nhãn hiệu đã từng xuất hiện từ rất lâu trong tiến trình lịch sử. Từ khoảng 3000 năm trước, những người thợ Ấn Độ đã sử dụng nhãn hiệu tên khắc trên sản phẩm của mình xuất khẩu; hay ở Trung Quốc khoảng 2000 năm trước, các thương nhân cũng đánh dấu nhãn hiệu của mình trên các sản phẩm hàng hóa;… Tuy nhiên, khi đó, vấn đề nhãn hiệu còn chưa được chú trọng do nó còn chưa mang tính kinh tế phổ biến.
Từ thế kỷ 19, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày càng cao, các sản phẩm được sản xuất và xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng. Điều này đặt ra cho các nhà kinh doanh yêu cầu cần có nhãn hiệu riêng phân biệt sản phẩm của mình với các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Với ý nghĩa đó, nhãn hiệu như một cách thức để ghi nhận, bảo vệ và tạo ra sự phân biệt những sản phẩm giống nhau của các doanh nghiệp khác nhau cũng như thể hiện sự phát triển và danh tiếng trên thị trường của doanh nghiệp. Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu vì vậy mà ngày càng quan trọng không chỉ đối với chủ sở hữu nhãn hiệu mà còn với cả người tiêu dùng và xã hội.
Bảo hộ nhãn hiệu là một trong những vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ mà thế giới rất quan tâm bảo vệ. Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế ngày nay cũng đang tham gia tích cực vào vấn đề bảo hộ nhãn hiệu giúp các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Để tìm hiểu và nắm bắt được rõ hơn vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam cùng tiến trình hội nhập quốc tế, bài viết dưới đây nhóm 2.3 xin trình bày về “Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”.
NỘI DUNG
I. Vài nét khái quát về nhãn hiệu:
1. Khái niệm nhãn hiệu:
Nhãn hiệu là một trong những yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay khi định đưa sản phẩm ra thị trường. Trong các Điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề nhãn hiệu, Hiệp định TRIPS là hiệp định đầu tiên đưa ra khái niệm về nhãn hiệu tại Khoản 1 Điều 15: “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa…” khi mà Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp không đưa ra một khái niệm cụ thể nào về nhãn hiệu. Khoản 1 Điều 6 Hiệp định Việt Nam- Hoa Kỳ, khái niệm nhãn hiệu cũng được ghi nhận tương tự TRIPS.
Có thể thấy, khái niệm được đưa ra khá rộng, không hạn chế các yếu tố có thể sử dụng để làm nhãn hiệu như các đối tượng mới gồm âm thanh, mùi vị…
2. Dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu:
- Từ ngữ: đây là dấu hiệu cấu thành phổ thông nhất làm nên nhãn hiệu. Nhiều nhãn hiệu nổi tiếng đã sử dụng các từ ngữ làm nên nhãn hiệu của mình. VD: DOVE, Coca Cola, Hồng Hà, Thiên Long,…
- Hình vẽ hoặc hình ảnh: các hình vẽ hay hình ảnh cũng được ghi nhận để doanh nghiệp sử dụng cho sản phẩm của mình làm nhãn hiệu. Các hình ảnh này cần phải đáp ứng các yêu cầu phải có sự độc đáo và đặc trưng nếu không sẽ khó có sự phân biệt để bảo vệ nhãn hiệu đó. Bên cạnh đó, quốc tế cũng công nhận các nhãn hiệu được kết hợp cả hình ảnh và chữ cái và nó được ghi nhận phù hợp với Hiệp định TRIPS, được cụ thể tại Khoản 1 Điều 6 Hiệp định Việt Nam- Hoa Kỳ. VD cho trường hợp này như:
Nhãn hiệu hình ảnh KFC
Nhãn hiệu hình ảnh oto của Honda
Nhãn hiệu hình ảnh của BMW
- Chữ và số: tập hợp các chữ hoặc số hay gồm cả 2 yếu tố cũng thường được sử dụng để tạo nên nhãn hiệu. Tuy nhiên, không phải bất kỳ chữ và số nào cũng đều được đăng ký nhãn hiệu mà nó phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu nhất định theo quy định của pháp luật. VD: ngân hàng ACB, Bia 333, BMW, Iphone 4,…
- Các dấu hiệu khác: ngoài các yếu tố phổ biến nêu trên thường được các doanh nghiệp sử dụng tạo nhãn hiệu cho sản phẩm của mình, hiện nay cũng có nhiều yếu tố khác được sử dụng một cách sáng tạo làm nhãn hiệu cho các sản phẩm như: nhãn hiệu âm thanh (VD: chuỗi âm thanh khi bật máy tính của Microsoft), nhãn hiệu mùi (VD: mùi hoa Plimeria dùng làm nhãn hiệu cho một loại hàng chỉ),…
3. Phân loại nhãn hiệu:
Nhãn hiệu có thể được phân loại như sau:
Nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ;
Nhãn hiệu tập thể (được sử dụng bởi 1 tập thể chủ sở hữu. VD: nước mắm Phú Quốc) và nhãn hiệu chứng nhận (không phải do chủ sở hữu của nó sử dụng mà người chủ cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu này và các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm cho nhãn hiệu được chứng nhận đó. VD: chứng nhận ISO 9001);
Nhãn hiệu nổi tiếng : xác định trên cơ sở tính phổ cập;
Nhãn hiệu liên kết: VD: sữa rửa mặt Dove, dầu gội Dove, sữa tắm Dove.
II. Bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên:
Bảo hộ nhãn hiệu có thể hiểu bao gồm việc cơ quan có thẩm quyền bảo vệ một nhãn hiệu có khả năng đạt được hay đạt được việc bảo hộ trong phạm vi được bảo hộ; duy trì hiệu lực của việc bảo hộ hay đảm bảo việc thực thi các quyền sở hữu nhãn hiệu của chủ thể được bảo hộ cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ…
Đối tượng nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế:
Như đã phân tích khái niệm về Nhãn hiệu ở trên, các Hiệp định TRIPS, Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ ghi nhận những nhãn hiệu phù hợp với quy định tại Điều 15.1 Hiệp định TRIPS và Điều 6.1 Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa kỳ chính là những đối tượng có khả năng được bảo hộ quyền sở hữu với tư cách là nhãn hiệu.
Tiêu chí để được bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế:
Nhãn hiệu được bảo hộ có tính phân biệt:
Theo Điều 5.C.(2) Công ước Paris, Điều 15.1 Hiệp định TRIPS, Điều 6.1 Hiệp định Việt Nam – Hoa Kỳ, tiêu chí đầu tiên để một dấu hiệu được bảo hộ làm nhãn hiệu là nó phải có tính phân biệt với hàng hóa, dịch vụ khác. Điều này có nghĩa, để một dấu hiệu được đăng ký làm nhãn hiệu thì trước tiên, tự bản thân nó cần có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ tương ứng. Tính phân biệt này nhằm tránh những dấu hiệu gây hiểu lầm, nhầm lẫn trong thương mại. Tiêu chí này cũng để đảm bảo khi nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ sẽ đạt được sự bảo vệ tốt nhất với sản phẩm đã đăng ký.
Điều 5.C Công ước Paris: dù khi sử dụng nhãn hiệu đã đăng kí có khác mẫu nhãn hiệu đã đăng kí về chi tiết nhưng về bản chất không làm thay đổi tính phân biệt của nhãn hiệu theo mẫu đã đăng kí, thì vẫn được bảo hộ một cách bình thường. Do tính phân biệt là yêu cầu cao nhất, khó đạt được nhất của mỗi nhãn hiệu đã được chủ sử dụng nhãn hiệu tuân thủ được. Thêm nữa, giữa nhãn hiệu và bản chất của hàng hóa mang nhãn hiệu có mối quan hệ độc lập. Việc khác về hình thức lúc này không thể làm ảnh hưởng đến điều kiện một nhãn hiệu được bảo hộ. Tương tự như tầm quan trọng của tính phân biệt, khi việc sử dụng nhãn hiệu không gây nhầm lẫn cho công chúng và không trái với lợi ích xã hội thì việc các đồng sở hữu nhãn hiệu đồng thời sử dụng một nhãn hiệu trên một loại hàng hóa giống hay tương tự nhau vẫn được hưởng mọi sự bảo hộ tại nước thành viên.
Cũng phải thấy, để thấy rõ tính phân biệt trong nhãn hiệu là một yêu cầu cũng rất khó trên thực tế trong bối cảnh kinh tế đang phát triển hết sức đa dạng. Vì vậy, để mở rộng hơn cho việc một dấu hiệu nhận được sự bảo hộ làm nhãn hiệu, các Điều ước (Điều 15.1 Hiệp định TRIPS, Điều 6.3 Hiệp định thương mại Việt Nam– Hoa Kỳ) cũng có quy định mở rộng hơn cho nhãn hiệu nhận được sự bảo hộ khi tự bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng.
Nhãn hiệu không được bảo hộ:
Trường hợp thiếu tính phân biệt:
Có thể hiểu tính phân biệt của nhãn hiệu là điều kiện tiên quyết trước tiên để một dấu hiệu được ghi nhận là nhãn hiệu và nếu thiếu nó hoặc không chứng minh được nó qua việc sử dụng, nhãn hiệu sẽ không được công nhận và bảo hộ. Công ước Paris 1883, Hiệp định TRIPS và Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ đưa ra quy định về đối tượng nhãn hiệu có khả năng được bảo hộ với điều kiện là nó có tính phân biệt.
Nhưng bên cạnh đó, Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ còn đưa ra một số trường hợp không được bảo hộ cụ thể do thiếu tính phân biệt:
- Tại Điều 6.2, Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã được đăng ký: với việc trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nào khác đã được đăng ký sẽ dẫn đến việc có khả năng xảy ra hậu quả tiêu cực gây tranh chấp giữa các chủ sở hữu nhãn hiệu vì vậy nhãn hiệu thuộc đối tượng này sẽ bị từ chối bảo hộ.
- Tại Điều 6.14, nhãn hiệu sử dụng cá từ ngữ chỉ dẫn chung về hàng hóa hoặc dịch vụ thì đều bị cấm đăng ký nhãn hiệu. Quy định này trong hiệp định là hợp lý để bảo hộ quyền sở hữu vì nhãn hiệu chỉ mang chỉ dẫn chung sẽ không thể hiện được điều kiện tiên quyết là nhãn hiệu có tính phân biệt. Những chỉ dẫn chung sẽ dẫn đến khả năng người tiêu dùng khó xác định xuất xứ của sản phẩm nếu có vấn đề xảy ra gây tranh chấp.
Trường hợp trái đạo đức:
Điều 6.14 Hiệp định Việt Nam- Hoa Kỳ có quy định về việc có thể từ chối đăng ký nhãn hiệu đối với những nhãn hiệu hàng hóa chứa các dấu hiệu trái đạo đức; mang tính chất lừa dối hoặc gây tai tiếng; bêu xấu hoặc gây hiểu sai một người đang sống hoặc đã chết, một tổ chức, tín ngưỡng hoặc biểu tượng bên quốc gia; hoặc làm cho các đối tượng đó bị khinh thị hoặc mất uy tín.
Nguyên tắc bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế:
Nguyên tắc đối xử quốc gia:
Trong cả 3 Điều ước quốc tế Việt Nam là thành viên về bảo hộ nhãn hiệu, nguyên tắc đối xử quốc gia đều được ghi nhận: Công ước Paris ghi nhận tại Điều 2; Hiệp định TRIPS tại Điều 3; Hiệp định Việt Nam- Hoa Kỳ tại Điều 3: Mỗi thành viên công ước phải dành cho công dân của các thành viên khác như sự bảo hộ như bảo hộ dành cho công dân nước mình. Ngoài ra, nguyên tắc đãi ngộ quốc gia còn được Công ước Paris ghi nhận cho công dân của những nước không phải thành viên công ước nhưng cư trú chính thức ở một nước thuộc thành viên công ước hay có những xí nghiệp thực sự quan trọng ở đó (Điều 3).
Nguyên tắc khác:
Trong các Điều ước quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu mà Việt Nam tham gia, các Điều ước khác nhau cũng có thêm các nguyên tắc bảo hộ khác nhau ngoài nguyên tắc đối xử quốc gia. Điều này được thể hiện như:
- Điều 4 Công ước Paris ghi nhận nguyên tắc hưởng quyền ưu tiên khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (trong đó có bảo hộ nhãn hiệu) của công dân nước thành viên. Công dân một nước thành viên khi nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ với nhãn hiệu hàng hóa ở một nước thành viên (Đơn thứ nhất), người này hoặc người thừa kế của người này sẽ tiếp tục có quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ tại các nước thành viên khác trong vòng 6 tháng thì đơn nộp sau này của người nộp sẽ được xem như nộp vào ngày nộp của đơn thứ nhất. Quy định này giúp việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng được thực thi một cách mở rộng và hiệu quả hơn.
- Điều 4 Hiệp định TRIPS ghi nhận thêm nguyên tắc đối xử tối huệ quốc. Đây là nguyên tắc lần đầu được ghi nhận trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bởi TRIPS không chỉ là hiệp định quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ mà còn quy định về các vấn đề thương mại và hàng hải của WTO. Theo đó, đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (trong đó có việc bảo hộ nhãn hiệu), bất kỳ một sự thuận lợi ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ nào được một nước thành viên dành cho công dân của bất kỳ nước nào khác thì lập tức và vô điều kiện phải được dành cho công dân của tất cả các nước thành viên khác.
4. Xét nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế:
a. Nguyên tắc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:
Việc chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, theo các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia có 2 nguyên tắc được ghi nhận: Xin bảo hộ đầu tiên và người sử dụng đầu tiên (first to use). Các điều ước hầu như ghi nhận việc bảo hộ nhãn hiệu theo nguyên tắc xin bảo hộ đầu tiên.
Cũng cần đề cập, Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ ghi nhận nguyên tắc sử dụng đầu tiên (First to Use). Theo đó, một nhãn hiệu được đăng ký hay không có thể do một bên quy định căn cứ vào việc sử dụng nhãn hiệu đó. Tuy nhiên, việc sử dụng thực sự một nhãn hiệu không được coi là một điều kiện để nộp đơn đăng ký. Không được phép từ chối đơn đăng ký chỉ vì lý do dự định sử dụng chưa được thực hiện trước khi kết thúc thời hạn 3 năm kể từ ngày nộp đơn. Ngoài ra, Công ước Paris ghi nhận nguyên tắc bảo hộ độc lập trong việc bảo hộ nhãn hiệu tại mỗi nước tại Điều 6.1.
b. Yêu cầu của việc sử dụng:
Để được chấp nhận đơn bảo hộ nhãn hiệu, việc sử dụng nhãn hiệu trên thực tế không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu có thể đã sử dụng hoặc cam kết sẽ sử dụng. Đây là một trong các điều kiện để duy trì hiệu lực của việc bảo hộ nhãn hiệu. Vấn đề này được ghi nhận tại Điều 5.C.(1) Công ước Paris, Điều 19.1 Hiệp định TRIPS, Điều 6.9 Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tại Công ước Paris không quy định rõ việc hủy bỏ việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa vì không sử dụng trong một khoảng thời gian cụ thể là bao nhiêu còn tại Hiệp định TRIPS và Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ lại có quy định cụ thể trong thời gian 3 năm mà không có lý do chính đáng.
Tại Hiệp định TRIPS và Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ còn có thêm quy định mở rộng cho yêu cầu sử dụng để nhãn hiệu được đăng ký vẫn có khả năng duy trì hiệu lực khi Người không phải chủ nhãn hiệu hàng hóa nhưng sử dụng nhãn hiệu hàng hóa đó dưới sự kiểm soát của chủ nhãn hiệu hàng hóa vẫn được coi là sử dụng nhãn hiệu nhằm duy trì hiệu lực đăng ký.
Thủ tục xác lập và phạm vi hủy bỏ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế:
Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bao gồm: Bước 1: Xét nghiệm đơn; Bước 2: Thông báo cho người nộp đơn về các lý do từ chối đăng ký một nhãn hiệu hàng hóa; Bước 3: Người nộp đơn trình bày ý kiến bề thông báo từ chối đó; Bước 4: Công bố nhãn hiệu hàng hóa trước hoặc ngay sau khi nhãn hiệu được đăng ký; Bước 5: Yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (nếu có).
Việc hủy bỏ nhãn hiệu được Công ước Paris quy định cụ thể: Khi nhãn hiệu được cho là có sao chép, bắt chước, biên dịch, có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng được cơ quan có thẩm quyền của nước đăng kí, nước sử dụng công nhận, thời hạn yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu ít nhất là 5 năm, còn với nhãn hiệu được đăng kí hay sử dụng với mục đích xấu thì không có thời hạn (Điều 6bis); Khi một nhãn hiệu rơi vào các trường hợp cấm theo Điều 6ter thì sẽ không được bảo hộ do bị từ chối hoặc hủy bỏ việc đăng kí bảo hộ; Phần B Điều 6quinquies cũng quy định các trường hợp nhãn hiệu bị từ chối hay hủy bỏ việc đăng kí nếu xâm phạm quyền của bên thứ ba tại nước có yêu cầu bảo hộ; Nhãn hiệu đăng kí dưới tên của người đại diện hoặc đại lý không được chủ nhãn hiệu cho phép thì chủ nhãn hiệu có quyền phản đối hoặc đề nghị hủy bỏ việc đăng kí đó.
Hiệp định TRIPS và Hiệp định VIệt Nam- Hoa Kỳ lại không quy định một thời hạn cụ thể yêu cầu hủy bỏ nhãn hiệu là bao lâu. Theo đó, ta áp dụng các quy định Công ước Paris.
Nội dung bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế:
Các Điều ước đều công nhận: Chủ nhãn hiệu hàng hóa đã đăng ký có quyền ngăn cản tất cả những người không được phép của chủ sở hữu khỏi việc sử dụng trong kinh doanh các dấu hiệu cho các hàng hóa và dịch vụ trùng với các hàng hóa, dịch vụ đã được đăng ký của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn. (Nguy cơ gây nhầm lẫn xảy ra khi sử dụng một dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được đăng ký cho các hàng hóa, dịch vụ trùng với các hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký.) Quyền trên không ảnh hưởng đến bất kỳ quyền nào tồn tại trước và không ảnh hưởng đến khả năng quy định rằng các quyền có thể đạt được trên cơ sở sử dụng. Ngoài ra, Điều 6quater Công ước Paris còn có quy định về việc chuyển nhượng nhãn hiệu ở một quốc gia thành viên; Điều 21 TRIPS và 6.12 Hiệp định Việt Nam- Hoa Kỳ còn quy định về việc cấp Li-xăng và chuyển nhượng quyền sở hữu.
7. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế:
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu theo Điều 18 TRIPS với việc đăng ký lần đầu và mỗi lần gia hạn đăng ký có thời hạn hiệu lực không dưới 7 năm và không giới hạn số lần gia hạn. Nhưng Hiệp định Việt Nam- Hoa Kỳ lại mở rộng hơn với thời hạn này là 10 năm và không hạn chế số lần gia hạn, mỗi lần gia hạn, nếu các điều kiện được đáp ứng thì được gia hạn ít nhất là 10 năm. Điều này giúp mở rộng hơn việc bảo hộ nhãn hiệu cho các bên liên quan.
8. Cách thức và giải quyết tranh chấp bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế:
Công ước Paris không quy định rõ cách thức bảo hộ nhãn hiệu trong Điều khoản cụ thể mà chỉ gắn nó với một số điều nhưng Hiệp định TRIPS lại dành hẳn một phần III quy định các điều khoản từ Điều 41 đến Điều 61 nhằm thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Điều này cho thấy sự cụ thể của TRIPS so với công ước Paris nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng nhằm hạn chế các khiếm khuyết với việc chưa quy định hoặc quy định chưa chặt chẽ vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Cả Công ước Paris và Hiệp định TRIPS đều có quy định về việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ qua phương thức thương lượng, hòa giải. Nếu không đạt được thỏa thuận sẽ theo con đường Tòa án quốc tế.
III. Thực tiễn và một số nhận xét về việc Việt Nam thực thi bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế đã tham gia:
Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam mà trong đó bao gồm việc đề bảo hộ nhãn hiệu rất được Chính phủ Việt Nam quan tâm. Khi trở thành thành viên của Hiệp định TRIPs và các điều ước quốc tế khác, pháp luật nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật với mục tiêu giúp hệ thống thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam thống nhất với các qui định trong Hiệp định TRIPs và văn bản điều ước quốc tế khác.
Cụ thể thì vào ngày 29/11/2005 Quốc hội đã thông qua Luật sở hữu trí tuệ và tiếp theo đó là các văn bản hướng dẫn, các nghị định liên quan có thể nói tới như: Nghị định số 97/2010/NĐ-CP qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định số 103/2006/NĐ-CP qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định số 122/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP…Nhìn chung hệ thống pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ đã đáp ứng được tương đối đầy đủ các yêu cầu của Hiệp định TRIPs dù vẫn còn nhiều điểm được xây dựng chưa thỏa đáng. Các thủ tục dân sự, hành chính, hình sự, các biện pháp khẩn cấp tạm thời đã đáp ứng đủ theo yêu cầu cơ bản của TRIPs, về biện pháp kiểm soát biên giới thì thiếu hướng dẫn cụ thể để có thể dễ dàng áp dụng vào thực tế. Một lí do khiến Việt Nam thực thi không tốt việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bởi các thiết chế được tạo ra nhằm hỗ trợ việc bảo hộ đã không thực sự dùng quyền năng của mình để bảo hộ, nhiều cơ quan chưa dành sự quan tâm đúng mức cho việc bảo hộ trên thực tế.
Tóm lại, việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam mới chỉ dừng ở mức đề ra, ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với hệ thống pháp luật quốc tế nhưng trên thực tiễn lại vận dụng rất ít để bảo hộ sở hữu trí tuệ
THAY LỜI KẾT
Với việc tìm hiểu vấn đề bảo hộ nhãn hiệu theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, ta nắm được các quy định về khung pháp lý đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng được cộng đồng quốc tế ghi nhận.Trong phạm vi bài viết eo hẹp, nhiều vấn đề có thể nhóm còn chưa đề cập được sâu sắc tuy nhiên bài viết đã giúp có được kiến thức pháp luật lý luận và tìm hiểu việc thực thi trên thực tiễn để ta có được cái nhìn toàn diện hơn trong một mảng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu trong bối cảnh ta đang từng bước cố gắng hội nhập với thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp;
Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ;
Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ;
Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Tư pháp quốc tế. Nxb CAND 2009;
ận-văn-thạc-sỹ-luật-học-bảo-hộ-nhãn-hiệu-hàng-hóa-theo-pháp-luật-Việt-Nam-và-pháp-luật-Hoa-Kỳ;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.doc