Vấn đề bạo lực học đường ở các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông ở Trà Vinh

Các em cũng nên hạn chế xem phim hành động, phim chưởng, phim bạo lực vì đây là nguồn cội của nhiều thói hư, tật xấu mà học sinh thường “làm theo”, học sinh cũng cần tham gia các cuộc tổ chức đi thăm viện mồ côi, trại khuyết tật, có các cuộc hành hương về nghĩa trang liệt sỹ để hiểu thêm nhiều cảnh đời khổ hơn mình, sống nhân đạo hơn. Về phía phụ huynh cũng cần thường xuyên theo dõi nắm bắt những thay đổi trong tư duy nhận thức, trong tâm lý, tình cảm của con em mình để có những tư vấn, những lời khuyên răn mang tính giáo dục chứ không được gò ép một cách vô cảm.

doc24 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 11080 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề bạo lực học đường ở các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông ở Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: LỜI GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Tuổi học trò được xem là lứa tuổi tươi đẹp và hồn nhiên nhất. Ở mỗi thời kỳ trong đời sống con người, sự phát triển về thể chất và tâm lý và cả nhân cách có quy luật riêng. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếu niên nhưng đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp. Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ này khiến cho trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng về tâm lý, dần đến những suy nghĩ và hành động sai lệch. Giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu của Nhà nước, việc phát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xã hội. Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, vậy mà nạn bạo lực học đường ngày càng ra tăng với số lượng chóng mặt điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đào tạo và phát triển con người của đất nước. Chốn học đường thường được xem là môi trường an toàn nhưng giờ đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng học sinh hành xử theo kiểu xã hội đen. Nạn bạo lực học đường đang khiến nhiều người lo ngại. Là ranh giữa những hành động côn đồ và tội phạm là rất mong manh. Vấn nạn này đã khiến các ngành chức năng hết sức quan tâm, nỗi lo lắng của gia đình, và cả một thế hệ tương lai của đất nước. Với những lý do trên thì việc khẩn trương đưa ra các giải pháp của các ngành chức năng, nhà trường, gia đình và toàn thể xã hội vào vấn nạn bạo lực học đường là hết sức cần thiết. Thế nên nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “ VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TRÀ VINH” để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như thực trạng và đóng góp một số giải pháp phòng chống và hạn chế nạn bạo lực học đường. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng bạo lực xảy ra tại các trường học. Xây dựng những giải pháp phòng chống và hạn chế thấp nhất nạn bạo lực học đường. Nội dung nghiên cứu của đề tài Xác định nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường. Đánh giá hậu quả của bạo lực học đường đến sự phát triển của xã hội. Đề ra những giải pháp phòng chống và hạn chế thấp nhất bạo lực học đường. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN I. Khái niệm Bạo lực Là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát cho những người bị hại (Theo WHO, ngày 05/10/2012). Bạo lực học đường Đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường, nếu nhìn từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngược lại…Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường (theo giaoan.violet.vn/present/show/entry-id/4477682 ngày truy cập 5.10.2012). II. Điều luật đối với người chưa thành niên phạm tội Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự 1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. 2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Điều 68. Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này (chương X: những quy định đối với người chưa thành niên phạm tội), đồng thời theo những quy định khác của phần chung Bộ luật không trái với những quy định của chương này. Điều 69. Nguyên tắc xử lý với người chưa thành niên phạm tội 1.Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân tốt cho xã hội. Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. 2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục 3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ theo tính chất hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân than và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm. 4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này. 5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. 6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Điều 70. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Đối với người chưa thành niên phạm tội, Tòa án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng. 2. Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng. Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được tòa án giao trách nhiệm. 3. Tòa án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần đưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ. 4. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Tòa án quyết định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng. Điều 71. Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm: 1. Cảnh cáo 2. Phạt tiền 3. Cải tạo không giam giữ 4. Tù có thời hạn III. Các hình thức bạo lực học đường Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức như: Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói. Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua những hành vi bạo lực. Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức. IV. Thực trạng bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Thực trạng bạo lực học đường trên thế giới Bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn tại nhiều quốc gia. Tại Philippines, trung tâm Hỗ trợ bạo lực học đường đã được thành lập ba năm qua và hoạt động như một cơ quan chính phủ. Tình trạng bạo lực học đường ở đất nước này rất đáng báo động. Đặc biệt tại đây các vụ bạo lực có nguyên nhân khá nhiều từ bất đồng tôn giáo của học sinh. Chính vì thế, Chính phủ Philippines đã phải xây dựng cả một chiến lược rộng lớn để giải quyết vấn đề này. Không chỉ tại các nước đang phát triển, rất nhiều quốc gia phát triển cũng đang phải đau đầu với vấn đề bạo lực học đường. Người đứng đầu cơ quan giáo dục bang Queensland, Úc hồi tháng 7.2009 cho biết tình trạng bạo lực học đường ở nước này đang gia tăng một cách đáng sợ. Riêng trong năm 2008, 55.000 học sinh trong đó gần một nửa là nữ bị đình chỉ học tập vì vấn đề bạo lực. Tuy nhiên, Mỹ mới là quốc gia báo động đỏ về tình trạng bạo lực học đường. Hàng năm nước Mỹ đều chất đống những vụ học sinh nổ súng trong nhà trường. Theo thống kê của cơ quan quản lý giáo dục nước này, năm 2009 có 12,4% học sinh từng đánh nhau hoặc thậm chí gây thương tích nặng cho người khác tại trường học. Và đáng sợ hơn là 5,9% học sinh có mang theo vũ khí sát thương (như dao, súng…) khi tới trường. Đặc biệt, tỷ lệ bạo lực liên quan tới nữ sinh ngày càng cao.Nạn bạo lực học đường được ngành giáo dục nhiều quốc gia coi là một vấn đề trầm trọng trong trường học.( theo Thanh Minh tổng hợp baomoi.com/Bao-luc-hoc-duong-Van-nan-toan-cau/59/4076732.epi). Tình hình bạo lực học đường trong nước Tình trạng học sinh mang hung khí tới trường và sẵn sàng đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn xuất hiện ngày càng nhiều trong các trường phổ thông trên toàn quốc. Thực tế này được báo động tại Hội thảo về giải pháp, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 25/11/2009. Ngành Giáo dục đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng và tính chất vụ việc ngày càng nguy hiểm. Nạn bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng và mức độ, hậu quả của nó còn nghiêm trọng gấp nhiều lần. Không chỉ còn là những cuộc ẩu đả, đánh nhau thông thường giữa các “anh hùng rơm” mà hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều của các hung khí, vũ khí đó như là: gậy, gộc rùi dao, kiếm, mã tấu, và có khi còn là súng hoa cải trong các cuộc ẩu đả đó. Nghiêm trọng nhất trong số đó là vụ dùng súng hoa bắn chết bạn ngay đằng sau trường của Trần Văn Mạnh học sinh lớp 11 trường Dân lập Hạ Long khiến bạn tử vong tại chỗ khiến cho dư luân hết sức xôn xao. Bên cạnh đó còn có một vụ cũng nghiêm trọng tại trường THPT Bãi Cháy với việc thuê bảo kê đánh bạn trên đường về khiến nạn nhân tử vong. Ngoài ra tại một số trường khác cũng có những vụ nghiêm trọng gây thương tật và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các nạn nhân. Với những vụ việc bạo lực học đường nghiêm trọng này thì thẩm quyền xét xử thuộc về phía cơ quan công an, chứ không còn nằm trong các hình thức xử lý của nhà trường nữa. Hơn thế nữa, không chỉ là bạo lực trong học sinh mà còn là hiện tượng học sinh đánh cả giáo viên, cán bộ trong trường tại trường Dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hạ Long). Hình 2.1: Những hung khí mà cơ quan công an thu giữ được trong vụ đánh nhau của học sinh trườngTHPT Vũ Văn Hiếu (Hạ Long) Hình 2.2: Ba học sinh của trường THPT Lý Tự Trọng đang chờ xét hỏi tại cơ quan điều tra. Hơn thế nữa, chúng ta thường quen với những “nam tử hán đại trượng phu”, vậy mà giờ đây bạo lực học đường xuất hiện khá phổ biến ở các bạn nữ, với xu hướng đánh tập thể, đánh hội đồng và mức độ của những sự việc cũng không “thua kém” gì các bạn nam. Nghiêm trọng nhất đó là việc bị chính các bạn cùng lớp lột quần áo, lôi vào nhà vệ sinh đánh, đá vào bộ phận sinh dục khiến cho bạn học sinh đó phải đi cấp cứu tại bệnh viện Tỉnh Quảng Ninh. Hình 2.3: Cuộc ẩu đả, làm nhục nhau của 2 em học sinh nữ nơi công cộng Ngoài ra bạo lực học đường còn diễn ra với nhiều những hình thức như : hiện tượng cô lập trong lớp của một số cá nhân khiến cho các bạn học sinh bị cô lập rơi vào tình trạng rối loạn về tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến học tập và sinh hoạt, có trường hợp còn dẫn đến hiện tượng bị trầm cảm, hay tự tử; hiện tượng bạo lực về kinh tế, việc xin tiền tiêu vặt của một số những anh chị máu mặt trong trường nếu không sẽ dọa đánh…( theo Bích Hợp theo Trịnh Khắc ngày 05/10/2012). Tình hình bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Trong năm 2011, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã xảy ra nhiều vụ đánh nhau, có sử dụng hung khí của các nhóm học sinh. Nổi cộm nhất là trường hợp của Nguyễn Hoàng Nam (ngụ xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè). Tuy mới học lớp 10 nhưng Nam đã có những biểu hiện chẳng khác gì dân giang hồ “xăm mình” và “lận dao bấm đến trường”. Nhiều lần bị nhà trường cảnh cáo nhưng Nam vẫn chứng nào tật nấy, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ đã rút dao đâm chết bạn học. Đêm 17/12/11 sau chầu nhậu tại nhà, Nam cùng hai người bạn là Đôn (học sinh lớp 12, ấp Ngọc Hồ cùng xã Tam Ngãi) và Thanh (18 tuổi, khóm 7, thị trấn Cầu Kè) đến uống nước ở một quán cà phê gần nhà. Lúc này ở quán có Trần Trung Tín và Nguyễn Minh Cảnh (cùng 15 tuổi, là học sinh lớp 10, ấp Bưng Lớn, xã Tam Ngãi). Cho rằng nhóm của Cảnh nhìn đểu mình, nhóm của Nam đã xông vào đánh. Trong lúc xô xác, Nam rút dao đâm Tín trọng thương và tử vong trên đường cấp cứu. Vào tháng 9/2011, tại trường THCS Minh Trí 2 (P.6, TP. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), lực lượng công an cũng đã xử lý một vụ thanh toán nghiêm trọng. Đối tượng phạm tội là Trần Phước Sang – một học sinh cá biệt lớp 7, thường lận dao trong cặp, đánh bạn học gây thương tích. Chiều ngày 19/9/2011, nhóm Sang bị nhóm Thạch Hoàng Nam (SN 1999, ngụ P.9, TP. Trà Vinh) chặn đánh trước cổng trường sau giờ tan học. Bị tấn công, Sang rút dao trong cặp chém Nam bị thương. Bất ngờ nhóm Nam xuất hiện thêm 2 đối tượng cầm thanh sắt, rượt chém nhóm Sang gây náo loạn trên đường phố. Sự việc chỉ dừng lại khi có sự can thiệp của lực lượng Công an P.6. V. Hậu quả bạo lực học đường tại các trường trung học Trước tiên hậu quả sẽ thuộc về chính các em học sinh cả những em sử dụng bạo lực và những em là nạn nhân của bạo lực. Khi bạo lực xảy ra, đặc biệt là bạo lực thể xác kiểu gì cũng gây tổn thương đến thể xác của cả hai bên đặc biệt là nạn nhân có nhiều trường hợp có thể gây đến tử vong. Với những thủ phạm đó thì sẽ là một khoảng đen trước tương lai. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tinh thần, đó là sự hoảng loạn, sự chán và sợ hãi không dám đi học và lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và có thể mắc một số bệnh về tâm thần như: tự kỷ, trầm cảm…Đối với một số em, những di chứng của thời niên thiếu bị bắt nạt kéo dài cho tới khi trưởng thành. Trước thực trạng bạo lực học đường gia tăng chóng mặt như vậy khiến cho không ít các bậc phụ huynh mất ăn mất ngủ vì lo cho con cái họ. Rồi bao gia đình đứng trước tình trạng tan vỡ hạnh phúc do con hư, thường xuyên đánh nhau gây gổ với bạn. Rồi thì “trẻ con mất lòng người lớn” từ những xích mích của trẻ con mà các bậc phụ huynh phải to tiếng, mất tình làng nghĩa xóm. Nhà trường vốn là môi trường an toàn nhưng giờ đây thì đã khác rất nhiều. Cảnh bạo lực diễn ra nhiều nơi, ngay trong lớp, trong giờ học, ngoài sân trường, nhà vệ sinh, trước cổng trường, đằng sau trường…Trước tình trạng đó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập chung của toàn trường cũng như các hoạt động khác. VI. Thống kê số liệu bạo lực học đường tai các trường trung học Thế giới Theo kết quả khảo sát của Quỹ phòng chống bạo lực thanh thiếu niên Hàn Quốc tháng 11 và 12 năm 2009, trong số 4.073 học sinh tại 64 trường tiểu học và trung học, 20% thừa nhận từng bị bắt nạt ở trường. 63% nạn nhân phải “nếm” đòn bạo lực ngay khi mới học tiểu học. Con số này cao hơn 6 - 7% so với số liệu thống kê năm 2007( 56,1%) và năm 2008( 56,8%). Bộ Giáo dục Mỹ cho biết, cứ 3 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại nước này thì có một em báo cáo đã bị bắt nạt tại trường. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), mỗi ngày tại nước này có 160.000 học sinh không dám đi học, vì các em sợ bị bắt nạt ở trường. Tại miền Nam nước Úc, trong năm 2008 có 175 vụ bạo lực nghiêm trọng đã xảy ra liên quan tới học sinh (theo Vũ Anh Tuấn 05/10/2012) Trong nước Theo bảng thống kê, năm học qua có 384 học sinh đánh nhau, với số lượng nhiều nhất thuộc về Quảng Ninh (169 em). Tây Ninh cũng là tỉnh có số lượng học sinh tham gia các vụ ẩu đả, bạo lực học đường lớn với 126 em, tiếp theo là Lạng Sơn (54 em), Bà Rịa Vũng Tàu (17 em).Về số lượng học sinh vi phạm và bị kỷ luật, Lạng Sơn đứng đầu với 151 em, tiếp theo là Bà Rịa Vũng Tàu với 132 em, Tây Ninh có 83 em. Tổng 12 tỉnh thành có 376 em đã bị kỷ luật vì vi phạm trong năm học 2011-2012. Những con số trên cũng đã phần nào phản ánh thực tế khá rõ ràng về nạn bạo lực học đường gia tăng trong các năm học gần đây. Liên tiếp các vụ nữ sinh đánh nhau, nam sinh gây án mạng... được cập nhật khiến dư luận lo lắng về sự xuống cấp của đạo đức trong giới trẻ cũng như đòi hỏi phải có mối quan hệ mật thiết hơn nữa giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục các em (theo Infonet ngày 05/10/2012) VII. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường Có nhiều nguyên nhân gây ra. Song, xuất phát từ thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm và tội phạm, đồng thời thông qua hoạt động thống kê tội phạm, có thể rút ra bốn nguyên nhân cơ bản sau: 1) Từ phía gia đình. Đây là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu, bởi môi trường sống trong gia đình có tác động đầu tiên và ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình phát triển nhân cách của trẻ em. Vai trò của gia đình trong việc quản lý, giáo dục trẻ em; đặc biệt là vai trò của cha-mẹ là hết sức quan trọng. Quản lý và giáo dục của gia đình là một quá trình liên tục và lâu dài từ khi đứa trẻ sinh ra cho đến khi trưởng thành. Gia đình nào tạo dựng được môi trường giáo dục tốt, có nề nếp kỷ cương thì mặc dù điều kiện kinh tế có khó khăn nhưng vẫn có cuộc sống hạnh phúc, con cái có lối sống trong sáng, lành mạnh. Ngược lại, môi trường giáo dục trong gia đình không tốt sẽ là nguyên nhân dẫn con cái đến con đường vi phạm pháp luật. Những thiếu sót, sai lầm từ phía gia đình có thể là do: Một là, lựa chọn phương pháp quản lý, giáo dục không đúng như: thỏa mãn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu vật chất của con cái khi các yêu cầu này là không chính đáng, không phù hợp với lứa tuổi hoặc điều kiện kinh tế của gia đình. Sự nuông chiều thái quá, không bắt làm lụng, coi nhẹ hoặc bỏ qua lỗi lầm, từ đó tạo ra thói quen, tâm lý đòi hỏi, hưởng thụ sống ích kỷ, ỷ lại. Ngược lại, có gia đình do bố mẹ thiếu hiểu biết nên khi thấy con có lỗi đã không tìm cách khuyên răn mà lại dạy con bằng cách đánh đập, hành hạ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của người chưa thành niên. Hai là, gia đình thiếu trách nhiệm, không quan tâm trong việc quản lý và giáo dục con cái, ỷ lại cho nhà trường và xã hội như: bố mẹ lo làm ăn buôn bán, do phải đi công tác xa thường xuyên, bố mẹ ốm đau bệnh tật không quản lý chặt chẽ việc học tập, sinh hoạt của con cái. Ba là, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như bố mẹ ly hôn; bố mẹ đang chấp hành án phạt tù, bố hoặc mẹ đã chết sớm, sống với dì ghẻ hoặc bố dượng, mồ côi cả bố mẹ các em phải ở với ông bà, anh chị em ruột, sống một mình, sống lang thang. Những trẻ em rơi vào hoàn cảnh này thường bị tổn thương về tâm lý do tự ti, mặc cảm, thiếu thốn tình cảm, thiếu điều kiện học tập vui chơi, thiếu quản lý, giáo dục dẫn đến mất phương hướng khi hành động dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, phạm tội. 2) Từ phía nhà trường Hiện nay, hầu hết các trường học đều tổ chức cho học sinh tham gia ký cam kết không vi phạm pháp luật, nhưng thực tế đây cũng chỉ có tính hình thức. Trong khi đó, các chương trình giáo dục pháp luật lại chưa được chú trọng, chưa có nhiều giải pháp quản lý, giáo dục và giúp đỡ các học sinh chưa ngoan. Thông thường, khi phát hiện học sinh vi phạm kỷ luật thì hình thức xử lý là đuổi học, mà hình thức này khi áp dụng lại vô tình tạo ra khoảng trống thiếu vắng sự quản lý, giáo dục nên dễ đưa học sinh vào con đường vi phạm pháp luật. Ngoài ra, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà trường thiếu chặt chẽ nên nhiều học sinh tự ý bỏ học đi lang thang hoặc tiềm niềm vui qua các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm mà nhà trường và gia đình không hay biết. Đây là điều kiện để các đối tượng xấu ngoài xã hội lợi dụng để lôi kéo các em vào con đường vi phạm pháp luật. 3) Từ phía xã hội Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với những thiếu sót trong việc quản lý văn hóa – xã hội của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, vì vậy chúng ta chưa đánh giá hết tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tình hình vi phạm và tội phạm người chưa thành niên để đề ra những chủ trương, biện pháp phòng ngừa ngăn chặn và đấu tranh phù hợp. Hệ thống pháp luật về trẻ em và người chưa thành niên thiếu đồng bộ, việc thi hành chưa nghiêm. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, các ngành, các cấp chính quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách nhiệm của mình trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, coi đó là trách nhiệm chủ yếu của gia đình và nhà trường. 4) Từ chính bản thân người chưa thành niên Người chưa thành niên có những đặc thù riêng, đó là nhóm đối tượng còn chưa được hoàn thiện về thể chất và tinh thần. ở độ tuổi này, họ luôn hướng tới sự ham thích mới lạ, hiếu động, muốn thể hiện tính anh hùng, hảo hán, do đó có trường hợp chỉ vì cái nhìn thiếu thiện cảm hay chỉ vì xích mích nhỏ mà các em thực hiện những hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng như cố ý gây thương tích, giết người hoặc dễ bị các đối tượng xấu trong xã hội kích động, lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật. IX. Giải pháp phòng chống và hạn chế thấp nhất bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tại Trà Vinh Thiết nghĩ, để ngăn chặn các hiện tượng vô cảm, xuống cấp đạo đức trong học sinh, ngành giáo dục cần tiến hành có thực chất phong trào xây dựng: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời, cần giải quyết vấn đề này từ nhiều phía. Thứ nhất, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ thường xuyên và liên tục và nhịp nhàng giữa 3 lực lượng giáo dục là gia đình, Nhà trường, xã hội, trong đó gia đình giữ vai trò nền tảng quan trọng và luôn đóng góp công sức giáo dục con em, các tổ chức đoàn thể cũng cần phối hợp, theo dõi, nắm bắt những chuyển biến trong tâm lý nhận thức của học sinh, nhất là học sinh cá biệt để có biện pháp uốn nắn, xử lý kịp thời những sai phạm nếu có. Thứ hai, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên và học sinh, đặc biệt chú trọng vào các văn bản pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn ma túy và các tệ nạn xã hội khác để uốn nắn học sinh. Thứ ba, trong những cuộc họp phụ huynh, ngoài chuyện học hành, Nhà trường cần trao đổi với phụ huynh lợi ích của những hoạt động rèn kỹ năng sống. Tạo những sân chơi bổ ích cho học sinh tham gia tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh, câu lạc bộ sức khỏe sinh sản vị thành niên, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các sân chơi rèn luyện kỷ năng ... Thứ tư, về phía học sinh cũng cần có ý thức chủ động, tự điều chỉnh lời ăn tiếng nói; biết nói lời cảm ơn và xin lỗi nhiều hơn vì như thế một mâu thuẩn nhỏ có thể tự giải quyết êm thấm, không gây thêm xích mích, “chuyện bé không xé ra to”. Các em cũng nên hạn chế xem phim hành động, phim chưởng, phim bạo lực vì đây là nguồn cội của nhiều thói hư, tật xấu mà học sinh thường “làm theo”, học sinh cũng cần tham gia các cuộc tổ chức đi thăm viện mồ côi, trại khuyết tật, có các cuộc hành hương về nghĩa trang liệt sỹ… để hiểu thêm nhiều cảnh đời khổ hơn mình, sống nhân đạo hơn. Về phía phụ huynh cũng cần thường xuyên theo dõi nắm bắt những thay đổi trong tư duy nhận thức, trong tâm lý, tình cảm của con em mình để có những tư vấn, những lời khuyên răn mang tính giáo dục chứ không được gò ép một cách vô cảm. Thứ năm, thiết nghĩ Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cũng cần nên điều chỉnh cách đánh giá xếp loại học sinh ở các bậc học sao cho phù hợp với thực tiễn rèn luyện đạo đức của từng học sinh tránh việc đánh giá mang căn bệnh cố hữu “thành tích. Thứ sáu, cần thiết có các hình thức, biện pháp để giáo dục học sinh cá biệt; các thầy cô giáo nên quan tâm rèn luyện và trang bị kỹ năng sống cho các em; tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động ngoại khóa để có điều kiện chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, những tình cảm với bạn bè… Thực hiện đồng bộ những giải pháp trên chắc chắn sẽ góp phần to lớn trong việc giáo dục đạo đức nhân cách HS, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi bệnh vô cảm, bạo lực ở một bộ phận không nhỏ HS. Đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận động: “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT phát động (theo Phan Anh Tú THPT Hà Huy Tập – Cẩm Xuyên –Hà Tĩnh 29508p0c1019/bao-luc-hoc-duong-xuat-phat-tu-xa-hoi.htm,ngày 10/10/2012) CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU I. Thời gian và địa điểm Thời gian sáu tháng bắt đầu từ 11/2012 đến 05/2013 Địa điểm thực hiện nghiên cứu ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông ở Trà Vinh II. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng là học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Trà Vinh Khách thể trường học, gia đình và xã hội III. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu: một số trường ở huyện Tiểu Cần, Cầu Ngang, Châu Thành, Càng Long, Cầu Kè, Duyên Hải, Trà Cú và thành phố Trà Vinh. IV. Phương pháp thu thập dữ liệu 1) Thống kê số lượng bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông Sử dụng phương pháp điều tra + Chọn mẫu:40( học sinh/lớp) x 32lớp (7huyện và 1thành phố) = 1280 phiếu + Bản câu hỏi Xin các bạn hãy điền vào phiếu điều tra này, đây là những thông tin cần thiết giúp chúng tôi thống kê số liệu bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tại Trà Vinh 1. Giới tính c Nam c Nữ 2. Độ tuổi c Từ 12 đến dưới 18 c Từ 19 đến 25 c Từ 26 đến 35 c Từ 35 trở lên 3. Nghề nghiệp c Học sinh c sinh viên c giáo viên c khác 4. Anh/ chị có thấy vụ bạo lực học đường nào chưa? c Có c không 5. Anh/ chị có biết gì về vấn đề bạo lực học đường? c Có c không 6. Theo anh/chị bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông có xu hướng tăng nhanh? c Rất nhanh c nhanh c chậm c không tăng 7. Trong năm 2012 đến thời điểm này đã có bao nhiêu vụ bạo lực học đường xảy ra giữa các học sinh trong trường? c không có c từ 1 đến 10 vụ c từ 11 đến 20 c hơn 20 vụ 8. Trong những vụ bạo lực học đường mà anh,chị biết thì có khoản bao nhiêu vụ bạo lực giữa giáo viên và học sinh? c không có c từ 1 đến 5 vụ c từ 6 đến 10 c hơn 10 vụ 9. Theo anh/chị học sinh ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông sử dụng bạo lực bằng hung khí, vũ khí ngày càng nhiều? c Rất nhiều c nhiều c ít c không có 10. Những năm gần đây, anh/chị có nhận thấy bạo lực học đường xuất hiện nhiều ở nữ sinh? c Nhiều c ít c không thấy 11 Theo anh/ chị nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do đâu? c Nhà trường c gia đình c xã hội c chính bản thân các em c tất cả ý kiến đó 12. Sức ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực, game online đến bạo lực học đường như thế nào? c ảnh hưởng nghiêm trọng c ít ảnh hưởng c không ảnh hưởng 13. Bạo lực học đường xảy ra phổ biến sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý học sinh? c Lo lắng c ảnh hưởng đến kết quả học tập c không ảnh hưởng gì 14. Anh/ chị cho biết giải pháp để phòng chống và hạn chế thấp nhất nạn bạo lực học đường ở các trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Trà Vinh? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...........Xác định nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường ở các trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Trà Vinh và đánh giá hậu quả của bạo lực học đường đến sự phát triển của xã hội + Sử dụng kết quả của nội dung 1(thống kê số lượng bạo lực học đường tại các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông) + Thiết kế bảng phỏng vấn - Bản hỏi 1. Theo anh/chị nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là gì? 2. Theo anh/chị lối sống gia đình ảnh hưởng thế nào đến bạo lực học đường 3. Theo anh / chị bạo lực học đường diễn ra với những hình thức nào? 4. Anh/ chị suy nghĩ ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển của học sinh như thế nào? 5. Chúng ta cần làm gì để hạn chế nạn bạo lực học đường? 2) Đề ra giải pháp để phòng chống và hạn chế vấn đề bạo lực học đường Sử dụng kết quả của thống kê số lượng bạo lực học đường, xác định nguyên nhân bạo lực học đường ở các trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Trà Vinh và đánh giá hậu quả của bạo lực học đường đến sự phát triển của xã hội Kết hợp với nghiên cứu tài liệu. V. Phương pháp xử lý dữ liệu Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 CHƯƠNG IV: KẾ HOACH THỰC HIỆN Tiến độ thực hiện TT Nội dung công việc Sản phẩm phải đạt Thời gian bắt đầu, kết thúc Người, cơ quan thực hiện 1 2 3 4 5 1 Xây dựng đề cương nghiên cứu Đề cương chi tiết 11/2012 – 12/2012 Trần Vũ Phương Trần Văn Ấm 2 Thu thập dữ liệu Điều tra Phỏng vấn Số liệu thô 12/2012 – 03/2012 Lê Thanh Tuấn 3 Xử lý dữ liệu Dữ liệu thống kê 03/2013 – 04/2013 Đặng Thúy Kiều 4 Viết kết quả báo cáo Bài báo cáo hoàn chỉnh 04/2013 – 06/2013 Trần Vũ Phương Trần Văn Ấm DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI NĂM 2012 TT Nội dung các khoản chi Thành tiền Triệu đồng Tỉ lệ % 1 2 3 4 5 Thuê khoán chuyên môn Laptop Tài liệu Xăng Điện 20.000.000 10.000.000 10.000.000 5.000.000 500.000 40% 20% 20% 10% 10% Tổng cộng 50.000.000 100% TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http:// www.vn.socialwork., 2. 3. 4. 5. 6. 7.Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bố sung năm 2009, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội tháng 7 năm 2009. 8. www.travinh.gov.vn/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_in_bao_luc_hoc_duong_4897.doc
Luận văn liên quan