Vấn đề cơ bản của triết học và các trường phái triết học trong lịch sử

Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết họ, mặt khác nó cũng là là tiêu chuẩn để xác lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Theo Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại” Vì việc giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt: - Mặt thứ nhất, giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào? - Mặt thứ hai, con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

doc27 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 16873 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề cơ bản của triết học và các trường phái triết học trong lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhưng tồn tại vĩnh cữu và luôn luôn đưa vào trong ý thức những chủ thể riêng lẽ (con người) nội dung của cảm giác. Về bản chất giai cấp, triết học Béccli là phản ánh hệ tư tưởng của giai cấp tư sản đã giành được chính quyền, rất sợ tư tưởng tiến bộ, cách mạng. Vì vậy không phải ngẫu nhiên trong triết học của mình, Béccli đã sử dụng phép siêu hình, chủ nghĩa cơ giới để chống lại những tư tưởng tiến bộ trong khoa học, như chống lại quan niệm của Niutơn về không gian như bể chứa những vật thể trong tự nhiên; chống lại luận điểm của Lốccơ về nguồn gốc của khái niệm vật chất và không gian. Do vậy, triết học của Béccli là mẫu mực và là một trong những nguồn gốc của các lí thuyết triết học tư sản duy tâm chủ quan cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Chủ nghĩa duy tâm khách quan - thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức những tinh thần, ý thức ấy được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước và và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người. Thực thể tinh thần, ý thức khách quan này thường được mang các tên gọi khác nhau như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần tuyệt đối”, “lí tính thế giới”. Đại biểu là Platôn (427- 347 TCN) ông là nhà triết học duy tâm khách quan. Điểm nổi bật trong hệ thống triết học duy tâm của Platôn là “học thuyết về ý niệm”. Trong thuyết này, Platôn đưa ra quan điểm về hai thế giới: thế giới các sự vật cảm biến là không chân thực, không đúng đắn, vì các sự vật không ngừng sinh ra và mất đi, luôn luôn thay đổi, vận động, trong chúng không có cái gì bền vững, ổn định, hoàn thiện. Còn thế giới ý niệm là thế giới của cái phi cảm tính, phi vật thể, là thế giới của đúng đắn, chân thực sự cảm biết chỉ là cái bóng của ý niệm. Nhận thức của con người, theo Platôn không phải là phản ánh các sự vật cảm biến của thế giới khách quan, mà là nhận thức về ý niệm. Thế ý niệm có trước thế giới các vật cảm biết, sinh ra thế giới cảm biết. Ví dụ: cái cây, con ngựa, nước sinh ra. Hoặc khi nhìn các sự vật thấy là bằng nhau vì trong đầu ta đã có sẳn ý về sự bằng nhau. Từ quan niệm trên, Platôn đưa ra khái niệm “tồn tại” và không “tồn tại”. “Tồn tại” theo ông là cái phi vật chất, cái được nhận biết bằng trí tuệ siêu nhiên, là cái có tính thứ nhất. Còn “không tồn tại” là vật chất, cái có tính thứ hai so với cái tồn tại phi vật chất. Như vậy, học thuyết về ý niệm và tồn tại của Platôn mang tính chất khách quan rõ nét. Lí luận nhận thức của Platôn cũng có tính chất duy tâm. Theo ông tri thức, là cái có trước sự vật cảm biết mà không phải là sự khái quát kinh nghiệm trong quá trình nhận các sự vật đó. Nhận thức cảm tính có sau nhận thức lý tính, vì linh hồn trước khi nhập vào thể xác con người ở trần thế thì ở thế giới bên kia đã có sẳn các tri thức. Do vậy nhận thức con người không phải phản ánh các sự vật của thế giới khách quan, mà chỉ là quá trình nhớ lại, hồi tưởng lại của linh hồn những cái đã lãng quên trong quá khứ. Platôn cho rằng, những ý kiến xác thực được khơi dậy, được hồi tưởng lại nhờ các câu hỏi đối thoại giữa loài người thì sẽ trở thành tri thức; Platôn gọi cách thức đối thoại như vậy là phương pháp biện chứng. Trên cơ sở đó, Platôn phân ra thành hai loại tri thức: tri thức hoàn toàn đúng đắn, tin cậy và tri thức mờ nhạt. Loại thứ nhất là tri niệm ý niệm, tri thức của linh hồn trước khi nhập vào thể xác có được nhờ hồi tưởng. Loại thứ hai là tri thức nhờ vào nhận thức cảm tính, ở đó lẫn lộn đúng sai và không có chân lý. Quan niệm lý tưởng của ông về xã hội thể hiện tập trung trong quan niệm về nhà nước lý tưởng. Ông phê phán ba hình thức nhà nước trong lịch sử. Một là, nhà nước của bọn vua chúa xây dựng trên sự khát vọng giàu có ham danh vọng đưa tới sự cướp đoạt. Hai là, nhà nước quân phiệt nhà nước của số ít kẻ giàu có áp bức số đông, nhà nước đối lập giữa giàu và nghèo đưa tới các tội ác. Ba là, nhà nước dân chủ là nhà nước tồi tệ, quyền lực thuộc về số đông, sự đối lập giàu nghèo trong nhà nước này là hết sức gay gắt. Còn nhà nước lí tưởng của mình, Platôn phân ra thành ba lớp người làm các công việc khác nhau. Tầng lớp người thấp nhất trong xã hội là người nông dân, thợ thủ công, thương nhân làm các công việc đồng ruộng, thủ công và buôn bán. Tầng lớp vệ quân làm công việc chiến tranh. Tầng lớp các nhà thông thái, các nhà triết học thì làm chính trị gia, điều hành xã hội. Sự tồn tại và phát triển của nhà nước lý tưởng dựa trên sự phát triển của sản xuất vật chất, sự phân công hài hoà các ngành nghề và giải quyết mâu thuẫn giữa các nhu cầu xã hội. Để khắc phục tình trạng phân chia giàu nghèo, theo Platôn, cần xoá bỏ gia đình và sở hữu. Trẻ em sinh ra cần được đưa vào các cơ sở giáo dục riêng, lựa chọn những đứa trẻ khoẻ mạnh rèn luyện và nuôi dưỡng trở thành vệ quân. Các nhà thông thái cầm quyền cũng được lựa chọn trong số vệ quân. Sự vinh quang của nhà nước phụ thuộc vào các phẩm chất: sự thông thái, sự dũng cảm, sự chính nghĩa và phong độ duy trì chuẩn mục xã hội. Trong đó sự thông thái chính là tri thức cao nhất và là niềm vinh quang của riêng nhà triết học. Còn theo Hêgghen (1770 - 1831) cũng là một trong những nhà biện chứng đồng thời nhà triết học duy tâm khách quan, triết học của ông đầy mâu thuẩn. Nếu phương pháp biện chứng của ông là hạt nhân hợp lý, chứa đựng thiên tài về sự phát triển, thì hệ thống triết học duy tâm của ông phủ nhận tính chất khách quan của những nguyên nhân bên trong, vốn có của sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Ông cho rằng khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”. Tính phong phú, đa dạng của thế giới hiện thực là kết quả của sự vận động và sáng tạo của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn, “ý niệm tuyệt đối”, theo nhận xét của Lênin, chỉ là một cách nói theo đường vòng, một cách nói khác về thượng đế mà thôi. Cho nên triết học của Hêghen là sự biện hộ cho tôn giáo. Ông là người đầu tiên trình bày toàn bộ giới tự nhiên, lịch sử tư duy dưới dạng một quá trình, nghĩa là trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Đồng thời trong khuôn khổ của hệ thống triết học duy tâm của mình Hêghen không chỉ trình bày các phạm trù như chất, lượng, phủ định, mâu thuẩn…mà còn nói đến cả các quy luật như “lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại”, “phủ định của phủ định”, và quy luật mâu thuẩn. nhưng tất cả những cái đó chỉ là quy luật vận động và phát triển của bản thân tư duy, của ý niệm tuyệt đối. Trong hệ thống triết học của của Hêghen, không phải ý thức, tư tưởng phát triển trong sự phụ thuộc vào sự phát triển của tự nhiên và xã hội, mà ngược lại, tự nhiên, xã hội phát triển trong sự phụ thuộc vào sự phát triển của ý niệm tuyệt đối. Ý niệm tuyệt đối, tinh thần thế giới là tính thứ nhất, giới tự nhiên là tính thứ hai, do ý niệm tuyệt đối và tinh thần thế giới sinh ra và quyết định, là một “sự tồn tại khác” của tinh thần sau khi trải qua giai đoạn “tồn tại khác” ấy, ý niệm tuyệt đối hay tinh thần thế giới mới trở lại “bản thân mình” và đó là giai đoạn cao nhất, giai đoạn tột cùng, được Hêghen gọi là “tinh thần tuyệt đối”. Ngoài Gióocgiơ Béccli và Hêgghen còn nhiều nhà triết học thuộc nhiều trường phái khác nhau nhưng họ đều là những nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm như : Plato, George Berkeley, Arthur Collier, Immanuel Kant, Fichte …. Theo Palato một phạm trù là mọi thứ cùng có một tính chất cụ thể nào đó. Ví dụ, bức tường, mặt trăng và một tờ giấy trắng đều có màu trắng; "trắng" là phạm trù mà tất cả những thứ gì màu trắng cùng chia sẻ. Plato lập luận rằng chính các phạm trù, các hình thức hay các ý niệm Plato là có thật, chứ không phải từng vật cụ thể. Do quan niệm này khẳng định rằng các thực thể tinh thần đó là "có thực", nên nó được gọi là "chủ nghĩa hiện thực Plato (điều này rất dễ gây nhầm lẫn); theo nghĩa này, "chủ nghĩa hiện thực" đối lập với thuyết duy danh (nominalism) - quan niệm rằng các trừu tượng hóa trong trí óc chỉ là những các tên không có sự tồn tại độc lập. Tuy nhiên, nó là một hình thức của chủ nghĩa duy tâm vì nó đặt vị thế của ý niệm về các phạm trù lên cao hơn so với những sự vật vật lý. Còn với George Berkeley   tri thức của ta phải được dựa trên các nhận thức của ta. Điều đó dẫn ông tới kết luận rằng đằng sau nhận thức của ta thật sự không có đối tượng thực "khả tri" nào, rằng cái "có thực" là chính nhận thức. Tư tưởng đó được đặc tả trong khẩu hiệu của Berkeley: "Esse est aut percipi aut percipere" hay "Tồn tại nghĩa là nhận thức hay được nhận thức", có nghĩa là một thứ gì đó chỉ tồn tại, theo cách cụ thể mà nó được xem là tồn tại, khi nó đang được nhận thức (nhìn thấy, sờ thấy,...) bởi một chủ thể. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan hay chủ nghĩa duy tâm giáo điều này đã dẫn đến việc ông đặt toàn bộ sức nặng của sự minh giải lên các tri giác của ta. Điều này để lại cho Berkeley một vấn đề, tương tự như với các hình thức khác của chủ nghĩa duy tâm, đó là giải thích tại sao mỗi người trong chúng ta đều có vẻ có các tri giác ít nhiều giống nhau về một đối tượng. Ông đã giải quyết vấn đề này bằng cách đưa Chúa trời vào can thiệp với vai trò nguyên nhân trực tiếp của mọi tri giác của ta. Cũng như George Berkeley nhà triết học Arthur Collier cho rằng vật chất, vì chỉ là nguyên nhân cho tấm hình đại diện đó, là không thể tưởng tượng được và do đó không là gì đối với chúng ta. Một thế giới bên ngoài không có liên hệ gì với một người quan sát, trong vai trò chủ đề tuyệt đối, không tồn tại trong các nhận thức của con người. Vì chỉ là một biểu lộ của tâm trí, vũ trụ không thể nào tồn tại dưới dạng chúng ta đang thấy nếu không có tâm trí để lãnh hội nó. Như vậy Arthur Collier cũng là một trong những nhà triết học duy tam chủ quan. Còn Immanuel Kant thì cho rằng khi ta nhận thức thế giới, tâm thức ta định hình thế giới theo không gian và thời gian. Kant chú trọng vào quan niệm rút từ chủ nghĩa kinh nghiệm Anh (và các triết gia của trường phái đó như Locke, Berkeley và Hume) cho rằng tất cả những gì ta có thể biết là các ấn tượng trí óc, hoặc các hiện tượng, mà thế giới bên ngoài (có thể tồn tại hoặc không tồn tại) tạo ra một cách độc lập trong tâm thức ta; tâm thức ta không bao giờ có thể nhận thức thế giới bên ngoài một cách trực tiếp. Kant bổ sung rằng tâm thức không phải là một tấm bảng trống trơn (ngược lại với John Lock) mà nó được trang bị các phạm trù để sắp xếp tổ chức các ấn tượng giác quan. Kiểu chủ nghĩa duy tâm này của Kant mở ra một thế giới của các trừu tượng hóa (nghĩa là, các phạm trù phổ quát mà tâm thức sử dụng để hiểu về các hiện tượng) để cho lý tính khám phá, nhưng trái ngược với chủ nghĩa duy tâm Plato ở chỗ nó khẳng định sự không chắc chắn về một thế giới không thể biết được ở bên ngoài tâm thức của chính ta. Ta không thể tiếp cận vật tự thân (tiếng Đức: Ding an Sich) nằm ngoài thế giới tâm thức của ta. (Chủ nghĩa duy tâm của Kant được gọi là chủ nghĩa duy tâm siêu nghiệm.) Với Johann Fichte phủ nhận vật tự thân của Kant, ông cho rằng ý thức tự xây dựng cơ sở cho mình, rằng cái tôi tinh thần của bản thân không dựa vào thế giới bên ngoài, và rằng giả thiết về một vật bên ngoài thuộc bất cứ kiểu nào cũng giống như thừa nhận về một vật chất có thực. Ông là người đầu tiên thử xây dựng một lý thuyết về tri thức mà không dựa trên bất cứ một phỏng đoán nào, trong đó không có cái gì bên ngoài tư duy được giả thiết là tồn tại bên ngoài phân tích khởi đầu về khái niệm. Nhờ đó nhận thức có thể đặt nền móng chỉ trên chính nó, và không giả định bất cứ điều gì mà không suy dẫn từ đó trước nhất. (Quan điểm này khá tương tự với chủ nghĩa duy tâm thực tế (actual idealism) của Giovanni Gentile, chỉ khác ở chỗ lý thuyết của Gentile tiến xa hơn, đến chỗ thậm chí phủ nhận cả cơ sở cho một bản ngã hay cái tôi được tạo ra từ tư duy.) Ngược lại, chủ nghĩa duy vật là trường phái triết học xuất phát từ quan điểm bản chất của thế giới là vật chất, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, thường gắn với lợi ích của giai cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử. Nó là kết quả của quá trình đúc kết khái quát kinh nghiệm đề vừa phản ánh những thành tựu mà con người đã đạt được trong từng giai đoạn lịch sử, vừa định hướng cho các lực lượng xã hội tiến bộ hoạt động trên nền tảng của những thành tựu ấy. Chủ nghĩa duy vật  là một hình thức của thực hữu luận  với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm. Từ khi ra đời đến nay, chủ nghĩa duy vật đã trải qua 3 giai đoạn cơ bản: chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng. Chủ nghĩa duy vật chất phác ra đời vào thời cổ đại ở Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. Hình thức cơ bản thứ hai của chủ nghĩa duy vật thể hiện khá rõ ở các nhà triết học từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII. Tuy những quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình có tính chất kế thừa từ những quan điểm của chủ nghĩa duy vật chất phác nhưng nó có sự phát triển hơn do cơ học cổ điển thời kỳ này đạt được những thành tựu rực rỡ. Đến những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa duy vật biện chứng đã ra đời mà C.Mác và Ăngghen là những người xây dựng và Lênin là người hoàn thiện và bổ sung. Trước hết ta xét hình thức thứ nhất của chủ nghĩa duy vật là Chủ nghĩa duy vật cổ đại còn gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ, xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ như ở Ấn Độ, Trung Hoa, Hylạp. Về thế giới quan là duy vật có ý nghĩa chống lại những tư tưởng sai lầm của triết học duy tâm và tôn giáo; nhưng về mặt phương pháp luận thì chưa có cơ sở khoa học, bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm của chính bản thân các nhà triết học hơn là những khái quát khoa học của bản thân tri thức triết học. Vì, quan niệm về thế giới là vũ trụ, là vạn vật, vật chất là vật thể cụ thể hoặc thuộc tính của vật thể cụ thể, v.v… còn ý thức là linh hồn, là cảm giác nhưng nó phụ thuộc vào vật chất. Ănghen viết: “Quan niệm về thế giới một cách nguyên thủy, ngây thơ, nhưng căn bản là đúng ấy, là quan niệm của các nhà triết học Hy lạp thời cổ, và nguời đầu tiên diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Héraclite: mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn ở trong quá trình xuất hiện và biến đi”. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật thời kỳ này nói chung là đúng đắn nhưng mang tính ngây thơ chất phác vì chủ yếu dựa vào quan sát trực tiếp, chưa dựa vào các thành tựu của các bộ môn khoa học chuyên ngành vì lúc đó chưa phát triển. Tiêu biểu cho chủ nghĩa duy vật cổ đại còn gọi là chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ là Đêmôcrít (460 – 370 TCN). Ông là nhà Triết học duy vật cổ đại nhất trong thế giới cổ đại. Ông là người hiểu biết sâu rộng rất nhiều lĩnh vực: Triết học, toán học, đạo đức học, sinh vật học… là học trò và người kế tục phát triển quan điểm của Lơxip. Nổi bật trong triết học duy vật của ông là học thuyết về nguyên tử. Đêmôcrit cho rằng nguyên tử không nhìn thấy được, không âm thanh, màu sắc và mùi vị. Chúng đồng nhất với nhau về chất nhưng khác nhau về hình thức, thứ tự và tư thế. Ông quan niệm nguyên tử là vô hạn về lượng và hình thức. Mỗi sự vật đều được cấu tạo bởi những nguyên tử do sự kết hợp giữa chúng với nhau theo một trật tự và thế nhất định. Sự biến đổi vật chất là do sự thay đổi trình tự sắp xếp của những nguyên tử tạo thành còn bản thân nguyên tử thì không thay đổi. Nguyên tử luôn vận động trong không gian ông thấy rõ quan hệ chặt chẽ giữa vật chất và vận động. Vận động là vốn có của nguyên tử chứ không phải được đưa từ ngoài vào. Nhưng ông chưa thấy được nguồn gốc của vận động và vận động không chỉ là sự di chuyển trong chân không của các nguyên tử. Dựa vào thuyết nguyên tử, Đêmôcrit thừa nhận sự ràng buộc lẫn nhau theo quy luật nhân quả tính khách qan trong tính tất yếu của sự vật, hiện tượng tự nhiên. Đó là đóng góp quan trọng của Đêmôcrit vào triết học duy vật. Song ông lại phủ nhận tính ngẫu nhiên, ông coi ngẫu nhiên là một hiện tượng không có nguyên nhân. Đêmôcrit bác bỏ quan nhiệm về sự sản sinh ra sự sống và con người của thần thánh. Theo ông sự sống là kết quả của quá trình biến đổi dần đần từ thấp đến cao cảu tự nhiên. Sinh vật đầu tiên sống ở dưới nước, sau đó chuyển lên cạn, cuối cùng con người được ra đời. Ông coi cái chết là sự phân tích của các nguyên tử tạo nên xác và của những nguyên tử cấu tạo lên tinh hồn chứ không phải linh hồn rời khởi thể xác. Tuy quan niệm của Đêmôcrit còn mang tính mộc mạc song nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc chống các quan điểm duy tâm và tôn giáo về tính bất tử của linh hồn người. Đêmôcrit đã có công lao to lớn trong xây dựng lý luận nhận thức giải quyết một cách duy vật vấn đề đối tượng của nhận thức, vai trò của cảm giác là điểm khởi đầu của nhận thức và tư duy trong việc nhận thức thế giới. Ông cho rằng đối tượng của nhận thức là vật chất, là thế giới xung quanh con người và nhờ sự tác động của đối tượng nhận thức vào con người nên con người mới nhận thức được. Đêmôcrit phân chia nhận thức thành nhận thức mờ tối và nhận thức chân lý. Nhận thức mờ tối do các giác quan đem lại còn nhận thức chân lý là do sự phân tích sâu sắc về sự vật để nắm bắt bản chất bên trong của nó.Triết học duy vật của Đêmôcrit đã đóng vai trò quan trọng trong chủ nghĩa vô thần. Ông cho rằng sự tồn tại của thần chẳng qua là sự cách hoá những hiện tượng của tự nhiên hay những thuộc tính của con người chẳng hạn thần Dớt là sự nhân cách hoá mặt trời, thần ATêna là sự nhân cách hoá thuộc tính của con người. Khái niệm nguyên tử được xây dựng trên cở sở các khái niệm về “tồn tại” và “không tồn tại”. Theo ông “tồn tại” là cái được xác định, cái đa dạng, cái có ngoại hình. Độc lập với cái “tồn tại” là cái “không tồn tại” hay cái “trống rỗng”. Cái trống rỗng là cái không xác định, cái vô hình, bất động vô hạn. Nó không ảnh hưởng gì đến cái vật thể nằm trong nó, nhờ nó mà các vật thể có thể vận động được. Cái phần vật chất thuộc cái tồn tại mà không chứa đựng trong nó một sự trống rỗng nào để cho phép phân chia nó nhỏ hơn nữa, được gọi là nguyên tử. Vì vậy, nguyên tử là hạt vật chất không thể phân chia được nữa, hoàn toàn nhỏ bé và không thể cảm nhận bằng trực quan. Nguyên tử là vĩnh cửu không thay đổi, trong lòng nó không có cái gì xảy ra nữa. Nguyên tử có vô vàn hình dạng. Theo quan niệm của Đêmôcrít các sự vật là do các nguyên tử liên kết lại với nhau tạo nên. Tính đa dạng của nguyên tử làm nên tính đa dạng của thế giới các sự vật. Nguyên tử tự thân, không vận động, nhưng khi kết hợp với nhau thành vật thể thì làm cho vật thể và thế giới vận động không ngừng. Trong lý luận nhận thức, khái niệm linh hồn được Đêmôcrít cũng như các nhà duy vật cổ đại hiểu như là hoạt động tâm linh. Linh hồn là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt thế giới hữu sinh và thế giới vô sinh. Linh hồn, theo ông cũng là một dạng vật chất, được cấu tạo từ các nguyên tử đặc biệt có hình cầu, linh động như ngọn lửa, có vận tốc lớn, luôn luôn động và sinh ra nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và vận động. Do đó linh hồn có một chức năng quan trọng đem lại cho cơ thể sự khởi đầu vận động. Trao đổi chất với môi trường bên ngoài cũng là một chức năng của linh hồn và được thực hiện thông qua hiện tượng thở của con người. Như vậy linh hồn là không bất tử, nó chết cùng thể xác. Về các dạng nhận thức của con người, Đêmôcrít phân thành nhận thức do các cơ quan cảm giác đem lại và nhận thức nhờ lý tính. Nhận thức đem lại do cơ quan cảm giác là loại nhận thức mờ tối, chưa đem lại chân lý. Còn nhận thức lý tính là nhận thức thông qua phán đoán và cho phép đạt chân lý, vì nó chỉ ra cái khởi nguyên của thế giới là nguyên tử, tính đa dạng của thế giới là do sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử. Trong lĩnh vực chính trị - xã hội, Đêmôcrít trình bày các quan điểm của mình trên lập trường tư tưởng của giai cấp chủ nô dân chủ. Ông coi chế độ nô lệ là hợp đạo lý, cần sử dụng nô lệ như các bộ phận của thân thể. Đêmôcrít đã có những quan điểm tiến bộ về mặt đạo đức. Phẩm chất con người, theo ông không phải ở lời nói mà việc làm. Con người cần hành động có đạo đức. Còn hạnh phúc của con người là ở khả năng trí tuệ, khả năng tinh thần nói chung. Đỉnh cao của hạnh phúc là trở thành nhà thông thái, thở thành công dân của thế giới. Mặt khác đối với Sam Khuya : vào thời gian đầu, triết lý Samkhuya không thừa nhận "tinh thần vũ trụ tối cao" phủ nhận sự tồn tại của thần. Ngược lại nó khẳng định thế giới này là thế giới vật chất. Đã giải thích mọi vật của thế giới là kết quả của sự thống nhất ba yếu tố. Đó là Sativa (sự trong sáng; Tamas (tính ỳ thụ động) và Rajas (kích thích động). Khi 3 yếu tố này ở trạng thái cân bằng thì vật chất đầu tiên chưa biểu hiện nhưng khi cân bằng bị phá vỡ thì sinh thành vạn vật của vũ trụ. Tuy nhiên quan niệm về vật chất của phái Samkhuya còn có nhiều hạn chế. Họ cho ràng dạng vật chất đầu tiên là không nhận biết được và giải thích về hình thành vạn vật còn chưa đúng đắn đó là quan niệm về sự hình thành thế giới hữu hình đa dạng từ thế giới vô hình, đồng nhất. Còn với Nyaya: ông thừa nhận sự tồn tại của thế giới vật chất rất phong phú đa dạng bao gồm nhiều sự vật, hiện tượng. Thế giới này tồn tại trong không gian do các hạt nhỏ cấu tạo nên và được gọi là nguyên tử. Nguyên tử của thực thể này khác nguyên tử của thực thể kia ở chất lượng, hình dạng và cách kết hợp. Các vật thể chỉ tồn tại nhất thời, thường xuyên thay đổi và chuyển hoá. Đây quả là một quan niệm thiên tài hết sức đúng đắn trong điều kiện khoa học tự nhiên thời bấy giờ chưa phát triển. Đã để lại một tư tưởng quý báu cho nhân loại mà các nhà duy vật sau này tiếp tục kế thừa và phát huy. Tuy nhiên chủ nghĩa duy vật của phái Nyaya còn hạn chế ở chỗ coi thế giới vật chất tạo nên bởi 4 yếu tố đất, nước, lửa, không khí, cho rằng nguyên tử không biến đổi, không chia cắt được. Âu cũng là do hạ chế về khoa học tự nhiên lúc bấy giờ. Đối với Trung Quốc là một trong những trung tâm văn minh lớn của Phương Đông cổ - trung đại. Cùng với những phát minh có tính chất vạch đường trên mọi lĩnh vực khoa học tự nhiên, y học, Trung Quốc còn là quê hương của nhiều hệ thống triết học lớn. Nhìn một cách tổng thể, các trường phái triết học cổ đại Trung Quốc đa phần theo khuynh hướng duy tâm, tuy nhiên vẫn có một số tư tưởng duy vật tiến bộ có ý nghĩa to lớn mà điển hình là Mạc Gia. Mạc Gia đầu tiên đề xuất quan hệ giữa thực và danh như một phạm trù triết học. Chủ trương "lấy thực đặt tên để nêu ra cái thực", "cái dùng để gọi tên, cái được gọi lên là thực". Điều đó có nghĩa khách quan là tồn tại thực. Đồng thời, Mạc Gia cho rằng để đánh giá đúng sai trong thực tế khách quan phải dựa vào 3 tiêu chuẩn: trước hết lập luận phải có căn cứ, thứ hai phải được chứng minh và thứ ba lập luận cần có hiệu quả. Thuyết "tam biểu" này của Mạc Gia thể hiện thuyết phản ánh của chủ nghĩa duy vật chất phác, các học thuyết cùng thời khó sánh kịp. Về sau thời Hậu Mạc đã phát triển khía cạnh duy vật lên một tầm cao mới. Họ cho rằng sự tồn tại của vật chất là bất diệt, hình thái tồn tại của sự vật thì có thay đổi, thời gian, không gian liên hệ mật thiết với sự vận động của sự vật. Vật thể vận động trong không gian và thời gian và muốn nhận thức được thế giới, trước hết nhờ các khí quan cảm giác (tai, mũi, miệng, mắt, thân) đồng thời để nhận thức sâu sắc sự vật, con người phải nhờ tâm, tức là hoạt động tư duy là quá trình phân tích so sánh, tổng hợp trừu tượng hoá để đạt đến ý nghĩa của nó. Vì vậy họ đã làm rõ mối quan hệ giữa cảm giác và tư duy. Các triết gia hậu Mạc còn phân ra tri thức thành 3 loại: "Văn tử" là sự hiểu biết nhờ sự truyền thụ của người khác, "Thuyết trị" là kết quả do sự hoạt động suy luận đem lại, "Thân trị" là kết quả do sự quan sát, đúc kết kinh nghiệm đem lại. Những quan điểm duy vật của phái Mạc Gia đã hơn hẳn những phái khác về nhận thức lý luận. Hệ thống lôgic của họ đã tấn công vào thuyết hoài nghi và bất khả thi của phái Trang - Chu. Đồng thời phê phán khía cạnh duy tâm trong học thuyết của phái Công Tôn Long. Tuy vậy, học thuyết của Mạc Gia vẫn không tránh khỏi một số sai lầm như xem trời là đấng anh minh có quyền lực tối cao, trời tạo ra muôn loài. Mạc Tử còn tin có cả quỉ thần giám sát hành vi con người. Dù vậy, những tư tưởng của Mạc Gia đã khiến cho thế hệ sau này phải ngưỡng mộ bởi tính đúng đắn tiến bộ của nó trong điều kiện hết sức lạc hậu như vậy. Cũng có lẽ vì thế mà học phái Mạc Gia đã không có chỗ đứng trong tư tưởng của giai cấp phong kiến và bị tuyệt diệt vào đời Tần hán. Đó là Chủ nghĩa duy vật Trung Hoa cổ đại. Với phương tây cũng xuất hiện Chủ nghĩa duy vật Phương Tây cổ đại và được chia thành nhiều trường phái khác nhau trong đó triết học Hy Lạp cổ đại là một đại diện tiêu biểu. Thời cổ đại, các ngành khoa học của Hy Lạp đã rất phát triển, đặc biệt thiên văn, toán học, y học… Triết học duy vật nhờ đó phát triển rực rỡ, chứa đựng hầu hết các nội dung cơ bản của nó. Trường phái tiêu biểu cho triết học Hy lạp là Hêraclit . Hêraclit (530-470 TCN)Ông cho rằng thế giới muôn vật không do thần thánh nào tạo nên, cũng không phải con người tạo ra mà là do ngọn lửa vĩnh viễn, linh động nhen nhóm lên. Mọi sự vật luôn ở trạng thái vận động, biến đổi và chuyển hoá qua lại. Ông nêu lên tư tưởng hiện vật đều trôi đi, hiện vật đều biến đổi "người ta không thể tắm 2 lần trên 1 dòng sông". "Mặt trời luôn luôn luôn đổi mới và vĩnh viễn đổi mới" Theo ông nguồn gốc của mọi sự vật thay đổi là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong sự vật. Mọi vật đều nảy nở trong quá trình đấu tranh và sự vận động, phát triển liên tục của sự vật tuân theo các yếu tố khách quan, qui luật quyết định. Về lý luận nhận thức, Hêraclit cho rằng nhận thức là phản ánh hiện tượng khách quan. Ông chia quá trình nhận thức ra làm 2 giai đoạn cảm tính và lí tính. Hai giai đoạn này có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể chỉ có một giai đoạn tồn tại độc lập. Về hạn chế: Hêraclit đã quan niệm lửa là nguồn gốc tạo ra vạn vật. Mọi vật trao đổi với lửa và lửa trao đổi với tất cả. Mọi sự biến hoá của sự vật dựa trên sự chuyển hoá của chúng thành những dạng vật chất đối lập với bản thân chúng. "Nước sinh ra từ cái chết của đất, không khí sinh ra từ cái chết của nước, lửa sinh ra từ cái chết của không khí. Đến thời Trung Cổ Phục Hưng và cận đại: đây là những thời kỳ mà chủ nghĩa duy vât Tây âu có nhiều thắng lợi rực rỡ. Đối với Franxi Bêcơn (1561 - 1621): Là người sáng lập triết học duy vật Anh. Becơn thừa nhận sự tồn tại khách quan của Thế giới vật chất khoa học không biết cái gì khác ngoài thế giới vật chất, ngoài giới tựnhiên ông cho rằng con người cần phải thống trị làm chủ tựnhiên. Điều đó thực hiện được hay không phụ thuộc vào hiểu biết của con người. Theo BêCơn, nhận thức tốt nhất là đi từ cái riêng lẻ đến cái chung, cái trừu tượng. Tri thức chỉ có thể đạt được bằng cách giải quyết những quan hệ nhân quả hiểu biết đúng là hiểu biết bằng nguyên nhân. Song chủ nghĩa duy vật của Bêcơn là duy vật siêu hình. Ông quy sự vận động của vật chất thất thành sự lặp lại vĩnh viễn những hình thức bất biến. Ông cũng chưa vượt qua được bức tường tôn giáo và nhà thờ để hoàn toàn tự do với những tư tưởng khoa học và biết học đặc sắc của mình. Đối với hình thức cơ bản thứ hai là chủ nghĩa duy vật siêu hình đại biểu là Lútvích Phoiơbắc (1804 – 1872) ông là một nhà nhân vật kiệt suất trước Mác, là nhà tư tưởng của giai cấp tư sản dân chủ. Ông đã có công lớn trong việc phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêgghen cũng như chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung, khôi phục vị trí xứng đáng của triết học duy vật. Khi chống lại luận điểm duy tâm của Hêgghen coi giới tự nhiên là “tồn tại khác” của tinh thần, Phoiơbắc đã chứng minh thế giới là vật chất, giới tự nhiên tồn tại ngoài con người không phụ thuộc vào ý thức của con người, là cơ sở sinh sống của con người. Giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, nó tồn tại và vận động nhờ những cơ sở bên trong nó.Triết học của ông mang tính chất nhân bản. Nó chống lại nhị nguyên luận về sự tách rời giữa tinh thần và thể xác, ông coi ý thức tinh thần cũng là một thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Từ đó cho phép khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa tồn tại và tư duy. Phoiơbắc không chỉ chống lại chủ nghĩa duy tâm, mà với triết học nhân bản của mình ông còn đấu tranh chống những quan niệm duy vật tầm thường quy các hiện tượng tâm lý, tinh thần về các quá trình lý hóa, không thấy sự khác nhau về chất giữa chúng, chẳng hạn như coi óc tiết ra tư tưởng cũng như gan tiết ra mật. Phoi-ơ-bắc đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiên chúa, đặc biệt quan niệm về thượng đế. Trái với các quan niệm truyền thống của tôn giáo và thần học cho rằng thượng đế tạo ra con người, ông khẳng định, chính con người sáng tạo ra thượng đế. Khác với Hê-ghen nói đến sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối, Phoi-ơ-bắc nói đến sự tha hóa của bản chất con người vào thượng đế. Ông lập luận rằng, bản chất tự nhiên của con người là muốn hướng tới cái chân, cái thiện, nghĩa là hướng tới những cái gì đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế những cái đó con người không đạt được nên đã gửi gắm tất cả ước muốn của mình vào hình tượng thượng đế; từ đó Phoi-ơ-bắc phủ nhận mọi thứ tôn giáo thần học về một vị thượng đế siêu nhiên đứng ngoài sáng tạo ra con người, chi phối cuộc sống của con người. Ông nói rằng bản tính con người là tình yêu, tôn giáo cũng là một tình yêu. Do vậy, thay thế cho thứ tôn giáo tôn sùng một vị thượng đế siêu nhiên cần xây dựng một thứ tôn giáo mới phù hợp với tình yêu của con người. Ông cho rằng cần phải biến tình yêu thương giữa con người thành mối quan hệ chi phối mọi mối quan hệ xã hội khác, thành lý tưởng xã hội. Ông còn khuyên mọi người rằng : “Hãy yêu nhau đi, hãy ôm lấy nhau mà hôn đi”. Hình thức cơ bản thứ ba và cũng được xem là hình thức cơ bản cuối cùng của chủ nghĩa duy vật là chủ nghĩa duy vật biện chứng đại biểu là Mác, Ăngghen, Lênin. Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do Mác – Anghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và vận dụng triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục được những hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác cổ đại, chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII và nó đã thể hiện được sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp nhận thức khoa học. Chủ nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực đó. Triết học Mác - Lênin kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy nhân loại, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc xem xét tự nhiên cũng như đời sống xã hội và tư duy con người. Trong triết học Mác-Lênin, lý luận duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống nhất đó làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để và phép biện chứng trở thành lý luận khoa học. Nhờ đó, triết học Mác - Lênin có khả năng nhận thức đúng đắn tự nhiên, xã hội và tư duy. Phép biện chứng duy vật không chỉ là lý luận về phương pháp mà còn là lý luận về thế giới quan. Hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng trở thành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn, trở thành những nguyên tắc xuất phát điểm của phương pháp luận. Triết học Mác – Lênin còn được coi là hệ thống các nguyên lý, phạm trù, quy luật cơ bản của phép biện chứng và sự vận dụng nó trong việc nghiên cứu lịch sử và nghiên cứu con người. Cho nên triết học Mác – Lênin còn được gọi là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Nghiên cứu triết học Mác – Lênin thực chất là việc khẳng định ý nghĩa bước ngoặc cách mạng do Mác thực hiện trong lịch sử triết học và được Lênin bổ sung phát triển thêm. Triết học Mác – Lênin không chỉ giải thích về thế giới vật chất và vai trò con người về mặt lí luận mà chủ yếu là sự vận dụng nó trong hoạt động thực tiễn xã hội để khẳng định vai trò của triết học đối với đời sống xã hội. Sự hình thành và phát triển của phép biện chứng duy vật Mác – Lênin đã bao hàm sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học. Sự hình thành những quan điểm duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin được coi là cơ sở lí luận về mặt thế giới quan duy vật và phương pháp luận khoa học để nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu con người. Đó cũng là việc khẳng định sản xuất vật chất được coi là cơ sở đối với sự tồn tại, vận động phát triển của xã hội, khẳng định con người là chủ thể của lịch sử, khẳng định quần chúng nhân dân là lực lượng sang tạo chân chính của lịch sử, đồng thời nhấn mạnh vai trò quyết định tồn tại của xã hội, ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Triết học Mác – Lênin giải quyết mối quan hệ triết học và khoa học hiện đại trên cơ sở nghiên cứu của triết học. Song, nó cũng là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân thế giới, là cơ sở lí luận cho sự hoạt động của đảng cộng sản trong quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới, và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Như vậy, trong triết học Mác - Lênin, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất hữu cơ với nhau, làm cho triết học Mác trở thành chủ nghĩa duy vật hoàn bị, một "công cụ nhận thức vĩ đại". Triết học Mác ra đời đã làm thay đổi mối quan hệ giữa triết học và khoa học; sự phát triển của khoa học tạo điều kiện cho sự phát triển của triết học. Ngược lại, triết học Mác - Lênin đem lại thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển khoa học. Chủ nghĩa duy vật tầm thường đại biểu là Buykhơnơ, Môletsốt, phôgtơ, không tìm thấy được sự khác biệt giữa vật chất và ý thức, xem ý thức cũng là một dạng vật chất, coi tư tưởng đối với óc giống như mật đối với gan hay là nước tiểu đối với thận, chủ nghĩa duy vật kinh tế, coi kinh tế là cái duy nhất quyết định sự phát triển của xã hội, trong khi đó thực ra kinh tế chỉ quyết định sự phát triển của xã hội khi xét đến cùng và cũng không phải là một nhân tố quyết định duy nhất. Ngoài ra còn có Chủ nghĩa duy vật Kitô giáo, Chủ nghĩa duy vật văn hóa, Chủ nghĩa duy vật biện chứng , Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Chủ nghĩa duy vật tiêu trừ , Chủ nghĩa duy vật cách mạng, Chủ nghĩa duy vật Pháp, chủ nghĩa duy vật hoàn nguyên / Thuyết hoàn nguyên hay Chủ nghĩa duy vật Descartes tất cả đều có quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất. Trả lời mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học cũng đã xuất hiện nhị nguyên luận khi lấy việc thừa nhận vật chất và ý thức là hai nguyên thể song song tồn tại, không có cái nào trước, chúng là hai nguồn gốc tạo nên thế giới, mà Đêcáctơ (1596-1650) là một nhà khoa học, đồng thời là một nhà triết học lớn của Pháp và châu âu. Ông được đánh giá là một trong những người sáng lập nên nền triêt học của thời đại mới chống lại tôn giáo, chống lại chủ nghĩa kinh viện và cũng xây dựng tư duy mới giúp cho việc nhgiên cứu khoa học-đề ra phương pháp mới trong vấn đề nhận thức:”phương pháp thực nghiệm”(emperism).Học thuyết triết học của ông toát lên tinh thần duy lý.Có thể chia triết học của ông thành hai bộ phận là siêu hình học và khoa học (vật lý học).Trong siêu hình học, Đêcác tơ là nhà nhị nguyên luận ngã về phía duy tâm; nhưng trong khoa học ông lại là nhà duy vật siêu hình máy móc nổi tiếng. Siêuhìnhhọc; Trong siêu hình học của Đêcáctơ nổi bật bởi những tư tưởng sau: “Nghi ngờ phổ biến”: Theo Đêcáctơ, triết học phải bàn về khả năng và phương pháp đạt dược tri thức đúng đắng, vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của nó là khắc phục chủ nghĩa hoài nghi,và sau đó là xây dựng các nguyên tắc, phương pháp nền tảng để giúp cho các nghành khoa học khám phá ra các qui luật của giới tự nhiên, xây dựng các chân lý khoa học nhằm chinh phục giới tự nhiên. Xây dựng các chân lý khoa học nhằm chinh phục giới tự nhiên, phục vụ lợi ích con người. Như vậy, Đêcáctơ đã tự đặt cho mình nhiệm vụ là phải xây dựng một triết học mới - triết học gắn liền với khoa học nhằm làm chủ tư duy, nâng cao trình độ lý luận cho con người. Nếu Bêcơn cho rằng, cơ sở của chân lý là cảm tính, và để nhận thức đúng đắn cần phải tẩy rửa các ảo tưởng thì Đêcáctơ chủ trương rằng cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng cần phải nghi ngờ phổ biến, tức nghi ngở mang tinh phương pháp luận đễ không mắc sai lầm vàcó được niềm tin chắc chắn trong nhận thức thi Đêcáctơ cho rằng, để đạt được chân lý chúng ta cần phải nghi ngờ mọi cái, kể cả cái mà người ta cho là chân lý.Với nguyen tắc nhgi ngờ trên, Đêcáctơ đề cao tư duy lý tính và coi thường kinh nghiệm, cảm tính trong hoạt động nhận thức; vì vậy, ông đã đặt nền móng cho chủ nghĩa duy lý thời cận đại. Theo ông, mọi cái tồn tai chỉ có thể trở thành chân lý khi chúng đuợc đưa ra phán xét dưới ”toà án” của lý tính nhằm tự bào chữa cho sự tồn tại của mình. Nhgi ngờ phổ biến, vì vậy là cơ sờ phương pháp luận của triết học Đêcáctơ. “Tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”:Dù dựa trên nguyên tắc nghi ngờ phổ biến, nhưng Đêcáctơ không đi đến chủ nghĩa hoài nghi mà bác bỏ nó và xây dựng nguyên lý cơ bản của toàn bộ hệ thống siêu hình học duy lý của mình – nguyên lý “tôi suy nghĩ, vậy tôi tồn tại”. Tư tưởng này bộc lộ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Đêcáctơ vì ông đã lấy tư tưởng, lấy suy nhgĩ của chủ thể làm khởi điểm của sự tồn tại, nó đề cao vai trò tích cực của con người đối với thế giới , xem con người là trung tâm của các vấn đề triết học.Dựa vào nguyên lý trên, Đêcáctơ đã xây dựng toàn bộ hệ thống siêu hình học của mình. Đối với ông, siêu hình học phải là học thuyết chặt chẽ về Thượng đế, về giới tự nhiên và con người, để từ đó rút ra các nguyên tắc giúp chỉ đạo hoạt động của con người - hoạt động nhận thức của linh hồn lý tính.Lý luận về Thượng đế, giới tự nhiên và con người: Nội dung chủ yếu trong lý luận về Thượng đế là các chứng minh của ông về sự tồn tại của Thượng đế.Theo ông, Thượng đế thực sự tồn tại, bởi vì mọi dân tộc, mọi con người đều nhgĩ về Thượng đế.Hơn nữa, sự tồn tại của Thượng đế là cái đảm bảo sự tòn tại chắc chắn của giới tự nhiên cũng như sự tồn tại của vạn vật sinh tồn trong nó.Giới tự nhiên chỉ có thể được tạo thành từ hai thực thể tồn tại độc lập nhau: thực thể tinh thần phi vật chất và thực thể vật chất phi tinh thần.Riêng con người là một thực thể đặc biệt được tạo thành từ hai thưc thể trên, là bậc thang trung gian giữa Thượng đế và hư vô.Lý luận về linh hồn,nhận thức và phương pháp luận nhận thức: Theo Đêcáctơ: Linh hồn con người không chỉ bao gồm lý trí mà còn có cà ý chí nữa.Lý trí mang lại khả năngnhận thức sáng suốt, đúng đắn. Ý chí mang lại khả năng chọn lựa, phán quyết.Chính do khả năng lớn của mình mà ý chí có khả năng dẫn dắt linh hồn sa vào sai lầm. Hoạt động bản chât của linh hồn là nhận thức, nhận thức, theo Đêcáctơ,là quá trình linh hồn lý tính xâm nhập vào chính mình để khám phá ra tư tưởng bẩm sinh chứa đựng trong mình và sử dụng chúng để tiếp cận hế giới. Trực giác – năng lực linh cảm của linh hồn lý tính mang lại những linh cảm rõ ràng, rành mạch, hiển nhiên là hình thức nhận thức tối cao khám phá ra các tư tưỏng bẩm sinh đó. Ông coi lý trí khúc chiết chỉ nhận thức được chân lý khi nó dựa vào trực giác như là điểm khởi đầu và hình thức hoạt động trí tuệ cao nhất của mình để suy nghĩ một cách rõ ràng, rành mạch những tưởng trong nó và do nó sinh ra, hay nắm lấy tư tưởngvề các sự vật có thể khẳng định hay phủ địng.Bản thân lý trí khúc chiết tự nó không khẳng đinh hay phủ định điều gì cả nên nó không bao giờ mắc sai lầm. Các nguyên tắc phương pháp luận nhận thức: có bốn nguyên tắc phương pháp luận nhận thức là:Một là, chỉ coi chân lý những gì rõ ràng, rành mạch, không gợn một chút nghi ngờ nào cả (nhờ vào trực giác). Hai là, phải phân chia đối tượng phức tạp thành các bộ phận đơn giản cấu thành để tiện lợi trong việc nghiên cứu. Ba là, quá trình nhận thức phải xuất phát từ những điều đơn giản, sơ đẳng nhất dần dần đến những điều phức tạp hơn.Bốn là, phải xem xét toàn diện mọi dữ kiện, tài liệu để không bỏ sót một cái gì trong quá trình nhận thức.Tóm lại, quá trình nhận thức đúng đắn phải dựa vào năng lực trực giác của linh hồn lý tính để khám phá ra những tri thức bẩm sinh chứa sẵn trong nó. Sau đó, linh hồn lý tính sử dụng hiệu quả tư duy phân tích một cách toàn diẹn và phép suy diễn hợp lý (diễn dịch toán học) để xây dựng mọi tri thức khoa học lý thuyết; đồng thời, qua đó mà hoàn chỉnh lý trí khúc chiết để phát triển chủ nghĩa duy lý, khoa học. Trả lời mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học cũng đã xuất hiện đa nguyên luận. thuyết đa nguyên lại chỉ thừa nhận sự tồn tại của nhiều nguyên thể khác biệt, độc lập với nhau trong thế giới, thế giới được hợp thành bởi nhiều bản nguyên mà Lépnít người đức là một đại biểu. Ông đã dựa vào toán học để đưa ra học thuyết của mình. Ông phát biểu rằng: Chúng ta đều biết rằng, nhiều nhà triết học duy tâm thường khẳng định tư duy của con người không có khả năng đưa ra các chân lý khách quan. Song, trên thực tế họ lại luôn minh chứng cho nhận thức luận duy tâm của mình bằng cách sử dụng hệ thống ký hiệu vàcông thức toán học do các nhà toán học đưa ra. Giải thích việc sử dụng hệ thống này, các nhà triết học duy tâm cho rằng, đối tượng của toán học mang tính trừu tượng cao, trong khi quy luật phát triển của toán học lại rất phức tạp, ngôn ngữ ký hiệu thì ngày càng được sử dụng nhiều trong toán học, nên các chân lý toán học không có tính khách quan. Từ đó,họ coi toán học chỉ là một hệ thống ký hiệu đã được lựa chọn từ trước một cách thích hợpvà căn cứ vào đó để minh chứng cho học thuyết của mình. Bác bỏ quan niệm đó, các nhà triết học duy vật đã dựa vào toàn bộ quá trình phát triển của tri thức khoa học để chỉ ra sai. Trả lời mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học đã xuất hiện khả tri luận, cho rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới. Khả tri luận bao gồm khả tri luận duy vật và khả tri luận duy tâm. Tuyệt đại đa số các nhà triết học trong lịch sử (cả các nhà duy vật và các nhà duy tâm) trả lời một cách khẳng định rằng, con người có khả năng nhận thức nhận được thế giới. Đó là tính đồng nhất của tư duy và tồn tại, nếu như các nhà duy vật tìm cơ sở của sự đồng nhất đó ở vật chất vì tư duy ý thức con người cũng do vật chất tư duy thì trái lại những nhà duy tâm lại tìm cơ sở đó ở ý thức, tinh thần. Chẳng hạn, Hêgghen là người thể hiện một cách nhất quán và rõ ràng quan điểm về tính đồng nhất của tư duy và tồn tại trong hệ thống triết học của ông. Hêgghen cho rằng có một thực thể tinh thần được gọi là ý niệm tuyệt đối đã tồn tại trước cả thế giới tự nhiên, sau đó, trong quá trình phát triển của mình, thực thể tinh thần ấy tha hoá thành giới tự nhiên và con người có tư duy, quá trình nhận thức của con người chẳng qua là quá trình ý niệm tuyệt đối tự nhận thức bản thân mình mà thôi. Trả lời mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học cũng xuất hiện bất khả tri luận (thuyết không thể biết) cho rằng con người không thể hiểu biết được thế giới mà Hium (1711-1766) nhà triết học Anh. Lí luận nhận thức của Hium xây dưng trên cơ sở kết quả cải biến chủ nghĩ duy tâm chủ quan của Béccli theo tinh thần của thuyết không thể biết và hiện tượng luận. Nhưng tri giác đầu tiên, theo Hium là những ấn tượng trực tiếp của kinh nghiệm bên ngoài, tri giác thứ hai – đó là hình ảnh cảm tính của trí nhớ và các đối tượng kinh nghiệm trong (như các cảm xúc, ước muốn, sự nhiệt thành). Theo Hium vấn đề mối quan hệ giữa tồn tại và tinh thần không thể giải quyết được về mặt lí luận, nên ông đã thay thế bằng vấn đề về sự phụ thuộc của những ý niệm đơn giản vào những ấn tượng bên ngoài. Còn việc tạo ra các ý niệm phức tạp thì được ông giải thích như là sự liến kết về tâm lí giữa các ý niệm đơn giản với nhau. Hium đã đúng trên lập trường của quyết định luận tâm lý để bác bỏ sự tự do ý chí. Ông phê phán khái niệm thực thể tinh thần, phủ nhận cơ sở vật chất của các hiện tượng tâm lý – ý thức. Ông nói: nhân cách cũng có nghĩa tâm thức chỉ là “một luồng các giá trị nối tiếp nhau”, và khoa học có chỉ có nhệm vụ miêu tả luồng tri giác tâm lí đó nên không phát hiện được quy luật. Sự phê phán thực thể tinh thần của Hium đã trở thành phê phán nhà thờ, phê phán niềm tin tôn giáo. Ông đối lập niềm tin tôn giáo với thói quen ý thức thường ngày, với “tôn giáo tự nhiên”lờ mờ. Đối với Imanuen Cantơ (1724-1804), Triết học của ông là nhị nguyên. Ông được đánh giá là một trong những người vĩ đại bậc nhất của tư tưởng phương Tây. Thế giới quan của ông chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ tiền phê phán, theo Cantơ, thế giới cấu tạo từ vật chất luôn vận động và biến đổi không ngừng và thông qua lực hút, lực đẩy các vật tương tác với nhau. Về sự hình thành của vũ trụ ông cho rằng khởi đầu thế giới là những vật chất hỗn độn, nhờ lực vạn vật hất dẫn nên chúng tụ lại thành những đám mây. Do các luồng gió xoáy hình thành từ lực hút và lực đẩy trong các đám mây, vật chất đông cứng lại theo hình cầu. Bởi lực hút không đủ mạnh để hút tất cả vật chất vào một điểm cho nên mới hình thành nhiều hành tinh và nhiệt độ của những hành tinh này phụ thuộc vào lực ma sát khi chúng được tạo thành. Cũng ở thời kỳ tiền phê phán này, Cantơ còn đưa ra tư tưởng bất khả tri, cho rằng con người không có khả năng nhận biết bản chất của sự sống. Thời kỳ phê phán, Cantơ đề xướng việc nghiên cứu lại toàn bộ các vấn đề triết học đặt ra trước đây, ông xác định lại một cách phê phán các quan niệm về lý tính, khả năng suy diễn và về khả năng nhận thức của con người. Theo Cantơ, triết học là giải đáp những vấn đề mọi người quan tâm trong cuộc đời họ, nó không dừng lại ở vấn đề nhận thức đơn thuần. Cantơ cho rằng sự thông thái thể hiện ở hành động hơn là ở tri thức, triết học chứa đựng sự thông thái một cách hoàn hảo và nó chủ yếu là xác định bản chất của con người. Cantơ đưa ra ba vấn đề mà triết học phải lý giải: Tôi có thể biết được cái gì? Tôi cần phải làm gì? Tôi có thể hy vọng cái gì? Ba vấn đề này ứng với ba khía cạnh lớn trong mối quan hệ giữa con người với thế giới: nhận thức, thực tiễn, giá trị. Trong hệ thống triết học của mình, Cantơ cho rằng mọi vật trong thế giới bên ngoài chỉ tồn tại dưới dạng đơn nhất và cá biệt. Với việc đề xuất cách tiếp cận theo xu hướng “các vật phải phù hợp với nhận thức của chúng ta” Cantơ đã buộc phải thừa nhận Vật tự nó không nhận thức được và tri thức con người không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan, tức là Vật tự nó. Theo Cantơ thì Vật tự nó là sự biểu hiện những gì thuộc về hiện tượng mà con người chưa nhận thức được, thứ nữa nó là bản chất của mọi vật tồn tại bên ngoài con người, cuối cùng nó là những chuẩn mực hoàn hảo tuyệt đối mà con người không thể đạt tới được, ví dụ như sự tự do, sự bất tử và Chúa... Ông cho rằng nhiệm vụ Cơ bản của triết học lý luận là làm rõ các tri thức lý luận của khoa học có được như thế nào. Theo Cantơ con người không thể biết bản chất đích thực của sự vật cho nên với cả những gì con người đã biết hoặc sẽ biết ông đều quy về lĩnh vực kinh nghiệm cảm tính, tức là Hiện tượng luận. Như vậy nhận thức luận là hoạt động nhận thức của con người như một chủ thể trong khuôn khổ hiện tượng luận. Thời kỳ Tiền phê phán, Cantơ coi không gian và thời gian thuộc về lĩnh vực Vật tự nó, về sau ông coi không gian là hình thức bên ngoài còn thời gian là hình thức bên trong của kinh nghiệm cảm tính, như vậy chúng đều thuộc lĩnh vực hiện tượng luận. Về lôgíc, Cantơ phân biệt hai loại: lôgíc đại cương, tức lôgíc hình thức và lôgíc tiên nghiệm trong đó lôgíc tiên nghiệm được coi trọng đặc biệt. Còn tư duy sử dụng các khái niệm được Cantơ gọi là Giác tính. Ông coi các phạm trù không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan mà là kết quả sáng tạo của riêng Giác tính trên quan điểm Cơ bản là khẳng định con người chỉ nhận thức được những gì do chính mình tạo ra. Ông đưa ra 12 phạm trù được chia thành 4 nhóm, xếp đầu mỗi nhóm là: phạm trù lượng, phạm trù chất, phạm trù quan hệ, phạm trù hình thái. Các phạm trù trên vượt khỏi phạm vi ý thức cá nhân vì đặc tính phổ quát và tất yếu của chúng. Nhưng các cặp phạm trù, theo Cantơ, chỉ đơn thuần là hình thức của tư tưởng, chưa hề bao chứa một nội dung nào. Về việc quan niệm lý tính có khát vọng xâm nhập vào Vật tự nó để đạt tới tri thức tuyệt đối, Cantơ cho rằng đã làm phát sinh những mâu thuẫn, lý do khả năng con người không cho phép làm được việc đó. Các mâu thuẫn này hầu như không thể khắc phục được vì nó nằm ngay trong bản thận lý tính của con người. Ông khẳng định tồn tại 4 mâu thuẫn Cơ bản của lý tính và mỗi mâu thuẫn được tạo từ hai luận đề đối lập nhau. Các mâu thuẫn này là những dạng đối lập biện chứng, vì vậy tùy từng trường hợp chúng có thể cùng đúng hoặc cùng sai.Theo Cantơ các nguyên lý đạo đức độc lập với mọi lĩnh vực hoạt động khác của con người, lý tính là nguồn gốc duy nhất sinh ra các nguyên lý do đó nó là chuẩn mực của đạo đức. Phạm trù trung tâm của đạo đức học chính là tự do và Cantơ quan niệm tự do theo các khía cạnh: nó là khả năng tiên nghiệm đặc biệt cho phép giác tính hoạt động độc lập đối với quy luật tự nhiên trong lĩnh vực hiện tượng luận. Nó tồn tại tương đối trong lĩnh vực hiện tượng luận, nó là cái thuộc lĩnh vực Vật tự nó. Như vậy con người, theo Cantơ, tồn tại đồng thời ở cả hai thế giới: thế giới hiện tượng luận và thế giới Vật tự nó. Kết luận cuối cùng mà triết học Cantơ đạt đến là: con người là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động của chính mình, bản thân giới tự nhiên cũng là kết quả hoạt động của con ngườì.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề cơ bản của triết học và các trường phái triết học trong lịch sử.doc
Luận văn liên quan