Vấn đề cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay

A.MỞ ĐẦU. Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế ba bên được coi là phương thức tổ chức quan trọng nhằm tăng cường đối thoại xã hội để hướng tới mục tiêu cơ bản là xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và giữ gìn hòa bình công nghiệp. Tuy nhiên đối với nhiều người Việt Nam, cơ chế ba bên vẫn đang còn là vấn đề mới mẻ, và có nhiều cách hiểu mơ hồ về việc hình thành và tồn tại của cơ chế này. Để hiểu hơn một phần nào về vấn đề này em xin di vào tìm hiểu: “ Vấn đề cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay”. A.MỞ ĐẦU. B.NỘI DUNG. C.KẾT LUẬN. Việc vận hành cơ chế ba bên ở Việt Nam một cách hiệu quả sẽ tạo động lực cũng như cơ sở pháp lí cho nền kinh tế nước ta phát triển ổn định, hạn chế xảy ra tranh chấp. Do đó cơ chế ba bên chính là vấn đề cần quan tâm của xã hội hiện nay để khắc phục tình trạng xuất hiện chưa rõ nét của nó. Trên đây là những tìm hiểu của cá nhân em về “vấn đề cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay”. D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

doc4 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9283 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.MỞ ĐẦU. Trong nền kinh tế thị trường, cơ chế ba bên được coi là phương thức tổ chức quan trọng nhằm tăng cường đối thoại xã hội để hướng tới mục tiêu cơ bản là xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và giữ gìn hòa bình công nghiệp. Tuy nhiên đối với nhiều người Việt Nam, cơ chế ba bên vẫn đang còn là vấn đề mới mẻ, và có nhiều cách hiểu mơ hồ về việc hình thành và tồn tại của cơ chế này. Để hiểu hơn một phần nào về vấn đề này em xin di vào tìm hiểu: “ Vấn đề cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay”. B.NỘI DUNG. Do đặc thù về điều kiện KT- XH, trình độ lập pháp. Cơ chế ba bên ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đề mang tính lý luận đồng thời chưa có quan điểm rõ ràng với những luận cứ khoa học đầy đủ và chính xác để chỉ hiện tượng này. Cơ chế ba bên có thực sự tồn tại ở Việt Nam hay nó đơn thuần chỉ là một vấn đề mang tính lý luận? Cơ chế này xác lập và vận hành như thế nào? Điều kiện nào, cơ sở để cơ chế ba bên có thể hoạt động hiệu quả. Đó còn là vấn đề đang còn nhiều quan điểm khác nhau đối với thực tế ở Việt Nam. Cơ chế ba bên được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau như. Nhưng nhìn nhận ở góc độ chung nhất: “ Cơ chế ba bên là cơ cấu/ hình thức và biện pháp được sử dụng với sự tham gia của NLĐ- NSDLĐ và Nhà nước nhằm xây dựng và thực thi chính sách pháp luật và các tiêu chuẩn lao động, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động với mục đích xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và đảm bảo hòa bình công nghiệp”. Vấn đề cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm chưa thống nhất. Có quan điểm cho rằng cơ chế ba bên chưa thật sự tồn tại vì không thể hiện rõ ràng mối quan hệ của ba bên chủ thể với nhau. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng ở Việt Nam cơ chế ba bên đã được thành lập, hoạt động. Vậy quan điểm của Nhà nước về cơ chế ba bên như thế nào?. Điều đó được thể hiện trong quyết định gần đây nhất của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 1129/2008/QĐ-TTg ngày 18/08/2008 về xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định. Quyết định này đã lần đầu tiên khẳng định tính chất ba bên mối quan hệ lao động ở Việt Nam. Đứng trên bình diện chủ quan ta thấy thực tế ở Việt Nam hiện nay đã có sự tham gia tồn tại của cơ chế ba bên thể hiện qua việc công nhận sự tham gia của tổ chức công đoàn và đại diện của NSDLvào một số hoạt động liên quan đến việc xử lí mối quan hệ lao động như vấn đề việc làm, tiền lương, giải quyết tranh chấp lao động , giải quyết tiền công. Sự thể hiện của cơ chế ba bên ở Việt Nam còn có thể thấy qua việc tổ chức và hoạt động của các cơ cấu hỗn hợp, đặc biệt là tầm quốc gia, giữa Chính phủ, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam hoặc liên minh các Hợp tác xã Việt Nam trong việc xây dựng, hoạch định chính sách pháp luật liên quan đến quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ lao động. Trong đó quan hệ quốc tế, tính chất ba bên được thể hiện rõ trong thành phần tham gia các hội nghị thường niên của ILO. Bên cạnh đó, các hội đồng trọng tài lao động cũng thể hiện được tính chất “ba bên” ở thành phần tham gia cũng như phương thức hoạt động của các thành phần đó.Bàn về cơ chế ba bên ở Việt Nam Uỷ viên đoàn chủ tịch, trưởng ban KTCS-XH tổng liên đoàn lao động Việt Nam Mai Đức Chính đã nhận xét như sau: “Trong lĩnh vực lao động, cơ chế ba bên tồn tại như một hiện tượng phổ biến và có tính khách quan, nó đánh dấu sự phát triển của chủ nghĩa xã hội”. Qua đây ta thấy cơ chế ba bên đã được vận dụng trong lao động, nó tồn tại để phòng ngừa, giải quyết tranh chấp, đình công, đòi tiền lương, thời gian trong lĩnh vực lao động. Tuy nhiên cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay mặc dù đã xuất hiện và tồn tại nhưng nó còn “mập mờ”, chưa thể hiện rõ nét như các quốc gia khác, mặc dù đã bước đầu thể hiện được một số vấn đề nhưng sự thể hiện đó vẫn chưa đạt được hoàn chỉnh về cơ cấu, đồng thời chưa đảm bảo được tính chất ba bên trong các hoạt động. Các cơ cấu ở tầm quốc gia để giải quyết những vấn đề vĩ mô như hội đồng ba bên về hòa bình công nghiệp, hội đồng lương quốc gia…chưa được thành lập hoặc chưa được nhắc đến trong hệ thống các quy định của pháp luật, đặc biệt là chưa được ghi nhận chắc chắn trong Bộ luật lao động, hoặc đã được thành lập nhưng chỉ có tính chất bổ sung mà không phải là thành phần chủ yếu. Việc tham gia của các tổ chức đại diện NLĐ và NSDLĐ vào lĩnh vực lao động vẫn bị hạn chế ở vai trò “tư vấn” để cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền “tham khảo”. Về phía chủ thể trong quan hệ ba bên : Trước hết chủ thể NSDLĐ còn tồn tại nhiều yếu kém. Vì ở Việt Nam các chủ thể Doanh nghiệp vẫn hoạt động đơn lẻ kiểu phận ai nấy giữ. Bên cạnh đó việc Chính phủ quy định quy định phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hội đồng liên minh hợp tác xã đại diện của NSDLĐ là không phù hợp nên trong các vụ xung đột về quyền lợi lao động hầu như không có vai trò tham gia của hai tổ chức này. Còn chủ thể thứ hai là các cơ quan Nhà nước giữ vai trò chỉ đạo chi phối đối với hai chủ thể kia, tuy nhiên từ việc tham mưu xây dựng pháp luật đến thực hiện chức năng quản lý đều thể hiện một cách hời hợi, yếu kém, thiếu năng lực. Thực tế cho thấy phần lớn các cuộc đình công xảy ra vì những phát sinh do vi phạm của NSDLĐ, nhưng cơ quan Nhà nước lại bất lực, không thể hiện được vai trò của mình. Đối với chủ thể thứ ba là công đoàn đại diện NLĐ cũng thể hiện sự yếu kém phụ thuộc. Đặc biệt ở cấp cơ sở chưa thực sự đại diện bảo vệ quyền lợi NLĐ mà phần lớn chỉ chú trọng trong các hoạt động văn, thể, mỹ, sinh đẻ có kế hoạch…phần lớn các cuộc đình công trong thời gian qua NLĐ phải tự phát đấu tranh. Nguyên nhân dẫn đến sự thể hiện chưa hoàn thiện của cơ chế ba bên ở Việt Nam có thể kể đến những lý do đó là: do ảnh hưởng của cơ chế bao cấp, thiếu khả năng phân tích cũng như kỹ năng thương lượng của các nhà đại diện trong nền kinh tế thị trường, đội ngũ cán bộ còn yếu kém về kinh nghiệm, tổ chức đại diện cho giới chủ chưa mạnh, cách thức tổ chức và hoạt động của công đoàn đại diện cho NLĐ hiện nay còn ảnh hưởng bởi thời kì tập trung bao cấp, chất lượng cán bộ công đoàn còn hạn chế, kém năng lực. Để khắc phục được tình trạng trên tạo điều kiện cho cơ chế ba bên vận hành theo đúng vai trò của nó ở Việt Nam đòi hỏi các cấp chỉ đạo cần đưa ra những biện pháp, những tiêu chí mới trong công tác chỉ đạo quản lí của Nhà nước, cũng như đại diện của chủ thể NLĐ và NSDLĐ cần lắng nghe tiếng nói chung của NLĐ, nâng cao củng cố hơn nữa năng lực cũng như tổ chức, hoạt động của mình nhằm thể hiện chính xác vai trò của mình trong cơ chế ba bên. C.KẾT LUẬN. Việc vận hành cơ chế ba bên ở Việt Nam một cách hiệu quả sẽ tạo động lực cũng như cơ sở pháp lí cho nền kinh tế nước ta phát triển ổn định, hạn chế xảy ra tranh chấp. Do đó cơ chế ba bên chính là vấn đề cần quan tâm của xã hội hiện nay để khắc phục tình trạng xuất hiện chưa rõ nét của nó. Trên đây là những tìm hiểu của cá nhân em về “vấn đề cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay”. D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Giaó trình Luật lao động Việt Nam NXB Công An Nhân Dân Hà Nội 2010 Đại học Luật Hà Nội. 2. Chương V và XV Giáo trình luật lao động Việt Nam, Khoa luật- Đại học Mở Hà Nội, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009. 3. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số1129/2008/QĐ-TTg ngày 18/08/2008 về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ doanh nghiệp. 4. Cơ chế ba bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ Luật học- Nguyễn Xuân Thu. 5. Khóa luận tốt nghiệp – Vấn đề xác lập và vận hành cơ chế ba bên trong quan hệ lao động tại Việt Nam – Lê Đăng Chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập cá nhân lao động- Vấn đề cơ chế ba bên ở Việt Nam hiện nay.doc