Vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến ở các nước trên thế giới có nền kinh tế thị trường đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong hoạt động thương mại thì tranh chấp thường xảy ra và khi tranh chấp xảy ra thì có nhiều phương thức giải quyết các tranh chấp. Nhưng phần lớn người ta chọn phương thức giải quyết bằng con đường trọng tài vi lí do là phương thức giải quyết thương mại bằng con đường trọng tài đã chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình trong hệ thống giải quyết các phương thức giải quyết các tranh chấp thương mại bởi vì tố tụng của nó đã mang lại những lợi ít thiết thực cho nhà kinh doanh. Phần lớn tranh chấp thương mại đầu tư thế giới (trong đó có tranh chấp thương mại quốc tế và đầu tư nước ngoài) được giải quyết theo con đường trọng tài nếu các bên thương lượng hoặc hòa giải không thành. Điều này xuất phát từ những ưu việt của hình thức giải quyết bằng trọng tài so với tòa án: nhanh chóng, mềm dẻo, đỡ tốn kém, bảo đảm uy tín và đảm bảo bí mật kinh doanh. trọng tài thương mại) phát huy được các mặt có lợi đó. Chính vì vậy, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành, bổ sung, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật; ký kết tham gia nhiều điều ước quốc tế liên quan đến việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài.

doc39 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5050 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có năng lực để ký kết thỏa thuận và thỏa thuận phải có giá trị pháp lý theo pháp luật của nước mà các bên đã lựa chọn áp dụng hoặc theo pháp luật của nước nơi quyết định đã được tuyên nếu các bên không chọn luật áp dụng. Bên cạnh đó, giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài là bản thân thỏa thuận được hình thành trên cơ sở phù hợp với pháp luật mà các bên lựa chọn hay pháp luật nơi tuyên (nếu các bên không lựa chọn).Về nguyên tắc, việc áp dụng pháp luật để xác định tính hợp pháp của hợp đồng có yếu tố nước ngoài dựa trên cơ sở ý chí của các bên chỉ được tiến hành đối với nội dung của hợp đồng. Trong khi đó, hình thức hợp đồng xác định theo pháp luật nơi ký kết . - Bên phải thi hành phải được đảm bảo các quyền tố tụng, đó là việc các bên phải thi hành phải được thông báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ đinh trọng tài viên, về thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài nước ngoài. Việc đảm bảo các quyền tố tụng là đặc trưng của trọng tài, theo thông lệ quốc tế nếu các quyền về tố tụng của bên phải thi hành không được đảm bảo là cơ sở để hủy quyết định trọng tài. - Quyết định trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ tranh chấp được các bên yêu cầu giải quyết và phù hợp với yêu cầu các bên ký kêt thỏa thuận trọng tài. Đây cũng là một điều kiện phổ biến được áp dụng trong việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nói chung và trọng tài nước ngoài nói riêng. Về nguyên tắc, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thuộc lĩnh vực được pháp luật và thỏa thuận trọng tài quy định. Nếu một tranh chấp nào đó phát sinh mà các bên lại không thỏa thuận nó ra trọng tài thì trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ấy. Trường hợp trọng tài vi phạm nguyên tắc trên thì quyết định của trọng tài sẽ không được công nhận và thi hành (không có giá trị pháp lý). - Thành phần trọng tài và thủ tục giải quyết phù hợp với thỏa thuận trọng tài. Theo muc đ khoản 1 Điều 370 BLTTDS quy định: “Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thoả thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên, nếu thoả thuận trọng tài không quy định về các vấn đề đó;”. Đây cũng là điều kiện về tố tụng trọng tài. Trên thưc tế, trọng tài chỉ đưa ra quyết định có giá trị pháp lí đối với các bên khi hoạt động của trọng tài phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Ngoài ra pháp luật còn quy định các điều kiện tiêu chuẩn trọng tài viên Dương văn Hậu, “Bàn về điều kiện và tiêu chuẩn trọng tài viên”,tập chí luật học,số 3/2000,tr 24-25 . vì vậy nếu quyết định trọng tài được đưa ra trong bối cảnh vi phạm các quy định đó thì nó cũng bị từ chối công nhận và thi hành. Sự vi phạm điều trên từ phía trọng tài rõ rang là cơ sở để quyết định trọng tài có giá trị pháp lí hay không có giá trị pháp lí. - Quyết định trọng tài phải có hiệu lực bắt buộc đối với các bên, quyết định của trọng tài chỉ được công nhận và thi hành khi có hiệu luật pháp luật. Nếu quyết định không có hiệu lực pháp luật thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên. Thời hạn có hiệu lực của quyết định phụ thuộc vào quy tắc tố tụng của trọng tài của các quốc gia nơi quyết định được tuyên hoặc của quốc gia có pháp luật làm cơ sở cho trọng tài thành lập và hoạt động. Nếu quyết định không được tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi quyết định được yêu cầu thi hành và theo điều ước quốc tế có hiệu lực đối với các vụ kiện này. Như vậy, thời hạn ở đây là thời hạn ghi rõ trong quyết định. Sau thời gian đó, quyết định của trọng tài có thể được cưỡng chế thi hành. Theo các quy định như vậy, quyết định của trọng tài có hiệu lực với các bên ngay từ thời điểm đưa ra quyết định. Đối với cơ quan có thẩm quyền thi hành cưỡng chế đối với các bên phải thi hành không tự nguyện thì thời điểm đó là thời điểm hết thời hạn cho bên phải thi hành không tự nguyện thực thi. - Trường hợp quyết định trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là quyết định của trọng tài nước ngoài đó không bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi quyết định đã được tuyên hoặc của nước có pháp luật đã được áp dụng hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành. Về mặc pháp luật quyêt định của trọng tài có hiệu lực pháp luật khi nó được hình thành theo trật tự pháp luật của quốc gia có trọng tài ra quyết định ấy. Bởi vậy, các quy đinh pháp luật của quốc gia đó về các trường hợp hủy hoặc đình chỉ thi hành quyết định trọng tài trên cũng là bộ phận cấu thành của hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến tính hiệu lực pháp luật của trọng tài. Do vậy, nếu ở quốc gia có trọng tài đưa ra quyết định mà quyết định đó không được coi là co hiệu lực pháp luật thì ở nước ngoài về nguyên tắc không thể tiến hành công nhận và thi hành quyết định ấy. Quy định như vậy phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế cũng như các nguyên tắc chung của việc công nhận và thi hành quyêt định của trọng tài nói chung và trọng tài nước ngoài nói riêng. 2.4 Trình tự ,thủ tục và các biện pháp bảo đảm để được công nhận, và thi hành quyết đinh Trọng tài nươc ngoài tại Việt Nam 2.4.1 Trình tự, thủ tục Một quyết đinh của trọng tài nước ngoài muốn được công nhận và thi hành ở một quốc gia khác thi phải được sự cho phép của quốc gia đó. Vì vậy, để được sự chấp thuận của của quốc gia mà có quyết định của trọng tài nước ngoài cần được công nhận và thi hành thì phải trãi qua một trình tự thủ tục xem xét của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại trong một khoản thời gian nhất định. Do nhận thức đước sự cần thiết của của việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, các quốc gia đều giải quyết các vấn đề này bằng cách ban hành pháp luật hoặc ký kêt hoặc gia nhập điều ước quốc tế về quy đinh các trình tự thủ tục để xem xét quyết định trọng tài của nước ngoài được công nhận và thi hành hoặc không được công nhận và thi hành. Tuy nhiên, cách thức thực hiên ở các quốc gia khác nhau thì không giống nhau. Đối với Việt Nam thì trình tự thủ tục về vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài chủ yếu được quy định trong BLTTDS 2004. 2.4.1.1 Trình tự thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài. Người được thi hành, người đại diện hợp pháp của họ có quyền gởi đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết đinh của trọng tài nước ngoài đến Bộ tư pháp Việt Nam. Đơn yêu cầu phải có đầy đủ nội dung sau đây: Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu còn phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài tại Việt Nam; Yêu cầu của người được thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Toà án nước ngoài đã được thi hành một phần thì người được thi hành phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu công nhận và cho thi hành tiếp tại Việt Nam. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Theo yêu cầu, người nộp đơn phải nộp các giấy tờ sau: Gửi kèm theo đơn yêu cầu là các giấy tờ, tài liệu được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp điều ước quốc tế không quy định hoặc không có điều ước quốc tế liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu phải có bản sao hợp pháp bản án, quyết định của Toà án nước ngoài; văn bản xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những điểm này; văn bản xác nhận việc đã gửi cho người phải thi hành bản sao bản án, quyết định đó. Trường hợp người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại phiên toà của Toà án nước ngoài thì phải có văn bản xác nhận người đó đã được triệu tập hợp lệ. Các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, Bộ Tư pháp phải chuyển hồ sơ đến Toà án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 và Điều 35 BLTTDS. Trong trường hợp Bộ tư pháp chuyển hồ sơ cho tòa án mà sau đó lại nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc đang xem xét hoặc đã hủy bỏ, đình chỉ thi hành quyết đinh của trọng tài nước ngoài, thì Bô tư pháp thông báo ngay bằng văn bản cho tòa án biết. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bộ Tư pháp chuyển đến, Toà án có thẩm quyền phải thụ lý và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Toà án có quyền yêu cầu người gửi đơn, Toà án nước ngoài đã ra bản án, quyết định giải thích những điểm chưa rõ trong hồ sơ. Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp tòa án ra một trong những quyết định sau đây: - Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét quyết định của trọng tài nước ngoài. - Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu người gửi đơn rút đơn yêu cầu hoặc người phải thi hành đã tự nguyện thi hành hoặc người phải thi hành là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế hoặc nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân phải thi hành đã chết, mà quyền và nghĩa vụ vua họ không được thừa kế; - Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc không xác định được địa chỉ của cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành không cư trú, làm việc tại Viêt Nam hoặc không xác đinh được nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành; - Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài; c) Mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trong trường hợp Toà án yêu cầu giải thích theo quy định tại khoản 2 Điều 367 của BLTTDS thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài thêm hai tháng. Tòa án phải mở phiên tòa xét xử trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định xét đơn yêu cầu. Ngay sau khi ra quyết định mở phiên tòa, tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn ba mươi ngày, trước ngày mở phiên hợp. Viêc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên họp do một Hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba Thẩm phán, trong đó phải có thẩm phán làm chủ tọa trong đó một Thẩm phán làm chủ toạ theo sự phân công của Chánh án Toà án. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên họp. Phiên họp được tiến hành với sự có mặt người đại diện hợp pháp của, cơ quan,tổ chức phải thi hành, cá nhân phải thi hành hoặc người đại diên hợp pháp của người đó. Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên họp. Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành, nếu người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của tổ chức phải thi hành, cá nhân phải thi hành hoặc người đại diên hợp pháp của người đó yêu cầu Toà án xét đơn vắng mặt họ hoặc đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lí do chính đáng. - Khi xét đơn yêu cầu: Hội đồng không xét xử lại vụ tranh chấp đã được Trọng tài nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của Trọng tài nước ngoài, các giấy tờ, tài liệu kèm theo với các quy định của Bộ luật này, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có liên quan để ra quyết định. Sau khi xem xét đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm theo, nghe ý kiến của người được triệu tập, của Kiểm sát viên, Hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số. Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài. Ngay sau khi ra quyết định, tòa án gởi Viên kiểm sát cùng cấp bản sao quyết định đó. 2.4.2 Các biện pháp bảo đảm. Trong các tranh chấp thương mại khi các bên đưa ra giải quyết và khi tranh chấp được giải quyết điều mà bên bị thiệt hại trong tranh chấp đó là mong muốn nhận được một khoản bồi thường tương ứng những gì minh đã thiệt hại. Để quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại viêt Nam được và việc công nhận và cho thi hành đó đạt được thực thi một cách tốt nhất thì vấn đề liên quan đến các biện pháp bảo đảm là hết sức quan trọng. Vấn đề công nhận và thi hanh quyết định trọng tài nước ngoài ở đây không phải là việc đơn thuần tòa án có thẩm quyền ban hành một quyết định là xong mà ở đây quyết định đó được công nhận và thi hành thì phải kèm theo quyết định đó là việc kèm theo các biện pháp bảo đảm để quyết định công nhận được thực thi trên thực tế, cái mà bên nhận được sự thi hành đó là một khoản bồi thường nào đó về vật chất chứ không phải là 1 biên bản ghi nhận sự công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài. Điều 348 BLTTDS quy định “Nhà nước Việt Nam bảo đảm việc chuyển tiền, tài sản thi hành bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành từ Việt Nam ra nước ngoài. Việc chuyển tiền, tài sản này được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Theo điều này thì khi quyết định trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam thì Nhà nước Việt Nam phải đẳm bảo rằng những tài sản dùng để thi hành án, tiền, quyết định của trọng tài nước ngoài được tuyên trong lãnh trong lãnh thổ Việt Nam ra nước ngoài để quyết định trọng tài được đảm bảo thi hành. Việc chuyển tiền và tài sản để thi hành quyết định trọng tài nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Như vậy, khi muốn chuyển 1 tài sản hay một khoản tiền trong lãnh thổ Việt Nam ra nước ngoài thì phải được sự cho phép của Nhà nước Việt Nam. 2.5 Giá trị pháp lý của việc công nhận và thi hành quyết định Trọng tài nước ngoài tại Viêt Nam. Theo khoản 2 Điều 346 BLTTD năm 2004 “Quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như quyết định của Toà án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự”. Theo điều này thì quyết định của trọng tài nước ngoài sau khi được tòa án công nhận và thi hành tại Việt Nam có hiệu lực pháp luật như quyết định của tòa án Việt Nam đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài. Điều đó có nghĩa, nếu tổ chức, cá nhân phải thi hành không tự nguyện thực hiện, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Việc cưỡng chế cũng góp phần quan trọng trong việc đảm bảo thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Viêt Nam. “Trong trường hợp tổ chức, cá nhân phải thi hành không tự nguyện chấp hành quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án, thì bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Theo khoản 3 Điều 6 Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết đinh của trọng tài nước ngoài. Khi tòa án Viện Nam ra quyết định công nhận và thi ành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt nam thì cá nhân, tổ chức phải thi hành phải tự nguyện thi hành. Nếu hết thời hạn để cá nhân tổ chức tự nguyện thi hành mà không thi hành thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp cưỡng chế để quyết định của trọng tài được đảm bảo thi hành trên thực tế đồng thời cũng đảm bảo tính có hiệu lực của quyết định công nhận và thi hành của tòa án Việt Nam. 2.5.1 Vấn đề liên quan đến điều ước quốc tế. Việt Nam gia nhập công ước New York năm 1995, Công ước này áp dụng cho việc thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài được công bố tại một lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia nơi việc công nhận và cho thi chúng được yêu cầu và xuất phát từ các tranh chấp giữa các thể nhân hay pháp nhân. Công ước này còn quy định rằng, quốc gia ký kết hoặc tham gia công ước phải có nghĩa vụ công nhận hiệu lực pháp lý của thỏa thuận trọng tài và thẩm quyền của trọng tài đã được các bên lựa chọn, công nhận giá trị những ràng buộc của quyết định trọng tài và thi hành quyết định đó một cách phù hợp với pháp luật của nước mình. Như vậy Việt Nam đã là thành viên của công ước nên nều quyết định của trọng tài được tuyên ở nước cũng là thành viên của công ước này và vấn đề công nhận và cho thi hành của quyết định trọng tài đó tại Việt Nam thì Việt Nam phải có nghĩa vụ công nhận và thi hanh quyết định đó trên thực tế nếu quyết định đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Mọi sự giải thích của Công ước trước tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của Việt Nam phải tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Nếu quyết định trọng tài được tuyên tại lãnh thổ của quốc gia không là thành viên của Công ước thì việc công nhận và cho thi hành theo nguyên tắc có đi có lại. 2.5.2 Vấn đề liên quan đến thời hạn. Các điều kiện về thời hạn để quyết định trọng tà nước ngoài có đươc công nhận và thực thi trên thực tế thì không có quy định một thời hạn cụ thể. Về nguyên tắc, quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được công nhận và cho thi hành khi có hiệu lực pháp luật. Nếu quyết định không có hiệu lực thì không thể phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với các bên. Thời hạn có hiệu lực quyết định phụ thuộc vào quy tắc tố tụng của trọng tài của các quốc gia nơi quyết định được tuyên hoặc của quốc gia có pháp luật làm cơ sở cho trọng tài thành lập và hoạt động. Nếu quyết định không được tự nguyện thi hành trong thời hạn quy định sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo pháp luật của nước nơi quyết định được yêu cầu thi hành và theo điều ước quốc tế có hiệu lực đối với loại vụ kiên này. Như vậy thời hạn ở đây được ghi rõ trong quyết định. Đối với quyết định của trọng tài nước ngoài không được thực thi một cách tự nguyện thì cá nhân, tổ chức hoặc những ngượi đại diện hợp pháp của họ có quyền gởi đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài đến Bộ tư pháp Việt Nam cho đến khi có quyết định công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài thì thời hạn đó tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. 2.5.3 Vấn đề liên quan đến phạm vi. Vấn đề về phạm vi trong việc công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoại tại Viêt Nam là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sau khi xem xét các thủ tục cần thiết cho việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài và các thủ tục đó thỏa mản các điều kiên về công nhận và thi hành thì sẽ ra quyêt định cho thi hành quyết đinh của trọng tài nước ngoài. quyết định đó có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam. Theo Khoản 2 Điều 6 Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết đinh của trọng tài nước ngoài. “Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài phải được các đương sự nghiêm chỉnh thi hành, các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng”. Theo điều luật này, thì khi tòa án đã ra quyết định công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài thì các đương sự có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định đó và quyết đinh đó phải được đảm bảo thực thi. 2.5.4 Vấn đề liên quan đến miễn trừ của các quốc gia. Trọng việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài vấn đề miễn trừ quốc gia không đặt ra. Nhưng trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, vấn đề miễn trừ quốc gia luôn luôn sử dụng. Vấn đề này không chỉ đặt ra với việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài mà còn đặt ra cả trong quá trịnh tố tụng trọng tài. Việc miễn trừ tư pháp của quốc gia nước ngoài trong việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài thường đặt ra khi bên nguyên đơn yêu cầu thi hành một quyết định trọng tài gây bất lợi cho bị đơn là một quốc gia. Ở các quốc gia theo học thuyết quyền miễm trừ tuyệt đối, việc thi hành cưỡng chế một quyết đinh của trọng tài đối với quốc gia là một điêu không thể chấp nhận. Nhưng đối với quốc gia theo hoc thuyết quyền miễn trừ hạn chê, trường hợp thi hành cưỡng chế với quyết định của tòa án cũng như trọng tài trong một số trường hợp có thể chấp nhận. Tuy nhiên, vấn đề khác nhau ở các quốc gia trong việc thi hành quyết định của trọng tà nước ngoài là ở chổ, đối tượng của việc thi hành quyết định trọng tài là mọi tài sản thương mại ở quốc gia thi hành hay chỉ đơn thuần là tài sản đang hoặc được sở hữu trong thương mại. Thực tiễn ở các quốc gia về công nhận và thi hành quyết định trọng tài vẫn gặp những trở ngại nhất định, ngay cả trường hợp thỏa thuận trọng tài coi là hoàn hảo. Lối thoát hiện nay cho vấn đề này các quốc gia cần ký kết các điều ước trong đó ghi nhận rõ rang sự từ chối quyền miễn trừ không chỉ khâu xét xử mà cả khâu thi hành quyết định của tòa án cũng như quyết định của trọng tài nước ngoài. Đây là điều phù hợp với lẽ công bằng và thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế, bởi không thể tồn tại việc vừa cho phép các bên chọn trọng tài, trong đó lai không sẵn sàng công nhận và thi hành quyết định đó thông qua trên cơ sở luật định. Chương 3 THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯƠC NGOÀI TẠI VIỆT NAMVÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 3.1 Thực trạng Thực tiễn cho thấy rằng, đa số các quyết định trọng tài nước ngoài được bên phải thi hành tự nguyện thực thi, do vậy việc công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ít phải đăc ra trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Tuy nhiên trong thực tiễn của hoạt động công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam thì Việt cũng đã tiến hành xét yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài .Qua xem xét hoạt động thực tiễn về các vụ đã giải quyết đã cho thấy một số kinh nghiệm quý báo, có gía trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, phát triển pháp luật có ý nghĩa lý luận bổ ích. 3.1.1 Tình hình công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam trước khi có luật thương mại năm 2005 Trường hợp thứ nhất: Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Hà Nội. Quyết định số 01/ngày 18/11/1997 Tổ chức có đơn yêu cầu: Công ty cổ phần Energo Novus, Moscow. Trụ sở: Liêng Bang Nga,129010, Moscow, Protopopovsky,25A. Tổ chức phải thi hành: tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex) Trụ sở: 25 Bà Triệu, Hà Nội. Theo quyết định số 241/1995 ngày 20/5/1996 tòa án trọng tài thương mại quốc tế trực thuộc phòng thương mại công nghiệp Liên Bang Nga thị nội dung vụ án như sau: ngày 20/3/1993 công ty cổ phần Enerrgomach Export, Moscow (nguyên đơn) ký hợp đồng cung cấp số 643/05030856/00178 và bản bổ sung số 1 kèm theo hợp đồng với tổng công ty may mặc va dệt việt Nam (bị đơn) Confectimex. Theo hợp đồng này, tháng 8/1993 bên nguyên đơn đã giao cho bên bị đơn các chi tiết linh kiện cho thiết bị năng lượng, tổng số tiền là 70.506USD. Bên nguyên đơn đã đòi nhưng bên bị không thanh toán nên ngày 30/6/1995 bên nguyên đã làm đơn kiện đến tòa án trọng tài thương mại quốc tế trực thuộc Phòng thương mại và Công nghiệp Liên Bang Nga theo Điều 8 phụ lục số 1 của hợp đồng (trong đó nêu rằng mọi tranh chấp giữa các bên sẽ được giải quyết tại hội đồng trọng tài thương mại quốc tế thuộc Phòng thương mại và Công nghiệp nước nguyên đơn theo quy tắc tố tụng của nước đó, trừ tòa án chung) với các yêu cầu: đòi bị đơn nộp số tiền 75.151,00USD là tiền trị giá các bộ phận và linh kiện thiết bị năng lượng đã giao hàng nhưng chưa được thanh toán, bao gồm 70.506,00 USD và 5% lãi suất hàng năm trị giá 4.645,00 USD, 16,82 % lãi suất năm do chiếm dụng vốn của người khác, các chi phí trọng tài và luật sư. Trong đơn phản bác ngày 16/2/1996 gởi tới tòa án trọng tài Nga, bị đơn xác nhận đã nhận được số phụ tùng và linh kiện cho thiết bị năng lượng trị giá 70.506 USD theo như hợp đồng số 643/05030856/00178. Theo thỏa thuận của ba bên giữa công ty cổ phần Energo Novus, Moscow tổng công ty Confectimex Hà Nội và công ty trách nhiệm hữu hạn (viết tắt là TNHH) Thiên sơn được phản ánh trong biên bản ngày 10/06/1993 thì bên bị phải giao số hàng đã nhận được theo hợp đồng trên cho công ty TNHH Thiên sơn và công ty TNHH Thiên sơn phải thanh toán trực tiếp cho nguyên đơn. Bên nguyên khẳng định: người đại diện của họ không ký biên bản ngày 10/06/1993, chữ ký của ông Ivanov không phù hợp với chữ ký gốc của ông đã xuất trình cho tòa án trọng tài Nga xem xét (trong biên bản đã nêu ra những chữ đầu khác của ông Ivanov) 5 năm gần đây ông Ivanov không đi Hà Nội nên không thể ký biên bản này ở đó. Theo quyết định của tòa án trọng tài Nga, ngày 04/3/1996 vụ án hoãn lại, yêu cầu bên nguyên xuất trình các văn bản xác nhận yêu cầu thanh toán trị giá hàng hóa theo hợp đồng tranh chấp, còn phía bị đơn phải xuất trình biên bản gốc ngày 10/06/1993, các bằng chứng về việc chuyển hàng cho công ty TNHH Thiên Sơn cùng những sự kiện về thanh toán hàng. Ngày 12/05/1996 bên bị đơn gởi công văn đề ngày 22/04/1996 gởi đến tòa án trọng tài Nga bản sao biên bản giữa tổng công ty “ Confectimex”, công ty cổ phần “Energo Novus” và công ty “TNHH Thiên Sơn” lập ngày 10/06/1993 có xác nhận công chứng ngày 19/04/1996. Bị đơn đã được thông báo bằng giấy triệu tập ngày 11/03/1996 về việc xử án ngày 20/05/1996 nhưng đã vắng mặt tại phiên tòa. Ông Ivanov xuất trình giấy tờ chứng nhận có xác nhận công chứng, chứng minh rằng trong biên bản nêu không đúng chức vụ của ông vì ông được bổ nhiệm là phó giám đốc một tháng sau khi ký biên bản, ngày 10/6/1993 ông không có mặt ở Hà Nội, xét về chức vụ thì ông không thể ký biên bản mà không có giấy ủy nhiệm. Nguyên đơn khẳng định họ không nhận được tiền thanh toán cho lô hàng đã giao và yêu cầu được thỏa mãn hoàn toàn các đơn kiện của họ. Căn cứ Điều 39 của quy chế, tòa án trọng tài Nga quyết định: buộc tổng công ty Vinatex Hà Nội phải trả cho công ty cổ phần Energo Novus, Moscow số tiền là 75.151,00 USD; 16,82% hằng năm lãi ngoại phụ của số tiền 70.506 USD tính từ ngày 01/01/1995 đến ngày trả, cũng như chi phi của bên nguyên về lệ phí trọng tài số tiền là 4.696 USD và chi phí của nguyên đơn cho vụ kiện là 1.500 USD. Ngày 23/11/1997 công ty cổ phần Energo Novus có đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định nói trên. Ngày 07/06/1997 Bộ tư pháp chuyển hồ sơ đến tòa án hà Nội để giải quyết theo thẩm quyền. Ngày 13/06/1997 tòa án Hà Nội thụ lý vụ án. Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ. Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát kết luận. Sau khi thảo luận và nghị án. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nhận định: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam va nước Cộng Hòa Liên Bang Nga đều đã tham gia ký kết công ước New York ngày 10/8/1958 về công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài nên công ty cổ phần Energo Novus làm đơn yêu cầu tòa án Viêt Nam xem xét công nhận phán quyết của tòa án trọng tài thương mại quốc tế trực thuộc Phòng thương mại và Công nghiệp Cộng hòa Liên Bang Nga là phù hợp với điều 2 Pháp lệnh công nhận và thi hành phán quyết của trong tài nước ngoài do Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/09/1995 (nay là điều 344 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004). Tòa án trọng tài thương mại quốc tế bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Liên Bang Nga đã thụ lý giải quyết công nhận hợp đồng số 643/05030856/00178 và phụ lục 1 kèm theo hợp đồng trong đó có thỏa thuận trọng tài là hợp pháp để xét xử buộc công ty Vinatex phải trả tiền hàng, lãi suất và các chi phí trọng tài. Tại phiên tòa đại diện cho tổng công ty Vinatex cho rằng ông Nguyễn Bá Nội không được giám đốc công ty Confectimex ủy quyền ký hợp đồng và thỏa thuận trọng tài. Nhưng đại diện công ty cổ phần Energo Novus cho rằng ông Nguyễn Bá Nội đại diện cho công ty Confectimex ký hợp đồng được giám đốc công ty ủy quyền, trong hợp đồng và phụ lục không ghi ông Nguyễn Bá Nội được giám đốc ủy quyền. Để bảo vệ yêu cầu chính đáng của các bên, tòa án Hà Nội đã yêu cầu Bộ tư pháp Việt Nam gửi văn bản sang phía Energo Novus yêu cầu giải trình thêm. Nhưng đến nay công ty cổ phần Energo Novus chỉ xuất trình cho tòa án Việt Nam giấy xác nhận đại diện thương mại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên Bang Nga về việc xác nhận chử ký của ông Nguyễn Bá Nội đại diện công ty Confectimex tại Liên Bang Nga. Từ đó chưa có cơ sở khẳng định rằng ông Nguyễn Bá Nội được giám đốc ủy quyền ký hợp đồng và thỏa thuận trọng tài. nhưng tòa án trọng tài thương mại quốc tế trực thuộc phòng thương mại và công nghiệp Liên Bang Nga cho rằng hợp đồng ký kết thỏa thuận trọng tài trên là hợp lệ để xét xử. Nhưng đối chiếu với pháp luật Việt Nam thì ông Nguyễn Bá Nội không có năng lực ký kết hợp đồng và thỏa thuận trong tài. Như vậy quyết định số 241 ngày 20/05/96 của tòa án trọng tài thương mại quốc tế trực thuộc phòng thương mại và công nghiệp Liên Bang Nga không phù hợp với Pháp luật Việt Nam. Nên chấp nhận đề nghị của đại diện Viện kiểm sát Hà Nội không chấp nhận thi hành quyết định trên của tòa án trọng tài thương mại quốc tế bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Liên Bang Nga. Công ty cổ phần Energo Novus phải chịu lệ phí. Căn cứ các nhận định trên: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định: Áp dụng Điều 9 và Điều 16 khoảng 1, Điểm a, pháp lệnh công nhạn và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 14/09/1995 ( nay là điều 349 và 370 khoảng 1, Điểm a BLTTDS 2004). Không công nhận quyết định số 241 ngày 20/05/96 của trọng tài thương mại quốc tế bên cạnh phòng thương mại công nghiệp Liên Bang Nga để thi hành tại Việt Nam. Ngày 18/11/1997, bằng quyết định số 01/ST, tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội đã từ chối công nhận Quyết định số 241 ngày 20/05/96 của tòa án trọng tài thương mại quốc tế bên cạnh phòng thương mại công nghiệp Liên Bang Nga xét xử vụ tranh chấp giữa công ty cổ phần Energo Novus và công ty Vinatex Việt Nam cơ sở từ chối công nhạn và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài trên mà tòa án đưa ra là người ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực pháp luật ký kết thỏa thuận đó, bởi vì bên được thi hành (công ty cổ phần Energo Novus) không có cơ sở khẳng định rằng ông Nguyễn Bá Nội được giám đốc ủy quyền ký hợp đồng và thỏa thuận trọng tài: Đây rỏ ràng là một trong các yêu cầu làm cho thỏa thuận trọng tài không hợp pháp ( yêu cầu về thẩm quyền ký kết thỏa thuận trọng tài). Điều kiện này phù hợp với công ước New York năm 1998 về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài. Theo Điều 5 khoản 1 Điểm a của công ước này, việc công nhận và thi hành quyết định bị từ chối khi một trong các bên ký kết thỏa thuận trọng tài không có năng lực pháp luật. Tại phiên tòa, đại diện cho tổng công ty Vinatex đã cho rằng người ký kết thỏa thuận trọng tài không được giám đốc (người đại diện theo pháp luật) của công ty ủy quyền. Tuy nhiên, cơ sở pháp luật mà tòa viện dẫn thì lại không đúng theo các nguyên tắt giả quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và văn bản pháp luật do các quốc gia ban hành. Bởi vì trong trường hợp này Việt Nam và lien Bang Nga đã gia nhập cong ước New York. Do đó,trong trường hợp nêu trên theo nguyên tắc áp dụng luật, tòa án trong trường hợp này phải áp dụng Điều 5 khoản 1 của công ước New York. Thì tòa án lại viện dẫn đến điều 16 khoản 1, Điểm a của pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết đinh của trọng tài nước ngoài năm 1995. Trên thực tế chiếu lại thì 2 quy định trên thuộc 2 nguồn khác nhau nhưng có nội dung giống nhau. Do vậy mặc dù sự viện dẫn của tòa án nêu ra vẩn đúng. Tuy nhiên, cho dù trong các trường hợp các quy định trên là going nhau thì viện dẫn của tòa án bao giờ cũng phải chính xác. Đó là yêu cầu của pháp luật. Trường hợp thứ hai: Ngày 17/10/1995, công ty Ty Services Singapore Pte. Ltd (Trụ sở chính ở số 10 Pandan Crescen # 03-01 UE Tech Park, Singgapore 128466), (sau đây gọi tắt là Tyco) ký kết với công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và xây dựng Hải Vân Thyess (gọi tắt là HVT), nay đổi thành công ty Leighton Contractors Ltd. “Việt Nam”, một thỏa thuận liên doanh Thyess – Tyco. Theo thỏa thuận này công ty HVT là đơn vị được cấp giây phép đầu tư theo pháp luật Việt Nam có tư cách pháp nhân làm đơn vị dự thầu xây dựng khách sạn Indochina Beach tại Đà Nẵng, cho chủ đầu tư là công ty lien doanh khách sạn Indochina( một(pháp nhân thành lập theo pháp luật theo pháp luật Việt Nam), nếu công ty HVT trúng thầu hợp đồng thì hai bên cùng nhau hợp tác thực hiện dự án trên cơ sở phân chia công việc và dịch vụ cụ thể. Thỏa thuận liên doanh Thyess – Tyco có điều khoản về trọng tài quy định rằng : “ trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên thỏa thuận, tranh chấp đó sẽ được đưa ra xét xử bởi một trọng tài độc lập theo yêu cầu của một trong hai ben đã gởi thông báo, trọng tài này sẽ được bổ nhiệm bởi vị Chủ tịch của Viên các kỹ sư ở Australia.Việc xét xử diễn ra tại bang Queensland theo luật của bang Queensland điều chỉnh và diễn giải”. Khi thực hiện thỏa thuận liên doanh Thyess – Tyco, các bên có phát sinh tranh chấp. Do các bên không đạt được sự thỏa thuận trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp, ngày 30/07/1998 cong ty Tyco gởi thông báo cho công ty HVT xác đinh các cố gắng giải quyết tranh chấp đã không thành và sau đó đã khởi kiện vụ việc tranh chấp ra trọng tài bang Queensland của nước Úc . Ngày 9/04/2000, trọng tài bang Queensland có hai phán quyết rọng tà như sau: - Đối với vụ kiện trong ty HVT là nguyên đơn: Trọng tài bang Queensland phán quyết công ty HV thua kiện, buộc công ty phải trả cho công ty Tyco một khaorn tiền là 60000USD; và 263320 đô la Úc. - Đối với vụ kiện, trong đó công ty Tyco là nguyên đơn. Trọng tài bang Queensland phán quyết có lợi cho Tyco, buộc công ty HVT phải trả cho công ty Tyco một khoản tiền là 1.805.342,37 USD; 526.641 đô la Úc. Tổng số tiền mà trọng tài bang Queensland buộc công ty HVT phải trả cho công ty Tyco trong hai vụ kiệ là 1.865.342 USD ; và 789.961 đô la Úc. Các khoản tiền này không được công ty Leighton Contractors Việt Nam( công ty HVT chuyển đổi) thực hiện dù đã được công ty Tyco nhiều lần nhắc nhở và yêu cầu thanh toán. Do công ty Leighton Contractors Việt Nam không thực hiệ thanh toán, công ty Tyco đã nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài đến Bộ tư pháp Việt Nam theo quy định của pháp lệnh về côn nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ngày 27/09/1995, nay được thay thế bằng BLTTDS 2004. Nội dung đơn đề nghị Bộ tư pháp và tòa án Việt Nam công nhận và chấp thuận cho thi hành tại Việt Nam hai phán quyết của trọng tài bang Queensland Queensland, buộc công ty Leighton Contractors Việt Nam Leighton Contractors Việt Nam (công ty Leighton đã chuyển trụ sở chính đếnn số 123 đường Lê Lợi, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ) phải thực hiện nghiêm túc phán quyết trọng tài theo quy định của pháp lệnh. Ngày 01/08/200,Bộ tư pháp có công văn số 598/TP – PLQT – HTQT gởi đến tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển hồ sơ, đơn yều cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết trọng tài nước ngoài đối với hai pán quết của trọng tài Queensland, Cộng hòa Úc của cong ty Tyco để giải quyết theo thẩm quyền. Kết quả là hộ đồng xét xử tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ra phán quyết công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hai phán quyết của trọng tài Queensland; với lập luậ rằng tòa không có thẩm quyền xem xét lại nội dung vụ kiện dù cho phía công ty HVT có nêu rằng hợp đồng lien doanh đã ký kết trước khi có luật thương mại 1997 ra đời. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế và WTO. Phía thua kiện không đồng ý nên đã kháng cáo để xin xét xử cấp phúc thẩm theo thủ tục tố tụng hiện hành. Ngày 21/01/2003, tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao đã bác bỏ tòa sơ thẩm với hai lý do như sau: một, giũa công ty Tyco và Leighton ( tiếp nối công ty HVT) không có quan hệ thương mại với lí do là hoạt động xây dựng koong phải là hành vi thương mại ; hai việc công nhận quyết địng trọng tài bang Queensland là trái pháp luật Việt Nam vì Tyco ký kết hợp đồng với công ty HVT khi không có giấy phép của Bộ xây dựng. Từ đó, Tòa này nhận định hợp đồng vi phạm pháp luật Việt Nam và không được bảo vệ. Cùng một nội dung nhưng tòa sơ thẩm và tòa xét phúc thẩm đã có những quan điểm trái ngược nhau, tòa sơ thẩm thì công nhận quyết định trên của tòa nước ngoài, còn tòa phác thẩm thì không công nhận quyết định trọng tài nước ngoài nêu trên. Việt Nam và Úc đã gia nhập công ước Niu York 1958, do đó văn bản có giá trị áp dụng trong vụ tranh chấp trên là công ước. Theo Điều 3 cong ước Niu York 1958 và khoản 4,Điều 15 Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt nam quyết định của rọng tài nước ngoài ( Hiện nay là khoản 4, Điều 369 BLTTDS 2004 ) trong quá trình xem xét vụ tranh chấp tòa án không xem xét lại vụ tranh chấp mà chỉ kiểm tra, đối chiếu, xem xét quyết định của rọng tài nước ngoài có đúng hay không để từ đó quyết định công nhận hay không công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài. Như vậy, trong trường hợp nêu trên tòa phúc thẩm đã xem xét lại nội dung của vụ tranh chấp là không phù hợp với công ước Niu York và các văn bản nêu trên.Theo ý kiến của Sesto Vechi văn phòng luật Russin và Vecchi nhận định: so với quyết định của tòa kinh tế (tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ) công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài, thì quyết định của tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao rõ rang là bước thụt lùi lớn của Việt Nam. Theo định nghĩa của tòa phúc thẩm về hợp đồng thương mại, tòa đã làm mất đi tính hiệu lực về các điều khoản về xét xử bằng trọng tài của hàng trăm hợp đồng liên doanh, hợp đồng vay vốn, dịch vụ và các hợp đồng khác, bởi trong các hợp đồng này không bao giờ đáp ứng được các định nghĩa hạn chế của tòa về hành vi thương mại. Những hạn chế này của luật thương mại 1997 đã được sứa đổi ở luật thương mại 2005. Qua vụ tranh chấp trên cho thấy rằng vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài còn nhiều hạn chế, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động công nhận và thi hành quyết định nước ngoài còn chưa đồng bộ, dẫn đến các cơ quan xét xử có những cách hiểu khác nhau, điều đó lam hạn chế khả năng quyết định của trọng tài nước ngoài được thi hành ở Việt Nam. 3.1.2 Những thuận lợi và khó khăn khi công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Qua thực tiễn hoạt đông công nhận và thi hành quyết định của trọng tà nước ngoài tại Việt Nam cho thấy rằng quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam có những thuậ lợi và những khó khăn nhất định: - Thuận lợi: *Việt Nam đã gia nhập công ước Niu York 1958 tạo điều kiên thuận lợi cho vấn đề công nhận quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt nam và ngược lại. *Bên cạnh điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thì việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài thi việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài còn dựa vào nguyên tắc có đi có lại giữa nước ta và các quốc gia khac trong quan hệ quốc tế,giao lưu trong hoạt đọng thương mại. *Hệ thống pháp luật trong nước quy định về việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Viêt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên, tạo điều kiên thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động xét xử trong việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài. - Khó Khăn: * Pháp luật nước ta tuy có quy định về việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài cùng với quy định cơ quan có thẩm quyền xem xét về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện nay về thực tiễn áp dụng của tòa án thì có nhiều trường hợp áp dụng pháp luật mà diện dẫn không chính xác quy định của pháp luật trong văn bản. Do trình độ chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền còn yếu kém hay quy đinh của pháp luật chưa rõ ràng và thống nhất. * Đội ngũ cán bộ trong hoạt động tòa án còn hạn chế về kiên thức áp dụng pháp luật trong vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam . * Do pháp luật của các quốc gia khac nhau nên vấn đề giải thích pháp luật gặp nhiều khó khăn.Việc diện dẫn căn cứ pháp luật của tòa án còn nhiều lung túng và bất cập. * Chưa giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và văn bản pháp luật quốc gia. 3.2 Đề xuất giải pháp Pháp luật Việt Nam đã quy định khá sớm vai trò của trọng tài trong giải quyết tranh chấp. Không thể phủ nhận cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài với những ưu điểm: thủ tục đơn giản, cơ chế linh hoạt, tiết kiệm thời gian,bảo đảm tính bí mật… Tuy nhiên, xung quanh cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tính hiệu lực của phán quyết trọng tài đặc biệt phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục và đưa ra những giải pháp hoàn thiện, để những quy định của pháp luật đồng bộ hơn, phù hợp hơn, và sát với thực tiễn trong việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Tạo tâm lí an tâm cho những nhà đầu tư vào nước ta đồng thời làm cho mối quan hệ ngoại giao giữa nước ta và các nước hữu quan ngày càng được củng cố vững mạnh. Một số vấn đề mà niên luận đề xuất: Thứ nhất: đối với Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992( sửa đổi bổ sung 2001). Trong Hiến pháp chưa có một điều luật cụ thể nào quy định về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và các nguồn quốc nội của pháp luật Việt Nam. Hiến pháp chưa quy định trọng tài như một thực thể trong hệ thống cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài.Việt Nam là Nhà nước pháp quyền nên Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất nên mọi cá nhân, cơ quan ,tổ chức đều phải tuân theo Hiến pháp .Vì thế, để giúp các cơ quan, tổ chức, công dân, người nước ngoài áp dụng pháp luật một cách phù hợp,và không nhầm lẫn, quy định thêm trong Hiến pháp về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia là cần thiết, song sẽ tốt hơn nếu chúng ta giải quyết rõ vấn đề này trong Hiến pháp thì sẽ không gây chồng chéo ,và nhầm lẫn về giá trị pháp lý của văn bản pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết và gia nhập. - Trong hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam trong Hiến pháp chỉ có Tòa án,nhưng thực tế trọng tài cũng là phương thức giải quyết tranh chấp hết sức ưu viêc.Những sửa đổi bổ sung như vậy, không chỉ có ý nghĩa với trọng tài trong nước mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.trong một khoản thời gian khá dài. Thứ hai: quyết định của trọng tài nước ngoài muốn được công nhận và thi hành tại Việt Nam trước hết phải trãi các trình tự thủ tục cần thiết mới được toàn án có thẩm quyền của Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành thì quyết định đó mới được thi hành trên thực như quyết định của trọng tài nươc ngoài nơi mà nó được tuyên. Tuy nhiên ,sau khi tòa án có thẩm quyền xem xét và cho thi hành thì việc thi hành quyết định đó trên thực phải do cơ quan thi hành án thực hiện .Để hoàn thiên pháp luật trong lĩnh vực này cần có những quy định đảm bảo các thủ tục gọn nhẹ, thuận hiện hơn cho các đương sự khi tiến hành công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nhân lực cũng như giải quyết nhanh lẹ cho các bên tranh chấp để họ tin tưởng vào pháp luật Việt Nam, là hệ thống pháp luật thông thoáng, đồng bộ, và hiệu quả nhanh chóng phù hợp với xu thế hội nhập của thế giới trong hoạt động kinh doanh thương mại. Vì vậy, nên tạo cơ chế một cửa thông thoáng và đồng bộ trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Hiên nay, liên quan đến hoạt động công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có sự tham gia của rất nhiều cơ quan Nhà nước như: Bộ tư pháp, tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án. Thứ ba: việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, thường liên quan đến pháp luật và ngôn ngữ nước ngoài. Đôi khi hội đồng xem xét việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài không đủ khẳ năng giải quyết, do không đủ kiến thức pháp lý để giải thích pháp luật nước ngoài cũng như trong vấn đề ngôn ngữ. Khi đó các bên có thể mời phiên dich và giám định. Tuy nhiên, việc giám định và phiên dich đó không có một nguyên tắc nào quy định nếu như việc phiên dịch và giám định đó có nhiều ý kiến khác nhau thì sẽ giải quyết thế nào. Điều này thi trong BLTTDS 2004 không có ghi nhận. Thiết nghĩ,nếu quy định một cách cụ thể và rõ ràng hơn thì việc xem xét cộng nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được nhanh chóng và chuẩn xác hơn. Thứ tư: cần nâng cao kiến thức pháp lý cho tòa án trong hoạt động xem xét công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài để tránh tình trạng một vấn đề mà hai cấp xét xử phải giải quyết để tiết kiệm thời gian, công sức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Thư năm: để phán quyết của trọng tà nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam, tránh tình trạng quyết định trọng tài bị hủy. Chúng ta cần rà soát lại hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này và các hệ thông pháp luật của Việt Nam có liên quan đến vấn đề này để thấy những quy định chưa chưa hoàn chỉnh, hiệu lực chưa cao, chồng chéo lên nhau, để kịp thời sửa đổi và bổ sung làm cho pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn và phù hợp với các điều ước quốc tế cũng như những thông lệ quốc tế về vấn đề này. Để trọng tài là phương thức giải quyêt tranh chấp mà các nhà kinh doanh trong và ngoài nước lựa chọn đầu tiên để bảo vệ quyền lợi của họ.Tạo mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa các quốc gia ngày càng tốt hơn. KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay cùng với những thách thức và những rủi ro tiềm ẩn của môi trường kinh tế sôi động của thế thới giới. Đặc biệt Việt Nam đã là thành viên của WTO các mối quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng và nâng cao.Tuy nhiên, trong quá trình đó không tránh khỏi những tranh chấp và va chạm. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nói riêng là việc cần thiết và đóng vai trò quan trọng hiên nay. Tạo hành lang pháp lý và thông thoáng, minh bạch, công bằng và phù hợp với các công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập. Trong đó vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là một trong những điều kiện tăng cường quan hệ mua bán với các trên thế giới và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hoàn thiện những quy định của pháp luật về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam góp phần tạo niềm tin của tất cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tìm đến trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp đầu tiên và tối ưu nhất bảo vệ tối đa quyền lợi của họ. Đồng thời bảo vệ và lợi ích chính đáng của cá nhân và pháp nhân trong nước cũng như nước ngoài trong hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, góp phần thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, với phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên nguyên tắc hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển. TÀI LIỆU THAM KHẢO @ Văn bản luật: - Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001). - Luật tổ chức tòa án nhân dân 2002 (sửa đổi bổ sung) - Bộ luật tố tụng dân sự 2004. - Luật thương mai 2005. - Luật trọng tài thương mai 2010 (có hiệu luật vào 01/01/2011) - Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyêt định của trọng tài nước ngoài 1995. - Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. - Công ước New York 1958. - Luật mẫu Uncical và trọng tài thương mại quốc tế 1958. @ Sách, báo ,tập chí : Giáo trình luật thương mại quốc tế, Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội năm 2004. Giáo trình tư pháp quốc tế, Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội năm 2006. Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội năm 2005. Dương Kim Thế Nguyên, Giáo trình luật thương mại 3, Khoa luật Đại học Cần Thơ. Diệp Ngọc Dũng, Cao Nhất Linh, Tập bài giảng tư pháp quốc tế, Khoa luật Đại học Cần Thơ. Nguyễn Trung Tín, công nhận và thi hàn quyết định của trọng tài thương mại tại Việt Nam, nhà xuất ban tư pháp, Hà Nội -2005. Đoàn Năng, Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội -2001. Hoàng Phước Hiệp, Vấn đề công nhận và thi hành ở Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài, tập chí nhà nước và pháp luật, Số 3/ 1994. Dương văn Hậu, “Bàn về điều kiện và tiêu chuẩn trọng tài viên”,tập chí luật học,số 3/2000. Lê Minh Tâm, “Một số ý kiến về hệ thống pháp luật và những tiêu chẩn xác định mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật”, Tập chí Nhà nước và pháp luật, số 1/1991. Lê Song Lai, “Pháp luật Việt Nam và vấn đề giải quyết tranh chấp kinh tế có yếu tố nước ngoài, tập chí Nhà nước và Pháp luật”, số 9/1996. Trần Đức Hoài – Phạm Thị Quỳnh An, “ Vì sao pháp luật trọng tài ít được lựa chọn để giải quyết tranh chấp”, tạp chí khoa học pháp lý số 23 tháng 5/2007. @ Các trang web: - www.VIAC.org.vn - www.luathoc.com.vn - www.UNCITRAL.org.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề công nhận và cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài tại việt nam.doc
Luận văn liên quan