Điều này cũng đang diễn ra tại Việt Nam, việc các trang trại nuôi tôm, trồng cà
phê, tiêu, cao su ở các vùng nông nghiệp tập trung ở nước ta đã thu được những khoản
lợi nhuận rất lớn trong các giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận rất lớn này
hầu như không được giữ lại trong khu vực sản xuất nông nghiệp để tái sản xuất, hầu hết
chúng đã được rút ra để đầu tư vào bất động sản ở các đô thị lớn hoặc chuyển hướng
đầu tư sang công nghiệp, dịch vụ.Vì vậy, chương trình phát triển vùng nông thôn cần
phải được khuyến khích để thu hút các nguồn vốn đầu tư của xã hội kể cả nguồn vốn
tích lũy trong bản thân khu vực nông nghiệp nông thôn đầu tư cho nông thôn sẽ là chính
sách quan trọng, lâu dài để giải quyết vấn đề di dân, thất nghiệp và xã hội tại các đô thị
tại các nước đang phát triển.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề di dân trong quá trình đô thị hóa -Từ lý luận đến định hướng chính sách, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
157
VẤN ĐỀ DI DÂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA -
TỪ LÝ LUẬN ĐẾN ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH
IMMIGRATION IN THE PROCESS OF URBANIZATION-
FROM THEORY TO POLICY ORIENTATION
Trương Bá Thanh, Đào Hữu Hòa
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Đô thị hóa là xu thế phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Đó là việc gia tăng
không gian, hoặc mật độ dân cư, hoặc thương mại, hoặc các hoạt động khác trong một khu vực
nhất định theo thời gian. Đô thị hóa luôn đồng hành cùng quá trình di cư từ nông thôn vào
thành thị. Chính dòng di cư này đã tạo ra sự thịnh vượng cho các đô thị, song bản thân nó cũng
đẻ ra vô số hệ lụy cho đô thị như là nạn thất nghiệp gia tăng, ách tắc giao thông ngày càng
thêm trầm trọng, thiếu nhà ở, vệ sinh môi trường kém, thiếu trường học, thiếu dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khỏe, tệ nạn xã hội gia tăng… Báo cáo này đi vào nghiên cứu nguồn gốc của
việc di cư để từ đó đề xuất các biện pháp nhằm chủ động kiểm soát dòng di cư trong quá trình
đô thị hóa.
ABTRACT
Urbanization is an inevitable trend for development in many countries all over the world.
This is concerned with the increase in space, density residential sections, commercial or other
activities in a certain area over the time. Urbanization is always associated with the course of
migration from rural to urban areas. The main line of this migration has generated prosperity for
urban areas, but it has created numerous problems for metropolitan areas such as
unemployment rise, serious traffic congestion, housing problems, poor sanitation, shortage of
education, health services and health care and increase in social evils. This article deals with
the origin of migration so as to propose measures in the control of migration flow in urbanization
processes.
1. Đặt vấn đề
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị
hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng, một khu vực hoặc quốc
gia. Đô thị hóa đồng nghĩa với sự gia tăng không gian, hoặc mật độ dân cư, hoặc thương
mại, hoặc các hoạt động khác trong một khu vực nhất định theo thời gian. Quá trình đô
thị hóa có thể diễn ra thông qua sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc
sự phát triển tự nhiên của dân cư hiện có. Tuy nhiên, trong thực tế quá trình đô thị hóa
tại các quốc gia đang phát triển chủ yếu là thông qua quá trình chuyển dịch dân cư vì
quá trình phát triển dân cư tự nhiên thường không mạnh, do mức độ tăng trưởng dân cư
tự nhiên của thành phố thấp hơn nông thôn.
Có thể nói rằng quá trình di cư từ nông thôn vào thành thị là tiền đề, đồng thời
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
158
cũng là hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. Sẽ không có quá trình đô thị hóa, nếu
không có sự di cư.
Ở Việt Nam trong những năm qua, cùng với quá trình CNH, HĐH đất nước, tốc
độ đô thị hóa cũng diễn ra vô cùng nhanh chóng. Sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị
trên phạm vi cả nước đã dẫn đến sự tập trung với quy mô và tốc độ ngày càng cao của
cư dân đô thị, đặc biệt là dòng di cư của lao động nông thôn vào các thành phố tìm việc
làm. Chính dòng di cư lao động này đã tạo ra sự thịnh vượng cho các đô thị, song bản
thân nó cũng đẻ ra vô số hệ lụy mà đô thị phải gánh chịu đó là nạn thất nghiệp, ách tắc
giao thông, thiếu nhà ở, vệ sinh môi trường kém, thiếu trường học, thiếu dịch vụ y tế,
chăm sóc sức khỏe…
Việc nhận thức đúng đắn quy luật di cư để từ đó có các biện pháp hữu hiệu
nhằm chủ động trong việc kiểm soát dòng di cư trong quá trình đô thị hóa luôn là bài
toán hóc búa, nhưng đồng thời là mong muốn cháy bỏng của các nhà hoạch định chính
sách vĩ mô, các nhà quản lý đô thị.
Để giải quyết yêu cầu trên, báo cáo này đi vào nghiên cứu các mô hình lý thuyết về
di cư để đề xuất giải pháp giúp tăng cường khả năng kiểm soát dòng di cư trong quá trình
đô thị hóa tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
2. Đô thị hóa và quá trình di dân dưới góc nhìn lý thuyết
Để lý giải cho nguồn gốc sự di dân từ khu vực nông thôn vào thành thị diễn ra
trong quá trình đô thị hóa, Kinh tế học Phát triển đã đưa ra nhiều mô hình lý thuyết khác
nhau, trong đó được thừa nhận rộng rãi nhất phải kể đến các mô hình sau đây:
2.1. Mô hình khu vực kép (Dual Sector Model) của Arthur Lewis
Mô hình này giải thích hiện tượng lao động dư thừa từ khu vực sản xuất nông
nghiệp truyền thống (đặc trưng cho nông thôn) được chuyển dịch sang các ngành sản
xuất chế biến hiện đại (đặc trưng cho đô thị) trong quá trình công nghiệp hóa.
Mô hình giả định rằng, trong nền kinh tế chỉ tồn tại 02 khu vực: khu vực sản
xuất nông nghiệp truyền thống và khu vực sản xuất chế biến hiện đại. Ngành nông
nghiệp truyền thống phổ biến là lao động thủ công, năng suất thấp nên có mức lương
thấp. Ngược lại, các ngành sản xuất chế biến hiện đại thường có năng suất cận biên cao,
mức lương cao hơn khu vực kinh tế nông nghiệp, và có nhu cầu tăng thêm lao động. Mô
hình cũng giả định việc cải thiện năng suất cận biên của lao động trong ngành nông
nghiệp ít được ưu tiên hơn tại các quốc gia đang phát triển. Điều này dẫn đến xu hướng
chuyển dịch các khoản “lợi nhuận ròng” thu được từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang
các ngành sản xuất công nghiệp.
Do sản xuất nông nghiệp bị hạn chế về mặt diện tích đất sản xuất, do đó sản
phẩm cận biên tăng thêm của một nông dân được giả định sẽ tiến đến zero theo quy luật
“lợi nhuận biên giảm dần”. Kết quả là, trong ngành nông nghiệp tồn tại một số lượng
lao động không đóng góp làm tăng sản lượng nông nghiệp kể từ khi sản phẩm cận biên
của họ bằng không. Nhóm nông dân này chính là nguồn “lao động dư thừa” từ khu vực
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
159
nông nghiệp. Do có sự khác biệt về tiền lương giữa ngành sản xuất nông nghiệp và các
ngành sản xuất chế biến hiện đại nên đội quân lao động dư thừa này sẽ được dịch
chuyển tới các ngành sản xuất khác mà không làm ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra của
ngành nông nghiệp.
Nếu số lượng người lao động di chuyển từ nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất
khác bằng với số lượng “lao động dư thừa” trong lĩnh vực nông nghiệp, phúc lợi và
năng suất chung sẽ được cải thiện. Tổng số sản phẩm nông nghiệp sẽ vẫn không thay
đổi trong khi tổng sản phẩm công nghiệp tăng lên do việc bổ sung thêm lao động.
Theo thời gian, việc tăng thêm lao động sẽ làm cho năng suất lao động và mức
tiền lương cận biên trong lĩnh vực sản xuất chế biến dần dần giảm xuống trong khi đó
năng suất cận biên và tiền lương trong sản xuất nông nghiệp dần tăng lên do lao động
kém hiệu quả bị rút bớt. Kết quả là năng suất lao động cận biên trong nông nghiệp tiến tới
cân bằng với năng suất lao động cận biên của các ngành sản xuất khác, mức lương trong
ngành nông nghiệp cân bằng với mức lương trong các ngành sản xuất khác, người lao
động nông nghiệp không còn động cơ tiền bạc để chuyển dịch, quá trình di cư chấm dứt.
Mô hình khu vực kép đã tỏ ra thành công trong việc lý giải quá trình dịch
chuyển lao động từ khu vực nông thôn vào thành thị tại các nước phát triển. Tuy nhiên,
hạn chế của mô hình này không lý giải được hiện tượng dòng người nhập cư vẫn ào ạt
đổ về thành phố trong khi tình trạng thất nghiệp đang diễn gay gắt tại các nước đang
phát triển.
2.2. Mô hình thu nhập kỳ vọng (Expected Income Model) của Harris – Todaro
Khác với mô hình khu vực kép của Arthur Lewis lý giải nguồn gốc của việc di
cư dựa vào giả định “dư thừa lao động” trong khu vực nông thôn, mô hình Harris –
Todaro giải thích quyết định của người lao động di cư từ khu vực nông thôn ra thành thị
dựa trên sự khác biệt về thu nhập kỳ vọng giữa nông thôn và đô thị. Điều này ngụ ý
rằng, sự di cư từ nông thôn ra đô thị trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị cao, có thể
được lý giải về mặt kinh tế, nếu thu nhập kỳ vọng từ khu vực đô thị cao hơn.
Mô hình này giả định rằng, tỷ lệ thất nghiệp là không tồn tại trong lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn. Ngoài ra, nó còn giả định rằng thị trường sản xuất và thị trường lao
động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn cạnh tranh hoàn hảo. Kết quả là, tiền lương
của các công nhân nông nghiệp ở nông thôn bằng với năng suất cận biên trong nông
nghiệp. Mô hình cũng cho rằng, trạng thái cân bằng sẽ được thiết lập khi mức lương kỳ
vọng tại khu vực đô thị bằng với sản phẩm cận biên của một công nhân nông nghiệp.
Tại trạng thái cân bằng, tỷ lệ lao động các vùng nông thôn di chuyển đến đô thị sẽ bằng
không khi thu nhập kỳ vọng ở nông thôn bằng với thu nhập kỳ vọng ở đô thị.
Các điều kiện cân bằng của mô hình Harris – Todaro như sau[2]:
Gọi:
• Wr là mức lương (năng suất lao động biên) trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn;
• Le là tổng số công ăn việc làm có sẵn trong khu vực đô thị, cần được cân bằng
với số lượng công nhân làm việc ở đô thị;
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
160
• Lus là tổng số người đang làm việc, cần tìm việc và thất nghiệp trong khu vực
đô thị;
• Wu là mức lương trong khu vực đô thị (có thể được thiết lập bởi quy định mức
lương tối thiểu của pháp luật).
Ở trạng thái cân bằng,
u
us
e
r wl
lW
Nói cách khác, mức lương kỳ vọng trong nông nghiệp bằng với mức lương kỳ
vọng ở đô thị nhân với số lượng việc làm có sẵn trong đô thị chia cho tổng số người
đang có việc làm và cần tìm việc làm ở đô thị.
Quá trình di cư lao động từ nông thôn ra đô thị sẽ diễn ra nếu:
u
us
e
r wl
lW
Ngược lại, dòng di cư từ thành thị về nông thôn sẽ xảy ra nếu:
u
us
e
r wl
lW
Vì vậy, di cư từ nông thôn đến các khu vực đô thị sẽ tăng nếu:
• Tiền lương ở khu đô thị (Wu) gia tăng trong điều kiện cơ hội tìm được công ăn
việc làm khu vực đô thị (Le) tăng, làm tăng thu nhập kỳ vọng ở khu vực đô thị.
• Năng suất lao động nông nghiệp giảm, làm giảm năng suất cận biên và tiền
lương trong lĩnh vực nông nghiệp (Wr), giảm thu nhập kỳ vọng ở khu vực nông thôn.
Mô hình Harris – Todaro cho phép giải thích được lý do tồn tại tình trạng thất
nghiệp ở các đô thị tại các nước đang phát triển, và tại sao người dân lại chuyển tới các
thành phố mặc dù đang tồn tại nan giải vấn đề thất nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, mô
hình Harris – Todaro thừa nhận sự tồn tại của khu vực kinh tế phi chính thức (Informal
Sector)[3]. Đó là khu vực kinh tế bao gồm các hoạt động, không hoàn toàn là bất hợp
pháp, nhưng thường cũng không được sự thừa nhận chính thức của xã hội và hầu hết
các hoạt động này đều không đăng ký với nhà nước. Chẳng hạn như lao động phục vụ
gia đình, hành nghề tự do, xe ôm, bán hàng rong, mài dao kéo, dịch vụ ăn uống vỉa hè,
thu lượm ve chai đồng nát, đánh giày, sơn đông mãi võ, mại dâm v.v...
Việc di cư ồ ạt của lao động nông thôn vượt quá khả năng tạo việc làm ở khu
vực đô thị, kết quả là nhiều người lao động không tìm được việc làm trong khu vực
kinh tế chính thức, phải chấp nhận bổ sung vào khu vực kinh tế phi chính thức.
Sự hiện diện của khu vực kinh tế phi chính thức đã giúp giải thích cho việc tại
sao tỷ lệ thất nghiệp tại các đô thị cao nhưng vẫn có hàng dòng người từ nông thôn đổ
vào thành thị tìm việc làm. Bởi vì họ sẵn sàng bổ sung vào khu vực kinh tế phi chính
thức, nơi đồng tiền kiếm được vẫn cao hơn ở lại nông thôn. Ngay cả khi sự di chuyển
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
161
này tạo ra thất nghiệp tại các đô thị và dẫn đến sự phát triển không mong đợi ở khu vực
kinh tế phi chính thức, thì hành vi này vẫn được xem là hợp lý xét về khía cạnh kinh tế
vì nó tối đa hóa lợi ích trong các điều kiện mà mô hình Harris – Todaro giả định.
Vì vậy, xét trên tổng thể để kiểm soát di cư từ nông thôn vào thành thị trong quá
trình đô thị hóa cần giải quyết đồng bộ tất cả các vấn đề trên cả 03 khu vực kinh tế bao
gồm: khu vực kinh tế đô thị chính thức; khu vực kinh tế đô thị phi chính thức và khu
vực nông thôn.
3. Từ nhận thức lý thuyết đến định hướng chính sách
Chúng ta đã thấy được từ mô hình Harris – Todaro là vấn đề di dân tới các thành
phố có thể mang lại lợi ích cá nhân cho bản thân người nhập cư, và dựa trên phân tích
hợp lý lợi ích/chi phí. Tuy nhiên, đứng về mặt xã hội, tình trạng đó có thể gây ra nhiều
vấn đề không mong muốn mà xã hội phải trả giá đắt cho việc đó. Mô hình này cũng ngụ
ý rằng, muốn kiểm soát dòng di cư từ khu vực nông thôn vào đô thị, cần giải quyết đồng
bộ 02 vấn đề lớn đó là cải thiện thu nhập cho khu vực nông thôn và giảm cơ hội có việc
làm ở đô thị, tức là tìm cách đưa các hoạt động kinh tế có khả năng tạo ra nhiều việc
làm, thu nhập từ khu vực đô thị về nông thôn và kiểm soát chặt chẽ khu vực phi chính
thức. Cụ thể, để kiểm soát di cư, chính phủ các nước đang phát triển cần tiến hành các
giải pháp sau đây:
3.1. Phải giảm bớt sự thiên lệch đối với chính sách phát triển đô thị và nông thôn.
Giảm thiểu bất cân bằng về các cơ hội kinh tế giữa nông thôn và thành thị.
Việc thực thi chính sách phát triển thiên lệch của chính phủ tại các nước đang
phát triển đã kéo theo quá trình “đô thị hóa cưỡng bức” bởi các quyết định hành chính
dẫn đến hình thành nhiều đô thị mới, nâng cấp, mở rộng thêm hàng loạt đô thị hiện có.
Chính điều này đã làm cho tình trạng mất cân đối về đầu tư giữa khu vực đô thị và nông
thôn ngày càng thêm gay gắt. Trong điều kiện nguồn lực quốc gia bị hạn chế, việc cùng
lúc xuất hiện nhiều đô thị đã dẫn đến dòng vốn đầu tư đổ vào khu vực đô thị tăng
nhanh, kích thích mạnh mẽ dòng dịch chuyển dân cư từ nông thôn vào thành thị vì có
nhiều cơ hội kiếm được việc làm với thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, do việc hình thành
và phát triển đô thị quá nhanh, trong phút chốc hàng triệu nông dân bỗng trở thành cư
dân đô thị, trong khi các tiền đề cơ bản để đảm bảo cho cuộc sống, cho hoạt động kinh
tế và tâm lý của người dân chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng đã làm cho công tác quản lý đô
thị gặp rất nhiều khó khăn.
Mặt khác, do việc nguồn vốn của toàn xã hội bị hút vào khu vực đô thị, dẫn đến
nông thôn không được đầu tư thỏa đáng nên không tạo thêm được nhiều việc làm, năng
suất lao động cận biên trong nông nghiệp thấp nên tiền lương trong khu vực này thấp,
không giữ chân được người lao động tại nông thôn. Dòng người đông đúc từ nông thôn
đổ dồn vào thành phố, một mặt do ở nông thôn thiếu việc làm hấp dẫn, mặt khác do tỷ
lệ sinh đẻ ở khu vực này thường cao đã làm trầm trọng thêm tình trạng thất nghiệp tại
các đô thị, làm gia tăng nhanh chóng số lao động trong khu vực phi chính thức.
Vì vậy, muốn kiểm soát dòng di cư từ nông thôn vào thành thị, chính phủ các
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
162
nước cần cân nhắc chính sách đầu tư, tránh thiên lệch cho khu vực đô thị, dẫn đến “bỏ
rơi” nông thôn như hiện nay.
3.2. Các nhà hoạch định chính sách phải nhận thức được rằng việc tạo ra công ăn
việc làm ở thành thị nhiều hơn có thể không phải là giải pháp để giải quyết vấn đề
thất nghiệp ở đô thị
Trong chính sách giải quyết việc làm hiện nay, các cấp chính quyền thành phố
thường nghĩ rằng việc tạo ra nhiều công ăn việc làm trong thành phố sẽ giúp giải quyết
áp lực thất nghiệp cho khu vực đô thị. Tuy nhiên thực tế không đơn giản như vậy, trong
điều kiện thị trường lao động tự do, khi cơ hội việc làm ở đô thị tăng lên sẽ kéo theo sự
kỳ vọng về có việc làm tăng lên trong khi thu nhập từ khu vực nông thôn không được
cải thiện. Theo lý thuyết của Harris – Todaro, điều này tất yếu sẽ kéo theo dòng dịch
chuyển lao động nhập cư từ khu vực nông thôn vào thành phố, làm cho tình trạng thất
nghiệp càng trở nên trầm trọng tại các đô thị ở các nước đang phát triển.
Vì vậy, muốn giải quyết thất nghiệp ở đô thị, các nhà quản lý vĩ mô cần hướng vào
phát triển các ngành nghề đòi hỏi chất lượng lao động cao, hàm lượng tri thức cao nhưng
không đòi hỏi sử dụng nhiều lao động tại đô thị. Chính sách này một mặt vẫn đảm bảo cho
sự thịnh vượng của các đô thị, mặt khác không dẫn đến tình trạng thu hút quá đông lao
động từ nông thôn vào thành thị, vì không có nhiều cơ hội có việc làm tại đô thị cho bộ
phận lao động có chuyên môn thấp, vốn rất đông đúc ở khu vực nông thôn.
Việc làm giảm các cơ hội việc làm đối với lao động có chuyên môn thấp ở khu
vực đô thị cũng góp phần đảm bảo cho mật độ dân cư tại các đô thị không quá cao, làm
giảm cơ hội tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức.
Cùng với giải pháp đó, các thành phố cần tăng cường trách nhiệm trong việc hợp
tác với các địa phương khác trong khu vực để đẩy mạnh phát triển kinh tế tại khu vực
nông thôn nhằm giữ chân lao động tại chỗ. Cần quy hoạch phát triển các ngành sử dụng
nhiều lao động ra xa các đô thị lớn; kéo dãn các hoạt động thương mại, dịch vụ vốn rất
thịnh hành tại thành phố ra các khu vực ngoại ô nhằm tăng cơ hội tiếp cận việc làm phù
hợp cho lao động nông thôn.
3.3. Câu trúc lại nền giáo dục quốc gia hướng cân đối giữa đào tạo lao động trình độ
cao với đào tạo nghề
Với cấu trúc thị trường lao động tại các quốc gia đang phát triển thường bao
gồm khu vực thành thị chính thức, khu vực thành thị phi chính thức (còn gọi là khu vực
phi chính thức), và khu vực nông thôn (theo Gillis và các cộng sự 1996). Xu thế của
một xã hội phát triển là giảm tương đối về mặt tỷ trọng của lao động trong khu vực
nông nghiệp và thành thị phi chính thức, tăng tỷ trọng lao động trong khu vực thành thị
chính thức. Vì vậy, luôn có nhiều người mong muốn được làm việc trong khu vực lao
động “thành thị chính thức”.
Tại các nước đang phát triển, nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH,
nên ngân sách nhà nước thường chi một phần rất lớn cho giáo dục. Điều này đã tạo ra
cơ hội cho nhiều người lao động được hưởng dịch vụ đào tạo giá rẻ dẫn đến bùng nổ
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
163
nhu cầu học tập, đặc biệt là học đại học để mong có được 01 chỗ làm việc trong khu vực
“thành thị chính thức”. Kết quả là nguồn cung lao động trình độ đại học trong khu vực
“thành thị chính thức” luôn có xu hướng vượt nhu cầu. Trong điều kiện đó, người tốt
nghiệp đại học dần dà phải đảm đương các công việc của những người tốt nghiệp trung
học, thậm chí là các công việc của những người lao động phổ thông… gây áp lực thất
nghiệp cho các đô thị.
Để khắc phục tình trạng này, hệ thống đào tạo quốc dân cần phải có sự điều
chỉnh theo hướng xác định rõ mục tiêu đào tạo nghề nghiệp có 02 loại: đào tạo chuyên
gia và đào tạo người lao động. Đối với mục tiêu thứ nhất, cần phải tập trung phát triển
theo hướng “đào tạo tinh hoa”, đào tạo có chọn lọc nhưng yêu cầu rất cao. Còn lại là
“đào tạo đại chúng” với mục đích cung ứng lao động thông thường cho xã hội. Đối với
đào tạo này cần cân nhắc tỷ lệ giữa đào tạo đại học và đào tạo nghề theo nguyên tắc: trả
công việc về đúng trình độ của người lao động.
3.4. Sử dụng linh hoạt công cụ trợ cấp đối với khu vực nông thôn để cải thiện thu
nhập thực tế cho người lao động, giảm áp lực di cư
Động lực thúc đẩy lao động nông thôn tràn vào thành thị tìm việc làm xuất phát
từ sự kỳ vọng về có việc làm ở đô thị và mức lương được nhận. Vì vậy, để hạn chế dòng
dịch chuyển này trong điều kiện vẫn đảm bảo cho phúc lợi xã hội cân bằng ở mức cao,
ngoài việc tạo ra các cơ hội việc làm tốt hơn ở khu vực nông thôn, hạn chế phát triển
các ngành nghề sử dụng nhiều lao động trình độ thấp ở đô thị như đã được giới thiệu
trong các định hướng trên. Một hướng khác cũng cần được quan tâm, đó là làm tăng thu
nhập kỳ vọng ở nông thôn để hạn chế dòng người di cư từ nông thôn lên thành thị.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, mức lương ở khu vực nông thôn (Wr) phụ thuộc vào
năng suất lao động biên trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thường thấp hơn ở khu
vực đô thị. Vì vậy, để không khuyến khích lao động nông thôn vào thành thị cần sử
dụng 01 khoản trợ cấp của chính phủ (S) bổ sung cho mức tiền lương (Wr), tức là:
SWW rr
'
Lúc này,
u
us
e
r wl
lSWW
r
' (nếu không có trợ cấp thì: u
us
e
r wl
lW )
Việc tăng cường các khoản trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho khu vực nông
nghiệp, nông thôn đồng thời cắt giảm các trợ cấp ở khu vực đô thị sẽ có tác dụng đẩy
điểm cân bằng về lợi ích lên cao hơn, ứng với một mức lương như cũ (Wr), tức là làm
giảm áp lực dịch chuyển lao động từ khu vực nông thôn vào thành thị trong điều kiện
những yếu tố khác không đổi. Nguồn trợ cấp này có thể được huy động đóng góp từ khu
vực đô thị thông qua việc thu các loại phí như: phí ô tô, phí nước thải, phí môi trường…
và các khoản đóng góp khác từ ngân sách quốc gia được trích từ các chương trình chống
ách tắc giao thông, chống tệ nạn xã hội, giải quyết thất nghiệp, nhà ở cho người
nghèo vv… Việc sử dụng các khoản trợ cấp này cho khu vực nông nghiệp, nông thôn là
hoàn toàn hợp lệ vì nó nằm trong “Hộp xanh” (Blue Box), vốn được WTO cho phép.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(38).2010
164
3.5. Các chương trình phát triển vùng nông thôn nên được khuyến khích. Các chính
sách tập trung vào cả nguồn thu từ khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp đều
phải được chú trọng
Tăng cường các chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông
thôn để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế khác, hạn chế dòng chảy
“lợi nhuận ròng” từ khu vực nông thôn đổ dồn về thành phố.
Khi nghiên cứu về tác động của các trang trại nhỏ đối với quá trình đô thị hoá ở
Thung lũng San Jaoquin, California, Hoa Kỳ năm 1940, Walter Goldschmidt đã nhận
thấy “Tình trạng các khoản thu nhập kiếm được từ hoạt động nông nghiệp đã bị rút ra
khỏi khu vực nông thôn để đầu tư vào các xí nghiệp công nghiệp tại các thành phố,
chính điều này đã “giết chết” khu vực nông thôn”[1].
Điều này cũng đang diễn ra tại Việt Nam, việc các trang trại nuôi tôm, trồng cà
phê, tiêu, cao su ở các vùng nông nghiệp tập trung ở nước ta đã thu được những khoản
lợi nhuận rất lớn trong các giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, khoản lợi nhuận rất lớn này
hầu như không được giữ lại trong khu vực sản xuất nông nghiệp để tái sản xuất, hầu hết
chúng đã được rút ra để đầu tư vào bất động sản ở các đô thị lớn hoặc chuyển hướng
đầu tư sang công nghiệp, dịch vụ. Vì vậy, chương trình phát triển vùng nông thôn cần
phải được khuyến khích để thu hút các nguồn vốn đầu tư của xã hội kể cả nguồn vốn
tích lũy trong bản thân khu vực nông nghiệp nông thôn đầu tư cho nông thôn sẽ là chính
sách quan trọng, lâu dài để giải quyết vấn đề di dân, thất nghiệp và xã hội tại các đô thị
tại các nước đang phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Goldschmidt, Walter (1978), “The Communities of the San Joaquin Valley: The
Relationship between Scale of Farming, Water Use, and the Quality of Life”,
Testimony before the House Subcommittee on Family Farms, Rural Development,
and Social Studies, Sacramento, CA, October 28, 1977.
[2] Amano, M. (1983): “On the Harris-Todaro Model with Intersectoral Migration of
Labour”, Economica: 311-323.
[3] Bhattacharya, B. (1993): “Rural-Urban Migration in Economic Development,”
Journal of Economic Surveys, 7 (3): 243-281.
[4] Todaro, M. P. (1976): “Internal Migration in Developing Countries: A Review of
Theory, Evidence, Methodology and Research Priorities,” International Labour
Office, Geneva.
[5] Todaro, M. P. and J. Harris (1970): “Migration Unemployement and
Developement: A Two Sectors Analysis,” American. Economic. Review, 60
(1):126-42.
[6] Todaro, M. P. and J. Harris (1976): “Urban Job Expansion, Induced Migration and
Rising Unemployment: a Formulation and Simplified Empirical Test for LDCs,”
Journal of Development Economics, 3 (3): 211-22.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24_484.pdf