Vấn đề nhà ở của sinh viên đang theo học tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đều biết cuộc sống con người tồn tại trên nền tảng các nhu cầu cơ bản là ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí và ước muốn lưu lại cái gì đó cho đời sau mà ta có. Để có được bảy yếu tố cơ bản đó, con người phải đấu tranh với tự nhiên, và cả trong cộng đồng xã hội. Cuộc đấu tranh thể hiện trong lao động ở mọi lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, trong các lĩnh vực nghiên cứu phát triển, sáng tạo ra cái mới, để không ngừng vươn lên, hay nói một cách khác mỗi người phải tìm cho mình một hoạt động thích hợp trong xã hội để tồn tại và vươn lên hướng tới ngày mai. Từ đó ra đời sự cạnh tranh và phát triển của cá nhân, của gia đình, của một cộng đồng xã hội. Và mục tiêu đó trở thành động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Sự tăng trưởng về kinh tế nước ta nói chung, đô thị nói riêng trong những năm vừa qua đã kéo theo sự phát triển về văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại một số vấn đề xã hội, trong đó đặc biệt là vấn đề nhà ở. Một cá nhân có thể trở thành người tốt, có phẩm chất và nhân cách khi cá nhân có điều kiện thực hiện tốt quá trình xã hội hóa. Nếu không được chăm sóc, giáo dục trong môi trường xã hội lành mạnh, tức là không có điều kiện để xã hội hóa bản thân, thì cá nhân đó có thể trở thành người xấu, bị tách khỏi chuẩn mực của xã hội.[9, 2006]. Với sinh viên là bộ phận ưu tú về trí tuệ của thanh niên nói chung. Họ là lớp người đang độ trưởng thành, lại được học tập, sinh hoạt ở thành phố, đô thị lớn nên có cơ hội tiếp xúc sớm với những tiến bộ xã hội. Sinh viên là nguồn bổ sung trực tiếp cho lực lượng trí thức của nước nhà. Ngày nay, bước sang thế kỷ 21, khi mà khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì vai trò của sinh viên càng trở nên quan trọng. Vì vậy, việc nâng cao đời sống cho sinh viên là việc quan trọng và hết sức cần thiết, đặc biệt là quan tâm đến nhà ở - đó là một cách quan tâm thiết thực hơn đến đời sống và sinh hoạt của sinh viên - những trí thức trẻ trong tương lai. Bởi lẽ, nhà ở là điều kiện đầu tiên để phất triển nguồn lực con người – là nơi sinh viên tự học tập, tự nghiên cứu sau những giờ lên lớp lên giảng đường, là nơi để sinh viên rèn luyện thể lực sức khoẻ, đảm bảo cho việc học tập. Nếu sinh viên vẫn phải ăn ở trong nhũng điều kiện tạm bợ, nhếch nhác, môi trường không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập, cũng như nhân cách của sinh viên. Vì thế, vấn đề nhà ở cho sinh viên là vấn đề thiết thực và cấp bách, cần được sự quan tâm của mọi người, nhưng vấn đề này vẫn nhận được ít sự quan tâm từ nhiều phía: chính sách hỗ trợ từ nhà nước, lãnh đạo các cơ quan ban, nghành, chức năng, các cơ quan đơn vị trường học, địa phương nơi sinh viên đang sinh sống và học tập, hoặc đang nằm trên những dự án cho đến nay vẫn còn nhiều vướng mắc chưa được giải quyết. Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) hiện nay đang giữ một vai trò hết sức quan trọng, là một trung tâm đa chức năng của Việt Nam. Không chỉ là một trung tâm dân cư lớn nhất cả nước (với số dân 6.650.942 Năm 2007) mà còn là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế: với tỷ trọng GDP của thành phó chiếm 1/3 GDP của cả nước. Đồng thời cũng là trung tâm giáo dục đại học, trung tâm khoa học công nghệ lớn thứ hai của cả nước, sau thủ đô Hà Nội. Trên địa bàn Tp. HCM hiện nay có trên khoảng 130 Trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau với số sinh viên khổng lồ, trong đó có tới 80% sinh viên là người ngoại tỉnh, tạo ra một sức ép lớn về chỗ ở, nhà trọ. Thêm vào đó, theo đề án quy hoạch hệ thống mạng lưới các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đến năm 2020 thì số lượng các trường đại học tại Tp. HCM sẽ tăng dần lên, cụ thể năm 2010 là 45 trường. Điều này càng khẳng định vị trí trung tâm giáo dục đào tạo, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của Thành phố và cũng cho chúng ta thấy rằng Tp. HCM phải gánh vắc một phần trách nhiệm trong đào tạo nguồn nhân lực cho cả khu vực phía Nam nói chung và cho cả khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng [5, 2002]. Như vậy trong tương lai gần số lượng sinh viên đại học, cao đẳng sẽ tăng lên nhanh chóng, nhưng chỉ một số trường có ký túc xá cho sinh viên với số phòng trọ ít ỏi, mỗi năm cũng chỉ có thể giải quyết được vài trăm xuất cho sinh viên vào ở với những chỉ tiêu ưu tiên xét chọn rất kỹ càng như con liệt sĩ, con thương binh, dân tộc thiểu số, khuyết tật nặng, quá nghèo, con em vùng sâu vùng xa, hải đảo. Số lượng lớn sinh viên còn lại - trong đó đa số là sinh viên ngoại tỉnh – là thuộc “trách nhiệm” của dân gần trường. Trong khi đó việc xây dựng nhà trọ cho sinh viên trong địa bàn dân cư vẫn còn mang tính manh mún, tự phát nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt của sinh viên là cần có một chỗ trọ mà chưa có một quy chế, quy định rõ ràng của chính quyền thành phố đối với việc giải quyết vấn đề nhà ở cho sinh viên. Và một thực tế cho thấy nhà trọ của dân đa phần điều kiện không được tốt lắm, chủ yếu được cơ nới tận dụng diện tích sẵn có, xây dựng tạm bợ trên những nền đất yếu với những vật liệu thô sơ không đảm bảo an toàn, vệ sinh, về phòng cháy chữa cũng như sức khỏe cho sinh viên và môi trường tự học tập của sinh viên ở phòng trọ. Giá nhà trọ cho sinh viên thông thường rất cao và ngày càng leo thang do nhu cầu do nhu cầu sinh viên quá lớn. Cộng với việc để giảm chi phí hầu như các chủ nhà hạn chế tối đa mức đầu tư, vì vậy mà các công trình nhà ở cho sinh viên thường được xây dựng rất nhanh với các vật liệu rẻ tiền nên chất lượng nhà rất kém, cũng do tận dụng tối đa nên trong những dãy nhà trọ này công trình phụ và kết cấu bố cục nhà thường thiếu hợp lý, khoảng không gian chật hẹp, kể cả điện nước sinh hoạt, và các tiện nghi tối thiểu cần có để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày cũng không đảm bảo.Trong lúc các trường đại học và cao đẳng trên thành phố chưa có đủ ký túc xá thì việc sinh viên ở ngoài nhà dân là điều tất yếu. Vì thế, một vấn đề nan giải đặt ra là vấn đề nhà ở cho sinh viên. Nên chúng tối quyết định chọn đề tài “Vấn đề nhà ở của sinh viên đang theo học tại Tp.HCM ”. Với mục đích tìm hiểu thực trạng nhà ở sinh viên hiện nay, nhu cầu ở của họ như thế nào? Thực trạng nơi ở như vậy có ảnh hưởng gì tới đời sống (sinh hoạt, quan hệ cộng đồng) của sinh viên? Nhà trường, địa phương, các ban ngành chức năng đã quan tâm đến đời sống của sinh viên như thế nào? Từ đó góp phần định hướng cách nhìn nhận của xã hội đối với vấn đề nhà ở cho sinh viên, góp một tiếng nói cho lời giải câu hỏi giải quyết bài toán nhà ở cho sinh viên một chỗ ở để có thể an cư học tập. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Phần lớn các sinh viên trên đia bàn Tp. HCM là những sinh viên ngoại tỉnh, bên cạnh đó đa phần trong số họ có cuộc sống ở trọ. Rời xa mái ấm gia đình, họ phải tự lo toan mọi vấn đề trong cuộc sống của mình, từ việc ăn ở, sinh hoạt đến việc học tập, đi lại. Gia đình, nhà trường, các tổ chức, chính quyền địa phương thường chỉ quan tâm đến việc học tập của họ mà ít quan tâm đến việc nâng cao chất lương cuộc sống cho sinh viên, cụ thể ở đây là vấn đề nhà ở của sinh viên. Bởi lẽ, nhà ở là điều kiện đầu tiên để phát triển nguồn nhân lực – một yếu tố hết sức quan trọng, có ảnh hưởng ít nhiều đến kết quả học tập của sinh viên. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nhà ở (nhà trọ, kí túc xá) của sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM, với mục đích tìm hiểu thực trạng nhà ở sinh viên hiên nay, ảnh hưởng của thực trạng nhà ở tới đời sống học tập của sinh viên, và qua đó thấy được nhu cầu ở của họ. Đồng thời đề tài cũng tìm hiểu về thực trạng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu ở của sinh viên. Cũng qua việc nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích góp phần định hướng cách nhìn nhận của xã hội đối với vấn đề nhà ở của sinh viên. Để từ đó có những đề xuất mang tính khuyến nghị đối vấn đề nhà ở của sinh viên. Những điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc thúc đẩy sinh viên học tập tốt, nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục. 2.2. Nội dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài sẽ tập trung phân tích các nội dung chủ yếu sau: ã Nghiên cứu mang tính lý thuyết qua các tài liệu có sẵn. ã Phần nghiên cứu thực nghiệm Đề tài tìm hiểu thực trạng nhà ở của sinh viên hiện nay trên địa bàn Tp. HCM. Tìm hiểu về nhu cầu ở của sinh viên và thực trạng đáp ứng của xã hội đối với nhu cầu ở của sinh viên hiện nay Ảnh hưởng của chất lượng nhà ở đến đời sống của sinh viên (học tập, đời sống sinh hoạt, mối quan hệ cộng đồng). Mong muốn, đề xuất của sinh viên về vấn đề ở hiện nay như thế nào? Để họ có thể an tâm học hành, nâng cao chất lượng học tập. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu của đề tài Đề tài chỉ tập trung vào “thực trạng nhà ở” của sinh viên hiện nay, và qua đó tìm hiểu sự tác động của chất lượng nhà ở đến đời sống sinh hoạt cũng như học tập của sinh viên. 3.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể cung cấp thông tin sơ cấp cho đề tài nghiên cứu là 240 sinh viên tại một số trường trên địa bàn Tp.HCM, ngoài ra khách thể của đề tài còn có các đơn vị nhà trường mà các sinh viên đang theo học, chính quyền địa phương nơi sinh viên đang tạm cư, và người dân đang cho sinh viên thuê nhà. 3.3. Giới hạn phạm vi khảo sát Địa điểm được chọn để nghiên cứu trong đề tài là một số trường Đại học trên địa bàn Tp. HCM. 4. Nguồn dữ liệu và phương pháp phân tích thông tin 4.1. Nguồn dữ liệu Nghiên cứu này có kế thừa một số nguồn dữ liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước đó có liên quan; đồng thời và chủ yếu là nguồn dữ liệu từ cuộc điều tra xã hội học độc lập của sinh viên được tiến hành trong tháng 3/2009. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu Để đảm bảo tính đầy đủ và xác thực của thông tin, đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau, cũng là trình tự của quy trình nghiên cứu. Để đảm bảo tính đầy đủ và xác thực của thông tin, đề tài kết hợp sử dụng các phương pháp chủ yếu sau, cũng là trình tự của quy trình nghiên cứu. Bước 1: Lấy ý kiến chuyên gia, thu thập và tóm tắt tài liệu có sẵn. Bước 2: Quan sát tham dự và không tham dự + Chọn một số khu nhà trọ điển hình để tiến hành quan sát không tham dự (cơ sở vật chất phòng trọ, môi trường khu trọ ). Bên cạnh đó do là sinh viên cũng có cuộc sống đi ở trọ nên bản thân người nghiên cứu đã có điều kiện quan sát, và cảm nhận về đời sống sinh hoạt và quá trình học tập của sinh viên. +Kết hợp phỏng vấn tự do, chụp hình để chuẩn bị xây dựng các công cụ bảng hỏi Bước 3: Khảo sát xã hội học (bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc). + Đối với bảng hỏi cấu trúc: đề tài sẽ điều tra một mẫu với dung lượng là 240 trường hợp. Khách thể là các sinh viên thuộc một số trường đại hoc trên địa ban nghiên cứu của đề tài. Do tính chất của đề tài nghiên cứu nên chúng tôi chọn mẫu và phân chia như sau: phân tầng theo năm học: năm I, năm II, năm III, năm IV và chia đều số trường hợp cho nam và nữ. + Đối với bảng hỏi bán cấu trúc: chúng tôi phỏng vấn sâu 7 trường hợp (trong đó có 4 trường hợp là sinh viên đại diện cho 4 trường, 1 cán bộ trong ban điều hành ký túc xá, 1 chủ nhà trọ, 1 cán bộ phụ trách sinh viên ở các trường). 4.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin - Đối với thông tin định tính: Xử lý bằng tay theo phương pháp phân tích – tổng hợp và so sánh. - Đối với thông tin định lượng: Xử lý bằng phần mềm tin học chuyên dụng trong nghiên cứu xã hội học SPSS. Thông tin chủ yếu được phân tích theo phương pháp mô tả thống kê, tổng hợp và so sánh. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trước hết, thông qua đề tài nghiên cứu chúng tôi có cơ hội được làm quen với các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và giúp cho chúng tôi có điều kiện được trải nghiệm thực tế. Tiếp đến đề tài “Vấn đề nhà ở của sinh viên đang theo học tại thành phố Hồ Chí Minh” cho chúng ta thấy được thực trạng về nhà ở của sinh viên hiện nay, tác động của chất lượng nhà ở đến đời sống sinh viên, nhu cầu về nhà ở của sinh viên hiện nay như thế nào? Thực trạng đáp ứng của xã hội đến với nhu cầu nhà ở của sinh viên hiện nay. Đồng thời, đề tài cũng góp phần cho xã hội nói chung, lãnh đạo các cơ quan ban, nghành chức năng, nhà trường, địa phương nơi sinh viên đang sống và học tập nói riêng thấy được thực trạng và nhu cầu về nhà ở của sinh viên để đề ra những chương trình, hành động cụ thể, rõ ràng, chất lượng hơn trong việc chăm lo đến đời sống của sinh viên đặc biệt là vấn đề nhà ở. Đề tài này còn giúp cho sinh viên đặc biệt là các sinh viên ngoại tỉnh nhìn lại vấn đề nhà ở của mình để có hướng điều chỉnh lựa chọn sao cho phù hợp từ đó phục vụ tốt cho công tác học tập của họ. MỤC LỤC Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH 7 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. 7 1.2. Cách tiếp cận chính sử dụng trong đề tài 11 1.2.1. Các lý thuyết áp dụng trong đề tài 11 1.2.1.1. Hướng tiếp cận vĩ mô 11 1.2.1.2. Hướng tiếp cận vi mô 11 .1.2.2. Một số cách tiếp cận cụ thể vấn đề nhà ở của sinh viên 12 1.2.2.1.Tiếp cận hệ thống 12 1.2.2.2. Tiếp cận lối sống. 13 1.4. Mô hình phân tích và các giả thuyết nghiên cứu 15 1.4.1. Mô hình phân tích: 15 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu 15 CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 16 1.1. Giới tính, nơi sinh và năm theo học, và tình trạng kinh tế gia đình 16 1.2. Tiền gia đình gửi hàng tháng và tiền sinh viên tự kiếm 17 2. Vấn đề nhà ở của sinh viên 18 2.1. Vai trò của nhà ở 18 2.2 .Nhu cầu nhà ở và chính sách của nhà nước về nhà ở 20 2.2.1. Nhu cầu nhà ở của sinh viên. 20 2.3.Thực trạng nhà ở của sinh viên 26 2.3.1.Vấn đề lựa chọn chỗ ở của sinh viên. 26 2.3.1.1.Tiêu chí lựa chọn nơi ở. 26 2.2.3.2. Số lần chuyển nơi ở 28 2.3.2. Thực trạng nhà ở sinh viên. 32 2.3.2.1. Loại nhà ở 33 2.3.2.2. Giá tiền nhà. 34 2.3.2.3. Môi trường ở - chất lượng phòng ở. 35 2.3.2.4. Vấn đề an ninh trật tự. 40 3. Vấn đề nhà ở và đời sống sinh viên. 43 3.1. Số tiền sinh viên có hàng tháng - chi tiêu. 43 3.1.1. Số tiền có hàng tháng. 43 3.1.2. Chi tiêu. 45 3.1.2.1. Chi cho nhà ở (điện, nước, internet ) 45 3.1.2.2. Chi cho ăn uống. 46 3.1.2.3. Chi cho các khoản phụ. 48 3.2. Điều kiện sinh hoạt 50 3.3. Mối quan hệ cộng đồng. 52 3.3.1. quan hệ với bạn trọ cùng phòng. 53 3.3.2. quan hệ với người dân địa phương 54 3.3.3. Mối quan hệ với chủ nhà. 55 4. Một vài cảm nhận của sinh viên về nơi ở họ đang sinh sống. 56 4.1.Chỗ ở mong muốn của sinh viên. 57 5. Những đề xuất của sinh viên liên quan đến vấn đề nhà ở và đời sống sinh viên. 58 5.1. Đề xuất của sinh viên về phía nhà trường. 59 5.2. Đề xuất của sinh viên về phía chủ nhà trọ. 59 5.3. Đề xuất của sinh viên về phía chính quyền địa phương. 60 5.4. Đề xuất của sinh viên về phía nhà nước. 60 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 61 1. Một vài nhận định từ kết quả nghiên cứu. 61 2. Những đề xuất mang tính khuyến nghị. 62 2.1.Giải pháp mang tính chiến lược: 62 2.2. Giải pháp thiết thực: 63

doc69 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9715 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề nhà ở của sinh viên đang theo học tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết có phải là hai vợ chồng không nữa, ban ngày họ đi làm nhưng tối khuya họ về nhà khoảng 12 giờ đêm họ nấu ăn, mới đầu nói chuyện anh em ngọt sớt, dần dần có rượu vào là mày tao, dùng những lời nói tục không chịu được,…. … sau đó họ đánh nhau, đập đồ đạc, chén bát trong nhà rầm rầm làm mình không thể nào ngủ được, mà không hiểu sao cứ 2 ngày họ như vậy một lần…” (Sinh viên nữ năm nhất trường Đại học Bách Khoa) Như vậy kết quả nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên ngoại tỉnh vẫn phải thuê nhà với mức khá cao hàng tháng, với diện tích bình quân sinh hoạt bị hạn chế. Chất lượng nhà cho thuê, điều kiện vệ sinh, nước, điện, điều kiện vệ sinh và an ninh chưa đảm bảo yêu cầu. Đời sống sinh hoạt và học tập còn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó thiếu nhất là các cơ sở sinh hoạt. 3. Vấn đề nhà ở và đời sống sinh viên. Trong đề tài này, khái niệm đời sống được hiểu là nhóm xã hội, bao gồm đời sống vật chất, và các quan hệ cộng đồng diễn ra trong suốt thời gian mà sinh viên học tập và tạm trú ở đó. Và qua đó chúng tôi tìm hiểu xem với thực trạng nhà ở như vậy thì ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt, mối quan hệ cộng đồng như thế nào? Đời sống sinh viên được thể hiện rõ trong các vấn đề sau: 3.1. Số tiền sinh viên có hàng tháng - chi tiêu. Thu nhập – chi tiêu là yếu tố phản ánh đời sống của con người và đối với sinh viên đây là một trong những yếu tố phản ánh khá rõ nét đời sống của họ. 3.1.1. Số tiền có hàng tháng. Do có nhiệm vụ chính lên thành phố để học tập, và tính chất của việc học tập, và sự tác động về giá cả hàng hóa trên thị trường nên mức thu nhập của sinh viên không ổn định. Vì vậy đề tài tìm hiểu mức thu nhập của mẫu nghiên cứu trong giới hạn phạm vi tháng. Với đặc trưng là những sinh viên ở tỉnh xa lên thành phố để học tập, và đa số chưa thể tạo ra thu nhập từ chính lao động của bản thân họ, nên thu nhập của sinh viên là từ gia đình gởi lên hàng tháng và có một số bạn đi làm thêm ngoài giờ học để có thêm thu nhập nhằm trang trải cho học tập và cuộc sống sinh hoạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy thu nhập trung bình của sinh viên trong mẫu nghiên cứu là 1.500.000 đồng/1 người/1 tháng, người có thu nhập thấp nhất trong mẫu nghiên cứu là 500.000 đồng/1 người/1 tháng và cao nhất là 3.500.000 đồng/1 người/1 tháng. Trong đó mức thu nhập từ trên 1.000.000 – 1.500.000 đồng chiếm 51.2%, ở mức thu nhập từ trên 1.500.000 – 2.000.000 đồng có 24.2%, và mức thu nhập trên 2.000.000 – 3.500.000 đồng có 5.4%. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có tới 19.2% sinh viên có mức thu nhập đầu người/1 tháng là từ 500.000 – 1.000.000 đồng. Ở mức thu nhập này sinh viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong chi tiêu cho sinh hoạt vì mức sống của thành phố ngày càng cao thêm vào đó giá cả thị trường ngày càng leo thang. (Xem biểu đồ 3.1). Biểu đồ 3.1: Tổng số tiền sinh viên có hàng tháng (đơn vị đồng/ tháng) Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009 Sự chênh lệch số tiền sinh viên có hàng tháng giữa các đối tượng nghiên cứu có thể do nhiều lý do tác động nhưng một trong những nguyên nhân chính của vấn đề này là do tình trạng kinh tế gia đình. Khi xét tương quan giữa tình trạng kinh tế gia đình và tổng thu nhập hàng hàng tháng của sinh viên ta thấy có sự khác biệt. Có 39.4% sinh viên có kinh tế gia đình khó khăn có mức thu nhập từ 500.000 – 1.000.000 đồng, kinh tế khá chiếm tỉ lệ 17.4%, kinh tế bình thường, đủ ăn chiếm tỉ lệ 15.9%, ở mức thu nhập này không có trường hợp thuộc kinh tế giàu có. Mức tiền từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng kinh tế bình thường chiếm tỉ lệ 57.1%, kinh tế khó khăn chiếm tỉ lệ 39.4%, kinh tế khá chiếm 26.1%. Mức tiền từ 1.500.000 – 2.000.000 đồng kinh tế giàu chiếm tỉ lệ 50%, kinh tế khá chiếm tỉ lệ 47.8%, kinh tế trung bình chiếm tỉ lệ 22.5%, kinh tế khó khăn chiếm tỉ lệ 15.2%. Mức tiền sinh viên có hàng tháng là trên 2.000.000 đồng kinh tế giàu chiếm 50%, kinh tế khó khăn chi có 2 trường hợp. Như vậy gia đình càng có kinh tế khá giả thì chu cấp cho con em đi học càng nhiều. Ngoài ra cũng có sự khác biệt về số mức thu nhập hàng tháng giữa sinh viên khối công lập và sinh viên khối dân lập (không tính những sinh viên ở ký túc xá). Theo đó ta thấy rằng đa số sinh viên khối dân lập có mức thu nhập cao hơn những sinh viên khối công lập. Tóm lại đa số sinh viên trong mẫu nghiên cứu có thu nhập hàng tháng là không ổn định và tương đối thấp so với giá cả kinh tế thị trường hiện nay. Một kết luận nữa là các yếu tố về tình trạng kinh tế gia đình và khối sinh viên theo học có ảnh hưởng đến thu nhập. Gia đình càng có kinh tế khá giả thì chu cấp cho con em đi học càng nhiều và sinh viên khối dân lập có mức thu nhập cao hơn một chút so với sinh viên khối công lập. 3.1.2. Chi tiêu. Cũng như thu nhập, trong phần chi tiêu này chúng tôi sẽ làm rõ cụ thể từng khoản chi một, qua đấy sẽ thấy rõ hơn về đời sống sinh hoạt của sinh viên. Mức chi tiêu trung bình của sinh viên trong mẫu nghiên cứu là 1.461.000 đồng/tháng. Trong đó mức chi thấp nhất là 500.000 đồng/1 tháng, và mức chi cao nhất là 3.150.000 đồng/1 tháng. Như vậy hầu hết sinh viên chi hết số tiền mà họ có được hàng tháng. Mức chi trung bình từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng chiếm tỉ lệ là 50.8%, từ 1.500.000 – 2.000.000 đồng chiếm tỉ lệ 23.8%, từ 500.000 – 1.000.000 đồng chiếm tỉ lệ 20.4%, trên 2.000.000 đồng chiếm tỉ lệ 5%. 3.1.2.1. Chi cho nhà ở (điện, nước, internet…) Nhà ở là một trong nhu cầu căn bản của con người. Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay áp lực về nhà ở rất lớn. Như trên chúng tôi đã phân tích, đa số sinh viên trên địa bàn nghiên cứu đang có cuộc sống ở trọ. Điều này có liên quan vấn đề chi tiêu của họ hàng tháng. Để biết rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã khảo sát về mức chi cho nhà ở và được kết quả như sau: Với 94.6% sinh viên (227 người) trong mẫu nghiên cứu là ở trọ, kí túc xá thì số tiền chi cho nhà ở (bao gồm cả điện nước sinh hoạt,…) là một khoản gần như cố định trong tổng số tiền chi tiêu hàng tháng của họ. Số tiền trung bình sinh viên phải chi trả cho tiền nhà, tiền điện nước sinh hoạt là 356.000 đồng/1 người/1 tháng, mức thấp nhất là 50.000 đồng/1 người/1 tháng. Và mức cao nhất là 850.000 đồng/1 người/1 tháng. Mức chi chủ yếu của sinh viên vào tiền nhà tập trung ở mức từ 200.000 – 300.000 chiếm tỉ lệ là 46.7%, từ 330.00 – 400.000 chiếm tỉ lệ là 24.7%, từ 450.000 - 500.000chiếm 14.5%, mức chi cho nhà ở thấp nhất là từ 50.000 – 150.000 chiếm 5.3%, mức chi trên 500.000 đồng chiếm 8.8% trong tổng số 227 sinh viên phải chi tiền nhà hàng tháng. Như vậy đa số sinh viên trong mẫu nghiên cứu có khoản chi cho tiền nhà là cố định với mức giá khá cao. Xết theo phân tổ nhà ở, việc chi cho nhà ở giữa ở trọ và ở ký túc xá có sự khác biệt khá lớn. Ở mức chi thấp từ 50.000 – 150.000 đồng sinh viên ở ký túc xá có 10 người chiếm 12.5% trong tổng số 80 sinh viên, sinh viên ở trọ bên ngoài chỉ có 2 sinh viên chiếm tỉ lệ 1.4% trên tổng số 147 sinh viên. Mức chi từ 330.000 - 400.000 có 47 sinh viên ở trọ bên ngoài chiếm 32%, 9 sinh viên ở ký túc xá chiếm 11.3%. Ở mức chi từ 450.000- 500.000 đồng có 29 sinh viên ở trọ bên ngoài chiếm 19.7%, 4 sinh viên ở ký túc xá chiếm 5%, mức chi trên 500.000 đồng có 19 sinh viên ở trọ bên ngoài chiếm 12.9%, và chỉ có 1 sinh viên ở ký túc xá có mức chi cho nhà ở là trên 500.000. Như vậy ta có thể thấy rằng sinh viên ở ký túc xá hàng tháng chi phí tiền nhà thấp hơn rất nhiều so với sinh viên ở trọ bên ngoài. 3.1.2.2. Chi cho ăn uống. Trong cuộc sống, ăn uống là một phần quan trọng. Mức chi cho ăn uống nó không chỉ nói lên mức sống mà còn phản ánh chất lượng sống của sinh viên. Tuy nhiên vấn đề ăn uống còn tùy thuộc vào từng điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người khác nhau. Với những lý do và tính chất của công việc học tập, thì việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất nhằm đảm bảo sức khỏe và thể chất để sinh viên học tập đạt kết quả học tập cao nhất thì ăn uống càng trở nên quan trọng. Chúng ta biết rằng giá cả ở Tp. HCM thường đắt đỏ hơn những nơi khác, mặt khác hiện nay giá cả thị trường đang leo thang nên vấn đề ăn uống của sinh viên cũng không đầy đủ chất lượng và dưỡng chất do số tiền hàng tháng sinh viên có ở mức thấp trong khi đó phải chi cho rất nhiều khoản. Qua kết quả nghiên cứu cộng với quan sát tham dự của cúng tôi cho thấy rằng khẩu phần ăn của sinh viên rất đơn giản. Đa số sinh viên dành thời gian cho việc học tập trong ngày nên thời gian dành cho ăn uống là rất ít, thêm vào đó do điều kiện nhà trọ có diện tích chật hẹp nên việc nấu nướng là rất khó, nên thông thường sinh viên chọn hình thức ăn cơm ngoài những “quán cơm sinh viên”. Chính vì thế bữa cơm của họ thường là không đảm bảo dinh dưỡng nhiều khi còn không đảm bảo vệ sinh. Điều này có ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển thể lực và trí tuệ của sinh viên cũng như tác động đến kết quả học tập của họ Chi cho ăn uống là mức chi chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng mức chi hàng tháng của sinh viên. Mức chi trung bình cho ăn uống của sinh viên trong mẫu nghiên cứu là 745.439 đồng/1 người/1 tháng, mức chi cao nhất cho ăn uống là 2000.000 đồng/1 người/ 1 tháng, thấp nhất là 200.000 đồng/1 người/1 tháng tuy nhiên những con số này chiếm tỉ lệ rất ít. Chủ yếu tập trung vào mức chi từ 750.000 – 1.000.000 đồng có (99) sinh viên chiếm tỉ lệ là 41.4% trong tổng số 239 sinh viên trả lời, mức chi từ 550.000 - 700.000 đồng có 73 sinh viên chiếm tỉ lệ là 30.5%. Mức chi thấp nhất là từ 200.000 - 500.000 đồng có 55 sinh viên chiếm tỉ lệ là 23%, mức chi cao nhất là trên 1.000.000 đồng chỉ chiếm tỉ lệ là 5%. Như vậy, việc chi cho ăn uống hàng tháng của sinh viên cũng chỉ chủ yếu nằm ở mức trung bình và dưới trung bình là chủ yếu. Khi xét tương quan giữa mức chi cho ăn uống và tình trạng kinh tế gia đình ta cũng thấy sự khác biệt. Đối với những sinh viên có kinh tế gia đình khó khăn thì 48.4% trong số họ có mức chi cho ăn uống từ 200.000 – 500.000 đồng, cũng ở mức chi này kinh tế bình thường chiếm tỉ lệ là 18.2%, kinh tế khá chiếm tỉ lệ là 21.4%. Ở mức chi 550.00 - 700.000 đồng thì sinh viên có kinh tế bình thường chiếm tỉ lệ là 33.1%, kinh tế khó khăn chiếm tỉ lệ 24.2%, kinh tế khá là 21.4%, gia đình giàu có có 1 trường hợp. Sự khác biệt này thể hiện rõ ở mức chi trên 1.000.000 đồng, ở gia đình khá giả có tỉ lệ 13% , kinh tế bình thường chiếm tỉ lệ 5%, kinh tế khó khăn không có trường hợp nào. Rõ ràng nếu xét góc độ kinh tế thì việc chi tiêu cho ăn uống không phụ thuộc vào cảm tính cá nhân mà chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng kinh tế gia đình hay số tiền mà sinh viên có hàng tháng. (Xem bảng phụ lục) Tóm lại, đa số sinh viên trong mẫu nghiên cứu có mức chi cho ăn uống ở mức trung bình hoặc thấp chính vì thế khẩu phần của họ rất đơn giản, đa phần không đáp ứng được những dưỡng chất cần thiết của con người. Ngoài ra tình trạng kinh tế gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chi cho ăn uống của họ. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của bản thân sinh viên. 3.1.2.3. Chi cho các khoản phụ. Theo các nhà tâm lý học thì ăn và ở là 2 trong 5 nhu cầu cơ bản của con người. Đó là những nhu cầu cần thiết đến độ không thể không có ở tất cả mọi người. Ngoài 5 nhu cầu cơ bản đó, đời sống con người còn nhiều nhu cầu phụ khác. Đối với những nhu cầu phụ này không nhất thiết ai cũng phải thỏa mãn nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hóa của con người. Nghĩa là nó giúp ta mở rộng tương giao với người khác, tăng cơ hội tiếp cận với các lĩnh vực thuộc về tri thức, văn hóa của đời sống xã hội, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện. Tuy nhiên, để có thể thỏa mãn những nhu cầu đó thì đòi hỏi người tham gia cũng phải tổn phí về mặt thời gian và về mặt kinh tế. Đối với sinh viên thì đó cũng là khoản chi trong đời sống sinh hoạt của họ. Để làm rõ về đời sống sinh hoạt của sinh viên chúng tôi không loại trừ những hoạt động phụ đó thông qua luận điểm khảo cứu là chi cho các khoản phụ. Ngoài những chi phí cơ bản như trên thì cuộc sống thường ngày sinh viên cũng có nhiều khoản phụ khác như mua sắm các vật dụng sinh hoạt, xăng xe, đi học thêm, đi uống cà phê ngoài tiệm cùng bạn bè mỗi khi rảnh, giao lưu, sinh nhật, đi picnic, đồ dùng thiết yếu trong sinh hoạt (kem đánh răng, xà bông)…những khoản đó không chỉ nói lên tính chất quan trọng của đời sống mà còn mang ý nghĩa như một hoạt động biểu hiện lối sống cá nhân của sinh viên. Thông qua khảo sát về mặt chi tiêu chúng tôi thấy được kết quả là. Có 96.3% sinh viên trả lời về việc có chi trả cho các hoạt động phụ khác trong tháng và mức chi trung bình cho những chi phí khác trong nghiên cứu là 382.000 đồng/1 người/1 tháng, thấp nhất là 50.000 đồng/1 tháng/1 sinh viên, cao nhất là 2000.000 đồng/1 tháng/1 sinh viên. Chúng ta thấy số tiền chi chủ yếu tập trung ở khoảng 150.000 đồng đến 400.000 đồng với mức từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng là 27.2%, từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng là 25.9%. Từ 450.000 đồng đến 600.000 đồng là 21.5%, trên 600.000 có 13.8% và mức chi thấp nhất là 50.000 đồng đến 150.000 đồng chiếm 11.6%. Qua đó ta thấy rằng các hoạt động có tính giải trí, thưởng thức trong đời sống sinh viên là phong phú. (Xem bảng phụ lục) Như vậy trong tổng số tiền mà sinh viên có hàng tháng sinh viên phải chi rất nhiều khoản và chi cho ăn uống là mức chi chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 49.5%, tiếp đến là chi cho sinh hoạt phí (xăng xe, giải trí, mua sắm…) chiếm 25.5%. cuối cùng là chi cho tiền nhà 22.5%. (Xem bảng 3.2) Biêu đồ 3.2: Tỉ lệ khoản chi so với số tiền mà sinh viên có. (Tỉ lệ %) Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009 Tóm lại, mức chi của sinh viên trên địa bàn nghiên cứu là thấp và sinh viên hầu như chi hết số tiền mà họ có hàng tháng (97.5%). chủ yếu tập trung vào các khoản cơ bản là ăn uống, sinh hoạt phí và nhà ở. 3.2. Điều kiện sinh hoạt Tìm hiểu về các phương tiện sinh hoạt của sinh viên chính là tìm hiểu về điều kiện sống của họ. Đó là biểu hiện của lối sống đồng thời cũng là một chỉ số thuộc đời sống sinh hoạt lẫn tinh thần của sinh viên. Tuy nhiên chúng tôi cũng không có tham vọng tìm hiểu và đánh giá về việc sử dụng các phương tiện ấy như thế nào mà chỉ quan tâm đến thực tế họ có những phương tiện gì và qua đó thể hiện phần nào đánh giá được điều kiện sống của sinh viên. Đa số sinh viên ở nhà trọ vì vậy nơi ở của họ mang tính chất không ổn định cùng với số tiền có hàng tháng chỉ đủ trang trải cho vấn đề ăn uống và vấn đề nhà ở, vì vậy phần lớn sinh viên có suy nghĩ và mua sắm những vất dụng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và việc học tập. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh rõ điều này. Trong tổng số 160 sinh viên trả lời có vật dụng sinh hoạt, quạt điện là đồ dung được sinh viên có nhiều nhất 93.2% (sinh viên tự mua sắm là 76.9%, của nhà chủ là 16.3%), trong điều kiện hiện nay quạt điện là phương tiện không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của mọi người cùng với đặc điểm thời tiết miền Nam nắng nóng quanh năm, việc mua quạt điện là không thể thiếu trong sinh hoạt của sinh viên, bên cạnh đó giá thành của một chiếc quạt điện không phải là quá cao nên phù hợp với sinh viên, có tới 96.3% sinh viên trả lời dung quạt điện là phương tiện làm mát, tỉ lệ dùng máy điều hòa rất ít (đa số là những sinh viên ở nhà người quen). Sau quạt điện là nồi cơm điện 76.8% (sở hữu riêng của sinh viên là 68.1%, của nhà chủ là 8.7%) với lý do tương tự. Hiện nay việc sử dụng bếp ga, bếp điện trong nấu ăn đang ngày trở nên phổ biến với lại với điều kiện ở nhà trọ diện tích chật hẹp như vậy việc sử dụng bếp củi là điều không thể, và số sinh viên trả lời có bếp ga, bếp điện trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ đáng kể 68.2% (của nhà chủ là 9.4%, của sinh viên là 58.8%). Giường và tủ cũng là những phương tiện mà sinh viên mua sắm để phục vụ cho sinh hoat lần lượt có tỉ lệ là 65.7% và 72.5% trong đó đa số tủ của sinh viên là những tủ vải dùng để đựng quần áo với giá không quá cao phù hợp với túi tiền của sinh viên. Tiếp đến là bàn ghế chiếm tỉ lệ 37.9%. Ngoài ra việc mua sắm những phương tiện để phục vụ cho việc học tập là không thể thiếu và chủ yếu là điện thoại di động, vì hiện nay nhu cầu liên lạc càng trở nên cần thiết đặc biệt là những sinh viên dùng để trao đổi bài vở với bạn bè, liên lạc với những người thân ở quê nên kết quả nghiên cứu có 87.5% sinh viên có điện thoại di động. Hiện nay trong thời đại công nghệ thông tin máy tính là phương tiện rất cần thiết cho học tập, công việc và giải trí chính vì thế số lượng sinh viên có máy vi tính cũng chiếm tỉ lệ cao 76.9% (tỉ lệ sinh viên có máy tính là 69.4%, của nhà chủ là 7.5% đa số của những nhà người quen mà sinh viên ở nhờ). Tiếp đến là xe máy và xe đạp là những phương tiện sinh viên ở xa trường dùng để đi học hay làm thêm… lần lượt chiếm tỉ lệ là 62.5% và 48.8% (đa số là của sinh viên 45%, của nhà chủ cho mượn là 3.8%). Ngoài các phương tiện phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và hoạt động học tập, các loại phương tiện phục vụ cho nhu cầu giải trí cũng được sinh viên trong mẫu nghiên cứu mua sắm nhưng với con số khiêm tốn. Có 53.2% sinh viên trả lời là có ti vi nhưng trong đó của nhà chủ chiếm 1 tỉ lệ không nhỏ (13.8%). Và có đầu video là 23.8% trong đó 15% số sinh viên là có đầu video còn của nhà chủ là 8.8%. Ngoài những đồ dùng phương tiện trên thì hầu như sinh viên không mua sắm gì thêm. Đối với sinh viên ở ký túc xá thì ít phải sắm đồ dùng sinh hoạt so với sinh viên ở trọ bên ngoài. Qua khảo sát cho chúng ta thấy đồ dùng chủ yếu mà sinh viên ở ký túc xá có là máy tính 58.8% (sỡ hữu riêng) là phương tiện sinh viên mua để phục vụ cho việc học tập. Các đồ dùng khác như quạt điện, giường, tủ là được ký túc xá trang bị cho mỗi bạn sinh viên một cái, ngoài ra các đồ dùng khác như nồi cơm điện, bếp diện, ti vi… chiếm tỉ lệ rất ít hầu như là không có với các lý do như không cho sinh viên nấu ăn, diện tích chật hẹp không có chỗ để. Nhìn chung, các phương tiện dùng trong sinh hoạt của sinh viên là rất đơn giản. Bởi lẽ, đối với sinh viên cuộc sống ở Tp. HCM hiện nay chỉ là tạm thời, họ đến thành phố để học tập chứ không phải là hưởng thụ. Với số lượng ý kiến trả lời về đồ dùng sinh hoạt so với tổng mẫu nghiên cứu có thể thấy sinh viên cũng mua sắm hầu hết các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt nhưng tỉ lệ không cao có nghĩa không phải sinh viên nào trong mẫu nghiên cứu cũng có tất cả các vật dụng này mà có thể sinh viện này có vật dụng này (hoặc của nhà chủ cho mượn sử dụng) song sinh viên kia lại không có, điều này ta có thể thấy rõ qua sự chênh lệch ý kiến giữa mỗi đồ dùng. 3.3. Mối quan hệ cộng đồng. Con người không tồn tại như những sinh vật đơn lẻ mà là con người xã hội. sống cùng đồng loại trong môi trường xã hội là bản chất của con người và nó quyết định sự sống còn của họ. Không có sự gắn kết với những người khác, chia sẻ bằng cách này hay cách khác với mọi người sự phân công công việc, những thành quả của lao động, những sáng tạo trong văn hóa thì con người không thể tồn tại. Trong suốt quá trình gian truân và trắc trở của cuộc đời, con người luôn phải sống dựa vào cộng đồng, học hỏi những kiến thức sống từ cộng đồng và ngược lại…[9, 2006]. Đối với thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng xã hội hóa là một quá trình cần thiết để con người bước vào cuộc sống cộng đồng, để phát triển trí tuệ và nhân cách. Thực tế cuộc sống cho thấy, những sinh viên từ khắp các vùng miền đến Tp. HCM học tập và sinh sống, môi trường góp phần quan trọng đến quá trình xã hội hóa của họ chính là nhà trường, và địa phương nơi sinh viên đang học tập và sinh sống. Vì thế, đời sống của họ không chỉ dừng lại ở sự phản ánh những sinh hoạt thường ngày của họ, mà bên cạnh đó còn có những mối quan hệ cộng đồng nơi họ đang sống và học tập. Đây cũng là một mảng phản ánh cuộc sống hiện tại của họ, cũng như góp phần quan trọng trong giai đoạn “xã hội hóa ở tuổi thanh niên” của sinh viên. Trong cuộc sống ngoài những mối quan hệ gia đình, bạn bè, người thân … thì mối quan hệ cộng đồng nơi sinh viên sinh sống và học tập cũng rất quan trọng đối với sinh viên. Rời xa mái ấm gia đình, tự lo toan mọi mặt trong cuộc sống thì những người đồng hành trong cuộc sống ở trọ cùng chia sẻ giúp đỡ họ những kiến thức và kinh nghiệm từ cuộc sống không ai khác mà chính là những người sống xung quanh họ như: bạn ở trọ cùng, người cùng khu trọ, chủ nhà trọ, chính quyền địa phương.... Vậy mối quan hệ của sinh viên với những người ấy như thế nào? Chúng tôi sẽ làm rõ cụ thể từng mối quan hệ một, qua đó sẽ thấy rõ hơn về đời sống của sinh viên. (Xem bảng 3.1) Bảng 3.1.: Mức độ quan hệ cộng đồng của sinh viên Người Mức độ Rất thân mật (Tỉ lệ %) Thân mật (Tỉ lệ %) Bình thường (Tỉ lệ %) Không quan hệ (Tỉ lệ %) Bạn trọ cùng phòng 22.9 43.7 29.6 3.8 Người dân địa phương 1.3 7.1 45.8 45.8 Chủ nhà trọ 5.8 15.8 47.1 31.3 Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009 3.3.1. Quan hệ với bạn trọ cùng phòng. Trong cuộc sống ngoài mối quan hệ huyết thống thì mối quan hệ với bạn bè có lẽ đóng vai trò quan trọng kế tiếp như tục ngữ Việt Nam có câu “học thày không tày học bạn”, đối với những sinh viên có cuộc sống ở trọ, thì mối quan hệ với bạn trọ cùng phòng càng trở nên quan trọng hơn tất cả bởi nó không dừng lại ở sự chia sẻ trong lĩnh vực học tập, mà còn cùng chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống, cùng giúp đỡ nhau trong những khó khăn, hoạn nạn. Qua khảo sát cho thấy đa số sinh viên cho biết quan hệ của họ với bạn cùng phòng là ở mức độ thân mật 43.7%, rất thân mật là 22.9%, tuy nhiên không phải sinh viên nào cũng có quan hệ mất thiết với bạn trọ cùng phòng với mình vì có 22.9% sinh viện trả lời là quan hệ ở mức bình thường. Như vậy mối quan hệ giữa sinh viện với bạn trọ cùng phòng không chỉ dừng lại ở quan hệ bình thường mà ở đây còn là mối quan hệ tình cảm và sự quan tâm đến đời sống của nhau. Điều này được làm rõ hơn khi mà trong tổng số 497 ý kiến thì có 34% trả lời rằng họ nhận được sự giúp đỡ từ bạn trọ cùng phòng trong cuộc sống cũng như học tập chẳng hạn như lúc ốm đau (73.4% ý kiến trả lời rằng khi đau ôm họ được thăm hỏi từ bạn trọ cùng phòng). Tiếp đó là 32.4% và 29.2% cảm nhận là bạn trọ cùng phòng thân thiện và hòa đồng với họ. 0.6% là thơ ơ lạnh nhạt và phân biệt kỳ thị, 4% là bình thường. (Xem bảng 3.2) Bảng 3.2: Thái độ của bạn trọ cùng phòng đối với sinh viên. Thái độ với bạn trọ cùng phòng n (ý kiên) Tỉ lệ (%) Thân thiện 161 32.4 Giúp đỡ 169 34 Hòa đồng 145 29.2 Bình thường 20 4 Khác 3 0.6 Tổng 497 100 Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009 3.3.2. Quan hệ với người dân địa phương Sinh viên từ khắp các vùng miền đến thành phố Hồ Chí Minh học tập và sinh sống đa số họ không có mối quan hệ nào với người dân địa phương trước khi họ đến đây vì vậy mối quan hệ giữa sinh viên và người dân địa phương gần như chỉ tồn tại hai mối quan hệ đó là quan hệ giữa chủ nhà trọ và người thuê phòng và mối quan hệ trao đổi mua bán trao đổi hàng hoá, cả hai mối quan hệ này đều dựa trên sự thoả thuận từ hai phía. Theo kết quả khảo sát cho thấy, mối quan hệ giữa sinh viên và người dân địa phương được sinh viên đánh giá chủ yếu là ở mức độ bình thường với 45.8% sinh viên, và không quan hệ cũng chiếm tỉ lệ khá cao 45.8%, ngoài ra sinh viên cũng có mối quan hệ thân với họ nhưng chiếm tỉ lệ không đáng kể. Và cũng qua cảm nhận của sinh viên thì chủ yếu người dân có thái độ bình thường với sinh viên với 70.8% trong tổng số 236 ý kiến trả lời. Ngoài ra sinh viên cũng cảm nhận được thái độ thân thiện (12%), giúp đỡ (9%), hoà đồng (28%) từ phía người dân địa phương đối với họ, điều này có thể thấy người dân địa phương đã hiểu được phần nào về hoàn cảnh, điều kiện sống cũng như những khó khăn của những sinh viên có cuộc sống xa nhà đi ở trọ nên đã trông cảm, chia sẻ và giúp đỡ sinh viên. Tuy nhiên không phải người dân địa phương nào cũng có thiện chí và suy nghĩ tốt về sinh viên và có khi tỏ thái độ thờ ơ lạnh nhạt với sinh viên 8%, phân biệt kỳ thị 1 trường hợp. (Xem bảng 3.3) Bảng 3.3: Thái độ của người dân địa phương đối với sinh viên Thái độ Trường hợp Tỉ lệ (%) Thân thiện 12 5.1 Giúp đỡ 9 3.8 Hòa đồng 28 11.9 Bình thường 167 70.8 Thờ ơ lạnh nhạt 19 8 Phân biệt kỳ thị 1 0.4 Tổng 236 100 Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009 3.3.3. Mối quan hệ với chủ nhà. Nhìn chung mối quan hệ giữa những sinh viên trong mẫu nghiên cứu và chủ nhà trọ cũng được sinh viên đánh giá là bình thường 47.1% trong tổng số 240 sinh viên. Tuy nhiên sinh viên cũng chịu sự quản lý nhất định. Chủ nhà trọ ngoài việc là người có phòng trọ cho thuê thì họ cũng có những trách nhiệm nhất định đối với những người thuê phòng như: vấn đề đảm bảo an ninh trật tự nhà trọ, đảm bảo điện, nước sinh hoạt cho người thuê nhà, có trách nhiệm làm thủ tục hành chính cho việc tạm trú hợp pháp của người ở trọ. Có trách nhiệm thông báo cho những chủ trương chính sách liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người nhập cư… Đối với người thuê nhà trọ, họ thuê nhà dựa trên sự thoả thuận giữa họ và chủ nhà trọ và họ có trách nhiệm thực hiện các quy định mà chủ nhà đưa ra. Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình, đa số các chủ nhà trọ đều đưa ra những quy định nhà trọ riêng cho khu trọ của mình 93.4% với những nội dung sau: quy định thời gian sinh hoạt và đóng và mở cổng 30.9%, quy định về trật tự an ninh 32.3%, quy định về số lượng người ở trong phòng 26.7%, những nội dung khác chiếm tỉ lệ thấp 3.4%. Mối quan hệ giữa người trọ và chủ nhà trọ không chỉ dùng lại ở nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên mà ở đây còn có mối quan hệ tình cảm và sự quan tâm đến đời sống của nhau, khi người ở trọ bị ốm chủ nhà cũng có sự quan tâm thăm hỏi 27.6%. Tuy nhiên trên thực tế, qua khảo sát cho thấy có một số chủ nhà chưa thực hiện đủ trách nhiệm của mình và thường là các chủ nhà có tiền mua đất xây nhà cho thuê nhưng nơi ở của họ lại là ở chỗ khác, vì vậy việc thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm của chủ nhà trọ chưa được đầy đủ, điều đó cũng có nghĩa người thuê nhà sẽ bị nhiều thiệt thòi, an ninh nhà trọ không được đảm bảo, tình trạng mất cắp xe cộ, quần áo, đồ dùng, gây ồn ào mất trật tự ở các khu trọ,… diễn ra ở các khu nhà thiếu vắng nhà chủ này thường xuyên hơn những khu nhà trọ có chủ nhà. Và khi xẩy ra tình trạng này thì chủ nhà thường không phải là người chịu trách nhiệm, vì chưa có văn bản hay nghị định nào quy định về vấn đề này. 4. Một vài cảm nhận của sinh viên về nơi ở họ đang sinh sống. Từ thực tế điều kiện nhà ở và cuộc sống hiện tại cũng như những gì mà sinh viên trên địa bàn nghiên cứu đã và đang đối diện thì họ có những cảm nhận nhất định về chỗ ở cũng như cuộc sống nơi họ đang tạm trú và làm việc. qua khảo cứu có 35% sinh viên cho rằng nơi ở mà họ đang sống là tốt, 14.2% là rất tốt, 32.1% cho rằng nơi ở là tạm ổn có cuộc sống bình thường. Có 15% sinh viên cho rằng nơi ở của họ là rất không tốt (thiếu thốn, chật chội, ô nhiễm môi trường, an ninh không đảm bảo…). Và 3.7% cho rằng con người nơi họ sinh sống thân thiện và hòa đồng. Những cảm nhận nơi ở hiện tại là những yếu tố tác động đến việc lựa chọn nơi ở ổn định của sinh viên. Qua khảo sát ta thấy rằng có 19.6% khẳng định rằng sẽ chuyển nơi ở với những lý do là muốn đến nơi ở có cuộc sống sinh hoạt và học tập tốt hơn (9.6%), chuyển đến gần trường để thuận tiện cho việc đi lại học tập (3.4%), muốn ở chung với bạn bè người thân (4%), chuyển đến nơi có giá cả phù hợp hơn (12.4%), chuyển vào ký túc xá giá cả phù hợp có điều kiện học tập giao lưu và sinh hoạt tốt hơn cuộc sống ở trọ bên ngoài (4.5%), nhưng bên cạnh đó cũng không ít sinh viên cho rằng ký túc xá quá đông đúc chật chội nên phức tạp gây khó khăn cho việc sinh hoạt và học tập nên chuyển ra ở trọ bên ngoài (4.5%). Có 42.9% lưỡng lự chua biết có chuyển chỗ ở hay không vì còn tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế gia đình, nhu cầu học tập, tùy thuộc vào chủ nhà nếu chủ nhà đuổi thì đi (14.1%). Và có 7.5% sinh viên trả lời sẽ không chuyển nơi ở vì chỗ ở hiện tại tiện nghi, phù hợp với sinh hoạt cũng như học tập (36.7%), ngoài ra cũng muốn ổn định một nơi ở nên không chuyển vì sinh viên ở trọ đa số là người ngoại tỉnh, thường có tâm lý thụ động. Chính vì vậy họ không đòi hỏi nhiều và cũng không phải ai cũng có ý thức xây dựng môi trường xung quanh. Sinh viên chấp nhận điều kiện sống ấy bởi không còn sự lựa chọn nào khác, khi điều kiện kinh tế gia đình của đa số sinh viên ngoại tỉnh còn rất khó khăn. 4.1.Chỗ ở mong muốn của sinh viên. Khái niệm “chỗ ở đáng mong muốn” được xác định qua một số chỉ báo như công năng nhà, kiểu loại nhà, vị trí, diện tích, số phòng…đó là đối với người dân nói chung còn đối với sinh viên thì chỗ ở mong muốn là chỗ yên tĩnh, giá cả phù hợp, không cần tiện nghi, chỉ cần đảm bảo an ninh, điện nước sinh hoạt tốt… (xem biểu đồ 4.1) Biểu đồ 4.1: Hình thức ở sinh viên lựa chọn Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009 Tất cả các sinh viên khi được hỏi về sự lựa chọn hình thức nhà ở trong tương lai thì có 64.2% sinh viên thích ở nhà trọ biệt lập bên ngoài hơn với những điều kiện theo tiêu chuẩn thành phố với lý do nhà trọ biệt lập thoải mái tự do trong cuộc sống sinh hoạt 65.7%, có điều kiện thuận tiện cho việc sinh hoạt và học tập tốt hơn 5.4%. Tuy nhiên có 7.5% trả lời lựa chọn hình thức ở trọ chung với chủ nhà với 2 lý do chính đó là ở chung với chủ tuy có khắt khe nhưng được sự quản lý chặt chẽ sẽ học tập tốt hơn 5% và ở chung với chủ nhà sẽ được đảm bảo an ninh, an toàn cho bản thân 1.7%. Số sinh viên lựa chọn vào ký túc xá sống là 25% với lý do chung là ký túc xá gần trường, có giá cả phù hợp, thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt 22.2%. (Xem bảng 4.1) Bảng 4.1: Lý do sinh viên chọn hình thức ở Lý do Trường hợp Tỉ lệ (%) Nhà trọ biệt lập có điều kiện thuận tiện cho việc học tập và sinh hoạt 13 5.4 Nhà trọ biệt lập thoải mái, tự do trong cuộc sống sinh hoạt 157 65.7 Nhà trọ chung với chủ đảm bảo an ninh an toàn 4 1.7 Ký túc xá gần trường, giá rẻ, phù hợp cho việc học tập và sinh hoạt 53 22.2 Nhà trọ chung với chủ được sự quản lý chặt chẽ nên học tập tốt 12 5 Tổng 239 100 Nguồn: kết quả khảo sát của chúng tôi tại các trường đại học – tháng 3/2009 5. Những đề xuất của sinh viên liên quan đến vấn đề nhà ở và đời sống sinh viên. Đứng trước thực trạng cũng như nhu cầu nhà ở của bản thân sinh viên và thực trạng đáp ứng của xã hội, sinh viên trên địa bàn nghiên cứu đề xuất rất nhiều ý kiến khác nhau trong cách giải quyết bài toán nhà ở cho sinh viên. Mục đích cuối cùng của họ là mong sao các đơn vị, cơ quan ban nghành chức năng, tổ chức có trách nhiệm quan tâm đến đời sống sinh viên không chỉ ở phương diện học tập mà còn trên tất cả các phương diện khác đặc biệt vấn đề nhà ở. Trong đề tài, chúng tôi thu thập các thông tin liên quan tới những đề xuất của sinh viên thông qua các câu hỏi mở. Thông tin thu được chắc chắn sẽ không đầy đủ và mang tính đại diện nhưng nó cũng phần nào giúp chúng ta thấy được nhu cầu nhà ở của sinh viên ở các trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 5.1. Đề xuất của sinh viên về phía nhà trường. Đề xuất lớn nhất của sinh viên trên địa bàn nghiên cứu về phía nhà trường là xây dựng ký túc xá, nhà trọ sinh viên với chất lượng tốt, giá cả phù hợp với túi tiền của sinh viên… (chiếm 32.3% trong tổng số 158 ý sinh viên trả lời). Tiếp sau đó họ cho rằng nhà trường không chỉ quan tâm đến việc học tập mà phía quan tâm chăm lo đến đời sống của họ, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho họ an tâm sinh hoạt và học tập… (22.8%). Bên cạnh đó là họ mong muốn hàng năm nếu như nhà trường mà sinh viên theo học không thể có ký túc xá, hoặc ký túc xá không đáp ứng được nhu cầu của sinh viên thì nên tổ chức các hình thức hỗ trợ các tân sinh viên các nguồn nhà trọ, chỗ ở tốt đảm bảo điều kiện sinh hoạt cũng như học tập của họ… (22.1%). Các trường nếu có cũng nên mở rộng ký túc xá để đáp ứng nhu cầu nhà ở của sinh viên hàng năm tăng cao, giảm bớt số lượng người ở trong phòng ký túc xá, cùng với việc mở rộng các loại hình dịch vụ để phục vụ đời sống sinh hoạt cũng như học tập của sinh viên (lắp đặt internet miễn phí, mỗi phòng nên có tivi, phòng tập thể dục, khu sinh hoạt chung…)…chiếm (5.1%). Ngoài ra sinh viên còn mong muốn nhà trường giảm học phí (8.2%), tổ chức và mở rộng các loại hình vui chơi giải trí cho sinh viên 2.5% 5.2. Đề xuất của sinh viên về phía chủ nhà trọ. Chúng ta biết rằng giá nhà cho sinh viên thuê thường rất cao do nhu cầu của sinh viên quá lớn. Vì vậy mà các công trình thường xây nhanh, xây bằng các loại vật liệu rẻ tiền nên chất lượng nhà rất kém. Chính vì thế, điều mà sinh viên mong muốn nhất từ phía chủ nhà trọ chính là các chủ nhà trọ quan tâm hơn nữa đến đời sống sinh viên, mong rằng chủ nhà hiểu và thông cảm đến hoàn cảnh của sinh viên. Chính vì thế mà họ mong rằng chủ nhà trọ có thái độ thân thiện, quan tâm giúp đỡ sinh viên trong cuộc sống…(44% trong tổng số 150 sinh viên trả lời), cải thiện chất lượng nhà cho thuê (mở rộng diện tích nhà ở, điện nước sinh hoạt, cải thiện vệ sinh môi trường nơi cho thuê trọ) kết hợp với mở rộng các loại hình dịch vụ (internet, khu vui chơi giải trí…). Ngoài ra đa số sinh viên mong muốn chủ nhà trọ đảm bảo an ninh cho người đến thuê ở trọ (8.7%). Đối với sinh viên mức khoản chi cho tiền nhà là một khoản chi cố định trong đời sống sinh hoạt của họ, chính vì thế đây là một vấn đề đang được rất quan tâm của sinh viên. Từ kết quả khảo sát cho thấy hiện nay họ phải trả mức giá tiền thuê nhà trọ khá cao, chính vì lý do đó mà họ cho rằng các chủ nhà trọ nên giảm giá tiền thuê nhà cùng với điện nước sinh hoạt một cách phù hợp chiếm 32%. 5.3. Đề xuất của sinh viên về phía chính quyền địa phương. Khi đến tạm trú tại thành phố Hồ Chí minh sinh viên chịu sự quản lý của chính quyền địa phương nơi đây đặc biệt là chính quyền địa phương nơi sinh viên ở trọ, thông qua việc khai báo tạm trú tạm vắng… Tuy nhiên, thường thì việc khai báo tạm trú được thực hiện thông qua chủ nhà trọ nên sinh viên thường ít tiếp xúc trực tiếp với cán bộ địa phương. Chính điều này cũng thể hiện sự thiếu trách nhiệm cũng như thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với sinh viên đến thuê ở trọ chính vì thế có (56.8%) trong tổng số 132 sinh viên tham gia ý kiến mong muốn chính quyền địa phương nơi sinh viên đang sinh sống đảm bảo an ninh trật tự trong các khu trọ để sinh viên có thể an tâm học hành và sinh hoạt. Bên cạnh đó họ cũng mong muốn chính quyền địa phương nên có sự quan tâm hơn đến đời sống sinh viên, thông cảm và giúp đỡ họ những khó khăn trong cuộc sống (34.8%). Ngoài ra chính quyền địa phương cũng thường xuyên quan tâm đến vấn đề khai báo tạm trụ tạm vắng của sinh viên (3.8%), thường xuyên kiểm tra chất lượng các khu trọ cho sinh viên thuê ở, có những hình thức sử phạt thích đáng đối với chủ nhà trọ xây nhà cho thuê kém chất lượng và giá thuê nhà cao (4.5%). 5.4. Đề xuất của sinh viên về phía nhà nước. Việc quan tâm đến đời sống cũng như nhà ở của sinh viên không chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà trường, chính quyền địa phương nơi sinh viên theo học mà còn là của phía nhà nước. Chính vì thế trong tống số 100 sinh viên tham gia trả lời thì có (65%) sinh viên đề xuất nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ, quan tâm đến đời sống sinh viên như tạo ra nhiều xuất học bổng, giảm học phí, hỗ trợ giá tiền thuê nhà, hỗ trợ giá điện nước sinh hoạt…Có (15% ) ý kiến cho rằng nhà nước nên hỗ trợ xây ký túc xá, nhà trọ chất lượng, tiện nghi đầy đủ cùng với việc hỗ trợ giá tiền thuê nhà trọ cho sinh viên, (16%) đề xuất nên có chính sách đầu tư phối hợp với tư nhân, các trường đại học cao đẳng trong việc xây nhà ở cho sinh viên Ta thấy rằng những đề xuất của sinh viên rất cụ thể và thực tế. Nó không xa vời mà xoáy sâu vào những mặt còn hạn chế của các các đơn vị, cơ quan ban nghành, tổ chức có trách nhiệm. Đó còn là biểu hiện của những khó khăn và những mong muốn của sinh viên liên quan tới đời sống sinh hoạt và vấn đề nhà ở. Những đề xuất này có ý nghĩa trong việc giúp cho các đơn vị nhất định là nhà trường, nhà nước và địa phương nơi sinh viên sinh sống đưa ra được những giải pháp, phương hướng hoạt động phù hợp nhất với nhu cầu nhà ở của sinh viên hiện nay. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Một vài nhận định từ kết quả nghiên cứu. Từ những phân tích trên, chúng tôi đưa ra những nhận định về những vấn đề nhà ở và đời sống sinh viên trên địa bàn nghiên cứu với những đặc trưng nổi bật sau: - Nhu cầu nhà ở của sinh viên là rất lớn, hiện nay đang nhận được sự quan tâm từ nhiều phía nhà nước, các cơ quan ban nghành chức năng, các đơn vị trường học qua các chính sách, dự án đầu tư, nhưng sự đáp ứng của xã hội nói chung còn hạn hẹp mới chỉ đáp ứng được lượng nhỏ nhu cầu nhà ở của sinh viên. - Có rất nhiều yếu tố tác động đến sự lựa chọn chỗ ở của sinh viên. Một là những yếu tố về mối quan hệ xã hội là một trong những yếu tố quan trọng trong tiêu chí chọn nhà ở cho sinh viên. Yếu tố thứ hai có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nhà ở của sinh viên bị chi phối bởi hai mục đích là phục vụ tốt cho việc học tập và thuận lợi trong cuộc sống sinh hoạt. Ngoài ra như đặc điểm bản thân và gia đình (giới tính, năm theo học) cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn nơi ở của sinh viên. -Do nhu cầu cuộc sống và học tập sinh viên khó có thể có được chỗ ở ổn định và có nhiều lý do để sinh viên chuyển nơi ở. Trung bình số lần chuyển nhà của sinh viên là trên 3 lần. - Đa số sinh viên trong mẫu nghiên cứu có cuộc sống đi ở trọ, hoặc ký túc xá. Hàng tháng, sinh viên thuê nhà trọ ở bên ngoài nhà dân hiện nay đang chịu một mức giá khá cao.Trong khi đó điều kiện sinh hoạt ở nhà trọ vẫn chưa thể đảm bảo một chỗ học tập, nghỉ ngơi tốt nhất: diện tích sinh hoạt thấp, tình hình an ninh không được đảm bảo, điều kiện chất lượng nhà ở, vệ sinh môi trường chưa tốt. - Đa số sinh viên ở nhà trọ vì vậy nơi ở của họ mang tính chất không ổn định cùng với số tiền có hàng tháng chỉ đủ trang trải cho vấn đề ăn uống, sinh hoạt phí và vấn đề nhà ở. Thêm vào đó diện tích phòng ở hẹp, cùng với suy nghĩ cuộc sống hiện tại là tạm thời nên việc mua sắm đồ dùng sinh hoạt của họ cũng rất hạn chế, chủ yếu là mua sắm những vật dụng cần thiết phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày và việc học tập. Tất cả sự hạn chế trong việc mua sắm đồ dùng sinh hoạt đã dẫn đến họ phải sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn về nhiều mặt. - Số đông sinh viên có quan hệ thân mật với bạn trọ cùng phòng. Nhưng lại có cảm nhận bình thường về mối quan hệ giữa họ với chủ nhà và với người dân địa phương. 2. Những đề xuất mang tính khuyến nghị. Từ những kết luận như trên, để đáp ứng được nhu cầu nhà ở của sinh viên ở các trường đại học trên địa bàn Tp.HCM , chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến mang tính chất khuyến nghị như sau: 2.1.Giải pháp mang tính chiến lược: Nhà nước muốn tạo lập nhà ở cho sinh viên công nhân, thì nhà nước phải đi đầu trong chiến dịch này, vì đây là trách nhiệm của nhà nước. Thậm chí nhà nước phải chịu thiệt khi đứng ra đền bù giải tỏa, tạo quỹ nhà mà không nên đề cập đến vấn đề lợi nhuận: - Để giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh liên quan tới việc phát triển giáo dục đại học, trong Nghị định hướng dẫn Luật Đầu tư cần quy định những điều kiện và nội dung cụ thể, ràng buộc trách nhiệm của địa phương và các đơn vị trường học trong việc quy hoạch và phát triển giáo dục đại học. - Cần sớm phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển khu trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, - Phát triển các trường các trường đại học, cao đẳng, trung cấp phải được gắn với quy hoạch khu nhà ở cho sinh viên – học sinh. Quy hoạch khu nhà ở, ký túc xá cho sinh viên cần đáp ứng quy hoạch chung của đô thị, nhà ở dành cho sinh viên và là một bộ phận cấu thành của hệ thống nhà ở đô thị. - Cần ban hành hệ thống tiêu chuẩn nhà ở tối thiểu cho học sinh – sinh viên trong khu các trường (đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp), đồng thời điển hình hóa các thiết kế nhà ở nhằm thống nhất và đảm bảo phù hợp với nhu cầu và khả năng của sinh viên tại các trường. - Đa dạng hóa các hình thức đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên. Ngoài việc xây dựng nhà ở từ nguồn vốn nhà nước, cần khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng nhà ở thương mại để cho thuê, thuê mua, bán trả dần (trả góp), trả chậm… - Có chính sách hỗ trợ, miễn giảm tiền thuê đất đối với việc xây dựng nhà ở cho sinh viên và người có thu nhập thấp để việc xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán đảm bảo: thu hồi được vốn và có lãi đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tạo điều kiện cho sinh viên có thể thuê nhà với giá rẻ, chất lượng vừa phải. 2.2. Giải pháp thiết thực: Thực tiễn ở Tp. HCM đã chỉ rõ, giải quyết vấn đề nhà ở trong đó có nhà ở cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng như phát triển kinh tế, phát triển đô thị… chiến lược nhà ở là động lực của phát triển kinh tế cũng như ổn định về mặt xã hội. Hiên nay nhà trọ tư nhân đang trở thành kênh chính cung cấp dịch vụ nhà ở cho sinh viên ở Tp. HCM. Vì thế, để đảm bảo an ninh và chất lượng cho đời sống sinh viên, nhà trọ tư nhân cần có sự quản lý và theo tiêu chuẩn nhất định về nhà ở và giá thuê nhà, giá điện nước của nhà nước. Đồng thời nhà nước phải có chính sách ưu đãi về thuế và giá cả điện nước cho các nhà trọ này và hỗ trợ về mặt tài chính như cho vay với giá cả ưu đãi để nhà chủ nâng cao chất lượng nhà ở theo tiêu chuẩn của nhà nước. Khi dành riêng quỹ đất để xây nhà cho HSSV ở các trường học thì cần phải tính trên cơ sở HSSV sắp có và hiện có để xây dựng mô hình phù hợp. Ngoài ra, đi tìm một giải cho bài toán nhà ở của sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chúng tôi nhận thấy rằng: mô hình lý tưởng nhất cho sinh viên là xây dựng những ký túc xá phù hợp tiêu chuẩn tối thiểu phải đảm bảo cho việc ăn ở, sinh hoạt, học tập và giải trí của sinh viên. Có khuôn viên để sinh viên rèn luyện thân thể, chơi thể thao, thư giãn, có dịch vụ internet, có phòng đọc báo xem ti vi, phòng học chung đủ rộng thoáng mát. Chúng xin đưa ra đưa ra một số mô hình mang tính chất tham khảo: Mô hình thứ nhất: đó là mô hình xây dựng ký túc xá dựa trên 3 nguồn lực: Chính quyền thành phố - chính quyền phường -Trường Đại học. Mô hình này xuất phát từ lý do là các trường Đại học – cao đẳng ngoài công lập hiện nay gặp khó khăn trở ngại lớn nhất là quỹ đất để xây dựng cơ sở hạ tầng không có, thứ hai là không đủ kinh phí để xây dựng ký túc xá cho sinh viên. Ở mô hình này, chính quyền thành phố hỗ trợ về quỹ đất ở các quận huyện ngoại thành cho các trường thuê dài hạn trong 50 năm. Các trường huy động nguồn vốn vay từ ngân hàng với lãi suất thấp. Ưu điểm của mô hình này là: Giải quyết được số lượng sinh viên cần chỗ trọ của trường. Giảm được một phần áp lực của mật độ dân số trong nội thành. Ổn định về trật tự xã hội. Về mặt quản lý trường Đại học – cao đẳng quản lý được sinh viên thông qua ban quản lý ký túc xá. Chính quyền phường sẽ quản lý tốt về an ninh trật tự. Hạn chế được những tệ nạn xảy ra trong sinh viên hiện nay khi mà nhà trường và chính quyền đang buông lỏng sự quản lý (hút chích ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượu chè nhậu nhẹt, cà phê đèn mờ, gây rối trật tự công cộng…). Sinh viên có môi trường lành mạnh để học tập, sinh hoạt, giải trí. Các dịch vụ bổ trợ: Xây dựng tuyến xe buýt đưa đón sinh viên từ ký túc xá đến trường với thời gian hợp lý phù hợp với giờ học của sinh viên. Hình thành hệ thống nhà sách, bưu điện, tiệm internet, chợ, trạm y tế, thư quán sinh viên, tiệm bán báo, quán giải khát (những cơ sở này dựa vào nguồn lực của dân cư xung quanh ký túc xá góp phần kích thích sự phát triển dịch vụ của địa phương). Nhược điểm của mô hình: Nguồn vốn thu hồi chậm. Sẽ khó khăn cho thành phố trong việc phân phối khi mà quỹ đất không còn nhiều. Trường Đại học sẽ mang nặng gánh trả tiền lãi và tiền thuê đất hàng năm. Tuy nhiên những nhược điểm của mô hình trên có thể khắc phục được khi mà thành phố có một chính sách rõ ràng và thoả đáng cho các trường phát triển về cơ sở vật chất. Trong thời gian qua các trường đại học, cao đẳng đặc biệt khối ngoài dân lập trên địa bàn thành phố đã không ngừng phát triển, khẳng định tên tuổi và vị trí của mình trong hệ thống giáo dục của đất nước, góp phần không nhỏ trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho Tp. HCM nói riêng và các tỉnh thành phía Nam nói chung. Vì vậy mà chính quyền thành phố không thể không quan tâm đến cuộc sống của sinh viên các trường ngoài công lập. Mô hình 1 này không chỉ áp dụng cho các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập mà nó còn có thể áp dụng cho các trường khối công lập hiện nay cũng đang thiếu nguồn kinh phí để giải quyết bài toán nhà ở cho sinh viên. Khó khăn lớn nhất của mô hình 1 chính là quỹ đất của thành phố hiện nay rất hạn hẹp và không còn nhiều, vì vậy chúng tôi cũng xem xét và đưa ra mô hình thứ hai là một dạng mô hình mà một số trường đại học đang tiến hành thử nghiệm để giải quyết bài toán về quỹ đất dựa trên nguồn lực từ nhân dân. Mô hình này hình thành trên cơ sở thực tế là sự tự phát trong nhân dân khi xây dựng ồ ạt các nhà trọ mà không hề có một quy hoạch và hỗ trợ từ chính quyền địa phương ngoài việc cấp phép xây dựng nhà tạm cấp 4 và giấy phép kinh doanh loại hình nhà trọ, gây một hỗn độn không thể kiểm soát trong quản lý đô thị vừa qua. Mô hình mà chúng tôi đưa ra là thiết kế lại ngôi nhà của người dân thành một ký túc xá mi ni, hay khu lưu xá sinh viên với sức chứa từ 20 - 50 sinh viên. Mô hình này dựa trên 4 nguồn lực: Nhà trường – chủ nhà trọ – chính quyền - ngân hang. Tức là người dân có cơ ngơi sẵn, cho trường mướn hàng tháng sẽ chia đôi lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí. Ưu điểm của hình thức liên kết này là các trường Đại học có thể trực tiếp quản lý được sinh viên của mình, có ký túc xá dạng mi ni để sinh viên ở lâu dài. Nguồn thu từ việc cho sinh viên thuê phòng ở sẽ trang trãi chi phí với chủ nhà và các chi phí duy trì hoạt động của ký túc xá.Giải quyết thấu đáo nhu cầu cấp thiết hiện nay về chỗ trọ đối với sinh viên. Huy động được nguồn quỹ đất trong dân. Kích thích kinh tế dịch vụ trong khu vực phát triển. Ổn định tình hình an ninh trật tự trong địa bàn dân cư. Sinh viên có môi trường lành mạnh để học tập, sinh hoạt. Về mặt quản lý: trường quản lý sinh viên mình thông qua chủ nhà trọ, kịp thời hỗ trợ sinh viên khi cần thiết. Chính quyền địa phường cũng dễ dàng quản lý về nhân khẩu thông qua chủ nhà trọ. Trách nhiệm các bên liên quan: Hợp đồng ký kết giữa chủ nhà trọ với trường có sinh viên. Chính quyền quận huyện có trách nhiệm hỗ trợ về giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh nhà trọ. Chính quyền thành phố có chính sách cụ thể trong việc miễn giảm thuế cho loại hình kinh doanh đặc biệt này. Có chính sách để chủ nhà trọ có thể vay vốn kích cầu từ ngân hàng. Thiết lập hệ thống xe buýt đưa đón sinh viên từ khu dân cư đến trường. Đây là một mô hình rất khả thi mà chúng ta có thể áp dụng cho sinh viên toàn thành phố hiện đang sống trọ trong nhà dân. Nhược điểm của mô hình này là phòng ốc được xây dựng sẵn theo thiết kế của căn hộ gia đình, không phù hợp với môi trường sống, sinh hoạt của sinh viên như cần một khoảng không gian cần thiết để phơi đồ, ngồi chơi, tiếp bạn bè họ hàng tới thăm, không có chỗ để học nhưng đây gần như là nhược điểm chung của những nhà trọ trong dân. Tuy nhiên, thực hiện được mô hình này, thành phố sẽ có một bộ mặt đô thị gọn gàng quy củ hơn, ổn định về mặt trật tự xã hội. Sinh viên có chỗ ở ổn định để có thể học hành. Nhà trường giải quyết được vấn đề khó tháo gỡ bấy lâu nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu trên báo, tạp chí: Quang Phương, Dự án 100.000 chỗ ở cho sinh viên tại Tp. HCM, Báo Giáo dục ra ngày 7 – 5 – 2009 (tr.8) Bảo Anh, Khó có thể, thậm chí không thể xây dựng được Quy Chế quản lý nhà trọ sinh viên, Báo Giáo dục ra ngày 22 – 10 - 2008 Báo Thanh niên ra ngày 13 – 5 – 2009 (tr.13) Phan Bá Mạnh, Báo Dân Trí ra ngày 23 – 4 – 2009 Tài liệu hội thảo khoa học :Liên kết và hợp tác phát triển giáo dục đại học tại thành phố Hồ Chí Minh; Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 10/ 2002 Thế Gia, Chương trình nhà ở tại Tp. HCM, Tạp chí Sài Gòn và Xây Dựng, Số 9 – 2006 Nguyễn Văn Trịnh, Nhà ở công nhân các KCN – Thực trạng và một số giải pháp, Báo Lao động ra ngày 27-03 – 2008 Bài “kích cầu: tập trung cho công nhân và sinh viên”, Báo Lao động số 29 ngày 15/12/2008 II.Tài liệu trên sách: Đặng Cảnh Khanh, 2006. Xã hội học thanh niên. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia Lê Ngọc Hùng, 2002. Lịch sử và lý thuyết xã hội học. Hà Nội: Nhà xuất bản Quốc gia. Nguyễn Sinh Huy, 1999. Xã hội học đại cương. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại hoc Quốc Gia Thanh Lê, 2003. Từ điển xã hội học. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học xã hội.. Trịnh Duy Luân, 2004. Xã hội học đô thị. Viện khoa học xã hội Việt Nam: Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Th.S.Tạ Minh – TS.Vũ Quang Hà , 2002. Nhập môn xã hội học. Viện nghiên cứu Thanh niên: Nhà xuất bản Thống kê. Nguyễn Quý Thanh, Phạm Văn Quyết, 2001. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia. Trần Hữu Quang, 2006. Xã hội học báo chí. Nhà xuất bản Trẻ. Trần Thị Kim Xuyến, 2004 (chủ biên), Giáo trình xã hội học lối sống, Từ Điển Bách Khoa Việt Nam, 2005, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội III.Tài liệu luận văn: Nguyễn Thị Điệp, 2008. Khuôn Mẫu giải trí của sinh viên ở các trường Đại học trong khu vực Văn Thánh Bắc thành phố Hồ Chí Minh . Trường Đại học dân lập Văn Hiến. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân xã hội học Nguyễn Văn Hồ, 2004 Tìm hiểu đời sống của dân nhập cư lao động tự do trên đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Trường Đại học dân lập Văn Hiến. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân xã hội học. Nguyễn Thị Huê, 2006, Tìm hiểu đời sống của dân nhập cư lao động tự do trên địa bàn Quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh. Trường Đại học dân lập Văn Hiến. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân xã hội học Nguyễn Thị Oanh, 2008, Nhận diện quan niệm hiên đại của sinh viên. Trường Đại học dân lập Văn Hiến. Khóa luận tốt nghiệp cử nhân xã hội học. IV.Tài liệu trên các trang web: http//www.Google.com.vn http//www.hutech.edu.vn 25. http//www.vtc.vn 26. http//Scholar google.com.vn 27. http//Vietnam.net 28. 29. 30. 31. http//www.Daihocvanhien.edu.com 32.http//en,Wikipedia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docvan de nha o cua sinh vien.doc
Luận văn liên quan