Vấn đề trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian và cơ chế bảo hộ văn hóa dân gian

Dẫn nhập Như chúng ta đã biết, việc sử dụng văn hóa nghệ thuật dân gian(VHNTDG) của các cộng đồng dân tộc đem lại lợi ích đáng kể về kinh tế, văn hóa, xã hội cho mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như nước ta. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là: trước tiên chúng ta phải hiểu được văn hóa dân gian là gì ? và cần phải có những công cụ pháp lí để bảo vệ văn hóa dân gian đó. Theo định nghĩa của WIPO/UNESCO: Dân gian (theo nghĩa rộng là văn hoá truyền thống và dân gian thông thường) là một sáng tạo mang tính định hướng cộng đồng và dựa trên truyền thống của các nhóm người hoặc các cá nhân phản ánh ước vọng của cộng đồng như một hình thức thể hiện đầy đủ đặc điểm văn hoá và xã hội của nó; các chuẩn mực của nó được truyền miệng, thông qua sự bắt chước hoặc các hình thức khác. Các thể loại tác phẩm dân gian bao gồm ngôn ngữ, văn học, âm nhạc, điệu múa, trò chơi, thần thoại, nghi lễ, tập quán, thủ công, kiến trúc và các nghệ thuật khác. Theo quan điểm truyền thống thì : Văn hóa nghệ thuật dân gian là cội nguồn, là bản sắc, là hệ giá trị biểu tượng của văn hóa dân tộc, nhưng tựu chung lại thì văn hóa dân gian là những sản phẩm chung của cộng đồng. Văn hóa dân gian có thể dưới dạng ngôn ngữ (truyện, thơ, câu đố dân gian ); âm nhạc (các bài hát dân gian, âm nhạc truyền thống ); động tác (múa dân gian, động tác thực hiện nghi lễ ) hoặc các dạng thể hiện hữu hình khác (các tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật tạo hình, sản phẩm thủ công mỹ nghệ ) và các tài sản văn hóa vật thể khác. Tại khoản 1 điều 23 luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định : Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm: i. Truyện, thơ, câu đố; ii. Điệu hát, làn điệu âm nhạc; iii. Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi; iv. Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào. Tuy văn hóa dân gian là sản phẩm chung của cộng đồng nhưng không phải là sản phẩm không có chủ, mà nó được cất giữ, bảo tồn, truyền tụng bởi các làng xã, bởi các già làng, trưởng bản . vì vậy có thu phí bản quyền sử dụng tác phẩm trong VHNTDG hay không? Nếu có, thì tiền đó sẽ phân chia như thế nào: cho cộng đồng có tác phẩm hay để lập quỹ bảo tồn VHNTDG ? Có phải đóng thuế không? Đặc biệt, có cấp phép sử dụng không? Nếu có thì ai cấp phép: cơ quan Nhà nước, đại diện cộng đồng có tác phẩm, hay là Hội văn nghệ dân gian Việt Nam ? Trên thực tế pháp luật của nước chúng ta hoàn toàn chưa có một cơ chế pháp lí đủ mạnh để kiểm soát và bảo hộ vấn đề này mặc dù trong luật sở hữu trí tuệ năm 2005 tại đểm L khoản 1 điều 14 có quy định tác phẩm VHNTDG được bảo về quyền tác giả. Và tại khoản 2 điều 23 luật sở hữu trí tuệ cũng quy đinh : Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Như vậy việc đặt ra vấn đề thu phí đặt ra ở đây có vẻ như nó không cần thiết vì luật đã quy định rất rõ. Nhưng suy cho cùng thì VHNTDG cũng là những tác phẩm văn học nghệ thuật rất đặc sắc và từ nó đã đưa ra lợi ích kinh tế rất lớn cho những người sử dụng tác phẩm VHNTDG, mà họ không phải trả một chút tiền bản quyền tác giả nào, không những vậy có nhiều trường hợp khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị nghệ thuật của chính những tác phẩm nghệ thuật mà họ sử dụng, họ không quan tâm đến nghệ thuật, những giá trị văn hóa dân tộc mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận đã làm cho những tác phẩm này giảm giá trị và đôi khi làm lệch lạc tác phẩm khiến cho VHNTDG không còn chuẩn mực, không còn đúng với giá trị của chính nó như: lễ hội chợ tình ở Spa trở thành nơi mua vui của rất nhiều khách du lịch, nhã nhạc cung đình Huế trở thành một loại hình giải trí phục vụ vô tội vạ cho khách du lịch ở mọi nơi, trong khách sạn, trên sông . và nó dường như đã làm hao mòn đi giá trị nghệ thuật. Vậy trách nhiệm này thuộc về ai? Và trong giới hạn bài tiểu luận này chúng tôi xin được làm sáng tỏ cũng như đưa ra cơ chế bảo hộ cho VHNTDG trong vấn đề trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm VHNTDG. II. Nội dung 1. Việc trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian.

doc13 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3869 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vấn đề trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian và cơ chế bảo hộ văn hóa dân gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vấn đề trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian  và cơ chế bảo hộ văn hóa dân gian I. Dẫn nhập Như chúng ta đã biết, việc sử dụng văn hóa nghệ thuật dân gian(VHNTDG) của các cộng đồng dân tộc đem lại lợi ích đáng kể về kinh tế, văn hóa, xã hội cho mỗi quốc gia, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như nước ta. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là: trước tiên chúng ta phải hiểu được văn hóa dân gian là gì ? và cần phải có những công cụ pháp lí để bảo vệ văn hóa dân gian đó. Theo định nghĩa của WIPO/UNESCO: Dân gian (theo nghĩa rộng là văn hoá truyền thống và dân gian thông thường) là một sáng tạo mang tính định hướng cộng đồng và dựa trên truyền thống của các nhóm người hoặc các cá nhân phản ánh ước vọng của cộng đồng như một hình thức thể hiện đầy đủ đặc điểm văn hoá và xã hội của nó; các chuẩn mực của nó được truyền miệng, thông qua sự bắt chước hoặc các hình thức khác. Các thể loại tác phẩm dân gian bao gồm ngôn ngữ, văn học, âm nhạc, điệu múa, trò chơi, thần thoại, nghi lễ, tập quán, thủ công, kiến trúc và các nghệ thuật khác. Theo quan điểm truyền thống thì : Văn hóa nghệ thuật dân gian là cội nguồn, là bản sắc, là hệ giá trị biểu tượng của văn hóa dân tộc, nhưng tựu chung lại thì văn hóa dân gian là những sản phẩm chung của cộng đồng. Văn hóa dân gian có thể dưới dạng ngôn ngữ (truyện, thơ, câu đố dân gian…); âm nhạc (các bài hát dân gian, âm nhạc truyền thống…); động tác (múa dân gian, động tác thực hiện nghi lễ…) hoặc các dạng thể hiện hữu hình khác (các tác phẩm hội họa, điêu khắc, nghệ thuật tạo hình, sản phẩm thủ công mỹ nghệ…) và các tài sản văn hóa vật thể khác. Tại khoản 1 điều 23 luật sở hữu trí tuệ cũng có quy định : Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hoá và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao gồm: Truyện, thơ, câu đố; Điệu hát, làn điệu âm nhạc; Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi; Sản phẩm nghệ thuật đồ hoạ, hội hoạ, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào. Tuy văn hóa dân gian là sản phẩm chung của cộng đồng nhưng không phải là sản phẩm không có chủ, mà nó được cất giữ, bảo tồn, truyền tụng bởi các làng xã, bởi các già làng, trưởng bản ... vì vậy có thu phí bản quyền sử dụng tác phẩm trong VHNTDG hay không? Nếu có, thì tiền đó sẽ phân chia như thế nào: cho cộng đồng có tác phẩm hay để lập quỹ bảo tồn VHNTDG ? Có phải đóng thuế không? Đặc biệt, có cấp phép sử dụng không? Nếu có thì ai cấp phép: cơ quan Nhà nước, đại diện cộng đồng có tác phẩm, hay là Hội văn nghệ dân gian Việt Nam ? Trên thực tế pháp luật của nước chúng ta hoàn toàn chưa có một cơ chế pháp lí đủ mạnh để kiểm soát và bảo hộ vấn đề này mặc dù trong luật sở hữu trí tuệ năm 2005 tại đểm L khoản 1 điều 14 có quy định tác phẩm VHNTDG được bảo về quyền tác giả. Và tại khoản 2 điều 23 luật sở hữu trí tuệ cũng quy đinh : Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Như vậy việc đặt ra vấn đề thu phí đặt ra ở đây có vẻ như nó không cần thiết vì luật đã quy định rất rõ. Nhưng suy cho cùng thì VHNTDG cũng là những tác phẩm văn học nghệ thuật rất đặc sắc và từ nó đã đưa ra lợi ích kinh tế rất lớn cho những người sử dụng tác phẩm VHNTDG, mà họ không phải trả một chút tiền bản quyền tác giả nào, không những vậy có nhiều trường hợp khác đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị nghệ thuật của chính những tác phẩm nghệ thuật mà họ sử dụng, họ không quan tâm đến nghệ thuật, những giá trị văn hóa dân tộc mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận đã làm cho những tác phẩm này giảm giá trị và đôi khi làm lệch lạc tác phẩm khiến cho VHNTDG không còn chuẩn mực, không còn đúng với giá trị của chính nó như: lễ hội chợ tình ở Spa trở thành nơi mua vui của rất nhiều khách du lịch, nhã nhạc cung đình Huế trở thành một loại hình giải trí phục vụ vô tội vạ cho khách du lịch ở mọi nơi, trong khách sạn, trên sông ... và nó dường như đã làm hao mòn đi giá trị nghệ thuật. Vậy trách nhiệm này thuộc về ai? Và trong giới hạn bài tiểu luận này chúng tôi xin được làm sáng tỏ cũng như đưa ra cơ chế bảo hộ cho VHNTDG trong vấn đề trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm VHNTDG. II. Nội dung 1. Việc trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian. Để đi đến được kết luận cho việc cần thiết phải trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm VHNTDG, trước tiên chúng ta cần có sự so sánh đối chiếu với những tác phẩm văn học, nghệ thuật khác ở trên nhiều khía cạnh để nêu rõ sự cần thiết phải trả tiền tác quyền và đảm bảo công bằng cho những giá trị sáng tạo ở trên các lĩnh vực khác nhau. Trước tiên là về vấn đề giá trị kinh tế của tác phẩm thì dường như đã có nhiều khẳng định cho giá trị to lớn của tác phẩm VHNTDG trong cuộc sống đương đại như: quan họ Bắc Ninh, đàn ca tài tử ở Miền Đông Nam Bộ, cải lương, chèo, nhã nhạc cung đình Huế, .... và rất nhiều loại hình nghệ thuật khác của đồng bào dân tộc trên cả nước. Nó đã trở thành đặc sản, trở thành những nét đặc sắc mà dựa vào đó có thể khai thác thương mại, thu hút khách du lịch, và từ đó nó tạo ra được những giá trị vật chất vô cùng lớn. Bên cạnh đó chúng ta phải kể đến những tác phẩm phái sinh, chuyển thể, cải biên dựa trên VHNTDG như: Mưa bay tháp cổ của nhạc sĩ Trần Tiến, Ra khơi của Trần Lập, Trống Cơm... đã tạo nên được những giá trị vật chất rất lớn, tạo nên cả danh tiếng cho những tác giả đó nhưng hầu như chưa ai quan tâm đến vấn đề từ đâu mà mình có những tác phẩm đó, và khi sử dụng tác phẩm thu được lợi nhuận thì cũng chưa ai nghĩ đến vấn đề trả tiền bản quyền tác giả cho chủ sở hữu những tác phẩm văn hóa dân gian đó là cộng đồng làng xã... Những tác phẩm với giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc và mang cả tâm hồn dân tộc thì hoàn toàn chưa được quan tâm. Trong khi đó chúng ta thử liên hệ với thực tế khi những tắc phẩm âm nhạc, văn học, thơ ca, kịch ... hiện đại chúng ta cũng có thể nhận biết được một điều là giá trị thực tế của những tác phẩm mới hoàn toàn không phải là khi nào cũng tốt hơn, đặc sắc hơn các tác phẩm VHNTDG, và đôi khi còn kém giá trị hơn rất nhiều so với tác phẩm VHNTDG lại được bảo hộ về quyền tác giả, được trả tiền tác quyền khi một người khác sử dụng tác phẩm của họ thì có phải là vô hình chung chúng ta làm xuất hiện một sự bất công bằng giữa những giá trị sáng tạo nghệ thuật, bất công cho những sáng tạo nghệ thuật đích thực. Sự không công bằng còn thể hiện ở khía cạnh nữa là việc làm tác phẩm phái sinh, tác phẩm chuyển thể, ... thì sau khi có tác phẩm thì người chuyển thể hay người làm tắc phẩm phái sinh đều có quyền hưởng lợi ích khi có ngưởi khác sử dụng những tác phẩm đó. Vậy có phải chúng ta đã bảo vệ một cái lợi ích khác mà thật sự giá trị sáng tạo không có nhiều, họ chỉ dựa trên trí tuệ của người khác để tạo ra một lợi ích mà thực ra họ không có sự sáng tạo nhiều ở trên thực thế trong khi những tác phẩm VHNTDG luôn mang trong nó một sự sáng tạo nghệ thuật to lớn, một giá trị dân tộc sâu sắc, một nét văn hóa đặc trưng lại không có một sự bảo hộ nào cho nó. Thứ hai là chúng ta sẽ xét trên giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa và giá trị dân tộc của tác phẩm VHNTDG. Khi chưa có cơ chế bảo hộ và vấn đề về việc trả tiền tác quyền chưa được bảo vệ thì đương nhiên dẫn đến việc sao chép, đánh cắp, xuyên tạc tác phẩm sẽ làm cho giá trị tác phẩm giảm sút, giá trị văn hóa dân tộc và những nội dung nghệ thuật cần truyền đạt trong tác phẩm bị biến dạng trở thành thứ văn hóa thứ cấp. Vì hoàn toàn chưa có cơ chế bảo hộ nên việc sử dụng văn hóa dân gian một cách công khai vào những mục đích khác nhau kể cả những mục đích tốt cũng như những mục đích xấu ví dụ như những sự xuyên tác thành những tác phẩm nhạc chế, tác phẩm văn hóa đồi trụy... gây ảnh hưởng lớn đến thuần phong mĩ tục và văn hóa của dân tộc khi mà nó được phát tán ra nhiều nước trên thế giới từ đó sẽ làm giảm tính hấp dẫn, thu hút, làm xấu hình ảnh của đất nước trong con mắt của bạn bè thế giới. Cũng như thế là trường hợp các tốp đờn ca tài tử ở một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long, nơi mà các nghệ sĩ cố gắng rút ruột ra ca cho mùi mẫn sáu câu vọng cổ sâu đậm, còn khách thì nhồm nhoàm ăn uống và cười nói ồn ào. Vậy chúng ta phải xử lý thế nào khi đem vốn âm nhạc rất mực hào hoa, phong nhã của các tài tử làm nền cho những bữa ăn xô bồ, làm nên những cuộc vui vô vị của một thiểu số người mà lại để lại cả một nỗi tủi nhục cho cả một giá trị nghệ thuật dân tộc. Từ đó nó tạo ra những hệ lụy đau lòng, những nét văn hóa đặc sắc thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc trở thành một trò lặp đi lặp lại nhằm tìm kiếm lợi nhuận trước mắt, lãng quên biểu tượng của dân tộc, bỏ qua giá trị truyền thống cao cả và vì thế dần theo thời gian nó sẽ trở nên nhàm chán đối với khách du lịch, nó sẽ bị biến đổi theo những ý tưởng kinh doanh, và mai một dần. Yếu tố thứ ba là những lợi ích đạt được sau khi có cơ chế bảo hộ. Đó là những lợi ích vật chất đạt được khi có người sử dụng tác phẩm VHNTDG. Ví dụ như : các công ty du lịch dựa vào văn hóa truyền thống để thu hút khách du lịch tạo ra lợi nhuận, những nhạc sĩ, ca sĩ sử dụng những tác phẩm VHNTDG... từ đó cộng đồng làng xã sẽ có được những nguồn tiền nhất định, khuyến khích được tính sáng tạo của cộng đồng. Bên cạnh đó còn có thêm nguồn vốn để hoàn thiện hay phát huy thêm nhiều tác phẩm văn hóa dân gian, có vốn để quảng cáo hình ảnh văn hóa, những nét đặc sắc, tinh hoa dân tộc ra bạn bè thế giới ... Ngoài ra khi có cơ chế bảo hộ tốt thì có thể ngăn chặn được sự xâm phạm về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực văn hóa dân gian, nhất là khi sự thương mại hóa toàn cầu phát triển nhanh chóng, sự xâm phạm về sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài dựa vào những nét văn hóa của những nước khác đem vào khai thác lợi ích thương mại, thông qua việc khai thác đó nó sẽ làm giá trị truyền thống suy giảm. Sự phát triển ngày càng gia tăng của công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực ghi âm, nghe nhìn, phát sóng, truyền hình cáp, điện ảnh có thể dẫn đến việc khai thác bất hợp lý di sản văn hoá này cũng như việc thương mại hoá trên quy mô toàn cầu thông qua các phương tiện đó, thiếu sự tôn trọng cần thiết đối với các lợi ích văn hoá hay kinh tế của các cộng đồng nơi chúng được sinh ra. Cùng với việc thương mại hoá, các loại hình dân gian thường bị làm sai lệch đi cho phù hợp với suy nghĩ là điều này sẽ giúp tiếp thị chúng tốt hơn. Và nói chung, không chia sẻ bất cứ cái gì được xem là lợi nhuận thu được từ việc khai thác các loại hình dân gian cho những người phát triển và duy trì chúng. Sự phát triển của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào khả năng sáng tạo của người dân ở quốc gia đó, và việc khuyến khích khả năng sáng tạo cá nhân và truyền bá nó là điều kiện thiết yếu cho sự tiến bộ. Quyền tác giả là yếu tố cấu thành quan trọng của quá trình phát triển. Kinh nghiệm cho thấy, sự giàu có của di sản văn hoá quốc gia phụ thuộc trực tiếp vào trình độ bảo hộ đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Số lượng các sáng tạo trí tuệ của quốc gia càng nhiều thì danh tiếng của quốc gia ấy càng cao; số lượng các sản phẩm trong văn học và nghệ thuật càng nhiều thì càng có nhiều cộng sự trong các ngành công nghiệp giải trí, sách báo, ghi âm; và thực vậy, suy cho cùng thì việc thúc đẩy sáng tạo trí tuệ là một trong những cơ sở tiên quyết cho mọi sự phát triển xã hội, kinh tế và văn hoá. Như vậy từ những phân tích ở trên thì việc trả tiền tác quyền khi sử dụng VHNTDG là việc cần thiết phải được thực hiện để đảm bảo lợi ích thiết thực cho những sự sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc. Và để có thể làm rõ hơn vấn đề này, khẳng định chắc chắn hơn quan điểm của mình chúng tôi xin được so sánh, đối chiều với những quan điểm ngược lại là không nên bảo hộ. Những tác giả này đưa ra những luận cứ như: Khi nói tới văn hóa dân gian tức là ta chấp nhận đặc trưng của nó, đó là không có tác giả, hoặc chưa có tác giả. Khởi thủy của văn học - văn hóa dân gian có thể là một tác giả, nhưng sau đó, cộng đồng đã biến nó thành sở hữu của cộng đồng. Quyền tác giả là của cộng đồng vậy thì khi trả tiền tác quyền thì trả cho ai, nếu trả cho cộng đồng thì việc quản lí và phân chia số tiền này như thế nào. Giới trẻ hiện nay dường như đang lãng quên dần văn hóa dân gian, và việc bảo hộ quyền tác giả trong văn hóa dân gian vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển của lĩnh vực này, dần dần làm cho văn hóa dân gian bị mai một. Các nhà quản lí chưa có kinh nghiệm và chưa đưa ra được quan điểm thống nhất thì không nên đặt ra vấn đề bảo hộ ... Những luận cứ trên đưa ra có vẻ không thuyết phục vì như luận cứ thứ nhất thì nếu như việc không xác đinh được tác giả mà không bảo hộ thì đó là điều có thể chấp nhận được nhưng ở trong trường hợp này chúng ta đã xác định được rằng VHNTDG là của cộng đồng, như vậy nếu như là của cộng đồng thì không phải trả tiền, không có quyền tác giả hay sao? Có sự khác nhau gì giữa sự sáng tạo của cộng đồng và của cá nhân cụ thể, chẳng lẽ tác giả là cá nhân cụ thể thì mới là sáng tạo nghệ thuật và nó mới có giá trị nghệ thuật còn của cộng đồng thì nó không có những yếu tố trên. Điều đó thật là vô lí và có vẻ nó có tác động làm giảm sự sáng tạo của cộng đồng. Luận cứ thứ hai đưa ra cũng không thuyết phục ở những điểm như là: việc mà lớp trẻ hiện nay dường như lãng quên VHNTDG không phải là hậu quả của việc bảo hộ vì như chúng ta đã biết hiện tại thì nước ta chưa có bảo hộ nhưng thực tế đó vẫn diễn ra, và theo chúng tôi thì vấn đề lớp trẻ không có hứng thú với VHNTDG phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như : sự giáo dục, sự tiếp nhận tri thức, niềm đam mê, tính phổ biến của VHNTDG, phụ thuộc vào lối sống hiện đại, tư duy hiện đại ... cũng không phải chính nó đã kìm hãm sự phát triển của văn hóa dân gian. Sự bảo hộ sẽ giúp ích cho xã hội, đảm bảo lợi ích cho con người có hoạt động sáng tạo đích thực, đảm bảo lợi ích và khuyến khích con người sáng tạo nghệ thuật, hoạt động nghệ thuật nghiêm túc, khi đó sẽ mang lại được những tác phẩm có giá trị, sử dụng và khai thác có tri thức sẽ giúp cho sự phát triển. Và luận cứ cuối cùng đưa ra lại càng không hợp lí khi nói rằng các nhà quản lí không có kinh nghiệm thì không nên bảo hộ. Vì vấn đề của các nhà quản lí khi nhận trách nhiệm quản lí, nhận lương nhà nước thì rõ ràng phải có nghĩa vụ nâng cao kiến thức, hoàn thiện kinh nghiệm của mình, và cũng không vì sự khó khăn của một vài cá nhân làm công việc quản lí mà bỏ qua lợi ích của cộng đồng. Như vậy theo quan điểm của chúng tôi thì bảo hộ là vấn đề cần thiết nhưng bảo hộ như thế nào, cơ chế bảo hộ ra sao là vấn đề mà cần giải quyết tiếp theo. 2. Cơ chế bảo hộ Văn hóa nghệ thuật dân gian là sản phẩm của cả cộng đồng, nó là sáng tạo cua tập thể nhưng không có nghĩa là vô chủ,mặc ai muốn khai thác sử dụng thế nào cũng được vì nó là tài sản của 1 quốc gia, là những tinh hoa bản sắc cua một dân tộc, biểu hiện của nền văn hóa dân tộc mà chủ nhân của nó là cộng đồng làng xã. Trong đó, người lưu giữ là già làng; nghệ nhân người diễn xướng; nhà nghiên cứu, sưu tầm. Đó cũng là đối tượng cần bảo hộ nếu coi VHNTDG là sản phẩm vô chủ thì rất dễ “chảy máu di sản”. Những sản phẩm vô giá của dân tộc đã được bảo tồn duy trì phát triển như thế nào? Đã có những cơ chế pháp lý gì để bảo tồn duy trì và phát triển trong việc khai thác sử dụng chúng? Trong khi giá trị của chúng là vô giá, lợi ích từ việc khai thác sử dụng chúng là rất lớn. Nhìn từ góc độ của các nhà lập pháp và quán lý Việt Nam thí đang còn rất mới mẻ, mơ hồ chưa đánh giá được tầm quan trọng của nó, trong khi những người khai thác sử dụng đã nhận thấy được lợi ích lợi nhuận mà những sản phẩm này đã, đang và sẽ đem lại là rất lớn (Đơn cử như du lịch được coi là ngành rất biết cách tận dụng các sản phẩm văn hóa truyền thống để kinh doanh mà chưa bao giờ phải trả tiền bản quyền) nhưng việc chia sẻ lợi ích đó cho những chủ nhân (cộng đồng làng xã) của nó như thế nào,sự bảo vệ tính toàn vẹn giá trị đích thực của nó và cơ chế kiểm tra,giám sát quán ly việc khai thác sử dụng nó như thế nào là một câu hỏi lớn đang bỏ lửng. Theo pháp luật Việt Nam thì ít nhiều cũng có đề cập đến nhưng việc bảo hộ cụ thể như thể nào vẫn chưa có câu trả lời. Theo quy định của pháp luật SHHTT-Điều 23: 1. Tác phẩm VHNTDG là sáng tạo tập, thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhằm phản ảnh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa xã hội của họ, các tiêu chí và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phóng hoặc bằng cách khác; 2. Tổ chức cá nhân khi sử dụng tác phẩm VHNTDG phải dẫn chiếu xuất xử của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm VHNTDG Xuất phát từ nội dung của quy định này Luật Sở hữu Trí tuệ chỉ yêu cầu việc sử dụng tác phẩm VHNTDG phải "dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm". Nghĩa là, Luật chỉ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tinh thần (nhân thân) đối với tác phẩm dân gian chứ không yêu cầu các nghĩa vụ kinh tế, bao gồm việc trả tiền bản quyền. Với cách tiếp cận này thì việc bàn xem có thu phí bản quyền văn nghệ dân gian hay không đã trở thành một việc không cần thiết đối với các nhà ban hành pháp luật. Bên cạnh đó việc đăng ký hay xin phép, giám sát quán lý như thế nào để đảm bảo “giá trị đích thực của tác phẩm” chưa được đề cập đến trong khi việc khai thác sử dụng để thương mại hóa ngày cáng tràn lan tùy tiện dẫn đến giá trị của các tác phẩm ngày một giảm dần,việc thể hiện hình thức nào là tự do không kiểm soát được (vì vậy phải đặt ra những nguyên tắc chung cơ bản để hạn chế việc khai thác một cách tùy tiện dẫn tới tình trạng “cha chung không ai khóc”) Trong khi đó WIPO, yêu cầu cơ bản trong quy định về bảo hộ pháp lý đối với các hình thức thể hiện dân gian là việc cần thiết duy trì sự cân bằng hợp lý giữa một bên là việc bảo hộ chống lại sự lạm dụng tác phẩm dân gian, và bên kia là việc tự do, khuyến khích sự phát triển tiếp theo của chúng, việc truyền bá cũng như sửa đổi các tác phẩm sáng tạo nguyên gốc của tác giả lấy cảm hứng từ dân gian. Do bản chất của VHNTDG là tồn tại dưới dạng thông tin được lưu truyền qua các thế hệ hoặc được trao đổi giữa các cộng đồng nếu nhiều tác phẩm quý giá có nguy cơ bị mai một dần theo thời gian hoặc bị chiếm đoạt, khai thác trái phép ngoài phạm vi kiểm soát của cộng đồng nắm giữ nó. Những hành vi đó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế cho cộng đồng mà nguy hại hơn là phá vỡ nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa cộng đồng nắm giữ và chủ thể khai thác tri thức truyền thống, hủy hoại nỗ lực bảo tồn và phát triển tri thức, đi ngược lại truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng của cộng đồng. Do đó các biện pháp, công cụ thích hợp nhất để bảo vệ hữu hiệu loài tài sản đặc biệt này là gì?Thực chất là bảo hộ khía cạnh SHTT của nó. Vấn đề được lưu tâm là liệu sự bảo hộ sản phẩm VHNTDG có thực sự đầy đủ và thích hợp hay không thông qua hệ thống bảo hộ các quyền SHTT vốn có hay cần phải thiết lập một hệ thống bảo hộ riêng. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn của các nước cho thấy các biện pháp bảo hộ SHTT, kể cả bảo hộ bằng hệ thống riêng, không phải là sự lựa chọn duy nhất, mà chỉ là các công cụ bảo vệ bổ sung. Trong khi rất nhiều loại hình VHNTDG có thể được bảo hộ theo hệ thống SHTT, thì các cơ chế bảo hộ SHTT hiện nay không thể bảo vệ một cách đầy đủ mọi loại hình VHNTDG, vì các cơ chế này không thể bao quát hết các đặc trưng của tri thức truyền thống như xuất phát từ tín ngưỡng, là thành quả sáng tạo của tập thể và được lưu truyền, bảo tồn bằng miệng. Như ở Mỹ các hình thức thể hiện văn hóa dân gian được bảo hộ bằng rất nhiều cách, từ các Luật sở hữu trí tuệ đến các luật và các chương trình thiết kết riêng biệt để bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa của người dân bản xứ.Chính quyền Hoa Kỳ cũng đã áp dụng một số biện pháp khác để bảo tồn các hình thức thể hiện dân gian trong cộng đồng dân cư của họ: thành lập các trung tâm lưu trữ cơ sở dữ liệu về biểu hiện chính thức của người bản địa. Sự có mặt của biển hiệu chính thức trong cơ sở dữ liệu đảm bảo rằng một người giám định sẽ có thể tìm ra bất cứ biển hiệu chính thức nào để có thể cản trở việc đăng ký nhãn hiệu khi nhãn hiệu đó không liên hệ với nhóm người trên; các trung tâm đời sống dân gian Mỹ trong thư viện quốc hội Mỹ. Hệ thống bảo hộ SHTT đối với tri thức truyền dân gian nhằm bảo hộ các quyền kinh tế và quyền tinh thần của những cộng đồng nơi sản sinh ra nó, những người nắm giữ. Cần lưu ý rằng, bảo hộ SHTT đối với tri thức dân gian trước hết nhằm bảo vệ quyền tinh thần của cộng đồng, người nắm giữ tri thức truyền thống (chẳng hạn như quyền bảo đảm sự toàn vẹn của tác phẩm, quyền cấm người khác xuyên tạc, cắt xén, sửa đổi tác phẩm của mình, quyền được ghi nhận dưới danh nghĩa tác giả…)và quyền ngăn cấm người khác thương mại hóa tri thức của mình. Việc bảo hộ SHTT đối với tri thức dân gian nhằm làm tăng sự chắc chắn và ổn định về mặt pháp lý và mang lại lợi ích không chỉ cho những người nắm giữ tri thức dân gian. Việc khai thác thương mại các tri thức dân gian rõ ràng cũng sẽ mang lạo lợi ích kinh tế cho bản thân những người nắm giữ nó (thông qua các hợp đồng cho phép người khai thác tri thức truyền thống và trả phí chuyển giao) và nguồn thu nhập mà cộng đồng có được từ việc cấp phép đó được sử dụng để phát triển phúc lợi của cả cộng đồng. Hơn nữa, sự bảo hộ quyền SHTT đối với tri thức dân gian cho phép các cộng đồng bản địa tham gia một cách có hiệu quả hơn vào thị trường toàn cầu và từng bước thoát khỏi cảnh đói nghèo và lệ thuộc, do đó được coi là một công cụ tiềm năng trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của những nước đang phát triển và kém phát triển. VHNTDG là sản phẩm của một cộng đồng làng xã mang tính dị bản trong khi đó sự phát triển ngày càng gia tăng của công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực ghi âm, nghe nhìn, phát sóng, truyền hình cáp, điện ảnh có thể dẫn đến việc khai thác bất hợp lý di sản văn hoá này cũng như việc thương mại hoá trên quy mô toàn cầu thông qua các phương tiện đó, thiếu sự tôn trọng cần thiết đối với các lợi ích văn hoá hay kinh tế của các cộng đồng nơi chúng được sinh ra. Cùng với việc thương mại hoá, các loại hình dân gian thường bị làm sai lệch đi cho phù hợp với suy nghĩ là điều này sẽ giúp tiếp thị chúng tốt hơn. Thiết nghĩ đối với loại hình VHNTDG đặc biệt nên cần phải có cơ chế bảo hộ đặc biệt riêng không giống như loại hình cụ thể khác. Vậy nên cần phải đăt ra những quy tắc chung, những nguyên tắc cơ bản vừa tạo ra được hành lang pháp lý an toàn cho việc bảo tồn duy trì đảm bảo được tính nguyên gốc, toàn vẹn, vừa phát huy được sự tự do sáng tạo phát triển trong cộng đồng, đồng thời đảm bảo duy trì được sự chia sẻ cân bằng hợp lý lợi ích giữa một bên là việc bảo hộ chống lại sự lạm dụng tác phẩm dân gian, và bên kia là việc tự do, khuyến khích sự phát triển tiếp theo của chúng, việc truyền bá cũng như sửa đổi các tác phẩm sáng tạo nguyên gốc của tác giả lấy cảm hứng từ dân gian. Vấn đề được đề cập trước hết là tính toàn vẹn, giá trị đích thực của sản phẩm VHNTDG luôn được bảo đảm, nghiêm cấm việc cắt xén xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến giá trị đích thực của tác phẩm trong mọi trường hợp dưới mọi hình thức thể hiện. Những hành vi đó đều là hành vi gây phương hại? Theo WIPO có 2 loại hành vi chủ yếu mà các hình thức thể hiện dân gian cần được bao hộ chống lại chúng: khai thác bất hợp pháp và các hành vi gây tốn hại khác. Khai thác bất hợp pháp: là bất kỳ việc sử dụng nào được thực hiện nhằm mục đích thu lợi, ngoài phạm vi truyền thống hay tập quán và không được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền hoặc cộng đồng liên quan tới nó. Nghĩa là, việc sử dụng - kể cả nhằm mục đích thu lợi - trong phạm vi truyền thống hoặc tập quán thì cũng không phải là đối tượng được phép. Mặt khác, việc sử dụng, kể cả bởi các thành viên của cộng đồng nơi sự thể hiện dân gian được phát triển và duy trì, cũng đòi hỏi phải được đồng ý nếu nó được tiến hành ngoài phạm vi đó và với mục đích thu lợi. Trong đó "phạm vi truyền thống" được hiểu là cách thức sử dụng hình thức thể hiện dân gian trong khuôn khổ nghệ thuật phù hợp của nó dựa trên cơ sở cộng đồng sử dụng liên tục; “phạm vi tập quán” liên quan nhiều hơn tới việc sử dụng các hình thức thể hiện dân gian phù hợp với các tập quán trong cuộc sống hàng ngày của cộng đồng. Qua đó xác định các hành vi sử dụng phải xin phép. Cần phải phân biệt giữa trường hợp sử dụng có các bản sao hình thức thể hiện dân gian và trường hợp không nhất thiết phải có các bản sao. Trong trường hợp thứ nhất, các hành vi cần xin phép gồm việc công bố (theo nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này, bao gồm tất cả các hình thức đưa đến công chúng bản gốc, bản sao hoặc các bản sao hình thức thể hiện dân gian được trình bày ở bất kỳ dạng vật chất nào, kể cả các bản ghi), nhân bản và phân phối; trong trường hợp thứ hai, các hành vi cần xin phép bao gồm việc trình tấu trước công chúng, trình diễn trước công chúng, truyền bằng phương tiện không dây hoặc có dây và bất kỳ hình thức nào khác truyền bá tới công chúng. Sử dụng được phép: Quy định này không nhằm ngăn chặn các cộng đồng bản địa sử dụng các di sản văn hóa truyền thống của mình theo các cách truyền thống và tập quán, và phát triển nó thông qua việc mô phỏng không ngừng. Việc giữ cho nghệ thuật truyền thống bình dân sống mãi có mối liên hệ gần gũi với việc nhân bản, trình tấu hoặc trình diễn, trong một lối trình bày phong phú và có phong cách, các hình thức thể hiện truyền thống trong cộng đồng khởi thủy. Một yêu cầu không hạn chế cần xin phép để sửa chữa, sắp xếp, nhân bản, trình tấu hoặc trình diễn các sáng tạo này có thể tạo một rào chắn trên con đường phát triển tự nhiên của văn hóa dân gian và không thể bị cưỡng chế trong các xã hội, nơi văn hóa dân gian là một phần của cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, Quy định này cho phép bất kỳ thành viên nào trong cộng đồng được tự do nhân bản hoặc trình diễn các hình thức thể hiện dân gian của cộng đồng mình trong phạm vi truyền thống và tập quán của họ, bất kể họ làm việc đó nhằm hoặc không nhằm mục đích thu lợi, thậm chí được thực hiện bằng phương tiện công nghệ hiện đại nếu công nghệ đó được cộng đồng chấp nhận như một trong các phương tiện dẫn tới sự phát triển của nền văn hóa dân gian sống động của họ. Ngoài ra, cần phải loại trừ các trường hợp ngọai lệ đặc biệt mà không cần xin phép, kể cả khi việc khai thác hình thức thể hiện dân gian được thực hiện để lấy tiền và ngoài phạm vi truyền thống hay tập quán. Các trường hợp ngoại lệ đó là: – Sử dụng hoặc khai thác nhằm mục đích giáo dục, nghiên cứu.  – Sử dụng bằng cách minh họa, dẫn chiếu trong bất kỳ tác phẩm gốc nào của một tác giả, với điều kiện việc sử dụng đó thích hợp với thực tiễn hợp lý. – Khi hình thức thể hiện dân gian được “vay mượn” để sáng tạo nên tác phẩm gốc của một tác giả. Điều này cho phép phát triển tự do khả năng sáng tạo cá nhân lấy cảm hứng từ dân gian.  – "Sử dụng ngẫu nhiên", đặc biệt bao gồm việc sử dụng để làm báo cáo về các sự kiện hiện tại và sử dụng các hình ảnh nơi hình thức thể hiện dân gian được đặt cố định tại một địa điểm công cộng. Các hành vi gây tổn hại khác, có hại cho các lợi ích liên quan tới việc sử dụng các hình thức thể hiện dân gian, và tùy theo mức độ lỗi và hậu quả thiệt hai mà bị chế tài hành chính hay hình sự. Như một nguyên tắc, rằng trong tất cả các xuất bản phẩm dạng in và bất kỳ sự truyền bá nào tới công chúng đối với bất kỳ hình thức thể hiện dân gian nào có thể nhận biết được, thì nguồn của nó phải được chỉ rõ một cách thích hợp, thông qua việc lưu ý về cộng đồng, địa điểm địa lý nơi phát sinh hình thức thể hiện dân gian được sử dụng. Việc không tuân thủ yêu cầu chỉ dẫn về nguồn sẽ bị xử phạt. Việc sử dụng không xin phép đối với các hình thức thể hiện dân gian khi việc xin phép là bắt buộc cũng cấu thành hành vi xâm phạm. Điều này được hiểu là, nếu việc sử dụng vượt quá giới hạn hoặc trái với các điều kiện đã được cấp phép thì cũng được coi là hành vi xâm phạm về sử dụng hình thức thể hiện dân gian trái phép. Việc lừa gạt công chúng bằng cách tạo ra ấn tượng rằng một vật nào đó là hình thức thể hiện dân gian của một cộng đồng mà trên thực tế không phải vậy, thì cũng sẽ bị phạt. Việc sử dụng nhằm mục đích công “làm méo mó” hình thức thể hiện dân gian, với bất kỳ cách thức trực tiếp hay gián tiếp nào gây tổn hại tới các lợi ích văn hoá của “cộng đồng liên quan”, đều là hành vi xâm phạm. Khái niệm “làm méo mó” bao gồm bất kỳ hành động nào làm sai lệch, cắt xén hoặc làm giảm giá trị của hình thức thể hiện dân gian được công bố, nhân bản, phân phối, trình diễn hoặc truyền bá bằng cách nào đó khác tới công chúng bởi người vi phạm. Việc cấp phép sử dụng và cơ chế giám sát: Môt vấn đề được đặt ra là ai có thẩm quyền cấp? Theo quy định của WIPO thì đưa ra hai chủ thể đó là “cơ quan có thẩm quyền” và “cộng đồng có liên quan”. Ở các quốc gia, nơi các cộng đồng thổ dân hoặc cộng đồng truyền thống khác được thừa nhận như các chủ sở hữu được trao quyền đầy đủ trong việc tùy ý sử dụng văn hóa dân gian của họ, nơi các cộng đồng được tổ chức một cách hiệu quả để quản lý khai thác các hình thức thể hiện dân gian của mình, thì việc sử dụng như vậy có thể được chính cộng đồng đó cho phép. Cộng đồng cấp phép cho người sử dụng theo cách tương tự như các tác giả cấp phép. Ở các nước khác, nơi di sản VHNTDG của cộng đồng về cơ bản được xem như một phần của di sản văn hóa dân tộc, hoặc nơi mà các cộng đồng liên quan không thể tự quản lý một cách có hiệu quả việc sử dụng các hình thức thể hiện dân gian của mình, thì “các cơ quan có thẩm quyền” có thể được chỉ định để tiến hành cấp phép dưới hình thức các quyết định theo luật công. Ở Việt Nam di sản VHNTDG được xem là nột tài sản quốc gia, là một phần của di sản văn hóa dân tộc được thể hiện rất phong phú và đa dạng trải rộng trên khắp 54 dân tộc thế nhưng gần như chưa có cơ quan nào đươc thành lập để thực hiện việc này. Vì vậy cần phải có một cơ quan nhà nước đủ lớn, đủ mạnh đủ khả năng đứng ra tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về vấn đề này. Cơ quan này phải có sự phối hợp chặt chẽ với “cộng đồng có liên quan” được tổ chức thành hệ thống từ Trumg Ương đến cơ sở (có thể tương ứng với đơn vị hành chính từ cấp bộ đến thôn bản) chịu trách nhiệm hệ thống hóa di sản VHDG, rà soát, kiểm tra giám sát, cấp phép sử dụng và thu phí. Vì“một tác giả hoặc cộng đồng không thể tự mình biết được mọi chuyện đang diễn ra trên cả nước, còn nếu đem ra kiện tụng thì rất tốn kém”. Nhiệm vụ cụ thể của cơ quan này là cấp phép cho các loại hình sử dụng nhất định đối với các hình thức thể hiện dân gian, tiếp nhận đơn xin phép sử dụng, xem xét và quyết định, xác định lệ phí và thu lệ phí sau khi cấp phép, nếu pháp luật có quy định. Liên quan tới cơ quan giám sát, cơ quan giám sát sẽ lập định mức lệ phí cho việc cấp phép sử dụng, hoặc phê duyệt định mức phí đó. Cơ quan giám sát có thẩm quyền có thể là Bộ Văn hóa. Bên cạnh đó cần phải xác định rõ mục đích sử dụng lệ phí đã thu, theo đó, đưa ra một lựa chọn giữa việc thúc đẩy hoặc bảo vệ nền văn hóa dân tộc hay nền dân gian dân tộc. Thông thường, nền dân gian dân tộc là một bộ phận của văn hóa dân tộc, nhưng so với dân gian dân tộc, văn hóa dân tộc liên quan tới một lượng lớn hơn những người hưởng lợi tiềm năng. Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng nên bảo đảm dành một tỷ lệ nhất định lệ phí thu được bởi cơ quan có thẩm quyền cho cộng đồng nơi phát sinh các hình thức thể hiện dân gian đã được sử dụng và nộp lệ phí. Quy định này có thể cho phép cơ quan có thẩm quyền giữ lại một phần lệ phí thu được để trang trải các chi phí quản lý hệ thống cấp phép, giam sát. Khi không có cơ quan thẩm quyền được chỉ định và cả hai việc cấp phép và thu lệ phí đều được thực hiện bởi cộng đồng, thì đương nhiên, việc sử dụng lệ phí thu được phải được quyết định bởi cộng đồng. Nhà nước cần đảm bảo có sự chia sẻ lợi nhuận bằng cách đánh thuế hoặc đưa ra các biện pháp thích hợp khác. Hình thức chế tài: Tùy theo mức độ vi phạm, phạm vi, hậu quả của những hành vi vi phạm gây ra mà bị xử lỳ hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. III. Kết luận Rõ ràng là các công cụ pháp lý nhằm bảo hộ quyền SHTT đối với VHNTDG nói riêng và tri thức truyền thống nói chung sẽ thúc đẩy sự sáng tạo trên cơ sở tri thức đó. Bảo hộ SHTT đối với các tri thức truyền thống không chỉ là việc ghi nhận các quyền được bảo hộ, công nhận những thành quả trí tuệ của người sáng tạo mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội trong việc tiếp cận những thành quả sáng tạo dựa trên truyền thống đã được bảo hộ, là cơ sở thúc đẩy hoạt động tái đầu tư cho nghiên cứu, triển khai trong mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, văn học và nghệ thuật của cả cộng đồng, đồng thời thiếp lập sự cân bằng lợi ích giữa cộng đồng truyền thống với xã hội và tạo lập môi trường kinh doanh, canh tranh lành mạnh, trung thực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Từ những lý giải trên buộc pháp luật phải đặt ra một hệ thống hành lang pháp lý đủ an toàn để bảo tồn duy trì được nền di sản VHNTDG nói riêng và xa hơn nữa là cả nền tri thức truyền thống dân tộc nói chung, nhưng đồng thời nó không phải là rào cản cho sự sáng tạo phát triển được lấy cảm hửng từ nền di sản VHNTDG bất tận, cho sự truyền bá lan tỏa,và đồng thời đảm bảo sự chia sẽ hài hòa lợi ích từ đó mang lại./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề trả tiền tác quyền khi sử dụng tác phẩm văn hóa dân gian và cơ chế bảo hộ văn hóa dân gian.doc
Luận văn liên quan