Vấn đề xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách, mở cửa

Lí do chọn đề tài Sau 30 năm Trung Quốc tiến hành cải cách, mở cửa theo tư duy “phát triển nghiêng lệch” do Đặng Tiểu Bình đề ra, cho phép một bộ phận dân chúng , một bộ phận khu vực giàu lên trước rồi tiến tới thực hiện cùng giàu có, phát triển bằng mọi giá, “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” đã làm cho Trung Quốc phát triển một cách nhanh chóng và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Song, tư duy phát triển này cũng để lại không ít vấn đề cho thế hệ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc do Hồ Cẩm Đào đứng đầu như: chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp cư dân trong xã hội; tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; vấn đề dân sinh trở thành điểm nóng; yêu cầu của người dân về dân chủ trong xã hội ngày càng cao; trong xã hội tồn tại nhiều hiện tượng hủ bại, tiêu cực và các hoạt động phạm tội, gây ra những ảnh hưởng xấu đến sự ổn định của xã hội. Nhằm giải quyết những vấn đề nêu trên, tập thể lãnh đạo thứ tư của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào đứng đầu, tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 9 năm 2004), lần đầu tiên đưa ra khái niệm “xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa”, tiếp đến Hội nghị Trung ương 6 khóa XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 10 năm 2006) đã tập trung bàn về vấn đề xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa và thông qua “Nghị quyết của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề quan trọng xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa”. Xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa được coi là một trong những sáng tạo về lí luận của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào sau khi trở thành người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trung Quốc coi vấn đề xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ chiến lược nhằm xây dựng một xã hội công bằng và văn minh, đồng thời đảm bảo cho sự phát triển xã hội và kinh tế bền vững ở nước này. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương đặt mục tiêu xây dựng một xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa vào “vị trí nổi bật” trong chương trình nghị sự, tiếp tục coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh các vấn đề phát triển xã hội hơn là các vấn đề phát triển chính trị và kinh tế. Dưới sự dẫn dắt của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, học thuyết Đặng Tiểu Bình, xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa phản ánh yêu cầu hiện đại hóa và nguyện vọng chung của nhân dân Trung Quốc. Hơn nữa, bước vào thế kỉ XXI, hòa bình và phát triển vẫn đang là xu thế và chủ đề chính của thời đại. Tuy nhiên, tình hình quốc tế vẫn đang trong quá trình biến đổi phức tạp và sâu sắc, những nhân tố ảnh hưởng đến hòa bình và phát triển gia tăng. Các nước trên thế giới (trong đó có Trung Quốc), nhất là những nước đang phát triển phải đối mặt với những thách thức, rủi ro và áp lực nặng nề về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, thông tin do cục diện mất cân bằng. Vấn đề xây dựng xã hội hài hòa được đặt ra cấp thiết. Đây là vấn đề có biên độ rộng, nhiều tầng ý nghĩa. Trong khuôn khổ một Luận văn, em đi sâu vào phân tích những cở sở dẫn đến sự hình thành và quá trình triển khai lí luận xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, phân tích những đặc trưng cơ bản, mục tiêu, nguyên tắc, giải pháp của Trung Quốc trong quá trình này. Đồng thời em căn cứ vào mục tiêu xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa mà Trung Quốc đã đề ra để đưa ra những nhận định về thành tựu cũng như tồn tại ban đầu mà Trung Quốc đã và chưa đạt được. Với tinh thần nghiên cứu khoa học nghiêm túc, Luận văn sẽ góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu vấn đề quan trọng trong nghiên cứu Trung Quốc đương đại. Đó là “Vấn đề xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách, mở cửa”.

doc63 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3699 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách, mở cửa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây dựng, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa của các thế hệ lãnh đạo tiền bối, từ sau Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào đã coi việc phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng văn minh chính trị xã hội chủ nghĩa là mục tiêu quan trọng của việc xây dựng xã hội khá giả toàn diện và đặc biệt gắn với xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Coi việc bảo đảm quyền lợi dân chủ của nhân dân là bảo đảm công bằng chính nghĩa trong xã hội, coi phát triển dân chủ của nhân dân, thực hiện nhân dân làm chủ là tiền đề cơ bản của việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, lấy việc thúc đẩy dân chủ trong Đảng để thúc đẩy dân chủ trong nhân dân là con đường của việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Đường lối chính sách thực hiện dân chủ của Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn kiên trì kết hợp một cách hữu cơ giữa sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân làm chủ đất nước và quản lí đất nước theo pháp luật. Với đường lối, chính sách này, Nghị quyết Trung ương 6 khóa XVI đề ra : - Tiếp tục kiên trì, hoàn thiện chế độ Đại hội đại biểu nhân dân, hợp tác đa đảng do Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo và chế độ hiệp thương chính trị, tự trị của các khu vực dân tộc. Mở rộng tham gia chính trị có trật tự của công dân trên nhiều cấp độ, bảo đảm nhân dân quản lí công việc của quốc gia, kinh tế, văn hóa, xã hội theo pháp luật. - Thúc đẩy khoa học hóa, dân chủ hóa về quyết sách, đi sâu công khai việc chính trị, bảo đảm quyền được biết, quyền tham gia, quyền biểu đạt, quyền giám sát của công dân. Đây được coi là điểm mới và yêu cầu mới về dân chủ trong đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. - Mở rộng dân chủ cơ sở, hoàn thiện chế độ làm việc công khai như mở rộng công khai công việc của khu dân cư, hoàn thiện chế độ quản lí dân chủ cơ sở, phát huy chức năng tự quản xã hội, bảo đảm người dân trực tiếp thực hiện dân chủ theo pháp luật. - Thực hiện dân chủ ngay trong Đảng, mở rộng dân chủ trong Đảng, đẩy mạnh việc công khai công việc của Đảng, lấy việc hài hòa trong Đảng thúc đẩy hài hòa trong xã hội. Như vậy, có thể nói rằng cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống của nhân dân Trung Quốc không ngừng được cải thiện thì nhu cầu về dân chủ của người dân ngày càng cao. Trung Quốc phải cải cách một cách đồng bộ trên các phương diện như : kinh tế, xã hội, chính trị và hành chính. Hạt nhân của cải cách kinh tế là kinh tế thị trường.; hạt nhân của cải cách xã hội là xây dựng xã hội công dân độc lập, bình đẳng; hạt nhân của cải cách hành chính là Chính phủ liêm chính, làm việc có hiệu quả cao và làm việc theo quy tắc; hạt nhân của cải cách chính trị là dân chủ, tự do, dân chủ chính trị. Để đạt được mục tiêu như vậy, có lẽ Trung Quốc cần phải cải cách nhiều hơn nữa trong lĩnh vực chính trị. 2.3.2. Hoàn thiện chế độ pháp luật, đặt cơ sở pháp trị cho xã hội hài hòa. Từ khi Trung Quốc cải cách mở, cửa đến nay, rất nhiều pháp luật, pháp quy đã được đặt ra, công tác lập pháp cũng phát triển rất nhanh với quy mô lớn, về cơ bản đã giải quyết được tình trạng không có luật pháp, bước đầu xây dựng được hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nhưng công việc lập pháp của Trung Quốc chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế. Bước vào thế kỉ mới, tập thể lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc do Hồ Cẩm Đào đứng đầu đã đưa ra tư tưởng chiến lược phát triển khoa học, xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là lấy con người làm gốc. Trước yêu cầu mới này, đòi hỏi Trung Quốc phải không ngừng hoàn thiện chế độ pháp luật trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo đảm sự bình đẳng, công bằng chính nghĩa cho người dân. Xoay quanh vấn đề này, Nghị quyết Trung ương 6 khóa XVI đã nhấn mạnh đến hai nội dung: Một là, kiên trì mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, tôn trọng, bảo đảm nhân quyền, dựa vào pháp luật để bảo đảm quyền lợi tự do và công dân. Điều này xuất phát từ thực tiễn quan hệ lợi ích mới, yêu cầu của người dân bình đẳng về cơ hội, đãi ngộ, phân chia thành quả của cải cách, mở của ở Trung Quốc, nhằm tạo ra chế độ bảo đảm sự công bằng chính nghĩa. Sự bình đẳng này được thể hiện bởi các việc xác lập chế độ pháp luật, trong đó chú trọng đến tập thể những người dễ bị xâm hại về lợi ích. - Hai là, kiên trì lập pháp khoa học, lập pháp dân chủ, hoàn thiện quy định pháp luật về các mặt phát triển chính trị dân chủ, bảo đảm quyền lợi dân chủ, thúc đẩy sự nghiệp xã hội và tăng cường quản lí xã hội, tăng cường sự ràng buộc và giám sát việc thực hiện quyền lực, tạo bầu không khí trong đó toàn thể nhân dân đều tự giác học tập, tuân thủ và sử dụng pháp luật. Cả hai nội dung này được tiếp tục khẳng định trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc làn thứ XVII. Nội dung thứ hai còn được nhấn mạnh trong Báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tại phiên họp toàn thể lần thứ hai Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ nhất khóa XI ngày 8/3/2008 do Ủy viên trưởng (Chủ tịch Quốc hội) Ngô Bang Quốc trình bày. Đó là, nghiêng về lập pháp các vấn đề liên quan đến xã hội: Dựa vào yêu cầu của việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, ra sức tăng cường lập pháp trong lĩnh vực xã hội. Kiện toàn chế độ pháp luật trên phương diện lao động và an sinh xã hội, liên quan đến lợi ích thiết thân của người lao động, liên quan đến xã hội hài hòa ổn định là một trọng điểm của việc lập pháp. Khi đánh giá công việc lập pháp về vấn đề xã hội trong năm 2007, Báo cáo này đã chỉ ra, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã lần lượt thông qua Luật hợp đồng lao động, Luật xúc tiến việc làm; Luật trọng tài giải quyết tranh chấp lao động; ngoài ra còn bàn bạc dự thảo Luật bảo hiểm xã hội; sửa chữa toàn diện Luật giáo dục nghĩa vụ, cố định về hình thức pháp luật đối với cơ chế bảo đảm kinh phí giáo dục nghĩa vụ, đưa việc thực hiện giáo dục thực chất vào pháp luật, coi việc phát triển cân bằng giáo dục nghĩa vụ là mục tiêu; sửa đổi Luật đảm bảo quyền lợi phụ nữ, lần đầu tiên trên phương diện pháp luật xác định rõ thực hiện bình đẳng nam nữ là quốc sách cơ bản của Nhà nước. 2.3.3. Hoàn thiện thể chế tư pháp, tăng cường sự bảo đảm tư pháp của xã hội hài hòa. Hệ thống thể chế tư pháp của Trung Quốc đã bị hủy hoại trong thời gian dài Cách mạng văn hóa. Bước vào giai đoạn cải cách, mở cửa, thể chế tư pháp này không còn phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và phương châm, sách lược quản lí đất nước theo pháp luật. Do vậy, việc điều chỉnh, cải cách tư pháp là yêu cầu cấp bách đối với việc xây dựng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ yêu cầu này, Trung Quốc đã không ngừng cải cách và hoàn thiện hệ thống tư pháp. Trong những năm gần đây, việc cải cách và hoàn thiện này đã đạt được một số thành tựu như: bước đầu hình thành một thể chế tư pháp tương đối độc lập, bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân … Song, thể chế tư pháp của Trung Quốc cũng còn những hạn chế [12, tr 160 - 199]. Để có một thể chế tư pháp đảm bảo công bằng chính nghĩa đáp ứng việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết Trung ương 6 khóa XVI đã đưa ra các nội dung của việc hoàn thiện cơ chế thể chế tư pháp bao gồm : - Kiên trì tư pháp vì dân, tư pháp công bằng, thúc đẩy cải cách cơ chế làm việc và thể chế tư pháp, xây dựng chế độ tư pháp xã hội chủ nghĩa có quyền uy, công bằng, hiệu quả cao, phát huy vai trò chức năng bảo vệ công bằng chính nghĩa của tư pháp. - Hoàn thiện các chế độ tố tụng, kiểm tra, giám sát, chấp hành hình phạt, giáo dục cải tạo sửa chữa, kiểm định giám sát, bồi thường hình sự, thi cử tư pháp. - Tăng cường xây dựng tư pháp dân chủ, kiện toàn chế độ công khai xét xử, bồi thẩm viên nhân dân, kiểm sát viên nhân dân, phát huy vai trò tác dụng tích cực của luật sư, công chứng, hòa giải, trọng tài. - Tăng cường cứu trợ tư pháp, giảm phí tố tụng đối với người dân nghèo khổ. - Kiện toàn xét xử lưu động, mở rộng phạm vi sử dụng thích hợp có trình tự, đơn giản, dễ dàng; thực hiện chế độ thông báo nghĩa vụ và quyền lợi của đương sự, giúp quần chúng tiến hành tố tụng một cách thuận tiện. - Chuẩn hóa mức thu phí tố tụng, luật sư, trọng tài. - Tăng cường bảo hộ tư pháp quyền con người, tiến hành hoạt động tố tụng tuân thủ nghiêm ngặt theo những trình tự và nguyên tắc mà pháp luật quy định. - Hoàn thiện chế độ chấp hành công tác, tăng cường và cải tiến công tác chấp hành. - Bảo vệ và duy trì sự liêm khiết trong sạch, truy cứu trách nhiệm kẻ bẻ cong pháp luật, không làm tròn chức trách. Với việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế thể chế tư pháp, tăng cường bảo đảm tư pháp của xã hội hài hòa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện phương châm “kiên trì tư pháp vì dân, tư pháp công bằng chính nghĩa”, thúc đẩy cải cách thể chế tư pháp, cơ chế công tác, xây dựng chế độ tư pháp xã hội chủ nghĩa công bằng chính nghĩa, hiệu quả cao, quyền uy. 2.3.4. Hoàn thiện chế độ tài chính công cộng, từng bước thực hiện ngang bằng hóa trong dịch vụ công cộng cơ bản. Thực tiễn sau 30 năm cải cách, mở cửa ở Trung Quốc đã hình thành cục diện phân phối không đồng đều giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp dân cư, cơ cấu đầu tư tài chính công của Chính phủ còn nhiều bất cập. Trước yêu cầu xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, thực hiện công bằng chính nghĩa, Nghị quyết Trung ương 6 khóa XVI đã đề ra nhiệm vụ hoàn thiện chế độ tài chính công, từng bước thực hiện bình quân hóa trong việc cung cấp dịch vụ công. Để làm được việc này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra những chủ trương, chính sách cụ thể sau đây: - Kiện toàn thể chế tài chính công cộng; điều chỉnh kết cấu thu chi tài chính, đầu tư nhiều hơn nữa nguồn vốn tài chính cho lĩnh vực dịch vụ công cộng; đẩy mạnh đầu tư tài chính vào các mặt giáo dục, y tế, văn hóa, việc làm và tái tạo việc làm, an sinh xã hội, môi trường sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, trị an xã hội. - Từng bước làm rõ chức năng, quyền hạn của Trung ương và địa phương; kiện toàn thể chế tài chính cuối khóa. Hoàn thiện các biện pháp phân chia tỉ lệ phần trăm thuế cùng hưởng giữa Trung ương và địa phương; mở rộng mức độ chuyển dịch thanh toán tài chính,. - Bảo đảm nhu cầu xây dựng các cấp chính quyền. - Hoàn thiện chính sách hỗ trợ khuyến khích thưởng phạt tài chính và thể chế quản lí tài chính từ cấp tỉnh trở xuống; ra sức giải quyết những khó khăn tài chính của các địa phương, tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ công cộng của chính quyền cơ sở. - Từng bước tăng thêm quy mô đầu tư tài chính quốc gia, không ngừng tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ công cộng và sản phẩm công cộng. Với những biện pháp, chính sách này, trong mấy năm qua đã phần nào giải quyết được tình trạng khó khăn về tài chính của chính quyền địa phương cấp huyện, xã, khuyến khích được tính chủ động và tích cực của các địa phương trong phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện qua các con số như: theo thống kê của Bộ Tài chính Trung Quốc, năm 2006, quy mô năng lực tài chính của cấp huyện, xã trong cả nước đạt 1.163,1 tỉ NDT, tăng 548,6 tỉ NDT so với năm 2003; số lượng các huyện khó khăn về tài chính giảm từ 791 huyện năm 2003 xuống còn 27 huyện năm 2007. Do vậy, việc thực hiện chủ trương chính sách xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa trong những năm tới của Chính phủ Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách này và tăng thêm đầu tư kinh phí cho khen thưởng và trợ cấp, tăng cường mức độ hỗ trợ tài chính đối với các huyện, xã, mở rộng thực hiện thể chế quản lí tài chính cấp tỉnh quản lí cấp huyện, ra sức thúc đẩy việc cải cách tài chính của xã do huyện quản lí, xã sử dụng. 2.3.5. Hoàn thiện chế độ phân phối thu nhập, chuẩn hóa trình tự phân phối thu nhập. Từ khi cải cách, mở cửa đến nay cùng với quá trình phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, người dân có nhiều kênh thu nhập nhưng thiếu sự quy phạm, xu thế chênh lệch về thu nhập giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư, giữa các ngành nghề ngày càng gia tăng. Mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa miền Đông, miền Trung và miển Tây năm 2006 là 2,51 : 1,11 : 1. Mức chênh lệch về thu nhập giữa người dân thành thị và người nông dân năm 2007 là 3,32 : 1. Chênh lệch giữa ngành có thu nhập cao nhất và ngành thu nhập thấp nhất tăng từ 1,3 lần năm 1978 lên đến 10,6 lần năm 2006 [2]. Với thực trạng và xu thế khoảng cách chênh lệch thu nhập trên đây, trước yêu cầu cấp bách của việc xây dựng xã hội hài hòa ở Trung Quốc, Nghị quyết Trung ương 6 khóa XVI đã đưa ra các chủ trương, chính sách hoàn thiện thể chế phân phối thu nhập. Cụ thể là: - Kiên trì chế độ phân phối theo lao động làm chủ thể, nhiều hình thức phân phối cùng tồn tại, tăng cường điều tiết vĩ mô đối với phân phối thu nhập, trên cơ sở phát triển kinh tế, chú trọng hơn nữa đến công bằng xã hội, ra sức nâng cao thu nhập của những người có thu nhập thấp, kiên trì xóa bỏ tận gốc thu nhập phi pháp, thúc đẩy cùng giàu có. - Thông qua các biện pháp tăng thêm việc làm, xây dựng cơ chế tăng thu nhập giảm gánh nặng cho nông dân, kiện toàn chế độ tiền lương tối thiểu, hoàn thiện cơ chế tăng lương, từng bước nâng cao tiêu chuẩn bảo hiểm xã hội để nâng cao mức thu nhập cho người có thu nhập thấp. - Hoàn thiện chế độ phân phối căn cứ theo sự đóng góp của các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, kĩ thuật và quản lí. - Kiện toàn chế độ tiền lương công chức kết hợp giữa chức vụ và cấp bậc thống nhất trong toàn quốc, quy phạm hóa tiêu chuẩn tiền trợ cấp và phụ cấp, hoàn thiện chế độ phụ cấp và trợ cấp cho các khu vực xa xôi, biên cương. - Đẩy nhanh cải cách các đơn vị sự nghiệp, thi hành chế độ phân phối thu nhập phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị sự nghiệp. - Tăng cường điều tiết và chỉ đạo phân phối tiền lương đối với doanh nghiệp, phát huy tác dụng dẫn dắt của đường lối chỉ đạo tiền lương, giá cả thị trường lao động, thông tin giá thành nhân công đối với mức tiền lương. - Chuẩn hóa mức thu nhập của người làm quản lí ở các doanh nghiệp Nhà nước làm kinh doanh, xác định một cách hợp lí tỉ lệ mức thu nhập của người làm công và người làm quản lí. - Đẩy nhanh cải cách các ngành nghề độc quyền, điều chỉnh mối quan hệ phân phối giữa doanh nghiệp và Nhà nước, hoàn thiện và thi hành nghiêm ngặt chế độ khống chế tổng mức tiền lương. - Xây dựng kiện toàn chế độ dự toán kinh doanh nguồn vốn thuộc sở hữu Nhà nước, bảo đảm quyền lợi của người sở hữu. - Thi hành chế độ thuế thu nhập cá nhân. Qua những nội dung trên, có thể thấy nghị quyết Trung ương 6 khóa XVI đã nhấn mạnh đến việc điều tiết vĩ mô đối với phân phối thu nhập. Điều này có nghĩa là Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh đến việc điều tiết vĩ mô trong lĩnh vực xã hội, mục tiêu là cùng với việc bảo đảm hiệu quả kinh tế và sức sống của xã hội, càng chú trọng đến công bằng chính nghĩa trong xã hội. 2.3.6. Hoàn thiện chế độ an sinh xã hội, bảo đảm mức sống cơ bản của quần chúng nhân dân. (xem trang 25 - 28) Có thể thấy, xã hội công bằng chính nghĩa là điều kiện cơ bản để xã hội hài hòa, chế độ là sự bảo đảm cơ bản cho xã hội công bằng chính nghĩa. Cần phải đẩy nhanh xây dựng các chế độ có vai trò quan trọng đối với sự đảm bảo chính nghĩa công bằng xã hội, bảo đảm các quyền lợi và lợi ích về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân, dẫn dắt công dân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ theo pháp luật. 2.4. Xây dựng văn hóa hài hòa Trung Quốc có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, nền văn hóa đã có lúc phát triển đến đỉnh cao của nền văn hóa nhân loại và có những đặc sắc riêng. Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa là sự kế thừa và phát triển những giá trị văn hóa trong kho tàng văn hóa truyền thống của Trung Quốc, đồng thời cũng là sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Nó là một công trình lớn, bao gồm nhiều nhân tố, quan hệ mật thiết và đan xen lẫn nhau. Trong đó, văn hóa là một trong những nhân tố quan trọng trong nội dung xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cùng với tiến trình cải cách, mở cửa, kể từ Hội nghị Trung ương 3 khóa XI đến trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, khái niệm “xây dựng văn hóa” không ngừng được hoàn thiện, bổ sung và phát triển. Nhân tố văn hóa trở thành một trong ba trụ cột của việc xây dựng xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc: “Chỉ có phát triển một cách nhịp nhàng giữa kinh tế, chính trị, văn hóa thì mới là chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc”. Đồng thời, văn hóa có vai trò to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế, chính trị. Đến Nghị quyết Trung ương 6 khóa XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc, vấn đề xây dựng văn hóa lại được đề cập đến, nhưng khác với trước đó, không chỉ xây dựng văn hóa đơn thuần mà là xây dựng văn hóa hài hòa. Nội dung xây dựng văn hóa hài hòa trong Nghị quyết Trung ương 6 khóa XVI rất phong phú và trở thành cơ sở để củng cố đạo đức tư tưởng của xã hội hài hòa. Hiện nay, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội, Trung Quốc đang ở vào giai đoạn tư tưởng của người dân ngày càng đa dạng, nhiều quan niệm khác nhau và các dòng văn hóa đan xen, xâm lấn vào nhau. Trong xã hội cùng tồn tại song song cả văn hóa tiên tiến, văn hóa có ích lẫn văn hóa lạc hậu và văn hóa cổ hủ. Tư tưởng đúng đắn, tư tưởng sai lệch, hình thái ý thực chính thống và hình thái ý thức phi chính thống cũng đan xen lẫn nhau. Do vậy, muốn phát triển được văn hóa tiên tiến, xây dựng được văn hóa hài hòa thì trước tiên Đảng Cộng sản phải đưa ra một hệ thống giá trị mang tính khuôn mẫu. Với tư duy như vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nhấn mạnh đến bốn nội dung nhằm xây dựng văn hóa hài hòa, củng cố đạo đức tư tưởng xã hội hài hòa. 2.4.1. Xây dựng hệ thống giá trị hạt nhân xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác chỉ đạo tư tưởng vì lí tưởng chung chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, tinh thần dân tộc lấy chủ nghĩa yêu nước làm hạt nhân và tinh thần thời đại lấy cải cách, sáng tạo làm hạt nhân, quan niệm vinh nhục xã hội chủ nghĩa xây dựng nên nội dung cơ bản của hệ thống giá trị hạt nhân xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Trung ương 6 khóa XVI đã chỉ ra: - Kiên trì thúc đẩy hệ thống giá trị hạt nhân xã hội chủ nghĩa đi vào nền giáo dục quốc dân và toàn bộ quá trình xây dựng văn minh tinh thần, xuyên suốt quá trình xây dựng hiện đại hóa. - Kiên trì lấy những thành quả mới nhất của sự nghiệp Trung Quốc hóa Chủ nghĩa Mác để vũ trang cho toàn Đảng, giáo dục nhân dân, dùng sức mạnh ngưng kết tinh thần dân tộc và tinh thần thời đại, kích thích sức sống, đề xướng tư tưởng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa yêu nước. Tăng cường giáo dục quan niệm và lí tưởng, tăng cường giáo dục chính sách và tình hình trong nước, không ngừng tăng cường niềm tin và tâm niệm đối với mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả, sự nghiệp cải cách mở cửa, chế độ xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. - Tăng cường nghiên cứu và xây dựng lí luận chủ nghĩa Mác. Tăng cường năng lực sáng tạo, sức thuyết phục và sức kêu gọi, cảm hóa trong công tác lí luận tư tưởng của Đảng. - Kiên trì lấy hệ thống giá trị hạt nhân xã hội chủ nghĩa để dẫn dắt trào lưu tư tưởng xã hội, tôn trọng sự khác biệt, bao dung sự đa dạng, hình thành ở mức độ cao nhất ý thức chung về tư tưởng xã hội. Đường lối chủ trương xây dựng hệ thống giá trị hạt nhân xã hộ chủ nghĩa tiếp tục được khẳng định trong Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ XVII, đồng thời các nhiệm vụ xây dựng hệ thống giá trị này cũng được cụ thể hóa hơn. Điều này cho thấy, Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục kiên trì Chủ nghĩa Mác và kết hợp với hệ thống lí luận của mình theo hướng “Trung Quốc hóa Chủ nghĩa Mác” tạo ra “Chủ nghĩa Mác Trung Quốc” để lãnh đạo đường lối tư tưởng, hình thành thái thức trong toàn xã hội. 2.4.2. Xây dựng quan niệm vinh nhục xã hội chủ nghĩa, bồi dưỡng giáo dục phong tục đạo đức văn minh. - Kiên trì kết hợp quản lí đất nước theo pháp luật và quản lí đất nước bằng đạo đức, xây dựng quan niệm vinh nhục xã hội chủ nghĩa với nội dung “8 điều vinh, sỉ” làm chủ đạo. - Đề xướng quy phạm đạo đức yêu nước, tôn trọng nghề nghiệp, thành thật giữ chữ tín, thân thiện. Triển khai giáo dục phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong gia đình, đạo đức nghề nghiệp, công đức xã hội, tăng cường xây dựng đạo đức tư tưởng của thanh thiếu niên. Hình thành phong thái biết điều vinh nhục, bàn về chính khí, thúc đẩy hài hòa trong toàn xã hội, hình thành mối quan hệ xã hội nam nữ bình đẳng, kính lão yêu trẻ, cứu giúp người nghèo khổ khó khăn, khoan dung nhường nhịn. - Phổ cập tri thức khoa học, phát huy tinh thần khoa học, nuôi dưỡng phương thức sống văn minh lành mạnh. - Phát huy tinh thần phấn đấu khắc phục gian khổ, đề xướng tiết kiệm, phản đối chủ nghĩa đề cao đồng tiền, chủ nghĩa hưởng thụ và chủ nghĩa cực đoan cá nhân. - Phát huy những nội dung của văn hóa truyền thống Trung Quốc có lợi cho xã hội hài hòa, hình thành quy phạm hành vi và quy phạm đạo đức tinh thần thời đại và phẩm chất đạo đức phù hợp. - Tăng cường xây dựng giữ chữ tín trong các công việc chính trị, giữ chứ tín trong thương mại buôn bán, giữ chữ tín trong xã hội. Luận điểm xây dựng quan niệm vinh nhục xã hội chủ nghĩa với hạt nhân là lấy “8 điều vinh sỉ” làm cơ sở đã giáo dục lòng yêu nước, tôn trọng nghề nghiệp, giữ gìn chữ tín, phẩm chất tốt đẹp trong gia đình, tinh thần tương thân tương ái, bình đẳng giới và các ứng xử khác trong toàn xã hội. 2.4.3. Kiên trì phương hướng chỉ đạo chính xác, đúng đắn, tạo nên bầu không khí dư luận lành mạnh, tích cực. Phương hướng chỉ đạo dư luận, tư tưởng chính xác, đúng đắn là nhân tố quan trọng để thúc đẩy xã hội hài hòa. Do đó: - Thông tin xuất bản, phát thanh truyền hình, văn học nghệ thuật, khoa học xã hội đều phải kiên trì phương hướng chỉ đạo đúng đắn, tạo bầu không khí dư luận, tư tưởng tốt đẹp cho cải cách, phát triển và ổn định. - Thông tin truyền thông cần phải tăng cường trách nhiệm với xã hội, tuyên truyền chủ trương của Đảng, thông hiểu ý dân và tình hình xã hội, chỉ đạo các điểm nóng trong xã hội, khai thông tình cảm của công chúng, làm tốt công tác kiểm soát dư luận. - Kiện toàn cơ chế đưa tin các sự kiện đột xuất, đưa tin kịp thời, chính xác. - Tăn cường quản lí và ứng dụng mạng internet, đề xướng việc sử dụng mạng internet văn minh, xây dựng mạng internet văn minh. Giúp cho các loại hình truyền thông mới phát triển trở thành trận địa quan trọng để thúc đẩy xã hội hài hòa. Lấy nghiên cứu vấn đề thực tiễn quan trọng làm phương hướng chủ công, phát huy vai trò nhận thức thế giới, kế thừa văn minh, sáng tạo lí luận, tư vấn chính trị, giáo dục con người, phục vụ xã hội. - Văn học nghệ thuật cần phải phát huy tinh hoa Chân – Thiện – Mỹ, sáng tác nhiều hơn nữa những tác phẩm ưu tú. - Kiên trì triển khai quét sạch văn hóa đồi trụy, những điều phi pháp. Rõ ràng, thông qua các loại hình, các phương tiện thông tin tuyên truyền, Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện mục tiêu uốn nắn dư luận, kiểm soát dư luận, nhằm phục vụ cho công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với toàn xã hội 2.4.4. Triển khai rộng rãi các hoạt động sáng tạo xây dựng hài hòa, hình thành cục diện người người thúc đẩy hài hòa. - Ra sức tăng cường trách nhiệm xã hội của công dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Kết hợp hoạt động sáng tạo xây dựng hài hòa như cộng đồng hài hòa, gia đình hài hòa với các hoạt động sáng tạo xây dựng văn minh tinh thần mang tính quần chúng, thu hút sự tham gia của đông đảo quần chúng, thúc đẩy hình thành bầu không khí xã hội một người vì mọi người. - Lấy yêu thương lẫn nhau, phục vụ xã hội làm chủ đề, đi sâu triển khhai các hoạt động phục vụ tình nguyện xã hội ở thành phố và nông thôn, xây dựng hệ thống phục vụ tự nguyện xã hội. - Chú trọng thúc đẩy tâm lí hài hòa, tăng cường sự khai thông tâm lí và sự quan tâm mang tính con người, chỉ đạo con người đối xử với chính bản thân mình, với người khác và với xã hội một cách chuẩn mực, đối xử một cách hài hòa với khó khăn, trắc trở và vinh dự. - Tăng cường giáo dục và bảo đảm tâm lí lành mạnh, kiện toàn mạng lưới tư vấn tâm lí, xây đắp nên tâm lí xã hội có lòng tự tôn, bản lĩnh, tích cực vươn lên. Như vậy, chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc là giáo dục mọi thành viên, mọi tầng lớp trong xã hội tinh thần xây dựng hài hòa bằng cách thu hút sự quan tâm chú ý, tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, tạo ra bầu không khí trong toàn xã hội thương yêu lẫn nhau, tự nguyện phục vụ, một người vì mọi người, mọi người vì một người. Tóm lại, xây dựng văn hóa hài hòa là nhiệm vụ quan trọng của xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Hệ thống giá trị hạt nhân xã hội chủ nghĩa là căn bản của việc xây dựng văn hóa hài hòa. Cần phải kiên trì địa vị chỉ đạo của Chủ nghĩa Mác trong hình thái ý thức xã hội, nắm vững phương hướn tiến lên của văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa. Phát huy tinh hoa truyền thống văn hóa ưu tú của dân tộc, tiếp thu thành quả văn minh có ích của nhân loại. Đề xướng quan niệm hài hòa, bồi dưỡng và giáo dục tinh thần hài hòa, từng bước hình thành tâm niệm quan niệm chung và chuẩn mực đạo đức của toàn xã hội, đặt cơ sở đạo đức tư tưởng cho sự phấn đấu đoàn kết nhân dân tất cả các dân tộc trong cả nước và trong toàn Đảng. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU VỀ VIỆC XÂY DỰNG XÃ HỘI HÀI HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC Qua việc trình bày phân tích, quan điểm, chủ trương, chính sách về xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa của Đảng và Chính phủ Trung Quốc, chúng ta lần lượt trình bày những bổ sung, sáng tạo mới, hạn chế về lí luận và đưa ra đánh giá bước đầu về thực tiễn thành công cũng như những hạn chế còn tồn tại của việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc trong thời gian qua. 3.1. Một số thành tựu bước đầu và một số hạn chế về lí luận. 3.1.1. Thành tựu kế thừa và bổ sung lí luận. 3.1.1.1. Xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa là kế thừa tư tưởng xã hội hài hòa truyền thống của Trung Quốc. “Xã hội hài hòa” là một mệnh đề triết học quan trọng trong các dòng tư tưởng ở Trung Quốc. Khổng Tử đã xây dựng tư tưởng chỉ đạo xã hội hài hòa đó là “nhân giả , ái nhân”. Mạnh tử đưa ra “thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa”, coi mối quan hệ hài hòa giữa con người là nhân tố cơ bản để ổn định xã hội … Tới thời cận đại, Tôn Trung Sơn đưa ra tư tưởng Tam dân, kế thừa những giá trị trong truyền thống, chủ trương “thiên hạ vi công” (thiên hạ là chung) và “thế giới đại đồng”. Như vậy, “xã hội hài hòa” có cội nguồn từ văn hóa truyền thống của Trung Quốc, trải qua nhiều thời đại với những nội dung không ngừng được phong phú thêm. Ngày nay, Trung Quốc đang phấn đấu xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa với nội dung gắn liền với công cuộc xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, gắn liền với xây dựng toàn diện xã hội khá giả, giải quyết các mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, con người với tự nhiên. 3.1.1.2. Xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa làm phong phú thêm và phát triển Chủ nghĩa Mác. Từ Đại hội XVI (năm 2002) đến nay, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã nêu ra hàng loạt tư tưởng quan trọng xây dựng và thực hiện quan niệm “phát triển khoa học”, xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, luận giải toàn diện và hệ thống về đặc trưng cơ bản của xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy phát triển toàn diện hài hòa và bền vững kinh tế - xã hội. Đây là sự phát triển mới trong nhận thức về bản chất của chủ nghĩa xã hội từ lí luận Đặng Tiểu Bình, đánh dấu sự nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về mối quan hệ nội tại giữa chủ nghĩa xã hội và hài hòa xã hội đã đạt tới trình độ mới và tầm cao mới, tự giác, sâu sắc và hệ thống hơn. Từ Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, tập thể lãnh đạo Trung ương thế hệ thư tư đã đưa ra một số chủ trương mới như quan niệm “phát triển một cách khoa học”, “xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa”, “nâng cao năng lực cầm quyền và giữ gìn tính tiên tiến của Đảng Cộng sản”. Đây là thành quả của việc Trung Quốc hóa Chủ nghĩa Mác. Trong tiến trình xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đã lần lượt đưa ra xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa và xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Như vậy, có thể thấy, Trung Quốc đang trong quá trìn tìm tòi và thử nghiệm về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, làm phong phú thêm và phát triển Chủ nghĩa Mác. 3.1.1.3. Bổ sung và làm cụ thể hóa “chiến lược phát triển ba bước” của Đặng Tiểu Bình. Tháng 4 năm 1987, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra “chiến lược phát triển ba bước” để xây dựng hiện đại hóa Trung Quốc. Ông cho rằng, bước thứ nhất từ năm 1980 đến năm 1990, GNP bình quân đầu người của Trung Quốc vào năm 1990 tăng gấp đôi so với năm 1980, giải quyết vấn đề ăn no mặc ấm; bước thứ hai từ 1990 đến năm 2000, GNP bình quân đầu người của Trung Quốc vào năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990, đời sống của nhân dân Trung Quốc đạt mức khá giả; bước thứ ba đến khoảng năm 2020, Trung Quốc đạt trình độ quốc gia phát triển tầm trung trên thế giới, cơ bản thực hiện hiện đại hóa. Nhằm giải quyết các vấn đề trên, tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, tiếp đến Hội nghị Trung ương 6 khóa XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tập trung bàn về vấn đề này nhằm hướng tới thực hiện một cách toàn diện “chiến lược phát triển ba bước” do Đặng Tiểu Bình đề ra. Như vậy, có thể thấy rằng, giữa “chiến lược phát triển ba bước” của Đặng Tiểu Bình và tư tưởng xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa của Hồ Cẩm Đào là có chung phương hướng, có sự kế thừa và bổ sung cho nhau. 3.1.1.4. Xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa nhằm cụ thể hóa việc xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Từ cải cách mở, mở cửa đến nay, công cuộc xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc đã giành được những thành tựu lớn, đời sống nhân dân về tổng thể đạt tới mức khá giả. Tuy nhiên, mức khá giả vẫn ở trình độ thấp, chưa toàn diện và còn mất cân đối. Do vậy, có thể thấy, vấn đề chưa toàn diện, mất cân đối liên quan tới phát triẻn hài hòa và xây dựng xã hội hài hòa là những đường lối cụ thể bổ sung thực hiện xây dựng toàn diện xã hội khá giả. Như vậy, việc xây dựng xã hội hài hòa và xây dựng toàn diện xã hội khá giả có quan hệ mật thiết với nhau và bổ sung cho nhau. Điều này được thể hiện như sau: “Xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa mà chúng ta muốn xây dựng phải là một xã hội dân chủ pháp trị, công bằng chính nghĩa, thành thực giữ chữ tín, thương yêu nhau, tràn đầy sức sống, ổn định có trật tự, con người chung sống hài hòa với tự nhiên … Những đặc trưng đó vừa có mối liên hệ tương hỗ, vừa tác động lẫn nhau, cần phải được nắm vững và thể hiện một cách toàn diện trong quá trình xây dựng toàn diện xã hội khá giả.” Từ những phân tích trên, chúng ta thấy việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa đã bổ sung nhân tố xã hội vào trong hệ thống lí luận xây dựng xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. 3.1.2. Một số hạn chế về mặt lí luận Ngoài những bổ sung và phát triển về mặt lí luận trên đây, chúng ta thấy rằng, tư tưởng xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa không phải là chủ thuyết chính của Hồ Cẩm Đào mà nó là những chủ trương, chính sách hay những biện pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển đang đặt ra ở Trung Quốc trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Như chúng ta đã biết, xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa được Hồ Cẩm Đào đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội nghị Trung ương 6 khóa XVI đưa ra Nghị quyết về việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa nhằm cụ thể hóa các mục tiêu và nhiệm vụ cho đến năm 2020. Nhưng qua Báo cáo chính trị tại Đại hội XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúng ta thấy rằng, chỉ có quan điểm “phát triển khoa học” mới là chủ thuyết chính của Hồ Cẩm Đào. Còn xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa chỉ là những biện pháp thực hiện tư tưởng “phát triển khoa học”. Hiện nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc coi quan điểm “phát triển khoa học” là tư tưởng chiến lược và nội dung quan trọng trong hệ thống lí luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Quan điểm “phát triển khoa học” có hạt nhân và bản chất là lấy con người làm gốc. Trong khi, yêu cầu bản chất của việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa là xử lí đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Muốn xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa cần phải quán triệt thực hiện quan điểm “phát triển khoa học”, bởi vì mục tiêu của quan điểm “phát triển khoa học” là thực hiện sự phát triển hài hòa giữa con người, xã hội và tự nhiên. Các mục tiêu, biện pháp, chính sách chưa hoàn thiện trong nộị dung xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa đang được bổ sung và hoàn thiện. Có thể thấy, vấn đề xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, về mặt lí luận, là sự kế thừa và bổ sung lí luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc làm phong phú thêm Chủ nghĩa Mác, được vận dụng vào thực tiễn Trung Quốc, cục diện xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và đưa ra một số khái niệm xây dựng xã hội trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Một số thành tựu và những hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn. 3.2.1. Thành tựu bước đầu trong thực tiễn. Từ Hội nghị Trung ương 4 khóa XVI (tháng 9/2004), Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra khái niệm xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa đến nay, Trung Quốc đã quán triệt thực hiện hàng loạt những biện pháp, chính sách và bước đầu đã thu được những thành quả. Cụ thể như sau: Việc điều chỉnh cơ cấu ngành, tốc độ dô thị hóa, thu nhập và đời sống của nhân dân có chuyển biến tốt. Điều này cho thấy, chiến lược phát triển hài hòa giữa các ngành nghề, giữa thành thị với nông thôn, giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp dân cư có dấu hiệu tốt. (xem Bảng 1 ). Tỉ lệ người nghèo và người có thu nhập thấp ở nông thôn giảm dần theo từng năm. Theo tiêu chuẩn thu nhập bình quân đầu người từ 684 NDT/năm đến 944 NDT/năm, số người được coi là có thu nhập thấp ở nông thôn vào thời điểm cuối năm 2005 là 40,67 triệu người, giảm 9,1 triệu người so với năm 2004. Sang năm 2006, theo tiêu chuẩn dân số nghèo tuyệt đối ở nông thôn thu nhập thấp hơn 693 NDT/năm, cuối năm dân số nghèo tuyệt đối ở nông thôn là 21,48 triệu người, so với cuối năm 2005 giảm 2,17 triệu người. Đến năm 2007 tiêu chuẩn tính dân số nghèo tuyệt đối ở nông thôn được nâng lên là thu nhập bình quân đầu người dưới 785 NDT/năm. Những biện pháp, chính sách giải quyết vấn đề dân sinh bước đầu đã có hiệu quả, trong đó nổi bật là giải quyết các vấn đề ở nông thôn, tầng lớp yếu thế. Ví dụ như: cùng với việc thực hiện miễn phí giáo dục nghĩa vụ 9 năm, giải quyết vấn đề gánh nặng về học phí với người nông dân có con em đi học, việc thực hiện cơ chế mới về kinh phí giáo dục nghĩa vụ “hai miễn, một trợ cấp” ở nông thôn miền Tây đã bước đầu có hiệu quả. Về giải quyết vấn đề an sinh xã hội, việc triển khai công tác y tế hợp tác nông thôn kiểu mới phát triển nhanh chóng, diện bao phủ được mở rộng, số người tham gia bảo hiểm dưỡng lão, tham gia bảo hiểm y tế cơ bản ở thành thị tăng lên. Một số biện pháp giảm ô nhiễm môi trường đã bắt đầu có hiệu quả. Trong những năm gần đây, bước đầu so sánh các chỉ số giữa năm 2006 và năm 2007, chúng ta thấy rằng, một số chỉ số năm 2007 có chiều hướng tốt lên: mức tiêu hao năng lượng cho mỗi đơn vị GDP trong cả nước giảm 2,78 %, lượng khí thải SO2 giảm 1,81 %, lượng khí thải CO2 giảm 4,66 % [13, tr 11] … Môi trường xã hội, tình hình trật tự trị an xã hội vẫn được duy trì ổn định. Điều này cho thấy những chủ trương chính sách xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa có tác dụng tích cực đến giữ vững ổn định môi trường xã hội. Nhờ đó, tình hình xã hội Trung Quốc có chiều hướng tốt lên. (xem Bảng 2) 3.2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn. So với mục tiêu xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, trong mấy năm gần đây, những hạn chế còn tồn tại vẫn nhiều hơn so vỡi những gì Trung Quốc đã làm được Chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn vẫn có xu hướng gia tăng. Mặc dù việc phân chia các tỉnh, thành, khu tự trị ở Trung Quốc có sự khác biệt nhưng các số liệu nghiên cứu của các học giả Trung Quốc cho thấy mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu người rất rõ rệt. Đó là khu vực miền Đông luôn luôn cao hơn khu vực miền Trung và miền Trung cao hơn khu vực miền Tây (xem Bảng 3 và Bảng 4). Chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các ngàng nghề lớn. Theo thống kê 100.000 hộ dân ở thành thị và nông thôn của Cục thống kê Nhà nước Trung Quốc cho thấy, ở thành thị, năm 1978 mức chênh lệch thu nhập giữa 20 % hộ có thu nhập cao nhất gấp 1,8 lần hộ 20 % hộ có thu nhập thấp nhất và con số này tăng lên gấp 3 lần năm 1994; ở nông thôn, mức chênh lệch này là 2,9 lần và năm 1994 là 6,6 lần. Mức chênh lệch này ngày càng gia tăng. Điều này cho thấy, vấn đề chênh lệch thu nhập trong các tầng lớp dân cư là một trong những vấn đề hiện nay cần đặc biệt giải quyết. Y tế vẫn được quần chúng nhân dân coi là vấn đề bức xúc. Ở Trung Quốc đã bắt đầu hình thành hệ thống bảo hiểm y tế công lập ba cấp độ là bảo hiểm y tế công chức thành phố, bảo hiểm y tế cư dân thành phố và tổ chức y tế hợp tác kiểu mới ở nông thôn. Nhưng do phương án cải cách thể chế y tế chậm, chưa thực sự khởi động cải cách thể chế y tế nên “khám bệnh khó, khám bệnh đắt” vẫn là vấn đề tồn tại làm cho người dân không có niềm tin vào hệ thống y tế, đội ngũ y bác sĩ thiếu phẩm chất đạo đức ... [4, tr 100]. Điều này đòi hỏi Trung Quốc phải tiếp tục huy động các nguồn lực để giải quyết trong thời gian tới thì mới đạt được mục tiêu xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Tình trạng việc làm cung vượt quá cầu vẫn chưa được chuyển biến. Lực lượng lao động mới tăng ở thành phố, sự chuyển dịch sức lao động dư thừa ở nông thôn và những người thất nghiệp vẫn là tiêu điểm trong công tác giải quyết việc làm ở Trung Quốc. Trong thời gian từ 2006 đến 2008, số người thất nghiệp do cải cách doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể và những người thất nghiệp do cải cách doanh nghiệp trước đó còn khoảng 10 triệu người [4, tr 102]. Như vậy, nhiều người cho rằng Trung Quốc giải quyết lượng lớn số việc làm này là bài toán rất khó. Trật tự trị an xã hội có bước diễn biễn mới: tội phạm kinh tế có chiều hướng gia tăng, làm cho việc quản lí xã hội ngày càng phức tạp. Các vụ án phạm tội kinh tế tăng. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2007, cơ quan công an trong cả nước đã khởi tố 62.000 vụ án liên quan đến tội phạm gây rối trật tự kinh tế thị trường, tăng 9,1 % so với cùng kí năm 2006, 1.904 vụ xâm phạm bản quyền trí tuệ, tăng 31,5 % so với cùng kì năm 2006 … Nếu quản lí không tốt không những gây rối loạn trật tự kinh tế thị trường, khó bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân ở Trung Quốc mà còn chứa ẩn nhiều nhân tố bất ổn trong xã hội của Trung Quốc [4, tr 104 – 105] Tham nhũng là vấn đề bức xúc. Theo kết quả điều tra phán đoán của cán bộ lãnh đạo về những vấn đề tồn tại trong xã hội Trung Quốc năm 2006 và 2007 cho thấy, trong cả hai năm này tham những đều là một trong ba vấn đề nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc hiện nay. Từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 7 năm 2007 có 136.570 vụ phạm tội tham ô, nhận hối lộ, liên quan đến 157.569 người, trong đó số vụ án lớn trên 50.000 NDT là 82.162 vụ. Đặc biệt là trong khoảng 5 năm gần đây, Trung Quốc đã đưa ra xét xử hàng loạt các quan chức lãnh đạo cấp tỉnh, cấp Bộ. Việc thực hiện dân chủ trong Đảng ở Trung Quốc còn gặp nhiều trở ngại. Vấn đề dân chủ trong Đảng ở Trung Quốc hiện nay còn tồn tại đó là: trình tự bầu cử không thông suốt, việc bầu cử trong Đảng ở một số địa phwong thường xảy ra hiện tượng hỗn loạn về trình tự bầu cử; chế độ giới thiệu người ứng cử bầu cử trong Đảng không rõ ràng; cơ chế cạnh tranh không tốt, ít có bầu cử trực tiếp hoặc bầu cử theo kiểu tranh cử giữa mấy người, đa số là bầu cử theo kiểu gián tiếp; chế độ truy cứu trách nhiệm đối với việc vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ luật trong bầu cử không kiện toàn … Với thực tiễn và những đánh giá trên đây, chúng ta tin tưởng rằng, từ nay đến năm 2020, Trung Quốc có thể phần nào giải quyết được vấn đề dân sinh cho các tầng lớp yếu thế trong xã hội. Nhưng vấn đề phát triển chênh lệch, dân chủ trong Đảng và dân chủ trong xã hội thì không dễ gì thực hiện được bởi phát triển cân bằng, dân chủ đòi hỏi phải có một quá trình. Nói tóm lại, qua những phân tích trên đây, chúng ta đã thấy rõ việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa đúng là sự bổ sung mới về lí luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, nhằm giải quyết những vấn đề bất cân bằng sau 30 năm cải cách, mở cửa. Mặc dù việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa mới được đưa ra trong mấy năm gần đây nhưng nó đã góp phần vào việc duy trì ổn định xã hội, có tác dụng tốt trong việc giải quyết phần nào vấn đề dân sinh, môi trường đang đặt ra ở Trung Quốc hiện nay. Song, những vấn đề tích tụ trong thời gian dài cùng với các vấn đề mới xuất hiện trong các năm qua, Trung Quốc không thể dễ gì trong thời gian vài năm có thể giải quyết được. C. KẾT LUẬN Qua việc phân tích những chủ trương, chính sách xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa trên đây, từ góc độ vĩ mô có thể thấy rằng, nội dung của việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa liên quan đến toàn bộ đường lối phát triển của Trung Quốc trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Đảng Cộng sản trung Quốc đã bổ sung, làm cụ thể hóa những chủ trương,chính sách để hướng tới phát triển nhịp nhàng, cân bằng. Đó là việc điều chỉnh phát triển nhịp nhàng giữa kinh tế và xã hội, tức là cùng với việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, Đảng Cộng sản Trung Quóc đã đưa ra những chủ trương, chính sách giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt chú trọng giải quyết vấn đề dân sinh như: y tế, việc làm, giáo dục, an sinh xã hội cho những tầng lớp yếu thế, chưa được hưởng những thành quả trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc. Có lẽ đây là thể hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội đặc sắc ở Trung Quốc Để làm được việc này, trong nội hàm của chủ trương, chính sách xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra và hoàn thiện hàng loạt các chính sách liên quan đến thể chế và đã có những thuật ngữ mới lần đầu tiên xuất hiện, chủ yếu thể hiện ở việc thực hiện công bằng chính nghĩa, thực hiện cùng giàu có. Cụ thể như: lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa việc “đẩy nhanh xây dựng cơ chế, thể chế có lợi cho việc thay đổi kế cấu giữa thành thị và nông thôn”, lần đầu tiên đã chỉ ra việc “hoàn thiện cơ chế điều tiết nhịp nhàng quan hệ lao động”, lần đầu tiên thực hiện miễn phí giáo dục nghĩa vụ trên phạm vi cả nước hay “xây dựng hệ thống an sinh bao phủ lên cư dân thành thị và nông thôn”, lần đầu tiên Đảng Cộng sản trung Quốc đề ra chủ trương “tăng cường điều tiết vĩ mô đối với phân phối thu nhập”, lần đầu tiên nhắc đến “hệ thống giá trị hạt nhân xã hội chủ nghĩa”, lần đầu tiên đưa ra “lấy hài hòa trong Đảng thúc đẩy hài hòa trong xã hội”. Như vậy, có thể nói rằng, đây là một lần điều chỉnh chính sách lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên con đường xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Nghiên cứu “Vấn đề xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách mở cửa”, suy nghĩ về quá trình phát triển của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới chúng ta có thể tham khảo một số vấn đề nhằm giảm thiểu được những mâu thuẫn, giữ vững ổn định xã hội, đưa sự nghiệp đổi mới của nước ta tiếp tục phát triển bền vững, hài hòa, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. PHỤ LỤC Bảng 1: Cơ cấu ngành nghề và tỉ lệ đô thị hóa ở Trung Quốc. Đơn vị: % (Tổng GDP là 100 %) Năm Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Tỉ lệ đô thị hóa 1978 28,1 48,2 23,7 17,9 1979 31,2 47,4 21,4 1980 30,1 48,5 21,4 19,4 1981 31,8 46,4 21,8 1982 33,3 45,0 21,7 1983 33,0 44,6 22,4 1984 32,0 43,3 24,7 1985 28,4 43,1 28,5 23,7 1986 27,1 44,0 28,9 24,5 1987 26,8 43,9 29,3 25,3 1988 25,7 44,1 30,2 25,8 1989 25,0 43,9 32,0 26,2 1990 27,1 41,6 31,3 26,4 1991 24,5 42,1 33,4 26,3 1992 21,8 43,9 34,3 27,6 1993 19,9 47,4 32,7 28,1 1994 20,2 47,9 31,9 28,6 1995 20,5 48,8 30,7 29,0 1996 20,4 49,5 30,1 29,3 1997 19,1 50,0 30,9 29,9 1998 18,6 49,3 32,1 30,4 1999 17,6 49,4 33,0 30,8 2000 16,4 50,2 33,4 36,2 2001 15,8 50,1 34,1 37,6 2002 15,3 50,4 34,3 39,1 2003 14,4 52,2 34,4 40,5 2004 15,2 52,9 31,9 41,8 2005 12,5 47,3 40,2 42,98 2006 11,8 48,7 39,5 43,9 2007 11,7 49,2 39,1 44,9 Nguồn: số liệu từ năm 1978 đến năm 2005 dẫn theo Tạ Chí Cường: “Nhìn nhận như thế nào về tốc độ đô thị hóa của Trung Quốc” và số liệu năm 2006, 2007 dẫn theo “Thông báo thống kê phát triển kinh tế - xã hội quốc dân năm 2006 và 2007” Bảng 2: Quan điểm về xã hội Trung Quốc giai đoạn hiện nay hiền hòa và ổn định hay không Đơn vị: % Vấn đề: cảm nhận của bạn về tình trạng xã hội Trung Quốc hiện nay là: Vấn đề: bạn cho rằng tình hình xã hội Trung Quốc hiện nay ổn định hay không? Trả lời Tỉ lệ trả lời Trả lời Tỉ lệ trả lời Rất hài hòa 8,2 Rất ổn định 10,6 Tương đối hài hòa 66,7 Tương đối ổn định 65,2 Rất không hài hòa 1,8 Không ổn định lắm 15,6 Không hài hòa lắm 15,1 Rất không ổn định 1,8 Không rõ 8,2 Không rõ 6,7 Lượng mẫu 7061 Lượng mẫu 7061 Nguồn: Hoàng Thế Anh: “Đánh giá tình hình xã hội Trung Quốc năm 2006”, trong sách: Đỗ Tiến Sâm (chủ biên): “Trung Quốc năm 2006 – 2007”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007, Trang 114. Bảng 3: Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa các khu vực miền Đông, Trung, Tây. Năm GDP bình quân đầu người (NDT) Mức chênh lệch GDP bình quân đầu người giữa miền Đông, Trung, Tây (miền Tây là 1) Khu vực miền Đông Khu vực miền Trung Khu vực miền Tây 1978 688 333 310 2,21 : 1,07 : 1 1980 819 409 368 2,22 : 1,11 : 1 1982 929 489 431 2,15 : 1,13 : 1 1984 1176 646 548 2,14 : 1,27 : 1 1986 1539 840 721 2,13 : 1,16 : 1 1988 2196 1186 1001 2,19 : 1,18 : 1 1990 2631 1448 1282 2,03 : 1,12 : 1 1992 3776 1851 1631 2,31 : 1,13 : 1 1994 6602 3042 2481 2,66 : 1,22 : 1 1996 9517 4553 3489 2,72 : 1,30 : 1 1998 11523 5393 4157 2,77 : 1,29 : 1 2000 13698 6045 4758 2,87 : 1,27 : 1 2002 16490 7208 5717 2,88 : 1,26 : 1 2004 22356 10036 7786 2,87 : 1,28 : 1 2006 27567 12269 10959 2,51 : 1,11 : 1 Nguồn: Số liệu từ năm 1978 đến năm 2004 dẫn theo Hồ Tinh Tinh, Tăng Quốc An: “Chênh lệch phát triển kinh tế khu vực ở Trung Quốc từ cuối những năm 1970 đến nay, diễn biến, nguyên nhân, ảnh hưởng và lựa chọn chính sách điều tiết” và số liệu năm 2006 dẫn theo “Niên giám thống kê Trung Quốc 2007” Bảng 4: Thu nhập và chênh lệch thu nhập của người dân thành thị và nông thôn Trung Quốc. Năm Thu nhập bình quân đầu người/năm của cư dân thành thị (NDT) Thu nhập bình quân đầu người/năm của cư dân nông thôn (NDT) Mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa cư dân thành thị và cư dân nông thôn (cư dân nông thôn là 1) 1980 576,92 186,66 3,09 : 1 1981 665,08 219,92 3,02 : 1 1983 755,25 309,15 2,44 : 1 1984 847,43 353,91 2,39 : 1 1985 864,34 383,05 2,26 : 1 1987 1174,68 445,79 2,64 : 1 1988 1224,27 491,69 2,49 : 1 1989 1465,76 536,22 2,73 : 1 1990 1897,29 667,62 2,84 : 1 1992 2287,52 750,35 3,05 : 1 1993 2645,05 809,08 3,27 : 1 1995 3893 1578 2,97 : 1 1999 5754 2210 2,65 : 1 2000 6280 2253 2,97 :1 2005 10493 3255 3,22: 1 2006 11759 3578 3,28 : 1 2007 13786 4140 3,32 : 1 Nguồn: Hoàng Thế Anh: “Nông dân Trung Quốc – Thực trạng bất đối xứng so với người dân thành thị”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2008, tr 29; số liệu năm 2007 dẫn theo Tổng cục Thống kê nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa: “Công báo thống kê phát triển kinh tế - xã hội quốc dân 2007” TÀI LIỆU THAM KHẢO Hoàng Thế Anh: “ Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sảnTrung Quốc lần thứ XVII: Xây dựng xã hội với cải thiện dân sinh là trọng điểm”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 9, năm 2007. Hoàng Thế Anh: “Chênh lệch giàu nghèo ở Trung Quốc - Thực trạng, nguyên nhân và xu thế ”.Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2008. Hoàng Thế Anh: “Đánh giá tình hình xã hội Trung Quốc năm 2005, 2006”, , 2007”, Viện nghiên cứu Trung Quốc, 2006, 2007. Hoàng Thế Anh: “Đánh giá tình hình xã hội Trung Quốc năm 2007 và phương hướng giải quyết trong năm 2008”, trong sách: Đỗ Tiến Sâm (chủ biên): “Trung Quốc năm 2006 – 2007”, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2008. Nguyễn Kim Bảo: “Yêu cầu mới về thực hiện mục tiêu phấn đấu xây dựng toàn diện xã hội khá giả”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3, 2008. Trần Lê Bảo: “ Từ chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đến tư tưởng xã hội hài hòa của Hồ Cẩm Đào”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7, 2007. Nguyễn Văn Hồng: “Văn hóa Nho giáo về xã hội hài hòa với thời đại mở của phát triển và kinh tế thị trường Trung Quốc” tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6, 2007. Giản chi và Nguyễn Hiến Lê: “Đại cương triết học Trung Quốc”, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2004. Nguyễn Minh Hằng: “Đại hội lần thứ XVII Đảng Cộng sản Trung Quốc với vấn đề thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển vừa tốt vừa nhanh”, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 8, 2007. Lê Văn Sang, Lê Thu Hà: “ Chiến lược mở rộng không gian kinh tế mới ở Châu Á”, trong sách: Đỗ Tiến Sâm (chủ biên): “Trung Quốc năm 2007 – 2008”, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2008. Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên): “Vấn đề Tam nông ở Trung Quốc – Thực trạng và giải pháp”, NXb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2008. Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên): “Trung Quốc với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008. Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên): “Trung Quốc năm 2006 – 2007”, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007. Ngữ văn Hán Nôm, NXb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004. Lễ Ký, Lễ Vận, Nguyễn Tôn Nhan chú giải và giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1999. Lão Tử, Đạo đức kinh, NXB Văn học, Hà Nội, 2010. Trang Tử, Nam hoa kinh, NXB Văn học, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2001. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVấn đề xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách, mở cửa.doc
Luận văn liên quan