Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo vào việc giải quyết các vấn đề
trong khoa học nói chung và trong tin học nói riêng đã đem lại nhiều thành
quả đáng kể cho nhân loại, góp phần không nhỏ vào sự phát triển công
nghệ phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người. Qua đôi nét về việc vận
dụng một số nguyên tắc sáng tạo trong tin học mà cụ thể là công cụ soạn
thảo văn bản, ta có thể nhận thấy rõ nét sự cần thiết của các nguyên tắc
sáng tạo đối với việc phát triển phần mềm Word, làm cho nó có được
những tính năng ưu việt nhất của một chương trình xử lý văn bản. Với đà
phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc nắm vững và vận
dụng tốt các nguyên tắc sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng, hữu hiệu
và có thể xem là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công. Điều này không chỉ
ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực khoa học công nghệ mà còn có thể cho
những lĩnh vực, ngành nghề khác.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo để giải quyết một vấn đề trong tin học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
----- -----
TIỂU LUẬN
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm
Tên HV: Nguyễn Tấn – MSHV: CH1101038
Lớp: CH_CNTT_K6
TP HỒ CHÍ MINH 04/2012
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 2
MỤC LỤC
Lời nói đầu....................................................................................................... 4
I. 40 nguyên tắc sáng tạo ............................................................................ 5
1. Nguyên tắc phân nhỏ ............................................................................... 5
2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng ................................................................ 5
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ ................................................................... 5
4. Nguyên tắc phản đối xứng ........................................................................ 5
5. Nguyên tắc kết hợp .................................................................................. 5
6. Nguyên tắc vạn năng ................................................................................ 5
7. Nguyên tắc chứa trong ............................................................................. 5
8. Nguyên tắc phản trọng lượng.................................................................... 6
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ ................................................................. 6
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ .................................................................... 6
11. Nguyên tắc dự phòng ............................................................................. 6
12. Nguyên tắc đẳng thế .............................................................................. 6
13. Nguyên tắc đảo ngược ............................................................................ 6
14. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa ...................................................................... 7
15. Nguyên tắc linh động .............................................................................. 7
16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” ........................................................ 7
17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác ........................................................ 7
18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học................................................ 8
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ ............................................................ 8
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích ......................................................... 8
21. Nguyên tắc “vượt nhanh” ........................................................................ 8
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi .................................................................. 8
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi ................................................................. 8
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian ............................................................... 9
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 3
25. Nguyên tắc tự phục vụ ............................................................................ 9
26. Nguyên tắc sao chép (copy) .................................................................... 9
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” ............................................................... 9
28. Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học ........................................................... 9
29. Nguyên tắc sử dụng các kết kết cấu khí và lỏng ..................................... 10
30. Nguyên tắc vỏ dẻo và màng mỏng ........................................................ 10
31. Nguyên tắc sử dụng vật liệu nhiều lỗ ..................................................... 10
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc ................................................................ 10
33. Nguyên tắc đồng nhất .......................................................................... 10
34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần ......................................... 10
35. Nguyên tắc thay đổi các thông số hóa lý của đối tượng .......................... 11
36. Nguyên tắc sử dụng chuyển pha ........................................................... 11
37. Nguyên tắc sử dụng sự nở nhiệt............................................................ 11
38. Nguyên tắc sử dụng chất oxy hóa mạnh ................................................ 11
39. Nguyên tắc thay đổi độ trơ ................................................................... 11
40. Nguyên tắc sử dụng vật liệu hợp thành (composit) ................................ 11
II. Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong một vấn đề tin học
(Microsoft Word) ........................................................................................ 12
1. Lịch sử ra đời và phát triển Microsoft Word ............................................. 12
2. Những nguyên tắc sáng tạo được vận dụng trong Microsoft Word ............ 15
III. Kết luận ................................................................................................ 20
Tài liệu tham khảo ...................................................................................... 20
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 4
LỜI NÓI ĐẦU
Nhu cầu cuộc sống của con người ngày càng nâng cao rõ rệt trên khắp thế
giới, không bó hẹp ở bất kỳ quốc gia, lãnh thổ nào. Chính vì thế, việc cải tiến,
phát triển công nghệ phục vụ cho cuộc sống là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự
phát triển của khoa học kỹ thuật. Đó cũng là nhân tố quan trọng để con người
nhận thức khoa học đúng đắn, đề ra phương pháp nghiên cứu khoa học một
cách triệt để góp phần vào sự phát triển chung của khoa học. Một trong những
đặc điểm nổi bật là khả năng tư duy sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới vào thực
tiễn một cách hiệu quả. Nhìn lại sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều
phát minh sáng chế đã ra đời, đem lại nhiều thành tựu to lớn cho nhân loại, làm
thay đổi đáng kể cuộc sống con người; nhất là trong những thập niên vừa qua.
Có thể nói rằng những phát minh sáng chế đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
nhưng đều ít nhiều dựa trên 40 nguyên tắc sáng tạo cơ bản của giáo sư Alshuller
– người Nga, kỹ sư, nhà sáng chế, … giúp giải quyết nhiều vấn đề từ đơn giản tới
phức tạp trong khoa học mà công nghệ thông tin cũng không ngoại lệ.
Nhắc đến công nghệ thông tin thì ai cũng biết đây là lĩnh vực phát triển
sau các lĩnh vực khác nhưng lại phát triển nhanh chóng, liên tục và không ngừng
nâng lên tầm cao mới; đặc biệt trong thời gian vừa qua và chắc chắn trong
tương lai vẫn tiếp tục phát triển. Vậy công nghệ thông tin đã phát triển ra sao,
việc vận dụng các nguyên tắc sáng tạo vào lĩnh vực này như thế nào ? Em xin
trình bày đôi nét trong bài luận dưới đây. Trước hết, xin gởi lời cảm ơn chân
thành đến Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Hoàng Kiếm – người đã rất tâm huyết, tận
tâm truyền đạt cho em những kiến thức nền tảng về môn Phương pháp nghiên
cứu khoa học.
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 5
I. 40 NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO:
1. Nguyên tắc phân nhỏ
- Chia đối tượng thành các phần độc lập.
- Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
- Tăng mức độ phân nhỏ của đối tượng.
2. Nguyên tắc tách khỏi đối tượng
Tách phần gây "phiền phức" (tính chất "phiền phức") hay ngược
lại, tách phần duy nhất "cần thiết" (tính chất "cần thiết") ra khỏi đối
tượng.
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
a) Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài)
có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất.
b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau
c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất
của công việc.
4. Nguyên tắc phản đối xứng
Chuyển đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng
(nói chung làm giảm bậc đối xứng).
5. Nguyên tắc kết hợp
a) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các
hoạt động kế cận.
b) Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
6. Nguyên tắc vạn năng
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không
cần sự tham gia của đối tượng khác.
7. Nguyên tắc “chứa trong”
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 6
a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại
chứa đối tượng thứ ba …
b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
8. Nguyên tắc phản trọng lượng
a) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối
tượng khác, có lực nâng.
b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường
như sử dụng các lực thủy động, khí động...
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
Gây ứng suất trước với đối tượng để chống lại ứng suất không cho
phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng
suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại ).
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối
với đối tượng.
b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị
trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
11. Nguyên tắc dự phòng
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị
trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
12. Nguyên tắc đẳng thế
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống
các đối tượng.
13. Nguyên tắc đảo ngược
- Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hãy hành động ngược lại
(ví dụ: không làm nóng mà làm lạnh đối tượng).
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 7
- Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài)
thành đứng yên và ngược lại, phần đứng yên thành chuyển động.
- Lật ngược đối tượng.
14. Nguyên tắc cầu ( tròn ) hoá
a) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng
thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
b) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
c) Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm.
15. Nguyên tắc linh động
a) Cần thay đổi các đặt trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài
sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với
nhau.
16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”
Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn
hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản
hơn và dễ giải hơn.
17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
a) Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tượng theo
đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng
di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều). Tương tự, những bài toán
liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt
phẳng sẽ được đơn giản hoá khi chuyển sang không gian (ba
chiều).
b) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
c) Đặt đối tượng nằm nghiêng.
d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 8
e) Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau
của diện tích cho trước.
18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học
a) Làm đối tượng dao động. Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao
động ( đến tầng số siêu âm).
b) Sử dụng tầng số cộng hưởng.
c) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
d) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ.
a) Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
b) Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
c) Sử dụng khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích
a) Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối
tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải).
b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
21. Nguyên tắc “vượt nhanh”.
a) Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
b) Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi
a) Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi
trường) để thu được hiệu ứng có lợi.
b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại
khác.
c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 9
a) Thiết lập quan hệ phản hồi.
b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
25. Nguyên tắc tự phục vụ
a) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ,
sửa chữa.
b) Sử dụng phế liệu, chát thải, năng lượng dư.
26. Nguyên tắc sao chép (copy)
a) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền,
không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
b) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học
(ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.
c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng
ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường), chuyển sang sử dụng
các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất
lượng kém hơn (thí dụ như về tuổi thọ).
28. Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học
a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
b) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác
với đối tượng .
c) Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định
sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc
nhất định.
d) Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 10
29. Nguyên tắc sử dụng các kết cấu khí và lỏng
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí
và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản
lực.
30. Nguyên tắc sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
b) Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và
màng mỏng.
31. Nguyên tắc sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
a) Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có
nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ..)
b) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc
a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
b) Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử
dụng các chất phụ gia màu, hùynh quang.
d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh
dấu.
e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
33. Nguyên tắc đồng nhất
Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được
làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật
liệu chế tạo đối tượng cho trước.
34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần
a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần
thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi..) hoặc phải biến dạng.
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 11
b) Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong
quá trình làm việc.
35. Nguyên tắc thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng
a) Thay đổi trạng thái đối tượng.
b) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
c) Thay đổi độ dẻo.
d) Thay đổi nhiệt độ, thể tích.
36. Nguyên tắc sử dụng chuyển pha
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như :
thay đổi thể tích, toả hay hấp thu nhiệt lượng...
37. Nguyên tắc sử dụng sự nở nhiệt
a) Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
b) Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt
khác nhau.
38. Nguyên tắc sử dụng các chất ôxy hoá mạnh
a) Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
b) Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
c) Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc ôxy.
d) Thay ôxy giàu ôzôn (hoặc ôxy bị ion hoá) bằng chính ôzôn.
39. Nguyên tắc thay đổi độ trơ
a) Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
b) Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà.
c) Thực hiện quá trình trong chân không.
40. Nguyên tắc sử dụng các vật liệu hợp thành (composite)
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp
thành (composite). Hay nói chung, sử dụng các vật liệu mới.
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 12
II. VẬN DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC SÁNG TẠO TRONG MỘT VẤN ĐỀ TIN
HỌC (MICROSOFT WORD):
1. Lịch sử ra đời và phát triển Microsoft Word:
Microsoft Word, còn được biết đến với tên khác là Winword, là một
công cụ soạn thảo văn bản khá phổ biển hiện nay của công ty phần
mềm nổi tiếng Microsoft. Nó cho phép người dùng làm việc với văn bản
thô (text), các hiệu ứng như phông chữ, màu sắc, cùng với hình ảnh đồ
họa (graphics) và nhiều hiệu ứng đa phương tiện khác (multimedia)
như âm thanh, video khiến cho việc soạn thảo văn bản được thuận tiện
hơn.
Trước Word, phần mềm soạn thảo văn bản dành cho người dùng
phổ thông đầu tiên là Bravo dành riêng cho máy tính Alto của hãng Xerox.
Mặc dù không bao giờ được sản xuất, thiết kế của Alto được kế thừa cho
đến tận ngày nay, từ giao diện người dùng, chuột máy tính, tới phần mềm
soạn thảo văn bản Microsoft Word - ra đời sau khi Simonyi, nhà thiết kế
chính của Bravo gia nhập Microsoft theo lời mời của Bill Gates.
Phiên bản Word 1.0 chạy trên môi trường Xenix và MS-DOS từ tháng
10/1983 có giao diện khá phức tạp và rối mắt (cùng một phím nhưng có
thể thực hiện các tác vụ khác nhau trong các chế độ khác nhau). Tiếp đó
năm 1985 dành cho Mac là phần mềm soạn thảo văn bản với những cải
tiến như hiển thị nhiều font chữ, kích cỡ khác nhau (đã từng có trong các
phần mềm khác nhưng là tính năng mới đối với Word) có giao diện người
dùng sử dụng chuột và menu thả xuống "sành điệu".
Năm 1989, Microsoft đã tung ra phiên bản Word 1.0 cho Windows,
trông khá giống với phiên bản dành cho máy Mac, có giao diện điều khiển
hoàn toàn bằng chuột và dạng menu xổ xuống, cùng với các tính năng
WYSIWYG đích thực, hiển thị font chữ đậm, gạch chân và nghiêng. Năm
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 13
1991, Microsoft tiếp tục công bố Word 2.0 và duy trì phiên bản Word tới
tận phiên bản 5.1 (dành cho SCO Unix – tên cũ là Xenix) với các tính năng
tương tự như phiên bản dành cho MS-DOS.
Năm 1993, Word 6.0 ra đời dùng cho cả DOS và Windows. Phiên bản
này đã được dùng khá phổ biển trong suốt thời gian đó cùng với các ứng
dụng khác của bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office phiên bản 4.3.
Word 6.0 for DOS cũng là bản cuối cùng của Word dành cho MS-DOS. Số 6
trong tên phiên bản ứng với phiên bản WordPerfect cùng thời và phiên bản
Word dùng cho DOS.
Năm 1995, phiên bản Word tiếp theo mang tên Word 95 được ra
mắt thay vì Word 7 (Microsoft đã bỏ cơ chế chọn số hiệu này).
Năm 1997, Word 97 ra mắt một tính năng mà Microsoft rất coi trọng
đó là Office Assistant (dùng để trợ giúp người dùng) và một loạt các tính
năng như: Vẽ hình AutoShape với màu trong suốt, xử lý hình ảnh được
đưa vào văn bản, khả năng liên kết với những tài liệu office khác như Excel
và PowerPoint, lưu phiên bản (Version), hỗ trợ in ấn không cần dùng tới
menu của máy in, sao lưu văn bản tự động, …
Word 2000 ra đời thừa kế những tính năng của các phiên bản trước,
Microsoft đã tiến hành thay đổi giao diện theo cái gọi là “menu cá nhân
hóa”. Tính năng này khiến việc sử dụng Word trở nên dễ dàng hơn, nó giữ
lại các đối tượng hay được sử dụng nhất trong menu, chỉ hiện thị những
thứ thường dùng nhất trong phần menu xổ xuống (dạng rút gọn), còn đâu
ẩn các phần còn lại vào bên trong (chỉ hiển thị đầy đủ khi nhấn vào mũi
trên nhỏ chỉ xuống).
Năm 2002, Word XP ra đời đi kèm với với bộ phần mềm Microsoft
Office XP, còn được gọi là Word 2002. Microsoft chính thức "tiễn đưa"
Clippy, thậm chí tận dụng dịp này để quảng bá cho sự dễ dùng của Word
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 14
2002. Word nay có một menu nhỏ phía bên phải hướng dẫn người dùng
khi cần thiết, thay vì "nhảy xổ" vào giữa màn hình như "chàng kẹp giấy"
trước đây.
Word 2003 đi cùng với gói công cụ văn phòng Microsoft Office 2003,
cung ứng những điểm mới làm cho văn bản dễ dàng được tạo, chia sẻ và
đọc. Trình duyệt và điểm đánh giá đã được cải tiến để thuận tiện cho bạn
xét duyệt và quản lý chặt chẽ hơn. Word 2003 hỗ trợ định dạng file XML và
hoạt động như một trình soạn thảo văn bản. Thêm vào đó có thể sử dụng
Word 2003 để lưu và mở file XML tổng hợp với cơ sở dữ liệu.
Word 2007 ra đời với, giao diện Word thay đổi hoàn toàn: tông màu
xanh dịu mắt, menu và thanh công cụ rườm rà biến mất, thay vào đó là
thanh "ribbon" nhóm các chức năng liên quan với nhau vào một chỗ tuỳ
theo loại văn bản và định dạng văn bản mặc định được đổi thành .docx
(theo chuẩn Office Open XML) thay vì .doc như các phiên bản trước . Word
2007 xuất hiện nhiều tính năng mới như cho phép Save văn bản dưới dạng
PDF hoặc XPS, xây dựng văn bản đang soạn thảo thành một trang nhật ký
trực tuyến (blog) thật sự, hỗ trợ thêm rất nhiều công thức mới hoặc có thể
tự thiết lập công thức, phép toán rồi lưu lại cho lần sử dụng sau, sử dụng
công nghệ hợp nhất Proposal Pack Wiward cho phép nhanh chóng tập hợp
các tài liệu và tự động tạo ra nhiều loại đề xuất kinh doanh, hợp đồng, …
Word 2010, phát triển và cải tiến thêm những tính năng tuyệt vời
của Word 2007, giúp cho việc biên soạn tài liệu và việc liên kết xuyên suốt
một tài liệu trở nên dễ dàng hơn. Cũng như các phiên bản trước, khi một
phiên bản mới xuất hiện luôn mang theo những tính năng mới. Word 2010
cũng có những tính năng mới như: các theme được cải tiến, đẹp và tiện
lợi, cải tiến chức năng đánh số và gạch đầu dòng, chế độ bảo vệ, tự động
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 15
lưu nhiều bản nháp hơn, chụp màn hình Screenshot rồi tự động chèn vào
vị trí trỏ chuột hiện tại, xem trước khi sao chép Paste Preview, …
2. Những nguyên tắc sáng tạo được vận dụng trong Microsoft
Word:
* Nguyên tắc phân nhỏ: Mỗi thanh công cụ của Word được chia
thành từng nhóm menu lệnh cùng nhóm chức năng. Chẳng hạn như trong
Word 2000, Word 2002 cũng như Word 2003, thanh bảng chọn được phân
nhỏ chứa các bảng chọn như File, Edit, View, Format, … và trong bảng
Format lại được chia nhỏ các lệnh như định dạng ký tự (Font), định dạng
đoạn văn (Paragraph), định dạng kiểu danh sách (Bullets and
Numberings), …
* Nguyên tắc tách khỏi: Trong Word, bắt đầu từ phiên bản Word
2000 trở về sau, Microsoft đã tiến hành thay đổi giao diện theo cái gọi là
“menu cá nhân hóa”. Các đối tượng hay được sử dụng nhất trong menu
được giữ lại, chỉ hiện thị những thứ thường dùng nhất trong phần menu
xổ xuống (dạng rút gọn), còn đâu ẩn các phần còn lại vào bên trong (chỉ
hiển thị đầy đủ khi nhấn vào mũi trên nhỏ chỉ xuống).
* Nguyên tắc phẩm chất cục bộ: Khi soạn thảo văn bản, tùy loại văn
bản mà người dùng sử dụng các nhóm chức năng khác nhau. Nếu muốn
định dạng font chữ, đoạn văn bản thì vào menu định dạng (Format), còn
nếu muốn chèn ký tự đặc biệt, hình ảnh, âm thanh, … thì sử dụng menu
chèn đối tượng (Insert).
* Nguyên tắc kết hợp: Trong những phiên bản Word cũ, nguyên tắc
này thể hiện rõ nhất ở việc kết hợp thao tác tự động sửa lỗi văn bản và
cho phép gõ tắt khi gõ văn bản. Ngoài ra, khi soạn thảo văn bản, chúng ta
còn có thể link đến địa chỉ mail, các trang web, … Đối với những phiên bản
mới hơn, Word 2003 còn hỗ trợ định dạng file XML và hoạt động như một
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 16
trình soạn thảo văn bản hoặc dùng Word để lưu và mở file XML tổng hợp
với cơ sở dữ liệu. Word 2007 cho phép lưu văn bản dưới dạng PDF hoặc
XPS, xây dựng văn bản đang soạn thảo thành một trang nhật ký trực tuyến
(blog).
* Nguyên tắc vạn năng: Nói đến word thì thường nghĩ đến việc soạn
thảo văn bản, nghĩa là gõ chữ, nhưng Word không dừng lại ở đó. Dùng
Word còn có thể đưa vào văn bản hình ảnh đồ họa (graphics) và nhiều
hiệu ứng đa phương tiện khác (multimedia) như âm thanh, video, … Việc
tính toán cũng được sử dụng trong Word tuy không chuyên như trong
Excel hay các chương trình tính toán khác. Sau khi soạn thảo, văn bản
được sao lưu thành các file với các định dạng khác nhau như .doc, .docx
hoặc định dạng thành file PDF, XPS, … Hơn thế nữa ở Word 2010, với tính
năng Co-Authoring cho phép nhiều người cùng biên soạn một tài liệu tại
cùng một thời điểm và cho biết hiện tại có bao nhiêu người đang cùng biên
soạn và những thay đổi của các tác giả khác cũng sẽ tự động cập nhật vào
tài liệu đang làm việc; còn có thể ngồi biên soạn ở bất kỳ đâu, hiển thị tác
giả của từng đoạn tài liệu được cộng tác biên soạn. Cũng trong Word 2010
này có thể áp dụng các hiệu ứng mỹ thuật tuyệt đẹp vào các bức ảnh,
những hiệu ứng 3D chuyên nghiệp mà chỉ có thể thực hiện trong
Photoshop.
* Nguyên tắc chứa trong: Các phiên bản Word đều được thiết kế với
những thanh công cụ khác nhau, phục vụ cho các nhu cầu công việc khác
nhau. Trong mỗi thanh công cụ lại chứa các menu hay nhóm công cụ khác
có cùng chức năng và mỗi menu, nhóm công cụ lại có những công cụ riêng
biệt được sử dụng cho từng thao tác, công việc cụ thể nào đó. Điều này
giúp cho việc sử dụng các chức năng cho từng loại văn bản khác nhau
thuận tiện, dễ sử dụng và nhất là tiết kiệm được diện tích không cần thiết.
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 17
* Nguyên tắc thực hiện sơ bộ: Trước khi bắt tay vào việc soạn thảo
văn bản (gõ chữ, chèn hình ảnh, …), Word cho phép thực hiện trước
những thay đổi cần thiết, mặc định như chọn sẵn loại giấy (A3, A4, …),
canh lề cho văn bản, chọn font, kiểu chữ mặc định, … cho những văn bản
có cùng định dạng.
* Nguyên tắc dự phòng: Một tính năng hết sức quan trọng trong
Word đó chính là tự động sao lưu văn bản với thời gian định sẵn. Trong khi
soạn thảo văn bản, nếu trong khoảng thời gian mặc định hay người dùng
tự thiết đặt mà không lưu thì Word sẽ tự động sao lưu hoặc nếu như suốt
quá trình soạn thảo mà ta không thực hiện thao tác lưu thì trước khi đóng
chương trình soạn thảo hay tắt máy, Word sẽ đưa ra thông báo yêu cầu
sao lưu văn bản.
* Nguyên tắc đẳng thế: Khi soạn thảo văn bản, một số thao tác nếu
muốn thực hiện phải sử dụng menu lệnh hoặc cần phải di chuyển chuột lên
trên thanh thanh công cụ để dùng các nút lệnh, … Thay vào đó sử dụng
chuột phải để thực hiện các chức năng, các thao tác mà không cần phải sử
dụng phím hay di chuyển chuột lên các thanh công cụ, tới các biểu tượng.
* Nguyên tắc linh động: Từ phiên bản Word 2000, giao diện được
thay đổi hữu dụng hơn khi các menu được “cá nhân hóa”. Các đối tượng
hay được sử dụng nhất trong menu được giữ lại, chỉ hiện thị những thứ
thường dùng nhất trong phần menu xổ xuống (dạng rút gọn), còn đâu ẩn
các phần còn lại vào bên trong (chỉ hiển thị đầy đủ khi nhấn vào mũi trên
nhỏ chỉ xuống). Tới Word 2007, các menu đổ xuống và thanh công cụ
quen thuộc được thay thế bằng thanh ribbon (thanh chức năng) ngữ cảnh.
Ngoài việc cho phép xem trước những gì sẽ làm, thanh ribbon còn đặt sẵn
nhiều tùy chọn liên quan nhằm giảm bớt vô số lần thao tác chuột như ở
những phiên bản trước. Việc đánh dấu một cụm từ nào đó rồi nhấp chuột
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 18
phải, các tùy chọn mặc định sẽ không còn mà thay vào đó là những tùy
chọn thường dùng.
* Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”: Trong Word có sẵn nhiều
theme đẹp, tiện lợi và được bổ sung thêm qua các phiên bản. Người dùng
khi soạn thảo có thể sử dụng các theme có sẵn này cho tài liệu của mình,
phục vụ cho nhiều loại văn bản khác nhau.
* Nguyên tắc quan hệ phản hồi: Sử dụng chức năng tìm kiếm, thay
thế trong Word, khi từ hay cụm từ được tìm thấy, Word sẽ báo cho biết
bằng cách bôi đen từ, cụm từ đó giúp cho người dùng thấy được từ cần
tìm và có thể thay thế từ khác nếu cần. Trong trường hợp không tìm thấy
được từ hay cụm từ nào thì Word cũng phản hồi lại cho người dùng bằng
cách đưa ra thông báo là không tìm thấy được từ ngữ nào.
* Nguyên tắc sử dụng trung gian: Khi thực hiện thao tác sao chép
hay cắt từ, đoạn văn, một văn bản hay một hình ảnh nào đó trong tài liệu,
những đối tượng được sao chép, cắt này sẽ được lưu tạm thời vào trong
clipboard. Lúc cần có thể dán vào văn bản ở bất kỳ lúc nào. Trong Word
2010, tính năng lưu bản nháp (Autorecover) được cải tiến đáng kể. Word
có thể lưu tạm nhiều bản nháp hơn và từ đó có thể so sánh nội dung của
bản nháp cũ và mới để biết những thay đổi đã được tạo ra.
* Nguyên tắc sao chép (copy): Các phiên bản của Word là sự sao
chép lẫn nhau về cấu trúc, tính năng. Chỉ có điều các phiên bản mới hơn sẽ
có nhiều cải tiến hơn, nhiều tính năng mới, giao diện đẹp, dễ nhìn hơn, …
Chẳng hạn phiên bản Word nào cũng có các thanh công cụ chuẩn, thanh
bảng chọn, thanh công cụ chứa các chức năng định dạng, biên tập văn
bản, chèn hình ảnh, âm thanh, các theme có sẵn, … Chỉ khác là các phiên
bản mới có thêm nhiều theme mới, các thanh công cụ có thêm một số
công cụ hữu ích khác như trong Word 2010, chức năng đánh số thứ tự,
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 19
gạch đầu dòng được cải tiến và nhiều kiểu đánh số mới được thêm vào
như 001, 002, 003, …, 0001, 0002, 0003, …
* Nguyên tắc thay đổi màu sắc: Sự thay đổi màu sắc thể hiện rõ
nhất từ các phiên bản trên DOS sang các phiên bản trên Windows. Đặc
biệt Word 2007 với tông màu xanh da trời dịu mắt giúp người dùng thấy dễ
chịu, bắt mắt hơn. Hơn nữa, trong quá trình soạn thảo thông qua việc thay
đổi trên các thanh công cụ, thay đổi trạng thái, màu sắc của các biểu
tượng, nút lệnh, … giúp người dùng có thể nhận biết quá trình làm việc,
các chức năng đang được sử dụng trong văn bản. Chẳng hạn, khi đang
soạn thảo, nếu phần văn bản nào hay toàn bộ văn bản sử dụng tính năng
căn đều hai lề thì button Justify sẽ hiện màu khác với những button không
được chọn. Trong các thông báo mà Word đưa ra để cảnh báo cũng thể
hiện với các màu sắc khác nhau hoặc hình ảnh minh họa khác nhau giúp
người dùng dễ dàng nhận ra, phân biệt và đề ra cách xử lý, khắc phục lỗi.
* Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần: Trong khi soạn thảo
văn bản, khi chọn đối tượng nào đó thì thanh công cụ dùng để định dạng,
hiệu chỉnh đối tượng đó mới xuất hiện, còn không thì sẽ ẩn đi. Như chèn
vào một chữ nghệ thuật (Word Art), chỉ khi chọn vào chữ nghệ thuật đó thì
thanh công cụ Word Art mới xuất hiện, nếu không chọn vào chữ nghệ
thuật thì thanh công cụ đó sẽ biến mất. Tương tự khi chèn vào một hình
ảnh, thanh công cụ hiệu chỉnh hình sẽ hiện hoặc ẩn đi nếu như ta chọn
hoặc không chọn vào hình ảnh đó.
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 20
III. KẾT LUẬN:
Vận dụng các nguyên tắc sáng tạo vào việc giải quyết các vấn đề
trong khoa học nói chung và trong tin học nói riêng đã đem lại nhiều thành
quả đáng kể cho nhân loại, góp phần không nhỏ vào sự phát triển công
nghệ phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người. Qua đôi nét về việc vận
dụng một số nguyên tắc sáng tạo trong tin học mà cụ thể là công cụ soạn
thảo văn bản, ta có thể nhận thấy rõ nét sự cần thiết của các nguyên tắc
sáng tạo đối với việc phát triển phần mềm Word, làm cho nó có được
những tính năng ưu việt nhất của một chương trình xử lý văn bản. Với đà
phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc nắm vững và vận
dụng tốt các nguyên tắc sáng tạo là yếu tố vô cùng quan trọng, hữu hiệu
và có thể xem là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công. Điều này không chỉ
ảnh hưởng đáng kể đến lĩnh vực khoa học công nghệ mà còn có thể cho
những lĩnh vực, ngành nghề khác. Do đó, để góp phần vào sự phát triển
của khoa học, sự phát triển của xã hội, đất nước, mỗi cá nhân cần tận
dụng, phát huy khả năng sáng tạo trong mọi lĩnh vực nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slides bài giảng môn ‘‘PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG
TIN HỌC’’ – GS.TSKH Hoàng Kiếm.
2. Giải một bài toán trên máy tính như thế nào (tập 1, 2, 3) - GS.TSKH Hoàng
Kiếm.
3. Sổ tay sáng tạo : 40 thủ thuật (nguyên tắc) sáng tạo cơ bản – GS.PTS
Phan Dũng.
4. Websites :
GVHD: GS.TSKH.Hoàng Kiếm HV: Nguyễn Tấn - MS: CH1101038
Trang 21
-
-
4-21323082.html
-
word-2010-a-37059.html
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieuluanppnckh_ch1101038_4763.pdf