Vận dụng cặp nguyên nhân - kết quả phân tích nạn ùn tắc giao thông đô thị Việt Nam

I.PHẦN MỞ BÀI : Vấn nạn giao thông đô thị Việt Nam đã và đang ngày càng trầm trọng vì hiện nay mặc dù chính phủ đã đề ra hướng giaỉ quyết và đầu tư nhưng vẫn chưa thấy có gì thay đổi nhiều . Câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân nào mà ùn tắc vẫn còn tiếp tục trong nhiêù năm qua . Un tắc giao thông đô thị không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến đi lại của người dân mà ảnh hưởng quan trọng là đến kinh tế . Vì nó cản trở đến vận chuyển, lưu thông hàng hoá v.v bằng chứng cho thấy vốn đầu tư nước ngoài vào 2 tỉnh nghèo Vĩnh Phúc và Bình Dương này lớn vì giao thông 2 tỉnh này rất thuận tiện đi lại với các thành phố lân cận trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sự chuyển hướng đầu tư của nước ngoài vào 2 tỉnh nghèo là vì giao thông đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn ách tắc . Hiện nay, tại các thành phố đang trong quá trình hiện đại hoá như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì việc ùn tắc là khó tránh . Cái chính là biết hạn chế ùn tắc, phải tìm ra giải pháp phù hợp để từng bước đáp ứng dược nhu cầu đi lại trước mắt đồng thời vẫn có thể thích ứng được nhu cầu giao thông đô thị hiện đại trong vòng 10 đến 20 năm tới . II. NỘI DUNG : A. LÝ THUYẾT : 1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả : Nguyên nhân là tương tác giữa các mặt trong 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định . Kết quả là những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyân nhân và kết quả : _ Theo quan điểm biện chứng duy vật mối liên hệ nhân _ quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật . Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không . _ Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ : 1 hiện tượng nào trong đó mối quan hệ này là nguyân nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại . _ Thực tiễn cho thấy cùng 1 nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể . Ngược lại 1 kết quả có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay tác đôngj cùng 1 lúc . 3.Phân loại nguyên nhân : _ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu : + Nguyên nhân chủ yếu : là các nguyên nhân mà khi thiếu mặt thì kết quả sẽ không xảy ra . + Nguyên nhân thứ yếu : là các nguyên nhân mà khi có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng . _ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài : + Nguyên nhân bên trong : là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay những yếu tố của cùng 1 kết cấu vật chất nào đó và gây ra những biến đổi nhất định . + Nguyên nhân bên ngoài : là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác và gây ra những biến đổi thích hợp trong kết cấu vật chất ấy _ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan : + Nguyên nhân khách quan : là nguyân nhân xuất hiện và tác động độc lập đối với ý thức con người, của các giai cấp, các chính đảng v.v . + Nguyên nhân chủ quan : là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các chính đảng v.v nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển . các quá trình xã hội . _ Nguyên nhân tác động cùng chiều và nguyên nhân tác động ngược chiều : + Nguyên nhân tác động cùng chiều : là các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng 1 hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả . + Nguyên nhân tác động ngược chiều : là các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của nhau . 4. Một số kết luận về mặt phương pháp luân : _ Vì mối liên hệ nhân _ quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở trong chính thế giới của hiện thực . _ Vì nguyên luôn luôn xuất hiện trước kết quả nên khi nguyên nhân của 1 hiện tượng nào đó cần tìm trong những mặt, những sự kiện những mối liên hệ đã xảy ra trước khi xuất hiện . _ Vì dấu hiệu đặc trưng của nguyên nhân trong mối liên hệ với kết quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặt biệt chú ý đến dấu hiệu đặc trưng ấy . _ Vì 1 hiện tượng có thể do nhiều nguyên sinh ra nên trong quá trình xác định nguyên nhân của 1 hiện tượng nào đó cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra cho được hiệu quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối quan hệ cũng như các tổ hợp khác nhau của chúng trong việc làm nảy sinh hiện tượng để trên cơ sở đó có thể xác định đúng về nguyên nhấn sinh ra hiện tuợng . _ Vì 1 hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả trong mối quan hệ khác có thể là nguyên nhân nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy cần xem xét nó trong những quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ mà nó là kết quả . _ Vì mối liên hệ nhân _ quả mang tính chất tất yếu nên ta có thể dựa vào mối quan hệ nhân _ quả để hành động trong quá trình hành động ấy cần lưu ý : + Muốn loại bỏ 1 hiện tượng nào đó cần loại bỏ mguyên nhân làm nảy sinh ra nó .

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9330 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng cặp nguyên nhân - kết quả phân tích nạn ùn tắc giao thông đô thị Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ & KINH DOANH HÀ NỘI KHOA TRIẾT HỌC & KHXH * * * * * * * * * * * * TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐỀ TÀI : VẬN DỤNG CẶP NGUYÊN NHÂN_KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NẠN ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐÔ THỊ VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : VÕ ANH TUẤN Lớp :7A2_05 Mã sinh viên : 02A1952 Giáo viên hướng dẫn : TH.S_ P.GS PHẠM VĂN DUYÊN HÀ NỘI _ 12/2002 I.PHẦN MỞ BÀI : Vấn nạn giao thông đô thị Việt Nam đã và đang ngày càng trầm trọng vì hiện nay mặc dù chính phủ đã đề ra hướng giaỉ quyết và đầu tư nhưng vẫn chưa thấy có gì thay đổi nhiều . Câu hỏi được đặt ra là nguyên nhân nào mà ùn tắc vẫn còn tiếp tục trong nhiêù năm qua . Un tắc giao thông đô thị không chỉ đơn thuần ảnh hưởng đến đi lại của người dân mà ảnh hưởng quan trọng là đến kinh tế . Vì nó cản trở đến vận chuyển, lưu thông hàng hoá v.v..bằng chứng cho thấy vốn đầu tư nước ngoài vào 2 tỉnh nghèo Vĩnh Phúc và Bình Dương này lớn vì giao thông 2 tỉnh này rất thuận tiện đi lại với các thành phố lân cận trong đó có Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Sự chuyển hướng đầu tư của nước ngoài vào 2 tỉnh nghèo là vì giao thông đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn ách tắc . Hiện nay, tại các thành phố đang trong quá trình hiện đại hoá như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì việc ùn tắc là khó tránh . Cái chính là biết hạn chế ùn tắc, phải tìm ra giải pháp phù hợp để từng bước đáp ứng dược nhu cầu đi lại trước mắt đồng thời vẫn có thể thích ứng được nhu cầu giao thông đô thị hiện đại trong vòng 10 đến 20 năm tới . II. NỘI DUNG : A. LÝ THUYẾT : 1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả : Nguyên nhân là tương tác giữa các mặt trong 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra những biến đổi nhất định . Kết quả là những biến đổi xuất hiện do nguyên nhân tạo ra 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyân nhân và kết quả : _ Theo quan điểm biện chứng duy vật mối liên hệ nhân _ quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật . Nó tồn tại ngoài ý muốn của con người không phụ thuộc vào việc ta có nhận thức được nó hay không . _ Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả còn thể hiện ở chỗ : 1 hiện tượng nào trong đó mối quan hệ này là nguyân nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại . _ Thực tiễn cho thấy cùng 1 nguyên nhân có thể gây nên nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể . Ngược lại 1 kết quả có thể gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hay tác đôngj cùng 1 lúc . 3.Phân loại nguyên nhân : _ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu : + Nguyên nhân chủ yếu : là các nguyên nhân mà khi thiếu mặt thì kết quả sẽ không xảy ra . + Nguyên nhân thứ yếu : là các nguyên nhân mà khi có mặt của chúng chỉ quyết định những đặc điểm nhất thời, không ổn định, cá biệt của hiện tượng . _ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài : + Nguyên nhân bên trong : là sự tác động lẫn nhau giữa những mặt hay những yếu tố của cùng 1 kết cấu vật chất nào đó và gây ra những biến đổi nhất định . + Nguyên nhân bên ngoài : là sự tác động lẫn nhau giữa những kết cấu vật chất khác và gây ra những biến đổi thích hợp trong kết cấu vật chất ấy _ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan : + Nguyên nhân khách quan : là nguyân nhân xuất hiện và tác động độc lập đối với ý thức con người, của các giai cấp, các chính đảng v.v... + Nguyên nhân chủ quan : là nguyên nhân xuất hiện và tác động phụ thuộc vào ý thức con người trong lĩnh vực hoạt động của các cá nhân, các giai cấp, các chính đảng v.v.. nhằm thúc đẩy hay kìm hãm sự xuất hiện, phát triển ... các quá trình xã hội . _ Nguyên nhân tác động cùng chiều và nguyên nhân tác động ngược chiều : + Nguyên nhân tác động cùng chiều : là các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng 1 hướng thì sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả . + Nguyên nhân tác động ngược chiều : là các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của nhau . 4. Một số kết luận về mặt phương pháp luân : _ Vì mối liên hệ nhân _ quả tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của hiện tượng ở trong chính thế giới của hiện thực . _ Vì nguyên luôn luôn xuất hiện trước kết quả nên khi nguyên nhân của 1 hiện tượng nào đó cần tìm trong những mặt, những sự kiện những mối liên hệ đã xảy ra trước khi xuất hiện . _ Vì dấu hiệu đặc trưng của nguyên nhân trong mối liên hệ với kết quả là nguyên nhân sinh ra kết quả, nên khi xác định nguyên nhân của hiện tượng cần đặt biệt chú ý đến dấu hiệu đặc trưng ấy . _ Vì 1 hiện tượng có thể do nhiều nguyên sinh ra nên trong quá trình xác định nguyên nhân của 1 hiện tượng nào đó cần hết sức tỉ mỉ, thận trọng, vạch ra cho được hiệu quả tác động của từng mặt, từng sự kiện, từng mối quan hệ cũng như các tổ hợp khác nhau của chúng trong việc làm nảy sinh hiện tượng để trên cơ sở đó có thể xác định đúng về nguyên nhấn sinh ra hiện tuợng . _ Vì 1 hiện tượng trong mối quan hệ này là kết quả trong mối quan hệ khác có thể là nguyên nhân nên để hiểu rõ tác dụng của hiện tượng ấy cần xem xét nó trong những quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân cũng như trong những quan hệ mà nó là kết quả . _ Vì mối liên hệ nhân _ quả mang tính chất tất yếu nên ta có thể dựa vào mối quan hệ nhân _ quả để hành động trong quá trình hành động ấy cần lưu ý : + Muốn loại bỏ 1 hiện tượng nào đó cần loại bỏ mguyên nhân làm nảy sinh ra nó . + Muốn cho hiện tượng xuất hiện cần tạo ra nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết cho nguyên nhân sinh ra nó phát sinh tác dụng .Vì hiện tượng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân tác dộng riêng lẻ hoặc đồng thời trong hoạt động thực tiễn cần tuỳ thuộc hoàn cảnh cụ thể mà lựa chọn phương pháp hành động chứ không hành động rập khuôn theo phương pháp cũ . + Vì các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong giữa vai trò quyết định trong sự xuất, vận động và tiêu vong của hiện tượng, nên trong hoạt động thực tiễn cần dựa trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong . + Để đẩy nhanh ( hay kìm hãm hoặc loại trừ ) sự phát triển của 1 hiện tượng xã hội nào đó cần làm cho các nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (hay lệch hoặc ngược chiều ) với chiều vậm động của mối quan hệ nhân _ quả khách quan B. VẬN DỤNG : 1. Nguyên nhân : a. Nguyên nhân khách quan : _ Thứ nhất : do cơ sở hạ tầng giao thông + Quá lạc hậu 1 phần do kinh tế yếu kém và do không thật sự chú trọng đến hạ tầng giao thông hay là chưa tính toán đến lâu dài. Hạ tầng xây dựng thiếu khao học, bố cục giao thông thành phố lại được tổ chức theo mạng xuyên tâm với nhiều trục chính kết nối bởi nhiều nhánh ngang và hướng vào trung tâm, mật độ giao thông trên các trục chính này rất lớn và giầy đặc quá tải vào các giờ cao điểm là điều khó tránh . Hơn nữa hạ tầng giao thông lại không an toàn bởi cắt xén nguyên liệu trong quá trình thi công trước kia . + Không đáp ứng đủ con đường để đi lại nghĩa là thiếu đường ( trong đó có cả cầu vượt, hầm chui ) . Theo thống kê ở Thành phố Hồ Chí Minh lượng phương tiện cơ giới bằng 1/4 nhưng tổng số chiều dài đường bộ chưa bằng 1% so với cả nước (1685 km/210.000km ) và mật độ mạng lưới giao thông mới đạt 0,8 km/km . Đặc biệt là những nhánh đường giáp giữa nội thành và ngoại thành thì hẹp và xấu nhưng lại là nơi có nhiều người đi lại nên dễ dàng bị ùn tắc . _ Thứ hai : do xe cơ giới + Nguyên nhân chủ yếu của loại xe gây ra ùn tắc là xe máy : * Xe máy tập trung quá nhiều trên đường phố . Ước tính hiện nay ở Hà Nội có 1,3 triệu xe trung bình 1,9 người/ 1 xe, còn ở Thành phố Hồ Chí Minh có 2,2 triệu xe trung bình 2,5 người/ 1 xe . Mật độ xe dày đặc này có lẽ là cao nhất trên thế giới. Nhưng nguyên nhân bên trong của việc có quá nhiều xe là trên thị trường, xe máy Trung Quốc nhiều và giá rẻ hơn khoảng 5 lần so với xe Nhật . Do đó có nhiều người có khả năng mua được xe hơn so với trước . Cũng chỉ vì chạy theo kinh tế mà vô hình trung gây ra tác hại cho đô thị, nhưng trên thực tế xe máy lại là phương đắc lực, phù hợp với nhiều địa hình . * Xe máy gây ra chủ yếu các vụ tai nạn . Năm 2001 do xe máy gây ra chiếm tới 71,16% tổng số vụ, 67,92%( 880 người ) số người chết, 77,45( 2204 người ) số người bị trương, còn đến giữa tháng 11/2002 con số tương ứng là 75,76%, 75,34% và 82,71% . Nhưng cái quan trọng hơn cả là nó gây tác haịo đến con người, đến của cải vật chất . Tuy nhiên cũng không thể đổ hết tội cho xe máy được vì mặc dù tai nạn do xe máy có tăng nhưng so với sự gia tăng nhanh chóng gấp bội của số lượng xe máy thì tai nạn giao thông lại giảm . Cụ thể ở Thành phố Hồ Chí Minh số tai nạn năm 2001 so với năm 2000 chỉ tăng 9,56% trong khi số xe mới năm 2001 (396.903 xe ) so với năm 2000( 225.682 xe ) tăng 75,86% . Chưa kể còn các xe lậu , xe chưa đăng ký, xe ở nơi khác . * Xe bus cũng đóng góp 1 phần vào nguyên nhân gây ùn tắc vì xe bus ở đô thị hiện vẫn chưa tốt : xe cũ, xe không an toàn, không đủ tuyến, không đúng giờ, không cơ động . Mặc dù đã có các xe bus mới nhưng có vẻ như những xe mới này kồng kềnh, nặng nề, chiếm nhiều diện tích, không phù hợp với đô thị và đôi khi số người trên xe quá đông vào giờ vào giờ cao điểm nên gặp khó khăn khi nên xuống làm chậm tiến độ đi lại của xe dẫn đến dễ ùn tắc . _ Thứ ba : do con người + Dân số quá đông, cả nước có gần 80 triệu người trong khi diện tích hẹp . Đặc biệt là ở đô thị mật độ còn đông hơn vì có nhiều dân cư nơi khác đến . Được thể hiện ngay trên đường phố là ùn tắc . + Y thức thực hiện nội quy giao thông còn kém, vẫn còn các trường hợp vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, vượt ẩu, không giấy phép ,.... b. Nguyên nhân chủ quan : Là do tổ chức quản lý giao thông đô thị Việt Nam chưa chặt chẽ : _ Còn có nhiều ở ngã ba, ngã tư không có cảnh sát giao thông ( CSGT ), không có đèn đỏ, lực lượng CSGT mỏng, trang bị kỹ thuận lạc hậu,.... _ Vẫn còn nhiều tuyến đường 2 chiều, xe cộ đi đan xen, ít tuyến đường 1 chiều . _ Vãn chưa sử phạt nghiêm khắc đối với những người phạm quy, xây dụng trái phép, vẫn để các loại xe không đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật . _ Do đào đường, đào hố, sữa chữa công trình chưa đồng bộ, chưa rứt khoát, thực hiện chưa nhanh chóng , thường kéo dài . 2. Kết quả : Un tắc gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc nhưng có lẽ 2 hậu quả dưới đây là đáng chú ý hơn cả : _ Gây tác hại đến sức khẻo của con người vì những nơi ùn tắc tập trung nhiều loại xe đặc biệt là xe máy. Những người có mặt trong ách tắc sẽ phải hít nhiều khói hơn do xe máy thải ra . Ta biết khói xe máy thải ra là những khói CO, PM, chì, diezel, mà ta biết CO_ gây tác động đến hệ thống tim _ mạnh, chì _ tác động tới hệ thần kinh _ não bộ, PM_ gây tác động đến phổi _ tim, diezel _ gây ung thư và tác động đến hô hấp , đặc biệt là chì và PM là quan trọng nhất . _ Thiệt hại về kinh tế do ùn tắc giao thông gây ra : + Riêng chỉ tiêu hao nhiên liệu thôi do ùn tắc giao thông mỗi ngày vào các giờ cao điểm do xe máy gây ra cũng phải tốn đến vài tỉ đồng. Ước tính ở Thành phố Hồ Chí Minh tốn hết hơn 1 triệu lít, tức khoảng 5,5 tỉ đồng . + Thiệt hại lớn hơn cả là làm chậm tiến độ công việc, lưu thông, vận chuyển khó khăn hơn, đặc biệt đối với những nhà kinh doanh, buôn bán thì thời gian còn quý hơn vàng . Hơn nữa chậm giao hàng, lỡ hẹn ...sẽ làm giảm uy tín khi đó thiệt hại về kinh tế còn là khó có thể mà tính được, là vô cùng dẫn đến kìm hãm sự phát triển kinh tế đô thị . 3. Hướng khắc phục : Ngoài giải pháp khắc phục xe cơ giới ra, còn 2 giải pháp khắc phục chủ yếu hiện nay nữa là xây dựng hạ tầng và quản lý giao thông đô thị : _ Giải pháp về xe cơ giới : thay thế dần xe máy và xe bus bằng 1 xe bus khác, cơ động hơn, an toàn hơn, gọn nhẹ hơn,... Có thể là xe bus 2 tầng, cơ động, an toàn, chứa được nhiều người, nhỏ nhẹ cũng có nghĩa là làm giảm tỉ trọng của xe là giải pháp hữu hiệu để giảm công suất xe, giảm nhiên liệu, dẫn tới giảm lượng khí thải độc hại . Bởi vì sao lại thay thế dần xe máy và xe bus bằng 1 xe bus khác là vì chúng ta không thể đưa ra những chính sách bất lợi cho xe máy bởi lẽ xe máy là phương hữu hiệu, sự lựa chọn của người dân luôn đúng . Hơn nữa hiện nay có nhiều xe máy và xe bus không an toàn,... _ Giải pháp về xây dựng hạ tầng giao thông : đã có đầu tư lớn để sửa chữa, thay thế cầu, đường, lắp đặt hệ thống chiếu sáng, chống ngập úng, mở rộng đường ,... Tuy nhiên nhiều công trình giao thông còn ách tắc và chậm vì phải chờ giải toả, đấu thầu hoặc là chờ vốn . Mà 1 phần chính lý do đó khiến ùn tắc vẫn kéo dài trong nhiêù năm . Do đó giải pháp tiếp theo là phải đẩy nhanh tiến độ thi công nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và phải cung cấp vốn, nguyên liệu đến tận công trình chứ khong qua nhiều trung gian . _ Giải pháp về quản lý giao thông : nghiêm khắc sử phạt những người vi phạm nội quy giao thông, xây dựng trái phép, lấn chiếm vẻ hè ; thay thế dần các tuyến đường 2 chiều bằng các tuyến đường 1 chiều ; cấm các loại xe ba bánh, xe bán hàng dong, xe chở kồng kềnh và những xe không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật ; tăng cường lực lượng CSGT, trang bị các thiết bị cần thiết cho CSGT ; ... Tuy nhiên cần phải có giải pháp tiếp theo là lập ra các tổ chức thanh tra, giám sát công việc một cách chặt chẽ đối với CSGT, đối với quản lý giao thông, ví dụ : âm thầm giám sát xem CSGT có bắt những người vi phạm không như là vượt đèn đỏ,...và nếu phát hiện ra CSGT nào không thực việc bắt những người vi phạm thì người sẽ bị kỷ luật hay đình chỉ công việc . Khi đó việc quản lý giao thông mới có hiệu quả hơn . III. KẾT LUẬN : Thông qua cặp phạm trù nguyên nhân _ kết quả chúng ta đã thấy rõ được vấn nạn giao thông đô thị Việt Nam hiện nay . Nó kìm hãm sự phát triển kinh tế như thế nào . Mà trước hết thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của Chính phủ, các bộ, các nghành và địa phương . Vấn nạn giao thông hiện nay ở các đô thị nước ta đã trở nên ngày càng trầm trọng ,cần có giải pháp xử lý cấp bách . Chính thời điểm này là giai đoạn bản lề để lự chọn giải pháp đầu tư có hiệu quả nhất cho đất nưóc, nhằm giải quyết tốt không những các khó khăn trươc mắt mà còn phải phù hợp với đà phát triển của nghành giao thông công chánh trong tương lai . Từ những kết quả trên về giao thông đô thị Việt Nam ta có thể đưa ra những cảnh báo cho tất cả các tỉnh, thành phố, huyện, xã lấy đó làm bài học quý giá cho mình khi xây dựng, mở rộng đường phố . TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thời Báo Kinh Tế _ năm 2002 ( số 36, 130, 131, 138, 141 ) 2. Triết học Mac _ Lênin _ Chương trình cao cấp T2 3. Tri Thức Trẻ _ số 88 LỜI CAM KẾT : bài viết này là do em tự viết, không có bất cứ 1 ai giúp đỡ và không có bất cứ 1 tài liệu nào của người khác hay là đọc bất cứ 1 tài nào của người khác . LƯU Ý : đề tài này mặc dù đã có rất nhiều người viết nhưng em vẫn quyết định viết bài này vì bài này em tự làm, nếu có 1 phần nào đó giống người khác thì đó chỉ là trùng lặp do đó thầy cần đọc kỹ bài hơn MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU II. PHẦN NỘI DUNG A. LÝ THUYẾT 1. Khái niệm nguyên nhân và kết quả 2. Mối quan hệ biẹn chứng giữa nguyên nhân và kết quả 3. Phân loại nguyên nhân 4. Mội số kết luận về mặt phương pháp luận B. VẬN DỤNG 1. Nguyên nhân a. Nguyên nhân khách quan b. Nguyên nhân chủ quan 2. Kết quả 3. Khắc phục III. KẾT LUẬN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng cặp nguyên nhân_kết quả phân tích nạn ùn tắc giao thông đô thị Việt Nam.doc
Luận văn liên quan