Báo chí được mệnh danh là "tấm gương phản ánh xã hội", là "người thư ký trung thành của thời đại", là "nhân chứng lịch sử ". Với những tên gọi và từ góc nhìn như thế, báo chí giúp các nhà khoa học tìm kiếm thông tin, để giải thích cắt nghĩa về một vụ việc sự kiện nào đó đã xảy ra đang gây tranh cãi, đưa ra những kết luận chính xác để giúp các cơ quan có trách nhiệm ra những quyết định đúng đắn. Tiêu biểu ở dạng này có thể là một vụ án hình sự nào đó, sau vài chục năm các nhà chức trách còn phải tìm kiếm thông tin, lật lại vấn đề, đưa ra những kết luận chính xác trong các phiên tòa .
Báo chí góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ, có thể là những chỉ số, số liệu để gúp các nhà khoa học dự đoán, dự báo sự phát triển trong tương lai của một ngành nghề nào đó. Những thông tin này thật đa hình đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hóa, bất động sản, công nghiệp, nông nghiêp, an ninh quốc phòng .
Báo chí cũng là nơi cung cấp những tri thức văn minh của nhân loại, những tri thức đó có thể là thông thường đơn giản với dân tộc này, với người này nhưng lại là tri thức mới mẻ, quan trọng với đất nước khác, dân tộc khác, con người khác. Ngay trong cơ quan báo chí, nguồn tư liệu của sản phẩm chính mình làm ra cũng rất cần thiết với phóng viên, biên tập viên khi viết về một đề tài hoặc làm một chương trình phát thanh, truyền hình nào đó. Vì thế việc bảo tồn những tri thức của nhân loại đã được nhiều cơ quan báo chí trong và ngoài nước đặt ra một cách nghiêm túc, có ý nghĩa lớn lao trong công tác nghiên cứu khoa học của nhiều ngành nghề khác nhau.
Mặt khác, những điều kiện bảo tồn những thông tin, tư liệu báo chí của mỗi quốc gia, mỗi cơ quan báo chí chịu tác động bởi nhiều yếu tố vật chất, khí hậu, môi trường, điều kiện xã hội khác nhau. Những bản báo in trên giấy có thể bị bị lão hóa theo thời gian do tác động của môi trường ẩm ướt Vì thế cần chọn lựa nhiều cách bảo quản các thông tin, tri thức của nhân loại bằng nhiều cách, nhiều hình thức và phương tiện khác nhau. Mặt khác, với lượng giấy in báo càng ngày càng nhiểu, số lượng in ấn càng tăng nhanh nên khi tìm kiếm thông tin thực sự là khó khăn. Thí dụ ngày 26 tháng 3 năm 2007, báo Pháp luật luật thành phố Hồ Chí Minh đưa tin: Sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh trình bày đề án với Ủy ban nhân dân thành phố lập cơ sở dữ liệu các văn bản quy phạm, pháp luật từ sau ngày giải phóng đến nay. Nếu làm việc nghiêm túc, việc tìm kiếm thông tin về các văn bản pháp luật sau 32 năm không hề đơn giản. Nhóm nghiên cứu sẽ phải đọc và tìm kiếm thông tin trên báo Pháp luật là: 16 trang x 4 số / tuần x 52 tuần trong 1 năm x 32 năm = 106. 496 trang báo. Nếu khai thác thông tin qua báo Sài gòn giải phóng, nhóm nghiên cứu phải đọc và tìm kiếm qua 8 trang báo x 365 ngày x 32 năm = 93. 240 trang báo cỡ lớn . Giả sử có một nguồn thông tin lưu trữ từ trước qua các báo sẽ thuận lợi biết bao cho các nhà nghiên cứu.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2773 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng kinh nghiệm lưu trữ thông tin của báo chí thế giới vào Việt Nam nhằm phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vận dụng kinh nghiệm lưu trữ thông tin của báo chí thế giới vào Việt nam nhằm phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học
Th. s Đinh Thị Chính
I. Vai trò của công tác lưu trữ thông tin báo chí
Báo chí được mệnh danh là "tấm gương phản ánh xã hội", là "người thư ký trung thành của thời đại", là "nhân chứng lịch sử ". Với những tên gọi và từ góc nhìn như thế, báo chí giúp các nhà khoa học tìm kiếm thông tin, để giải thích cắt nghĩa về một vụ việc sự kiện nào đó đã xảy ra đang gây tranh cãi, đưa ra những kết luận chính xác để giúp các cơ quan có trách nhiệm ra những quyết định đúng đắn. Tiêu biểu ở dạng này có thể là một vụ án hình sự nào đó, sau vài chục năm các nhà chức trách còn phải tìm kiếm thông tin, lật lại vấn đề, đưa ra những kết luận chính xác trong các phiên tòa...
Báo chí góp phần làm sáng tỏ những vấn đề đã xảy ra trong quá khứ, có thể là những chỉ số, số liệu để gúp các nhà khoa học dự đoán, dự báo sự phát triển trong tương lai của một ngành nghề nào đó. Những thông tin này thật đa hình đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hóa, bất động sản, công nghiệp, nông nghiêp, an ninh quốc phòng...
Báo chí cũng là nơi cung cấp những tri thức văn minh của nhân loại, những tri thức đó có thể là thông thường đơn giản với dân tộc này, với người này nhưng lại là tri thức mới mẻ, quan trọng với đất nước khác, dân tộc khác, con người khác. Ngay trong cơ quan báo chí, nguồn tư liệu của sản phẩm chính mình làm ra cũng rất cần thiết với phóng viên, biên tập viên khi viết về một đề tài hoặc làm một chương trình phát thanh, truyền hình nào đó. Vì thế việc bảo tồn những tri thức của nhân loại đã được nhiều cơ quan báo chí trong và ngoài nước đặt ra một cách nghiêm túc, có ý nghĩa lớn lao trong công tác nghiên cứu khoa học của nhiều ngành nghề khác nhau.
Mặt khác, những điều kiện bảo tồn những thông tin, tư liệu báo chí của mỗi quốc gia, mỗi cơ quan báo chí chịu tác động bởi nhiều yếu tố vật chất, khí hậu, môi trường, điều kiện xã hội khác nhau. Những bản báo in trên giấy có thể bị bị lão hóa theo thời gian do tác động của môi trường ẩm ướt. . Vì thế cần chọn lựa nhiều cách bảo quản các thông tin, tri thức của nhân loại bằng nhiều cách, nhiều hình thức và phương tiện khác nhau. Mặt khác, với lượng giấy in báo càng ngày càng nhiểu, số lượng in ấn càng tăng nhanh nên khi tìm kiếm thông tin thực sự là khó khăn. Thí dụ ngày 26 tháng 3 năm 2007, báo Pháp luật luật thành phố Hồ Chí Minh đưa tin: Sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh trình bày đề án với Ủy ban nhân dân thành phố lập cơ sở dữ liệu các văn bản quy phạm, pháp luật từ sau ngày giải phóng đến nay. Nếu làm việc nghiêm túc, việc tìm kiếm thông tin về các văn bản pháp luật sau 32 năm không hề đơn giản. Nhóm nghiên cứu sẽ phải đọc và tìm kiếm thông tin trên báo Pháp luật là: 16 trang x 4 số / tuần x 52 tuần trong 1 năm x 32 năm = 106. 496 trang báo. Nếu khai thác thông tin qua báo Sài gòn giải phóng, nhóm nghiên cứu phải đọc và tìm kiếm qua 8 trang báo x 365 ngày x 32 năm = 93. 240 trang báo cỡ lớn... Giả sử có một nguồn thông tin lưu trữ từ trước qua các báo sẽ thuận lợi biết bao cho các nhà nghiên cứu.
Sau 10 năm bùng nổ Internet ở Việt nam, kể từ ngày 19/11/1997, Tổng cục bưu điện chính thức khai trương lễ kết nối internet toàn cầu, cả nước có trên 4, 3 triệu thuê bao quy đổi, đáp ứng yêu cầu của 15, 5 triệu dân, , đạt chỉ số 18, 64 người /100 dân, vượt chỉ số của các nước trong khu vực các nước ASEAN, vượt Thái lan 12, 65%, Trung quốc 9, 4 %, Philippin 9, 12%... chúng ta đã có 89 cơ quan báo điện tử, 2500 trang Web là điều kiện để người nghiên cứu truy cập và tìm kiếm những thông tin cần thiết. Một nhóm nghiên cứu tìm kiếm thông tin phổ biến về một vấn đề tầm cỡ : "Quy hoạch tổng thể kinh tế chính tri-văn hóa xã hội giai đoạn 2005 -2010 "của 64 tỉnh thành thì chỉ có thông tin của 15 tỉnh thành phố trong vòng 3 năm trở lại đây, đạt 25 % lượng thông tin cần tìm kiếm. Điều đó chứng tỏ rằng công tác luu trữ thông tin, tạo cơ sở dữ liệu trên báo mạng của Việt nam đang trên đường phát triển, còn thiếu và cần phát triển hơn nữa.
Thông tin về hoạt động báo chí ở Việt nam trên thế giới còn lạc hậu và chậm trễ. Thông tin về ngành báo chí Việt nam còn rất ít. Trong cuốn cẩm nang báo chí thế giới, in bằng tiếng Nga, xuất bản năm 1986 chúng ta chỉ có thông tin vắn tắt về 40 cơ quan báo chí. Trong Bách khoa toàn thư "Con người và những phát minh "do Pháp xuất bản năm 1996, mục truyền thông không có dòng nào nhắc đến báo chí Việt nam. Trong từ điển bách khoa toàn thư Encarta do Microsoft Corpration xuất bản năm 2005 Việt nam chỉ được một lần nhắc tới về sự kiện báo chí 1975. Trong cuốn Rámes xuất bản 2001, trích dẫn về các chỉ số phát triển báo chí của Việt nam quá ít ỏi, sai số 5 lần so với hiện thực ... Đó là một phần trong qua trình hội nhập, chúng ta chưa có bước đi cùng nhịp với các nước trên thế giới. Để có những tầm nhìn chiến lược trong tương lai, điểm lại vài kinh nghiệm luu trữ thông tin của các báo trên thế giới.
II. Kinh nghiệm lưu trữ thông tin, tạo cơ sở dữ liệu của một số tờ báo trên thế giới
2.1. Kinh nghiệm của báo chí Nhật bản
Nhật bản là quốc gia có nền báo chí phát triển. Đặc biệt là những tờ nhật báo như Yomiuri shimbun, Ashaki shim bun, Nihon Keizai Shimbun, Maniti, The Japan Times... có số lượng phát hành rất cao ở Nhật bản thì cũng là những tờ báo chú trọng đến công tác lưu trữ thông tin. Cách thứ nhất, họ lưu trữ thông tin trong các Microfim tất cả các bài báo từ khi ra đời đến nay. Muốn đọc lại các thông tin phải sử dụng máy phóng to các hình ảnh cũng như chữ viết. Cách thứ hai Năm 1999, báo Yomiuri Shimbun (Phóng sự) thực hiện là cho ra đời đĩa CD-ROOM với tên gọi "Tờ báo Yomiuri Shimbun Trong thời kỳ meiji " (The Yomiuri Shimbun in the Meiji Era ". Đĩa dữ liệu thông tin này là kho lưu trữ các bài báo và hình ảnh trên báo qua thời kỳ Meiji. Chương trình giúp các nhà nghiên cứu truy cập những hình ảnh sống động và các bài báo đã in trên báo này. Các đĩa CD- ROOM tiếp theo là "The Taisho Era ", "The Prewar Showa Era 1 " "The Prewar Showa Era 2 "ghi tiếp những thông tin hình ảnh và bài viết giai đoạn kế tiếp của báo. Trong các đĩa còn có hệ thống mục lục các bài báo để giúp các nhà nghiên cứu truy cập thông tin nhanh chóng. Các đĩa CD- ROOM đó được công chúng nồng nhiệt ứng dụng. Nguồn dữ liệu thông tin quý giá này được lưu trữ tại các thư viện trong các Học viện nghiên cứu của nước Mỹ.
Báo Asashi Shim bun (Mặt trời phương đông) lưu trữ các thông tin cũng bằng 3 cách: microfim, các đĩa CD-ROOM và nén thông tin và các hình ảnh của tất cả các trang báo vào gọn một trang (Shukusatshuban). Đây là sản phẩm công nghệ được phổ biến của Asashi Shim bun từ năm 1930. Sau này khi công nghệ thông tin phát triển, khi cần đọc đến số báo nào người nghiên cứu phải gỡ các thông tin trên máy tính để đọc và cắt xén lấy thông tin cần thiết cho công việc nghiên cứu của mình. Báo Asashi Shim bun của Nhật bản còn có cơ sở dữ liệu bằng đĩa compack (CD-ROOM) ghi lại các đầu đề của bài báo, bao gồm các danh mục tít chính và tít phụ từ năm 1945 đến năm 1999. Cơ sở dữ liệu đáng giá đó có thể tìm kiếm tại thư viện Yenching của trường đại học Harvard của Mỹ. Các nhà nghiên cứu có thể tra cứu các danh mục thông tin theo đầu đề trên đĩa CD-ROOM và sau đó tìm các bài báo theo số báo cần thiết trên Shukusatshuban và microfim phục vụ công tác nghiên cứu của mình. Phần microfim của báo Asashi Shim bun có từ năm 1888, tức là cách đây gần 120 năm. Các thông tin trên ấn phẩm của Asashi Shim bun từ tháng 8/1984 có thể tìm kiếm và sử dụng tại Học viện Lexis -Nexis của nước Mỹ.
Tờ báo Nihon Keizai Shimbun là tờ báo kinh tế nổi tiếng của nhật bản, có phiên bản trên mạng internet được truy cập miễn phí, đã chú trọng tạo cơ sở dữ liệu về kinh tế lớn nhất trên mạng của Nhật bản với tên gọi "Nikkei Telecom thế kỷ XXI ". Ngân hàng dữ liệu điện tử kinh tế của Nihon Keizai Shimbun (viết tắt là NEEDS) là kho luu trữ dữ liệu cơ bản hàng đầu của Nhật có từ năm 1970, ngay sau khi tờ báo được thành lập. Nguồn dữ liệu thông tin này có thể tìm kiếm tại Học viện Lexis -Nexis của nước Mỹ.
2.2. Kinh nghiệm lưu trữ thông tin báo chí của Mỹ:
Báo chí của Mỹ rất có kinh nghiệm trong lưu trữ thông tin. Hầu hết những tờ báo lớn của Mỹ đều có lưu trữ thông tin trong Microfim như tờ các tờ nhật báo nổi tiếng Bưu điện OaShinhtơn, Thời báo Newyork, nước Mỹ ngày nay, Nhật báo phố Wall... Một trung tâm lưu trữ thông tin nổi tiếng thế giới đã nhắc đến ở trên là Học viện Lexis -Nexis. Năm 1973, một trung tâm thông tin của bang Ohio của Mỹ có tên là Mead Data Central đã khởi xướng việc lưu trữ thông tin trong máy tính, chủ yếu các tư liệu văn bản và trở thành Học viện Lexis. Công việc ban đầu của học viện đầy gian truân bởi các nguồn thông tin thu thập về phải tuân thủ luật bản quyền, luật lệ và các quy định của thư viện. Việc cung cấp thông tin nối mạng trực tuyến với nơi sử dụng còn khó khăn vì phải nối qua mạng điện thoại, hình ảnh đơn giản như các biểu đồ chuyển đi cũng còn gặp khó khăn... Nhưng thực sự nhu cầu thông tin phục vụ nghiên cứu của các trường phổ thông, các trường đại học có như cầu rất lớn, đòi hỏi Lexis phải vượt qua khó khăn, trở thành trung tâm thông tin dịch vụ cho các cơ sở có nhu cầu. Phát huy thành công của Lexis, Mead Data Central xây dựng trung tâm thông tin lớn hơn, bề thế hơn với tên gọi Nexis vào năm 1978. Nexis trở thành trung tâm lưu trừ thông tin quốc gia, với sự đóng góp của các báo ra hàng ngày tầm cỡ thế giới như Thời báo Newyork, Bưu điện Oashinh ton, , hãng thông tấn AP (Associated Prees -hiện nay phát đi 20 triệu từ trong ngày), hãng thông tân Tin tức của Mỹ (U. S new & World Report). Nexis tập hợp được hàng ngàn cơ quan báo chí trên toàn cầu, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác từ các cơ quan báo chí.
Từ việc tạo dữ liệu thông tin như trên, khi mạng internet toàn cầu đước khai thông, với công cụ tìm kiếm thông tin nhanh và mạnh như Google, Yahoo, Shareware, Alta vista, đã tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu khai thác nguồn thông tin quý giá của nhân loại, phục vụ thiết thực công tác nghiên cứu của mình.
Mặt mạnh nữa của trung tâm lưu trữ và cung cấp thông tin của Mỹ và các nước tiên tiến là sử dụng công cụ tự động dịch thuật được nhiều thứ ngôn ngữ trên thế giới. Nếu vào trang Wikipedia giới thiệu về các tạp chí, có thể thấy thông tin được dịch thành 16 thứ tiếng thông dụng trên thế giới. Đây là chìa khóa khai thác thông tin thuận lợi cho công việc tìm tòi và khai thác thông tin của các nhà khoa học.
Ngoài những phương pháp lưu trữ và tạo cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành như trên, nhiều cơ quan báo chí trên thế giới tập hợp những bài báo nổi bật, có dung lượng thông tin lớn, in thành các tập sách với tên gọi "Tình hình thế giới trong năm "cũng giúp các nhã nghiên cứu tìm được thông tin quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu của mình.
3. Một số kiến nghị trong công tác lưu trữ thông tin và tạo cơ sở dữ liệu của báo chí nước ta
Công tác lưu trữ thông tin của các cơ quan báo chí và tạo cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ nghiên cứu khoa học là cần thiết và ích lợi. Nó vừa giúp nhà nghiên cứu nhanh chóng tìm kiếm được thông tin cần thiết, hoàn thành tốt công việc của mình, vừa góp phần nâng cao trình độ dân trí, vừa vận dụng được những phát minh trong các ngành nghề khác nhau của nhân loại trong hoạt động thực tiễn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Công tác lưu trữ thông tin có được đẩy mạnh và phát triển hay không phụ thuộc vào định hướng và quyết tâm trong công tác tổ chức của các nhà quản lý và hoạch định chính sách của các tòa soạn báo và cơ quan có thẩm quyền.
Tổ chức công tác lưu trữ thông tin và tạo cơ sở dữ liệu thông tin chuyên ngành - tương đương với tôn chỉ và mục đích của cơ quan báo chí sẽ thu hút đông đảo lực lượng lao động có tay nghề cao. Họ có thể là những kỹ sư công nghệ thông tin đảm đương phần kỹ thuật cho việc lưu trữ các nguồn thông tin sao cho phù hợp, lôgic, thuận lợi cho các nhà nghiên cứu. Bên cạnh họ, sẽ có lực lượng đông đảo các chuyên gia chuyên ngành, họ biết lựa chọn những thông tin nào cần lưu trữ, loại bỏ những thông tin vô bổ, không có giá tri lâu dài.
Nguồn kinh phí để duy trì hoạt động của các cơ sở dữ liệu thông tin này và nguồn thông tin lưu trữ là số kinh phí mà người truy cập thông tin bỏ ra, nó sẽ tránh được kiểu thông tin vô bổ mà các đài truyền hình địa phương, kể cả đâi trung ương đang thực hiện. Theo giáo sư Trần Bạch Đằng, phát biểu trên báo Công an thành phố Hồ chí Minh số 1523 ngày 6 tháng 3/2007"... các đài truyền hình xúi giục người ta "đánh bạc "với mục đố có thưởng... "hoặc trò chơi tin nhắn hiện nay là : "bạn sẽ nhận số tiền. . nếu bạn gửi tin nhắn... "Đây chỉ là hình thức thu tiền, thúc giục tuổi trẻ ham muốn kiếm tiền nhanh chóng, không phải lao động nặng nhọc và tích lũy tri thức. Điều đó không phù hợp với thời đại kinh tế tri thức và hội nhập của Việt nam với các nước trên thế giới. Nếu có nguồn lưu trữ thông tin tốt, có các cơ sở dữ liệu chuyên ngành sâu, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước khai thác sẽ đem lại lợi ích kinh tế cho chính cơ quan báo chí.
Đối với Học viện Báo chí và tuyên truyền, cần lưu trữ thật tốt những công trình khoa học của cán bộ giảng viên, sinh viên, nghiên cứu sinh qua các Webside và hệ thống máy tính của thư viện. Đảm bảo những công trình nghiên cứu có giá tri khai thác với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước
Cần lựa chọn đội ngũ giảng viên và sinh viên tình nguyện có trình độ để hình thành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu của tất cả các khoa, các chuyên ngành, bộ môn trong Học viện.
Cần đưa vào chương trình giảng dạy của khoa Phát thanh- truyền hình -báo mạng chương trình viết phần mền đơn giản, phục vụ công tác lưu trữ thông tin và tạo cơ sở dữ liệu để sinh viên ra trường có thể công tác ở các tòa soạn báo vừa có năng lực kỹ thuật vừa hiểu về đặc thù của nghề báo, làm tốt được nhiệm vụ đặt ra của các cơ quan báo chí.
Do phạm vi và thời gian nghiên cứu đề tài này còn hạn hep, hy vọng tham luận góp một tiếng nói để Hội thảo khoa học quốc gia về truyền thông và báo chí nhân 21/6/2007 của Học viện báo chí tuyên truyền thành công tốt đẹp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vận dụng kinh nghiệm lưu trữ thông tin của báo chí thế giới vào Việt nam nhằm phục vụ tốt công tác nghiên cứu khoa học.doc