Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào các hoạt động đoàn hội ở trường đại học Bách Khoa hiện nay

LỜI MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân kiệt xuất của nhân loại. Người đã dâng trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Người đã để lại một di sản vô cùng quý giá đó chính là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đảng ta đã khẳng định: Tư tưởng hcm là là tài sản tinh thần vô cùng quí giá của Đảng và dân tộc ta, là hiện thân của con đường đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều tình cảm lớn lao cho thế hệ trẻ, thế hệ mà Người khẳng định sẽ là người chủ tương lai, là rường cột của nước nhà. Điều đó thể hiện rất rõ qua các cuộc gặp gỡ và qua nhiều bài viết của Người dành cho thế hệ trẻ (theo Người, thế hệ trẻ bao gồm: thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trong đó thanh niên là lực lượng quan trọng nhất), đồng thời chính Người tổ chức huấn luyện, lãnh đạo và rèn luyện phát triển lực lượng thanh niên cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống tư tưởng của mình, người đã đưa ra những luận điểm rất sâu sắc, khách quan về thanh niên và những vấn đề về thanh niên. Trong Thư gửi các bạn thanh niên, năm 1947, Người viết “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nàh thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên”. Qua đó có thể thấy rằng, người đánh giá cao khả năng cách mạng và cống hiến to lớn của thanh niên đối với tương lai của dân tộc, tiền đồ của cách mạng. Thanh niên luôn là lớp người hăng hái nhiệt tình, luôn đi đầu trong mọi việc khó khăn: ‘Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Có thể thấy rằng, tư tưởng hcm về thanh niên là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc và khách quan, việc nghiên cứu, làm sáng hệ thống tư tưởng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước hiện nay. Đối với các đoàn viên, thanh niên, sinh viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội, việc tìm hiểu và vận dụng tư tưởng hcm lại càng có vai trò định hướng quan trọng hơn, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhà trường và đoàn thể. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, sự hợp tác của các bạn trọng nhóm để hoàn thanh bài tiểu luận này. Nhóm sinh viên thực hiện MỤC LỤC PHẦN MỘT: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ THANH NIÊN . I. Thanh niên là lực lượng xung kích chủ yếu của cách mạng, là chủ nhân tương lai của đất nước. II. Đảng và nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lí tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành người chủ trên các lĩnh vực. III. Thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. PHẦN HAI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN HỘI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY.

doc25 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3052 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào các hoạt động đoàn hội ở trường đại học Bách Khoa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệ trẻ phải được chuẩn bị về mọi mặt. Vấn đề quan trọng hàng đầu là giáo dục lý tưởng cách mạng và rèn luyện đạo đức của thanh niên. Như nghị quyết của Trung ương Đảng (khoá X) mới ban hành trong giai đoạn mới của cách mạng hiện nay, việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên là giáo dục và tổ chức thanh niên thành  những lực lượng xung  kích trong công cuộc đổi mới. Giáo dục nâng cao nhận thức gắn liền với hoạt động thực tiễn của tuổi trẻ phải thông qua các phong trào xã hội mới củng cố và nâng cao niềm tin vào thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xây dựng xã hội  mới  công bằng, dân chủ, văn minh. Thông qua quá trình học tập và hoạt động thực tiễn để thế hệ trẻ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hơn nữa tự tin vươn lên làm chủ nước nhà, tự bồi dưỡng cho mình bản lĩnh và niềm tin vào con đường cách mạng: độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội,  kiên quyết đấu  tranh với các quan điểm sai trái của các thế  lực thù địch cản trở và phủ nhận con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng và bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ chính là tạo lập nền tảng vững chắc cho thanh niêm làm chủ tương lai nước nhà, đưa  thanh niên vào cuộc sống chiến đấu, lao động,  học tập của toàn dân do Đảng  lãnh đạo. Trong truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tuổi trẻ Việt Nam đã tô thắm lá cờ Đoàn với phong trào Ba  sẵn sàng thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong thời kỳ mới của cách mạng là các phong trào thanh niên "lập thân, lập nghiệp", "thanh niên tình nguyện", "tuổi trẻ  giữ nước" "mùa hè xanh", "đền ơn đáp nghĩa", bảo vệ môi trường sống, bảo vệ chủ quyền biển, đảo... và mới đây là Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã có tác dụng và ý nghĩa to lớn đối với việc bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng cho các thế hệ thanh niên Việt Nam. Bằng những hoạt động thực tế của thanh niên, các cấp uỷ đảng đã lựa chọn được nhiều thanh niên đủ phẩm chất và năng lực  để kết nạp vào Đảng, tiếp tục bồi dưỡng đào tạo để gánh vác công việc trong hệ thống chính trị và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Các phong trào của thanh niên còn góp phần nâng cao tính tích cực cho thế hệ trẻ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, làm các việc khó khăn, đến với đồng bào vùng cách mạng và dân tộc thiểu số, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật, kiến thức mới vào đời sống nhân dân, tạo môi trường cho thanh niên học tập nhân dân, giúp đỡ người nghèo và đền ơn người có công với cách mạng, góp phần giáo dục lòng yêu nước, thương yêu đồng bào, đẩy lùi thói hư tật xấu trong xã hội và trong một bộ phận lớp trẻ có quan niệm và lối sống   tiêu cực. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ  luôn quan tâm dạy bảo, đào tạo các thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Đối với thanh niên, Người yêu quý và chăm lo bồi dưỡng một cách toàn diện. Bác Hồ đã nhìn thấy đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta chính là các thế hệ thanh niên. Đây cũng chính là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò Đảng ta phải ra sức chăm lo đến thanh niên, chọn lựa những thanh niên ưu tú để đào tạo nghề và kiến thức khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng tư tưởng, lập trường cách mạng cho họ. II. Đảng và nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lí tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành người chủ trên các lĩnh vực. Ðảng, Nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên, giáo dục ý thức làm chủ và đào tạo họ thành người làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề nghiệp. Nghĩa là đào tạo họ trở thành những con người vừa hồng, vừa chuyên. Thanh niên là đối tượng quần chúng đặc thù của Đảng, họ có những yêu cầu, những lợi ích chính đáng về mặt xã hội và lứa tuổi, họ đang trong quá trình hoàn thiện về nhân cách, đang phấn đấu vươn lên tích luỹ kiến thức về mọi mặt và trau dồi đạo đức, phẩm chất. Bác dạy: “Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên” , Người cho rằng đây là cách tốt nhất để củng cố mối liên hệ giữa các tổ chức thanh niên với đông đảo quần chúng thanh niên. Thanh niên có những ưu điểm và hạn chế riêng, nhưng nếu không nhìn nhận và đánh giá đúng về thanh niên theo quan điểm phát triển thì dễ sinh ra “hẹp hòi, thành kiến, bảo thủ” như Bác đã căn dặn. Quán triệt tư tưởng của Người, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III Hội LHTN Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nói: “Thanh niên có phát triển thì dân tộc mới trường tồn”. Nhìn nhận, đánh giá đúng đắn vai trò, vị trí của thanh niên cũng như các vấn đề của thanh niên trong quá trình phát triển của lịch sử và trong từng thời kỳ cách mang là để hiểu sâu, hiểu kỹ về thanh niên và các vấn đề của thanh niên. Đây chính là tiền đề, là điều kiện hết sức quan trọng để định ra chiến lược, vạch ra đường lối, nội dung, giải pháp giáo dục, bồi dưỡng và tổ chức thanh niên thành lực lượng chính trị hùng hậu kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Đảng, Bác Hồ và dân tộc.Hệ thống quan điểm của Bác Hồ về thanh niên, về vai trò, vị trí, khả năng cách mạng của thanh niên đã minh chứng thanh niên là đối tượng quần chúng đặc thù của Đảng không những chiếm số lượng đông trong dân số mà còn là nguồn lao động có chất lượng, là đội xung kích trong lao động, công tác trong những ngành mũi nhọn, then chốt của đất nước,… Trong thời kỳ mới thanh niên là lực lượng kế thừa và tiếp nối các thế hệ cha anh xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thanh niên là nguồn cung cấp nhân lực có chất lượng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là lực lượng xung kích đi đầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; là lực lượng chủ lực trong xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế . Tuy nhiên, thanh niên ngày nay cũng đang đứng trước những khó khăn, hạn chế rất đáng quan tâm: Một bộ phận thanh niên còn ít quan tâm hoặc ngại tham gia vào các sinh hoạt chính trị và các hoạt động xã hội, có nhận thức chính trị non kém, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, coi nhẹ những giá trị truyền thống, nhân văn cao đẹp của dân tộc, bị ảnh hưởng xấu bởi lối sống ngoại lai, sự xâm lăng văn hoá và những tiêu cực mặt trái của cơ chế thị trường; động cơ học tập, định hướng nghề nghiệp còn chưa thích ứng với thị trường lao động; tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp còn khá phổ biến; kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết của lao động trẻ trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế chưa cao; các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma tuý, mại dâm, tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS,... diễn biến phức tạp trong đó thanh thiếu nhi vừa là đối tượng vừa là nạn nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực trẻ cho sự phát triển của đất nước. Mặt khác, thanh niên ngày nay cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới. Do tâm lý lứa tuổi, thanh niên còn thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm trong cuộc sống lại gặp phải tác động từ sự thay đổi quá nhanh và đa dạng trong quan niệm về các chuẩn giá trị xã hội và văn hoá; sự gia tăng phân hoá giàu nghèo, sự tha hoá, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; những thông tin xấu, độc hại lan truyền trên Internet, những âm mưu và hành động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch;... Trong khi đó, năng lực cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác giáo dục đối với thanh thiếu nhi ở một số đơn vị còn yếu. Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay là việc khó, có lúc, có nơi, có bộ phận chưa thực sự chú trọng; chưa phát huy được sức mạnh đồng bộ của các lực lượng xã hội trong giáo dục thanh niên. Việc nắm bắt, xử lý diễn biến tư tưởng thanh niên và thực hiện nội dung giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên của Đoàn, Hội hiệu quả còn thấp; hình thức còn xơ cứng, thiếu hấp dẫn; nhiều vấn đề chính đáng của thanh niên chậm được giải quyết; việc đầu tư cho công tác giáo dục thanh niên chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình. Do đó, cần phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện và tạo điều kiện cho sự phát triển và trưởng thành của thanh niên. Trong tình hình hiện nay, cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục truyền thống văn hoá, văn hiến, đoàn kết cộng đồng, rèn luyện ý chí tự lực tự cường, lòng tự tôn dân tộc, khát vọng vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ, không cam chịu nghèo nàn lạc hậu; giáo dục tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng và sự phồn vinh của đất nước cho thanh niên. Giáo dục lòng yêu lao động, trân trọng sức lao động, biết hưởng thụ chính đáng, chống lối sống thực dụng; ý thức kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống, nếp sống công tác, lao động, sinh hoạt lành mạnh, văn minh, giữ vững thuần phong mỹ tục của dân tộc, dòng họ, gia đình, đấu tranh chống lối sống ích kỷ, coi thường kỷ cương phép nước, luân thường đạo lý; nâng cao nhận thức và định hướng hành động của thanh niên trong đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. Giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của Đoàn. Giáo dục luật pháp và ý thức công dân, xây dựng lối sống “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức, tập thể và cộng đồng. Giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức quốc phòng toàn dân, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa;  nhận thức đầy đủ về thời cơ và thách thức của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới; âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Việc tăng cường công tác thanh niên, đặc biệt là giáo dục về lý tưởng cách mạng nhằm "hình thành một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa", "có lý tưởng cao đẹp", "sống có văn hoá và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính", biết "nuôi dưỡng hoài bão lớn", "tự cường dân tộc" Nghị quyết TW 4 (khoá VII) về "Công tác thanh niên trong thời kỳ mới". theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ là đòi hỏi và nhiệm vụ đặt ra rất cần thiết và cấp bách. Điều này đã được Báo cáo chính trị tại Đại hội 10 chỉ rõ: "Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống; tạo môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện. Không ngừng tăng cường giáo dục nâng cao bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc; bồi dưỡng lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội cho thế hệ trẻ; lấy giáo dục nhân cách, "giáo dục làm người" là chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh.Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về phương thức giáo dục đối với thanh niên trên cơ sở nguyên lý giáo dục khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận gắn với thực tiễn, "học" đi đôi với "hành". Hình thức giáo dục đối với thanh niên cần phù hợp với tâm lý lứa tuổi ưa thích cái mới và sự sáng tạo; đề cao yếu tố "tự giáo dục", "tự rèn luyện" của người thanh niên đi đôi với sự định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ và hướng dẫn của tổ chức; gắn kết giữa việc giáo dục lý tưởng cách mạng với bảo vệ, chăm lo bồi dưỡng và phát huy thanh niên trong sự nghiệp cách mạng.Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên cần gắn chặt với những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội và cụ thể hoá phù hợp với từng hoàn cảnh, đối tượng thanh niên. Môi trường giáo dục hiệu quả nhất chính là đưa thanh niên hoà mình vào các phong trào thi đua, phong trào hành động cách mạng. Cách mạng nước ta đang chuyển sang thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá với mục tiêu sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển. Mục tiêu đó đã và đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, trọng trách nặng nề đối với thế hệ trẻ hôm nay. Để kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc ta, tuổi trẻ Việt Nam và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ ra sức rèn luyện, trau dồi lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; ra sức thi đua trong học tập, lao động; đoàn kết, xung kích, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong quá trình lãnh đạo đất nước, Hồ Chủ tịch thường xuyên động viên tuổi trẻ phải ra sức rèn luyện tinh thần, tu dưỡng đạo đức, không ngừng học tập vươn lên để xứng đáng là người chủ tương lai của nước nhà, đồng thời nhắc nhở Đảng và Chính phủ phải đặc biệt quan tâm tới việc đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Trong Di chúc, Người căn dặn: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết. Công tác đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ chính là nhằm mục tiêu xây dựng con người mới XHCN, vì vậy phải được tiến hành thường xuyên,lien tục, lâu dài đáp ứng được những yêu cầu cần thiết của thời đại. Theo Người, cách mạng càng phát triển đòi hỏi đông đảo đội ngũ cán bộ các thế hệ, dân trí phải được nâng cao, giáp dục phải phát triển để làm nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng các thé hệ cách mạng, trong đó đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ. Muốn thế hệ trẻ của chúng ta trở thành những người kế thừa xây dựng CNXH vừa “hồng” vừa “chuyên”, thì công tác giáo dục phải tiến hành một cách toàn diện như lời Người đã dạy: “ Trong việc giáo dục và học tập phải hú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng. giác ngộ CNXH, văn hóa, kinh tế, lao động và sản xuất, Hồ Chủ tịch cho rằng, giáo dục bồi dưỡng cho thế hệ trẻ phải chú ý đến cả 2 yếu tố đạo đức và tài năng, trong đó lấy đạo đức làm gốc. Đức ở đây chính là đạo đức cách mặng, bao gồm những phẩm chất: Trung với nước hiếu với dân, tức là tuyệt đối trung thành với Đảng với nhân dân, quyết tâm suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, hết lòng phục vụ nhân dân. Yêu thương con người: thể hiện trong quan hệ hàng ngày với bạn bè đồng chí, là thái độ tôn trọng mọi người, có lòng vị tha trước những thiếu sót, khuyết điểm của người khác. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Có tinh thần quốc tế trong sáng: đó là tinh thần đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với bạn bè quốc tế, và hòa bình và tiến bộ xã hội, chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, phân biệt chủng tộc hay chủ nghĩa bành trướng bá quyền. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chăm lo đến việc giáo dục đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ, coi đó là vấn đề then chốt trong chiến lược con người. Điều đó thể hiện ở sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến những nhu cầu, nguyện vọng và xu hướng của tuổi trẻ. Từ đó đề ra những chủ trương chính sách, kế hoạch giáo dục - đào tạo cụ thể, xác thực theo tiêu chí xây dựng con người trong hến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là có kỹ năng, kỹ thuật, kỹ xảo và con người trong thời đại kinh tế tri thức là năng lực tri thức và khả năng săng tạo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh kết hợp với các tổ chức xã hội phát động nhiều phong trào hoạt động sôi nổi trong phạm vi cả nước, tiêu biểu là các phong trào: "Thanh niên lập nghiệp", "Tuổi trẻ giữ nước", "Thanh niên tình nguyện"... Từ những phong trào này, thế hệ trẻ Việt Nam được trưởng thành về mọi mặt: trình độ văn hóa, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Kết quả là đã góp phần tạo dựng nên một lớp thanh niên mới, trong đó có bộ phận thanh niên tiên tiến đi đầu trên nhiều lĩnh vực, có thái độ, nhận thức tốt và ý thức chính trị cao, có ý chí vượt qua khó khăn, vươn lên lập thân, lập nghiệp, phát huy mạnh mẽ truyền thống xung kích của lớp thanh niên đi trước. Cũng từ đó mà vai trò, vị trí của đoàn viên, thanh niên ngày càng được khẳng định trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ mà thế hệ trẻ đã đạt được, thì do tác động mặt trái của cơ chế thị trường trong thời kỳ mở cửa, do những thiếu sót trong công tác tổ chức, quản lý xã hội cũng như trong công tác giáo dục đào tạo, sự thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, đảng viên và đặc biệt là do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng, nên một bộ phận đoàn viên, thanh niên ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại. Không ít đoàn viên, thanh niên mất phương hướng chính trị, mất niềm tin vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, chạy theo lối sống buông thả, lười lao động, không quan tâm đến học tập và tu dưỡng đạo đức, chỉ thích hưởng thụ... Họ đang dần xa rời những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, coi thường kỷ cương pháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật... Mặt khác, các thế lực thù địch đã và đang lợi dụng,khai thác những hiện tượng tiêu cực đó để tiến hành chiến lược "diễn biến hòa bình” nhằm chống phá, ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Vì vậy, hơn bao giờ hết, toàn Đảng, toàn dân ta càng phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ, đặc biệt là giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng, lý tưởng cách mạng nhằm "hình thành một lớp thanh niên nam, nữ ưu tú, vững vàng về chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa”, "có lí tưởng cao đẹp”, "sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”, biết "nuôi dưỡng hoài bão lớn”, "tự cường dân tộc”, theo tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Bác Hồ. Phải coi đó là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, cấp bách nhất bởi vì nó liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước và sự trường tồn của dân tộc ta. Người dạy rằng: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, của nhiều thế hệ nối tiếp nhau được tổ chức và chuẩn bị. Lịch sử là cụ thể, còn cuộc đời mỗi con người là có hạn; mỗi thế hệ chỉ có thể đi hết một chặng trên con đường cách mạng đã lựa chọn. Bác đã thấy rõ khả năng tối đa của thế hệ đi trước có thể làm được cũng như cái giới hạn tự nhiên mà thế hệ đó không thể vượt qua: “Con người ta sinh ra ai cũng lớn lên, già đi rồi chết”. Từ đó “bàn giao” thế hệ là tất yếu xảy ra, không chỉ là trao lại những gì đã có mà quan trọng hơn, khó khăn, gian khổ hơn nhiều là chuẩn bị cho lớp người đi sau những gì cần thiết cho họ vững chắc nhất và tốt đẹp nhất. Sự nghiệp cách mạng của Đảng, vận mệnh và tương lai của đất nước, của dân tộc trao cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay. Với vai trò, vị trí và khả năng của tuổi trẻ lại được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nhất định các tầng lớp thanh niên Việt Nam, do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh làm nòng cốt sẽ xứng đáng với lòng tin của Đảng, của nhân dân trong thế kỷ XXI với những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự biến đổi nhanh chóng của tình hình. Nhớ lại những lời dạy của Bác Hồ: thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên. Hơn lúc nào hết, thế hệ trẻ cần ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện, “đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học, công nghệ, cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đấy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. III. Thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Sinh thời, Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta đã nhận ra được vai trò hết sức quan trọng của thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng, công cuộc bảo vệ, xây dựng và kiến thiết đất nước. Người luôn khẳng định quan điểm đầy đúng đắn đó, đồng thời thể hiện niềm tin sâu sắc đối với lớp thế hệ trẻ nước nhà thông qua rất nhiều bài phát biểu, buổi nói chuyện với thanh niên cả nước. Năm 1925, khi truyền bá tư tưởng cách mạng cho dân tộc, Bác đã chọn thanh niên là đối tượng đầu tiên- lực lượng trẻ đầy lòng yêu nước và sẵn sàng hi sinh cho cách mạng làm nòng cốt cho việc sáng lập tổ chức "Việt Nam thanh niên cách mạng Đồng chí Hội" tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Ngay sau khi đất nước độc lập, trong thư gửi học sinh cả nước ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác Hồ đã khẳng định: “… Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu…” Bởi vậy, thế hệ thanh niên luôn mang trong mình trọng trách, nghĩa vụ hết sức quan trọng, đó là học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để tự giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng để trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Quá trình rèn luyện, tu dưỡng đó được thể hiện qua những nội dung sau: 1.Về học và hành: Theo như lời Bác đã từng nói: “Nhiệm vụ chính của thanh niên là học”. Tại Đại hội sinh viên lần thứ hai, ngày 7/5/1958, Bác đặc vấn đề rõ ràng để giúp giáo viên và sinh viên nghiên cứu : “Đối với thanh niên trí thức như các cháu ở đây thì cần đặt hai câu hỏi: Học để làm gì? Học để phục vụ ai? Đó là hai câu hỏi cần phải trả lời dứt khoát thì mới có phương hướng”. Bác chỉ rõ: “Dưới chế độ thực dân, phong kiến, mục đích đi học là cốt được mảnh bằng để làm ông thông, ông phán, lĩnh lương nhiều, ăn ngon, mặc đẹp. Thế thôi. Số phận dân tộc thế nào, tình hình thế giới biến đổi thế nào, không hay, không biết gì hết. Mục đích giáo dục nô lệ hầu hạ chúng. Ngày nay ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò là người chủ thì phải học tập.”. Bác còn nói: “Làm nghề gì cũng phải học” và mục đích của việc học là để “nâng cao năng lực làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân càng no ấm, vui tươi”. Làm theo lời Bác dạy, đại bộ phận thanh niên sinh viên đang ra sức học tập, tích luỹ, nắm vững kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn để thực sự có trình độ chuẩn bị, tự tin vào đời, lập nghiệp nhanh chóng đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Rất nhiều các học sinh cũng như sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường hay đang học tập, rèn luyện trong các trường đào tạo nghề hiện nay đang dốc sức để làm theo những di huấn của Bác, không chỉ để có được cuộc sống ấm no cho bản thân, gia đình mà trên hết là để góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước trên mọi phương diện. Đồng thời, theo Hồ Chủ Tịch, học phải đi đôi với hành. Bác chỉ rõ tầm quan trọng của thực hành. Hành cũng chính là một nửa của học. Bác nói: “Chỉ biết lý luận (lý thuyết) mà không biết thực hành thì cũng là trí thức có một nửa. Vì vậy cho nên các cháu trong lúc học về lý luận thì cũng phải kết hợp với thực hành”, “lý luận phải gắn liền với thực tế”. Chính bởi vậy, nhiệm vụ của con người thanh niên thời nay chính là song hành giữa học với hành, không được tách rời hai nhiệm vụ đấy. Không chỉ có tiếp nhận những kiến thức trên giấy tờ, dưới dạng lí thuyết mà còn phải biết vận dụng những tri thức đó vào thực tế cuộc sống, góp phần cải thiện cuộc sống của phần đông dân số vẫn đang chưa thực sự phát triển của nước ta hiện nay. Đồng thời, với những áp dụng vào thực tế đấy, mỗi thanh niên có thể có được những trải nghiệm hết sức bổ ích và ý nghĩa cho bản thân cũng như công cuộc xây dựng nước nhà.  2. Về Đức và Tài: Tại Đại hội Sinh viên lần thứ hai, ngày 7/5/1958, Bác nhấn mạnh hai phẩm chất hàng đầu của học sinh, sinh viên phải rèn luyện trong nhà trường là đức và tài – hai khái niệm luôn đi đôi và song hành cùng nhau. Về đức, theo Bác nói là đạo đức, đạo lý làm người mà với thời đại chúng ta phải rèn luyện để có đạo đức cách mạng. Bác giải thích đạo đức cách mạng rất giản dị, cụ thể, bên cạnh đó khẳng định: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Bác coi “đạo đức là cái gốc của người cách mạng” và Bác chỉ rõ cách thức phấn đấu, rèn luyện đạo đức cách mạng: “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng, tức là học tập, lao động, sinh hoạt theo đúng đạo đức của thanh niên xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa. Sở dĩ Bác chỉ rõ cụ thể để mọi người hiểu thấu đáo nước ta xây dựng xã hội chủ nghĩa từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nền sản xuất chủ yếu là thủ công phân tán cùng với chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi là một lực cản lớn, hạn chế năng lực sáng tạo của tuổi trẻ. Bác coi trọng việc giáo dục thanh niên nói chung và theo Bác, thanh niên sinh viên nói riêng phải xoá bỏ chủ nghĩa cá nhân, xây dựng tinh thần làm chủ, làm hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể. Bác nói: “Muốn sửa chữa chủ nghĩa cá nhân thì phải làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã. Ta có câu nói: “khó nhọc thì mình nên đi trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; làm việc gì mình cũng nghĩ đến lợi ích chung trước và lợi ích riêng sau. Về tài, tức là năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ được tích luỹ và phát huy tác dụng, đóng góp thiết thực, làm lợi ích cho xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Bác mong muốn thanh niên sinh viên học tập, rèn luyện để thực sự có tài. Bác mong muốn xã hội có nhiều người tài và người tài đem hết tài năng, tâm huyết phục vụ xã hội. Bác yêu cầu thanh niên sinh viên phải có đức, có tài nhưng Bác đặt đức trước tài, hồng trước chuyên. Bởi vì theo Bác, đạo đức cách mạng là cái gốc, cái nền. Bác nói: “có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người.” Dựa trên những tư tưởng đó của Bác Hồ, những thanh niên trong thời đại mới phải ra sức tu dưỡng về mặt đạo đức để trở thành người có nhân cách tốt, đồng thời phải bồi dưỡng hơn nữa kiến thức để có thể trở thành người vừa có đức, vừa có tài, đáp ứng được nhu cầu về người trong xã hội hiện nay. Mỗi thành viên trong đại gia đình thanh niên Việt Nam không chỉ biết học tập để có tài mà đánh mất đi cái nhân cách trong con người, bởi đi kèm với cái tài luôn là chữ đức trong tâm. Phải luôn hoàn thành tốt công việc, học tập với kiến thức đầy đủ, chính xác, đồng thời phải là người có cái tâm với xã hội, với con người, với công việc. Có thế mới thực sự hoàn thành đc lời dạy của Bác. Thời nay có rất nhiều người có tài, nhưng lại đánh mất vốn con người trong bản thân, không có cái tâm sáng, thì rồi dần cũng bị chính xã hội loại bỏ, chính môi trường đào thải. 3. Về Lý tưởng và Tình yêu: Giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và cho thanh niên sinh viên nói riêng là một trong những vấn đề được Bác Hồ đặc biệt quan tâm. Một con người sống không có lí tưởng thì dường như đã đánh mất những điều quý giá nhất trong cuộc đời. Bác ân cần khuyên nhủ: “Chúng ta không một chút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta”. Lý tưởng cách mạng đối với tuổi trẻ như ánh sáng mặt trời với sự sống, là sự gắn bó hữu cơ, là sự tự nguyện, tự giác, là sự đòi hỏi tự thân, nó thường trực, hướng tới: “Không một chút nào được quên”. Theo Bác, để thanh niên sinh viên có lý tưởng cách mạng, trước nhất phải giáo dục nhận thức để giác ngộ lý tưởng. Thanh niên sinh viên là nhân vật trung tâm của nhà trường, hoạt động chính của thanh niên sinh viên là học tập. Vì thế giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên sinh viên trước hết là thông qua hoạt động học tập. Đương nhiên lý tưởng sống của thanh niên sinh viên không chỉ dừng lại ở nhận thức, ý thức và quan niệm, mà phải được tôi rèn trong thực tiễn học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tế, phải thành hành động, thông qua hành động, và hiệu quả của hành động. Bác dạy: “Điều gì phải thì cố làm cho kỳ được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”.   Về tình yêu, khái niệm tình yêu mà Bác dạy hàm nghĩa rộng, nhưng rất thiết thực và Bác giải thích rất kỹ càng, cụ thể khi Bác nói tại Đại hội sinh viên toàn quốc lần thứ hai: Yêu Tổ Quốc, yêu Nhân dân, yêu Chủ nghĩa xã hội, yêu Lao động, yêu Khoa học và yêu Kỉ luật. Tại buổi lễ khai mạc trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác huấn thị các học viên 7 điều phải: Phải yêu Tổ quốc yêu nhân dân; phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn; phải yêu và trọng lao động; phải giữ gìn kỷ luật; phải bảo vệ của công; phải quan tâm đến đời sống của nhân dân; phải chú ý đến tình hình đất nước. Đối với Bác Hồ, tình yêu không đơn thuần chỉ là tình yêu nam nữ, mà quan trọng hơn, đó còn là tình yêu quê hương đất nước, tình anh em, đồng chí đồng đội. Những thanh niên ngày nay không chỉ biết trau dồi cho mình kiến thức về xã hội, kinh tế, chính trị mà trên hết còn phải luôn biết giữ trong bản thân mình những tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng nhất. Bởi con người, có biết quý trọng tình cảm mới có thê quý trọng những giá trị khác. Trên cả tình cảm dành cho cộng đồng nhỏ là những tình cảm, tình yêu thương dành cho xã hội, dành cho những cộng đồng lớn hơn, thậm chí là cả trên trường quốc tế. Nếu như chỉ biết đến bản thân, bỏ qua những hoàn cảnh, những số phận của những con người khác thì chưa xứng đáng là người thanh niên kiểu mẫu trong xã hội. Họ phải là những người biết vui với niềm vui người khác, và buồn thay cho nỗi buồn của mọi người. Lúc đấy, tình yêu giữa con người, trong nhân loại lại càng trở nên thắm thiết, gắn bó. Và tình yêu đó trở thành những sức mạnh phi thường, phi quốc gia. Tuy nhiên, phải phải thừa nhận rằng, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận thanh, thiếu niên ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật... Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân họ, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay. Hiện nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, thế hệ trẻ Việt Nam luôn kiên định lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công vun trồng. Họ đã và đang chứng tỏ bản lĩnh, sức trẻ, sự sáng tạo và tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình. Họ đang ra sức tu dưỡng, học tập và rèn luyện về mọi phương diện, tích cực lao động sản xuất, tiến vào khoa học - công nghệ, để cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Rất nhiều phong trào thi đua, như Thanh niên tình nguyện, Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ học đường,... được đông đảo đoàn viên, thanh niên, sinh viên và học sinh hưởng ứng, thực hiện. Đảng, Nhà nước và xã hội đã có nhiều hình thức ghi nhận và tôn vinh những thanh niên, sinh viên và học sinh tiêu biểu, xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Có thể nói, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay vẫn xứng đáng với niềm tin yêu, sự khen ngợi và kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” lại vừa “chuyên”. PHẦN HAI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN HỘI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY. Bác Hồ kính yêu và Đảng ta luôn khẳng định vai trò, vị trí trọng yếu của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng, coi lực lượng thanh niên là “rường cột của nước nhà”. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, giáo dục và đào tạo thanh niên để các thế hệ trẻ thực sự là đội quân chủ lực cách mạng. Đặt niềm tin yêu vào thế hệ trẻ nước nhà, trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều lần Người viết về thanh niên với tấm lòng thương yêu vô hạn của vị cha già dân tộc. Người căn dặn Đảng ta với trách nhiệm là Đảng cầm quyền cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “ hồng” vừa “chuyên”. Đáp lại tình cảm sâu nặng của Người và những lời dạy bảo ân tình, tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh hôm nay đang ra sức học tập và rèn luyện, để kế tục sự nghiệp cách mạng cao cả của Người. Đã gần 40 năm Bác Hồ đi xa, nhưng tư tưởng, tình cảm, đạo đức trong sáng và cao đẹp của của Người vẫn mãi mãi sáng ngời, là tấm gương soi cho mỗi một đoàn viên, thanh niên trong cuộc sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại. Sinh viên, cán bộ giảng viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội tiếp nối những truyền thống của dân tộc, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết, ra sức thi đua, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo, linh hoạt tư tưởng của Người trong sự nghiệp giảng dạy, học tập, cũng như trong các phong trào Đoàn thể. Có thể thấy rằng, sau hơn 55 năm xây dựng và trưởng thành, thầy và trò trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã gặt hái dược nhiều thành quả đáng ghi nhận, xứng đáng với danh hiệu là ngọn cờ đầu trong phong trào thi đua dạy tốt học tốt và là một trong số những trường đại học hàng đầu Việt Nam. Đạt được những thành tích đó, một phần lớn chính là sự vận dụng những tư tưởng sáng suốt của chủ tịch Hồ Chí Minh. Đặc biệt trong phong trào Đoàn, hội của trường tư tưởng Hồ Chí Minh đã thực sự ăn sâu và trở thành kim chỉ nam, ngọn đuốc dẫn đường, soi sáng và ngày càng thúc đẩy các hoạt động thêm lớn mạnh. Theo từng bước phát triển của trường, được sự quan tâm chỉ đạo tận tình của Đảng uỷ, Ban giám hiệu và các đơn vị chức năng trong toàn trường, Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (ĐTN) trường ĐHBK HN đã ngày càng lớn mạnh, trưởng thành và luôn là đơn vị dẫn đầu trong mọi mặt hoạt động của khối các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thủ đô và cả nước. Đoàn Thanh niên trường luôn được Trung ương Đoàn, Thành Đoàn Hà Nội, UBND Thành phố Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen và cờ thi đua; nhiều năm liền được Trung ương Đoàn công nhận là đơn vị đạt thành tích xuất sắc trong công tác đoàn và phong trào thanh niên – sinh viên. Đoàn Thanh niên trường ĐHBKHN đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Ba (ngày 13/1/2001), Huân chương Lao động Hạng Nhì (ngày 11/10/2006) vì những thành tích trong hoạt động Đoàn và phong trào Thanh niên, góp phần đáng kể vào thành tích chung của Trường. Ngày 25 tháng 01 năm 1957 Đảng bộ Đại học Bách Khoa Hà Nội đã ra đời. Một nhiệm vụ cấp thiết đặt ra cho Đảng bộ Trường vào thời điểm đó chính là việc xây dựng một tổ chức của Đảng thật vững mạnh với những cán bộ vừa hồng vừa chuyên, mà Đoàn Thanh niên chính là cánh tay phải đắc lực. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng uỷ - Ban Giám hiệu, Đoàn Thanh niên trường ĐH Bách Khoa Hà Nội được thành lập; và, có thể nói, ngay từ những ngày đầu, Đoàn Thanh niên trường đã luôn giữ vị trí là một cơ sở đoàn lớn mạnh nhất thuộc khối các trường Đại học – Cao đẳng trực thuộc Thành Đoàn Hà Nội, là lá cờ đầu của phong trào thanh niên và là nơi khởi xướng nhiều mô hình hoạt động hiệu quả được nhân rộng tại Hà Nội và cả nước. Nổi bật là phong trào "giành kết quả cao trong học tập" của thanh niên sinh viên cũng như các hoạt động "Gắn liền Nhà trường với xã hội, học tập với lao động sản xuất ". Ngoài các hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học, Đoàn trường còn động viên đoàn viên, thanh niên tham gia vào các công tác xã hội như các phong trào diệt giặc dốt. Thực hiện khẩu hiệu "Mỗi thanh niên biết chữ là một giáo viên bình dân học vụ ", hàng trăm đoàn viên là giảng viên trẻ, sinh viên của trường ngày đêm toả đi các khu lao động, hướng dẫn nhân dân học văn hoá. Bên cạnh đó, tất cả đoàn viên ĐHBK Hà Nội còn hăng hái tham gia lao động trên công trường Đại thuỷ Nông Bắc Hưng Hải. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hưởng ứng phong trào "ba sẵn sàng" với ý chí "tiền tuyến gọi, thanh niên sẵn sàng", gần 200 cán bộ và 2700 sinh viên của trường đã tạm gác bút nghiên hăng hái lên đường ra tiền tuyến giết giặc lập công. Nhiều người đã lập thành tích xuất sắc trở thành anh hùng các lực lượng vũ trang và chiến sỹ thi đua toàn quân như anh hùng Bùi Ngọc Dương, Vũ Xuân Thiều… Tại hậu phương, Đoàn thanh niên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đóng vai trò là đội quân chủ lực thực hiện việc vận chuyển nhanh chóng an toàn hàng trăm tấn vật chất và thiết bị của nhà trường về khu sơ tán ở Lạng Sơn, xây dựng lán trại - cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập,  góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ "Dạy tốt và Học tốt" mà Đảng và Nhà nước giao phó. Bên cạnh đó các Đoàn viên - Thanh niên còn tham gia chống lụt, bảo quản thiết bị máy móc của Trường, tham gia hàn đê cống Thôn khắc phục lũ lụt thiên tai (1971)… Sau khi đất nước thống nhất, hưởng ứng phong trào "Ba xung kích làm chủ tập thể" do Trung ương Đoàn phát động, các đoàn viên, sinh viên Bách khoa đã trở thành những lực lượng xung kích trong học tập, nghiên cứu khoa học và xây dựng đất nước. Hàng ngàn sinh viên Bách khoa đã có mặt và đóng góp sức mình cho các công trình lớn của đất nước và của thành phố như Công trình xây dựng thuỷ điện Sông Đà, Nhiệt điện Phả Lại, Công trình Hồ Thành Công, công trình Sông Lừ. Trong phong trào học tập và nghiên cứu khoa học, Đoàn viên, thanh niên Bách Khoa luôn là lá cờ đầu của các trường Đại học của Hà nội và cả nước. Từ hội nghị "Tuổi trẻ sáng tạo" do Đoàn thanh niên trường ĐH Bách Khoa tổ chức năm 1978, phong trào "Sinh viên nghiên cứu khoa học" được hình thành và nhân rộng ra các trường đại học trên toàn quốc và cho đến ngày nay vẫn được duy trì và phát huy được hiệu quả. Năm 1991 BCH Đoàn trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã có sáng kiến lần đầu tiên tổ chức cuộc thi "Olimpic Tin học sinh viên toàn quốc". Đến nay nó đã trở thành cuộc thi thường kỳ hàng năm và là cuộc thi lớn nhất về tin học trong cả nước. Phong trào "xây dựng tập thể tự quản" do Đoàn trường khởi xướng vào năm 1976 cùng với việc xây dựng mô hình "đội Thanh niên xung kích"  đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật tự, môi trường cảnh quan sư phạm trong khu nội trú. Liên tục trong nhiều năm học, cán bộ, Đoàn viên thanh niên Đoàn trường ĐHBK Hà Nội đã được nhận cờ thưởng, bằng khen của Trung ương Đoàn vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng "Tập thể học sinh XHCN".   Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, dưới tác động của cơ chế thị trường, nhiều mặt trái của xã hội đã tác động đến tư tưởng, nhận thức về đạo đức, thái độ đối với xã hội của đoàn viên thanh niên dẫn đến sinh viên có tư tưởng lo toan cá nhân, thiếu trách nhiệm đối với lợi ích chung của tập thể, xã hội; thiếu quan tâm tới các hoạt động tập thể không gắn trực tiếp với lợi ích của riêng mình. Trước thực trạng đó, liên tục trong hơn 20 năm qua, BCH Đoàn trường ĐHBK Hà nội với quyết tâm từng bước khắc phục khó khăn, bất cập, tìm ra các giải pháp, mô hình hoạt động mới để vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ trong tình hình mới đã triển khai hàng loạt các biện pháp như: Hoàn chỉnh việc thay đổi cơ cấu tổ chức Đoàn từ 2 cấp sang 3 cấp, tăng cường củng cố tổ chức Đoàn cấp Liên chi đoàn, phối hợp chặt chẽ với đảng uỷ và ban lãnh đạo các Khoa, Viện, Trung tâm đẩy mạnh các hoạt động cấp Liên chi và Chi đoàn. Nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ trẻ trong các hoạt động Đoàn Đổi mới, đa dạng hóa các phương thức, loại hình giáo dục đoàn viên sinh viên phù hợp hơn như các câu lạc bộ chuyên ngành, câu lạc bộ năng khiếu, sinh hoạt ngoại khóa, lồng ghép nội dung giáo dục với các hoạt động văn nghệ thể thao Đẩy mạnh các hoạt động hướng nghiệp, tạo điều kiện để sinh viên tìm hiểu về ngành nghề đang theo học và tăng cường khả năng tiếp cận với thực tế xã hội và cơ sở sản xuất.  Thực hiện các hoạt động xung kích, tình nguyện nhằm khơi dậy trong sinh viên ý thức xã hội, ý thức cộng đồng với phương châm Đoàn thanh niên là người bạn đồng hành cùng sinh viên lập thân, lập nghiệp, xây dựng bảo vệ đất nước. Hiệu quả của các mô hình hoạt động có thể được minh hoạ qua các kết quả mà ĐTN đã đạt được trong gần 10 năm trở lại đây (2001 -2009) : Công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn: Đoàn trường ĐHBK Hà Nội đã được tổ chức hợp lý, chặt chẽ theo 3 cấp, liên tục được củng cố một cách nề nếp và hiệu quả. Uy tín cao của tổ chức Đoàn thanh niên luôn được khẳng định đối với Ban lãnh đạo trường, các thầy cô giáo và toàn thể sinh viên. Vai trò nòng cốt chính trị đối với tổ chức Hội sinh viên trường: Đoàn thanh niên các cấp hoàn thành tốt vai trò nòng cốt chính trị đối với tổ chức Hội sinh viên. Tổ chức Đoàn và Hội đã luôn phối hợp rất tốt trong mọi hoạt động phong trào sinh SV. Tham gia xây dựng Đảng: Tích cực tuyên truyền truyền thống vẻ vang của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ năm 2001 – 2009, Đoàn TN trường đã tổ chức cho gần 1000 đoàn viên ưu tú học lớp tìm hiểu về Đảng, giới thiệu kết nạp được được 250 đoàn viên ưu tú vào Đảng. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên, sinh viên Luôn bám sát chủ trương đường lối của Đảng, của Nhà nước luôn tổ chức các hoạt động về mọi mặt nhằm tạo điều kiện cho toàn thể đoàn viên thể hiện rõ vai trò xung kích của tuổi trẻ với lối sống lành mạnh, ý chí vươn lên trong học tập, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nhà trường và xã hội.  Trong các cuộc thi Olimpic các môn khoa học Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đội của trường luôn giành được giải cao: Giải Nhất toàn quốc năm 2004, Giải Nhì toàn quốc năm 2005, ngoài ra Đoàn TN trường còn tích cực tham gia các cuộc thi khác do TW đoàn, Thành đoàn và các Bộ ngành khác phát động và đạt giải cao: Giải Nhất toàn thành phố khối các trường ĐH – CĐ trong cả 2 cuộc thi: Âm vang Điện Biên, 75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng cộng sản Việt Nam, 75 năm  lịch sử của Đoàn ...., trong cuộc thi 75 năm lịch sử  của Đoàn,  Đoàn trường còn đạt giải 3 toàn thành phố. Phong trào học tập và nghiên cứu khoa học trong cán bộ trẻ và sinh viên nhà trường Tổ chức Đoàn Thanh niên đã luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động HT-NCKH của sinh viên và đội ngũ cán bộ trẻ. Tuổi trẻ nhà trường luôn khẳng định vị trí đứng đầu về nề nếp học tập, về NCKHSV trong khối ĐH - CĐ cả nước.  Các thành tích nổi bật đã đạt được: Cuộc thi Robocon (Vô địch quốc gia và giải Ba quốc tế năm 2003, Giải Nhì toàn quốc năm 2004, 2006 và 2007, Nhất toàn quốc năm 2005), phong trào  sinh viên nghiên cứu khoa học và tham gia thi Olimpic các môn học (trong giai đoạn 2000 - 2009 năm  có 24.550 sinh viên tham gia với 3012 đề tài tham dự cấp trường, 245 đề tài tham dự cấp Bộ kết quả: 62 giải Vifotec trong đó 10 giải Nhất,  28 giải Nhì, 24 giải Ba; 162 giải cấp Bộ trong đó: 12 giải Nhất,  34 giải Nhì,  38 giải Ba; Tham gia thi Olimpic các môn học ĐHBK Hà Nội luôn là trường thuộc tốp dẫn đầu trong toàn quốc về các giải cao Nhất, Nhì. Đội ngũ đoàn viên là cán bộ trẻ luôn đóng vai trò nòng cốt trong việc giúp đỡ sinh viên tham gia NCKH góp phần to lớn vào phong trào chung của nhà trường, bản thân các cán bộ trẻ cũng tích cực tham gia và đạt nhiều giải cao như giải Vifotec, công trình tuổi trẻ sáng tạo do TW đoàn phát động,  riêng tháng thanh niên năm 2006, cán bộ trẻ là đoàn viên đã có 15 đồng chí được TW đoàn trao tặng giải thưởng -  Công trình sáng tạo trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2006" Phong trào thanh niên tình nguyện Phong trào Thanh niên tình nguyện là mảng hoạt động rất mạnh, đáng tự hào của tuổi trẻ nhà trường. Đoàn viên, sinh viên ĐHBK Hà Nội rất tích cực trong các công tác chung sức cùng cộng đồng. Các hoạt động tình nguyện diễn ra rất sôi nổi và đồng bộ ở hầu khắp các khoa viện, trong đó Ban Thanh niên tình nguyện trường ĐH Bách Khoa Hà Nội chính là một tổ chức đầu não tổ chức, quản lí các hoạt động của các dội tình nguyện. Hằng năm, có hàng chục chương trình tình nguyện lớn nhỏ được tổ chức với mục đích giúp đỡ các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ đồng bào vùng thiên tai lũ lụt, các gia đình thương binh liệt sĩ, được các bạn sinh viên ủng hộ rất nhiệt tình. Tiếp nối truyền thống “lá lành đùm lá rách,” tiếp thu tình thần nhân ái của chủ tich Hồ Chí Minh. Hằng năm, Đoàn trường đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức hai chương trình hiến máu nhân đạo “Bách Khoa nghìn giọt hi vọng” và đã thu về được hàng nghìn đơn vị máu. Qua đó có thể thấy rằng, mỗi một sinh viên Bách Khoa luôn mang trong mình tình thần nhân ái, tương thân tương ái của con người Việt Nam, đồng thời cũng lĩnh hội được những tinh hoc của tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng trong thời kì hiện nay. Đặc biệt, chương trình tiết kiệm “ Cốc trà đá vì cộng đồng” của sinh viên Bách Khoa thực sự là một chương trình có ý nghĩ đặc biệt. Chương trình “Cốc trà đá Vì Cộng Đồng” với phương châm “Mỗi tuần - mỗi sinh viên Bách Khoa tiết kiệm và ủng hộ 1 cốc trà đá – tương đương 1.000đ” để ủng hộ Quỹ Tuổi trẻ Bách Khoa Nhân ái do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Bách Khoa Hà Nội đề xuất và được triển khai vào Thứ Năm hàng tuần tại tất cả các khu giảng đường. Thay vì uống trà đá, mỗi bạn sinh viên ủng hộ cốc trà đá đó cho Quỹ Tuổi trẻ Bách Khoa nhân ái. Ý tưởng của chương trình này xuất phát từ bài học về “Hũ gạo cứu đói” trong phong trào diệt giặc đói dó Đảng và Chính phủ phát động ngay sau khi giành được độc lập (năm 1945) và Bác Hồ là người đầu tiên gương mẫu thực hiện. Hũ gạo tình thương (hũ gạo cứu đói) ra đời và được mọi gia đình hưởng ứng; khi chuẩn bị bữa ăn, trước khi cho gạo vào nồi nấu, người nấu tự bốc bớt một phần gạo cho vào hũ. Gạo trong hũ được định kỳ gửi đến chính quyền cách mạng để ủng hộ (cứu đói) những người dân thiếu đói. Mỗi tuần Bác Hồ báo cho bộ phận hậu cần cắt khẩu phần ăn không nấu, để Bác nhịn ăn một bữa, Bác thực hiện rất đều đặn và thường nhịn ăn vào bữa trưa. Biết chuyện, nhiều đồng chí Trung ương khuyên Bác làm như vậy ảnh hưởng đến sức khỏe, Bác cười hiền hậu nói: “Mình có đói mới hiểu nỗi khổ của người đói” và Bác kiên quyết thực hiện. Tiêu chuẩn khẩu phần ấy hằng tháng được chuyển đến cơ sở cứu đói của địa phương. Hình ảnh “Cốc trà đá” vô cùng thân thuộc, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của nhiều thế hệ sinh viên. Mỗi lần khao bạn bè - đi uống trà đá.  Nghỉ giải lao giữa các tiết học - đi uống trà đá. Chơi thể thao xong – đi uống trà đá v.v. Vì vậy, tiết kiệm và ủng hộ một cốc trà đá mỗi tuần sẽ rất gần gũi và có tính khả thi đối với sinh viên Số tiền quyên góp được từ chương trình “Cốc trà đá” này cùng với rất nhiều hoạt động quyên góp khác như chiếu phim, sự ủng hộ của các DN, các hoạt động làm thêm do sinh viên tình nguyện thực hiện sẽ được ủng hộ vào Quỹ tuổi trẻ Bách Khoa nhân ái với mục đích: Hỗ trợ chính các bạn sinh viên Bách Khoa gặp hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ tức thời đồng bào chịu ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt (chứ không phải chờ quyên góp), tặng quà các gia đình chính sách, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt v.v. trong các hoạt động tình nguyện của sinh viên Bách Khoa. Có thể thấy rằng, những hoạt động Đoàn thể của trường đại học Bách Khoa thực sự đã đi sâu, gắn liền với sinh viên, tiếp thu và lĩnh hội được tinh thần và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh Phong trào văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao Hoạt động văn hoá - văn nghệ - thể thao luôn là thế mạnh của công tác Đoàn và phong trào TNSV trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tiếp bước truyền thống, hơn 5 năm qua tổ chức ĐTN trường đã tiếp tục triển khai các hoạt động văn thể rất hiệu quả nhằm tập hợp, phát huy tính sáng tạo, sôi nổi của tuổi trẻ và đã thể hiện được bản sắc riêng của TNSV nhà trường, được Trung ương đoàn, Thành đoàn, các Bộ ngành khen ngợi, năm 2004 Đội bóng đá sinh viên nam của trường đã đạt cúp vô địch giải bóng đá sinh viên Hà Nội. Với những kết quả đạt được có thể khẳng định rằng, qua từng giai đoạn phát triển của trường, Đoàn Thanh niên luôn xứng đáng là cánh tay phải, chỗ dựa vững chắc của Đảng uỷ, Ban giám hiệu trường, góp phần quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của Nhà trường. Để tiếp bước truyền thống anh hùng của các thế hệ cha anh, ngày nay toàn thể các Đoàn viên, sinh viên của trường với tinh thần "Tình nguyện - sáng tạo" đang ra sức phấn đấu thi đua "rèn đức luyện tài- làm chủ tương lai - xây dựng đất nước"  tổ chức các hoạt động trên phương châm thiết thực và hiệu quả phát huy vai trò đội ngũ đoàn viên là cán bộ trẻ trong các hoạt động Đoàn, đặc biệt trong phong trào HT-NCKH đóng góp trí lực xây dựng trường ngày càng hiện đại, viết tiếp những trang sử vẻ vang hơn cho phong trào Đoàn của ĐHBK Hà Nội TÀI LIỆU THAM KHẢO . Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên (NXB Thanh niên, Hà Nội 1973) Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (NXB Chính trị Quốc gia, Hải Phòng 2009) GS Song Thành, Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng lỗi lạc ( NXB Lý luận chính trị, Hà Nội 2005) Chủ tịch Hồ Chí Minh vớ phong trào thi đua yêu nước (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 2008) Phạm Văn Khánh (25/03/2010) Để thanh niên làm chủ tương lai của nước nhà. Nguồn: baoangiang.com.vn Báo Nhân dân, số 4169, ngày 2-9-1965

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận dụng tư tưởng hồ chí minh vào các hoạt động đoàn hội ở trường đại học bách khoa hiện nay.doc