Qua khảo sát ở 11 trường công lập và 8 trường ngoài công lập ở địa bàn TP. HCM cho thấy chỉ có 3 trường công lập có trên 45% (nhưng dưới 50%) số người được hỏi trả lời rằng họ biết rõ các thông tin liên quan đến chế độ công khai tài chính, có 2 trường công lập con số này từ dưới 10%, các trường công lập còn lại nằm trong khoảng 30%. Ở khối trường ngoài công lập, vấn đề này được cải thiện. Có trường đạt trên 50%, còn lại vào khoảng 30% - 40%, cá biệt có trường dưới 20%. Đa số những người được hỏi vẫn cho rằng họ không biết rõ các thông tin về công khai tài chính, dẫn đến trên thực tế một số quyền lợi, chế độ, chính sách của cán bộ, công nhân viên chưa được đảm bảo.
Tỉ lệ giảng viên không bao giờ tham gia ý kiến trong tất cả các vấn đề là khá lớn, cụ thể như sau:
- Kế hoạch tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học có: 32%.
- Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường: 38,7%.
- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ công chức: 35,6%.
- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ, sản xuất của nhà trường: 77,8%.
- Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường: 35%.
- Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kì trong năm học:30%.
Tỉ lệ giảng viên tham gia ý kiến với mức độ "thỉnh thoảng":
- Kế hoạch tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học: 54,2%.
- Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường: 49,4%.
- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ công chức: 49,4%.
- Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường: 51,9%.
- Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kì trong năm học: 42,9%.
Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường đại học, cao đẳng diễn ra dưới những hình thức khác nhau: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Số liệu khảo sát cho thấy đa số các ý kiến lựa chọn hình thức tham gia góp ý vào hoạt động của nhà trường là họp toàn thể cán bộ, công chức lấy ý kiến (100%) và họp theo các tổ chức đoàn thể lấy ý kiến (66,7%).
21 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3534 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc thực hiên dân chủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bố cục:
Phần mở đầu
Phần nội dung
I, Quan niệm của HCM về dân chủ
1, Dân chủ là gì?
2, Dân chủ trong TT HCM
3, Quan niệm của HCM về nhà nước của dân, do dân và vì dân
4, Quan niệm của HCM về việc thực hiện dân chủ trong trường học
II, Nội dung cơ bản của quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường
III, Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của các trường Đại Học
IV, Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
V, Phương hướng nhằm nâng cao việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
Phần kết luận
Chi tiết
Phần mở đầu
Năm 1962 của một nhà văn châu Á nổi tiếng đã từng viết: "Chúng ta có thể cùng nhau bàn luận và cũng không dễ thống nhất để tìm xem trên đời này, ai là người vĩ đại nhất, ai là người danh tiếng nhất, ai là người tài giỏi nhất, ai là người uyên bác nhất... Nhưng Hồ Chí Minh dứt khoát là người hoàn toàn nhất, con người giàu chất người nhất trên thế giới này". Con người "giàu chất người nhất trên thế giới này", “hoàn toàn nhất” này chính là con người có tầm mắt đại bàng của tư duy (theo cách nói của Heghen - nhà triết học duy tâm khách quan cổ điển Đức). Có được tầm mắt thiên tài chính là vì nhịp đập của trái tim Hồ Chí Minh gắn liền với vận mệnh đất nước và nỗi niềm của nhân dân.
Một trong những nhận thức thể hiện tầm mắt đại bàng của tư duy là Người đã sớm nhìn thấy bản chất thật sự của nền giáo dục thực dân, chỉ rõ bộ mặt thật của cái gọi là "khai hoá văn minh" của thực dân Pháp: những người đến trường được "đào tạo nên những kẻ làm tay sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp", những người không đến trường thì bị đầu độc bằng các thói hư, tật xấu như rượu chè, cờ bạc, thuốc phiện; tố cáo đanh thép nền giáo dục thực dân trong việc "làm cho dân ngu để trị", "gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát". Đồng thời dày công tìm kiếm, phát hiện và giới thiệu cho đất nước những nét tiến bộ mới của nền giáo dục kiểu mới của nhân dân lao động. Đó là nền giáo dục Việt Nam xã hội chủ nghĩa mang tính nhân đạo và tính dân chủ cao cả.
Trong nền giáo dục ấy, việc phát huy cao độ dân chủ trong giáo dục ở nhà trường luôn là tiền đề cần thiết bảo đảm cho sự phát triển toàn diện những năng lực sẵn có của con người; là nền giáo dục mà theo Người “dạy và học cần phải theo nhu cầu của dân tộc, của Nhà nước”. Trong Thư gửi các cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới, Báo Nhân dân, số 5299, ngày 16/10/1968, Hồ Chí Minh viết: "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa".
Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong giáo dục ở nhà trường luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng của đất nước trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Với quan niệm dân chủ là của quý báo nhất của nhân dân và thực hành dân chủ là chìa khóa để giải quyết mọi khó khăn, trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta, hơn bao giờ hết tư tưởng Hồ Chí Minh về việc thực hiện dân chủ trong giáo dục ở nhà trường càng có ý nghĩa thiết thực và mang tính thời sự sâu sắc, vì rằng chỉ có thực hiện và phát huy được dân chủ trong nhà trường mới đảm bảo là cơ sở, nền tảng vững chắc cho việc khơi thông mọi tiềm năng về trí tuệ vốn sẵn có trong mỗi con người Việt Nam, nhất là tầng lớp sinh viên, học sinh để đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", vừa “hiền” vừa “minh”, có tri thức khoa học kỹ thuật- tự nhiên - xã hội, có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức, sức khoẻ,...
Có thể khẳng định, tư tưởng Hồ Chí Minh về việc thực hiện dân chủ trong giáo dục đã được khởi xướng ngay từ năm 1919, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi đến Hội nghị Véc-xây là: "tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ". Đây là quyền tự do của mọi người được hưởng sự giáo dục không hạn chế, được làm chủ kho tàng tri thức của nhân loại. Trong điều kiện lúc bấy giờ, đó là quyền được tự do học tập, quyền phát triển các loại trường ngoài hệ thống trường công của thực dân Pháp, được mở những loại trường như Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội, như trường Dục Thanh ở Phan Thiết, nơi Hồ Chí Minh đã từng dạy học - là nhằm đào tạo những nhân tài cho đất nước, góp phần mở mang, nâng cao dân trí, chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu.
Trong mỗi giai đoạn cách mạng, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh đều đặc biệt quan tâm đến giáo dục nói chung và việc phát huy dân chủ trong giáo dục ở nhà trường nói riêng để đào tạo ra nguồn nhân lực, nhân tài phục vụ đất nước. Người là chiến sỹ tiên phong đi vào phong trào quần chúng, thức tĩnh nhân dân, tổ chức, đoàn kết, huấn luyện, đưa nhân dân ra đấu tranh giành tự do độc lập; giải phóng nhân dân thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân phong kiến, thoát khỏi sự ràng buộc của hệ tư tưởng lạc hậu, tạo mọi điều kiện cho mỗi dân tộc và mỗi người dân đứng lên làm chủ nền văn hóa, làm chủ vận mệnh và tương lai của mình trong nền giáo dục mới mà Người đã dày công vun đắp.
Phần nội dung
I, Quan niệm của HCM về dân chủ
1, Dân chủ là gì?
Theo định nghĩa, trong từ điển Dân Chủ nghĩa là "chính phủ được thành lập bởi nhân dân trong đó quyền lực tối cao được trao cho nhân dân và được thực hiện bởi nhân dân hoặc bởi các đại diện được bầu ra từ một hệ thống bầu cử tự do”. Theo HCM, Dân chủ có nghĩ là “dân làm chủ” .Khi xác định như thế , có lúc HCM đem quan niệm “dân là chủ” đối lập với quan niệm “quan chủ”. Đây là quan điểm được HCM diễn đạt ngắn, gọn, rõ, đi thẳng vào bản chất của khái niệm trong cấu tạo quyền lực của xa hội. Mở rộng theo ý đó, HCM còn cho rằng :” nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”, “ chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ”, “ nước ta là nước dân chủ , địa vị cao nhất là dân, vì dân làm chủ”. Như vậy, quan niệm HCM về dân chủ được biểu đạt qua hai mệnh đề ngắn gọn :” Dân là chủ” và “Dân làm chủ”. Khi biểu đạt như thế, chúng ta có thể hiểu rằng, dân là chủ, nghĩa là đề cập vị thế của dân; còn dân làm chủ, nghĩa là đề cập năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai vế này luôn luôn đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, vai trò, quyền và trách nhiệm của dân. Quan niệm này phản ánh đúng nội dung bản chất về dân chủ. Quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân. Xã hội nào đảm bảo cho điều đó được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ.
2, Dân chủ trong tư tưởng HCM
Có lẽ không có cách gì tìm hiểu về tư tưởng một con người tốt hơn là qua bài viết của người đó ở những thời kì lịch sửluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Lịch Sử khác nhau. Xuyên suốt các thời kì lịch sử, có lẽ nguyện vọng lớn nhất của cụ Hồ là xây dựng một Việt Nam “ Dân chủ mới “, một nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa như các nước văn minh trên thế giới. Giở lại lịch sử, ngay khi đất nước còn đang chìm trong đêm trường nô lệ, tại nước Pháp, chàng thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được những quyền lợi căn bản mà một con người, một công dân trong xã hội phải có, vì đó là “ những quyền không ai có thể xâm phạm được “ (Tuyên ngôn độc lập). Tại đại hội Tours năm 1920 của đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã phát biểu như sau: Người Việt Nam bị phân biệt đối xử, họ không có những sự bảo đảm như người châu Âu hoặc có quốc tịch châu Âu. Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có. Việc nhận thức được thế nào là nhân quyền, dân quyền có lẽ là một bước phát triển rất lớn trong tư tưởng của người thanh niên Nguyễn Ái Quốc. Với nhận thức rằng chính phủ sinh ra là để phục vụ dân chứ không phải để cai trị dân, chính phủ không có quyền ngăn cấm công dân phát biểu và hội họp với nhau. Do vậy, chính phủ thực dân Pháp đã xử sự hoàn toàn sai trái khi ngăn cấm và hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp của người Việt Nam. Dù vậy, thực dân Pháp vẫn huênh hoang là họ có công “khai hóa” cho nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp đã tổ chức những cuộc vui chơi, thể dục thể thao, âm nhạc, thậm chí cho bầu cử giả hiệu để thanh niên Việt Nam lãng quên nghĩa vụ giải phóng đất nước. Nhìn bề ngoài không ai có thể nghĩ rằng người dân Việt Nam cần độc lập, tự do, dân chủ nhưng với con mắt nhìn xa trông rộng, cụ Hồ đã nhìn thấy điều khác hẳn. Nói rằng Đông Dương gồm hai mươi triệu người bị bóc lột, hiện nay đã chín muồi cho một cuộc cách mạng là sai, nhưng nói rằng Đông Dương không muốn cách mạng và bằng lòng với chế độ bây giờ như các ông chủ của chúng ta thường vẫn nghĩ như thế, thì lại càng sai hơn nữa. Sự thật là người Đông Dương không có một phương tiện hành động và học tập nào hết. Báo chí, hội họp, lập hội, đi lại đều bị cấm… Việc có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng tiến bộ một chút hoặc có một tờ báo của giai cấp công nhân Pháp là một tội nặng. Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến. Để phục vụ cho chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918, chế độ thực dân đã tranh thủ và huy động sự tham gia của người dân sống ở các nước thuộc địa tham gia giải phóng “ Mẫu quốc “, với vô số lời hứa hẹn sẽ ban bố quyền “ tự do, dân chủ “ cho người dân. Thế nhưng, khi cuộc chiến kết thúc, tất cả chỉ là những lời hứa suông. Người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ điều đó, không chỉ cho người dân Việt Nam mà toàn thể nhân loại đang sống ở chế độ thuộc địa. (trích bài Đông Dương của Nguyễn Ái Quốc, đăng trên tạp chí Cộng sản Pháp, số 14, năm 1921). Nhưng khi cơn bão táp đã qua, thì cũng vẫn như trước, anh em phải sống trong chế độ bản xứ, với những điều luậtluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Luật đặc biệt, thiếu hẳn các quyền lợi gắn liền với phẩm giá con người như quyền tự do lập hội và hội họp, tự do báo chí, tự do đi lại ngay cả trong nước. Đó là về mặt chính trị.Nói tóm lại, người ta hứa hẹn đủ thứ, nhưng giờ đây mọi người đều thấy toàn là những lời lừa dối. Chỉ có bản thân nỗ lực đấu tranh thì mới mong có giải phóng được.(Tuyên ngôn của hội “ Liên hiệp thuộc địa”) Khi các nước thắng trận như Mỹ, Anh, Pháp họp ở Versailles ngày 18 tháng 1 năm 1919, nhiều đoàn đại biểu các nước bị áp bức đã đến hội nghị này để đưa nguyện vọng của mình. Nguyễn Ái Quốc đã nhân danh “ một nhóm người Việt Nam yêu nước “ ở Pháp đã gửi bản “ Những yêu sách của nhân dân Việt Nam “ cho nghị viện Pháp và tất cả những đoàn đại biểu ở hội nghị này. Bản yêu sách đã thể hiện tư tưởng ngời sáng của cụ Hồ, thể hiện sự tiếp nhận sâu sắc tư tưởng nhân quyền, dân quyền của cụ Phan Châu Trinh. Tư tưởng này đã khởi đầu cho nhận thức về một đất nước Việt Nam trong đó quyền tự do của người dân được bảo đảm, một thể chế dân chủ, pháp trị chứ không phải hoạt động dựa trên “ chỉ thị “ hay “ sắc lệnh “ của một nhóm người cai trị nào.- Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam. - Cải cách nền pháp lý Đông Dương, cho người Việt Nam cũng được bảo đảm về mặt pháp lý như người Âu, bỏ hẳn tòa án đặc biệt, công cụ để khủng bố Tự do báo chí và tự do tư tưởng. - Tự do lập hội và tự do hội họp. - Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương. - Tự do học tập và mở các trường kỹ thuậtluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh. - Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ đạo luật. - Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra, ở bên cạnh nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ. (Nguyễn Ái Quốc - Những yêu sách của nhân dân Việt Nam) Không chỉ giác ngộ cách mạng cho tầng lớp công nhân và nông dân, cụ Hồ còn chủ trương giúp đỡ các tầng lớp khác trong xã hội thành lập đảng đại diện cho nguyện vọng của họ. Có lẽ cụ đã vượt trước thời đại rất xa khi thấu hiểu sự cần thiết của nhiều đảng phái trong xã hội để nói lên tiếng nói của nhiều tầng lớp. Ngay trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của đảng Lao Động Việt Nam (sau đổi tên thành đảng Cộng Sản), cụ Hồ đã phát biểu “Đảng Lao Động lại giúp những anh em trí thức tiến bộ thành lập đảng Dân Chủ Việt Nam để thu hút những thanh niên trí thức và công chức Việt Nam”. Không chỉ vậy, đảng Lao Động còn học hỏi những điều tốt đẹp của các đảng phái khác. Trong lời kêu gọi thi đua ái quốc ngày 11/06/1948, chủ tịch Hồ Chí minh đã nêu ra chủ trương của Việt Nam Quốc Dân Đảng để toàn dân hướng vào, đó là chủ thuyết Tam Dân mà tác giả là Tôn Trung Sơn, người cha của nền Cộng hòa Trung Quốc: “Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc”. Ba chữ “Độc lập”, “Tự do”, “Hạnh phúc” đã trở thành ba mục tiêu lớn nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và bây giờ là nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam. Đến tận những năm cuối đời, cụ Hồ vẫn căn dặn những lời hết sức hợp tình hợp lý. Trong di chúc, cụ mong muốn xây dựng một Việt Nam “Hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, và giàu mạnh”. Nếu ai đọc được các văn bảnThư viện các mẫu văn bản do cụ Hồ viết qua từng thời kì, sẽ hiểu ngay đường lối chiến lược này của cụ.“Hòa bình” nghĩa là các bên tham gia chiến tranh phải ngưng bắn để bước vào bàn đàm phán. Tiếp theo, “độc lập” nghĩa là nước ngoài không được can thiệp vào nội bộ Việt Nam, cụ thể là Mỹ phải rút quân ra khỏi miền Nam Việt Nam vô điều kiện.Rồi đến “thống nhất”, nghĩa là hai miền Nam Bắc sẽ tổ chức bầu cử tự do và công bằng để bầu ra chính phủ thống nhất trên toàn quốc.Ngay sau đó, chính phủ thống nhất cần thực hiện ngay thể chế “dân chủ”, chấm dứt tình trạng phải hạn chế nhân quyền, dân quyền do yêu cầu của thời chiến ở cả hai miền. Một khi đã có nền tảng dân chủ vững chắc, chúng ta mới có thể xây dựng đất nước “giàu mạnh”, và giàu mạnh một cách bền vững.Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh từ đầu đến cuối vẫn là đấu tranh để trả lại những quyền căn bản cho người dân, thực hiện thể chế dân chủ để bảo đảm những quyền tự do của người dân được thực thi như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội và hội họp, tự do ứng cử và tự do bầu cử… Ngay trong bài viết “Thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” năm 1952, cụ Hồ đã viết “Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng”. Để làm được như vậy thì ý dân cần phải được thể hiện qua báo chí tự do và bầu cử công bằng.
3, Quan niệm của HCM về nhà nước của dân, do dân, vì dân
Tiền đề để thực hiện mọi quyền dân chủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là phải xây dựng một nhà nước dân chủ, một nhà nước “ của dân, do dân, vì dân”.Khi nói đến dân chủ thì HCM luôn đề cập đầu tiên tới một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Một là nước dân chủ là tiền đề mọi dân chủ khác.
* C¬ së h×nh thµnh:
C¬ së lý luËn: Quan ®iÓm cña CN Mac-Lª Nin
C¬ së thùc tiÔn: KÕ thõa nh÷ng t tëng tiÕn bé cña d©n téc vÒ x©y dùng nhµ níc.
* Nhµ níc cña d©n .
Quan ®iÓm nhÊt qu¸n cña HCM lµ x¸c l©p ta ¸t c¶ mäi quyÒn lùc trong nhµ níc vµ trong x· héi thuéc vÒ nhµ níc trong 24 n¨m lµm chñ tÞch níc HCM ®· l·nh ®¹o so¹n 2 b¶n hiÕn ph¸p 46 +9 hiÕn ph¸p 1946 nªu râ.TÊt c¶ quyÒn bÝnh trong nhµ níc ®Òu lµ cña toµn thÓ nh©n ViÖt Nam kh«ng ph©n biÖt nßi gièng, g¸i trai, giµu nghÌo, t«n gi¸o, giai cÊp, nh÷ng viÖc quan hÖ ®Õn vËn mÖnh quèc gia sÏ ®a ra toµn d©n phóc quyÕt.
Nh©n d©n ViÖt Nam cã quyÒn kiÓm so¸t nhµ níc, kiÓm tra, gi¸m s¸t vµ b·i miÔn ®¹i biÓu héi ®ång nh©n d©n c¸c cÊp khi hä kh«ng xøng ®¸ng víi sù tÝn nhiÖm cña nh©n d©n.
Nh©n d©n còng lµ ngêi x©y dùng nã.
* Nhµ níc do d©n:
- Nhµ níc ®ã lµ do d©n lùa chän vµ bÇu ra theo giai ®o¹n cña hiÕn ph¸p.
- Nhµ níc ®ã lµ nhµ níc do d©n ®ãng gãp tiÒn cña ®Ó nhÇ níc chi tiªu mäi ho¹t ®éng. Nhµ níc khong trùc tiÕp t¹o ra tiÒn b¹c vµ cña c¶i mµ nh©n d©n míi trùc tiÕp t¹o ra tiÒn b¹c cña c¶i cho x· héi. Nguån tiÒn mµ nh©n ®ãng gãp díi nhiÒu h×nh thøcnh thÕ, lÖ phÝ c«ng tr¸i lµ nguån gèc nhµ níc chi tiªu hoat ®éng nh»m thùc hiÖn chøc n¨ng nhiÖm vô cña m×nh.
- Nhµ níc do d©n lµ nhµ níc do d©n ñng hé vµ gióp ®ì. Nh©n d©n chÝnh lµ ngêi thùc hiÖn c¸c chñ tr¬ng, ®êng lèi kÕ ho¹ch cña nhµ níc. D©n kh«ng chØ ®ãng gãp tiÒn cña mµ ®ãng gãp c¶ c«ng søc ®Ó x©y dùng nhµ níc ®ã.
- Nhµ níc ®ã còng nhµ níc do d©n phª b×nh, x©y dùng. Nh©n lµ ngêi ®ãng gãp c¶ trÝ tuÖ ®Ó x©y dùng còng cè nhµ níc.
ChÝnh v× vËy, HCM thêng nhÊn m¹nh nhiÖm vô cña nh÷ng ngêi lµm c¸ch m¹ng lµ ph¶i cho d©n hiÓu, lµm cho d©b gi¸c ngé ®Ó n©ng cao ®îc tr¸ch nhiÖm lµm chñ, n©ng cao ®îc ý thøc tr¸c nhiÖm ch¨m lo x©y dùng nhµ níc cña m×nh HCM kh¼ng ®Þnh: ViÖc níc lµ viÖc cña chung, mçi ngêi ph¶i cã tr¸ch nhiÖm: “NghÐ vai g¸nh v¸c 1 phÇn” quyÒn lîi, quyÒn h¹n bao giê còng ®i ®«i víi tr¸ch nhiÖm nghÜa vô.
* Nhµ níc v× d©n:
- Yªu cÇu thiÕt chÕ tæ chøc:
+ Nhµ níc v× d©n lµ nhµ níc lÊy viÖc lo cho d©n cô thÓ lµ lo cho nh÷ng lîi Ých thiÕt thùc cho ngêi d©n: ¡n, ë, mÆc, ®i l¹i… Lµm môc tiªu ho¹t ®éng cho m×nh, ngoµi ra khong cã ®Æc quyÒn ®Æc lîi g×.
+ Nhµ níc nµy xuÊt ph¸t tõ viÖc lo cho nh÷ng îi Ých cña d©n téc dùa trªn ®ã hoµn thµnh thuyÕt chÕ bé m¸y nhµ níc.
VÒ ®éi ngò c¸n bé c«ng chøc lµm viÖc trong bé m¸y nhµ níc ph¶i x¸c ®Þnh m×nh lµ c«ng béc cña d©n® LÊy viÖc phôc vô nh©n d©n lµm môc tiªu hµng ®Çu. HCM c¨n dÆn: TÊt c¶ nh÷ng thø chung ta dïng hµng ngµy ®Òu do d©n cung cÊp nªn ph¶i hÕt lßng, hÕt søc phôc vô do d©n cung cÊp nªn ph¶i hÕt lßng, hÕt søc phôc cho d©n, viÖc g× cã lîi Ých cho d©n th× ph¶i hÕt lµm, viÖc g× cã h¹i cho d©n ph¶i hÕt søc tr¸nh:
Þ tãm l¹i, t tëng vÒ nhµ níc kiÓu míi kh«ng chØ ®îc thÓ hiÖn trong lêi nãi mµ ®îc thÓ hiÖn rÊt thiÕt thùc trong chÝnh viÖc lµm cña HCM.
4, Quan niệm của HCM về việc thực hiện dân chủ trong trường học
Trong một nền giáo dục kiểu mới, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xem “giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”. Một trong những mục tiêu cao nhất của nền giáo dục mới, nền giáo dục cách mạng Việt Nam là "đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam ... làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em", trang bị cho mỗi người dân có kiến thức mới để "biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc". Để làm được điều đó, Người yêu cầu “phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa” vì theo Người, chỉ có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả sinh viên, học sinh đề ra sáng kiến. Theo đó, các cấp ủy, chính quyền, các ngành các cấp, các đoàn thể quần chúng và toàn xã hội phải thật sự quan tâm đến công tác giáo dục, tạo điều kiện giúp đỡ các trường về mọi mặt, riêng nhà trường “phải thật sự mở rộng dân chủ trong cơ quan”, phải phát huy cao độ dân chủ trong giáo dục, tạo nên sự đoàn kết nhất trí giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường - gia đình - xã hội cùng cộng đồng trách nhiệm để phát triển giáo dục, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới. Trong Bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng ngành Giáo dục (từ ngày 3 đến 8/6/1957, tại Hà Nội), Hồ Chí Minh nói: “giáo dục trong nhà trường dù có tốt mấy nhưng thiếu Giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không thu được hoàn toàn”.
Trong khuôn khổ giáo dục ở nhà trường, việc thực hành dân chủ là một đòi hỏi hết sức bức thiết, theo đó, Người yêu cầu những người làm công tác quản lý giáo dục phải nhận thức đúng tầm quan trọng của dân chủ trong giáo dục, xác định giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân; chủ trương của Nhà trường phải cụ thể, thiết thực, đúng đắn; phải kết hợp chặt chẽ chủ trương, chính sách của Nhà nước với tình hình thực tế và kinh nghiệm quý báu, phong phú của quần chúng, của cán bộ và của địa phương.
Để việc thực hiện dân chủ trong giáo dục ở nhà trường phát huy được hiệu quả, theo Hồ Chí Minh yếu tố cần thiết đầu tiên là phải đào tạo và xây dựng đội ngũ những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là các cô giáo, thầy giáo - những người vẻ vang nhất, những anh hùng vô danh, người kỹ sư tâm hồn, vì theo Người, “không có thầy giáo thì không có giáo dục”. Để xứng đáng với danh hiệu ấy, Người cho rằng “mỗi người thầy giáo phải không ngừng học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cách mạng của nhà giáo, thực sự vừa "hồng" vừa "chuyên", "phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiện vụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước. Phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo con em, cải tạo xã hội”, phải thật sự yêu nghề, yêu trường. Quán triệt quan điểm của Mác - Lênin: "bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục", Hồ Chí Minh cho rằng: "người huấn luyện phải học tập mãi thì mới làm tốt được công việc của mình - người huấn luyện nào tự cho mình là biết đủ cả rồi thì người đó là dốt nhất". Ngoài việc nhắc nhở về học tập chuyên môn, Người cũng lưu ý một vấn đề hết sức quan trọng đó là học tập chính trị, vì "có học tập lý luận Mác - Lênin thì mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết về trình độ chính trị mới làm nòng cốt công tác Đảng giao phó". Mặt khác, Người cho rằng bản thân người thầy cũng phải học tập chính từ thực tiễn sinh động. Người nhắc lại câu "giáo bất nhiêm, sư chi toạ", tức là dạy không nghiêm túc, không đến nơi đến chốn là do thầy lười nhác. Vì vậy, để nâng cao chất lượng của hoạt động giảng dạy bản thân mỗi người thầy giáo phải không ngừng rèn luyện trong thực tiễn sinh động của xã hội, tiếp thu lấy chất lượng sống ở đó mà truyền lại cho thế hệ trẻ: thầy giáo và học trò, tuỳ hoàn cảnh và khả năng cần tham gia vào những công tác xã hội ích nước lợi dân, Những kiến thức thực tiễn đó mới thật là dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng thế hệ đang lớn lên.
Mặt khác, để nâng cao trình độ nhận thức của người học, Hồ Chí Minh cho rằng thầy cô giáo phải có quan điểm dân chủ, thẳng thắn, không nhồi sọ, áp đặt và cần tạo môi trường, điều kiện để người dạy và người học có sự đối thoại, trao đổi trong quá trình giảng dạy, học tập. Người chỉ rõ “chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do. Tự do là thế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý”, “được hoàn toàn tự do phát biểu ý kiến, dù đúng hoặc không đúng cũng vậy", và nhấn mạnh “trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho thông suốt” và "khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấy chân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hoá ra quyền tự do phục tùng chân lý". Một cách cụ thể hơn, Hồ Chí Minh kêu gọi giảng viên phải biết tôn trọng ý kiến của đồng nghiệp, của sinh viên, không nên có thành kiến đối với các ý kiến trái với ý kiến của mình, phải "nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng","phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch của thực dân còn sót lại như: thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rời đời sống lao động và đấu tranh của nhân dân, học để lấy bằng cấp, dạy theo lối nhồi sọ. Và cần xây dựng tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân".
Trong mối tương quan giữa người dạy và người học, xét ở góc độ tác động của người dạy đến người học, thì một giảng viên giỏi là một giảng viên biết hướng dẫn sinh viên đi tìm chân lý vì vốn dĩ theo Hồ Chí Minh, “lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính chất sáng tạo”. Để làm được điều này, điều cần thiết là phải thật sự tạo ra được một môi trường học tập thật dân chủ, trong môi trường này thầy và trò cùng nhau thảo luận, đối thoại, ở đó không khí thoải mái, hăng hái sẽ được tạo ra, sinh viên có nhiều cơ hội để thể hiện, phát huy năng lực của mình và đích đến của nó là sự sáng tạo như lời Người đã nói: “dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều”. Từ đó, Người yêu cầu: giảng viên cần phải nâng cao mở rộng dân chủ ra, khuyên gắng sinh viên, bày cho họ suy nghĩ, cổ động họ tìm tòi, đề nghị,.... Khi họ đã có ít nhiều sáng kiến, thì giúp đỡ cho họ phát triển, khen ngợi cho họ thêm hăng hái. Như thế, thì những tính lười, tính “gặp chăng hay chớ” ngày càng bớt, mà sáng kiến và tính hăng hái ngày càng nhiều thêm.
Tuy nhiên, để dân chủ trong giáo dục ở nhà trường được hoàn bị, Hồ Chí Minh yêu cầu “dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là “cá đối bằng đầu”, trong trao đổi, đối thoại phải trên tinh thần nghiêm túc, công khai, khách quan, phản ánh sự vật, hiện tượng đúng với thực tiễn xảy ra, “không được nói gàn, nói vòng quanh”,… Đó là những yêu cầu có tính nguyên tắc trong đối thoại. Cụ thể như việc đọc tài liệu, Người yêu cầu “phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề không thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẻ” cũng như đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi "vì sao?", đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật đúng lý không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn".
Như vậy, mặc dù đề cao và yêu cầu phải dân chủ, phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ, tự do tư tưởng, Hồ Chí Minh cũng khẳng định không thể có dân chủ quá trớn hay tùy tiện, dân chủ phải gắn liền với pháp luật, tự do phải gắn liền với kỷ cương. Về mối quan hệ này, Người nói: “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại, nếu hòm không có khóa, nhà không có cửa thì sẽ mất cắp hết. Cho nên có cửa phải có khóa, có nhà phải có cửa. Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ” và "không nên hiểu lầm dân chủ. Khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi. Nhưng khi đã quyết định rồi thì không được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là để bàn cách thi hành cho được, cho nhanh, không phải để đề nghị không thực hiện. Phải cấm chỉ những hành động tự do quá trớn ấy".
Ngoài ra, việc thực hiện dân chủ trong giáo dục ở nhà trường, ngoài những yêu cầu về người thầy, cũng như sự tương tác giữa người dạy và người học, Hồ Chí Minh cũng đặc biệt quan tâm đến sự tương tác giữa người học đối với người dạy như nêu ra những yêu cầu về phía người học: “Chúng ta là những người lao động làm chủ nước nhà. Muốn làm chủ được tốt, phải có năng lực làm chủ. Chúng ta học tập chính là để có đủ năng lực làm chủ, có đủ năng lực tổ chức cuộc sống mới... Bởi vậy, ý thức làm chủ không phải chỉ tỏ rõ ở tinh thần hăng hái lao động, mà còn phải tỏ rõ ở tinh thần say mê học tập để không ngừng nâng cao năng lực làm chủ của mình”; “con người xã hội chủ nghĩa” - con người toàn diện, “nhất định phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác - Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày”. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, để việc thực hiện dân chủ trong giáo dục ở nhà trường đạt hiệu quả, bản thân sinh viên, học sinh phải xác định được ý thức làm chủ, ra sức học tập, nghiên cứu, phát huy tinh thần tự học để xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước, người chủ của chính cuộc sống của mình.
Trên đây là nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về việc thực hiện dân chủ trong giáo dục ở nhà trường, xuất phát từ quan niệm của Người: “xã hội ngày càng tiến, công tác của ta cũng phải ngày càng tiến”, hơn bao giờ hết, trong giai đoạn đổi mới và phát triển hiện nay của đất nước, tư tưởng đó của Người luôn soi sáng sự nghiệp trồng người ở Việt Nam, nó không chỉ là cơ sở lý luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay. Bài học này nhắc chúng ta luôn quán triệt rằng một nền giáo dục mới nhất thiết phải thực hiện tốt dân chủ mới; một nhà trường phát triễn vững mạnh nhất thiết phải có dân chủ và thực hiện tốt dân chủ trong hoạt động giáo dục. Dân chủ đó nhất thiết phải gắn liền kỷ cương, vì thế song song với việc phát huy dân chủ cần nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm hoặc mất dân chủ trong hoạt động giáo dục bằng những chế tài nhất định. Đó là tiền đề, là cơ sở cho mọi năng lực của ta, sáng kiến của ta, tiến bộ của ta luôn luôn phát triển, tiến lên không ngừng xứng đáng là một nền giáo dục mới Việt Nam mà “con mắt đại bàng của tư duy” của Hồ Chí Minh đã phát hiện và dày công vun đắp.
II, Nội dung cơ bản của việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường
Trên cơ sỏ tư tưởng HCM về dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Đảng và nhà nước ta đã xây dựng một bộ chế tài về quy chế dân chủ trong trường học.Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Pháp luật và Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị, Nghị định số 71/1998-NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ, vào ngày 01/3/2000 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký ban hành Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Nhà trường nêu rõ: mục đích của việc thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những quy định của Luật Giáo dục theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện đảm bảo cho cán bộ, giảng viên, nhân viên được quyền đóng góp ý kiến, giám sát, kiểm tra, đóng góp cho các hoạt động của nhà trường. Thực hiện dân chủ trong nhà trường còn nhằm phát huy tiềm năng, trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, cán bộ, công chức, người lao động trong nhà trường trong quá trình phát triển và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà trường.
Quy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường quy định “Hiệu trưởng là người do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, có trách nhiệm quản lý toàn bộ các hoạt động của nhà trường” (Điều 4) và “thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường phát huy dân chủ trong hoạt động của nhà trường” (Điều 7).
Những việc Hiệu trưởng cần phải lấy ý kiến đóng góp của các cá nhân và tổ chức, đoàn thể trước khi ra quyết định:
‒ Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường.
‒ Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy trong nhà trường.
‒ Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ, công chức.
‒ Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ, sản xuất của nhà trường.
‒ Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hằng năm, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.
‒ Các báo cáo sơ kết, tổng kết năm học.
Quy chế về thực hiện dân chủ trong Nhà trường cũng nêu rõ những việc nhà giáo, cán bộ, công chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:
‒ Những chủ trương, chính sách, chế độ của nhà trường và nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, công chức.
‒ Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
‒ Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật nếu có.
‒ Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành.
‒ Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ, công chức, người học.
‒ Việc thực hiện thi tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, biểu dương, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.
‒ Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi trong năm học.
‒ Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức hàng năm.
III, Thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của các trường Đại Học
Theo qui luật phát triển, nơi nào trình độ dân trí cao thì việc thực hiện dân chủ diễn ra như một quá trình tự nhiên, tất yếu. Nó không chỉ là mục tiêu mà còn là phương pháp, là công cụ không thể thiếu để tiếp tục phát triển.
Các trường đại học và cao đẳng là một trong những nơi tập trung chất xám, trí tuệ của xã hội, vì vậy dân chủ cần phải phải được biểu hiện rõ ràng trong mọi hoạt động của nhà trường, từ hoạt động xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, xây dựng cơ sở vật chất, chương trình đào tạo cho đến tổ chức quản lý, hợp tác đào tạo, xây dựng môi trường văn hóa học đường... Chỉ như vậy mới huy động và phát huy năng lực, trí tuệ, sức mạnh của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội vào sự phát triển của nhà trường.
Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường đã được các trường đại học và cao đẳng ở nước ta triển khai thực hiện từ sau khi được ban hành và do Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo. Thực hiện dân chủ cơ sở gắn liền với nhiệm vụ chính trị của nhà trường, kết hợp với việc củng cố, kiện toàn tổ chức, đặc biệt là công tác cán bộ, xây dựng tổ chức trong sạch, vững mạnh.
Một là, dân chủ trong việc “biết”, “bàn” của cán bộ, giảng viên, nhân viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn cả nước.
Vấn đề đầu tiên trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở chính là “dân biết”, “dân” trong các trường cao đẳng, đại học chính là đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên nhà trường.
Tại mục 2 Điều 7 Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD & ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 01/3/2000 quy định rõ những việc nhà giáo, cán bộ, công chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà truong.
Hai là, dân chủ trong việc “làm” và “kiểm tra” của cán bộ, giảng viên, nhân viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn cả nước.
Từ tháng 5/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quy chế thực hiện 3 công khai đối với các cơ sở giáo dục. Các nội dung của 3 công khai phải được công bố ở Website của mỗi trường, ở các khoa, thư viện để mọi người dễ tiếp cận, tạo sự giám sát của xã hội về chất lượng cũng như mọi hoạt động của nhà trường và là động lực cho việc nâng cao chất lượng đào tạo. Rõ ràng thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức; ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, góp phần xây dựng nề nếp, trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Ở tất cả các trường đại học, cao đẳng đều có Ban thanh tra giáo dục và Ban thanh tra nhân dân, trong đó, Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị hiệu trưởng giải quyết. Hiệu trưởng không giải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết. Tuy nhiên, thành viên của Ban thanh tra nhân dân thường là kiêm nhiệm, do đó chỉ khi nào có vấn đề nổi cộm xảy ra mới hoạt động, chính vì vậy Ban thanh tra nhân dân chưa thực sự phát huy được vai trò của mình trong hoạt động của nhà trường.
Trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo, cán bộ, công chức được quy định một cách cụ thể trong Luật Giáo dục, ngay tại Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD & ĐT cũng chỉ rõ 8 vấn đề mà nhà giáo, cán bộ, công chức được biết, tham gia ý kiến và kiểm tra, giám sát. Điều 13 Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở trong nhà trường quy định trách nhiệm của các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường (dân chủ đại diện), trong đó quy định người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoàn thể, tổ chức đó có trách nhiệm: Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. Các tổ chức, đoàn thể tham gia đóng góp ý kiến cho các hoạt động của nhà trường, phát huy vai trò làm chủ của cán bộ, giảng viên, nhân viên, tạo môi trường học tập trong sáng, lành mạnh cho sinh viên. Phối hợp với Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể phát động các hoạt động phong trào gắn liền với những nội dung xác định. Tuy nhiên trên thực tế, các tổ chức này hoàn toàn bị động vì sử dụng kinh phí của nhà trường; phần lớn là thực hiện theo sự phân công của nhà trường.
Điều 11 Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD & ĐT quy định trách nhiệm của nhà trường – đó cũng là những nội dung cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên được kiểm tra. Kiểm tra là khâu cuối cùng của phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhưng là khâu không thể thiếu nhằm đảm bảo cho tổ chức vận hành trong quỹ đạo của những nguyên tắc đã được quy định, đề cao giá trị dân chủ, đảm bảo nguyên tắc quyền lực thuộc về nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, là công cụ, phương thức thực thi dân chủ. Muốn kiểm tra được, tối thiểu cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên phải có quyền được thông tin về mục tiêu đào tạo, chương trình và quy trình đào tạo, kế hoạch tuyển sinh, các nội quy, quy chế của nhà trường; về các thông báo công khai các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ công chức và người học; về các chế độ đối với người học như: chế độ đóng học phí, chế độ miễn giảm học phí, chế độ trợ cấp xã hội, chế độ ưu tiên con em gia đình diện chính sách có công với cách mạng, các chế độ được ở kí túc xá… Ngoài ra, nhà trường phải đặt hòm thư góp ý hoặc có các hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc góp ý kiến.
Trong phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” thì kiểm tra là khâu yếu nhất. Thực tế kiểm tra, giám sát của người học, của cán bộ, giảng viên chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi những chương trình, chế độ, chính sách liên quan trực tiếp, thiết thực đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Hoạt động của ban thanh tra nhân dân chưa phát huy. Thực thi dân chủ hiện nay chưa phát huy hết hiệu lực.Chất lượng dân chủ đại diện còn thấp, vai trò các đoàn thể chưa rõ nét, đa số chạy theo phong trào.
Tư duy dân chủ và phương thức lãnh đạo thực thi dân chủ trong điều kiện hiện nay còn nhiều lúng túng, thiếu kiên quyết, thiếu biện pháp cụ thể, khả thi. Kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở mới là bước đầu và chưa đồng đều ở các trường, các khâu. Nhận thức về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường từ người học, cán bộ, giảng viên cũng như từ phía lãnh đạo mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng chưa thật sâu sắc, đầy đủ, đồng bộ. Do đó, giữa Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và yêu cầu thực tế của quá trình dân chủ hóa vẫn còn khoảng cách lớn. Vì vậy, chưa huy động sức mạnh trí tuệ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường đạt chất lượng và toàn diện là yêu cầu bức thiết đối với tất cả các trường đại học và cao đẳng ở nước ta hiện nay. Chỉ có thực hiện thật đầy đủ Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường mới làm cho các trường thực sự vững mạnh, đủ sức làm tròn sứ mạng vẻ vang đối với đất nước.
IV, Thực trạng thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
Qua khảo sát ở 11 trường công lập và 8 trường ngoài công lập ở địa bàn TP. HCM cho thấy chỉ có 3 trường công lập có trên 45% (nhưng dưới 50%) số người được hỏi trả lời rằng họ biết rõ các thông tin liên quan đến chế độ công khai tài chính, có 2 trường công lập con số này từ dưới 10%, các trường công lập còn lại nằm trong khoảng 30%. Ở khối trường ngoài công lập, vấn đề này được cải thiện. Có trường đạt trên 50%, còn lại vào khoảng 30% - 40%, cá biệt có trường dưới 20%. Đa số những người được hỏi vẫn cho rằng họ không biết rõ các thông tin về công khai tài chính, dẫn đến trên thực tế một số quyền lợi, chế độ, chính sách của cán bộ, công nhân viên chưa được đảm bảo.
Tỉ lệ giảng viên không bao giờ tham gia ý kiến trong tất cả các vấn đề là khá lớn, cụ thể như sau:
- Kế hoạch tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học có: 32%.
- Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường: 38,7%.
- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ công chức: 35,6%.
- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ, sản xuất của nhà trường: 77,8%.
- Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường: 35%.
- Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kì trong năm học:30%.
Tỉ lệ giảng viên tham gia ý kiến với mức độ "thỉnh thoảng":
- Kế hoạch tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học: 54,2%.
- Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường: 49,4%.
- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ công chức: 49,4%.
- Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường: 51,9%.
- Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kì trong năm học: 42,9%.
Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các trường đại học, cao đẳng diễn ra dưới những hình thức khác nhau: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Số liệu khảo sát cho thấy đa số các ý kiến lựa chọn hình thức tham gia góp ý vào hoạt động của nhà trường là họp toàn thể cán bộ, công chức lấy ý kiến (100%) và họp theo các tổ chức đoàn thể lấy ý kiến (66,7%).
Tuy không có số liệu chính thức về tình hình thực hiện quy chế dân chủ ở trường Đại Học Mỏ - Địa Chất nhưng qua các số liệu trên ta cũng có thể thấy rằng tình hình thực hiện dân chủ trong các trường đại học trên địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn trường Mỏ - Địa Chất nói riêng chưa cao.
Ví dụ như trường có hòm thư góp ý nhưng rất hình thức, chỉ là làm cho có, chẳng có ý nghĩa, tác dụng gì nhiều. Tâm lý người góp ý e ngại sẽ chẳng ai giải quyết. Hình thức góp ý trực tiếp với người có thẩm quyền giải quyết cũng không có tác dụng nhiều lắm, xuất phát từ tâm lý lo ngại hoặc sợ bị trù dập. Việc giải đáp các ý kiến và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật định cũng chưa được quan tâm đúng mức. Định kỳ mỗi năm ít nhất một lần nhà trường gặp gỡ đại diện của người học để nghe và trao đổi giải quyết những vấn đề về giảng dạy, học tập, rèn luyện, chế độ, chính sách, về đời sống vật chất, tinh thần và những vấn đề khác trong nhà trường. Tất cả những nội dung này được quy định cụ thể, rõ ràng trong Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD & ĐT nhưng việc tổ chức thực hiện còn khá hình thức. Một số kiến nghị được nêu ra, lãnh đạo cũng có hứa hẹn giải quyết nhưng thời gian cứ trôi qua và sự việc vẫn không được giải quyết. Vấn đề đặt ra là ai kiểm tra? Kiểm tra ai? Kiểm tra cái gì? Nếu phát hiện sai phạm có dám đấu tranh không? Điều này có nghĩa là chúng ta đang đề cập năng lực kiểm tra, nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra để đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thật sự là của dân, do dân và vì dân.
V, Phương hướng nhằm nâng cao việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của trường Đại Học Mỏ - Địa Chất
Trước tiên cần phải thực hiện tốt các quy chế theo pháp luật quy định:
1. Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, công chức.
2. Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
3. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.
4. Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành.
5. Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ, công chức, cho người học.
6. Việc thực hiện thi tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.
7. Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi từng năm học.
8. Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức hàng năm.
Ngoài ra nên tổ chức các buổi tham gia tìm hiểu về các quy chế dân chủ trong trường học (có thể do đoàn thanh niên hoặc nhà trường tổ chức) nhằm tuyên truyền sâu rộng trong ý thức dân chủ của giảng viên, sinh viên trong nhà trường.Và cũng có thể phát động cuộc thi về phát huy, thực hiện dân chủ trong nhà trường tới mọi tầng lớp cán bộ, công nhân viên chức và mọi hệ sinh viên trong trường. Điều này có tác dụng rất lớn trong việc hình thành và chuyển biến ý thức dân chủ thành bản năng của mọi người.
Phần kết luận
Tư duy dân chủ và phương thức lãnh đạo thực thi dân chủ trong điều kiện hiện nay còn nhiều lúng túng, thiếu kiên quyết, thiếu biện pháp cụ thể, khả thi. Kết quả thực hiện dân chủ ở cơ sở mới là bước đầu và chưa đồng đều ở các trường, các khâu. Nhận thức về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường từ người học, cán bộ, giảng viên cũng như từ phía lãnh đạo mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng chưa thật sâu sắc, đầy đủ, đồng bộ. Do đó, giữa Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở và yêu cầu thực tế của quá trình dân chủ hóa vẫn còn khoảng cách lớn. Vì vậy, chưa huy động sức mạnh trí tuệ phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Tư tưởng HCM về dân chủ có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, sâu sắc định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ, nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Học tập và quán triệt tư tưởng này để xây dựng nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng mới là hết sức cần thiết. Toàn thể nhân dân và Đảng Cộng Sản Việt Nam tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhà nước đó được xây dựng trên nền tảng lý luận Mác- Lê Nin, tư tưởng HCM và những điều kiện thực tế hiện nay của thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gẵn với phát triển kinh tế tri thức thời mở của, hội nhập quốc tế.
Nhà nước đảm bảo luôn thực hiện đúng đắn và đúng con đường mà Đảng và Bác đã chọn. Tích cực xây dựng và hoàn thiện về vấn đề dân chủ và mọi lĩnh vực khác trong xã hội. Trong đó việc thực hiện dân chủ trong lĩnh vực giáo dục là hàng đầu trong quá trình thực hiện dân chủ toàn dân
Tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường đạt chất lượng và toàn diện là yêu cầu bức thiết đối với tất cả các trường đại học và cao đẳng ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay. Chỉ có thực hiện thật đầy đủ Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường mới làm cho các trường thực sự vững mạnh, đủ sức làm tròn sứ mạng vẻ vang đối với đất nước.
Trường ta đã trải qua 45 năm xây dựng và phát triển (1966-2011). Trải qua muôn ngàn những khó khăn gian khổ từ những căn nhà lụp sụp tới có cơ sở khang trang như hôm nay là minh chứng cho sự nỗ lực của đội ngũ thầy và trò trường ta luôn biết thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Vì vậy việc thực hiện dân chủ trong nhà trường sẽ càng được phát huy tốt trong những năm tiếp theo, để dân chủ sẽ đi sâu vào trong ý thức của giáo viên và sinh viên trường ta ./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vận dụng TTHCM vào việc thực hiên dân chủ ở trường ĐH HUMG.doc