Văn hóa Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò ( Nghĩa Lộ ), Yên Bái

6. Tuy vậy, mặt tiêu cực là không thể tránh khỏi với một số biểu hiện như: một số giá trị văn hóa được khôi phục chưa thật sự sát với truyền thống, gây sói mòn bản sắc văn hóa, ô nhiễm môi trường tự nhiên, gia tăng các tệ nạn xã hội, Những yếu tố này cần phải nhận biết và có các biện pháp phòng tránh. Tuy du lịch Mường Lò mới được đẩy mạnh nhưng địa phương đã ý thức tốt vấn đề này và đang có hướng khắc phục, nhằm hạn chế đến mức cao nhất những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống tộc người cũng như toàn vùng. Bước đầu đã mang lại hiệu quả, cần được duy trì và tích cực đẩy mạnh nhằm đảm bảo cho sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh của du lịch nơi đây. 7. Văn hoá là do nhân dân sáng tạo nên, nhân dân là chủ thể. Vì vậy, hoạt động du lịch phải lấy người dân làm đối tượng, làm trung tâm. Người dân phải được hưởng lợi từ hoạt động này chứ không phải là “con bò sữa” để nuôi sống các nhà quản lý du lịch và các thành phần ăn theo khác. Đây là điều mà Mường Lò đã và đang phải hướng tới để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch văn hóa tộc người Thái nói riêng cũng như du lịch văn hóa tộc người vùng Mường Lò nói chung trong tương lai

pdf14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2726 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò ( Nghĩa Lộ ), Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò ( Nghĩa Lộ ), Yên Bái Nguyễn Kim Lê Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Dân tộc học; Mã số: 60 22 70 Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Sỹ Giáo Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Mô tả, phân tích những giá trị văn hóa tộc người Thái phục vụ du lịch và sự tác động của hoạt động du lịch tới các giá trị văn hoá đó. Làm sáng tỏ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của tộc người cũng như những thay đổi của nó trong đời sống xã hội mới. Nhận diện và đánh giá đúng mức việc khai thác các giá trị văn hóa Thái trong việc phát triển du lịch hiện nay ở Mường Lò. Keywords. Văn hóa Việt Nam; Du lịch; Yên Bái; Dân tộc Thái Content Ngày nay, nhu cầu hưởng thụ của con người không ngừng được nâng cao, trong đó có nhu cầu về du lịch. Trong du lịch, có nhiều hình thức khác nhau như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch hành hương, … trong đó, du lịch văn hóa tộc người là một nhu cầu thiết yếu. Đây được xem là một hình thức du lịch tổng hợp, vừa mang các yếu tố của du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch mạo hiểm. Đối với các tộc người, đặc biệt là các tộc người thiểu số ở đâu cũng có nền văn hoá dân gian vô cùng phong phú. Yên Bái là một tỉnh miền núi, hoạt động du lịch mới chỉ bắt đầu khởi động trong những năm gần đây. Ngoài du lịch tâm linh, du lịch sinh thái thì du lịch văn hóa là một lĩnh vực khá mới mẻ và có nhiều tiềm năng, trong đó văn hoá tộc người Thái ở Mường Lò là một điểm nhấn vô cùng quan trọng. Văn hóa tộc người Thái ở Mường Lò chưa được nghiên cứu một cách toàn diện trong một công trình cụ thể nào. Đó mới chỉ là những nghiên cứu trong cái chung của văn hoá Thái Tây Bắc và văn hoá Thái Việt Nam hoặc chỉ là nghiên cứu riêng về một lễ tục nào đó của tộc người, nghiên cứu toàn diện văn hoá Thái Mường Lò phục vụ du lịch lại càng hiếm. Để có được một cái nhìn tổng thể phục vụ hoạt động du lịch cũng như việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của tộc người Thái vùng Mường Lò, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Văn hoá Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò (Nghĩa Lộ), Yên Bái” làm luận văn thạc sĩ. Luận văn dựa trên một số lý thuyết như thuyết lựa chọn duy lý, sinh thái văn hoá, tương đối văn hoá, khuyếch tán văn hoá, khu vực lịch sử - văn hoá, … để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu. Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như định lượng, định tính, nghiên cứu điền dã và quan sát tham gia, lịch sử - so sánh, thống kê dữ liệu, bảng biểu, … để thu thập và xử lý thông tin. Thông qua việc mô tả, phân tích những giá trị văn hóa tộc người Thái phục vụ du lịch và sự tác động của hoạt động du lịch tới các giá trị văn hoá đó, luận văn góp phần làm sáng tỏ những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người cũng như những thay đổi của nó. Đồng thời nhận diện và đánh giá đúng mức việc khai thác các giá trị văn hóa Thái trong phát triển du lịch hiện nay ở Mường Lò. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn được xác định là tất cả các giá trị văn hoá Thái (chủ yếu là nhóm Thái Đen) ở Mường Lò hiện đang được khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Luận văn chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu thu thập được trong quá trình điền đã. Bên cạnh đó có tham khảo các công trình nghiên cứu, các bài viết trước đó về văn hoá Thái vùng Mường Lò. Có thể coi đây là một công trình tổng quát về văn hoá tộc người Thái vùng Mường Lò (cả truyền thống và biến đổi), góp phần cung cấp tư liệu khoa học cho quá trình nghiên cứu cũng như việc hoạch định chính sách phát triển của địa phương. Toàn luận văn gồm 165 trang, 8 trang đầu gồm các mục: lời cảm ơn, lời cam đoan, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu. Chính văn gồm ba phần, chiếm 152 trang: Phần mở đầu, 9 trang (từ trang 1 đến trang 9), gồm 7 mục: Lý do lựa chọn đề tài, lịch sử nghiên cứu vấn đề, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn, đóng góp của luận văn và kết cấu của luận văn. Phần nội dung, 123 trang (từ trang 10 đến trang 133), gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan về văn hoá tộc người với hoạt động du lịch ở Yên Bái. Chương 2. Các dạng thức văn hóa vật chất với hoạt động du lịch. Chương 3. Các yếu tố văn hóa tinh thần với hoạt động du lịch. Chương 4. Tác động của hoạt động du lịch đối với các giá trị văn hoá Thái ở Mường Lò. Phần kết luận, 2 trang (từ trang 134 đến trang 135). Tài liệu tham khảo chiếm 5 trang (từ trang 136 đến trang 141), danh sách người cung cấp thông tin (trang 142), 23 trang sau là phụ lục. Cấu trúc cụ thể của đề tài như sau: Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Bảng danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 3.1 Cơ sở lý thuyết 3.2 Phương pháp nghiên cứu 4. Mục đích nghiên cứu 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu 5.2 Phạm vi nghiên cứu 6. Nguồn tài liệu sử dụng trong luận văn 7. Đóng góp của luận văn 8. Kết cấu của luận văn Chƣơng 1. Tổng quan về văn hoá tộc ngƣời với hoạt động du lịch ở Yên Bái 1.1. Phân vùng văn hoá tộc người với hoạt động du lịch ở Yên Bái 1.1.1 Vùng văn hoá sông Hồng 1.1.2 Vùng văn hoá sông Chảy 1.1.3 Vùng văn hoá miền Tây 1.2. Địa danh Mường Lò và văn hoá tộc người Thái 1.2.1 Mường Lò xưa và nay 1.2.1.1 Mường Lò trong quá trình lịch sử 1.2.1.2 Mường Lò hiện nay 1.2.2 Văn hoá tộc người Thái ở Mường Lò Tiểu kết chương 1 Chƣơng 2. Các dạng thức văn hoá vật chất với hoạt động du lịch 2.1. Nhà cửa 2.2. Các nghề thủ công truyền thống 2.2.1 Các sản phẩm của nghề dệt 2.2.2 Các sản phẩm đan lát 2.3. Ẩm thực 2.3.1 Đồ ăn 2.3.1.1 Các món ăn chế biến từ gạo 2.3.1.1.1 Các món ăn chế biến từ gạo nếp 2.3.1.1.2 Các món ăn chế biến từ gạo tẻ 2.3.1.2 Các món ăn chế biến từ các loại động vật 2.3.1.2.1 Các món ăn chế biến từ cá và thuỷ sản 2.3.1.2.1.1 Cá xỉnh (cá suối) 2.3.1.2.1.2 Các loại cá thường 2.3.1.2.2 Các món ăn chế biến từ thịt động vật 2.3.1.2.3 Các món ăn chế biến từ các loại côn trùng, các loài thủy sinh 2.3.1.3 Các món ăn chế biến từ rau quả 2.3.1.3.1 Rêu suối 2.3.1.3.2 Các loại măng 2.3.1.3.3 Các loại nấm 2.3.1.3.4 Các loại rau xanh 2.3.1.3.5 Các loại canh 2.3.1.4 Các loại gia vị và nước chấm 2.3.1.4.1 Nước chấm (chẩm chéo) 2.3.1.4.2 Mắm cá (mẳm pa) 2.3.1.4.3 Ruột cá ướp (xảy pa bong) 2.3.1.4.4 Nước đắng (nặm pịa) 2.3.1.4.5 Tương tời (mác thuớ ố) 2.3.2 Đồ uống 2.3.2.1 Các loại rượu 2.3.2.2 Các loại nước được chế biến từ búp, lá, củ và rễ cây 2.4.1 Các di tích, danh lam thắng cảnh 2.4.2 Suối nước nóng 2.4.3 Chợ văn hoá Mường Lò Tiểu kết chương 2 Chƣơng 3. Các yếu tố văn hoá tinh thần với hoạt động du lịch 3.1. Ngôn ngữ, chữ viết 3.2. Lễ tết 3.2.1 Tết nguyên đán 3.2.2 Lễ hội “xên mường” (cúng mường) 3.2.3 Lễ hội “xên bản” (cúng bản) 3.2.4 Sàn diễn “hạn khuống” 3.2.5 Lễ hội “lồng tồng” (xuống đồng) 3.2.6 Lễ hội hoa ban 3.2.7 Lễ “xên đông” (cúng rừng) 3.2.8 Tết “xíp xí” (14/7 âm lịch) 3.3. Tôn giáo – tín ngưỡng 3.4. Dân ca, dân vũ, dân nhạc 3.4.1 Dân ca 3.4.2 Dân vũ 3.4.2.1 Múa xoè 3.4.2.2 Nhảy sạp 3.4.3 Nhạc cụ dân gian 3.5. Các trò chơi dân gian 3.5.1 Ném còn 3.5.2 “Tó mắc lẹ” (chọi quả lẹ) 3.5.3 Chơi đu 3.6. Văn học dân gian 3.7. Y học dân gian Tiểu kết chương 3 Chƣơng 4. Tác động của hoạt động du lịch đối với các giá trị văn hoá Thái ở Mƣờng Lò 4.1. Những tác động tích cực 4.2. Những tác động tiêu cực 4.3. Một số giải pháp khắc phục Tiểu kết chương 4 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ TỘC NGƢỜI VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH Ở YÊN BÁI Chương này đi vào khảo cứu và giới thiệu những nét chung nhất về văn hoá các tộc người với hoạt động du lịch trên toàn tỉnh Yên Bái nói chung. 1.1 Phân vùng văn hoá với hoạt động du lịch ở Yên Bái Trong phần này, chúng tôi đề cập đến việc phân vùng văn hoá của tỉnh Yên Bái hiện nay và việc phát triển du lịch theo hướng khai thác các vùng văn hoá này để xác định các tour, tuyến du lịch. Việc phân vùng này dựa trên các đơn vị hành chính và sự cư trú của một số tộc người điển hình. Với 9 huyện, thị xã, thành phố và 12 tộc người có số dân tương đối đông và còn lưu giữ được những sắc thái văn hoá đặc trưng, toàn tỉnh Yên Bái được chia làm 3 vùng văn hoá: 1.1.1 Vùng văn hoá sông Hồng. Vùng này gồm có: thành phố Yên Bái, các huyện Trấn Yên và Văn Yên. Đây là vùng văn hoá điển hình của các tộc người: Kinh, Tày, Dao (Dao Đỏ), Phù Lá (Xá Phó) và một bộ phận nhỏ các tộc người: Cao Lan (Sán Chay), Mường, Hmông. Trong vùng nổi lên nhiều di tích lịch sử, các trung tâm tôn giáo – tín ngưỡng, khu bảo tồn thiên nhiên, các làng nghề truyền thống, các nghi lễ, phong tục tập quán đặc sắc của các tộc người thiểu số. Hiện nay, những nét văn hoá này đã và đang được duy trì và phát huy mạnh mẽ để đẩy mạnh hoạt động du lịch. 1.1.2 Vùng văn hoá sông Chảy. Vùng văn hoá này gồm hai huyện: Yên Bình và Lục Yên. Nơi đây là địa bàn sinh sống của các tộc người: Tày, Nùng, Dao (Dao Đỏ và Dao Quần Trắng), Cao Lan (Sán Chay). Cùng với khu du lịch hồ Thác Bà, vùng này rất chú trọng du lịch văn hoá tộc người với các điểm du lịch cộng đồng hiện đang thu hút du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Tiêu biểu có làng văn hoá Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình với đặc trưng văn hoá Dao (Dao Quần Trắng), Cao Lan; bình nguyên xanh Khai Trung, xã Khai Trung, huyện Lục Yên với đặc trưng văn hoá Tày, Dao (Dao Đỏ). 1.1.3 Vùng văn hoá Miền Tây. Vùng này bao gồm thị xã Nghĩa Lộ và các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải. Đây được xác định là trọng điểm phát triển du lịch văn hoá tộc người của tỉnh Yên Bái . Vùng văn hoá này là nơi tụ cư của nhiều tộc người: Thái, Tày, Hmông, Dao, Mường, Khơ Mú, Giáy. Trong vùng, văn hoá tộc người được khai thác gắn với các vùng cảnh quan cư trú của đồng bào. Tiêu biểu có: văn hoá Thái vùng Mường Lò; văn hoá Hmông vùng Mù Cang Chải, Trạm Tấu, xã Suối giàng (huyện Văn Chấn); văn hoá Tày ở các xã Đồng Khê, Thượng Bằng La (huyện Văn Chấn); văn hoá Mường ở các xã Sơn A, Thanh Lương (huyện Văn Chấn); văn hoá Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn (huyện Văn Chấn); văn hoá Giáy ở xã Gia Hội (huyện Văn Chấn), ... Với việc phân vùng trên, từ năm 1995, tỉnh Yên Bái đã rất tích cực trong việc sưu tầm, bảo tồn và phát huy vốn văn hoá truyền thống của các tộc người. Từ năm 2004, tỉnh tham gia chương trình “Du lịch về cội nguồn”, phối hợp với các tỉnh Phú Thọ, Lào Cai, du lịch Yên Bái nói chung và du lịch văn hoá tộc người nói riêng đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, du lịch Yên Bái vẫn còn nhiều khoảng trống cần khắc phục để có thể phát huy tiềm năng của mình hơn nữa. 1. 2 Địa danh Mƣờng Lò và văn hoá tộc ngƣời Thái 1.2.1 Mường Lò xưa và nay 1.2.1.1 Mường Lò trong quá trình lịch sử Trong phần này, chúng tôi đề cập đến Mường Lò từ khi người Thái Đen di cư vào Tây Bắc Việt Nam (thế kỷ XI, XII – theo hai cuốn sử thi “Quắm tố mương” và “Táy pú sấc” của đồng bào). Lúc này, Mường Lò được chia làm ba khu mường: Mường Lò Luông (Mường Lò lớn), Mường Lò Gia (gọi tắt là Mường Gia) và Mường Lò Cha (gọi tắt là Mường Cha). Ngoài ra, Mường Lò còn bao gồm các mường nhỏ khác như Mường Hồng, Mường Hằng, Mường Lùng, Mường Nặm, Mường Piu, … Trong các thư tịch cổ của người Việt, không thấy nhắc tới địa danh Mường Lò mà chỉ thấy nhắc đến Văn Chấn, thuộc địa phận Hưng Hoá. Trong quá trình lịch sử, với nhiều lần thay đổi địa dư hành chính, Mường Lò được xác định nằm trong địa giới huyện Văn Chấn và sau này thuộc cả hai đơn vị hành chính là huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ. 1.2.1.2 Mường Lò hiện nay. Địa danh Mường Lò hiện nay được xác định bao gồm toàn bộ thị xã Nghĩa Lộ và 6 xã vùng thấp của huyện Văn Chấn là: Sơn A, Thanh Lương, Thạch Lương, Hạnh Sơn, Phúc Sơn và Phù Nham. Trong luận văn này, chúng tôi xem xét các giá trị văn hoá Thái phục vụ du lịch theo nghĩa rộng của vùng văn hoá Mường Lò cổ trước kia. 1.2.2 Văn hoá tộc người Thái ở Mường Lò. Vùng lòng chảo Mường Lò chiếm trên 90% tổng số người Thái ở Yên Bái (chủ yếu là nhóm Thái Đen). Mường Lò được biết đến là vùng đất tổ của nhóm Thái Đen ở Việt Nam. Nơi đây, các giá trị văn hoá truyền thống được bảo lưu khá tốt. Văn hoá vật chất được xác định là thế mạnh cho việc phát triển du lịch trong vùng với các dạng thức: nhà cửa, các nghề thủ công truyền thống (dệt thổ cẩm và đan lát), đặc biệt là nghệ thuật ẩm thực với hàng chục món ăn ngon. Văn hoá tinh thần với những nét độc đáo riêng rất thu hút sự chú ý của du khách, đặc biệt là các lễ hội với các làn điệu dân ca, nghệ thuật dân vũ, các trò chơi dân gian, hệ thống văn học dân gian và tri thức y dược học cổ truyền. Tiểu kết chƣơng 1. Chúng tôi khẳng định, Yên Bái là một tỉnh miền núi có nhiều tộc người cùng sinh sống, là nơi có ưu thế đẩy mạnh du lịch văn hoá tộc người. Tỉnh đã tiến hành phân chia các vùng văn hoá để khai thác phục vụ du lịch, trong đó, vùng văn hoá Thái Mường Lò là một trọng điểm rất được chú ý. CHƢƠNG 2. CÁC DẠNG THỨC VĂN HOÁ VẬT CHẤT VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 2.1 Nhà cửa. Trong nội dung này, chúng tôi tìm hiểu từ nhà sàn truyền thống của đồng bào. Đó là những ngôi nhà sàn bốn mái, cao, rộng, khum khum hình mai rùa, hai đầu hồi có biểu tượng “khau cút”, mái lợp cỏ gianh hoặc ván thông, sàn được làm từ tre, diễn băm nhỏ. Nhà sàn này có hai cầu thang, hai bếp lửa, được trang trí hoa văn rất công phu với các dạng cỏ cây hoa lá, chim muông từng cặp đối xứng nhau. Đến những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX, nhà sàn của người Thái đã có sự thay đổi cho phù hợp với đời sống mới. Đó là những ngôi nhà khung gỗ, được cưa, xẻ, bào, đục, đẽo và lắp ráp theo kỹ thuật mộng thắt, mái lợp prôximăng, sàn gỗ, một cầu thang, một bếp lửa, hầu như không còn “khau cút”, hoa văn có trang trí nhưng không còn công phu, tỉ mỉ. Cách bố trí, sắp xếp các hoạt động sinh hoạt cũng có sự thoải mái hơn giữa hai giới. Để phục vụ du lịch, một số nhà sàn cộng đồng được dựng lên nhưng cũng không còn theo lối truyền thống nữa. 2.2 Các nghề thủ công truyền thống. 2.2.1 Các sản phẩm của nghề dệt. Trong phần này, chúng tôi ghi nhận từ việc phụ nữ Thái vẫn duy trì trang phục truyền thống trong đời sống hàng ngày với áo cỏm, váy dài đen, khăn đội đầu, dây lưng và xà tích. Những năm gần đây, du lịch đẩy mạnh nên nghề dệt thổ cẩm ở Mường Lò được mở rộng, nhiều tổ sản xuất được hình thành. Các sản phẩm thu hút sự quan tâm của du khách gồm có: đệm bông lau, chăn, ga thổ cẩm, đệm ngồi, quần áo thổ cẩm, váy thổ cẩm, tranh thổ cẩm, ba lô, túi xách, … với nhiều dạng hoa văn truyền thống và cách điệu. 2.2.2 Các sản phẩm đan lát. Trước kia, những sản phẩm của nghề này chỉ phục vụ nhu cầu tự cấp tự túc của đồng bào với các vật dụng gia đình như ớp, sọt, bồ, nôi, coóng khẩu, mom, đó, hòm đựng đồ, … Gần đây, nhiều câu lạc bộ đan lát được thành lập, đã sản xuất hàng loạt sản phẩm cung cấp cho thị trường du lịch. Đó là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các loại giỏ đựng đồ với nhiều mẫu mã và kích cỡ khác nhau. 2.3 Ẩm thực. Đây là một nội dung rất phong phú và đa dạng trong các dạng thức văn hoá vật chất của đồng bào Thái. Chúng tôi tiến hành chia theo các nguyên liệu chế biến để tìm hiểu. Một số món ăn, đồ uống tiêu biểu được nghiên cứu từ cách thức khai thác, chế biến đến thưởng thức. Riêng về đồ ăn, chúng tôi chia ra: Thứ nhất là các món ăn chế biến từ gạo (gạo nếp và gạo tẻ) có: cơm lam (cơm nếp, tẻ), xôi (xôi trắng, xôi ngũ sắc), các loại bánh nếp. Cơm nếp lam và xôi ngũ sắc được xem xét cụ thể. Thứ hai là các món ăn chế biến từ thịt các loài động vật có: các món ăn truyền thống chế biến từ cá xỉnh (cá suối), các loại cá thường, gà, trâu, bò, dê, nai, hoãng, nhím, don, sóc, chồn, rắn, … trong đó, các món ăn chế biến từ cá xỉnh, lạp cá, gỏi cá, gà xôi, gà nướng, thịt trâu khô được tìm hiểu và ghi nhận cụ thể. Thứ ba là các món ăn chế biến từ các loài côn trùng, thuỷ sinh như bọ xít nhãn, châu chấu, dế mèn, ong và nhộng ong, kiến và trứng kiến, tôm, cua đá, ốc, ếch, nhái, lươn, trạch, … Các món: bọ xít nhãn, châu chấu, dế mèn, ruốc tôm được chú ý. Thứ tư là các món ăn chế biến từ các loại rau quả có: rêu suối, các loại măng, các loại nấm, các loại rau xanh đồ tổng hợp, nộm tổng hợp và các loại canh, trong đó, rêu suối, một số loại măng và rau xôi nộm tổng hợp được tìm hiểu cụ thể. Thứ năm là các loại gia vị và nước chấm có: các loại gia vị mạnh như cay, chua, đắng, chát, …; các loại nước chấm có: chẩm chéo, nặm pịa, tương tời, ruột cá ướp, mắm cá. Các loại nước chấm đều được tìm hiểu cụ thể từ cách thức chế biến và thưởng thức. Đồ uống của đồng bào được chúng tôi khuôn làm hai dạng. Đó là: rượu (rượu cất - lảu xiêu và rượu cần - lảu xá) và các thức uống được chế biến từ các loại củ, búp, lá, rễ cây như: chè, khúc khắc, nhân trần, sâm rừng, … 2.4 Các dạng thức khác. Nội dung này, chúng tôi đề cập đến một số dạng thức phục vụ du lịch có gắn với văn hoá Thái như các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh (thành cổ Viềng Công, khu di tích căng và đồn Nghĩa Lộ); các khu suối nước nóng (bản Hốc, bản Bon, Tú Lệ); chợ văn hoá Mường Lò. Tiểu kết chƣơng 2. Luận văn khẳng định những giá trị văn hoá vật chất của người Thái ở Mường Lò còn khá nguyên dạng, người dân trong vùng cũng ý thức khá tốt về việc giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống của tộc người. Đây là điều kiện thuận lợi cho Mường Lò đẩy mạnh hoạt động du lịch. CHƢƠNG 3. CÁC YẾU TỐ VĂN HOÁ TINH THẦN VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 3.1 Ngôn ngữ, chữ viết. Trong quá trình điền dã, chúng tôi nhận thấy tiếng nói của tộc người vẫn được đồng bào duy trì trong cuộc sống thường ngày, thậm chí còn ảnh hưởng tới cả những tộc người khác sinh sống trong vùng như Khơ Mú, Mường, Kinh, … Về chữ Thái cổ, trước năm 2006, trong vùng chỉ có 5 người có thể đọc và viết thông thạo. Gần đây, do nhu cầu của việc bảo tồn vốn di sản văn hoá tộc người mà địa phương đã liên tục mở các lớp học chữ Thái. Nhờ đó, chữ Thái đã được hồi sinh ở Mường Lò. 3.2 Lễ tết. Đây là một nội dung khá phong phú trong văn hoá tinh thần của tộc người Thái vùng Mường Lò. Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn những lễ hội tiêu biểu được địa phương đưa vào danh mục những hoạt động phục vụ du lịch và được du khách quan tâm tìm hiểu. Các lễ hội này được trình bày lần lượt theo trình tự thời gian của một năm. Mỗi lễ hội được xem xét cụ thể từ thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức đến vai trò, ý nghĩa của nó trong cuộc sống cộng đồng cũng như đối với du khách. Các lễ hội đó gồm có: tết nguyên đán; lễ hội “xên mương” (cúng mường); lễ hội “xên bản” (cúng bản); sàn diễn “hạn khuống”; lễ hội “lồng tồng” (xuống đồng), lễ hội hoa ban; lễ “xên đông” (cúng rừng); tết “xíp xí” và tục cúng vía trâu. 3.3 Tôn giáo – tín ngƣỡng. Các yếu tố tôn giáo – tín ngưỡng của đồng bào Thái Mường Lò rất đa dạng song trong luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến các yếu tố hiện đang được khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Đó là: tín ngưỡng cầu mùa, gồm có: lễ xin mưa, lễ cúng thuồng luồng và đón tiếng sấm đầu mùa; tục hoả táng rất đặc trưng của nhóm Thái Đen; tục thờ thổ công và thờ cha mẹ của người phụ nữ Thái. Mỗi phong tục trên đều được tìm hiểu theo trình tự từ thời gian, địa điểm, cách thức tiến hành đến vai trò, ý nghĩa của nó trong đời sống của cộng đồng cũng như đối với hoạt động du lịch. 3.4 Dân ca, dân vũ, dân nhạc. Đây là một nội dung rất phong phú và độc đáo trong đời sống cộng đồng cũng như trong việc khai thác phục vụ du lịch.. Các yếu tố này đã được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao bởi sự nguyên dạng và đặc sắc của nó. 3.4.1 Dân ca (khắp). Hệ thống dân ca Thái vô cùng phong phú với nhiều làn điệu khác nhau, nhiều thể loại khác nhau, mỗi thể loại mang một chủ đề khác nhau, tính chất âm nhạc khác nhau. Tiêu biểu có: “khắp xư” (hát chữ); “khắp mo” (hát nghi lễ); “khắp chương” ( hát kể sử thi); “khắp xe” (hát múa); “khắp một” (hát chữa bệnh); “khắp lông tông” (hát trên cánh đồng), “khắp báo xao” (hát giao duyên); “khắp chiêu” (hát reo); “khắp xương” (hát thương); … Những thể loại này vẫn đang được tiếp tục sưu tầm, lưu giữ và phát huy nhằm bảo tồn vốn văn hoá truyền thống của tộc người đồng thời đẩy mạnh phát triển du lịch. 3.4.2 Dân vũ. Trong phần này, chúng tôi đề cập đến hai loại hình dân vũ của cộng đồng hiện đang rất được quan tâm khai thác phục vụ các chương trình du lịch, đó là nghệ thuật xoè và nhảy sạp. Tiêu biểu hơn cả là nghệ thuật thuật xoè. Xoè được coi là món ăn tinh thần không thể thiếu của cộng đồng Thái nơi đây. Mường Lò có 6 điệu xoè cổ (6 điệu xoè cơ bản) mới được khôi phục là: “khắm then” (nắm tay); “nhôm khăn” (tung khăn); “đổn hôn” (tiến lùi); “ỏm lọm tốp mư” (vòng tròn vỗ tay); “phá xí” (bổ bốn); “khắm khăn mơi lảu” (nâng khăn mời rượu). Mỗi điệu đều có cách thức thể hiện và ý nghĩa riêng của nó mà trong luận văn chúng tôi đều mô tả và phân tích cụ thể. Ngoài ra, đồng bào còn phổ biến xoè vòng, xoè quạt, xoè nón, xoè chai, xoè bướm, xoè nhạc, xoè đèn, xoè đôi nam nữ, … Xoè Thái không chỉ phục vụ du khách tại Mường Lò mà còn được phô diễn ở nhiều nơi, phục vụ những ngày lễ lớn của địa phương, của đất nước. Nhảy sạp cũng là một loại hình dân vũ của tộc người Thái được rất nhiều người biết đến. Một điều đặc biệt hơn là điệu nhảy sạp này được nghệ sĩ Mai Sao sáng tác ngay trên mảnh đất Mường Lò trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong mỗi cuộc vui của cộng đồng cũng như của du khách khi tới Mường Lò. 3.4.3 Nhạc cụ dân gian. Ở nội dung này, chúng tôi chia các loại nhạc cụ Thái làm 3 loại hình: bộ gõ gồm có: trống, chiêng, chũm chọe, quả nhạc; bộ hơi gồm có: khèn bè và các loại “pí” (sáo); bộ dây có “tính tẩu”. Trong các loại trên, trống, khèn bè, một số loại “pí” và “tính tẩu” được mô tả cụ thể từ cách chế tác đến sử dụng. 3.5 Các trò chơi dân gian. Các trò chơi này không những thu hút sự tham gia của du khách mà còn là hình thức để du khách có thể hoà nhập một cách nhanh chóng vào đời sống của cộng đồng. 3.5.1 Ném còn. Đây là một trò chơi rất phổ biến ở vùng đồng bào Tày, Thái sinh sống. Mường Lò là nơi vẫn lưu giữ được ba hình thức ném còn truyền thống: còn sai, còn xổm và còn vòng. Ba hình thức này đều được mô tả cụ thể từ thời gian, cách thức chuẩn bị đến tổ chức cuộc chơi. 3.5.2 Tó mắc lẹ (chọi quả lẹ). Đây là một trò chơi rất độc đáo của tộc người, trò chơi này chỉ dành riêng cho những người phụ nữ đã có chồng và có từ một đến hai con. Có 5 hình thức chơi, được mô tả cụ thể trong luận văn. “Tó mắc lẹ” là một trò chơi mới được khôi phục nhằm bảo tồn vốn văn hoá truyền thống của tộc người đồng thời đẩy mạnh hoạt động du lịch. 3.5.3 Chơi đu. Người Thái chơi đu với hai hình thức: đu dây (chọng chá) và đu quay (chọng pín). Mỗi hình thức trên đều được mô tả cụ thể về thời gian tổ chức và cách thức chơi. 3.6 Văn học dân gian. Luận văn kể ra các thể loại văn học của người Thái ở Mường Lò đã và đang được sưu tầm, khai thác để phục vụ du lịch. Đó là các truyền thuyết, thần thoại, các truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ, câu đố, tục ngữ, các bài đồng dao, hệ thống văn học sử liệu, văn học lễ nghi, ... Tuỳ thể loại khác nhau mà có các hình thức khai thác khác nhau trong các chương trình du lịch, có thể là các già làng kể truyện đêm bên bếp lửa nhà sàn, có thể là các em nhỏ biểu diễn đồng dao trong những đêm giao lưu văn nghệ hay những ông mo thể hiện trong các nghi lễ của bản làng, ... 3.7 Y học dân gian. Những tri thức về y học dân gian của đồng bào khá phong phú. Dựa vào công dụng, chúng tôi có thể tạm chia làm ba loại thuốc: thuốc bổ, thuốc trị bệnh và thuốc độc. Trong luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến 2 loại hình được khai thác phục vụ hoạt động du lịch là: thuốc bổ và thuốc trị bệnh. Đó là các loại thuốc giúp kích thích tiêu hoá, dễ ăn, dễ ngủ; các loại thuốc trị các bệnh như dạ dày, khớp, đại tràng, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường, ... Đây là các loại thuốc được khai thác từ lá, thân, rễ, củ, quả của các loại cây trong rừng hoặc vườn nhà, có loại có tên nhưng cũng có loại không có tên mà chỉ gọi theo công dụng của loại thuốc đó. Việc truyền nghề là rất quan trọng và chỉ được truyền dạy trong gia đình, dòng họ. Luận văn có nêu ra một số loại thuốc điển hình của đồng bào hiện đang được khai thác mạnh để phát triển du lịch. Tiểu kết chƣơng 3. Bên cạnh những yếu tố văn hoá tinh thần còn được bảo lưu, Mường Lò có cả những giá trị văn hoá mới được phục hồi song tất cả đều mang lại hiệu quả cho phát triển du lịch. Các yếu tố này được thể hiện đầy đủ và chân thực nhất vào những dịp hội lễ chính của cộng đồng. Đây là nguồn tài nguyên quý giá cho các nhà nghiên cứu văn hoá và kinh doanh du lịch khai thác và phát huy. CHƢƠNG 4. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ THÁI Ở MƢỜNG LÒ. Luận văn chỉ ra hoạt động du lịch văn hoá tộc người Thái ở Mường Lò bước đầu đã thể hiện những tác động, những ảnh hưởng (cả tốt và xấu) gây ra cho môi trường tự nhiên cũng như môi trường xã hội – nhân văn. Những tác động này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp của ba thành tố: công cuộc CNH – HĐH, xu hướng đô thị hoá nông thôn và nền kinh tế thị trường. Luận văn nêu ra một số tác động tới môi trường tự nhiên. Mặt tích cực thể hiện ở việc góp phần làm tăng tính đa dạng sinh học, tạo cảnh quan môi trường cho các điểm du lịch, bảo tồn cảnh quan sẵn có, tăng hiệu quả sử dụng đất đai, cải thiện cơ sở hạ tầng, ... Những hạn chế có thể nhận thấy là việc tăng áp lực về chất thải sinh hoạt, tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước, hệ sinh thái và môi trường tự nhiên bị suy giảm, ... Những tác động tới môi trường xã hội – nhân văn được đi sâu phân tích cụ thể: 4.1 Những tác động tích cực. Luận văn chỉ ra và phân tích một số tác động tích cực như việc phát triển du lịch góp phần quảng bá các giá trị văn hoá Thái với du khách gần xa; tạo tiền đề cho việc bảo tồn, lưu giữ, phục hồi các di sản văn hoá truyền thống của tộc người; chất lượng của các sản phẩm du lịch luôn được nâng cao và đa dạng hoá, tạo thu nhập, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho một bộ phận cư dân, giúp cho công tác thanh, kiểm tra các hoạt động văn hoá được chú trọng hơn; nâng cao ý thức cộng đồng trong việc gìn giữ các di sản văn hoá truyền thống của tộc người; tăng cường giao lưu, tinh thần đoàn kết giữa các tộc người trong vùng cũng như trên cả nước và quốc tế; giúp phát triển và mở rộng các khu vực kinh tế khác như xây dựng, kinh doanh thương mại, các dịch vụ xã hội khác, ... 4.2 Những tác động tiêu cực. Chúng tôi nêu ra và phân tích một số tác động tiêu cực không thể tránh khỏi như việc khôi phục các giá trị văn hoá truyền thống chưa đúng với thực tế, gây sói mòn bản sắc văn hoá và những phản ứng tiêu cực từ cộng đồng; trong quá trình giao lưu, nhiều yếu tố văn hoá truyền thống đã bị mai một, ảnh hưởng đến du lịch bền vững; xu hướng thị trường hoá cũng làm biến dạng các giá trị văn hoá; du lịch phát triển ít nhiều gây rối loạn về kinh tế và việc làm trong vùng. Ngoài ra, các vần đề ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, các tệ nạn xã hội, mâu thuẫn nhiều chiều cũng gia tăng không ngừng ở Mường Lò trong những năm gần đây. 4.3 Một số giải pháp khắc phục. Luận văn nêu ra một số giải pháp khắc phục tình trạng trên, góp phần đẩy mạnh du lịch trong tương lai. Trước hết là vấn đề phát triển du lịch phải gắn với sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của tộc người; phải chú trọng vai trò của chủ thể văn hoá, đặc biệt là các nghệ nhân; kiện toàn và nhân rộng các mô hình thiết chế văn hoá đã có ở địa phương; nâng cao khả năng phục vụ du lịch của đội ngũ hướng dẫn viên và cư dân bản địa; tăng cường cơ sở vật chất; đầu tư toàn diện cho sự phát triển của vùng; tăng cường an ninh trật tự và vai trò điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động du lịch. Tiểu kết chƣơng 4. Luận văn khẳng định phát triển du lịch văn hoá tộc người Thái ở Mường Lò là một nhu cầu cần thiết trong sự nghiệp phát triển của địa phương. Bên cạnh những mặt đã đạt được, du lịch Mường Lò còn nhiều vấn đề phải khắc phục giúp nơi đây có thể phát triển du lịch bền vững trong tương lai. PHẦN KẾT LUẬN Từ những kết quả nghiên cứu trên, có thể rút ra một số kết luận về văn hoá tộc người Thái với hoạt động du lịch ở Mường Lò (Nghĩa Lộ), Yên Bái như sau: 1. Văn hoá nói riêng và văn hoá tộc người nói chung không chỉ là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học mà nó còn là “kho báu” để những người làm du lịch khai thác. Văn hoá Thái Mường Lò là một điển hình như vậy. Đã từ lâu, Mường Lò được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước biết đến bởi những giá trị văn hoá Thái còn nguyên sơ. Gần đây, các nhà kinh doanh du lịch đã bắt đầu khai thác những yếu tố này phục vụ cho hoạt động của mình. Công tác phát triển du lịch và bảo tồn văn hoá truyền thống ở đây đã bước đầu thu được những hiệu quả rõ rệt. 2. Với bức tranh tộc người đa dạng, du lịch Yên Bái có thế mạnh về khai thác khía cạnh này, trong đó, văn hoá tộc người Thái giữ vai trò “trung tâm”, nó bao gồm cả các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần độc đáo. Tất cả đều thể hiện rõ nét những giá trị truyền thống của đời sống xã hội tộc người, có sức hút mạnh mẽ đối với du khách và luôn khẳng định được vị trí của mình trong sự phát triển của du lịch nói chung và du lịch văn hóa tộc người của địa phương nói riêng. 3. Các giá trị văn hoá vật chất truyền thống (gồm: nhà cửa, ăn uống, các sản phẩm của nghề dệt, …) có ưu thế mạnh nhất để phục vụ hoạt động du lịch. Những yếu tố này luôn được khai thác triệt để phục vụ nhu cầu ăn, ở, ngủ nghỉ của du khách. Nhờ mang đậm tính truyền thống mà các yếu tố văn hoá này luôn mang lại sự quan tâm đặc biệt cho du khách. Với sự hiện diện thường xuyên trong đời sống tộc người mà văn hóa vật chất có lợi thế để khai thác liên tục trong năm, cũng bởi thế nó đã trở thành nguồn thu nhập khác và tương đối ổn định cho cộng đồng địa phương. 4. Các yếu tố văn hoá tinh thần (dân ca, dân vũ, lễ hội, …) thể hiện bản sắc tộc người độc đáo, có sức hút rất lớn đối với du khách trong và ngoài nước, bao gồm cả các yếu tố nguyên sơ và những giá trị mới được phục hồi những đều mang lại sự hứng thú cho du khách bởi những đặc trưng riêng của tộc người. Đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, du khách cũng có thể thưởng thức những giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc trong chu kỳ một năm của cộng đồng. Đây luôn là những yếu tố được du khách lưu ý trong chuyến hành trình khám phá vùng văn hóa Mường Lò của mình. Đó cũng chính là điểm nhấn của du lịch Mường Lò và được xác định là thế mạnh để phát triển du lịch trong tương lai ở nơi đây. 5. Du lịch ở Mường Lò được đẩy mạnh đã thể hiện những yếu tố tích cực, mang lại hiệu quả rõ rệt. Tiêu biểu như việc quảng bá (có khôi phục và nâng cao) văn hoá, giúp giải quyết công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho một bộ phận cư dân, nâng cao ý thức trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người,… Những hiệu quả này không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, cho những nhà kinh doanh du lịch, quản lý văn hóa mà còn với rất nhiều du khách ham khám phá, tìm hiểu. 6. Tuy vậy, mặt tiêu cực là không thể tránh khỏi với một số biểu hiện như: một số giá trị văn hóa được khôi phục chưa thật sự sát với truyền thống, gây sói mòn bản sắc văn hóa, ô nhiễm môi trường tự nhiên, gia tăng các tệ nạn xã hội,…Những yếu tố này cần phải nhận biết và có các biện pháp phòng tránh. Tuy du lịch Mường Lò mới được đẩy mạnh nhưng địa phương đã ý thức tốt vấn đề này và đang có hướng khắc phục, nhằm hạn chế đến mức cao nhất những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống tộc người cũng như toàn vùng. Bước đầu đã mang lại hiệu quả, cần được duy trì và tích cực đẩy mạnh nhằm đảm bảo cho sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh của du lịch nơi đây. 7. Văn hoá là do nhân dân sáng tạo nên, nhân dân là chủ thể. Vì vậy, hoạt động du lịch phải lấy người dân làm đối tượng, làm trung tâm. Người dân phải được hưởng lợi từ hoạt động này chứ không phải là “con bò sữa” để nuôi sống các nhà quản lý du lịch và các thành phần ăn theo khác. Đây là điều mà Mường Lò đã và đang phải hướng tới để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch văn hóa tộc người Thái nói riêng cũng như du lịch văn hóa tộc người vùng Mường Lò nói chung trong tương lai. References 1. Ban dân tộc khu tự trị Tây Bắc (1972), “Nhân dân các dân tộc Tây Bắc chống Thực dân Pháp” (1858 - 1930). 2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Yên Bình (2000), “Lịch sử đảng bộ huyện Yên Bình” (1945 - 2000). 3. Đặng Việt Bích (2006), “Tìm hiểu văn hóa dân tộc”, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. 4. Đỗ Thúy Bình (1994), “Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Hoàng Hữu Bình (1998), “Các tộc người ở miền núi phía Bắc Việt Nam với môi trường”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Nông Quốc Chấn (1979), “Hợp tuyển thơ văn Việt Nam” (tập IV): Văn học dân tộc ít người (quyển 1), NXB Văn học, Hà Nội. 7. Đinh Thị Vân Chi (2004), “Một số nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch” (sách tham khảo), NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Chiến (2004), “Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam”, NXB Trẻ, Hà Nội. 9. Hoàng Bình Chính (1778), “Hưng Hóa xứ phong thổ lục” (bản dịch). 10. Mai Ngọc Chừ (1999), “Văn hóa Đông Nam Á”, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội. 11. Phan Hữu Dật (cb) (1992), “Văn hóa lễ hội các dân tộc ở Đông Nam Á”, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 12. Phan Hữu Dật (1999), “Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 13. Khổng Diễn (1995), “Dân số và dân số học tộc người ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 14. Khổng Diễn (cb) (1996), “Những đặc điểm kinh tế xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 15. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa, Chương trình Thái học Việt Nam (1998), “Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam”, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 16. Thế Đạt (2003), “Du lịch và du lịch sinh thái”, NXB Lao động, Hà Nội. 17. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971), “Người Dao ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 18. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), “Giáo trình kinh tế du lịch”, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội. 19. Ngô Văn Giá (cb) (2007), “Những biến đổi về giá trị văn hóa truyền thống ở các làng ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Lê Sĩ Giáo (cb), Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (1999), “Dân tộc học đại cương”, NXB Giáo dục, Hà Nội. 21. Lê Sĩ Giáo (1993), “Lễ hội cầu mùa của các dân tộc Việt Nam (các dân tộc phía Bắc)”, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 22. Lê Sĩ Giáo (1997), “Hệ thống ruộng bậc thang trong môi trường miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Dân tộc học, số 3/1997, tr. 43 – 48. 23. Hoàng Thị Hạnh, Lò Văn Biến, Nguyễn Mạnh Hùng (2005), “Tìm hiểu một số tục cúng vía của người Thái Đen ở Mường Lò”, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội. 24. Diệp Đình Hoa (1995), “Sự biến động của cộng đồng dân tộc do tác động của hồ Hòa Bình”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Diệp Đình Hoa (1996), “Cộng đồng dân tộc Tây Bắc Việt Nam và thủy điện”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Diệp Đình Hoa (2002), “Người Dao ở Trung Quốc” (qua những công trình nghiên cứu của học giả Trung Quốc), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 27. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), “Du lịch bền vững”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 28. Hội văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái (2003), “Chuyện tình hang Thẩm Lé” (truyện cổ dân gian), Sở VHTT Yên Bái. 29. Hoàng Thị Thu Hường (sưu tầm, biên dịch và giới thiệu) (2008), “Đại thư” (sách dùng trong nghi lễ của người Dao Quần Chẹt), NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 30. Đinh Gia Khánh (1993), “Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á”, NXB Văn hoá xã hội, Hà Nội. 31. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (cb) (1994), “Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 32. Vũ Ngọc Khánh (cb) (1998), “Sơ lược truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội. 33. Hoàng Tam Khọi (sưu tầm và biên dịch) (1984), “Tản chụ xống xương (Tâm tình tiễn thương)”, NXB Văn hóa, Hà Nội. 34. Băng Sơn, Mai Khôi (2006), “Văn hóa ẩm thực Việt Nam – các món ăn miền Bắc”, NXB Thanh niên, Hà Nội. 35. Minh Khương (sưu tầm và biên soạn) (1997), “Nàng Nu” (truyện cổ dân tộc Mông), NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 36. Đinh Trung Kiên (2004), “Một số vấn đề về du lịch Việt Nam”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 37. Hà Lâm Kỳ (cb) (2001), “Mỗi nét hoa văn”, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 38. Hà Lâm Kỳ (2003), “Từng vuông thổ cẩm”, Sở Văn hóa thông tin Yên Bái. 39. Hà Lâm Kỳ (giới thiệu, tuyển chọn) (2007), “Minh Khương và tác phẩm sưu tầm, dịch nghiên cứu văn hóa Hmông”, Hội văn học nghệ thuật Yên Bái. 40. Đinh Văn Lành (2000), “Bước đầu tìm hiểu thần thoại dân tộc Thái Tây Bắc”, NXB Văn hoá xã hội, Hà Nội. 41. Vũ Tự Lập (1976), “Cảnh quan địa lý Miền Bắc Việt Nam”, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 42. Lễ hội “Xên Mường” của dân tộc Thái Mường Lò – Yên Bái (Sưu tầm và biên soạn dựa theo kịch bản và lời dịch của Ông Lò Văn Biến), 2005. 43. Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn (1968), “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng,Thái ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 44. Lâm Tô Lộc (1985), “Xòe Thái”, NXB Văn hoá, Hà Nội. 45. Hoàng Lương (2002), “Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 46. Hoàng Lương (2004), “Luật tục với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa truyền thống một số dân tộc ở Tây Bắc Việt Nam”, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 47. Bùi Huy Mai (1996), “Cay húc Nậm Xia” (Rêu đã suối Thia) (Truyện dân gian Văn Chấn – Mường Lò), NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 48. Hoàng Thị Vân Mai (2007), “Các địa danh ở Mường Lò, tỉnh Yên Bái liên quan đến lịch sử văn hoá của người Thái Đen”, Luận văn Thạc sĩ văn hoá học, Trường Đại học văn hoá, Hà Nội. 49. Hoàng Nam, Lê Ngọc Thắng, “Nhà sàn Thái”, NXB Văn hoá, Hà Nội. 50. Hoàng Nam (2002), “Đặc trưng văn hóa cổ truyền các dân tộc Việt Nam” , NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 51. Mạc Phi (dịch, khảo dị, chú thích) (1964), “Chàng Lú – nàng Ủa” (Khun Lú – nang Ủa), truyện thơ Thái, NXB Văn học, Hà Nội. 52. Mạc Phi (dịch và giới thiệu) (1973), “Xống chụ xôn xao” (Tiễn dặn người yêu), NXB Văn hóa, Hà Nội. 53. Mạc Phi (sưu tầm, dịch và giới thiệu) (1979), “Dân ca Thái”, NXB Văn hóa, Hà Nội. 54. Đặng Phong (1970), “Kinh tế thời nguyên thủy ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 55. Hoàng Việt Quân (2008), “Đường nghĩa” (ký), NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 56. Hoàng Việt Quân (2008), “Ngọt ngào quê mới” (ký), NXB Lao động, Hà Nội. 57. Võ Quế (cb) (2006) “Du lịch cộng đồng – lý thuyết và vận dụng” (tập 1), NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 58. Mai Thanh Sơn (2002), “Văn hóa vật chất người Phù Lá ở Việt Nam”, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 59. Tạp chí “Du lịch Việt Nam”; Báo “Du lịch”; “Báo Yên Bái”, Tạp chí “Văn hóa dân gian Yên Bái”,… 60. Cao Văn Thanh (cb), Đậu Tuấn Nam, Vi Văn An, Đỗ Đình Hãng, Vũ Hải Vân (2004), “Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của người Thái vùng núi Bắc Trung Bộ hiện nay” (sách tham khảo), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Lê Bá Thảo (1971), “Miền núi và con người”, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 62. Lê Bá Thảo (2000), “Thiên nhiên Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội. 63. Lê Ngọc Thắng (1990), “Nghệ thuật trang phục Thái”, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 64. Ngô Đức Thịnh (2006), “Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 65. Ngô Đức Thịnh (1996), “Tìm hiểu nông cụ cổ truyền Việt Nam” (lịch sử và loại hình), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 66. Tỉnh ủy Yên Bái (Ban Dân vận) (2000), “Đặc trưng văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái”. 67. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Yên Bái, Chi cục thống kê tỉnh (1999), “Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 1999”. 68. Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Yên Bái, Chi cục thống kê tỉnh (2009), “Niên giám thống kê tỉnh Yên Bái năm 2009” 69. Cầm Trọng (1978), “Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 70. Cầm Trọng (1987), “Mấy vấn đề cơ bản về lịch sử kinh tế - xã hội cổ đại người Thái Tây Bắc Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 71. Cầm Trọng, Phan Hữu Dật (1995), “Văn hóa Thái Việt Nam”, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 72. Cầm Trọng (2005), “Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam” (Sách tham khảo), NXB CTQG, H, 2005. 73. Đỗ Quang Tụ (cb) (2005), “Một số vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở tỉnh Yên Bái”, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 74. Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn (2005), “Người Dao trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội. 75. Đào Thế Tuấn (1984), “Hệ sinh thái nông nghiệp”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 76. Nguyễn Khắc Tụng, Ngô Vĩnh Bình (1981), “Đại gia đình các dân tộc Việt Nam”, NXB Giáo dục, Hà Nội. 77. Đặng Nghiêm Vạn, Nguyễn Trúc Bình, Nguyễn Văn Huy, Thanh Thiên (1972),“Những nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Nam Á ở Tây Bắc Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 78. Đặng Nghiêm Vạn (cb), Cầm Trọng, Khà Văn Tiến, Tòng Kim Ân (1977), “Tư liệu về lịch sử và xã hội dân tộc Thái”, NXB Khoa học xã học, Hà Nội. 79. Đặng Nghiêm Vạn (cb) (1992), “Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam” (quyển thứ nhất), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 80. Đặng Nghiêm Vạn (cb) (1992), “Tuyển tập văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam” (quyển thứ ba), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 81. Viện Dân tộc học (1978), “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 82. Viện Dân tộc học (1980), “Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc các dân tộc ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 83. Viện Dân tộc học (1983), “Sổ tay các dân tộc ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 84. Viện Dân tộc học (1987), “Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tinh miền núi phía Bắc”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 85. Viện Dân tộc học (1993), “Những biến đổi kinh tế - văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 86. Viện Việt Nam học và khoa học phát triển (2006), “Đóng góp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái trong tiến trình lịch sử Việt Nam” (Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ IV), NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 87. Lê Trung Vũ (Sưu tầm và biên soạn) (1984), “Truyện cổ Hmông”, NXB Văn hoá Việt Nam, Hà Nội. 88. Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ (1976), “Mùa xuân và phong tục”, NXB Văn hóa, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf18_van_hoa_thai_voi_du_lich_yen_bai_0215.pdf
Luận văn liên quan