MỤC LỤC
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH . 1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài: . 3
2. Lịch sử vấn đề: . .3
3. Mục tiêu của đề tài: . .4
4. Phương pháp nghiên cứu: 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC
1.1 Khái niệm văn học 8X – Trung Quốc 6
1.1.1 Khái niệm thuật ngữ 8x: . .6
1.1.2 Văn học 8X Trung Quốc: . 6
1.2 Quá trình hình thành dòng văn học 8X Trung Quốc 7
1.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện: 7
1.2.1.1 Bối cảnh văn học: . . .7
1.2.1.2 Bối cảnh xã hội: . . 9
1.2.2 Sự vận động của dòng văn học 8X Trung Quốc: .10
1.2.2.1 Giai đoạn manh nha: 10
1.2.2.2 Giai đoạn văn chương 8X nở rộ trên văn đàn Trung Quốc: .10
1.2.2.3 Giai đoạn định hình: .11
CHƯƠNG 2: CÁC TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC ĐÃ ĐƯỢC GIỚI THIỆU Ở VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu các tác giả với các tác phẩm tiêu biểu được dịch và xuất bản ở Việt Nam .13
2.1.1 Các nhà văn 8X Trung Quốc và tác phẩm tiêu biểu: 13
2.1.1.1 Nhà văn 8X Quách Kính Minh: .14
2.1.1.2 Nhà văn Trương Duyệt Nhiên: 18
2.1.1.3 Nhà văn 8X Xuân Thụ và tác phẩm Búp bê Bắc Kinh: . 22
2.1.1.4 Nhà văn mạng Tào Đình – Bảo Thê: . .23
2.1.2 Đánh giá chung về giá trị văn học của các tác phẩm văn học 8X Trung Quốc: 25
2.1.2.1 Giá trị nội dung: . .25
2.1.2.2 Giá trị nghệ thuật: . 25
2.2 Tìm hiểu những đặc điểm chính trong sáng tác của các tác giả 8X Trung Quốc .26
2.2.1 Cảm hứng chính là tư tưởng “lánh loại” (linglei) - khác người: 26
2.2.1.1 Tìm hiểu khái niệm mới “Lánh loại” (Linglei-另类): . 26
2.2.1.2 Văn học "linglei": 27
2.2.1.3 Biểu hiện của tư tưởng này trong tác phẩm của các nhà văn 8X: . 28
2.2.2 Sự phá cách trong phong cách và nghệ thuật sáng tác so với dòng văn học truyền thống Trung Quốc: 36
2.2.2.1 Về phong cách sáng tác: . .36
2.2.2.2 Về nghệ thuật sáng tác: 38
2.2.3 Chủ đề chính trong sáng tác của các nhà văn 8X Trung Quốc : .40
2.2.4 Phương tiện xuất bản: 41
CHƯƠNG 3: VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC VỚI VĂN HỌC 8X VIỆT NAM
3.1 Văn học 8X Trung Quốc với độc giả Việt Nam .43
3.1.1 Quá trình tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam: 43
3.1.1.1 Giai đoạn làm quen với các tác phẩm 8X: 43
3.1.1.2 Giai đoạn văn học 8X Trung Quốc được tiếp nhận: . 44
3.1.1.3 Vai trò quan trọng của các dịch giả trẻ trong việc giới thiệu dòng văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam: . .45
3.1.2 Đánh giá của độc giả Việt Nam về văn học 8X Trung Quốc: 46
3.2 Văn học 8X Trung Quốc với sáng tác văn học trẻ, văn học 8X Việt Nam 49
3.2.1 Những điểm tương đồng: .49
3.2.1.1 Chủ đề sáng tác: .49
3.2.1.2 Phong cách: .50
3.2.1.3 Ngôn ngữ: 51
3.2.1.4 Phương tiện quảng bá: 51
3.2.2 Những điểm dị biệt: .52
KẾT LUẬN: 54
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 1
BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT 4
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Công trình được chia làm 3 chương. Lần lượt đi giải quyết các vấn đề cơ bản về dòng văn học 8X Trung Quốc đang được bàn luận nhiều ở Trung Quốc trong thời gian gần đây. Dựa vào nguồn tư liệu gồm các tác phẩm của các nhà văn 8X được dịch và xuất bản ở Việt Nam, tài liệu nghiên cứu trên báo, mạng, sách và các nguồn tư liệu khác.Nội dung được triển khai như sau:
Chương 1: Khái quát về văn học 8X Trung Quốc:
Chương đầu tiên đi vào tìm hiểu khái niệm cơ bản của dòng văn học 8X Trung Quốc và quá trình hình thành dòng văn học này.
1.1 Khái niệm văn học 8X – Trung Quốc
Phần này chúng tôi trình bày và lý giải những khái niệm cơ bản về dòng văn học 8X Trung Quốc. Đó là những khái niệm được hiểu về dòng văn học này ở Trung Quốc và Việt Nam. Phần này giúp có được hiểu biết cơ bản về dòng văn học mới này.
1.2 Quá trình hình thành dòng văn học 8X Trung Quốc
Quá trình hình thành dòng văn học mới này cũng được công trình đi khảo sát cụ thể thông qua hoàn cảnh xuất hiện và sự vận động theo thời gian của dòng văn học này.
Qua chương này công trình giúp có được cái nhìn ban đầu tổng quan về dòng văn học đang được quan tâm này của Trung Quốc.
Chương 2: Các tác giả và tác phẩm văn học 8X Trung Quốc đã được giới thiệu ở Việt Nam:
Đây là chương quan trọng của công trình, chúng tôi đi sâu vào khảo sát đối tượng mà công trình nghiên cứu.
Chương này được phần làm 2 mục lớn cụ thể là:
2.1Giới thiệu các tác giả với các tác phẩm tiêu biểu được dịch và xuất bản ở Việt Nam
Ở mục này công trình tiến hành khảo sát và đánh giá về các tác giả của dòng văn học 8X Trung Quốc có sách dịch và xuất bản ở Việt Nam cùng tác phẩm của họ. Công trình cũng đề cập đến các tác giả 8X khác thuộc dòng văn học này cũng đang được chú ý ở Trung Quốc.
2.2 Tìm hiểu những đặc điểm chính trong sáng tác của các tác giả 8X Trung Quốc
Mục này công trình khái quát những đặc điểm chính của dòng văn học 8X Trung Quốc biểu hiện qua các tác phẩm của họ, đi sâu vào tìm hiểu từng đặc điểm này để có cái nhìn cụ thể và khách quan hơn về đối tượng nghiên cứu. Tìm hiểu những đặc điểm của dòng văn học 8X Trung Quốc nhằm thông qua đó có cơ sở bước đầu nhận định về giá trị của các tác phẩm thuộc dòng văn học này.
Chương 3: Văn học 8X Trung Quốc với văn học 8X Việt Nam:
Ở chương này công trình đi tìm hiểu về sự tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam.
3.1 Văn học 8X Trung Quốc với độc giả Việt Nam
Sự tiếp nhận được đánh giá khách quan trong mối tương quan giữa hai nền văn học và thông qua việc khảo sát một bộ phận độc giả Việt Nam. Quá trình tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam được khảo sát theo diễn biến thời gian, qua đó cho thấy sự quan tâm của độc giả Việt Nam và sức thu hút của dòng văn học này.
3.2 Văn học 8X Trung Quốc với sáng tác văn học trẻ, văn học 8X Việt Nam
Trong chương này chúng tôi cũng đi so sánh một cách khách quan giữa văn học 8X Trung Quốc và văn học 8X Việt Nam hiện nay. Công trình nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai dòng văn học của các tác giả cùng thế hệ của hai nền văn học. Từ đó, có thể giúp rút ra cho văn học trẻ nước nhà những bài học bổ ích.
MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Có thể nói nền văn học đương đại Trung Quốc hiện nay không chỉ nhận được sự quan tâm ở khu vực mà còn được cả thế giới đọc và biết đến. Đặc biệt là ở Phương Tây đã quan tâm tìm hiểu nền văn học Trung Quốc cả cổ đại lẫn hiện đại. Sau "Đại cách mạng văn hóa Trung Quốc" (1976) thì giới văn nghệ Trung Quốc xúc tiến xây dựng nền văn học nghệ thuật nước nhà theo hướng đổi mới, hay còn gọi là văn học thời kỳ mới.
Văn học thời kỳ mới phát triển mạnh mẽ với sự xuất hiện của khá nhiều trường phái và trào lưu. Đặc biệt vào thập niên 90 đã xuất hiện trào lưu văn học của thế hệ sinh sau chiến tranh. Trong đó có cả những người sinh vào thập kỷ 80 – sau này dòng văn học này được gọi chung là dòng văn học 8X. Sự phát triển của dòng văn học này khá mạnh thậm chí còn lấn át cả độc giả của các dòng văn học khác ở Trung Quốc. Các tác phẩm được dịch và xuất bản trên thế giới gây tiếng vang lớn cho văn học Trung Quốc. Một số tác phẩm của các nhà văn thế hệ 8X này cũng được dịch và xuất bản ở Việt Nam và có sự ảnh hưởng nhất định đến độc giả Việt Nam. Chúng tôi chọn đối tượng là dòng văn học 8X Trung Quốc đang thịnh hành vì những nguyên do đó.
2. Lịchsử vấn đề:
Văn học 8X Trung quốc là một dòng văn học mới xuất hiện tại Trung quốc và mới chỉ được biết đến ở Việt Nam qua một số bản dịch trong những năm gần đây. Chính vì vậy nó chưa được nghiên cứu một cách kĩ lưỡng ở Việt Nam. Vào thời điểm dòng văn học này mới du nhập vào Việt Nam với việc xuất bản hàng loạt tác phẩm của các tác giả 8X Trung Quốc cũng là thời điểm dòng văn học này đang ở giai đoạn đỉnh điểm nhất với hàng ngàn tác giả cũng như hàng ngàn đầu sách được xuất bản ở Trung Quốc. Nó đã bắt đầu được chú ý ở khu vực và trên thế giới với nhiều bản dịch các tác phẩm ra các ngôn ngữ khác nhau. Các nhà xuất bản ở Việt Nam như Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, Nhà xuất bản Văn học, Nhà xuất bản Phụ nữ, Công ty sách Phương Nam, Công ty sách Bách Việt cũng bắt đầu giới thiệu các tác phẩm đó đến với đông đảo độc giả Việt Nam. Và đồng thời cũng có một số chuyên gia văn học thể hiện sự quan tâm của mình đối với dòng văn học này.
Ban đầu có nhiều nguồn ý kiến đánh giá khác nhau thậm chí trái ngược nhau về những tư tưởng mới được truyền đạt thông qua những tác phẩm thuộc dòng văn học này.
Nhìn chung có hai luồng ý kiến, luồng ý kiến thứ nhất ra sức phê phán sự nổi loạn trong tư tưởng của các tác giả 8X Trung Quốc, luồng ý kiến thứ hai nhìn nhận theo chiều hướng tích cực hơn cho rằng đó là sự phản ánh những thay đổi về tư tưởng của thế hệ trẻ Trung Quốc trên sự tác động của xã hội Trung Quốc hiện đại. Thế hệ trẻ Trung Quốc muốn thể hiện bản lĩnh và sự năng động của mình trong xã hội hiện đại có nhiều biến động. Một số nhà nghiên cứu Việt Nam đánh giá văn học 8X Trung Quốc theo hướng này tiêu biểu trong đó có nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, nhà nghiên cứu Trần Minh Sơn Trong những lời giới thiệu các tác phẩm của các tác giả thuộc dòng văn học này nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã thể hiện quan điểm đánh giá tích cực của mình dựa trên những lí luận khoa học của một nhà chuyên môn có kiến thức sâu rộng. Ngoài ra còn có nhiều bài báo trên các báo, tạp chí, website, diễn đàn văn học có đề cập với mức độ chuyên sâu khác nhau về vấn đề văn học này. Tuy nhiên phần đông các nhà nghiên cứu chỉ đi tìm hiểu một khía cạnh nào đó của dòng văn học này bằng cách đánh giá phân tích riêng rẽ từng vấn đề mà chưa có sự hệ thống toàn bộ các bản dịch tác phẩm tại Việt Nam để rút ra những kết luận chung nhất. Đồng thời cũng chưa có sự so sánh đối chiếu một cách khách quan với văn học 8X Việt Nam trên phương diện tương tác lẫn nhau giữa hai dòng văn học này.
Ở nước ngoài, đặc biệt là trong giới nghiên cứu văn học và học giả Trung Quốc đều đánh giá cao những giá trị tư tưởng mà các tác phẩm của các tác giả trẻ đề xuất. Tuy nhiên ngay chính giới văn học Trung Quốc cũng không phải đồng nhất ý kiến về vấn đề này. Đáng chú ý trong đó là những bài viết của nhà nghiên cứu Ngô Tuấn đã đuợc dịch ra tiếng Việt cùng nhiều nhận định được phát biểu lẻ tẻ của các nhà văn lớp trước của Trung Quốc được ghi nhận.
Trên đà văn học 8X Trung Quốc đang có nhiều thay đổi nghiên về phía nâng cao giá trị nghệ thuật cao hơn khiến giới học giả Việt Nam, Trung Quốc cũng như trên thế giới ngày càng quan tâm nghiên cứu về dòng văn học này nhiều hơn.
3. Mục tiêu của đề tài:
Tìm hiểu về dòng văn học mới của nước ngoài, cụ thể là một dòng văn học hiện đại mới xuất hiện ở Trung Quốc trong những năm gần đây - dòng văn học 8X Trung Quốc cùng với những tư tưởng sáng tác mới của dòng văn học này thông qua những bản dịch tác phẩm và tư liệu nghiên cứu về dòng văn học này ở Việt Nam. Vì nhiều lý do khách quan nên công trình chỉ đi vào tìm hiểu văn xuôi 8X Trung Quốc chứ không khảo sát phần thơ.
Mục đích của việc tìm hiểu về dòng văn học này nhằm giúp độc giả Việt Nam có được sự tiếp cận gần hơn với một khía cạnh của văn học Trung Quốc đương đại. Từ đó đánh giá khách quan và khoa học hơn về dòng văn học 8X Trung Quốc đang gây nhều tranh cãi trong giới phê bình, học thuật ở Việt Nam cũng như trong khu vực. Đồng thời đánh giá được sự ảnh hưởng của dòng văn học này ở Việt Nam.
Đề tài đi vào tìm hiểu cụ thể sáng tác của một số nhà văn 8X tiêu biểu của Trung Quốc có sách dịch ở Việt Nam để thấy được những đặc điểm lớn của dòng văn học này. Từ đó đem so sánh một cách khách quan giữa văn học 8X Việt Nam và văn học 8X Trung Quốc. Qua sự so sánh một cách khách quan này có thể giúp chúng ta nhìn nhận và đánh giá lại nền văn học trẻ, đặc biệt là văn học 8X- Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học và kinh nghiệm quý báu cho văn học trẻ nước nhà.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Do đây là một vấn đề văn học còn mới mẻ và chưa nhận được nhiều sự quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu của các chuyên gia học giả ở Việt Nam nên để thực hiện đề tài này chúng tôi đã phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau trong nghiên cứu khoa học nói chung cũng như trong nghiên cứu văn học nói riêng. Cụ thể bao gồm những phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
a. Các phương pháp chung:
Phương pháp lịch sử - xã hội: phương pháp này được chúng tôi vận dụng để khảo sát bối cảnh lịch sử xã hội và bối cảnh văn học của sự xuất hiện và hình thành dòng văn học 8X, diễn tiến sự vận động và phát triển của dòng văn học này một cách đầy đủ nhất.
Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng nhằm giúp có cái nhìn tổng quan và đầy đủ về đối tượng nghiên cứu. Chúng tôi áp dụng phương pháp này nhằm khảo sát và tổng hợp các nguồn tư liệu, tài liệu liên quan đến đối tượng được nghiên cứu trong công trình.
b. Các phương pháp chuyên ngành:
Phương pháp phân tích - phân tích thi học: Đây là phương pháp chuyên ngành hỗ trợ nhiều nhất trong quá trình thực hiện công trình. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích và rút ra những đặc điểm quan trọng nhất về nội dung và nghệ thuật của dòng văn học 8X Trung Quốc. Đồng thời cũng đánh giá được khách quan những đặc điểm hạn chế của dòng văn học này.
Phương pháp đối chiếu, so sánh văn học: Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong chương 3 của công trình nhằm đối chiếu và so sánh mối tương quan giữa văn học 8X Trung Quốc và văn học 8X Việt Nam
61 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3313 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t về thể loại văn học – điện ảnh ở Trung Quốc.
Sự phá cách ấy gây cho độc giả những cảm nhận mới về văn chương của thế hệ 8X Trung Quốc. Tuy gặp phải nhiều đánh giá tiêu cực từ giới phê bình, nhưng nó cũng thể hiện sự thể nghiệm cá tính mới trong văn học đương đại Trung Quốc bởi những người trẻ.
2.2.3 Chủ đề chính trong sáng tác của các nhà văn 8X Trung Quốc :
Dòng văn chương 8X Trung Quốc là dòng văn học của những cây bút trẻ sinh ra sau năm 1980, chính vì thế mà cuộc sống của họ gắn liền với sự phát triển hiện đại của Trung Quốc trong giai đoạn này. Tốc độ đô thị hóa nhanh làm lớp trẻ nông thôn ngày càng ít đi hoặc bị ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa thành thị. Hầu hết cấc nhà văn thành danh của thế hệ 8X đều được sinh ở các thành thị nên chủ đề chính trong sáng tác của họ thường xoay quanh các vấn đề ở thành thị, hầu như không đề cập đến các chủ đề liên quan đến nông thôn Trung Quốc như thế hệ các nhà văn trước đó. Vả lại, họ được sinh ra ở thành phố nên viết về thành phố là vấn đề trực diện và gần gũi đối với họ hơn so với nông thôn.
Búp bê Bắc Kinh kể về lối sống của một cô gái thành thị, Mười yêu của Trương Duyệt Nhiên lại miêu tả các góc độ khác nhau trong tình yêu của thế hệ thanh niên nam nữ thành thị, Thiên thần sa ngã của Tào Đình thì đi vào khía cạnh tha hóa của lớp trẻ thành thị trước cám dỗ vật chất.
Khai thác về thành thị chủ yếu là đi vào tầng lớp thanh niên thành thị. Các tác phẩm 8X dường như mổ xẻ mọi khía cạnh đời sống của lớp thanh niên thành thị Trung Quốc. Từ các mối quan hệ gia đình, xã hội đến sự xung đột nội tâm của giới trẻ trong những mối quan hệ đó. Mà đề tài được đề cập đến nhiều nhất là tình yêu của thế hệ trẻ.
Xã hội thành thị Trung Quốc, đặc biệt là xã hội thu nhỏ của giới trẻ thành thị được phản ánh một cách tiêu cực trong tiểu thuyết của Xuân Thụ. Cô vẽ nên chân dung giới trẻ trong một xã hội tràn ngập văn hóa phương Tây, sự suy đồi của lối sống hưởng thụ trong giới trẻ. Sự thiếu quan tâm của các gia đình thành phố đối với con cái mình, hay ngược lại là sự nuông chiều quá đáng và thả lỏng tự do quá mức của các bậc phụ huynh đối với con cái...Tất cả đã đẩy con cái họ ra ngoài một xã hội đầy cám dỗ của những trào lưu Rock and roll…
Nếu Búp bê Bắc Kinh thu hút độc giả vì vẽ ra một chân dung đặc biệt của một thế hệ trẻ Trung Quốc với niềm đam mê khoái lạc, sự hưởng thụ và lối sống bất cần thì giới trẻ trong tiểu thuyết của Trương Duyệt Nhiên lại dường như có tính cách thâm trầm và ít kích động hơn. Trương Duyệt Nhiên là nhà văn 8X có phần khác biệt so với các nhà văn đồng trang lứa trong sáng tác. Thế giới nhân vật của Trương Duyệt Nhiên thiên về nội tâm hơn và cũng trầm lặng hơn. Dù cô luôn khai thác những bi kịch trong cuộc sống của họ, đó có thể là những bi kịch dữ dội nhưng bản thân các nhân vật lại không phải là những người trẻ luôn kích động và thích cuộc sống hưởng thụ như nhân vật của Xuân Thụ. Các nhân vật nữ thành thị của Trương Duyệt Nhiên như Quỳnh (Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi), Đỗ Uyển Uyển và Đoạn Tiểu Mộc ( Anh đào xa tít tắp) đều là những cô gái có tính cách bình thường như những cô gái Trung Quốc khác, nhưng điều Trương Duyệt Nhiên muốn thể hiện là những bi kịch trong tâm hồn họ chứ không phải lối sống bên ngoài. Đó là một khía cạnh khai thác đặc biệt của nữ tác giả trẻ này đối với chủ đề thanh niên thành thị so với các tác giả khác.
Quách Kính Minh dù viết tiểu thuyết võ hiệp nhưng nhân vật võ hiệp trong tiểu thuyết của tác giả này vẫn mang nhiều yếu tố của những người trẻ Trung Quốc hiện đại. Không quá chú trọng vào tình tiết truyện như thể loại truyện võ hiệp truyền thống, Quách Kính Minh đi vào khai thác tâm lý nhân vật nhiều hơn, đưa nhân vật vào những bi kịch tinh thần hơn là sự tranh hùng tranh bá trong xã hội. Thông qua diễn biến tâm lý và những bi kịch của các nhân vật được cách điệu hóa trong truyện, Quách Kính Minh phàn nào đã thể hiện được đời sống tinh thần phức tạp của giới trẻ. Họ cũng mang những tâm lý tương tự, cũng bị ám ảnh bởi nỗi cô đơn như Ca Sách (nhân vật trong Vương quốc ảo), cũng muốn thoát khỏi sự trói buộc vô hình của xã hội và tìm kiếm tự do, sống theo ý muốn của mình như khát vọng của anh em Ca Sách trong truyện. Và ngoài đời không hiếm những trường hợp rơi vào bi kịch tình yêu như bi kịch của Ca Sách trong tiểu thuyết.
Tào Đình thì đi sâu hơn vào giới trí thức trẻ thành phố trong thời đại vây bủa của cám dỗ vật chất với Thiên thần sa ngã. Câu chuyện kể về những bước chân sa ngã của cô gái xinh đẹp như thiên thần Nhậm Đạm Ngọc trước cám dỗ vật chất. Trong truyện còn thể hiện lối sống phụ thuộc vào vật chất đến hèn mọn của một bộ phận trí thức trẻ khi phục vụ đến những chuyện tế nhị cho những tay đại gia nhiều tiền lắm của mà tha hóa.
Như vậy cuộc sống thành thị cùng với tầng lớp thanh niên thành thị được các tác giả 8X khai thác triệt để trên mọi phương diện và khía cạnh. Xã hội thành thị hiện đại của Trung Quốc như một mảnh vườn màu mỡ cho các nhà văn trẻ 8X thỏa sức sử dụng ngoài bút. Với các tuyến nhân vật đa dạng từ những cô gái mang số phận bi kịch từ những tai biến trong mối quan hệ gia đình đến các tầng lớp trí thức, học sinh, sinh viên, nhà nghệ thuật, nhà văn, thi sĩ, những người có học thức cao...Tất cả đều được đưa vào thế giới nhân vật của các tác giả 8X.
2.2.4 Phương tiện xuất bản :
Ở Trung Quốc hiện nay một phương tiện phổ biến và tiện lợi để đưa tác phẩm văn chương đến với độc giả là mạng internet. Cùng với tốc độc phát triển vượt bậc của Trung Quốc trong giai đoạn gần đây, Trung Quốc cũng bắt đầu hội nhập thông tin với thế giới. Mạng internet là một phương tiện truyền thông không thể thiếu đối với một bộ phận đông đảo người dân, đặc biệt là giới trẻ. Có thể nói mạng là một thế giới thu nhỏ của xã hội.
Xuất bản sách trên mạng cũng là một nhu cầu nảy sinh tất yếu vì nó là cánh cửa mở và dễ dàng nhất để người viết chuyển tải tác phẩm của mình đến người đọc mà không trải qua các khâu xét duyệt, in ấn tốn kém...
Văn học mạng hiện nay song song tồn tại với văn học truyền thống ở Trung Quốc. Nó không chỉ xuất hiện gần đây mà đã có lịch sử tương đối. Văn học mạng Trung Quốc theo báo giới Trung Quốc thì đã có trên dưới mười năm tồn tại, hiện ở Trung Quốc cũng có đên khoảng 5000 website chuyên đăng tải các tác phẩm văn học. Cũng đã xuất hiện nhiều cuộc thi sáng tác văn học trên mạng và nhận được sự hưởng ứng tích cực. Tác phẩm đầu tiên nổi tiếng trên mạng là Lần đầu bên nhau của tác giả Thái Trí Hằng và khi xuất bản thành sách in đã trở thành best seller với 200 000 bản bán ra trong lần đầu in và tái bản liên tục trong mười năm sau đó. Cuốn sách mở đầu dòng văn học mạng này cũng đã được xuất bản ở Việt Nam.
Chính điều kiện thuận lợi đó đã được các nhà văn 8X Trung Quốc khai thác nhằm đưa tác phẩm của mình đến gần người đọc. Một số nhà văn 8X như Quách Kính Minh, Hàn Hàn...đều đưa tác phẩm mình lên mạng. Tiêu biểu là tác giả Tào Đình có những tác phẩm đến được với độc giả chủ yếu là từ mạng internet rồi sau đó mới xuất bản thành sách in.
Các nhà văn 8X hầu hết đều lập các trang web cá nhân hoặc các trang blog để đưa tác phẩm của mình lên. Điều đó nhận được sự ủng hộ của độc giả vì việc đọc trên mạng vô cùng tiện lợi, có thể tranh thủ đọc ở mọi nơi mọi lúc với quỹ thời gian eo hẹp của nhịp sống hiện đại.
Một hình thức đưa tác phẩm đến với công chúng mới được xuất hiện ở Trung Quốc là hình thức xuất bản theo dạng sách bỏ túi. Đi tiên phong cho dạng xuất bản này là Quách Kính Minh. Nhà văn trẻ này lập công ty xuât bản sách của riêng mình và hình thức sách bỏ túi nhỏ gọn dễ mang theo ở bất cứ nơi đâu là một lựa chọn để tác giả này đưa tác phẩm đến với công chúng. Tuy hình thức xuất bản này mới được thử nghiệm cùng nhưng nó cũng nhận được sự đón nhận từ phía độc giả nhất là độc giả trẻ vì sự tiện lợi mà nó mang lại.
Bên cạnh các hình thức đưa tác phẩm đến với độc giả mới xuất hiện và mang tính tiện lợi như trên thì hình thức sách in truyền thống vẫn duy trì và tồn tại với vị thế hàng đầu của nó. Tuy hình thức xuất bản này bất tiện với những thủ tục kiểm duyệt sâu xác, độc giả lại phải trả một khoảng tiền để được sở hữu các đầu sách nhưng nó lại là hình thức cơ bản và phổ biến nhất để đưa sách đến với người đọc. Hình thức xuất bản truyền thống cũng giúp thu lại một khoảng nhuận bút không nhỏ cho tác giả và khoảng tiền bán sách khá lớn cho nhà xuất bản. Đồng thời nó cũng thể hiện sự tôn trọng đối với tác phẩm được xuất bản khi in thành sách, chính vì vậy mà xuất bản truyền thống không bao giờ mất đi vị thế của nó dù xuất hiện các hình thức, phương tiện mới thuận tiện hơn trong quá trình chuyển tải sách tới đông đảo công chúng. Vì vậy sách in truyền thống vẫn là phương tiện phổ biến nhất hiện nay để các nhà văn 8X đến với độc giả Trung Quốc và nước ngoài.
CHƯƠNG 3: VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC VỚI VĂN HỌC 8X VIỆT NAM
3.1 Văn học 8X Trung Quốc với độc giả Việt Nam
3.1.1 Quá trình du nhập văn học 8X Trung Quốc vào Việt Nam:
3.1.1.1 Giai đoạn làm quen với các tác phẩm 8X:
Để nói về quá trình du nhập và tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam cho tới nay trước hết cần nhìn nhận lại tình hình tiếp nhận văn học Trung Quốc đương đại ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Có thể nói trong những năm gần đây văn học Trung Quốc được giới thiệu khá nhiều trên thị trường văn học Việt Nam. Nó như một làn sóng lan tỏa khắp các nhà sách và được đông đảo bạn đọc đón nhận và yêu thích. Sở dĩ văn học Trung Quốc được đón nhận mạnh mẽ ở Việt Nam là do nguyên nhân nội tại từ chính thị trường sách Việt Nam trong những năm gần đây thường có ít các tác phẩm hay và thu hút được độc giả. Còn văn học phương Tây với những tác phẩm văn học cổ điển được tái bản và những cuốn sách mới dịch cũng trở nên bảo hòa trong giới độc giả Việt Nam. Văn học phương Tây vốn được độc giả Việt Nam yêu thích nhưng trong thời đại ngày nay nó ít còn tính thu hút mạnh mẽ như trước. Người đọc Việt Nam cần thứ văn chương gần gũi với mình và thể hiện cuộc sống gần gũi với suy nghĩ và văn hóa Việt Nam hơn. Vì vậy văn học Trung Quốc đương đại với các tác phẩm mới, cấp tiến của các nhà văn sáng tác theo tư tưởng mới có nhiều tiến bộ đã mang lại cho độc giả Việt Nam những điều thú vị mới mẻ. Bên cạnh các tác phẩm cổ điển Trung Quốc được tái bản thì sự quay trở lại của thể loại truyện kiếm hiệp Trung Quốc cũng là điều đáng quan tâm của thị trường sách văn học Trung Quốc ở Việt Nam. Đó là thời gian văn học Trung Quốc trở nên phổ biến ở Việt Nam với các tác giả như Mạc Ngôn, Giả Bình Ao...với các tác phẩm như Báu vật của đời, Đàn hương hình, Rừng xanh lá đỏ, Phế đồ, Một nửa đàn ông là đàn bà ...Đó là những cuốn sách được giới phê bình Trung Quốc thẩm định và đánh giá cao về nội dung cũng như nghệ thuật. Các tác phẩm của những nhà văn này cũng đều viết về đề tài người nông dân (Báu vật của đời), xã hội trong giai đoạn đổi mới (Phế đô, Một nửa đàn ông là đàn bà) hay lúc bước qua kinh tế thị trường (Rừng xanh lá đỏ) ở một đất nước có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Nhưng điểm khác biệt là các tác giả Trung Quốc đã chuyển tải vào tác phẩm của họ tính hiện thực, thậm chí hiện thực đến cực đoan, tính phê phán và cuối cùng điều mới mẻ nhất là tính dục. Sau này còn Khương Nhung với nét mới đầy hoang dã của văn hóa du mục phía Tây Trung Quốc (Totem sói), tác phẩm gây tiếng vang lớn ở Trung Quốc và cũng được đón nhận ở Việt Nam.
Tiếp theo sự chiếm lĩnh mạnh mẽ thị trường sách của văn học Trung Quốc tại Việt Nam phải kể đến sự xuất hiện khá nổi của các tác giả thuộc dòng văn học "linglei" Trung Quốc đặc biệt là các tác giả nữ như Vệ Tuệ (Bảo bối Thượng Hải, Điên cuồng như Vệ Tuệ, Thiền của tôi...), Cửu Đan (Quạ đen), ...Và các cây bút trẻ nổi trội khác ở Trung Quốc như Sơn Táp (Thiếu nữ đánh cờ vây) , Đới Tư Kiệt (Balzac và cô thợ may Trung Hoa)...
Tuy có thời gian thị trường văn học Trung Quốc chững lại do sự xuất hiện của quá nhiều tác phẩm với cùng những chủ đề giống nhau nhưng gần đây khi các dòng văn học mới của Trung Quốc được dịch ở Việt Nam thì độc giả Việt Nam lại quan tâm nhiều hơn đến văn học Trung Quốc. Dòng văn học 8X du nhập vào Việt Nam theo đà của sự phát triển văn học dịch Trung Quốc ở Việt Nam ấy.
Văn học 8X xuất hiện ở Trung Quốc không bao lâu thì nó đã xuất hiện trên các giá sách ở Việt Nam. Ban đầu nó không được chú ý nhiều bởi nhiều độc giả còn đánh đồng văn học 8X với dòng văn học "linglei" của các nhà văn "mĩ nữ" Trung Quốc được dịch trước đó như Vệ Tuệ, Cửu Đan, An Ni Bảo Bối...Nhưng sau đó độc giả Việt Nam nhận ra sự khác biệt của dòng văn 8X so với dòng văn học "linglei" nói chung. Tuy nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học "linglei" và yếu tố "linglei" cũng là cảm hứng sáng tác chính của văn học 8X nhưng nó không hẳn là văn học "linglei" mà nếu xét theo phương diện tư tưởng sáng tác thì chỉ là một bộ phận còn xét theo các phương diện khác như sự sáng tạo và đặc điểm tác phẩm thì nó là đại diện cho thế hệ 8X với những lối tư duy mới, có nhiều nét tích cực hơn. Các tác giả thế hệ 8X cũng có nhiều đổi mới hơn trong sáng tác của mình. Đặc biệt là trong thể loại truyện võ hiệp như của Quách Kính Minh, nhiều yếu tố hoang đường kỳ ảo được đưa vào. Đặc biệt nhà văn 8X chú trọng đi vào khai thác tâm lý của nhân vật trong truyện võ hiệp hơn là tình tiết truyện. Ngoài ra giọng điệu của một số nhà văn 8X cụ thể như Trương Duyệt Nhiên cũng không quá chát chúa trực diện và quá nhiều yếu tố tính dục như các nhà văn nữ theo dòng văn học "linglei" trước đó (Vệ Tuệ, Cửu Đan...).
Văn học 8X được dịch đầu tiên ở Việt Nam là vào năm 2005, cùng thời điểm đó báo chí Việt Nam cũng nói nhiều đến sự thành công và những luồng dư luận liên quan đến các nhà văn 8X Trung Quốc như Quách Kính Minh, Hàn Hàn, Xuân Thụ, Trương Duyệt Nhiên...Điều đó gây nên hiệu ứng tò mò trong giới độc giả trẻ và họ bắt đầu tìm đọc các tác phẩm 8X Trung Quốc này.
Mặc dù có nhiều ý kiến đánh giá khen chê khác nhau của báo giới về dòng văn học 8X của Trung Quốc ở Việt Nam, nhưng thực sự chưa có ý kiến chính thống nào của giới phê bình bàn sâu về vấn đề này. Có một số nhà nghiên cứu chỉ đề cập đến văn học "linglei" nói chung mà không nhắc đến văn học 8X Trung Quốc như một hiện tượng riêng biệt. Chỉ xem các tác phẩm này dưới khía cạnh "linglei". Còn báo giới Việt Nam thì cũng chỉ trích dẫn ý kiến và sự đánh giá của các nhà phê bình cũng như dư luận độc giả Trung Quốc về văn học 8X. Bên cạnh đó là một số sự so sánh chưa đầy đủ giữa văn học 8X Trung Quốc với văn học 8X Việt Nam.
3.1.1.2 Giai đoạn văn học 8X Trung Quốc được tiếp nhận:
Tuy vậy, dòng văn học 8X Trung Quốc vẫn âm thầm len lỏi và chinh phục độc giả Việt Nam nhất là độc giả trẻ. Đặc biệt là các tác phẩm ăn khách ở Trung Quốc của Quách Kính Minh được giới trẻ mê truyện võ hiệp Việt Nam săn lùng. Trên các diễn đàn mạng về truyện võ hiệp như "nhapmonquan.com", "vietkiem.com"...đều có sự bàn luận của độc giả trẻ về các cuốn tiểu thuyết võ hiệp Vương quốc ảo và Vô cực của Quách Kính Minh. Nhìn chung độc giả Việt Nam đánh giá tốt sự sáng tạo của tác giả trong thể loại truyện này.
Dần dần giới độc giả cũng có cái nhìn riêng đối với các tác phẩm thuộc dòng văn học này và phát hiện ra những đặc điểm riêng mà chỉ có các tác phẩm thuộc dòng văn học 8X mới có. Thêm vào đó là dư luận báo chí cũng nhắc nhiều đến thuật ngữ “văn học thế hệ 8X”, không chỉ với văn học Trung Quốc mà còn đề cập đến văn học 8X Việt Nam. Điều này giúp độc giả phân biệt được tác phẩm của nhà văn 8X so với các tác phẩm văn học của các nhà văn khác. Văn học 8X Trung Quốc được tiếp nhận như một dòng riêng biệt với nhiều đặc điểm khác so với dòng chung của văn học Trung Quốc vẫn đang được dịch và xuất bản ở Việt Nam.
Các cuốn sách của Trương Duyệt Nhiên như Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi, Anh đào xa tít tắp, Mèo đen không ngủ, Mười yêu đều được độc giả Việt Nam đón nhận. Những cuốn sách này được đông đảo độc giả nữ yêu thích vì thể hiện tâm lý nhân vật nữ khá sâu sắc. Đặc biệt là những người nữ trẻ Việt Nam nhận thấy sự đồng cảm với các nhân vật nữ trong truyện của Trương Duyệt Nhiên. Thời điểm năm 2005 – 2006 – 2007 trên các diễn đàn, forum mạng có mục văn học Trung Quốc đều nhận được sự bàn luận sôi nổi của các độc giả nữ về các cuốn sách của Trương Duyệt Nhiên, của Xuân Thụ...Các trang web, diễn đàn văn học như "vnthuquan.com", "thuvien-ebook.com"...và nhiều website, blog cá nhân khác đều đăng tải lại các bản dịch của các cuốn truyện này. Kèm theo đó là lời bàn luận, đánh giá và nhận xét của các độc giả trẻ đã từng đọc qua các tác phẩm đó.
Một sự kiện đáng chú ý về sự tiếp nhận văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam là sự xuất hiện ồn ào và gây chấn động của tác giả văn học mạng Tào Đình với Xin lỗi em chỉ là con đĩ. Đây là thời điểm văn học Việt Nam khá nhạy cảm với yếu tố sex, đặc biệt là đề cập thẳng thừng như trong truyện. Tác phẩm do Trang Hạ dịch đã tạo nên một làn sóng dư luận độc giả quan tâm đến cuốn truyện dài này. Độc giả Việt Nam tuy có nhiều ý kiến khen chê trái ngược nhau về cái hay của tác phẩm nhưng tựu trung lại vấn đề họ quan tâm chủ yếu là yếu tố sex được đề cập thẳng thắng và mạnh mẽ trong tác phẩm này. Trong thời gian đó yếu tố sex cũng được quan tâm khá nhiều ở các tác phẩm văn học trong nước như Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu.
3.1.1.3 Vai trò quan trọng của các dịch giả trẻ trong việc giới thiệu dòng văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam:
Đóng góp công lớn vào sự giới thiệu các dòng văn học Trung Quốc nói chung và văn học 8X Trung Quốc vào Việt Nam là các dịch giả, nhà văn, nhà nghiên cứu chuyên về văn học Trung Quốc. Các dịch giả chuyên về văn học Trung Quốc khá nhiều và được chia thành hai thế hệ rõ rệt. Lớp các dịch giả thế hệ đi trước nổi bậc là các dịch giả Trần Đình Hiến, Trần Hữu Nùng, Phó Thiên Tùng, Sơn Lê… và lớp thế hệ dịch giả mới hình thành, trong đó đa phần là những dịch giả trẻ thế hệ 7X, 8X… có kinh nghiệm sống vài năm ở Trung Quốc, thích tìm tòi cái mới trong văn học trẻ Trung Quốc như Nguyễn Lệ Chi, Đào Bạch Liên, Nguyễn Xuân Nhật, Nguyễn Xuân Minh, Trang Hạ, Trác Phong, Phương Linh.... Những dịch giả trẻ và đầy tâm huyết này đang góp sức làm mới bầu không khí văn học dịch. Nhờ đó các độc giả trẻ Việt Nam có thêm một cái nhìn mới về văn hóa, đời sống, tư duy con người trong xã hội hiện đại của Trung Quốc ngày nay, đặc biệt là của giới trẻ Trung Quốc với nhiều nét tương đồng và khác biệt so với giới trẻ Việt Nam.
Các dịch giả trẻ là nêu trên là những cái tên quen thuộc đối với những độc giả từng quan tâm đến các đầu sách văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam thời gian qua. Một phần nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học 8X Trung Quốc được dịch ở Việt Nam là qua lăng kính của các dịch giả này. Vì vậy vai trò của họ cũng khá quan trọng trong việc tìm hiểu văn học 8X Trung Quốc.
Bên cạnh các dịch giả như Sơn Lê, Nguyễn Lệ Chi với các đầu sách của các tác giả nữ thuộc dòng văn học "linglei" (Vệ Tuệ, Cửu Đan, Bì Bì, Miên Miên...) thì những dịch giả đã dịch các đầu sách 8X Trung Quốc sang tiếng Việt hầu hết đều là thế hệ 8X nên họ dễ hiểu và đồng cảm với câu chuyện của các tác giả Trung Quốc. Sự chuyển tải vì thế trung thực và nguyên bản hơn. Tiêu biểu như dịch giả Nguyễn Xuân Nhật, bắt đầu dịch văn học trong thời gian làm luận văn Master ở Đại Học Thanh Hoa - Trung Quốc từ năm 2001. Dịch giả này là người chuyển ngữ một số tác phẩm văn học mạng được lưu hành rộng rãi trong giới trẻ Việt Nam và có tiếng vang. Với giọng văn dí dỏm, sinh động, khúc triết, và kiến thức đa dạng đã đem đến thành công cho nhiều tác phẩm như Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi, Mèo đen không ngủ (Trương Duyệt Nhiên), Vô cực (Quách Kính Minh). Hay như dịch giả, nhà văn trẻ Trang Hạ với vốn sống và sự tiếp xúc với văn hóa Trung Quốc (hiện Trang Hạ đang sống ở Đài Loan), đã chuyển tải thành công tác phẩm của nhà văn mạng Tào Đình sang tiếng Việt, gây ra hiệu ứng văn học không nhỏ ở Việt Nam. Các tác phẩm dịch thuộc dòng văn học 8X Trung Quốc đều chuyển tải gần như toàn bộ nội dung cũng như các yếu tố nghệ thuật mà tác giả đặt vào trong tác phẩm. Sự góp phần của các dịch giả trẻ trong việc đưa tác phẩm của dòng văn học 8X Trung Quốc đến với Việt Nam là không nhỏ. Độc giả Việt Nam nhờ vậy có cơ hội tiếp nhận một dòng văn học mới với nhiều điều thú vị mới mẻ.
Hiện nay các tác phẩm thuộc dòng văn học 8X Trung Quốc vẫn đang tiếp tục ra đời. Các dịch giả trẻ Việt Nam sẽ có cơ hội thử sức với dòng văn này và chuyển tải chân thực các tác phẩm nóng hổi ấy đến với độc giả Việt Nam.
3.1.2 Văn học 8X Trung Quốc với độc giả Việt Nam:
Khi văn học 8X Trung Quốc bắt đầu được dịch nhiều ở Việt Nam - từ năm 2005, với hàng loạt tác phẩm do công ty văn hóa Phương Nam hợp tác với nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành - thì cũng là lúc dư luận độc giả Việt Nam đang quan tâm đến dòng văn học "linglei" mà chủ đạo là các cây bút nữ thuộc thế hệ 7X được dịch trước đó. Chính vì vậy trong khoảng thời gian đầu mới xuất hiện văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam chưa thực sự nổi bậc và chưa nhận được sự đánh giá tách biệt. Nguyên nhân là do văn học 8X Trung Quốc cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi nguồn cảm hứng sáng tác chính từ trào lưu "linglei" đang thịnh hành ở Trung Quốc, tiểu biểu là tác phẩm của nữ tác giả 8X Xuân Thụ (Búp bê Bắc Kinh) là một sự nối tiếp đáng chú ý của dòng văn học "linglei" này. Văn học 8X Trung Quốc khi đó nằm trong sự đánh giá chung với dòng văn học "linglei" đang được phổ biến ở Việt Nam trong cùng thời gian này.
Nhìn chung độc giả Việt Nam có sự đánh giá riêng so với nguồn dư luận của giới báo chí và giới văn nghệ Việt Nam về các tác phẩm thuộc dòng văn học "linglei" này. Báo chí Việt Nam phần lớn trích dẫn lại ý kiến đánh giá của các nhà phê bình và dư luận Trung Quốc về văn học "linglei". Trong nước cũng chưa thực sự có nguồn đánh giá riêng và khách quan qua con mắt nhìn của người Việt Nam tiếp nhận văn học Trung Quốc. Giới phê bình Việt Nam thì còn dè dặt chưa đề cập nhiều đến dòng văn học này. Chỉ có một số bài viết của các nhà nghiên cứu như bài viết của tiến sĩ Trần Minh Sơn giới thiệu sơ lược về văn học "linglei" trên báo Người Lao Động, bài viết "Linglei – một hiện tượng mới trên văn đàn Trung Quốc" của tác giả Trần Thị Thu Hương trên trang mạng của Khoa ngữ văn - Đại học sư phạm Hà Nội...Nhìn chung những bài viết này tuy chưa đi sâu phân tích tư tưởng của dòng văn học này nhưng đều có những đánh giá tích cực về dòng văn học này. Trên các diễn đàn văn học các độc giả trẻ đều bày tỏ suy nghĩ của mình về các tác phẩm thuộc dòng văn học "linglei", đặc biệt là tác phẩm của tác giả 8X Xuân Thụ được đánh giá có sự sáng tạo mới mẻ về mặt tư tưởng nhưng nhìn chung các nhận xét đều cho rằng tư tưởng đó chưa phù hợp với giới trẻ Việt Nam. Tuy vậy giới độc giả Việt nam cũng đều cảm thấy sự thu hút bởi những tư tưởng mới lạ này trong các tác phẩm được dịch và xem đó như một cánh cửa để tiếp cận gần hơn với văn hóa của giới trẻ Trung Quốc trong thời đại ngày nay.
Khi văn học 8X Trung Quốc được giới thiệu nhiều hơn ở Việt Nam với những đặc điểm riêng biệt so với những đặc chung với dòng văn học "linglei" thì độc giả Việt Nam bắt đầu có cái nhìn khác hơn với dòng văn học này. Các tác giả trẻ như Quách Kính Minh, Trương Duyệt Nhiên, Xuân Thụ, Tào Đình được biết đến khá nhiều. Sách văn học của dòng văn chương 8X Trung Quốc tuy được dịch không nhiều ở Việt Nam có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng nó lại đa dạng và phù hợp với mọi đối tượng độc giả trẻ.
Công trình đã tiến hành khảo sát với một số đối tượng độc giả trẻ là 200 người tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về một số vấn đề tiếp nhận dòng văn học 8X. Kết quả được biểu diễn bằng sơ đồ trong phần phụ lục kèm theo công trình. Trong đó chúng tôi tiến hành khảo sát độc giả bằng phiếu điều tra với hai câu hỏi nhằm tìm hiểu số lượng độc giả quan tâm đến dòng văn học này ở Việt Nam và sự đánh giá của những độc giả quan tâm đến dòng văn học này như thế nào. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy có đến 50% số người được hỏi đã từng đọc qua các tác phẩm văn học 8X Trung Quốc, 27.5% có nghe qua hoặc biết đến nhưng chưa đọc và 22.5% không quan tâm đến dòng văn học này. Điều này cho thấy số lượng độc giả quan tâm đến dòng văn học này của Trung Quốc cũng khá lớn ở Việt Nam, đa phần trong đó là các độc giả trẻ. Biểu đồ 1 - Trang 4 Phụ lục
Trong câu hỏi điều tra thứ hai về đánh giá của những độc giả quan tâm đến dòng văn học này chúng tôi cũng thu được kết quả là sự đánh giá tích cực từ phía độc giả Việt Nam dành cho dòng văn học mới của Trung Quốc này. Trong đó có đến 60% độc giả có nhận xét các tác phẩm văn học này rất hay và nhiều sáng tạo hơn so với văn học truyền thống, 19% độc giả được khảo sát cảm thấy hay và 21% còn lại nhận xét các tác phẩm này bình thường so với những gì của văn học Trung Quốc mà họ đã đọc. Biểu đồ 2 - Trang 4 Phụ lục
Giới báo chí cũng giới thiệu nhiều hơn về sự thành công của các nhà văn 8X ở Trung Quốc. Một số bài viết trích lại những ý kiến đánh giá khác nhau, có cả tích cực lẫn tiêu cực của giới phê bình Trung Quốc về dòng văn này, một số bài viết khác thì mang tính chất giới thiệu chân dung của các nhà văn 8X thành công trên văn đàn Trung Quốc với độc giả Việt Nam (các bài viết này chúng tôi có dẫn nguồn kèm theo ở phần phụ lục của đề tài). Một số bài viết khác thì cho độc giả Việt Nam cái nhìn tổng hợp về dòng văn chương 8X Trung Quốc như bài viết của tác giả Đỗ Ngọc Yên "Những vấn đề của dòng văn chương 8X Trung Quốc" đăng trên báo Sức khỏe và đời sống (nguồn Điều này kích thích hơn sự quan tâm của giới độc giả với dòng văn chương này.
Có thể nói dòng văn chương 8X thu hút mọi đối tượng độc giả trẻ và đáp ứng được đa phần những sở thích văn học khác nhau của các độc giả. Với những độc giả yêu thích truyện võ hiệp thì các tác phẩm của Quách Kính Minh là lựa chọn đầu tiên. Khắp các trang web về truyện võ hiệp đều đăng tải lại tiểu thuyết của Quách Kính Minh. Tiểu thuyết võ hiệp mang nhiều yếu tố kỳ ảo mới lạ của nhà văn trẻ này thu hút sự chú ý và yêu thích của độc giả trẻ. Không chỉ ở Trung Quốc mà ở Việt Nam độc giả trẻ đều coi Quách Kính Minh là hiện tượng mới lạ của thế giới truyện võ hiệp. Tuy nhiên độc giả trẻ Việt Nam lại quan tâm nhiều hơn đến yếu tố hấp dẫn trong câu chuyện mà chưa chú ý nhiều đến sự mới mẻ trong cách miêu tả tâm lý nhân vật và sự thể hiện tư tưởng của tác giả qua các câu chuyện.
Bên cạnh đó tiểu thuyết mang nhiều yếu tố sex của Xuân Thụ cũng gây sự quan tâm chú ý của đôc giả Việt Nam, tuy tác giả này không gây nhiều dư luận ở Việt Nam như ở Trung Quốc và các nước phương Tây nhưng độc giả Việt Nam cũng thông qua đó tiếp xúc với một cách sống, cách thể hiện mới trong tư duy của giới trẻ Trung Quốc, biết thêm được một sự sáng tạo mới trong văn học trẻ của nước láng giềng.
Tác phẩm của Trương Duyệt Nhiên tuy tĩnh lặng và ít gây sóng gió hơn trong giới độc giả Việt Nam nhưng cũng nhận được sự yêu thích của khá nhiều độc giả trẻ, mà quan tâm hàng đầu là các độc giả nữ. Cách kể, cách tả và miêu tả tâm lý nhân vật trong truyện của Trương Duyệt Nhiên gần gũi với đời sống của giới trẻ Trung Quốc lẫn Việt Nam nên dễ nhận được sự đồng cảm của độc giả. Không gây ồn ào bằng những yếu tố sex, những sự bốc đồng trong tư tưởng, Trương Duyệt Nhiên chinh phục độc giả Việt Nam bằng sự trầm lặng những đôi khi bùng lên những đốm lửa dữ dội trong tâm lý của các nhân vật nữ. Độc giả Việt Nam, trong đó đa phần là giới sinh viên đều có những cuốn sách của Trương Duyệt Nhiên trong bộ sưu tập tác phẩm văn học của mình. Chính điều đó thúc đẩy việc dịch và xuất bản nhiều hơn các tác phẩm của tác giả 8X này ở Việt nam trong thời gian qua.
Tác giả 8X Tào Đình – Bảo Thê của dòng văn học mạng Trung Quốc cũng nhận được sự quan tâm chú ý của độc giả Việt Nam. Tác phẩm của Tào Đình lần đầu tiên được giới thiệu là Xin lỗi em chỉ là con đĩ qua sự chuyển ngữ của dịch giả Trang Hạ gây sự chú ý mạnh mẽ trong độc giả Việt nam. Tác phẩm không chỉ là một câu chuyện xúc động về sự hy sinh cho tình yêu của một cô gái trẻ, ngây thơ và bi kịch từ sự hy sinh ấy mà còn gây chú ý bởi lần đầu tiên độc giả Việt Nam được tiếp xúc với sự thẳng thắng trong vấn đề sex của một tác giả trẻ Trung Quốc, nó cũng là một trong những cuốn sách văn học mạng đầu tiên của Trung Quốc được dịch ở Việt Nam (sau tác phẩm Lần đầu gặp nhau của Thái Trí Hằng). Ngay sau đó là hàng loạt các tác phẩm khác của Tào Đình được dịch và xuất bản ở Việt Nam theo hiệu ứng ăn khách của cuốn truyện dài đầu tiên (Hồng hạnh thổn thức, Thiên thần sa ngã, Anh trai em gái, Yêu anh hơn cả tử thần, Hôn lễ tháng ba...)
Như vậy có thể nói tuy dòng văn học 8X mới được hình thành ở Trung Quốc nhưng nó không chỉ gây sự ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung Quốc mà nó còn được biết đến ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam nó cũng đã sớm được giới thiệu và tạo hiệu ứng tốt trong giới độc giả trẻ Việt Nam.
3.2 Văn học 8X Trung Quốc với sáng tác văn học trẻ, văn học 8X Việt Nam
3.2.1 Những điểm tương đồng:
Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi với nhiều nét tương đồng trong văn hóa và tính cách con người. Trong lịch sử văn hóa Việt Nam từng chịu nhiều ảnh hưởng rõ nét của văn hóa Trung Quốc. Tuy văn hóa Việt Nam cũng ít nhiều tác động đến văn hóa Trung Quốc nhưng sự tác động đó là không lớn và không mạnh mẽ như văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam. Sự ảnh hưởng của văn học Trung Quốc đến văn học Việt Nam cũng nằm trong chiều hướng chung ấy. Chúng ta có thể nhận thấy rõ điều này khi đi phân tích sâu quá trình diễn biến văn học Việt Nam trong mối tương quan với văn học Trung Quốc và sự tác động cảu văn học Trong Quốc với văn học Việt nam trong lịch sử.
Sự ảnh hưởng và tác động qua lại giữa hai nền văn học đó được biểu hiện mạnh mẽ trong suốt tiến trình lịch sử phát triển của văn học hai nước. Đặc biệt là trong nền văn học cổ và trung đại Việt Nam có thể nhận thấy dấu ấn rõ nét đó. Văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam hiện đại tuy ít chịu mối tương tác như trước nhưng do điều kiện khách quan cũng có sự giao lưu và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Ở đây chúng tôi không đi vào tìm hiểu sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau ấy giữa hai nền văn học mà chỉ xét những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai bộ phận nhỏ của hai nền văn học hai nước.
Chúng tôi cũng không đi vào phân tích sự ảnh hưởng hay tác động của dòng văn học 8X Trung Quốc đối với văn học 8X Việt Nam mà chỉ so sánh hai bộ phận văn học này để rút ra những điểm giống và khác nhau giữa hai bộ phận. Như vậy có thể giúp những người quan tâm đến văn học 8X Việt Nam nói riêng và văn học trẻ Việt Nam nói chung có được cái nhìn khách quan trong mối tương quan ấy để đánh giá lại văn học tình hình 8X Việt Nam hiện nay.
Do khá nhiều nguyên nhân mà văn học 8X Trung Quốc và văn học 8X Việt Nam có nhiều nét tương đồng với nhau. Có thể tổng hợp những nét tương đồng giữa văn chương 8X Trung Quốc và văn chương 8X Việt Nam như:
Chủ đề sáng tác.
Phong cách.
Ngôn ngữ.
Phương tiện quảng bá.
3.2.1.1 Chủ đề sáng tác:
Về chủ đề sáng tác, có thể dễ dàng nhận thấy sự giống nhau khi các tác giả 8X Trung Quốc và Việt Nam đều lấy chủ đề của tác phẩm xoay quanh lớp trẻ thành thị. Bối cảnh thành thị và khai thác đời sống giới trẻ dường như là đặc điểm nổi bậc nhất của các tác phẩm 8X hai nước. Xung quanh cuộc sống của lớp trẻ ở thành thị, các tác giả trẻ đi vào khai thác nhiều khía cạnh khác nhau từ khía cạnh đời sống, các mối quan hệ xã hội cho đến những bi kịch nội tâm. Sự phản ánh suy nghĩ và tư duy của lớp trẻ thành thị của hai dòng văn học 8X hai nước bắt nguồn từ sự tương đồng giữa hoàn cảnh xã hội, lịch sử và sự phát triển của hai nước trong những năm gần đây. Đặc biệt là sự thay đổi của giới trẻ thành phố cũng đều có nhưng điểm tương tự như nhau.
Chúng ta có thể bắt gặp sự giống nhau đó ở sáng tác của các cây bút trẻ 8X Việt Nam như Nguyễn Quỳnh Trang (1981), Trần Thu Trang (Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu), Hà Kin (Chuyện tình New York) Nguyễn Thế Hoàng Linh (Chuyện của thiên tài) và các cây bút trẻ góp mặt trong các tuyển tập truyện ngắn như Từ Nữ Triệu Vương, Nguyễn Thị Cẩm, Trương Quế Chi...(Truyện ngắn 8X, Truyện ngắn 198X, Vũ điệu thân gầy…). Gần đây còn có các tác phẩm của Đào Lê Na (Hẹn gặp anh nơi thiên đường), Nguyễn Thiên Ngân (Đường còn dài còn dài) đều xuất bản tác phẩm khi còn là sinh viên (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh), đó cũng là những tác phẩm viết về cuộc sống, tâm tư, suy nghĩ của một bộ phận giới trẻ ngày nay, đó là những sinh viên, học sinh mới chập chững vào đời với những nhận thức tốt đẹp về cuộc sống. Các tác phẩm còn mang tính hư cấu giả tưởng cao đáp ứng tâm lý văn học của thế hệ trẻ.
Các nhân vật trong truyện của các tác giả 8X là những người trẻ với những nỗi ám ảnh vệ cuộc sống thời đại. 8X dường như không quan tâm đến các vấn đề lớn lao (hòa bình, chiến tranh, mâu thuẫn giai cấp, tiến bộ xã hội...) mà vấn đề họ quan tâm thường là những chuyện sinh hoạt gần gũi, những cảm giác trong cuộc sống, niềm vui, nỗi buồn, những bi kịch, nỗi đau của chính bản thân họ hoặc của những người xung quanh mà hằng ngày họ được chứng kiến. Họ đưa vào trong truyện của mình những mẫu chuyện về bạn bè, tình yêu, tình dục, gia đình. Hoặc những vấn đề mà họ trông thấy một cách trực diện trong xã hội. Những câu chuyện ấy được viết nên từ chính sự trải nghiệm của các tác giả 8X. Chính vì thế trong truyện của mình, thế hệ 8X thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá riêng của thế hệ mình đối với cuộc đời. Ngay từ cách nhìn nhận, đánh giá này mà ta đã thấy được phần nào thái độ, cách phản ứng đối với hiện thực của họ.
Sự tương đồng về hoàn cảnh sống (cùng sống trong một xã hội châu Á đang trên đà phát triển với nhiều biến động), về tính cách khu vực cũng là một nguyên nhân khiến cho văn học 8X hai nước nói riêng và văn học trẻ hiện nay nói chung có chung những chủ đề giống nhau.
3.2.1.2 Phong cách:
Không chỉ giống nhau ở chủ đề thành thị và đời sống giới trẻ, văn học 8X Trung Quốc và Việt Nam còn có những sự giống nhau tương đối về phong cách sáng tác. Đó là sự thể nghiệm những phong cách sáng tác mới vào văn học. Các nhà văn 8X Việt Nam cũng như các nhà văn 8X Trung Quốc không còn gò bó câu chữ như các thế hệ nhà văn lớp trước. Dường như phong cách của họ là phong cách văn chương tự do, năng động như chính tính cách của thế hệ trẻ vậy. Trong truyện của mình, Nguyễn Thế Hoàng Linh (Chuyện của thiên tài) dường như không quan tâm đến kết cấu truyện, không quan tâm đến diễn biến và nội dung câu chuyện như thế nào. Cốt yếu là sự truyền tải những suy nghĩ và chiêm nghiệm của một người trẻ về những vấn đề cuộc sống vào truyện sao cho rõ ràng và trực diện nhất. Thoát khỏi sự lệ thuộc của văn chương chữ nghĩa truyền thống và đi tìm những phong cách thể nghiệm mới cho mình là đặc điểm tương đồng của các nhà văn trẻ Trung Quốc và cả Việt Nam. Xu hương đó báo hiệu những điều mới mẻ cho văn học đương đại hai nước.
Các cuốn tiểu thuyết bán tự truyện của Hà Kin, Nguyễn Quỳnh Trang được viết với phong cách kể chuyện đời thường, giống với kiểu kể chuyện một cách tự do trên các trang mạng hơn là một tác phẩm văn học. Nhưng chính điều đó góp phần thu hút lượng độc giả lớn vì học tìm thấy sự đồng cảm trong đó.
3.2.1.3 Ngôn ngữ:
Bước sang thế kỷ 21, thế hệ trẻ được tiếp xúc với một thế giới khoa học kĩ thuật hiện đại. Tư duy con người trở nên nhạy bén hơn, đặc biệt là tư duy của thế hệ trẻ. Họ sáng tạo ra những lớp ngôn ngữ mới, thế hệ 8X được biết đến với "ngôn ngữ 8X", ngôn ngữ chat...Và các nhà văn 8X tận dụng sự mới mẻ ấy trong tác phẩm của mình. Các kiểu sử dụng ngôn ngữ đời thường, ngôn ngữ đường phố hay ngôn ngữ chat có thể dể dàng bắt gặp trong sáng tác của các tác giả 8X VIệt Nam, đó gần như là một trong những trào lưu chung trong giới viết văn trẻ ngày nay. Điều này không chỉ là một sự thể nghiệm mới về ngôn ngữ sáng tác văn chương mà còn khiến các độc giả trẻ cảm thấy thú vị hơn khi đọc tác phẩm. Điều này khiến tác phẩm của các tác giả trẻ dễ hiểu dễ tiếp nhận hơn, không mắc phải sự nhàm chán vì lê thê câu chữ như trong văn chương truyền thống. Một lớp ngôn ngữ đời sống mới được đưa vào văn học phản ánh sự năng động trong sáng tạo nghệ thuật của giới nhà văn 8X. Đó cũng là phản ánh của sự ảnh hưởng yếu tố thời đại vào văn học.
3.2.1.4 Phương tiện quảng bá:
Một đặc điểm tương đồng nữa mà văn học trẻ Việt Nam và văn học 8X Trung Quốc là phương tiện đưa tác phẩm đến với công chúng độc giả. Ngoài các hình thức xuất bản truyền thống như xuất bản sách hay đăng dài kỳ trên báo thì hình thức xuất bản mới rất thuận tiện được các tác giả trẻ tận dụng là xuất bản trên mạng. Mạng internet đã trở thành phương tiện kết nối phổ biến và thuận tiện các tác phẩm văn học của nhà văn trẻ đến với độc giả. Mạng internet đã được sử dụng khá sớm ở Trung Quốc như một kênh xuất bản tự do các tác phẩm văn học. Thậm chí ở Trung Quốc còn hình thành riêng một dòng văn học được gọi là văn học mạng. Còn ở Việt Nam xuất bản trên mạng chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây. Chủ yếu là thế hệ nhà văn trẻ đi tiên phong trong việc xuất bản trên mạng. Đó là các nhà văn như Trần Thu Trang, Nguyễn Thu Phương đã lập những website riêng để quảng bá cho tác phẩm của mình: "sachcuatrang.com", "nguyenthuphuong.com". Tuy nhiên hình thức xuất bản này không mạnh như ở Trung Quốc và còn mang tính tự phát. Một số website chuyên đăng tải văn học mạng thì không chỉ dành riêng cho giới viết văn trẻ mà còn đăng tải tất cả các thể loại văn học của các nhà văn khác. Như "vannghesongcuulong.org", "thotre.com", "vnthuquan.net", ở hải ngoại có "tienve.org"...cũng là một trog những trang web văn học khá nổi, trang web này chuyên giới thiệu tác phẩm của các tác giả trẻ nổi bật. Tuy nhiên tác phẩm của nhà văn 8X đăng tải còn khá ít.
3.2.2 Những điểm dị biệt:
Cùng với những điểm tương đồng thì giữa văn học 8X Trung Quốc và văn học 8X Việt nam cũng có những điểm dị biệt. So với sự phát triển mạnh mẽ của văn học 8X Trung Quốc trong thời gian gần đây thì văn học 8X Việt Nam có phần chìm lặng hơn. Nổi bật chỉ có một số ít tác giả và chưa ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng độc giả như văn học 8X Trung Quốc.
Do sự phát triển hướng ngoại của xã hội Trung Quốc hiện đại cùng với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ khiến giới viết văn trẻ Trung Quốc trở nên nhạy bén và năng động hơn trước những thay đổi về nhu cầu thưởng thức văn chương của xã hội. Văn học 8X Trung Quốc là dòng văn học trước hết phục vụ cho giới trẻ, đáp ứng nhu cầu và sở thích của giới trẻ. Sau đó mới tính đến vấn đề văn chương nghệ thuật. Chính vì thế nhà văn 8X Trung Quốc luôn cố gắng theo sát độc giả và coi độc giả như thượng đế. Họ phản ánh những vấn đề đương đại trong giới trẻ, đi vào khai thác các vấn đề mà giới trẻ quan tâm. Chính điều đó thu hút độc giả trẻ đến với văn học hơn. Sự nhạy bén năng động đó ủa các tác giả 8X thể hiện qua những đặc điểm của dòng văn học 8X. Đó là sự kết hợp giữa cảm hứng, trào lưu của thế hệ mình (linglei), đi sâu vào khai thác những chủ đề mà những người trẻ quan tâm (bi kịch tinh thần của giới trẻ thành thị, tâm lý của thế hệ mới)...Cùng với những sáng tạo trong phương thức kết cấu tác phẩm (văn học khái niệm mới, tiểu thuyết võ hiệp hiện đại, tiểu thuyết võ hiệp "linglei", tiểu thuyết tự truyện...), cách thức vận dụng ngôn ngữ hiện đại, ngôn ngữ của thế hệ mình, lối văn tự do uyển chuyển và phù hợp tâm lý người trẻ...đã làm nên những tác phẩm văn học 8X xuất sắc được độc giả yêu thích và ủng hộ. Mặc dù vẫn chưa được đánh giá cao về khía cạnh nghệ thuật văn chương, nhưng những tác phẩm văn học 8X đó lại được độc giả đón nhận và say mê hơn cả những tác phẩm trong dòng văn chính thống.
Văn học 8X Việt Nam tuy cũng biết lựa chọn chủ đề sáng tác, có những thay đổi và sáng tạo mới trong phong cách, ngôn ngữ...nhưng chưa thực sự phản ánh được đời sống của giới trẻ Việt Nam một cách chân thực như văn học 8X Trung Quốc. Văn học 8X Việt Nam hầu như chỉ chú trọng đến các vấn đề được cho là nóng và thu hút độc giả đang được thịnh hành như sex, sự nổi loạn...mà chưa tìm ra được cách phản ánh chân thực các khía cạnh đời sống giới trẻ Việt và phù hợp với tư tưởng giới trẻ Việt Nam hiện nay. Điều đó khiến cho văn học 8X Việt Nam chưa chinh phục được đông đảo độc giả trẻ trong nước.
Văn học 8X ở Việt Nam còn chưa tìm được cho mình một đặc trưng riêng để có thể thoát ra khỏi mặt bằng chung của văn học nước nhà và khẳng định vị trí riêng biệt của mình trong văn đàn Việt Nam. Trong khi văn học 8X Trung Quốc lại biết cách bức phá và thu hút sự chú ý của độc giả như một hiện tượng riêng, ít nhiều khác biệt so với các bộ phận văn học khác trong nền văn học Trung Quốc đương đại. Đó cũng là điểm khác biệt của văn học 8X hai nước.
Do sự khác biệt về mặt lịch sử văn học và văn hóa hai nước khác nhau nên văn học trẻ, trong đó có văn học 8X hai nước cũng có sự khác nhau về thể loại sáng tác. Các nhà văn 8X Việt Nam chủ yếu xoay quanh các thể loại truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết xã hội trong khi đó thì giới viết văn 8X Trung Quốc thể nghiệm sáng tác trên rất nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, thơ, tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết tự truyện, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và đặc biệt là thể loại tiểu thuyết võ hiệp hiện đại đang không chỉ rất nổi ở Trung Quốc mà còn được dịch ra các nước trong đó có Việt Nam.
Lực lượng sáng tác của dòng văn học 8X Trung Quốc có thể nói vô cùng đông đảo, trong khi đó lực lượng sáng tác của văn học 8X Việt Nam hầu như có thể đếm được trên đầu ngón tay các tác giả được xem là nổi bậc. Điều này một phần là do sự khác biệt về dân số hai nước nhưng cũng một phần nữa là do sự quan tâm ưu ái của giới văn nghệ và giới xuất bản Trung Quốc với nhà văn 8X. Dòng văn 8X nhờ đó rất phát triển ở Trung Quốc.
Trong thời gian gần đây, văn học 8X Việt Nam đã có những bước trưởng thành hơn, tuy vẫn còn trầm lặng nhưng có những dấu hiệu chứng tỏ sự quan tâm hơn của giới văn nghệ với dòng văn học này. Nhờ vào sự quan tâm thúc đẩy tích cực ấy, có thể văn học 8X Việt Nam trong tương lai sẽ tiến xa hơn và có sức ảnh hưởng trên văn đàn mạnh mẽ hơn hiện tại.
KẾT LUẬN
Văn học 8X Trung Quốc ngay từ khi mới hình thành đã là một hiện tượng mới gây sự chú ý của đông đảo giới văn chương và độc giả văn học Trung Quốc. Không chỉ có vậy, sự phát triển của nó cũng đáng nể hơn khi không chỉ độc giả ở Trung Quốc biết đến mà nó còn gây sự chú ý ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả các nước phương Tây. Ở Việt Nam, dòng văn học này cũng được giới thiệu ngay khi nó đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất. Tuy chỉ chọn lọc giới thiệu các tác giả tiêu biểu với các khuynh hướng viết truyện khác nhau của dòng văn chương này nhưng cũng đã giúp độc giả Việt Nam tiếp cận và có được cái nhìn cụ thể hơn về một dòng văn chương đang nổi của nước bạn.
1.Văn học 8X Trung Quốc manh nha từ cuối thế kỷ 20 đến những năm đầu thế kỷ 21 thì bắt đầu phát triển rầm rộ. Với sự xuất hiện của hàng nghìn cây bút 8X có tác phẩm xuất bản. Nhưng trải qua quá trình chọn lọc và đào thải của văn chương thì chỉ trong một thời gian ngắn chỉ còn lại một bộ phận trên dưới vài chục tác giả 8X thành danh. Trong đó có những người rất thành công như Quách Kính Minh , Trương Duyệt Nhiên, Hàn Hàn...Cũng sau giai đoạn nở rộ trên văn đàn, dòng văn học 8X Trung Quốc mới định hình và trở thành một bộ phận riêng có sức ảnh hưởng và nhận được sự ủng hộ của độc giả trong nước cũng như sự quan tâm của độc giả các nước.
2. Văn học 8X Trung Quốc phát triển mạnh và thành công như vậy là vì nó mang những đặc điểm riêng biệt so với các bộ phận văn học đương đại khác. Đó là nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào từ văn hóa "linglei" và sự ảnh hưởng của văn học "linglei"; tập trung khai thác các vấn đề mà giới trẻ thành thị quan tâm, không chỉ phản ánh chân thực đời sống giới trẻ mà còn miêu tả đúng tâm lý của giới trẻ Trung Quốc, nhất là giới trẻ thành thị; sự phá cách trong phong cách sáng tác và sự sáng tạo mạnh mẽ về kết cấu, ngôn ngữ truyện theo cái nhìn đương đại; cuối cùng là biết cách quảng bá tác phẩm của mình đến với số đông độc giả. Sự chủ động trong văn học đó của các nhà văn 8X đã mang lại thành công cho chính họ và dòng văn học mà họ đại diện.
3. Ở Việt Nam văn học 8X Trung Quốc cũng tạo được hiệu ứng tích cực trong giới độc giả. Các tác phẩm và tác giả nổi bậc của dòng văn học này được dịch và giới thiệu ở Việt Nam khá sớm và nóng hổi. Trong tình hình văn học 8X Việt Nam còn rất trầm lắng thì sự xuất hiện của văn học 8X Trung Quốc trên các giá sách có sự ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của giới viết văn trẻ và cả giới độc giả quan tâm đến văn chương trẻ Việt Nam. Từ đó cũng nảy sinh tâm lý so sánh giữa hai bộ phận văn học của hai nước và nhìn nhận đánh giá lại văn học của nước nhà, cụ thể là sự quan tâm hơn đến văn học trẻ, văn học 8X.
4. Qua công trình chúng tôi mong muốn những người có trách nhiệm cũng như những người quan tâm đến văn học trẻ nước nhà xem đây như một nguồn tư liệu tham khảo về một vấn đề văn học được xem như một thành tựu mới trong nền văn học Trung Quốc, từ đó có thể so sánh, đánh giá về văn học nước nhà. Rút ra những điều cần quan sát và học hỏi giúp đưa nền văn học Việt Nam đương đại tiến nhanh với thế giới.
PHỤ LỤC
1. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
A. TƯ LIỆU SÁCH LÝ LUẬN VÀ TẠP CHÍ:
Hà Minh Đức (1997), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Hồ Sĩ Hiệp (2007), Một số vấn đề văn học Trung Quốc đương đại, Nxb.Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai.
Hồ Sĩ Hiệp (2003), Một số vấn đề văn học Trung Quốc thời kỳ mới, Nxb.Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
Lê Huy Tiêu (2005), Cảm nhận mới về văn hóa và văn học Trung Quốc, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Lê Huy Tiêu (2006), Tiểu thuyết Trung Quốc thời kỳ đổi mới, Nxb.Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Trọng Hoàn (1998), Liên tưởng tưởng tượng trong tiếp nhận văn học – quá trình biểu hiện và thanh lọc cảm xúc thẩm mỹ, Tạp chí Giáo dục – Số 317, trang 20-21.
Nguyễn Văn Dân (1999), Tiếp nhận văn học: Một đề tài lớn của nghiên cứu văn học, Tạp chí Nghiên cứu văn học, trang 58-91.
Trần Minh Sơn (2004), Phê bình văn học Trung Quốc đương đại, Nxb.Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh.
Nhuệ Anh dịch (2007), Hai bông hoa 8X trên văn đàn Trung Quốc , Báo Văn Nghệ Trẻ.
Nhuệ Anh (2007), Nhà văn Trương Duyệt Nhiên: Viết văn khi cô độc, Báo Văn Nghệ Trẻ.
B. TƯ LIỆU TÁC PHẨM:
Cửu Đan (2006), Quạ đen, Sơn Lê dịch, Nxb.Hội nhà văn, Hà Nội.
Quách Kính Minh (2006), Vô cực, Thành Ân dịch, Nxb.Hội nhà văn, Hà Nội.
Quách Kính Minh (2005), Vương quốc ảo, Nguyễn Viết Chi dịch, Nxb.Phụ nữ, Hà Nội.
Trương Duyệt Nhiên (2005), Anh đào xa tít tắp, Phương Linh dịch, Nxb.Phụ nữ, Hà Nội.
Trương Duyệt Nhiên (2006), Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi, Nguyễn Xuân Nhật dịch, Nxb.Phụ nữ.
Trương Duyệt Nhiên (2007), Mười yêu, Nguyễn Xuân Nhật dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội
Trương Duyệt Nhiên (2005), Mèo đen không ngủ, Nguyễn Xuân Nhật dịch, Nxb.Phụ nữ, Hà Nội
Tào Đình – Bảo Thê (2005), Xin lỗi em chỉ là con đĩ, Trang Hạ dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Tào Đình – Bảo Thê (2007), Thiên thần sa ngã Tạ Thu Thủy dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Tào Đình – Bảo Thê (2008), Anh trai em gái, Nguyễn Thành Phước dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
Tào Đình – Bảo Thê (2008), Yêu anh hơn cả tử thần, Dạ Nguyệt dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Tào Đình – Bảo Thê (2007), Hồng hạnh thổn thức, Nguyễn Thanh An dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Tào Đình – Bảo Thê (2009), Hôn lễ tháng ba, Nguyễn Thành Phước dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Xuân Thụ (2005), Búp bê Bắc Kinh, Trác Phong dịch, Nxb.Văn học, Hà Nội.
Vệ Tuệ (2007), Bảo bối Thượng Hải, Xuân Oanh dịch, Nxb.Văn học, Hà Nội.
Vệ Tuệ, (2003) Điên cuồng như Vệ Tuệ, Sơn Lê dịch, Nxb.Hội nhà văn, Hà Nội.
Đỗ Hoàng Diệu, ( 2005) , Bóng đè, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
Nhiều tác giả (2007), Vũ điệu thân gầy, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thế Hoàng Linh (2009) Chuyện của thiên tài, NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội.
Nhiều tác giả, (2007), Truyện ngắn 8X, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2008), Truyện ngắn 198X, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
Nguyễn Quỳnh Trang (2009), 1981, Nxb Văn học, Hà Nội.
C. TÀI LIỆU MẠNG:
Đỗ Ngọc Yên, Những vấn đề của dòng văn chương 8X Trung Quốc,
Lan Nhã, Xuân Thụ - Hiện tượng của “thời đại sau 80”,
Nhuệ Anh dịch, Mạc Ngôn viết về nhà văn 8x Trương Duyệt Nhiên,
Những nhà văn 8X triệu phú ở Trung Quốc,
Phạm Tú Châu, Trung Quốc Sốt văn học 8X,
Trang Hạ, “Trung Quốc có dòng văn học mạng”
Thanh Huyền, Nhà văn 8X Trung Quốc-Thành công và lo lắng,
Trần Mạnh Hào, Có nên quay lưng lại với văn học đương đại Trung Quốc?,
Thuy Thủy, Ầm ĩ chuyện nhà văn 8X Trung Quốc được kết nạp hội nhà văn,
Trương Thụy - Chris Dalby, Hà Linh dịch, Nhà văn 8X Trung Quốc - thế hệ vàng xỉn màu,
Trần Thị Thu Hương, Văn học linglei- Một hiện tượng mới trên văn đàn Trung Quốc,
D. THƯ MỤC CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC 8X TRUNG QUỐC ĐƯỢC DỊCH VÀ XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM
Quách Kính Minh (2006), Vô cực, Thành Ân dịch, Nxb.Hội nhà văn, Hà Nội.
Quách Kính Minh (2005), Vương quốc ảo, Nguyễn Viết Chi dịch, Nxb.Phụ nữ, Hà Nội.
Trương Duyệt Nhiên (2005), Anh đào xa tít tắp, Phương Linh dịch, Nxb.Phụ nữ, Hà Nội.
Trương Duyệt Nhiên (2005), Mèo đen không ngủ, Nguyễn Xuân Nhật dịch, Nxb.Phụ nữ, Hà Nội.
Trương Duyệt Nhiên (2006), Thủy tiên đã cưỡi chép vàng đi, Nguyễn Xuân Nhật dịch, Nxb.Phụ nữ.
Trương Duyệt Nhiên (2007), Mười yêu, Nguyễn Xuân Nhật dịch, Nxb Phụ nữ, Hà Nội
Tào Đình – Bảo Thê (2005), Xin lỗi em chỉ là con đĩ, Trang Hạ dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Tào Đình – Bảo Thê (2007), Thiên thần sa ngã Tạ Thu Thủy dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Tào Đình – Bảo Thê (2008), Anh trai em gái, dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
Tào Đình – Bảo Thê (2008), Yêu anh hơn cả tử thần, Dạ Nguyệt dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Tào Đình – Bảo Thê (2007), Hồng hạnh thổn thức, Nguyễn Thanh An dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Tào Đình – Bảo Thê (2009), Hôn lễ tháng ba, Nguyễn Thành Phước dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
Xuân Thụ (2005), Búp bê Bắc Kinh, Trác Phong dịch, Nxb.Văn học, Hà Nội.
2. BIỂU ĐỒ KHẢO SÁT:
Biểu đồ 1: Số lượng độc giả quan tâm đến dòng văn học 8X Trung Quốc (khảo sát trên 200 sinh viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh)
Biểu đồ 2: Đánh giá của độc giả quan tâm đến dòng văn học 8X Trung Quốc được khảo sát.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Văn học 8X Trung Quốc ở Việt Nam.doc