Vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam airlines

Lời nói đầu Trong xã hội từ trước đến nay, con người luôn có nhu cầu đi lại, du lịch; hàng hóa thì cần vận chuyển để phục vụ mục đích thương mại nên sự ra đời của các phương tiện vận tải là một tất yếu. Khi đời sống người dân ngày càng phát triển thì phương tiện vận tải không còn chỉ gói gọn trong những ôtô, xe tải, xe máy, nữa mà người ta còn biết đến máy bay. Giao thông vận tải nói chung cũng như ngành Hàng không dân dụng nói riêng luôn chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống và đặc biệt trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nó giúp vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, tiện lợi, an toàn và điều này thì lại rất cần thiết cho nền kinh tế thị trường ngày nay. Ngành hàng không đã phát triển trên thế giới gần một thế kỷ nhưng chỉ xuất hiện ở Việt Nam hơn 50 năm. Tuy nhiên, chúng ta đều có thể nhận thấy sự lớn mạnh cũng như những đóng góp to lớn mà ngành này đem lại. Nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi có lĩnh vực vận tải hàng không được coi là tốc độ phát triển cao nhất toàn cầu, Việt Nam đang được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Vietnam-Airlines, một hãng hàng không uy tín và quy mô nhất Việt Nam hiện nay, đã thực hiện một bước đi quan trọng mang tính chiến lược: Trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) vào tháng 12/2006. Điều này mang đến cho Vietnam-Airlines nhiều cơ hội không nhỏ góp phần vào việc khẳng định đẳng cấp quốc tế cũng như chất lượng toàn cầu của các loại hình dịch vụ mà Hàng không Việt Nam đang cung cấp. Nhưng đi kèm với đó là những thách thức. Thách thức lớn nhất có lẽ là môi trường cạnh tranh khốc liệt với sự mở rộng của thị trường hàng không trong nước thời kỳ hậu WTO. Việc thâm nhập, mở rộng hoạt động của các hãng hàng không lớn với cơ sở hạ tầng vững chắc và nguồn lực dồi dào, sự ra đời và bùng nổ mạnh mẽ của hãng hàng không giá rẻ và luật tự do hóa bầu trời đang đi vào hoạt động, là thách thức đòi hỏi các nỗ lực không ngừng của Hàng không Việt Nam nói chung và Vietnam-Airlines nói riêng. Chính vì tầm quan trọng của việc đổi mới và phát triển hệ thống dịch vụ ngành hàng không Việt Nam mà chúng em, nhóm sinh viên đến từ khoa Quản trị kinh doanh K44 trường Đại Học Ngoại Thương xin tìm hiểu về tình hình hoạt động cũng như phương hướng phát triển của Tổng công ty Hàng không Vietnam-Airlines và đặc biệt trong lĩnh vực vận tải hàng hóa. Qua đó, chúng ta cũng có thể có được cái nhìn khái quát bức tranh toàn cảnh hiện nay của ngành vận tải hàng không Việt Nam. A - Khái quát về tổng công ty hàng không Vietnam-Airlines I) Lịch sử phát triển: Khởi đầu từ năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ có 5 chiếc, Vietnam-Airlines đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Với tên gọi là Hàng không dân dụng Việt Nam, Vietnam-Airlines bắt đầu bay với tư cách một hãng hàng không độc lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia Lâm. Qua hơn 48 năm, Vietnam-Airlines đã trải qua nhiều thay đổi. Với mỗi đổi thay, Vietnam-Airlines không ngừng phát triển, mở rộng và cải thiện dịch vụ để trở thành một hãng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1993, Vietnam-Airlines đổi tên thành Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Năm 1995, Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của nhà nước. Tổng công ty có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng không đối với hành khách, hàng hóa trong và ngoài nước, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và mua sắm tầu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Đến nay, Vietnam-Airlines đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc trong kinh doanh vận chuyển hành khách và các loại hình dịch vụ khác. Tiếp tục vươn tới tương lai, Vietnam-Airlines đã xây dựng những định hướng lớn cho sự phát triển của mình. Đó là xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của một đơn vị kinh tế kỹ thuật hiện đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng Vietnam-Airlines trở thành hãng hàng không tầm cỡ, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. Trong 3 năm gần đây, Vietnam-Airlines không ngừng phát triển mạng bay và đã mở thêm nhiều đường bay mới bao gồm cả quốc tế và nội địa. Hiện nay, hãng đang khai thác và hợp tác với 18 thành phố trong nước và 38 thành phố trên thế giới ở châu Âu, châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ.

doc24 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2650 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong xã hội từ trước đến nay, con người luôn có nhu cầu đi lại, du lịch; hàng hóa thì cần vận chuyển để phục vụ mục đích thương mại nên sự ra đời của các phương tiện vận tải là một tất yếu. Khi đời sống người dân ngày càng phát triển thì phương tiện vận tải không còn chỉ gói gọn trong những ôtô, xe tải, xe máy,… nữa mà người ta còn biết đến máy bay. Giao thông vận tải nói chung cũng như ngành Hàng không dân dụng nói riêng luôn chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống và đặc biệt trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nó giúp vận chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, tiện lợi, an toàn và điều này thì lại rất cần thiết cho nền kinh tế thị trường ngày nay. Ngành hàng không đã phát triển trên thế giới gần một thế kỷ nhưng chỉ xuất hiện ở Việt Nam hơn 50 năm. Tuy nhiên, chúng ta đều có thể nhận thấy sự lớn mạnh cũng như những đóng góp to lớn mà ngành này đem lại. Nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi có lĩnh vực vận tải hàng không được coi là tốc độ phát triển cao nhất toàn cầu, Việt Nam đang được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng. Vietnam-Airlines, một hãng hàng không uy tín và quy mô nhất Việt Nam hiện nay, đã thực hiện một bước đi quan trọng mang tính chiến lược: Trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) vào tháng 12/2006. Điều này mang đến cho Vietnam-Airlines nhiều cơ hội không nhỏ góp phần vào việc khẳng định đẳng cấp quốc tế cũng như chất lượng toàn cầu của các loại hình dịch vụ mà Hàng không Việt Nam đang cung cấp. Nhưng đi kèm với đó là những thách thức. Thách thức lớn nhất có lẽ là môi trường cạnh tranh khốc liệt với sự mở rộng của thị trường hàng không trong nước thời kỳ hậu WTO. Việc thâm nhập, mở rộng hoạt động của các hãng hàng không lớn với cơ sở hạ tầng vững chắc và nguồn lực dồi dào, sự ra đời và bùng nổ mạnh mẽ của hãng hàng không giá rẻ và luật tự do hóa bầu trời đang đi vào hoạt động, là thách thức đòi hỏi các nỗ lực không ngừng của Hàng không Việt Nam nói chung và Vietnam-Airlines nói riêng. Chính vì tầm quan trọng của việc đổi mới và phát triển hệ thống dịch vụ ngành hàng không Việt Nam mà chúng em, nhóm sinh viên đến từ khoa Quản trị kinh doanh K44 trường Đại Học Ngoại Thương xin tìm hiểu về tình hình hoạt động cũng như phương hướng phát triển của Tổng công ty Hàng không Vietnam-Airlines và đặc biệt trong lĩnh vực vận tải hàng hóa. Qua đó, chúng ta cũng có thể có được cái nhìn khái quát bức tranh toàn cảnh hiện nay của ngành vận tải hàng không Việt Nam. A - Khái quát về tổng công ty hàng không Vietnam-Airlines I) Lịch sử phát triển: Khởi đầu từ năm 1956 với đội ngũ máy bay chỉ có 5 chiếc, Vietnam-Airlines đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Với tên gọi là Hàng không dân dụng Việt Nam, Vietnam-Airlines bắt đầu bay với tư cách một hãng hàng không độc lập ngay sau khi tiếp quản sân bay Gia Lâm. Qua hơn 48 năm, Vietnam-Airlines đã trải qua nhiều thay đổi. Với mỗi đổi thay, Vietnam-Airlines không ngừng phát triển, mở rộng và cải thiện dịch vụ để trở thành một hãng hàng không đạt tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1993, Vietnam-Airlines đổi tên thành Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam. Năm 1995, Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của nhà nước. Tổng công ty có chức năng nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ, phục vụ về vận tải hàng không đối với hành khách, hàng hóa trong và ngoài nước, trong đó có xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư, xây dựng, tạo nguồn vốn, thuê và mua sắm tầu bay, bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, phụ tùng, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tổng công ty; liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Đến nay, Vietnam-Airlines đã đạt được sự tăng trưởng vững chắc trong kinh doanh vận chuyển hành khách và các loại hình dịch vụ khác. Tiếp tục vươn tới tương lai, Vietnam-Airlines đã xây dựng những định hướng lớn cho sự phát triển của mình. Đó là xây dựng Tổng công ty Hàng không Việt Nam trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, phát huy vai trò của một đơn vị kinh tế kỹ thuật hiện đại, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng. Trên cơ sở lấy kinh doanh vận tải hàng không làm cơ bản đồng thời đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, nhanh chóng hiện đại hóa, làm chủ công nghệ mới, nâng cao vị thế, xây dựng Vietnam-Airlines trở thành hãng hàng không tầm cỡ, có bản sắc, là một trong những hãng hàng đầu của khu vực về chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. Trong 3 năm gần đây, Vietnam-Airlines không ngừng phát triển mạng bay và đã mở thêm nhiều đường bay mới bao gồm cả quốc tế và nội địa. Hiện nay, hãng đang khai thác và hợp tác với 18 thành phố trong nước và 38 thành phố trên thế giới ở châu Âu, châu Á, châu Úc và Bắc Mỹ. Năm 2006, Vietnam-Airlines vận chuyển được gần 6,8 triệu hành khách trong đó có gần 3,1 triệu khách trên các chuyến bay quốc tế, và 3,7 triệu khách trên các chuyến bay nội địa. Ngoài ra, Vietnam Airlines cũng chuyên chở khoảng 106 nghìn tấn hàng hoá. Để làm cho sản phẩm của mình đa dạng, phong phú và tiện lợi đối hơn đối với hành khách, Vietnam-Airlines đã liên danh liên kết với nhiều đối tác trên thế giới thông qua các hình thức như: hợp tác liên doanh; liên danh trao đổi chỗ và các hợp đồng trao đổi; chia chặng đặc biệt... Hiện nay, phạm vi kinh doanh của Tổng công ty Hàng không Việt Nam bao gồm những lĩnh vực như: kinh doanh, dịch vụ và phục vụ vận tải hàng không đồng bộ đối với hành khách, hàng hóa trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Tổng công ty Hàng không Việt Nam còn kinh doanh một số nganh nghề khác như: xăng dầu, cácndịch vụ thương mại tại các cảng hàng không, dịch vụ ủy thác xuất – nhập khẩu, các dịch vụ thương mại tổng hợp, vận tải mặt đất, nhựa cao cấp, in, khảo sát thiết kế, xây dựng công trình, và cung ứng lao động chuyên ngành. B – Tình hình hoạt động I) Tình hình cơ sở vật chất: 1) Đội bay Loại máy bay Số lượng Số ghế Ghế hạng C Ghế hạng Y Boeing 777-200 4 338 32 306 4 307 25 282 1 325 35 290 1 295 12 283 Airbus 330 1 320 36 284 3 266 24 242 Airbus 320 10 192 0 162 Airbus 321 13 184 16 168 Fokker 70 2 79 0 79 ATR 72 10 65 0 65 Tổng 49 2) Tàu bay: Airbus A320/A321 - Tầm bay: 4,400 – 5,600 km - Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay : 2,5 tons, tương đương với thể tích là: 15 m3 - Hầm hàng của máy bay được trang bị hệ thống thông khí, hệ thống làm mát và sưởi ấm phục vụ vận chuyển hiệu quả một số hàng đặc biệt như động vật sống. A300 - Range (w/max. passengers): 3,650 – 4,850 km - Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay: 13 tons, tương đương với thể tích là: 78m3 - Hầm hàng của máy bay được trang bị hệ thống thông khí, hệ thống làm mát và sưởi ấm phục vụ vận chuyển hiệu quả một số hàng đặc biệt như động vật sống. A330 - Range (w/max. passengers): 10,500 km - Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay: 15tons, tương đương với thể tích là: 90m3 - Hầm hàng của máy bay được trang bị hệ thống thông khí, hệ thống làm mát và sưởi ấm phục vụ vận chuyển hiệu quả một số hàng đặc biệt như động vật sống. Boeing 777-200ER - Range (w/max. passengers): 14,316 km - Tải trọng vận chuyển hàng hóa/chuyến bay:13–17tons, tương đương thể tích:78–102 m3 - Hầm hàng của máy bay được trang bị hệ thống thông khí, hệ thống làm mát và sưởi ấm chuyển hiệu quả một số hàng đặc biệt như động vật sống. 3) Phương tiện xếp dỡ: Các phương tiện chất xếp ULD: Vietnam Airlines trang bị đầy đủ các phương tiện chất xếp để đảm bảo vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn và thuận lợi. AKH Kích thước đáy: 61.5 x 60.4 inch Chiều cao: 45 inch Trọng tải tối đa: 1135 kg Thể tích: 3.6 m3 Loại máy bay thích hợp: A320/A321 AKE Kích thước đáy: 61.5 x 60.4 inch Chiều cao: 64 inch Trọng tải tối đa: 1587 kg Thể tích: 4.5 m3 Loại máy bay thích hợp: B777/A300/A330 DQF Kích thước đáy: 96 x 60.4 inch Chiều cao: 64 inch Trọng tải tối đa: 2450 kg Thể tích: 7.2 m3 Loại máy bay thích hợp: B767/B777 DPE Kích thước đáy: 47 x 60.4 inch Chiều cao: 64 inch Trọng tải tối đa: 1225 kg Thể tích: 3.4 m3 Loại máy bay thích hợp: B767 PKC Kích thước đáy: 47 x 60.4 inch Trọng tải tối đa: 1587 kg Thể tích: 4.5 m3 Loại máy bay thích hợp: A320/A321 PMC Kích thước đáy: 61.5x60.4 inch Trọng tải tối đa: 1225 kg Thể tích: 3.4 m3 Loại máy bay thích hợp: B767 PAG Kích thước đáy: 61.5x60.4 inch Trọng tải tối đa: 1225 kg Thể tích: 3.4 m3 Loại máy bay thích hợp: A300/A330/B767/B777 4) Mạng bay quốc tế - Mạng bay nội địa: 4.1) Mạng bay quốc tế: 4.2) Mạng bay nội địa: II) Lĩnh vực hoạt động vận tải hàng hóa: 1) Thông tin về sân bay: 1.1) Những sân bay có làm thủ tục Hải quan: Sân bay quốc tế Đà Nẵng – DAD, sân bay quốc tế Nội Bài – HAN, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – SGN. 1.2) Trang thiết bị tại sân bay: tại tất cả các sân bay quốc tế được trang bị các phương tiện chất xếp: xe nâng, xe xúc, xe kéo, băng chuyền hàng hóa. 1.3) Lưu kho: thời gian lưu kho là 1 tháng.Sau 1 tháng không có người đến nhận, hàng sẽ được bán đấu giá. Container nhiệt có tại sân bay Nội Bài và sân bay Tân Sơn Nhất. Kho lạnh, kho hàng nguy hiểm và hàng giá trị cao chỉ có tại sân bay Tân Sơn Nhất. 1.4) Thủ tục Hải quan: Người nhận hàng hoặc người môi giới nhận hàng trực tiếp tại sân bay. Riêng tại Hà Nội có điểm làm thủ tục hàng hóa trong thành phố. Thời gian làm thủ tục Hải quan: từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, từ 08.00-11.30 sáng và 13.30-16.30 chiều. Nếu làm thủ tục ngoài giờ cần có sự thông báo và thu xếp trước với Hải quan. 1.5) Trả hàng: Có thể thực hiện được việc trả hàng ngay khi máy bay đến nếu đã thu xếp trước các thủ tục. 1.6) Hàng gửi tiếp: (Re-forwarding) Có thể gửi tiếp hàng hóa tại Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh khi có sự tham gia của công ty môi giới Hải quan. 2) Điều kiện với từng loại hàng: 2.1) Hàng mau hỏng: Hướng dẫn vận chuyển hàng mau hỏng: Hàng mau hỏng là các loại hàng hóa đặc biệt mà trạng thái/tính chất ban đầu có thể bị hư hỏng khi chịu tác động của sự thay đổi quá mức về nhiệt độ, độ ẩm hay do chậm chễ của quá trình vận chuyển (socola, thực phẩm, sản phẩm đông lạnh, cây, hoa quả, trứng ấp, cá, thịt, vắc xin, huyết thanh…) Điều kiện chấp nhận vận chuyển: Hàng không Việt Nam không chịu trách nhiệm về mất mát hoặc hư hại do sự thay đổi về khí hậu, nhiệt độ cao hoặc các tiếp xúc thông thường khác. Người gửi phải cung cấp hướng dẫn bằng văn bản nêu rõ thời gian vận chuyển tối đa có thế chấp nhận được và các yêu cầu, phương tiện phục vụ đặc biệt. Tuy nhiên, những loại hàng mau hỏng có yêu cầu phục vụ đặc biệt (Ví dụ: “Giữ lạnh trong suốt thời gian”, “Giữ lạnh dưới 50C”) sẽ không được Hàng không Việt Nam chấp nhận vận chuyển. Hàng mau hỏng có thể rò rỉ chất lỏng được chấp nhận theo hình thức vận chuyển hàng ướt. Trường hợp hàng mau hỏng được giữ lạnh bằng đá khô, cần tuân thủ quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của Hàng không Việt Nam và IATA. Không chấp nhận vận chuyển hàng mau hỏng sử dụng chất bảo quản là hàng nguy hiểm, trừ trường hợp sử dụng đá khô để bảo quản hàng. Yêu cầu về bao bì và đóng gói: Bao gói phải chắc chắn để bảo vệ hàng và ngăn chặn việc nhiễm bẩn từ các lô hàng khác, không bị chảy tràn hoặc rò rỉ. Vật liệu đóng gói hàng mau hỏng thường sử dụng bao gồm: hộp bọt xốp túi/tấm trải nilon, thùng cattong phủ sáp, thùng gỗ, sọt, hộp, thùng nhựa và vật liệu hút nước. Yêu cầu đóng gói với một số hàng mau hỏng thường gặp như sau: TT Loại hàng Bao bì & đóng gói Yêu cầu 1 Cây và hoa Bọc trong giấy gói bảo vệ và đóng trong hộp bìa và bao gai Bao gói đủ chắc cho phép chất các kiện hàng lên nhau. Đóng gói đảm bảo thông thoáng 2 Rau quả Thường dùng là thùng gỗ, thùng cattong Thùng phải thông thoáng, đề phòng hàng nát và thâm 3 Vắcxin và vật tư y tế Thường dùng là những bao bì được thiết kế chuẩn 4 Thịt và các sản phẩm từ thịt tươi, đông lạnh Bao bì phải chống rò rỉ, đáp ứng chất lượng nước xuất/nhập khẩu 5 Cá và thủy sản-tươi, đông lạnh Yêu cầu 2 lớp đóng gói Đủ vật liệu giữ lạnh đi kèm để duy trì nhiệt độ lô hàng, thường dùng các loại sau: Đá khô: Đóng gói sao cho khí CO2 có thể phân tán và không tích lại bên trong. Tham khảo quy định hàng nguy hiểm của Hàng không Việt Nam. Khí hóa lỏng: tuân thủ quy định hàng nguy hiểm của Hàng không Việt Nam. Đá ướt: đóng trong túi nilong hoặc bao gói có khả năng giữ được nước bên trong. Đóng gói trong Túi nilong có độ dày tối thiểu 0.1mm. Có thể đóng 2 lớp túi để phỏng rò rỉ Đóng gói ngoài Thùng nhựa, gỗ, xốp, cattong; Trọng lượng tịnh tối đa là 35kg, riêng cá ngừ thì trọng lượng tịnh tối đa là 100kg. Thận trọng khi dùng băng dính không thấm nước, đai nẹp, đai buộc gia cố thùng hàng, đề phòng hư hại cho chính thùng hàng Yêu cầu đánh dấu và ghi nhãn: Thông tin ghi trên các kiện hàng: Tên, địa chỉ, số điện thoại người nhận, các thông tin, hướng dẫn đặc biệt khác về hàng hóa. Đánh dấu “Dry Ice”, UN number và trọng lượng đá khô (khi vật liệu giữ lạnh và đá khô). Dán nhãn: Nhãn hàng mau hỏng: dán ít nhất 1 nhãn/1 kiện hàng. Nhãn chỉ hướng: dán ít nhất 2 nhãn ở 2 mặt đối diện. Nhãn hàng nguy hiểm Class 9 (khi vật liệu giữ lạnh và đá khô). Yêu cầu về tài liệu: Người gửi hàng chịu trách nhiệm chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu của lô hàng phù hợp với các yêu cầu vận chuyển xuất, nhập khẩu và quá cảnh của các nước có liên quan trên hành trình của lô hàng. Thông thường các tài liệu này bao gồm: TT Các loại chứng từ, tài liệu Nội địa Quốc tế 1 Hóa đơn thương mại (khi hàng gửi với mục đích thương mại) x x 2 Giấy phép xuất, nhập khẩu x 3 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu x 4 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa x 5 Giấy kiểm định động thực vật (health certificate) x x 2.2) Hàng động vật sống: Hướng dẫn vận chuyển hàng động vật sống: Trước khi hàng động vật sống được tiếp nhận, người gửi hàng phải thu xếp trước với Hàng không Việt Nam đảm bảo lô hàng đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu vận chuyển theo Hướng dẫn khai thác hàng hóa của Hàng không Việt Nam và quy định vận chuyển động vật sống của IATA. Hàng không Việt Nam không chấp nhận vận chuyển những lô hàng động vật sống đòi hỏi những yêu cầu phục vụ đặc biệt (Ví dụ như: yêu cầu duy trì một nhiệt độ cố định trong quá trình vận chuyển). Trong đó lưu ý một số điểm sau: Động vật phải trong tình trạng sức khỏe tốt. Có đủ các tài liệu đi kèm (chi tiết xem yêu cầu về tài liệu). Đóng gói và thùng chuồng phù hợp (chi tiết xem yêu cầu về thùng chuồng). Dán nhãn và đóng gói đầy đủ (chi tiết xem yêu cầu đánh dấu và dán nhãn). Người gửi phải biết rõ cách chăm sóc lô hàng và có thỏa thuận trước sẽ chịu trách nhiệm khi lô hàng không giao được cho người nhận. Yêu cầu về thùng, chuồng: Phải phù hợp với con vật, đảm bảo con vật cảm thấy thoải mái ở các tư thế tự nhiên. Thiết kế thùng chuồng phải đảm bảo cho nhân viên phục vụ có thể chăm sóc động vật mà không gặp nguy hiểm. Thùng chuồng phải trong tình trạng tốt, có kết cấu bền vững, được làm từ các vật liệu không độc hại. Thùng chồng phải có chân đế cao 5cm-15cm trong trường hợp phải dùng xe xúc. Một số trường hợp, thùng chuồng phải yêu cầu có tay cầm. Có máng đựng thức ăn và nước uống có thể rót từ bên ngoài vào. Chống được rò rỉ nước thải từ động vật, chỗ nằm phải thấm được nước từ vật liệu hút nước phù hợp (không chấp nhận sử dụng rơm rạ, cỏ khô) do người gửi cung cấp. So với con vật trưởng thành cùng chủng loại, những con vật nhỏ cần diện tích thùng chuồng nhỏ hơn. Thông thường chiều cao thùng chuồng dành cho con vật nhỏ bằng 150% chiều cao của con vật đó khi đứng. Yêu cầu về đánh dấu và dán nhãn: Ghi thông tin trên các kiện hàng: Đánh dấu, ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của người chịu trách nhiệm chỉ dẫn về lô hàng, tên chung, tên khoa học, số lượng động vật trên mỗi kiện hàng. Đánh dấu “Poisonous” đối với thùng chứa động vật có thể gây thương tích. Dán nhãn: Đối với động vật sống: dán ít nhất 1 nhãn/1 kiện hàng. Nhãn chỉ hướng: dán trên cả 4 mặt của kiện hàng. (!) Lưu ý: không dán nhãn bịt lên các lỗ thông thoáng trên thùng hàng. Yêu cầu về tài liệu: Người gửi hàng chịu trách nhiệm chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu của lô hàng phù hợp với các yêu cầu vận chuyển, xuất nhập khẩu và quá cảnh của các nước có liên quan trên hành trình của lô hàng. Thông thường các tài liệu này bao gồm: TT Các loại chứng từ, tài liệu Nội địa Quốc tế 1 Hóa đơn thương mại (khi hàng gửi với mục đích thương mại) x x 2 Giấy phép xuất, nhập khẩu x 3 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu x 4 Hóa đơn chứng thực của lãnh sự x 5 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa x 6 Giấy kiểm định động thực vật (health certificate) x x 7 Tờ khai gửi động vật sống của người gửi (*) x x 8 Giấy phép CITE (**) x 9 Giấy phép vận chuyển nội địa (***) x 2.3) Hàng ướt: Hướng dẫn vận chuyển hàng ướt: Hàng ướt là hàng có chứa chất lỏng hoặc bản chất hàng có thể sinh ra chất lỏng hoặc thoát nhiều hơi nước. Trong khi vận chuyển, hàng ướt có thể bị đổ, rò rỉ, gây ăn mòn, hư hại cho cấu trúc máy bay và các hàng hóa khác. Yêu cầu bao bì và đóng gói: Việc đóng hàng và gia cố thùng hàng phải đảm bảo chống rò rỉ trong điều kiện thay đổi áp suất và nhiệt độ trong quá trình vận chuyển. Vật liệu đóng gói phải đủ chắc chắn để có thể chịu được việc chất các kiện hàng thành chồng. Trường hợp vận chuyển chất lỏng, không được chứa quá đầy, phải để lại một khoảng trống không dưới 20% chiều cao của cả thùng đề phòng chất lỏng có thể rò rỉ do thay đổi nhiệt độ trong quá trình vận chuyển. Chỗ chứa chất lỏng cần được đóng kín đề phòng thất thoát. Yêu cầu về đánh dấu và dán nhãn: Ghi thông tin trên các kiện hàng: Trên mỗi kiện hàng phải được đánh dấu, ghi tên, địa chỉ, số điện thoại người nhận và các thông tin, hướng dẫn đặc biệt (nếu có) Dán nhãn: Trên mỗi kiện hàng phải được dán nhãn chỉ hướng, ngoài ra nếu là hàng mau hỏng còn yêu cầu dán thêm nhãn hàng mau hỏng hoặc các nhãn hàng đặc biệt khác tương ứng. Yêu cầu về tài liệu: TT Các loại chứng từ, tài liệu Nội địa Quốc tế 1 Hóa đơn thương mại (khi hàng gửi với mục đích thương mại) x x 2 Giấy phép xuất, nhập khẩu x 3 Tờ khai hàng hóa xuất khẩu x 4 Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa x 5 Giấy kiểm định động thực vật (health certificate) x 3) Hàng chuyển tiếp: 3.1) Quy định chung: Hàng quốc tế được phép chuyển tiếp tại sân bay quốc tế Nội Bài (HAN) và Tân Sơn Nhất (SGN). Đối với hàng hóa bị hư hại sẽ được đóng gói lại dưới sự giám sát của nhân viên an ninh sau khi đã được thanh tra. 3.2) Tài liệu: Không vận đơn, danh mục hàng hóa, các loại giấy phép khác nếu yêu cầu. 3.3) Hạn chế: Vũ khí, đạn dược và thuốc nổ: thuốc nổ ngoại trừ vũ khí, đạn dược có thể được chấp nhận khi có sự đồng ý của nhà chức trách Việt Nam Thuốc mê, các tá dược dùng trong y tế, thuốc y tê, các dược phẩm và các loại vacxin: phải được sự đồng ý của Bộ Y tế. Các chất phóng xạ: Phải có thông báo trước 48 tiếng và có giấy phép nhập khẩu của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. 3.4) Các điều khoản cấm: Vũ khí, đạn dược, chất nổ và các thiết bị kỹ thuật quân sự. Chất gây mê và ma túy. Chất độc và chất lây nhiễm. Văn hóa phẩm khiêu dâm và đồ trụy. Các loại pháo nổ. 4) Hàng xuất khẩu: 4.1) Quy định chung: Đóng gói: không chấp nhận bao bì bằng giấy cattong cũ, bao gói chất lượng kém. Đối với hàng ướt, điều kiện đóng gói phải theo tiêu chuẩn đã được quy định của Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam và AAPA (Hiệp hội Hàng không Châu Á Thái Bình Dương). Đánh dấu hàng hóa: hàng hóa phải được ghi cụ thể, rõ ràng bằng tiếng Anh. Ngôn ngữ sử dụng trong các tài liệu: tiếng Anh. Các yêu cầu khác: phụ thuộc vào quy định của Hải quan và cơ quan có liên quan. 4.2) Yêu cầu về tài liệu: Các lô hàng thương mại: 3 bản hóa đơn thương mại. Trong hóa đơn số tiền phải được chỉ ra bằng đồng tiền USD. Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (yêu cầu tùy theo từng loại hàng) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Các lô hàng mẫu: Yêu cầu có hóa đơn chiếu lệ và kê khai đặc điểm hàng hóa trong không vận đơn Hàng quà tặng: không cần các tài liệu nhưng tổng giá trị của hàng hóa phải được chỉ rõ trong không vận đơn. 4.3) Hạn chế: Động vật sống: Tất cả các loại động vật xuất khẩu phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận sức khỏe và giấy phép nhập khẩu. Cây trồng và các sản phẩm cây trồng: Yêu cầu phải có giấy kiểm dịch thực vật Vũ khí, đạn dược và chất nổ: bao gồm bất cứ loại hàng trong danh mục hàng loại 1 theo quy định hàng nguy hiểm như pháo hoa, thuốc nổ dùng trong công nghiệp phải có giấy phép của Bộ Công An. Thuốc gây mê và các chất gây nghiện: có giấy phép xuất khẩu của Bộ Y tế. Xác người: cần các loại giấy: giấy chứng tử, giấy chứng nhận niêm phong kẹp chì quan tài, giấy chứng nhận của Đại sứ quán. Những sản phẩm từ động vật: cần có giấy phép của Cục thú y. Hàng phóng xạ: phải có thông báo trước 48h và có giấy phép nhập khẩu của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. 4.4) Điều khoản cấm: Vũ khí, đạn dược, chất nổ và các thiết bị kỹ thuật quân sự. Chất gây mê và ma túy. Chất độc và chất lây nhiễm. Văn hóa phẩm khiêu dâm và phản động. Các loại pháo nổ. 5) Hàng nhập khẩu: 5.1) Các yêu cầu: Các lô hàng nhập khẩu có thể được đăng ký thông qua các doanh nghiệp nhà nước. Bảo hiểm phải do công ty Bảo hiểm Việt Nam thực hiện. 5.2) Yêu cầu về tài liệu: Các lô hàng thương mại: 3 bản hóa đơn thương mại. Trong hóa đơn số tiền phải được chỉ ra bằng đồng USD. Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (yêu cầu tùy theo từng loại hàng) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Các lô hàng mẫu: yêu cầu có hóa đơn chiếu lệ và kê khai đặc điểm hàng hóa trong không vận đơn. Hàng quà tặng: không cần các tài liệu, nhưng tổng giá trị của hàng hóa phải được chỉ rõ trong không vận đơn. 5.3) Các hạn chế: Hạn chế chung: trong trường hợp hàng là quà biếu giữa các chính phủ, yêu cầu có giấy phép nhập khẩu của An Ninh và Hải quan cho các hàng: Trâu, bò, gia cầm, gia súc,…Không hạn chế: các trường hợp ngoại giao đặc cách. Động vật sống: Yêu cầu giấy chứng nhận sức khỏe. Giấy phép nhập khẩu được cấp sau khi đã có kiểm dịch tại điểm đến của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Phải thông báo trước khi vận chuyển. Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng: Cây trồng, hạt: cần có giấy kiểm dịch thực vật và giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Vũ khí, đạn dược, thuốc nổ: thuốc nổ ngoại trừ vũ khí, đạn dược có thể được chấp nhận khi được sự đồng ý của nhà chức trách Việt Nam. Thuốc gây mê, các tá dược dùng trong y tế, thuốc y tế, các dược phẩm và các loại vacxin: phải được sự đồng ý của Bộ Y tế. Hàng phóng xạ: phải có thông báo trước 48h và có giấy phép nhập khẩu của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Các điều khoản khác: Các sản phẩm văn hóa: báo, tạp chí, băng video, băng cassette, đĩa CD, LD, VCD, DVD,…. phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Văn hóa và thông tin. Thiết bị truyền thông: cần phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Bưu chính Viễn thông. 5.4) Các điều khoản cấm: Vũ khí, đạn dược, chất nổ và các thiết bị kỹ thuật quân sự. Chất gây mê và ma túy. Chất độc và chất lây nhiễm. Văn hóa phẩm khiêu dâm và phản động. Các loại pháo nổ. III) Cước phí: 1) Hàng chuyển tiếp: Mức phí phục vụ cho 1 kg hàng……………………………...........................0,08USD Lưu kho: miễn phí ngày đầu tiên bao gồm ngày hàng đến (miễn phí phục vụ mặt đất). Nếu chậm trễ, phụ thu sẽ áp dụng cho hãng hàng không tiếp nhận hàng chuyển tiếp. 2) Hàng xuất khẩu: Điều khoản chung: Tất cả các loại phí được tính theo đồng Việt Nam (VNĐ) trừ phí xuất không vận đơn quốc tế. Phí xử lý hàng xuất khẩu: Phí phục vụ cho 1 kg hàng xuất khẩu thông thường ………………..... 580 VNĐ Phí phục vụ tối thiểu cho 1 lô hàng xuất khẩu thông thường ……….35000 VNĐ Phí tài liệu: Phí không vận đơn quốc tế ……………… ……………300 USD/không vận đơn Phí không vận đơn nội địa ……………. ……...…...20.000 USD/không vận đơn Các loại phí khác sẽ thông báo cụ thể. Phí lưu kho: Hàng thông thường: không tính lưu kho ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ, 2 ngày trước ngày hàng được dự định vận chuyển (kể cả ngày tiếp nhận và ngày hàng được vận chuyển) Giá lưu kho: 3 ngày đầu ……………………………………….. ………………305VNĐ/kg Từ ngày thứ 4 ……………………………………………………..610VNĐ/kg Từ ngày thứ 9……………………………. ………… …………..1064VNĐ/kg Phí lưu kho tối thiểu, phí/lần: 40.000VNĐ Trường hợp hàng đã xác nhận chỗ nhưng do lỗi vận chuyển nên không đi đúng kế hoạch phải lưu kho, thì hãng vận chuyển sẽ trả tiền lưu kho cho khoảng thời gian tính từ sau ngày dự định bay đến khi lô hàng được thực sự vận chuyển theo mức giá trên. Người gửi hàng phải trả lệ phí lưu kho tính đến ngày hàng có kế hoạch được gửi đi, sau thời gian này hãng hàng không chuyên chở phải trả lệ phí lưu kho tính tới ngày thực tế hàng được chuyển đi. Các phí khác: phí xử lý hàng hóa đặc biệt sẽ thông báo cụ thể. 3) Hàng nhập khẩu: Tất cả cước phí được tính theo đồng Việt Nam (VNĐ) Phí xử lý hàng hóa: Phí xử lý cho 1 kg hàng hóa nhập khẩu thông thường …………………700VNĐ Phí xử lý tối thiểu cho 1 lô hàng nhập khẩu thông thường ……. …..35.000VNĐ Phí lưu kho (đối với hàng hóa nhập khẩu thông thường): Thời gian bắt đầu tính lưu kho kể từ ngày thứ 3 từ khi chuyến bay đến, không tính phí lưu kho ngày thứ 7, chủ nhật, ngày lễ và ngày phát hàng. Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5, phí kg/ngày (cho 3 ngày): Lô hàng nhỏ hơn hoặc bằng 100kg………… .…………...1.000VNĐ Lô hàng lớn hơn 100kg: - 100kg đầu……….…………….1000VNĐ - Trọng lượng ngoài 100kg đầu.….290VNĐ Từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 9……………….……….……...700VNĐ Từ ngày thứ 10 trở đi……………………………..……….1.000VNĐ Phí lưu kho tối thiểu, phí/lần:……………………….……43.000VNĐ (!): Người nhận hàng phải trả phí lưu kho. Các phí khác: Phí không vận đơn thứ cấp do người gom hàng hoặc người đại lý được ủy quyền trả. Phí không vận đơn thứ cấp cho 1 kg………………………………….6.850VNĐ Lệ phí tối thiểu cho 1 không vận đơn thứ cấp……...………………..41.000VNĐ Lệ phí tối đa cho 1 không vận đơn thứ cấp……...…………………121.600VNĐ Phí xử lý hàng hóa đặc biệt: sẽ được thông báo cho từng trường hợp. IV) Giải quyết khiếu nại đối với hàng hóa: 1) Giới hạn trách nhiệm: Mức giới hạn trách nhiệm tối đa của HKVN đối với hàng hóa là 20USD/1kg (áp dụng theo trọng lượng thực tế) Căn cứ để xem xét bồi thường bao gồm: giá trị thực tế theo hóa đơn, cước phí vận chuyển và các phụ phí khác nhưng tổng giá trị không vượt quá 20USD/1kg Đối với hàng hóa vận chuyển có kê khai giá trị, việc bồi thường không áp dụng theo quy định này. 2) Đối tượng khiếu nại: Đối với người gửi hàng, HKVN chỉ giải quyết khiếu nại trong trường hợp: Được người nhận hàng ủy quyền giải quyết khiếu nại và nhận tiền bồi thường. Người nhận hàng từ chối vận đơn hoặc hàng hóa. Nhà vận chuyển không thể liên lạc được với người nhận hàng. 3) Thời hạn khiếu nại: Hành khách gửi thư khiếu nại Hàng không Việt Nam chậm nhất là 21 ngày (tính theo dấu bưu điện) kể từ ngày lẽ ra hàng phải đến 4) Hồ sơ khiếu nại: Thư khiếu nại của khách hàng hoặc của người được hành khách ủy quyền hoặc của người được thừa kế hợp pháp. Vận đơn hàng hóa (AIRWAYBILL) (bản chính hoặc photo) Bảng kê thiệt hại đối với từng loại tài sản theo giá trị mua mới và giá trị còn lại (các hóa đơn chứng từ nếu có) Biên bản bất thường (CIR) (bản chính) hoặc điện văn xác nhận hàng hóa không đến được của đại diện sân bay đến. V) Đối tác: Vietnam-Airlines luôn coi trọng việc duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với các hãng hàng không trong khu vực và thế giới để nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu đi lại của thị trường hành khách, hàng hóa quốc tế và nội địa. Hiện nay, Vietnam-Airlines ký 89 Hợp đồng công nhận chứng từ vận chuyển với các hãng hàng không quốc tế và 11 Hợp đồng Liên danh khai thác với các đối tác lớn trong khu vực là Cathay Pacific, Korean Air, Qantas Airways, China Airlines, China Southern Airlines, Mandarin Airlines, Japan Airlines, Philipine Airlines, Malaysia Airlines, Lao Airlines và American Airlines. C – Các giải pháp và phương hướng phát triển: I) Tình hình sản xuất kinh doanh của Vietnam-Airlines trong năm 2007 và phương hướng phát triển năm 2008: 1) Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007: 1.1) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu: Tổng doanh thu:thực hiện đạt 20.374 tỷ đồng vượt 4,2% so với kế hoạch, tăng 15,5% so với năm 2006. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 370 tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2006. Nộp ngân sách nhà nước đạt 200,7 tỷ đồng, tăng 26,4% so với thực hiện 2006. 1.2) Kết quả vận chuyển của Vietnam-Airlines: Trong năm 2007, Vietnam-Airlines đã thực hiện 62.910 chuyến bay an toàn tuyệt đối (trong đó có 170 chuyên cơ), tăng hơn 3.851 chuyến so với năm 2006. Về hàng hóa: hãng vận chuyển trên 115.380 tấn hàng hóa bưu kiện tăng 8,5% so với năm 2006 trong đó nội địa vận chuyển trên 71.893 tấn, quốc tế đạt hơn 41.165 tấn. Hệ số sử dụng ghế đạt 76%, tăng 3,6 điểm so với năm 2006. Bình quân mỗi ngày, Vietnam-Airlines trên 310 tấn hàng hóa bưu kiện. 2) Kế hoạch năm 2008: Trong năm 2008 Vietnam-Airlines tiếp tục duy trì và phấn đấu đạt mức tăng trưởng bền vững (khoảng 12 %/ năm).Tập trung lãnh đạo chỉ đạo củng cố hệ thống chất lượng khai thác, kỹ thuật thương mại dịch vụ một cách đồng bộ. Mục tiêu của năm 2008 là phát triển bền vững, bảo đảm SXKD có lợi nhuận trong điều kiện khó khăn; Giữ vững thị trường với trọng tâm là thị trường nội địa, cải thiện hình ảnh của Vietnam Airlines, nâng cao năng lực cạnh tranh của Hãng trên thị trường trong nước và quốc tế, nhanh chóng đưa Vietnam-Airlines trở thành một hãng hàng không có bản sắc, tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới. Một số chỉ tiêu cơ bản: Vận chuyển hành khách dự kiến 8.953.715 hành khách tăng 12% so với năm 2007. Vận chuyển hàng hoá thực hiện 124.933 tấn tăng 8,5% so với năm 2007. Tổng doanh thu cả năm dự kiến tăng 12,7% so với năm 2007. Tập trung ưu tiên đầu tư cho các dự án trọng điểm. Đầu tư phát triển đội máy bay sở hữu; Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo dưỡng sửa chữa máy bay; Đầu tư phục vụ khai thác bay, đào tạo người lái máy bay; Đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin triển khai thương mại điên tử; Đầu tư cơ sở hạ tầng nâng cao năng lực bán. Tổng công ty tập trung lực lượng phương tiện đảm bảo việc phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp Tết Nguyên đán, đồng thời sẵn sàng đảm bảo phục vụ an toàn chu đáo các chuyến chuyên cơ nội địa, quốc tế. Thực hiện tốt kế hoạch sắp xếp đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc TCTy giai đoạn 2007-2010 theo Quyết định số 1675/QĐ-TTg ngày 13/12/2007 của Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt. II) Giải pháp: Để có thể đạt được những chỉ tiêu phát triển nêu trên, Tổng công ty Hàng không Việt Nam phải xây dựng “đối sách” kinh doanh duy trì mục tiêu tăng trưởng, chiếm lĩnh thị phần hàng không trên cơ sở không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ ở cả trên không và mặt đất sao cho hấp dẫn được ngày càng đông hành khách hơn. Vietnam-Airlines cần phải ký kết và thực hiện nhiều hợp đồng hợp tác liên danh, liên danh với các hãng hàng không đối tác trong lĩnh vực thương mại, vận chuyển hành khách, hàng hóa; khai thác, bảo dưỡng; cung cấp vật tư; phục vụ mặt đất… Đây cũng là giải pháp giúp Tổng công ty nâng cao trình độ quản lý và điều hành bay, tiếp cận nhanh hơn với khoa học kỹ thuật tiên tiến, rút ngắn khoảng cách với các hãng hàng không trong khu vực và quốc tế, và trên hết là phục vụ ngày càng tốt hơn và nhiều hơn hành khách trong nước và quốc tế. Ngoài ra, do có tính chất gắn kết lợi ích với ngành du lịch nên để phát triển ngành Hàng không Việt Nam nói chung và Vietnam-Airlines nói riêng thì nhất thiết phải phát triển ngành du lịch Việt Nam: mở rộng đa dạng hóa các loại hình du lịch, tăng chất lượng dịch vụ,… để thu hút được ngày càng nhiều du khách hơn nữa. Bên cạnh đó, vấn đề phát triển nguồn nhân lực cũng chiếm một vị trí quan trọng không kém. Nó được coi là một giải pháp làm tăng lợi thế cạnh tranh hiệu quả. Vì thế cần phải đào tạo và phát triển cho họ hơn nữa trình độ nghiệp vụ cũng như các kỹ năng cần thiết khác. Kết luận Tổng công ty Hàng không Vietnam-Airlines đã và đang nỗ lực tự hoàn thiện mình. Thời gian qua ngoài những thách thức cạnh tranh gay gắt do xu thế tự do hóa bầu trời, cũng như ngành hàng không thế giới nói chung, Vietnam-Airlines còn phải đương đầu với những thử thách, khó khăn hậu quả của sự bất ổn chính trị và kinh tế khu vực và thế giới như khủng hoảng tài chính khu vực 1997-1998, vụ khủng bố ngày 11-9-2001 tại Mỹ, các cuộc chiến ở Afganistan và Irap, dịch bệnh SARS năm 2003… Tuy nhiên, sau hơn một thập kỷ phát triển, từ một hãng hàng không non trẻ ít được biết đến, Vietnam-Airlines đã có một vị trí xứng đáng trên bản đồ hàng không khu vực và thế giới. Bằng những nỗ lực đã và đang đạt được (như: nâng cao chất lượng máy bay, nhân viên hãng bay, hệ thống phục vụ hành khách lẫn hàng hóa, khung cước phí hợp lý,…), thì sản lượng vận chuyển đã tăng gấp hơn 5 lần, đạt hơn 70.000 tấn tính đến năm 2003 . Ngành hàng không thực chất là một ngành công nghệ cao, vì vậy trong quản lý cần có những chính sách, chế độ thích hợp đối với việc đổi mới công nghệ, tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ, lực lượng lao động. Đặc biệt, trong quản lý Nhà nước cần có những đường lối đúng đắn phù hợp với vận tải hàng không thực tiễn ở Việt Nam, phát triển đồng bộ những ngành có liên quan để tạo điều kiện phát triển thuận lợi nhất cho Vietnam-Airlines. Tài liệu tham khảo Website Vietnam- Airlines: www.vietnamairlines.com/ Website Hàng không quốc gia Việt Nam – Văn phòng khu vực miền Bắc Giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại thương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVận tải hàng hóa của hãng Hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines.doc
Luận văn liên quan