Văn tự chữ Hán - Hình Thanh

Tượng hình, chỉ sự, hội ý đều thuộc loại chữ biểu ý thuận tuý. Nếu chỉ dung ba phép tạc tự này thì không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Người ta cho rằng, văn tự muốn phát triển tất phải liên hệ đến thanh âm và ngữ ngôn. Ở các nước trên thế giới, chữ viết đều phát triển theo khuynh hướng từ biểu ý đến biểu âm. Do đó, chữ hán cũng không ra ngoài lệ đó. Nhưng ở đây, nó không phát triển thuần tuý theo con đường biểu âm mà lại sinh ra một hình thức trung gian vừa biểu ý, vừa biểu âm. Đó là cơ sở đầu tiên để chữ Hình thanh ra đời. Tải về để xem tiếp .

doc6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6316 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn tự chữ Hán - Hình Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THẢO LUẬN VĂN TỰ CHỮ HÁN Giảng viên: Phạm Thị Gái Tên đề tài thảo luận: Hình Thanh trong Lục Thư I. Cơ sở để Hình Thanh ra đời: Tượng hình, chỉ sự, hội ý đều thuộc loại chữ biểu ý thuận tuý. Nếu chỉ dung ba phép tạc tự này thì không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Người ta cho rằng, văn tự muốn phát triển tất phải liên hệ đến thanh âm và ngữ ngôn. Ở các nước trên thế giới, chữ viết đều phát triển theo khuynh hướng từ biểu ý đến biểu âm. Do đó, chữ hán cũng không ra ngoài lệ đó. Nhưng ở đây, nó không phát triển thuần tuý theo con đường biểu âm mà lại sinh ra một hình thức trung gian vừa biểu ý, vừa biểu âm. Đó là cơ sở đầu tiên để chữ Hình thanh ra đời. Chúng ta thấy rằng, có nhiều sự vật và hiện tượng không thể dung phép tượng hình hoặc hội ý để diễn tả được. Như “ngựa” và “lừa” có hình dạng rất giống nhau, thì khồn biết phái vẽ thế nào để đặt ra 驢 (lư: lừa). Dùng phép hội ý để biểu thị khái niệm “lừa” cũng khó. Điều đó, bắt buột người ta phải nghĩ ra một phép mới để đáp ứng nhu cầu trên. Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng phép giả tá là một lối “tạo chữ mà không thêm chữ” bằng cách mượn chữ này để ghi chữ kia. Khi đó xét về mặt văn tự khi tiến hành vay mượn. Như thế người ta đã vay mượn toàn bộ một chữ và với kết cấu hình thể trọn vẹn của nó. Khi vay mượn người ta chú ý đến mặt âm đọc của chữ và cơ sở của việc vay mượn chính là dựa vào nguyên tắc đồng âm. Nhưng theo Đặng Đức Siêu, với loại ô chữ vuông tượng hình biểu ý như văn tự Hán, hình thể kết cấu trọn vẹn của chữ được vay mượn vẫn tác động đến quá trình nhận thức của người sử dụng chữ vay mượn. Ở đây ông cho rằng, do thói quen đồng nhất tự với từ và với quan niệm nghĩa từ tiềm tang trong chữ, người sử dụng văn tự Hán dễ đi đến quan niệm không chính xác “một chữ mang nhiều nghĩa”. Cái chữ đó vốn là chữ tượng hình hoặc chỉ sự hay hội ý (là những loại chữ đã hình tượng hoá nội dung ý tưởng của từ chứ không phải là một ký hiệu ghi âm đơn giản thuần nhất nên rất dễ gây ra nhầm lẫn). Ví dụ: Những người đã quen văn tự tượng hình biểu ý, khó có thể quan niệm rằng: “馬mã: chữ tượng hình miêu tả con ngựa lại mang nhiều nghĩa khác nhau, thực ra là được dung để ghi nhiều từ khác nhau: mẹ, bốn, ngọc, chửi, đĩa… Lý giải vấn đề này, đây là việc sử dụng chữ phổ biến đối với kho chữ Hán là một điều nghịch lý. Họ cho rằng những từ có nghĩa mẹ, là bến, là ngọc, là chửi ấy, tuy có âm đọc khác nhau, nhưng phải có điểm gì khác nhau để tạo ra chữ ấy. Họ thể hiện sự khác nhau là ghép những bộ phận chỉ ý vào chữ giả tá (vay mượn theo nguyên tắc đồng âm để khu biệt ý nghĩa. 馬 青 碼 瑪 媽 螞 情 精 蜻 Mã (bến) Mã (ngọc) Ma (mẹ) Mã (con đĩa) Tình Tinh Thanh Ban đầu, những chữ được tạo ra theo phương pháp này chỉ cá tác dụng ngăn chặn sự nhầm lẫn có thể xảy ra do việc vận dụng phép “giả tá” trên cơ sở đồng âm. Nhưng càng về sau thì nó đã trở thành một biện pháp để tạo chữ mới, ghi lại những từ nãy sinh hay những từ chưa có hình thức văn tự trong kho từ vựng của Hán ngữ. Đó là phép Hình thanh. Như thế, phép giả tá (vay mược chữ trên cơ sở chữ đồng âm và sự dụng những chữ có sẵn) một mặt đem lại lợi ích nhất định, nhưng mặt khác cũng đem lại những hậu quả không tốt đối với việc sử dụng văn tự Hán. Đó là sự rắc rối về mặt chữ nghĩa do có quá nhiều chữ cùng âm đọc, cùng hình thể nhưng lại khác ý nghĩa vốn có thật và đã gây ra những tác hại không chỉ trong sinh hoạt ngôn ngữ nói chung. Trước hoàn cảnh đó, chữ Hình thanh ra đời (một biện pháp tạo chữ) có thể dung nạp cả hai khuynh hướng biểu âm, biểu ý đã xuất hiện nhằm đưa văn tự Hán thoát khỏi tình trạng lung túng, khó khăn nói trên. II.Định nghĩa, quá trình hình thành và phát triển của chữ Hình thanh. 1.Định nghĩa: Hình thanh 形 聲 hay còn gọi là 象 聲 hoặc 諧 聲 . Hình thanh là phép thông dụng nhất trong các cách cấu tao chữ Hán. Theo Hứa Thận, định nghĩa thì hình thanh là chữ “lấy sự là tên, lấy bộ phận có âm đọc gần giống để so sánh, đối chiếu mà tạo thành, như chữ 江 giang, 河 hà (形聲者,以事為聲,取相成,江河是也: hình thanh giả, dĩ sự vi thanh, thủ tương thành, giang hà thị dã) Trong các bộ Tự điển nổi tiếng của Trung Quốc đều lấy Thuyết Văn Giải Tự (說文解字) của Hứa Thận (許慎) để giải thích chữ hình thanh. 2. Quá trình hình thành và phát triển Chữ hình thanh, loại chữ kết hợp được cả hai xu hướng biểu âm và biểu ý trong cách cấu tạo, bao giờ nó cũng có hai bộ phận: Bộ phận chỉ ý nghĩa của chữ (hình) và bộ phận chỉ âm đọc của chữ (thanh). Chữ hình thanh chiếm một phần chủ yếu trong kho văn tự Hán, nhưng nó không phải là một cái gì riêng biệt, đọc đáo của văn tự Hán. Hay nói cách khác, hình thanh không phải là xảnh phẩm của văn tự Hán. Chúng ta thấy rằng, biện pháp tạo chữ mới này cũng đã được sử dụng trong chữ Ai Cập cổ. Nhưng với văn tự Hán. Chữ hình thanh đã được xây dựng thành một hệ thống khá hoàn chỉnh. Sau khi biện pháp giả tá được vận dụng rộng rãi, tạo thành hiện tượng “một chữ nhiều nghĩa” gây ra khó khăn cho việc nhận thức và sử dụng văn tự Hán, người ta đã hiệu chỉnh lại bằng cách thêm ký hiệu vào chữ giả tá, tạo ra hàng loạt chữ mới thuộc loại hình thanh. 刃 nhận 牣 認 韌 忍 紉 Nhận nhận nhẫn nhẫn nhẫn 刃 nhận: chỉ sự: Lưỡi dao, được dùng kèm với các ký hiệu có âm Nhận sau đây: 仞 nhận: Đơn vị đo lường thời cổ (人 nhân ký hiệu liên quan đến con người) 牣 nhận: Đông đúc, hàng đoàn ( ký hiệu liên quan đến động vật) 紉 nhận: khâu vá, buột thắt (糸 ký hiệu liên quan đến tơ chỉ) 軔 nhận: lấy gỗ chèn bánh xe cho nó không đi được ( 車 chỉ xe cộ) 忍 nhẫn: chịu đựng (心 liên quan đến hoạt động tinh thần) Các chữ hình thanh được nêu ra trên đây, qua khảo sát chúng ta thấy chúng chỉ liên quan với nhau về một âm đọc (tức cùng một ký hiệu chỉ âm) Trong quá trình vận dụng phép hình thanh để tạo chữ mới, một số hiện tượng đã nãy sinh do tính nhiều nghĩa của từ, có những từ được sử dụng với nhiều nghĩa liên quan với nhau trên những nét cơ bản nhưng khác nhau về một sắc thái, ngọn ngành, phạm vi ứng dụng. Trên cơ sở những nghĩa này, một số từ mới đã hình thành. Người ta cũng sử dụng phép hình thanh để tạo chữ cho những từ đó. Ví dụ: từ cương 岡 nguyên: mạch núi, sống núi. Sau đó, nó nãy sinh thành các từ với nghĩa khác nhau. Tất cả những từ đó được giữ bằng chữ 岡 và thêm ký hiệu phụ đẻ chỉ ý: 岡 cương 綱 鋼 剛 崗 cương cương cương cương Như thế: 綱 dường lưới (糸 tơ: nguyên liệu để đang dệt) 鋼 sắt, tính chuyên cứng rắn (金 kim loại) 剛 kiên cường (刂 lưỡi dao) 崗 núi đồi (山 chỉ núi) Từ đó ta thấy rằng nhóm chữ hình thanh này không chỉ liên quan gắn bó với nhau về mặt âm đọc mà còn liên quan với nhau về mặt ý nghĩa nữa, bởi lẽ chúng thể hiện những từ có liên quan về mặt ý nghĩa với những gốc của từ. Do đó để hiêu rõ về hiện tượng này, chúng ta phải căn cứ vào từ nguyên. III. Cấu tạo của hình thanh: 1. Cấu tạo: Chữ hình thanh là một phức hợp (tự) do một bộ phận ký hiệu chỉ ý (bộ phận hình) và một ký hiệu chỉ âm (bộ phận chỉ thanh) hợp với nhau thành. Bộ phận hình (ký hiệu chỉ ý) thường là chữ đơn, gốc chữ tượng hình. Bộ phận chỉ thanh (ký hiệu chỉ âm) thường là chũ hình thanh hay chữ hình thanh theo giả tá. Ví dụ: 桃 đào: cây đào (木 chỉ ý, chỉ âm) 沐 mộc: gội đầu (氵chỉ ý , 木 chỉ âm) 2. Cách thể hiện: Có 6 kiểu sắp xếp phổ biến a. Hình (ký hiệu chỉ ý) bên trái, (thanh ký hiệu chỉ âm) bên phải. Thí dụ: 仞 nhẫn :亻 : ký hiệu chỉ ý; 刃: ký hiệu chỉ âm b. Hình bên phải, thanh bên trái: Thí dụ: 剛 cương 岡 ký hiệu chỉ âm (thanh) 刂 ký hiệu chỉ ý (hình) c. Hình (ký hiệu chỉ ý) bên trên, thanh (ký hiệu chỉ âm) bên dưới Thí dụ: 芳 phương: cỏ thơm - chỉ ý:艹, chỉ âm: 方 峯 phong: ngọn núi - chỉ âm:夆, chỉ ý: 山 d. Hình (ý) bên dưới, thanh bên trên: Thí dụ: 忠 trung - chỉ âm:中, chí ý: 心 婆bà - chỉ âm: 波, chỉ ý: 女 e. Hình (ý) bên ngoài, thanh (âm) bên trong: Thí dụ: 固 cố : vững bền- chỉ ý:囗, chỉ âm: 古 閣 các: lầu, gác- chỉ âm:各, chỉ ý: 門 g. Hình (bên trong) thanh bên ngoài Thí dụ: 鳳 phượng - chỉ âm:凤, chỉ ý: 鳥 h. Chỉ ý ở giữa, chỉ thanh ở hai bên: Thí dụ: 辮 biện: bện, đan - chỉ ý:糸, chỉ âm ở hai bên: k. Hình ở hai bên, thanh ở giữa: Thí dụ: 術 thuật: đường đi trong ấp - 朮 truật: chỉ âm ( tr – ch),行: chỉ ý ở hai bên. 3.Nhận xét: - 6 kiểu trên chưa phản ánh được sự liên hệ về mặt hình thể giữa thanh và hình trong chữ hán Ví dụ: 寶 bảo: quý báu 疆 cương: biên giới: thổ:土 Trong đó kiểu 1 phổ biến nhất. - Mọi chữ có sẵn đều làm bộ phận thanh cho hình thanh, nhưng cũng có sự khác biệt nhau giữa bộ phận âm đọc (biểu thị âm đọc tương tự) và phần thanh điệu cũng khác nhau. 4. Bộ phận ký hiệu chỉ ý trong hình thanh: a. Ưu điểm: - Dùng để phân loại, sắp xếp, hệ thống hoá và giải thích văn tự Hán - Biểu thị và phân biệt nội hàm của chữ b. Nhược điểm: - Ký hiệu chỉ ý không nêu rõ được ý nghĩa riêng của từng chữ, chỉ nêu được thuộc tính khái quát và chủng loại mà thôi. 桃đào : chỉ một loại cây nhưng không rõ là cây gì. - Ký hiệu chỉ ý nêu được mặt phiến diện của tự nghĩa. Khi tự nghĩa thay đổi, thì khó đoán được ý nghĩa của chúng. 驕kiêu: ngựa chưa thuần dưỡng - 馬 có ý nghĩa. Nhưng khi nó biến thành kiêu ngạo thì chữ 馬 không có ý nghĩa. - Những chữ (bộ phận chữ) được dung làm ký hiệu chỉ ý đã được xác định theo tập quán và chọn lọc qua thời gian IV. Ý nghĩa: - Chữ hình thanh là hình thức phát triển cuối cùng của chữ Hán. Cơ sở hình thanh và phát triển của nó dựa trên những chữ đi trước. Do đó hiểu được hình thanh là hiểu được các chữ còn lại. - Chữ hình thanh chiếm số lương lớn trong kho văn tự Hán- thời đại Ân Thương trên 2 % số chữ. Hán đến nay chiếm 90% số chữ. Do đó tìm hiểu hình thanh là tìm hiểu bộ phận chủ yếu tạo thành kho văn tự Hán, giúp chúng ta tiếp cận, đi sâu, chiếm lĩnh và sử dụng nó hiệu quả hơn. Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thân Lê Văn Thi Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Đàm Thị Thuỷ Phạm Thu Thuỷ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn tự chữ Hán - Hình Thanh.doc
Luận văn liên quan