Vậy nguyên tắc tập trung dân chủ là gì và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nuóc ở Việt Nam hiện nay

A. PHẦN MỞ ĐẦU. Cũng giống như bất kỳ hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nước (QLHCNN) được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc trong QLHCNN là tổng thể các QPPL hành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động QLHCNN. Có rất nhiều nguyên tắc trong QLHCNN và tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc đó. Có thể nói tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc tổng quát, nguyên tắc chỉ đạo quan trọng nhất trong hoạt động QLHCNN, có thể xem đây là nguyên tắc chi phối các nguyên tắc khác, là nguyên tắc của mọi nguyên tắc. Vậy nguyên tắc tập trung dân chủ là gì và ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong QLHCNN ở Việt Nam hiện nay ra như thế nào? Bài viết của em xin đề cập về vấn đề đó. B. PHẦN NỘI DUNG. I. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ. 1. Cơ sở pháp lí.

doc12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vậy nguyên tắc tập trung dân chủ là gì và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nuóc ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU. Cũng giống như bất kỳ hoạt động có mục đích nào, quản lí hành chính nhà nước (QLHCNN) được tiến hành trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc trong QLHCNN là tổng thể các QPPL hành chính có nội dung là những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động QLHCNN. Có rất nhiều nguyên tắc trong QLHCNN và tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc đó. Có thể nói tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc tổng quát, nguyên tắc chỉ đạo quan trọng nhất trong hoạt động QLHCNN, có thể xem đây là nguyên tắc chi phối các nguyên tắc khác, là nguyên tắc của mọi nguyên tắc. Vậy nguyên tắc tập trung dân chủ là gì và ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong QLHCNN ở Việt Nam hiện nay ra như thế nào? Bài viết của em xin đề cập về vấn đề đó. B. PHẦN NỘI DUNG. I. Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ. 1. Cơ sở pháp lí. Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp 1992 “…Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Không những ở nước ta, các nước xã hội chủ nghĩa cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.. 2. Nội dung của nguyên tắc. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước là sự kết hợp giữa hai yếu tố (hai mặt) tập trung và dân chủ. Sự kết hợp giữa các mặt này là không giống nhau, điều đó phụ thuộc vào tính chất của các cơ quan, phụ thuộc vào trình độ quản lý, vào điều kiện cụ thể về tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tập trung là một thuộc tính quản lý quan trọng của bất kỳ nhà nước nào, song nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và nhà nước ta nói riêng không áp dụng sự tập trung độc đoán hay tập trung quan liêu mà là tập trung trên cơ sở dân chủ chân chính. Trên bình diện toàn bộ bộ máy nhà nước, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện ở một số nội dung cơ bản: a. Về tổ chức. Nguyên tắc này thể hiện ở chế độ bầu cử, cơ cấu tổ chức bộ máy, chế độ công vụ, xác lập và giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận của bộ máy nhà nước nói chung, giữa trung ương với địa phương, giữa các bộ phận trong mỗi cơ quan nhà nước và trên bình diện chung nhất là giữa nhà nước với nhân dân. - Toàn bộ các cơ quan nhà nước phải có một trung tâm quyền lực chỉ đạo một cách mạnh mẽ và thống nhất, mỗi cơ quan nhà nước đều có những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhất định. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. - Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Các cơ quan quyền lực nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp phải do nhân dân bầu ra theo bốn nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín trên cơ sở dân chủ. Các đại biểu dân cử thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân, nói lên tiếng nói và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân. Nếu không còn được sự tín nhiệm của nhân dân thì đại biểu dân cử có thể bị bãi nhiệm. - Quốc hội có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo qui định của Hiến pháp và pháp luật, nhưng những vấn đề quan trọng nhất của đất nước trước khi quyết định phải lấy ý kiến của nhân dân hoặc phải do nhân dân trực tiếp quyết định thông qua việc trưng cầu ý kiến của nhân dân. Ở địa phương, những vấn đề quan trọng ở địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến hoặc trực tiếp quyết định. - Các cơ quan địa phương phải phục tùng cơ quan trung ương, các cơ quan cấp dưới phải phục tùng cơ quan cấp trên, vì vậy nhiều cơ quan có chế độ hai chiều phụ thuộc. b. Về hoạt động. - Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, phải phân định những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể, những nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Những vấn đề thuộc thẩm quyền tập thể thì thiểu số phục tùng đa số nhưng thiểu số có quyền bảo lưu ý kiến, đa số cũng cần xem xét, tham khảo ý kiến của thiểu số để kiểm tra tính đúng đắn trong quyết định của mình. Những vấn đề cá nhân có quyền quyết định thì cá nhân phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Trên cơ sở qui định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của mình và căn cứ vào đặc điểm, tình hình, lợi ích hợp lý của điạ phương (và cấp dưới), các cơ quan nhà nước trung ương (và cấp trên) có quyền quyết định đối với địa phương (và cấp dưới). Các cơ quan nhà nước địa phương (và cấp dưới) có quyền chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước trung ương (và cấp trên) hoặc những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình, phù hợp với đặc điểm cụ thể của địa phương hoặc đơn vị mình, nhưng không được trái với các qui định của trung ương (và cấp trên ). - Ủy ban nhân dân các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra (và do cấp trên phê chuẩn) và phải thực hiện các quyết nghị của cơ quan quyền lực, chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp. Để áp dụng có hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước XHCN cần chú trọng xây dựng và thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo, kiểm tra và xử lí các vấn đề kịp thời, đúng đắn, khách quan và khoa học. Các chủ trương, quyết định của cấp trên phải được thông báo kịp thời cho cấp dưới, để cấp dưới nắm được tinh thần chỉ đạo của cấp trên, từ đó chủ động giải quyết các vấn đề đúng pháp luật và đáp ứng yêu cầu của cấp trên. Các hoạt động của cấp dưới phải báo cáo kịp thời và đầy đủ cho cấp trên để cấp trên nắm được và có sự chỉ đạo đối với cấp dưới, tạo ra sự nhịp nhàng, đồng bộ của cả bộ máy nhà nước. Đồng thời phải đảm bảo chế độ kỉ luật nghiêm minh trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước cấp trên phải thực hiện kiểm tra và xử lí các vi phạm một cách nghiêm minh, đúng pháp luật; đồng thời áp dụng các biện pháp khuyến khích và khen thưởng kịp thời các đơn vị cá nhân có nhiều sáng kiến tích cực. II. Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính Nhà nước. Nguyên tắc tập trung dân chủ được vận dụng trong tổ chức và hoạt động trong các cơ quan nhà nước khác nhau thì khác nhau. Đối với cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) nguyên tắc này thể hiện: 1. Sự phụ thuộc của cơ quan HCNN vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. - Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Trong chế độ dân chủ với một nhà nước dân chủ như thế, quần chúng nhân dân là người chủ của xã hội, bao nhiêu quyền lực là của dân, bao nhiêu lợi ích cũng thuộc về nhân dân, bap nhiêu sức mạnh và quyền lực đều ở trong dân. Hiến pháp của Nhà nước ta đã ghi nhận nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Người dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước do chính họ bầu ra để thay mặt họ trực tiếp thực hiện quyền lực đó. Điều 6 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. - Để thực hiện chức năng quản lí HCNN trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, một hệ thống các cơ quan HCNN từ trung ương tới địa phương được hình thành. Trong tổ chức và hoạt động các cơ quan HCNN luôn có sự phụ thuộc vào các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. + Về tổ chức: cơ quan quyền lực nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập hay giải thể các cơ quan HCNN. Ở trung ương: Quốc hội thành lập ra Chính phủ và trao quyền hành pháp cho Chính phủ. Ở địa phương: UBND do HĐND cùng cấp bầu ra và thực hiện hoạt động quản lí HCNN ở địa phương. Các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan HCNN như bộ, cơ quan ngang bộ… đều do cơ quan quyền lực nhà nước trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc thành lập hay bãi bỏ. + Về hoạt động: Các cơ quan HCNN luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp. Ý nghĩa: Tất cả sự phụ thuộc trên đều nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động của hệ thống cơ quan HCNN phù hợp với ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân lao động. Đồng thời đó chính là việc đảm bảo tập trung quyền lực vào hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước- cơ quan do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Bên cạnh đó yếu tố dân chủ thể hiện rõ nét trong việc cơ quan quyền lực nhà nước trao quyền chủ động sáng tạo cho các cơ quan HCNN trong việc chỉ đạo thực hiện hiến pháp, pháp luật và các văn bản khác của các cơ quan quyền lực nhà nước. Các cơ quan quyền lực nhà nước không can thiệp vào hoạt động của các cơ quan HCNN mà tạo điều kiện thuận lợi cần thiết để các cơ quan nà hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là quản lí HCNN trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. 2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương. - Về nguyên tắc thì tất cả các yêu cầu, mệnh lệnh do cấp trên và trung ương đưa ra thì cấp dưới và địa phương có nghĩa vụ phải thực hiện. Ý nghĩa: Sự phục tùng này bác bỏ tình trạng lạm quyền của cấp dưới đồng thời đảm bảo cho cấp trên và trung ương tập trung chỉ đạo, giám sát hoạt động của cấp dưới và của địa phương. Thiếu sự phục tùng đó sẽ dẫn đến việc buông lỏng sự lãnh đạo, quản lí tập trung của trung ương và cấp trên, làm nảy sinh tình trạng tùy tiện, vô chính phủ, cục bộ địa phương. Sự phục tùng này biểu hiện ở cả hai phương diện tổ chức và hoạt động. - Tuy vậy sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên không phải là phục tùng vô điều kiện mà là sự phục tùng những mệnh lệnh hợp pháp trên cơ sở quy định của pháp luật. Đồng thời cấp trên, trung ương cũng phải tôn trọng ý kiến của cấp dưới, địa phương về công tác tổ chức, hoạt động và các vấn đề khác của quản lí HCNN. Ý nghĩa: Việc các cơ quan ở trung ương, cấp trên tạo mọi điều kiện cho cấp dưới, địa phương phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm huy động mọi khả năng về trí tuệ, lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bác bỏ được tình trạng cơ quan cấp trên quan liêu, áp đặt ý chí, làm mất đi tính chủ động sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của địa phương và cấp dưới, “làm thay”, ‘lấn sân” vào thẩm quyền cơ quan cấp dưới. Đồng thời cũng phủ nhận việc cơ quan dưới ỷ lại, đùn đấy công việc cho cấp trên, khuyến khích cấp dưới tham gia vào việc giải quyết vấn đề chung thuộc thẩm quyền cấp trên, đề xuất những kiến nghị hợp lí để giải quyết chúng, 3. Việc phân cấp quản lí. - Kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay có tốc độ phát triển cao đòi hỏi năng lực quản lí HCNN cần được cải thiện và nâng cao hơn nữa, trong đó tăng cường phân cấp quản lí nhà nước giữa trung ương và địa phương nhằm phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lí thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn là rất cần thiết. - Phân cấp quản lí là một biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ, là sự chuyển giao thẩm quyền từ cấp trên xuống cấp dưới nhằm đạt được một cách có hiệu quả mục tiêu chung của hoạt động quản lí HCNN. Khi tiến hành phân cấp quản lí, đã có sự phân định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp trong bộ máy HCNN. Mỗi cấp quản lí có những mục tiêu, nhiệm vụ, thẩm quyền và những phương tiện cần thiết để thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ của cấp mình. Trong phạm vi thẩm quyền được giao mỗi cấp quản lí được phép tiến hành những hoạt động nhất định nhằm phát huy tính năng động sáng tạo của mình. Ví dụ: Việc phân cấp quản lí đối với công tác điều động, thuyên chuyển công chức, viên chức của từng tỉnh, thành phố: Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thuyên chuyển, điều động, tiếp nhận công chức, viên chức giữ các chức vụ lãnh đạo do UBND tỉnh bổ nhiệm; Giám đốc Sở Nội vụ quyết định thuyên chuyển, điều động, tiếp nhận công chức; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp tỉnh… Ý nghĩa: - Việc phân cấp quản lí đảm bảo cho trung ương có quyền quyết định những vấn đề then chốt, những vấn đề có ý nghĩa chiến lươc nhằm đảm bảo sự phát triển cân đối và hài hòa của toàn xã hội, đảm bảo sự quản lí tập trung và thống nhất của Nhà nước trong phạm vi toàn quốc. - Việc phân cấp quản lí tạo điều kiện cho các địa phương, các đơn vị cơ sở phát huy tính chủ động tích cực và sáng tạo trong quản lí, tích cực phát huy sức người, sức của, đẩy mạnh sản xuất và phục vụ đời sống, trên cơ sở đó hoàn thành nhiệm vụ được trung ương và cấp trên giao phó. Mạnh dạn phân cấp cho địa phương cho địa phương và cơ sở là biện pháp đảm bảo tập trung, tránh cho trung ương và cấp trên phải ôm đồm các công việc mang tính sự vụ thuộc về chức trách của địa phương và cơ sở. 4. Hướng về cơ sở. - Hướng về cơ sở là việc các cơ quan HCNN mở rộng dân chủ trên cơ sở quản lí tập trung đối với hoạt động của toàn bộ hệ thống các đơn vị kinh tế, văn hóa- xã hội trực thuộc. Các đơn vị đó, trước hết là những tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, được Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu các tài sản hợp pháp, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng được Nhà nước hướng dẫn, giúp đỡ về vật chất, tinh thần. Ý nghĩa: - Hướng về cở sở thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới các đơn vị kinh tế, văn hóa- xã hội nhằm cung cấp những trang thiết bị cần thiết để hoạt động, giúp đỡ về vật chất, tinh thần để tạo ra những điều kiện tốt nhất để các đơn vị này hoạt động có hiệu quả. - Chủ trương hướng về cơ sở là hướng đến tận người dân, giúp nâng cao đời sống nhân dân và giúp đỡ chính quyền cơ sở trong hoạt động, quản lý điều hành nên hướng về cở sở giúp Nhà nước có các chính sách, biện pháp quản lí một cách hợp lí, thống nhất và chặt chẽ trong tổ chức và hoạt động của các đơn vị cơ sở. Điều đó tạo điều kiện thúc đẩy mọi hoạt động của các đơn vị kinh tế, văn hóa- xã hội phát triển một cách mạnh mẽ theo đúng định hướng của Nhà nước. Ví dụ, ở tỉnh Kon Tum, Tỉnh uỷ đã ban hành Nghị quyết phân công cụ thể các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện giúp đỡ, xây dựng đối với từng xã, thôn cụ thể. Việc làm này đã mang lại kết quả rất khả quan, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. 5. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan HCNN ở địa phương. - Các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc phụ thuộc hai chiều hay còn gọi là nguyên tắc song trùng trực thuộc. Sự phụ thuộc này thể hiện ở cả hai mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan HCNN ở địa phương và được pháp luật quy định một cách cụ thể. - Ở địa phương, UBND các cấp trước hết phụ thuộc vào HĐND cùng cấp (phụ thuộc ngang), đồng thời còn phụ thuộc vào cơ quan HCNN có thẩm quyền chung ở cấp trên trực tiếp (phụ thuộc dọc). Ví dụ: Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Chính phủ. (Điều 45 Luật tổ chức Ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân). Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và uỷ viên. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân dân. Các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân không nhất thiết phải là đại biểu Hội đồng nhân dân. Kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; kết quả bầu các thành viên của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. (Điều 46 Luật tổ chức Ủy ban nhân dân và hội đồng nhân dân). Ý nghĩa: - Mối phụ thuộc ngang tạo điều kiện cần thiết cho cấp dưới phát huy dân chủ, phát huy thế mạnh của địa phương để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. - Mối phụ thuộc dọc giúp cho cấp trên có thể tập trung quyền lực nhà nước để chỉ đạo hoạt động của cấp dưới, tạo nên một hoạt động chung thống nhất. Nguyên tắc phụ thuộc hai chiều của cơ quan HCNN ở địa phương nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa lợi ích chung của cả nước và lợi ích của địa phương, giữa lợi ích ngành với lợi ích lãnh thổ. III. Thực trạng áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí HCNN và các giải pháp. * Thành tựu: Trong những năm vừa qua việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí HCNN đã có những bước tiến rõ rệt, những thành tựu to lớn cần được khẳng định. - Trên cơ sở của pháp luật và công cuộc cải cách hành chính, các cơ quan thuộc hệ thống quản lí HCNN đã phần nào đảm bảo được một nền hành chính dân chủ, thể hiện ý chí, nguyện vọng của dân, đáp ứng mọi yêu cầu của quyền lợi hợp pháp nhân dân, đồng thời giữ vững kỉ cương trật tự xã hội. - Với tư cách là cơ quan hành pháp, cơ quan hành chính cao nhất, Chính phủ đã xác định rõ thêm vị trí, chức năng và quyền hạn của mình để đổi mới từng bước, tập trung việc quản lí vĩ mô, xây dựng cơ chế, chính sách, chỉ đạo thực hiện thống nhất kịp thời trong cả nước. Chính phủ đã có những biện pháp chỉ đạo sát sao, nhạy bén, kịp thời giải quyết thành công nhiều vấn đề được quần chúng hoan nghênh, đồng tình. Ví dụ: Việc vi phạm pháp lệnh bảo vệ đê điều đang diễn ra nghiêm trọng cần phaỉ xử lí, nhất là trên đoạn đê Nhật Tân- Yên Phụ- Tây Hồ. Chính phủ đã kết hợp với chính quyền Hà Nội kiên quyết dỡ bỏ nhiều ngôi nhà vi phạm và khởi tố hình sự đối với các viên chức nhà nước làm sai luật, trái luật, gây thiệt hại cho nhà nước. * Hạn chế và giải pháp. Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận thì việc thực hiện nguyên tác tập trung dân chủ trong quản lí HCNN còn nhiều hạn chế và yếu kém. - Cơ cấu bộ máy HCNN còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, không thông suốt, làm tăng biên chế và chi phí hành chính. - Đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế về trình độ cũng như phẩm chất đạo đức. Số vụ án hình sự liên quan đến sự suy thoái về đạo đức của cán bộ, công chức trong những năm qua có chiều hướng gia tăng. Tình trạng tham nhũng vẫn còn tồn tại và có nhiều diễn biến phức tạp. Cán bộ công chức trong bộ máy HCNN còn mắc bệnh quan lieu, xa dân, xa cấp dưới và cấp cơ sở. - Sự phân cấp trong quản lí nhà nước vẫn còn bộc lộ rất nhiều hạn chế, thực sự chưa quán triệt một cách triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí nhà nước. Tình trạng phân tán, thiếu trật tự, kỉ cương trong hệ thống cơ quan HCNN có chiều hướng gia tăng. Để khắc phục những tình trạng này chúng ta phải hướng tới xây dựng bộ máy HCNN trong sạch, tinh giản, có đủ năng lực, tổ chức hợp lí, có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn phù hợp, hoạt động liên tục có kỉ cương trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; một bộ máy HCNN vận hành có hiệu quả cơ chế dân chủ, đủ sức chống quan liêu, tham nhũng, xây dựng đội ngũ công chức chuyên môn giỏi, thành thạo nghiệp vụ; một bộ máy HCNN hướng vào phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của dân, phát huy hợp lí và hiệu quả sức dân, đảm bảo công bằng và văn minh với mỗi người dân ở mọi vùng đất nước. III. KẾT LUẬN. Từ những phân tích trên ta thấy tập trung dân chủ là một trong nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất trong quản lí HCNN. Tuy nhiên vấn đề áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và các biểu hiện của nguyên tác đó như thế nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lí HCNN nhà nước, trong từng loại cơ quan quản lí hành chính, cũng như trong mỗi cơ quan, sao cho hai mặt tập trung và dân chủ được kết hợp một cách hợp lí, tối ưu phù hợp với bản chất, đặc thù của vị trí, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan và từng vấn đề mà nó giải quyết ở từng thời điểm lịch sử cụ thể, luôn luôn là vấn đề cấp bách của khoa học lí luận quản lí nhà nước và luật hành chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam. NXB Công an nhân dân. PGS.TS Nguyễn Cửu Việt. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam. Đại học Quốc gia Hà Nội- Khoa luật. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội- 2005. PTS Nguyễn Tiến Phồn. Sự vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lí nhà nước. NXB Khoa học xã hội. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật. Trường Đại học Luật Hà Nôi. NXB Công an nhân dân. Nguyễn Văn Động. Giáo trình lí luận nhà nước và pháp luật. NXB Giáo dục. Và các trang web. MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU 1 B. PHẦN NỘI DUNG 1 I. Phân tích tập trung dân chủ 1 1. Cơ sở pháp lí 1 2. Nội dung của nguyên tắc 1 a. Về tổ chức 2 b. Về hoạt động 3 II. Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ và ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí hành chính Nhà nước 4 1. Sự phụ thuộc của cơ quan hành chính nhà nước vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp 4 2. Sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối với trung ương 5 3. Việc phân cấp quản lí 6 4. Hướng về cơ sở 7 5. Sự phụ thuộc hai chiều của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương 8 III. Thực trạng áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí HCNN và các giải pháp. 9 C. KẾT LUẬN 10

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVậy nguyên tắc tập trung dân chủ là gì và chỉ ra ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ trong QLHCNN ở Việt Nam hiện nay.doc
Luận văn liên quan