Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là tổ chức chính quyền đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Quốc hội có quyền quyết định vấn đề quan trọng nhất của đất nước như thông qua hiến pháp, các đạo luật, giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước v.v. Các đại biểu Quốc hội là công dân ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Hằng năm, thông thường nước ta tổ chức hai kì họp Quốc hội để thảo luận, bàn bạc những vấn đề quan trọng của đất nước cũng như để giải đáp khúc mắc, tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân về mọi vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa – giáo dục, an ninh quốc phòng thông qua công tác báo cáo, chất vấn của các đại biểu Quốc hội và các nhà lãnh đạo vv Trong các kì họp này, có rất nhiều vấn đề được dư luận, công chúng quan tâm vì vậy hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội là một vấn đề quan trọng . Bài viết của em dưới đây sẽ làm rõ hơn phần nào về thực trạng và giải pháp về hoạt động chất vấn của Đại biểu quốc hội nước ta.
A. LỜI MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
1. Khái niệm
2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động chất vấn đại biểu Quốc hội
3. Thực trạng về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
4. Giải pháp để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội có hiệu quả.
III. LỜI KẾT.
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3045 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bộ máy nhà nước, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là tổ chức chính quyền đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Quốc hội có quyền quyết định vấn đề quan trọng nhất của đất nước như thông qua hiến pháp, các đạo luật, giám sát tối cao hoạt động của bộ máy nhà nước..v.v. Các đại biểu Quốc hội là công dân ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Hằng năm, thông thường nước ta tổ chức hai kì họp Quốc hội để thảo luận, bàn bạc những vấn đề quan trọng của đất nước cũng như để giải đáp khúc mắc, tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân về mọi vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa – giáo dục, an ninh quốc phòng thông qua công tác báo cáo, chất vấn của các đại biểu Quốc hội và các nhà lãnh đạo vv… Trong các kì họp này, có rất nhiều vấn đề được dư luận, công chúng quan tâm vì vậy hoạt động chất vấn của đại biểu quốc hội là một vấn đề quan trọng . Bài viết của em dưới đây sẽ làm rõ hơn phần nào về thực trạng và giải pháp về hoạt động chất vấn của Đại biểu quốc hội nước ta.
NỘI DUNG
Khái niệm
Đại biểu quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội, đồng thời vận động quần chúng nhân dân thi hành đúng các quy định của nhà nước.
Chất vấn là một biện pháp thực hiện quyền giám sát của Quốc hội. Chất vấn là quyền của đại biểu Quốc hội đòi hỏi một cơ quan nhà nước, một nhà chức trách phải trả lời, báo cáo với cơ quan quyền lực nhà nước về vấn đề có liên quan đến hoạt động của cơ quan hoặc người bị chất vấn. Chất vấn là một dạng câu hỏi nhưng hoàn toàn khác câu hỏi bình thường, nó là dạng câu hỏi làm rõ trách nhiệm cá nhân,về nguyên nhân và cách khắc phục.
Trả lời chất vấn là hoạt động của các cá nhân có thẩm quyền nhằm giải đáp khúc mắc,nguyện vọng của nhân dân thông qua đại biểu Quốc hội – người trực tiếp lắng nghe ý kiến từ nhân dân. Vì vấn đề chất vấn chỉ được đặt ra khi đã được các đại biểu Quốc hội điều tra, nghiên cứu kĩ lưỡng và đã có chủ định về trách nhiệm của cơ quan hoặc người bị chất vấn nên khi chất vấn đã được nêu lên thì buộc các cơ quan hoặc người bị chất vấn phải trả lời và trả lời nghiêm túc.
Vai trò và ý nghĩa của hoạt động chất vấn đại biểu Quốc hội
Chất vấn là một hình thức giám sát trực tiếp của Quốc hội, được quy định tại Điều 98 của Hiến pháp 1992 và được cụ thể hóa tại Điều 49 Luật Tổ chức Quốc hội, Điều 40 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Chương IV Nội quy kỳ họp Quốc hội. Chính vì vậy, chất vấn có vai trò rất quan trọng, tác động lớn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động giámsát tối cao của Quốc hội.
Thực trạng về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội
Trong thời gian vừa qua, hoạt động nóng nhất và thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội là các phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Và dưới đây em sẽ đưa ra một ví dụ điển hình một phiên chất vấn tại kì họp thứ hai Quốc hội khóa XIII.
Đây cũng là phiên chất vấn và trả lời chất vấn đầu tiên của Quốc hội khóa XIII, trong đó có những đại biểu lần đầu tiên tham gia cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam và tương tự, có những thành viên Chính phủ là "tư lệnh" các ngành là những người lần đầu xuất hiện ở vị trí trả lời chất vấn.
"Chất vấn" - hiểu theo nguyên nghĩa của Từ điển Tiếng Việt - là "hỏi và đề nghị giải thích rõ về điều gì, việc gì". Tuy nhiên, hoạt động này không chỉ đơn giản là việc hỏi, trả lời. Tại nghị trường chất vấn là một khái niệm có nội hàm rộng hơn rất nhiều. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Người chất vấn ở đây là các đại biểu Quốc hội, những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Do đó, mỗi câu hỏi tại nghị trường phải là những vấn đề liên quan tới lợi ích của đa số cử tri, được đông đảo nhân dân quan tâm, những vấn đề mà dư luận xã hội đang bức xúc và cần có biện pháp tháo gỡ, những vấn đề có tính chất dự báo, có thể diễn ra, nếu không có cách thức ứng phó kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế - xã hội đất nước... Tóm lại, việc chất vấn tại nghị trường là nhằm thể hiện chức năng giám sát, một trong ba chức năng cơ bản của Quốc hội. Những chất vấn như đã nêu là thiếu sự tôn trọng người được hỏi, thiếu sự tôn trọng diễn đàn chung và đặc biệt là thiếu sự tôn trọng hàng chục triệu cử tri đang theo dõi truyền hình trực tiếp một hoạt động quan trọng rất có ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước.
Sự khác nhau cơ bản so với các chất vấn thông thường ở đây là: người chất vấn và trả lời chất vấn được pháp luật đặt ở vị trí quan trọng, thảo luận những vấn đề quan trọng của đất nước. Do đó, sẽ không thể chấp nhận sự dễ dãi hay thiếu nghiêm túc trong chất vấn cũng như trả lời chất vấn.
Tuy nhiên trong thực tế đã diễn ra những điều không nên có.Một số đại biểu đặt câu hỏi cho các thành viên Chính phủ trong kỳ họp vừa qua còn nặng về ý kiến cá nhân hơn là lợi ích chung của đông đảo cử tri. Có một vài vị đại biểu thể hiện nhận thức đơn giản hoặc phiến diện về quyền chất vấn tại diễn đàn quan trọng này. Ở đây không thể biện hộ rằng, đại biểu Quốc hội chỉ là... "cầu nối", đưa nguyện vọng của cử tri tới nghị trường. Từng đại biểu phải hội tụ đủ năng lực, tri thức cùng sự am hiểu nhất định vấn đề mình nêu ra cũng như những ảnh hưởng, tác động của vấn đề đó tới đời sống. Có thể cử tri nêu rất nhiều ý kiến, song nhiệm vụ của đại biểu dân cử là lựa chọn những vấn đề xác đáng, vì lợi ích của số đông quần chúng trong xã hội để hỏi và yêu cầu thành viên Chính phủ trả lời. Lại có những đại biểu đưa ra câu hỏi nhưng thực chất là "khoe" sự hiểu biết, khi chèn vào trong phát biểu những câu tiếng Anh mang tính chuyên ngành mà không phải ai cũng hiểu. Rồi có đại biểu nêu chất vấn thế này: "Tôi chỉ xin hỏi thêm bộ trưởng hai câu nhỏ để giúp bộ trưởng ghi thêm điểm". Ơ hay, tại nghị trường sao lại có chuyện "vận động hành lang" mang hơi hướng hội hè như vậy? Hay trong chất vấn, có đại biểu đưa ra "kết luận" rất không nghiêm túc: "Trả lời vòng vo thế ai làm bộ trưởng cũng được". Ai cũng hiểu là chức vụ bộ trưởng cần phải chọn một người cụ thể phù hợp đương nhiên đã được các cơ quan cao nhất của Đảng, Nhà nước xem xét hết sức nghiêm túc và chính tập thể Quốc hội bỏ phiếu. Vậy nên chất vấn kiểu như vị đại biểu này, dù thanh minh "chỉ là đùa" cũng không thể được. Nghị trường đâu phải chỗ để đùa! Chưa hết, có một số đại biểu chất vấn với thái độ gay gắt, thiếu thuyết phục, khiến người trả lời chất vấn bị ức chế; rồi một số chất vấn của đại biểu cho thấy năng lực, khả năng cập nhật thông tin hạn chế...
Chất vấn không thể là “soi mói" khuyết điểm, chất vấn không phải là để níu kéo nhau, cản trở nhau, mà là để xây dựng, làm cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình, bảo đảm sự minh bạch và chế độ trách nhiệm - những đặc tính quan trọng của một nhà nước pháp quyền. Phê bình mặc dù là thuộc tính của chất vấn, nhưng không phải mục đích của chất vấn. Qua chất vấn giúp cho hoạt động của các cơ quan và người được chất vấn làm tốt hơn, hoàn thiện hơn.
Đối với các thành viên Chính phủ, "tư lệnh" của từng ngành, từng lĩnh vực, thông qua việc trả lời chất vấn tại diễn đàn Quốc hội là cơ hội để cho cử tri thấy rõ mức độ am hiểu của mình đối với công việc được giao, tư duy chiến lược, hoạch định tổng thể phần việc phụ trách, cũng như các giải pháp cụ thể giải quyết những vướng mắc tồn tại trong thực tế và tương lai, năng lực tổ chức lãnh đạo, khả năng thuyết trình vấn đề... Việc trả lời chất vấn ở đây không đơn thuần là câu trả lời của cá nhân bộ trưởng mà chính là đại diện cho sự điều hành của Chính phủ đối với từng ngành, từng lĩnh vực, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của nhân dân.
Điểm chung giữa người chất vấn và người trả lời chất vấn là sự bình đẳng giữa một bên là đại diện cho cử tri cả nước và một bên đại diện cho sự điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Cùng với một số đại biểu sắc sảo trong chất vấn, đã có nhiều thành viên Chính phủ rất thẳng thắn, rành mạch trong trả lời chất vấn, để lại ấn tượng tốt đối với cử tri về sự am hiểu quyền của người chất vấn và người trả lời chất vấn theo luật định, về năng lực, hiểu biết chuyên môn, về kỹ năng thuyết trình trước công chúng... Có thể lấy ví dụ như nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển, hoặc như nguyên Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng (nay là Chủ tịch Quốc hội) trong trả lời chất vấn ở các khóa trước đã từng phân tích cho người hỏi về sự "lạc đề", giải thích cho cả những vị đại biểu đặt câu hỏi nhưng không nắm được bản chất của sự việc. Đó là sự bình đẳng, dân chủ cần thiết tại nghị trường.
Trong mỗi kì họp, nhiều đại biểu quốc hội đã có những câu hỏi rất "nóng" và hợp ý dân. Không ít đại biểu khi đi tiếp xúc cử tri đã chú ý nghe dân nói, nói để dân hiểu, và nắm được dân ý, hiểu thực tế để đem ý nguyện của dân đến diễn đàn Quốc hội. Thường là những đại biểu có tâm huyết, trách nhiệm như vậy luôn có những câu hỏi ngắn gọn, chính xác, đi thẳng vào những vấn đề người dân quan tâm. Cũng đã có những câu trả lời thẳng thắn, chân thành, không tránh né và cũng không cốt "cho xong việc" của các thành viên Chính phủ.
Tuy nhiên, không ít đại biểu đặt câu hỏi không rõ, không mạch lạc. Có câu hỏi lại như diễn giải. Có đại biểu khi chất vấn Bộ trưởng Đinh La Thăng, khi bộ trưởng trả lời xong lại dấn một câu mà lẽ ra không nên phát biểu trên nghị trường: “Nói như ông thì ai cũng làm bộ trưởng được…”.
Có những đại biểu quốc hội không chú ý lắng nghe, hỏi những câu đã được nghe trả lời, những câu người khác đã hỏi, hoặc nội dung cần chất vấn nhưng không nắm được, nắm không chắc, đặt câu hỏi bị thừa, câu hỏi quá đơn giản, chung chung. Có câu hỏi chưa vì “toàn cục”.
Trong kì họp Quốc hội lần thứ XIII vừa qua, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đãnêu ra cho Chính phủ một loạt vấn đề nóng, được nghị trường và công luận quan tâm: dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, triển khai gói kích cầu, sử dụng lao động ngoại quốc và lao động trong nước, các dự án lấy đất nông nghiệp làm sân golf, chế độ chính sách đối với thương binh, v.v.
Như vậy, về mặt nội dung nghị sự, những gì ĐB đưa ra chất vấn đã thể hiện nguyện vọng của cử tri: được thông tin về hoạt động của Chính phủ trong cả những vấn đề vốn có thể bị xem là nhạy cảm (khai thác bô-xít Tây Nguyên), hoặc rất kỹ thuật, vĩ mô, “dân thường khó hiểu” (kích cầu).Chỉ hơi tiếc rằng về mặt hình thức, cách hỏi của một số ĐB và cách trả lời của đa số thành viên Chính phủ lại khiến cho vấn đề không được đẩy tới cùng. Nói cách khác, hình thức đã làm nội dung bị yếu đi nhiều.Về phía ĐB, vài vị hỏi dài tới mức… ê a, chung chung, còn phụ thuộc vào giấy hoặc không rõ ý. Khi thật ra nếu ĐB đã nắm vững vấn đề thì chắc có thể diễn đạt tự nhiên mà đâu cần tới “công cụ” này.Điểm chung lớn là các ĐB còn quá chừng mực. Rất ít ĐB truy xét trách nhiệm một cách cụ thể và đến cùng với những vấn đề còn tồn tại. Một vài người đặt câu hỏi sát sườn, diễn đạt gai góc hơn một chút thì đã được dư luận chú ý.
Không chỉ riêng trong Quốc hội khóa XIII vừa qua mà còn rất nhiều các kì họp trước, hoạt động chất vấn còn để lại vô số những vấn đề bất cập. Tuy nhiên qua các kì họp, hoạt động chất vấn cũng được cải thiện rõ rệt, Thủ tướng chính phủ, các bộ trưởng đã có những câu trả lời thiết thực hơn không còn mang nặng tính định hưa. Thông qua hoạt động chất vấn, một loạt vấn đề tồn đọng của xã hội, một loạt những ý kiến, tâm nguyện của nhân dân được gửi đến các nhà lãnh đạo những người được nhân dân tin tưởng trao cho quyền lực để được “ phục vụ nhân dân”.
Trong các kỳ họp, không phải ĐBQH nào cũng thực hiện hình thức chất vấn mà chỉ có khoảng 20% đến 25% số ĐBQH sử dụng quyền này. Thậm chí còn có nhiều ĐBQH suốt cả nhiệm kỳ không sử dụng hình thức chất vấn này một lần nào. Hơn nữa, khi thực hiện hình thức chất vấn, có nhiều ĐBQH không có kỹ năng chất vấn nên còn lúng túng trong phương pháp thực hiện quyền chất vấn, như: phương pháp tranh luận như thế nào, đối thoại sử dụng ra sao? Ngoài ra, giữa hai kỳ họp của Quốc hội, số lượng các ĐBQH gửi chất vấn đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) để UBTVQH chuyển chất vấn đến những cá nhân và những cơ quan bị chất vấn rất ít, thường có khoảng 5 đến 10 chất vấn, cũng có khi không có chất vấn nào. Trong thời gian gần đây, số lượng chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội giảm đáng kể. Thực tiễn này đã không đáp ứng được tính chất thường xuyên, liên tục của hoạt động chất vấn.
- Các ĐBQH chưa thực hiện đúng các quy định pháp luật về hoạt động chất vấn. Điều này thể hiện ở chỗ: trường hợp không đồng ý với nội dung trả lời chất vấn thì ĐBQH có quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận tại phiên họp đó, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của Quốc hội hoặc kiến nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn. Hoặc đối với trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước UBTVQH hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản.Song trên thực tế, các ĐBQH không đồng ý với trả lời chất vấn, nhưng cũng không thực hiện quyền đề nghị Quốc hội tiếp tục thảo luận hoặc tiến hành các hoạt động điều tra để xác định trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Thực trạng này cho thấy, mặc dù đã có quy định của pháp luật và hoạt động chất vấn có tăng lên về số lượng, nhưng chất lượng vẫn chưa có nhiều chuyển biến.
4. Giải pháp để hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội có hiệu quả.
Để nâng cao chất lượng cho hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội chúng ta cần có một số giải pháp thiết thực như:trong phạm vi các ủy ban.
Thứ nhất là, cần tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân, cơ quan có liên quan trong việc triển khai và phục vụ hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn (kể cả tại kỳ họp Quốc hội cũng như tại phiên họp của UBTVQH).
Thứ hai là, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Nội quy kỳ họp Quốc hội, Quy chế hoạt động của UBTVQH, Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội hiện hành cho phù hợp với những cải tiến về quy trình, quy mô chất vấn, trả lời chất vấn trong thời gian vừa qua, có lường trước một số vấn đề sẽ nảy sinh từ hoạt động này để có những quy định đón đầu.
Thứ ba là, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp của UBTVQH.
Thứ tư là, tiếp tục nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ thực tế quá trình đổi mới hoạt động chất vấn thời gian qua để có những cải tiến đột phá hơn trong tổ chức hoạt động này. Tăng cường giao và tạo điều kiện để thường xuyên tổ chức hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại các phiên họp UBTVQH, phiên họp của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
Trong mỗi kỳ họp Quốc hội, phiên chất vấn chỉ có 2,5 - 3 ngày, với gần 500 đại biểu, mỗi đại biểu chỉ được phát biểu không quá mười phút một lần, người đứng đầu các bộ và Chính phủ trả lời chất vấn thường trình bày khá dài, đến cuối phiên họp, Chủ tịch đoàn điều hành phiên họp có quyền thay mặt các đại biểu kết luận, đó là hình ảnh chung của các phiên chất vấn còn đọng lại trong tâm trí cử tri. Do vậy, khó có thể nói rằng, chất vấn và hoạt động chất vấn tại kỳ họp Quốc hội đã thực sự có hiệu quả.
Nếu muốn cơ chế 500 đại biểu Quốc hội hoạt động thật sự hiệu quả, phải tranh luận để có những cuộc cải cách theo chiều sâu, ví dụ:
- Giới hạn chức năng của Quốc hội vào những hoạt động chính trị mà cơ quan này có đủ thông tin, thẩm quyền; Quốc hội không thể là cơ quan quyền lực tối cao ở đất nước chúng ta. Quyền lực của Quốc hội phải rõ ràng, giới hạn, khả thi, tránh ảo tưởng.
- Nếu Quốc hội trước hết có chức năng đại diện cho ý chí cử tri, thì công việc của Quốc hội phải được tổ chức hợp lý tương thích với chức năng ấy. Mục đích của các phiên chất vấn là để xác định trách nhiệm của cơ quan hành pháp trước cử tri. Kết quả của phiên chất vấn phải thể hiện thái độ ủng hộ, không ủng hộ, phản đối, tín nhiệm hay bất tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu ra hoặc phê chuẩn. Muốn vậy thì người chủ trì không có quyền thay mặt các đại biểu khác kết luận2, các phiên chất vấn phải được kết thúc bằng các nghị quyết, ở đó mỗi đại biểu Quốc hội tham dự có một phiếu biểu quyết ngang nhau. Người điều hành phiên họp thường giữ thái độ ôn hòa, cầm cương cho cuộc chất vấn diễn ra, tốt nhất là người chủ tọa không nên tham gia bỏ phiếu.
- Việc chất vấn tốt nhất là được tiến hành ở các ủy ban, nơi các đại biểu có chuyên môn, có tìm hiểu sâu về vấn đề chất vấn, có chuẩn bị trước với sự tham vấn chuyên gia, với sự hỗ trợ của các trung tâm nghiên cứu thuộc Quốc hội và Chính phủ. Trí tuệ đối chọi với trí tuệ, chuyên gia đấu trí với chuyên gia, chỉ khi đó mới tránh được những câu hỏi để biết, hỏi để lấy thông tin hay chỉ là hỏi để nêu bức xúc của cử tri. Các ủy ban có thể phải hoạt động thường xuyên hơn, công khai hơn, chuyên gia và người dân phải có cơ hội tham gia hoặc được biết kết quả của những phiên chất vấn, điều trần
III. LỜI KẾT
Tóm lại trong quy trình tiến hành phiên chất vấn cần cân đối tương tác giữa người trả lời chất vấn và các đại biểu, tránh biến phiên chất vấn thành diễn đàn cho các bộ và ngành thuộc hành pháp biểu dương thành tích, giãi bày khó khăn và kêu gọi cảm thông. Những điều này là cần, song chưa đủ, bởi phiên chất vấn phải đạt được mục đích chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan hành pháp trong điều hành quốc gia; khi cần các đại biểu Quốc hội phải có quyền bỏ phiếu thể hiện mức độ tín nhiệm của mình đối với hành pháp.
Chất vấn người khác là một việc khó, lại càng khó hơn khi người được chất vấn lại đầy quyền uy, thừa hiểu biết, đủ thông tin, có bộ máy chuyên môn thạo việc trợ giúp. Vào thời điểm hiện nay, có thể dự báo Quốc hội phải chuẩn bị nhiều năng lực hơn nữa mới có thể chất vấn trúng trách nhiệm của cơ quan hành pháp nước ta.
MỤC LỤC
trả lời chất vấn của đại biểu Quốc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bài tập học kỳ luật hiến pháp k36- Về vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.doc