Vị thế và đặc trưng thi pháp của Thể loại lục bát trong thơ mới 1932 - 1945

Thể loại văn học là phạm trù có vai trò quan trọng hàng đầu trong nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học theo hướng loại hình - thể loại đang là một h-ớng nghiên cứu đầy triển vọng. Tìm hiểu đặc trưng thi pháp thể loại lục bát trong Thơ mới1932 - 1945 không chỉ để nhận thấy bản chất và sự vận động của thể loại văn học dân tộc truyền thống trong thời hiện đại mà còn để thấy được diện mạo đặc sắc của thơ Việt Nam hiện đại - Thơ mới 1932 - 1945 khi có sự tham gia của thể loại thơ truyền thống. Rõ ràng trong hệ thống thể loại của Thơ mới1932 - 1945, lục bát vẫn giữ một tỷ lệ và vai trò, vị trí quan trọng.

pdf10 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3600 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vị thế và đặc trưng thi pháp của Thể loại lục bát trong thơ mới 1932 - 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 29 vị thế và đặc tr−ng thi pháp của Thể loại lục bát trong thơ mới 1932 - 1945 biện thị quỳnh nga (a) Tóm tắt. Thơ mới 1932 - 1945 đánh dấu b−ớc đột khởi ch−a từng có trong lịch sử thơ ca dân tộc; với nó, thơ Việt thực sự đ−ợc hiện đại hóa, mang tính loại hình sâu sắc của thơ hiện đại. ở đây, sự hiện diện của các thể loại thơ truyền thống - mà tiêu biểu nhất là thơ lục bát - cần đ−ợc đánh giá nh− thế nào? Và đâu là những biến đổi về thi pháp thể loại của nó?. Nhằm trả lời, luận giải cho vấn đề này, bài viết nghiên cứu, xác định vai trò, vị thế và những đặc tr−ng thi pháp của thể loại lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945, từ đó để thấy đ−ợc những đóng góp khó có thể thay thế của thể loại này cho thơ Việt Nam hiện đại. 1. Vị thế của thể loại lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945 1.1. Thơ mới 1932 - 1945 vừa với t− cách là một phong trào, vừa với t− cách là một cuộc cách tân thơ, là hiện t−ợng thơ lớn nhất ở thời kỳ non nửa đầu thế kỉ XX (1900 - 1945). Cho đến lúc này, chúng ta có đủ cơ sở để khẳng định: Thơ mới 1932 - 1945 đánh dấu b−ớc đột khởi ch−a từng có trong lịch sử thơ ca dân tộc; với nó, thơ Việt thực sự đ−ợc hiện đại hóa, mang tính loại hình sâu sắc của thơ hiện đại. Nh−ng vấn đề là, ở đây, sự hiện diện cũng nh− vai trò quan trọng của các thể loại thơ truyền thống mà tiêu biểu nhất là thơ lục bát - một thể loại dễ bị coi là "bảo thủ" [1] trên hành trình đi đến hiện đại của thơ ca Việt Nam cần đ−ợc đánh giá nh− thế nào, nó có những biến đổi gì về mặt thi pháp để thể hiện những nội dung mới của thời đại?. 1.2. Tr−ớc hết, cần thấy bức tranh chung của thể loại Thơ mới 1932 - 1945. Xin xem bảng hệ thống thể loại Thơ mới 1932 - 1945 sau đây đ−ợc chúng tôi thống kê từ 1083 tác phẩm của 89 nhà thơ đ−ợc tuyển chọn trong cuốn Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm [2] (Đây là công trình tập hợp khá đầy đủ Thơ mới 1932 - 1945 - tác giả và tác phẩm do Lại Nguyên Ân tập hợp và biên tập. Các cứ liệu về Thơ mới 1932 - 1945 trong bài viết này căn cứ vào cuốn sách vừa nêu). Tên gọi thể thơ, ngoài các thể thơ đã có tên gọi quen thuộc - tức đã đ−ợc định danh - nh− lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt (bao hàm cả tứ tuyệt Đ−ờng luật và tứ tuyệt "tự do"), thất ngôn bát cú Đ−ờng luật, thể hành (một dạng của thơ Cổ phong), hợp thể hoặc thơ "tự do"; các thể khác, chúng tôi tạm gọi tên thể thơ theo số chữ / câu thơ: thơ 2 chữ, 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ. 1.3. Điều đáng chú ý đầu tiên là thể loại lục bát giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống thể loại Thơ mới 1932 - 1945. Qua khảo sát và thống kê hệ thống thể loại Thơ mới 1932 - 1945, chúng tôi nhận thấy: Ngoài các thể thơ phổ biến nh− thể 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ, hợp thể và "tự do"; các thể loại thơ truyền thống mà nổi bật là thể lục bát đ−ợc nhiều nhà thơ khai thác, vận dụng. Trên hành trình đi đến hiện đại của thơ Việt, sự hiện diện của các thể Nhận bài ngày 07/5/2007. Sửa chữa xong 14/8/2007. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 30 loại thơ truyền thống mà tiêu biểu nhất là lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945 thực sự có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong cuộc “cạnh tranh” giành vị thế và đáp ứng yêu cầu của độc giả hiện đại so với các thể loại khác của Thơ mới 1932-1945, thể loại lục bát đã chứng tỏ đ−ợc vai trò không thể thay thế đ−ợc của mình. Về số l−ợng, thể loại lục bát có 147 tác phẩm, chiếm 13,6%; Nếu so với hai thể loại đ−ợc Thơ mới sử dụng nhiều nhất là thể 7 chữ và 8 chữ thì lục bát chiếm gần bằng 1/3. Hai thể tứ tuyệt và bát cú Đ−ờng luật chính thống của văn học trung đại đã bị lục bát v−ợt xa cả về số l−ợng và chất l−ợng. Đặc biệt thể lục bát còn tỏ ra chiếm −u thế hơn hẳn thể loại thơ “tự do” - "mới" đ−ợc thế hệ các"nhà thơ mới" sáng tạo nên. Các nhà thơ của phong trào Thơ mới 1932-1945 hình nh− ít ai không một lần đến với thể thơ này, thậm chí nhiều ng−ời còn đạt con số hàng chục bài. Tr−ớc nhất phải kể đến Nguyễn Bính với 29 tác phẩm toàn bằng thể lục bát trong tổng số 57 sáng tác của ông. Thứ đến là các tên tuổi nh−: Hồ Dzếnh: 15 bài, Trần Huyền Trân: 20 bài, Xuân Diệu: 6 bài và Huy Cận, Mộng Sơn, Thế Lữ mỗi ng−ời đều 7 bài... Thể lục bát không chỉ khẳng định mình trên thi đàn chỉ bằng số l−ợng mà ý nghĩa hơn, lục bát còn sống mãi trong lòng ng−ời bằng những tác phẩm mang giá trị cổ điển nh−: Chân quê, Lỡ b−ớc sang ngang (Nguyễn Bính), Buồn đêm m−a (Huy Cận), Tiếng sáo thiên thai (Thế Lữ), Chiều (Xuân Diệu)... Thực tế này cho thấy lục bát – một thể thơ cổ truyền của dân tộc đến thời hiện đại, trong thế “cạnh tranh” với nhiều thể loại Thơ mới, vẫn có vị thế vững chắc trên thi đàn. Đây là điều mà chỉ duy nhất thể lục bát có đ−ợc so với các thể thơ truyền thống khác. Đó là ch−a kể tới những tác phẩm làm bằng thể loại khác có xen lục bát. Hình thức khẳng định chủ yếu của lục bát trong Thơ mới 1932-1945 là các tác phẩm trữ tình có dung l−ợng nhìn chung là nhỏ. Tác phẩm có dung l−ợng ngắn nhất là Hoa cỏ may (Nguyễn Bính) với một cặp lục bát t−ơng đ−ơng 2 đơn vị dòng câu. Chiếm phần nhiều là những bài thơ lục bát chứa khoảng 2 cặp 6/8 (15 bài), 4 cặp 6/8 (14 bài), 5 cặp 6/8 (10 bài), 6 cặp 6/8 (17 bài) và 7 cặp 6/8 (11 bài). Thuộc vào loại dung l−ợng lớn phải kể đến các tác phẩm: Lỡ b−ớc sang ngang (Nguyễn Bính) với 55 cặp lục bát, Lòng son sắt (Phạm Huy Thông) với 49 cặp, Độc hành ca (Trần Huyền Trân) với 46 cặp. Tác phẩm dài nhất là bài thơ Bóng ai (Cẩm Lai) cũng chỉ có 70 cặp lục bát t−ơng ứng với 140 đơn vị dòng - câu. Lục bát tồn tại d−ới hai dạng khác nhau. Dạng thứ nhất, các dòng thơ dắt nối nhau từ đầu đến cuối tạo thành những bài thơ trọn vẹn, nh− các bài: Tiếng sáo thiên thai (Thế Lữ), Lỡ b−ớc sang ngang (Nguyễn Bính), Buồn đêm m−a (Huy Cận)... Tạm gọi đây là lục bát nguyên thể. Dạng thứ hai, phối hợp và xen kẽ với các thể thơ khác (4 tiếng, 5 tiếng, 7 tiếng, tự do, v.v...) để làm thành bài thơ, có thể gọi là lục bát phối xen. Trong dạng phối xen này có bài lấy thể thức lục bát làm nền (nh− bài Về nẻo thanh tuyền của Trần Dần), cũng có bài lấy các thể khác làm nền (nh− bài M−ời hai tháng sáu của Vũ Hoàng Ch−ơng, Lên chơi trăng của Hàn Mặc Tử, Tr−ờng tình của Tchuya (Đái Đức Tuấn). Lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945 đã khai thác triệt để, đa dạng các chức năng và nội dung thể loại nhằm thể hiện những cung bậc cảm xúc, những trạng huống tâm hồn phong phú, tinh vi của những hồn Thơ mới. Trong đó nổi bật nhất là chức năng trữ tình với nội dung bày tỏ t− t−ởng, tình cảm của cái Tôi cá nhân cá thể... Khảo sát một thể loại văn học, theo chúng tôi cần căn cứ trên 3 ph−ơng diện: Chức năng, nội dung và thi pháp thể loại. ở đây, do khuôn khổ của bài báo (theo quy định của tạp chí), bài viết này chỉ tập trung khảo sát ở ph−ơng diện thi pháp của thể loại. Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 31 2. Đặc tr−ng thi pháp thể loại lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945 2.1. Tr−ớc hết, xét trên ph−ơng diện đặc điểm thi luật của thể thơ, có thể thấy các "nhà thơ mới" có nhiều tâm đắc với thể loại này (tiêu biểu nh− Thế Lữ, Huy Cận, Nguyễn Bính, Xuân Diệu...) đều đảm bảo mô hình "chính thể" (tức mô hình chuẩn, đơn vị cơ bản của bài thơ là một cặp câu lục bát chiếm 2 dòng thơ, dòng trên 6 tiếng, dòng d−ới 8 tiếng) của thơ truyền thống. Hầu hết, những bài thơ làm theo thể lục bát trong hệ thống thể loại Thơ mới 1932 - 1945 đều kế thừa trọn vẹn cấu trúc câu thơ lục bát x−a. Thứ hai, về cách thức gieo vần và phối nhịp: Hầu hết các "nhà thơ mới" đều tận dụng triệt để sự kết hợp 2 loại vần l−ng và vần chân phổ biến trong lục bát truyền thống. Lục bát Thơ mới thiên về thanh bằng và chủ yếu sử dụng thanh bằng tạo tính nhạc du d−ơng, êm đềm... Chẳng hạn, ở 4 cặp câu lục bát sau đây, tất cả đều gieo vần bằng và 40/56 là tỷ lệ thanh bằng đ−ợc dùng so với thanh trắc: Tiếng đ−a hiu hắt bên lòng. Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn (Thế Lữ - Tiếng sáo thiên thai). Đêm m−a làm nhớ không gian. Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la (Huy Cận - Buồn đêm m−a). Không gian nh− có dây tơ. B−ớc đi sẽ dứt động hờ sẽ tiêu (Xuân Diệu - Chiều). Láng giềng đã đỏ đèn đâu. Chờ em ăn giập miếng giầu em sang (Nguyễn Bính - Chờ nhau). Thứ ba, lục bát Thơ mới cũng kế thừa cách ngắt nhịp đôi th−ờng thấy trong lục bát ca dao, lục bát Truyện Kiều. 147 bài thơ lục bát nguyên thể, kể cả những bài thơ lục bát phối xen trong Thơ mới 1932 - 1945 chủ yếu là ngắt nhịp này. Ví dụ: Ngắt nhịp 2 / 2 / 2 - 2 / 2 / 2 / 2: Thôn Đoài / ngồi nhớ / thôn Đông Một ng−ời / chín nhớ / m−ời mong / một ng−ời (Nguyễn Bính - T−ơng t−) Nghe đi / rời rạc / trong hồn Những chân / xa vắng / dặm mòn / lẻ loi (Huy Cận - Buồn đêm m−a) Ngắt nhịp 2 / 2 / 2 - 4 / 4: Đ−ờng xa / ngoảnh lại / ngẩn ngơ Trông theo mây trắng / thẫn thờ mắt xanh (Hằng Ph−ơng - Lòng quê) Thứ t−, cùng với việc kế thừa những đặc tr−ng của lục bát cổ điển truyền thống, để diễn tả tâm tình của một thế hệ mới, bảo đảm đ−ợc cái ấn t−ợng chuẩn mực cho thể thơ, các "nhà thơ mới", khi cần thiết đã biết xử lý linh hoạt các yếu tố thi luật của thể loại trên những dòng thơ cụ thể, tạo nên những đặc sắc thi pháp của lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945. 2.2. Đặc tr−ng thi pháp thể loại của lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945 đặc biệt đ−ợc thể hiện rõ trên các ph−ơng diện: cấu trúc, vần, nhịp, giọng điệu, ngôn ngữ, nghệ thuật tổ chức câu thơ, dòng thơ và nghệ thuật đối. 2.2.1. Khảo sát 147 bài thơ lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm, chúng tôi nhận thấy có một hiện t−ợng đặc biệt nổi lên xét về mặt cấu trúc, đó là hiện t−ợng lẻ một dòng lục (6 chữ) cuối bài (nghĩa là kết bài không phải là dòng bát - tám chữ nh− th−ờng thấy). Việc trao vai trò kết bài cho dòng lục (6 chữ) hẳn không phải là không có nguyên cớ. Một mặt, có thể do ảnh h−ởng của cách kết ở thể loại hát nói (bài hát nói chính cách bao giờ cũng kết thúc bằng câu 6 chữ), mặt khác, có lẽ với dụng ý diễn tả những sắc thái cảm xúc bất th−ờng xảy ra trên dòng mạch đều đều của tâm trạng (đ−ợc tạo nên từ kiểu kiến trúc dòng 6 tiếp dòng 8 lần l−ợt luân phiên đều đặn của thể lục bát) mà các nhà thơ mới nảy sinh ý t−ởng đặt dòng 6 cuối bài vừa có vai trò kết, vừa có vai trò mở, gợi nhiều liên t−ởng cho cảm nhận của ng−ời đọc! Dòng mạch cảm xúc của thi nhân đ−ơng buồn rầu bỗng d−ng chững lại một niềm thảng thốt, ngậm ngùi: Chén sầu đổ −ớt tr−ờng giang Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 32 Canh gà bên nớ giằng sang bên này Lạy giời đừng sáng đêm nay Đò quên cập bến tôi say suốt đời, Chiêu Quân lên ngựa mất rồi... (Nguyễn Bính - Một con sông lạnh) Hoặc bâng khuâng, lơ lửng, kéo dài không bao giờ dứt: Dỗ lòng, nguôi nhớ th−ơng đâu Kim nam châm lựa h−ớng sầu trở ra. Gió buồn chiều lạnh vai sa... (L−u Quang Thuận - Bản đồ) Hiện t−ợng này chỉ xảy ra trong 3 tác phẩm: Một con sông lạnh, Con nhà nho cũ (Nguyễn Bính), Bản đồ (L−u Quang Thuận), và trong một bài thơ lục bát phối xen: Thoát tục của Tchya. Về cơ bản, các bài thơ lục bát của Thơ mới 1932 - 1945 vẫn h−ớng tới mô hình cấu trúc đã trở thành chuẩn mực, điển phạm của lục bát cổ điển. 2.2.2. Việc gieo vần của lục bát Thơ mới 1932 - 1945 có gì đ−ợc "làm mới"?. Tr−ớc hết, cần phân biệt hai khía cạnh trong hiện t−ợng này, một là âm điệu của vần, hai là vị trí gieo vần. ở khía cạnh thứ nhất, các nhà thơ "hoàn toàn h−ớng tới sự chuẩn mực của thơ cách luật, nghĩa là hoàn toàn sử dụng vần bằng. Hơn thế, họ còn cố gắng đạt đ−ợc mức độ hòa âm cao bằng cách triệt để sử dụng vần chính". Chẳng hạn, nh− ở các bài thơ lục bát dài hơi nh− Lỡ b−ớc sang ngang (Nguyễn Bính), Độc hành ca (Trần Huyền Trân). ở đây, tỷ lệ các dòng thơ sử dụng các bộ vần có khuôn âm trùng khít là: 87/110 dòng (Lỡ b−ớc sang ngang), 50/92 dòng (Độc hành ca); số vần còn lại tuy gieo vần thông nh−ng mức độ hòa âm cũng khá rõ, nh− "đời" gieo với "c−ời"... Về vị trí gieo vần, thực ra khó có thể đổi khác so với hình mẫu lục bát cổ điển truyền thống. Khả năng gieo vần ở tiếng thứ t− dòng bát, vốn khá quen thuộc với "lỗ tai" dân gian cũng không đ−ợc Thơ mới quan tâm vận dụng nhiều nh− thơ lục bát hiện đại sau Thơ mới 1932 - 1945. Tr−ờng hợp gieo vần ở tiếng thứ t− câu bát chỉ xẩy ra một lần trong bài Sáng quê của Hồ Dzếnh: Gió đ−a mặt trời dần cao Khóm tre rì rào muôn tiếng chim kêu. Nh− vậy, cách thức gieo vần của lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945 hầu nh− không biến đổi. Nhắc lại điều đã đ−ợc khẳng định chúng tôi chỉ nhằm nhấn mạnh một điều rằng: các "nhà thơ mới" đã biết vận dụng và khai thác triệt để đặc tr−ng gieo vần vốn có của thể thức lục bát, kết hợp với cách ngắt nhịp chẵn, một mặt nhằm đảm bảo cho các dòng thơ liên kết với nhau một cách hài hoà, trôi chảy, không gây ấn t−ợng gò ép lỏng lẻo; mặt khác tạo âm h−ởng nhẹ nhàng, thanh thoát, rất thích hợp với việc diễn tả những nỗi buồn mơ hồ và kéo dài, những tình cảm bâng khuâng th−ơng nhớ, vừa lơ lửng lại vừa quẩn quanh, bế tắc của cái tôi Thơ mới 1932 - 1945. 2.2.3. Bên cạnh cách thức gieo vần là nhịp điệu của thể thơ. Nhịp ngắt thông th−ờng phổ biến trong thể lục bát là nhịp chẵn, mỗi nhịp 2 tiếng. Cách ngắt nhịp lẻ, mỗi nhịp 3 tiếng trong một số tác phẩm lục bát cổ điển cũng lặp lại phần nhiều trong các bài lục bát Thơ mới. Tuy nhiên, các nhà thơ mới đã không cố chấp giữ nguyên diện mạo cũ mà đã tìm cách "đa dạng hoá" cách thức ngắt nhịp. Chẳng hạn, ngắt nhịp 2/4 - 2/2/2: Hôm nay / trời nhẹ lên cao Tôi buồn / không hiểu / vì sao / tôi buồn (Xuân Diệu - Chiều) Nhịp 4/2 - 2/2/4: Nắng chia nửa bãi / chiều rồi V−ờn hoang / trinh nữ / xếp đôi lá sầu (Huy Cận - Ngậm ngùi) Nhịp 2/4 - 2/1/3/2: Non xanh / ngây cả buổi chiều Nhân gian / e / cũng tiêu điều / d−ới kia (Huy Cận - Thu rừng) Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 33 Đặc biệt có không ít câu thơ đ−ợc ngắt nhịp hết sức mới lạ, hiện đại: nhịp 2/4 - 3/1/4: T−ơng t− / thức mấy đêm rồi Biết cho ai / hỏi / ai ng−ời biết cho (Nguyễn Bính - T−ơng t−) Nhịp 1/5 - 2/2/2/2: Vâng/ từ ân ái nhỡ nhàng Tình tôi / than lạnh / gió tàn / làm sao (Nguyễn Bính - Ng−ời hàng xóm) Nhịp 4/2 - 2/1/3/2: Cái gì nh− thể / nhớ mong Nhớ nàng? / không? / Quyết là không/ nhớ nàng (Nguyễn Bính - Ng−ời hàng xóm) Nhịp 1/2/3: Rồi.../ gió s−ơng / trả gió s−ơng (Trần Huyền Trân - Khóc Tản Đà) Nhịp 2/1/1/2 - 2/2/2/2: Tôi say? / Th−a / trẻ / ch−a đầy Cái đau / nhân thế / thì say / nỗi gì? (Trần Huyền Trân - Uống r−ợu với Tản Đà). Nhịp 1/1/1/3 - 1/3/2/2: Bóng,/ tôi,/ tôi,/ bóng trùng trình Nàng,/ tôi đuổi mãi / ...canh tà,/ tà canh (Cẩm Lai - Đuổi bóng) Sự đa dạng, phong phú trong cách ngắt nhịp câu thơ đã góp phần biểu hiện những "phức điệu tâm hồn" của con ng−ời thời đại mới mà lục bát nhịp đôi khó có khả năng biểu đạt. Ví nh− cách ngắt nhịp 4/2 - 2/1/3/2 trong câu thơ: Cái gì nh− thể / nhớ mong. Nhớ nàng? / không? / Quyết là không / nhớ nàng (Nguyễn Bính), là tiết nhịp của tâm trạng đầy mâu thuẫn, vừa muốn phủ định lại vừa muốn đón nhận niềm rung cảm mới: tình yêu. Cách ngắt nhịp mới lạ hiện đại này là một cơ sở để phân biệt lục bát của Nguyễn Bính với lục bát của ca dao. 2.2.4. Về phối thanh (luật bằng trắc), ngoài phần nhiều những bài lục bát theo sát khuôn mẫu đã đ−ợc xác lập, trong lục bát Thơ mới, có một số ít tr−ờng hợp "phạm luật". Tiếng thứ 2, tiếng thứ 4 dòng lục từ bằng chuyển thành trắc và từ trắc chuyển thành bằng. Sự thay đổi này theo chúng tôi là do sự chi phối của dòng cảm xúc nhân vật trữ tình. Âm điệu câu thơ có lúc trúc trắc do nhiều thanh trắc đi liền nhau: úp mặt vào hai bàn tay. Chị tôi khóc mất một ngày một đêm (Nguyễn Bính - Lỡ b−ớc sang ngang). Hay có lúc thanh thoát: Hồn anh nh− hoa cỏ may. Một chiều cả gió bám đầy áo em (Nguyễn Bính - Hoa cỏ may) là do nhịp lòng cần phải đi nh− thế. Sở thích sử dụng thanh bằng là một đặc tính của các nhà thơ mới. Trong quyền tự do lựa chọn của mình đối với những tiếng nằm ở vị trí lẻ (tự do về bằng trắc) trong mô hình phối điệu, các nhà thơ đã đặt vào đó rất nhiều thanh bằng liền nhau để diễn tả những cung bậc buồn vui của lòng ng−ời. Huy Cận trong bài Buồn đêm m−a đã khéo dùng nhiều thanh bằng nối tiếp nhau suốt chiều dài bài thơ để diễn tả cái buồn nhẹ nhàng mà thấm thía, d− ba trong lòng ng−ời theo tiếng m−a rơi: Tai n−ơng n−ớc giọt mái nhà Nghe trời nằng nặng nghe ta buồn buồn... Rơi rơi dìu dịu... rơi rơi Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ.... Các bài thơ Tiếng sáo thiên thai của Thế Lữ, Mơ tiên của Bích Khê cũng có những hình thái biểu hiện t−ơng tự. 2.2.5. Giọng điệu và ngôn ngữ là ph−ơng diện quan trọng hàng đầu của mọi tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nh−ng quyết định là do phong cách cá nhân, phong cách thể loại. Giọng điệu luôn gắn liền với ngôn ngữ. Giọng điệu quyết định việc lựa chọn ngôn ngữ và ngôn ngữ là cơ sở tạo tính nhạc cho giọng điệu. Âm h−ởng chung của Thơ mới 1932 - 1945 là "buồn đau, u sầu" (cũng là giọng điệu chính của thơ lãng mạn). Âm điệu ấy tràn vào Thơ mới 1932 - Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 34 1945 ở tất cả các thể loại, đặc biệt rất phù hợp với thể lục bát. Vốn là một thể thơ có nguồn gốc dân gian nên lục bát có một chất giọng rất đặc tr−ng - trữ tình nhẹ nhàng, êm ái và sâu lắng, thiết tha với nhịp "đ−a nôi". Giọng điệu này cộng h−ởng với âm điệu buồn đau, u sầu của thời đại Thơ mới, tạo nên chất giọng riêng khó có thể trộn lẫn của lục bát Thơ mới1932 - 1945. Lục bát Thơ mới th−ờng có những tiếng thở buồn sầu, chán nản: Tuổi son má phấn môi hồng. B−ớc chân về đến nhà chồng là thôi (Nguyễn Bính). Có khi đó là những tiếng lòng đầy bâng khuâng, man mác, cô liêu: V−ờn hoang, nhà vắng, cây th−a. Lòng tôi sầu tủi đã vừa mấy xuân. Ngày kia tôi sẽ từ trần. V−ờn hoang liêu lại mấy lần hoang liêu (Mộng Huyền - V−ờn hoang)... Có những phong cách vốn hợp với giọng tráng ca nh−ng khi tìm về với lục bát d−ờng nh− cũng bị "mềm hoá" đi. Thay cho âm h−ởng tráng ca - lịch sử trong những vần thơ tự do là giọng điệu đầy hoài niệm, da diết, khắc khoải, thấm đẫm nhân tình trong thơ lục bát: M−a bay trắng lá rau tần Thuyền ai bốc khói xa dần bến m−a Có ng−ời về khép song th−a Để rêu ngõ trúc t−ơng t− lá vàng (Trần Huyền Trân - Thu) Thơ mới 1932 - 1945 tiếp thu ảnh h−ởng từ nhiều nguồn trong đó có nguồn truyền thống, nhất là ở thể lục bát, nh−ng vẫn tạo đ−ợc bản sắc cho mình. Lục bát Thơ mới 1932 - 1945 vừa mang nét chung của phong cách thời đại, vừa mang nét riêng của phong cách thể loại và phong cách cá nhân. Lục bát của ca dao do đặc tr−ng của loại hình folklore, không xuất hiện giọng điệu chủ thể cá nhân. Đến lục bát trong văn học viết trung đại đã có những đổi thay quan trọng, dĩ nhiên đã mang màu sắc cá nhân, nh−ng cũng chủ yếu để tự sự (lục bát ở truyện Nôm mà đỉnh cao là Truyện Kiều - Nguyễn Du). B−ớc sang thời đại Thơ mới 1932 - 1945, ý thức về cái tôi cá nhân cá thể trỗi dậy mạnh mẽ, cái tôi này đòi hỏi đ−ợc giải phóng, đ−ợc khẳng định, vì thế "những sợi tơ lòng" lãng mạn của những cái tôi ấy, theo đó, cũng rung lên, rất nhạy cảm với những đ−ờng nét, sắc thái riêng. Lục bát Thơ mới, trên cái "giọng nền" buồn th−ơng - u sầu, có vô vàn những "nghịch âm"không thể trộn lẫn: Giọng t−ơi vui, yêu đời của Thế Lữ trong Tiếng sáo thiên thai; giọng thuần hậu, dễ th−ơng của Đoàn Văn Cừ trong Hè, Đêm đông, Chơi xuân; giọng "quê mùa" dễ th−ơng và tình tứ của Nguyễn Bính trong Chân quê, Ng−ời hàng xóm, T−ơng t−, M−ời hai bến n−ớc... Lục bát của Nguyễn Bính, Đoàn Văn Cừ, hay Hằng Ph−ơng, L−u Kỳ Linh, v.v... một mặt có mang âm h−ởng của ca dao, ngọt ngào nh− khúc nhạc đồng quê, nh−ng mặt khác vẫn mang đậm dấu ấn phong cách thời đại Thơ mới và dấu ấn riêng của phong cách cá nhân. Lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945 còn có giọng trào phúng, mỉa mai khá độc đáo: Lạ lùng! ở n−ớc Nam ta. Lòng nhân đạo cũng đổi ra trái mùa (Tú Mỡ - Hội bảo trợ súc vật)... Có thể nói, khá nhiều "nhà thơ mới" tài hoa bằng những sáng tạo riêng của mình đã "làm mới" thể loại lục bát, hoặc trên ph−ơng diện chức năng, ph−ơng diện nội dung hoặc trên ph−ơng diện thi pháp của thể loại, tạo nên tính "đa thanh" cho lục bát Thơ mới 1932 - 1945. Với giọng điệu buồn th−ơng, u sầu, các nghệ sỹ lục bát Thơ mới đã khai thác, vận dụng hệ thống từ láy tiếng Việt với mật độ đậm đặc. Chẳng hạn ngay trong một cặp câu lục bát đã có đến 3 từ láy: Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều. Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn (T−ơng t− chiều - Xuân Diệu). Tuy nhiên, hiện t−ợng dùng từ láy kiểu này không phải là nét riêng của lục bát Thơ mới (Nguyễn Du trong Truyện Kiều cũng đã từng có những câu thơ lục bát dùng từ láy đạt hiệu quả nghệ thuật cao: Buồn trông cửa bể chiều hôm. Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa. Buồn trông ngọn n−ớc mới sa. Hoa Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 35 trôi man mác biết là về đâu. Buồn trông nội cỏ dầu dầu. Chân mây mặt đất một màu xanh xanh). Nh−ng, có thể nói "hệ từ láy trong thơ trung đại bị áp chế bởi tính −ớc lệ cao của ngôn ngữ nên "tính ý t−ợng" vẫn là hiện t−ợng nổi bật. Trong khi đó, các từ láy của lục bát Thơ mới th−ờng gắn liền với cảm xúc cụ thể, màu sắc "cảm tính" rõ hơn nên có khả năng biểu đạt giọng điệu chủ thể nổi bật hơn" [3]. Trong khuynh h−ớng trở về với âm h−ởng của các làn điệu ca dao quê mùa, dân dã, các tác giả lại đ−a vào thể lục bát rất nhiều những từ ngữ "quê", những hình ảnh, biểu t−ợng có tính ẩn dụ cao (v−ờn cau, ao bèo, giậu mồng tơi...) hay các thành ngữ quen thuộc (chín nhớ m−ời th−ơng, một nắng hai s−ơng, sang sông đắm đò..). Nhiều hình ảnh, thi liệu quen thuộc trong ca dao dân ca đ−ợc vận dụng linh hoạt uyển chuyển (hoa, b−ớm, cam, b−ởi, trầu, cau...). Và cả cách nói duyên dáng, tình tứ, "e thẹn" của những cô gái quê nữa: Em nghe họ nói mong manh. Hình nh− họ biết chúng mình với nhau (Nguyễn Bính - Chờ nhau). Hai chữ "với nhau" đã lột tả rất đắt cái chất quê trong thơ Nguyễn Bính. Cũng muốn nói là "yêu" nh−ng "với nhau" có vẻ bẽn lẽn, thẹn thò, mập mờ, nó không trực tiếp mạnh bạo nh− giọng Tây "sang" của Xuân Diệu (Mở miệng vàng và hãy nói yêu tôi/ Dầu chỉ là trong một phút mà thôi (Mời yêu). ở dòng thơ lục bát trào phúng, còn có những lời ăn tiếng nói hàng ngày, đặc biệt là thứ ngôn ngữ trào phúng với cách nói mỉa mai, gây c−ời: Mấy ngài cật ấm lòng no. Nhàn công rỗi việc chẳng lo lắng gì. Bỗng d−ng giở dạ từ bi. Mủi lòng th−ơng giống vô tri trên đời. (Tú Mỡ - Hội bảo trợ súc vật)... Lục bát Thơ mới 1932 - 1945 sử dụng rất nhiều hô ngữ: Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây (Huy Cận), Lại gần ta hỏi ai rằng ai ơi (Thế Lữ), Ôi coi ! hồn đ−ờng say nghiền (Bích Khê), Em ơi em ở lại nhà (Nguyễn Bính), Nh−ng tôi nghèo lắm: than ôi! (Tế Hanh), Liên ơi! đã mát ruột mày hay ch−a (Trần Trung Ph−ơng).v.v... Hiện t−ợng này đã từng xuất hiện không ít lần trong lục bát ca dao, nh−ng "thiếu màu sắc chủ thể". Còn ở đây là những tiếng nói của những cá nhân đơn nhất, cá biệt, yêu cầu phải đ−ợc trò chuyện, "giao tiếp" một cách trực tiếp để bộc lộ, giãi bày tâm t−, cảm xúc của mình. Phải chăng do đặc tr−ng của Thơ mới lãng mạn là sự "tràn bờ của cảm xúc" nên yêu cầu đ−ợc bày tỏ trực tiếp là điều tất yếu của ngôn ngữ lục bát Thơ mới 1932 - 1945?. 2.2.5. Bên cạnh việc cho phép xử lý các yếu tố nằm trong cơ cấu luật vừa nêu, lục bát còn cho phép có những biến đổi thi pháp, diễn ra trên các dòng thơ. Dòng thơ là một trong hai vế song hành lập thành một câu thơ lục bát. Dòng trên và dòng d−ới đ−ợc chia tách giới hạn bởi một vần chân. Mỗi dòng nh− vậy th−ờng trùng hợp với một câu hoặc một vế của câu, hiểu theo nghĩa là một đơn vị cú pháp. Với lục bát Thơ mới 1932 - 1945, lần đầu tiên trên thi đàn Việt Nam các nhà thơ đã đem đến sự mới lạ trong cách thức biểu đạt trên một dòng thơ. Có thể quan sát những biến đổi này trên ba biểu hiện chủ yếu: hiện t−ợng vắt dòng, hiện t−ợng nhiều câu trên một dòng và hiện t−ợng xếp dòng theo bậc thang. Với ý đồ "mới hoá" cú pháp câu thơ lục bát, năm 1932 trong bài Tiếng sáo thiên thai Thế Lữ đã thực sự tạo nên một "đột biến" với kiểu câu nh−: Trời cao xanh ngắt. ô kìa Hai con hạc trắng bay về bồng lai. Luật thơ (sự phối thanh bàng, trắc trong từng câu thơ) hầu nh− không thay đổi. Nh−ng trên ph−ơng diện cú pháp, quan hệ giữa các dòng thơ lục bát đã không còn giữ nguyên khuôn mẫu cũ. Dòng lục 6 tiếng lẽ ra phải là một đơn vị cú pháp độc lập (4 tiếng đầu: Trời cao xanh ngắt) và một vế 2 tiếng cuối (ô kìa) trong t− thế h−ớng tới đối Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 36 t−ợng đ−ợc nhắc đến ở dòng d−ới tạo thành một hơi thơ để hoàn chỉnh một ý: Ô kìa! hai con hạc trắng bay về bồng lai. Đây là hiện t−ợng vắt dòng trong câu thơ lục bát Thơ mới 1932 - 1945. Kiểu cấu trúc câu thơ độc đáo này đ−ợc các nhà thơ mới phát huy và h−ởng ứng nhiệt tình: Mùa thi sắp tới!- Em thơ Cái hôn âu yếm xin chờ năm sau (Xuân Diệu - Mùa thi) Sầu thu lên vút, song song Với cây hiu quạnh, với lòng quạnh hiu (Huy Cận - Thu rừng) Tôi say? Th−a trẻ ch−a đầy Cái đau nhân thế thì say nỗi gì? (Trần Huyền Trân - Uống r−ợu với Tản Đà) Từ x−a muốn ngỏ mà sao Bâng khuâng, chẳng biết rằng trao gửi gì (Vũ Hoàng Ch−ơng - Bức khăn mừng c−ới) B−ớm ơi! B−ớm hãy vào đây Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi (Nguyễn Bính- Ng−ời hàng xóm) Tuy nhiên, loại hình tổ chức câu thơ vắt dòng chỉ chiếm một tỉ lệ ít trong số các bài thơ lục bát Thơ mới và cũng không phải là hiện t−ợng độc quyền của lục bát. ở những thể thơ khác, cũng có thể bắt gặp không ít các câu thơ dắt díu nhau từ dòng này qua dòng khác nh− vậy (trong các bài Với bàn tay ấy - Xuân Diệu; Tơ trời với tơ lòng - Thanh Tịnh).v.v... Vì vậy hiện t−ợng vắt dòng trong câu thơ lục bát "nên xem nh− một sự biến đổi mang tính chất lâm thời" [4] của dòng thơ nhằm thoát khỏi những gò gẫm, kể sự, đạt tới sự tự do bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc nh− những thể thơ khác (7 chữ, 8 chữ...). Bên cạnh loại câu thơ vắt dòng, các nhà Thơ mới còn tổ chức nhiều câu thơ trên một dòng. Đây cũng là một đặc sắc thi pháp của câu thơ lục bát Thơ mới. So với dòng thơ lục bát thông th−ờng x−a nay (chỉ có một câu hoặc một vế câu) lục bát Thơ mới đã mạnh dạn thực hiện hơn hai đơn vị cú pháp ngữ nghĩa gần nh− độc lập với nhau trên một dòng: Cổng làng rộng mở. ồn ào. Nông phu lững thững đi vào nắng mai (Bàng Bá Lân - Cổng làng) Cái gì nh− thể nhớ mong Nhớ nàng? không? Quyết là không nhớ nàng (Nguyễn Bính - Ng−ời hàng xóm) Khá nhiều bài sử dụng những dấu ngắt câu tạo thành nhiều đơn vị cú pháp trên một câu thơ nh− vậy (giữa dòng lục bát): Th−a bà, Chiều m−a, Đêm trừ tịch (Trần Huyền Trân); Chiều x−a (Huy Cận); Quê bạn (Tế Hanh); Bên cầu tái sinh (Việt Châu)… Lục bát Thơ mới 1932 - 1945 còn vận dụng biện pháp nghệ thuật tiểu đối của câu thơ lục bát truyền thống (3/3, 4/4) nhằm h−ớng tới xác lập những vế t−ơng ứng trong nội bộ dòng thơ, khiến dòng thơ có vẻ đẹp hài hoà, cân đối: Trai tơ khăn lục / gái hồng thắm môi (Hồ Dzếnh - Chiều xuân Trung kỳ). Cánh rầu rã cánh / lòng tê tái lòng (Trần Huyền Trân - Khóc Tản Đà)... Đặt nghệ thuật đối bên cạnh các biện pháp vắt dòng hay tạo nhiều cú pháp trên một dòng thơ để thấy đ−ợc ý nghĩa sâu xa của cách tân nghệ thuật này là nhằm h−ớng tới việc diễn tả một cách tự nhiên những trạng thái cảm xúc đời th−ờng. Một số tác giả còn chia tách câu chữ trong dòng thơ lục bát sắp xếp chúng theo mô hình bậc thang. … Đ−ờng xa − cụ? quản chi Đi gần hạnh phúc là đi xa đ−ờng. (Trần Huyền Trân - Uống r−ợu với Tản Đà) Trong thôn văng vẳng gà tr−a Lắng nghe đúng ngọ chuông chùa... ... nện không (L−u Trọng L− - Núi xa) Tuy mô hình bậc thang ch−a thật rõ nét nh− trong thơ lục bát hiện đại sau này, nh−ng b−ớc đầu đã gây đ−ợc hứng thú đối với ng−ời đọc. Trong thơ lục bát hiện đại sau 1945, xuất hiện Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 37 không ít kiểu kiến trúc câu thơ “leo thang” rất bắt mắt nh−: Chỉ còn cỏ mọc bên trời Một bông hoa nhỏ lặng rơi m−a dầm… (Nguyễn Trọng Tạo - Không đề). v.v... Cách trình bày các dòng thơ lục bát thành bậc thang nh− thế có tác dụng vừa "bắt mắt"(thẩm mỹ) vừa gợi ý cách đọc sao cho thể hiện thật hữu hiệu nội dung xúc cảm,v.v... Rõ ràng, khi “vào tay” những phong cách lục bát tài hoa, thể thơ lục bát có nhiều biến đổi về chất. Các nhà Thơ mới trên cơ sở kế thừa những yếu tố thi luật cũ đã thực hiện những b−ớc cách tân táo bạo, tạo nên “hệ thi pháp" đặc thù của lục bát Thơ mới 1932 - 1945, đóng góp đáng kể vào công cuộc hiện đại hoá thi ca dân tộc, đặc biệt trên ph−ơng diện hình thức của thể loại. Tuy nhiên những đặc điểm thi luật này không phải là đặc quyền sở hữu của lục bát. Ta vẫn có thể bắt gặp th−ờng xuyên những biện pháp cách tân thi luật thơ từ cấu trúc, vần, niêm, luật đến câu thơ, dòng thơ trong các thể loại thơ khác. Thậm chí lục bát cũng không phải là đã đi tiên phong trong việc sử dụng các biện pháp cách tân thi pháp thơ kể trên. Điều đáng nói là ở chỗ, vốn là một thể thơ cách luật truyền thống của dân tộc, thể lục bát qua các nhà thơ hiện đại tài hoa đã không cố chấp giữ nguyên diện mạo muôn thuở của nó mà nhanh chóng bằng mọi biện pháp hoà nhập vào khuôn mặt chung của thơ hiện đại. Thể lục bát mềm mại, uyển chuyển, đa năng vẫn chứng tỏ đ−ợc vị thế của mình trên thi đàn với một “bản sắc thi pháp” riêng, đầy độc đáo và sáng tạo. Những đặc tr−ng thi pháp này chính là cơ sở “−ơm mầm” dòng lục bát hiện đại sau này với những khuôn mặt tài hoa nh− Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn… Tuy nhiên, lục bát cũng không tránh khỏi những hạn chế. Là một thể thơ cách luật truyền thống có mô hình điển phạm, hơn nữa chất dân dã bình dân có từ trong “cốt tuỷ” nên thể lục bát trở nên quá đỗi quen thuộc với ng−ời dân Việt Nam, khó có thể phá vỡ mô hình của nó... 3. Một số kết luận Thể loại văn học là phạm trù có vai trò quan trọng hàng đầu trong nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học theo h−ớng loại hình - thể loại đang là một h−ớng nghiên cứu đầy triển vọng. Tìm hiểu đặc tr−ng thi pháp thể loại lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945 không chỉ để nhận thấy bản chất và sự vận động của thể loại văn học dân tộc truyền thống trong thời hiện đại mà còn để thấy đ−ợc diện mạo đặc sắc của thơ Việt Nam hiện đại - Thơ mới 1932 - 1945 khi có sự tham gia của thể loại thơ truyền thống. Rõ ràng trong hệ thống thể loại của Thơ mới 1932 - 1945, lục bát vẫn giữ một tỷ lệ và vai trò, vị trí quan trọng. Thi pháp thể loại thơ lục bát đều đ−ợc thể hiện đầy đủ trên các ph−ơng diện vần, luật, số l−ợng chữ trong từng câu thơ, các tổ hợp, bố cục, giọng điệu, ngôn ngữ... tóm lại là trên các ph−ơng diện tự pháp, cú pháp, ch−ơng pháp cũng nh− cả chỉnh thể bài thơ. Lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945 về cơ bản đều đảm bảo những nguyên tắc chuẩn mực của thi pháp thể loại. Các tác giả có thể "làm mới" thể loại ở chức năng, nội dung hoặc thi pháp thể loại. Riêng trên ph−ơng diện thi pháp thể loại, các tác giả Thơ mới 1932 - 1945 đã có những sáng tạo mới trong cấu trúc bài thơ, tổ chức dòng thơ, câu thơ, giọng điệu, ngôn ngữ thơ... Tính năng động uyển chuyển đó đã làm cho thể lục bát nhanh chóng thích ứng với đời sống thơ ca hiện đại. Lục bát Thơ mới 1932 - 1945 đã để lại những tác phẩm thực sự có ý nghĩa, đạt giá trị cổ điển. Con đ−ờng đi đến hiện đại của thơ ca nói riêng và văn học dân tộc nói chung, rõ ràng không thể cắt đứt với truyền thống mà vẫn - và phải - có sự Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVI, số 2b-2007 38 tiếp nối, kế thừa truyền thống. Mặt khác, tìm hiểu thể loại Lục bát trong, và sau Thơ mới 1932 - 1945, chúng tôi còn nhận thấy Lục bát đang vận động, đang có sức hấp dẫn lớn, và đang đặt ra nhiều thử thách cho các thế hệ đến sau. Sau Thơ mới 1932 - 1945, thực sự đã có một số h−ớng tìm tòi làm mới thể loại này. Một xu h−ớng rất độc đáo là xu h−ớng của tr−ờng thơ Bút tre [5] (cả Bút Tre hữu danh và "Bút tre" dân gian). Một xu h−ớng khác rất "hiện đại" nh− muốn "nổi loạn" ở thể loại này với những câu thơ "ngô nghê" "lạ lùng" nh−ng đầy sức quyến rũ, kiểu nh−: Một hai hai một di hài. Dài hy hữu mộng an bài chẩm ma. Chả xin? Chả hỏi? vịt gà?. Và thân thể máu me và thịt x−ơng... (Bùi Giáng) [6]. Xu h−ớng tìm về truyền thống, "làng quê", "chân quê" từ Nguyễn Bính càng ngày càng có nhiều tài thơ "theo b−ớc" (Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn [7]. v.v...). Xu h−ớng nào cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của thể lục bát. Vấn đề đặt ra là tài năng, sáng tạo của ng−ời nghệ sỹ trong khai thác −u thế và tiềm năng (ch−a phải đã cạn kiệt) của thể loại này... Tài liệu tham khảo [1] Phạm Quang Tuấn, Bàn về lục bát và ca khúc Việt Nam, [2] Nhiều tác giả, Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm, (Lại Nguyên Ân tập hợp và biên tập), NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2004. [3] Nguyễn Đăng Điệp, Giọng điệu trong thơ trữ tình, NXB Văn học, Hà Nội, 2002. [4] Phan Diễm Ph−ơng, Lục bát và song thất lục bát, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998. [5] Ngô Quang Nam, Thơ và giai thoại Bút Tre, Hội Văn học nghệ thuật Phú Thọ XB, 2004. [6] Bùi Giáng, các tập M−a nguồn, Rong rêu, Tuyết băng vô tận xứ, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh tái bản, TP. HCM, 2005. [7] Đồng Đức Bốn, Chăn trâu đốt lửa, NXB Lao động, Hà Nội, 1993. [8] Đồng Đức Bốn, Trở về với mẹ ta thôi, NXB Văn học, Hà Nội, 2000. Summary POSITION AND VERSIfICATION CHARACTERISTICS OF SIx - EIGHT - WORD DISTICH METRE IN THE INNOVATION MOVEMENT OF POETRY FROM 1932 TO 1945 The innovation movement of poetry from 1932 to 1945 marks a surprising beginning point in the history of traditional poetry. Thanks to its appearance, Vietnamese poetry was really modernized, reflected modern poetry's form deeply. How to evaluate the existence of traditional forms in which the most outstanding is six - eight - word distich meter? And where are its changes in genre versification? In order to answer, interpret these questions, the research paper defines the role, position and versification characteristics in the innovation movement of poetry from 1932 to 1945. Deriving from these, we can see the irreplaceable role of this to Vietnamese modern poetry. (a) Cao học 14 Văn học Việt Nam, Tr−ờng Đại học Vinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4bienthiquynhnga10tr29_38_091905170954_8035.pdf
Luận văn liên quan