Vị trí của án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law
Như chúng ta đã biết, với sự ra đời của luật La Mã và đặc biệt là bộ luật Napoleon, nhiều nước châu Âu đã chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật dân sự, hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law hay còn gọi là pháp luật châu Âu lục địa. Điểm cơ bản của hệ thống pháp luật này là nguyên tắc áp dụng các văn bản pháp luật thành văn (statutes) do cơ quan lập pháp thông qua chứ không áp dụng án lệ của tòa án.
[IMG]file:///C:/Users/MA/AppData/Local/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image002.jpg[/IMG]Tuy nhiên, chính tại các nước theo hệ Civil law càng ngày càng có nhiều xu hướng du nhập và viện dẫn các bản án trước đây của Toà án cùng cấp hoặc Toà án cấp cao hơn, đặc biệt của TATC về vụ án tương tự so với vụ án đang xét xử để lưu ý thẩm phán rằng trước đây đã từng có phán quyết của toà án cấp trên về cùng một sự kiện hoặc cùng một nguyên tắc pháp lý. Sự “áp dụng” cái gọi là án lệ ở một nước theo hệ thống pháp luật dân sự sẽ trình bày dưới đây nói lên vị trí của án lệ trên thực tế. Từ đó có thể dẫn đến một nhận định có cơ sở nhất định rằng, mặc dù các nước theo truyền thống dân luật không coi án lệ là một trong những nguồn luật áp dụng, nhưng trên thực tế án lệ có vị trí quan trọng đối với hoạt động tư pháp.
5 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5746 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vị trí của án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Như chúng ta đã biết, với sự ra đời của luật La Mã và đặc biệt là bộ luật Napoleon, nhiều nước châu Âu đã chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật dân sự, hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil law hay còn gọi là pháp luật châu Âu lục địa. Điểm cơ bản của hệ thống pháp luật này là nguyên tắc áp dụng các văn bản pháp luật thành văn (statutes) do cơ quan lập pháp thông qua chứ không áp dụng án lệ của tòa án.
Tuy nhiên, chính tại các nước theo hệ Civil law càng ngày càng có nhiều xu hướng du nhập và viện dẫn các bản án trước đây của Toà án cùng cấp hoặc Toà án cấp cao hơn, đặc biệt của TATC về vụ án tương tự so với vụ án đang xét xử để lưu ý thẩm phán rằng trước đây đã từng có phán quyết của toà án cấp trên về cùng một sự kiện hoặc cùng một nguyên tắc pháp lý. Sự “áp dụng” cái gọi là án lệ ở một nước theo hệ thống pháp luật dân sự sẽ trình bày dưới đây nói lên vị trí của án lệ trên thực tế. Từ đó có thể dẫn đến một nhận định có cơ sở nhất định rằng, mặc dù các nước theo truyền thống dân luật không coi án lệ là một trong những nguồn luật áp dụng, nhưng trên thực tế án lệ có vị trí quan trọng đối với hoạt động tư pháp.
Khái niệm án lệ:
Án lệ được hiểu là bản án đã tuyên hoặc sự giải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ làm cơ sở để các thẩm phán có thể áp dụng trong các trường hợp tương tự.(() Xem: Giáo trình luật so sánh, Trường đại học luật Hà Nội, NXB CAND, 2008.
)
Án lệ là hệ thống những nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và được hình thành thông qua các quyết định của tòa án. Theo nghĩa hẹp thì đó là một cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc sẽ xảy ra trong tương lai.
Theo quan điểm lý luận phổ biến của các hệ thống pháp luật ở lục địa châu Âu, các nguyên tắc, giải pháp pháp lý rút ra từ án lệ không có cùng giá trị như luật thành văn. Đó là các giải pháp không chắc chắn, có thể bị hủy bỏ và sửa đổi bất cứ lúc nào phụ thuộc vào việc mới. Thực tiễn xét xử của toà án không bị ràng buộc bởi những quy phạm do chính nó tạo ra và cũng không có thể dựa vào các quy phạm đó để biện luận cho quyết định của mình. Án lệ chỉ được áp dụng khi thẩm phán thấy nó phù hợp với vụ án đang xét xử án lệ không được coi là nguồn cơ bản của luật.
Cho đến nay, vị trí của án lệ chưa thực sự được thừa nhận trong môi trường văn hóa pháp lý nước ta. Trong lịch sử lập pháp của thế giới, án lệ là nguồn chủ yếu và quan trọng của hệ thống pháp luật án lệ (Anh, Mỹ,…) nhưng lại chỉ được coi là nguồn thứ yếu trong hệ thống pháp luật dân sự (Pháp, Đức,…).
Án lệ không phải là một nguồn luật chính thức nhưng nó tồn tại nhu một thực tế khách quan. Nó không có hiệu lực cưỡng chế mang tính như các nguồn luật chính thống, nhưng lại có hiệu lực ràng buộc mang tính tâm lý đối với các cơ quan áp dụng pháp luật, đặc biệt là thẩm phán (khi xét xử một vụ việc, Thẩm phán thường có xu hướng lựa chọn cách giải quyết đã từng áp dụng cho các vụ việc tương tự trước đây) và cũng là nguồn hình thành các quy tắc ứng xử trong xã hội.
Án lệ đương nhiên không phải là một nguồn luật thành văn, bởi lẽ nó không được một cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và ghi nhận chính thức trong một văn bản. Mặt khác, án lệ cũng không có tính chất của một nguồn luật thực chất, bởi vì các quy phạm án lệ không được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực cưỡng chế của nhà nước.
Như vậy, xét trên bình diện lý thuyết về nguồn luật, án lệ không có những đặc tính cần thiết của một nguồn luật.
Xét trên bình diện pháp lý, án lệ không được công nhận là một nguồn luật chính thức trong hệ thống pháp luật của các nước theo dòng luật civil law. Cho dù thực tiễn xét xử của toàn án có hình thành nên các quy phạm án lệ, thì các quy phạm đó cũng chỉ có giá trị là một quy phạm “phi pháp luật” và hoàn toàn không có hiệu lực ràng buộc về mặt pháp lý. Tính chất phi pháp luật của các quy phạm án lệ được thể hiện trong nội dung một số văn bản pháp luật của Cộng hòa Pháp.
Ngoài ra trong thực tiễn xét xủa của tòa án, án lệ cũng không được công nhận là nguồn luật.
Thứ nhất, các Thẩm phán không viện dẫn án lệ làm căn cứ pháp lý cho bản án hay quyết định của mình. Căn cứ viện dẫn trong bản án, quyết định của Toà án luôn luôn là các văn bản pháp luật được ban hành chính thức.
Thứ hai, Tòa án không chấp nhận đơn kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm với một bản án nếu người khang cáo, kháng nghị viện dẫn sự vi phạm án lệ làm căn cứ kháng cáo, kháng nghị đối với bản án đó. Nói cách khác, Toà án chỉ vận dụng án lệ trên cơ sở phù hợp với quy định của pháp luật.
Mặc dù về mặt lý luận, luật thành văn và các bộ luật vẫn giữ vị trí là nguồn chính trong hệ thống pháp luật dân sự, nhưng án lệ cũng có vị trí và tầm quan trọng riêng ở các nước theo truyền thống luật dân sự.
Trong hệ thống pháp luật dân sự, án lệ cũng được coi là những căn cứ pháp luật mà thẩm phán được sử dụng trong trường hợp không có luật thành văn hoặc luật tục tương tự, Điều 4 BLDS Pháp quy định: nếu thẩm phán từ chối đưa ra phán quyết khi dựa trên cơ sở pháp luật không quy định về vấn đề đó, quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ, thì bản than anh ta có thể bị kiện vì lý do phủ nhận công lý.
Do vậy, anh ta phải đưa ra một phán quyết. Để đưa ra phán quyết có tính thuyết phục, rõ ràng, Thẩm phán pháp phải sử dụng các nguồn pháp luật khác. Tuy nhiên, Điều 5 BLDS Pháp lại chỉ dẫn rõ hơn rằng: “Những phán quyết mang tính bắt buộc để đặt thành những nguyên tắc chung là những án lệ có tính chất quyết định”.
Điều 1 BLDS Thụy Sỹ cũng hướng dẫn các thẩm phán trong trường hợp không có luật thành văn hoặc luật tục tương tự thì Thẩm phán có quyền quyết định tuân theo những nguyên tắc mà anh ta đã đặt ra và nếu anh ta “tự hành động như nhà lập pháp” thì anh ta phải chứng minh “bằng những nguyên tắc lập pháp đã được công nhận và các án lệ”.
Trong luật hành chính của Pháp và luật hiến pháp của Đức, các án lệ cũng đã và đang được sử dụng phổ biến.
Ở nước ta từ trước đến nay, án lệ chưa được thừa nhận một cách chính thức là một nguồn trong hệ thống pháp luật nước ta, nhưng án lệ (hay còn được gọi là tiền lệ án đang dần được công nhận như một nguồn của hệ thống pháp luật Việt Nam).
Biểu hiện cụ thể cho việc này chính là việc sử dụng những quy định hướng dẫn xử sự trong nhiều công văn, thông tư của TANDTC đối với các Toà án cấp dưới trong quá trình xét xử mà những hướng dẫn này là kết quả thu được từ kinh nghiệm xét xử được TANDTC nghiên cứu và hệ thống hóa thành các quy định để hướng dẫn Tòa án cấp dưới trong công tác xét xử.
Một biểu hiện gần đây nhất chính là việc TANDTC đã xuất bản hai tập quyết định giám đốc thẩm bao gồm các quyết định dân sự và hình sự.
Đây chính là những lý do khiến tôi tìm đến những minh chứng cho thấy vị trí của án lệ trong hệ thống pháp luật dân sự thế giới và những lý do cần coi án lệ như là một nguồn của pháp luật.
Từ những minh chứng trên cho thấy một điều rõ ràng rằng, mặc dù án lệ không được chính thức công nhận là một nguồn pháp luật trong truyền thống pháp luật dân sự nhưng án lệ vẫn đóng một vị trí hết sức đặc biệt và quan trọng trong những trường hợp mà không có các quy định của pháp luật thành văn hoặc các quy định này không rõ ràng. Điều này cũng đem lại những kinh nghiệm quý báu trong việc xem xét mức độ và cách thức sử dụng các kết quả xét xử đã được TANDTC tổng kết trong hai cuốn “Các quyết định giám đốc thẩm” cho các thẩm phán tòa án cấp dưới, các luật sư tranh tụng, sinh viên luật và các cán bộ nghiên cứu pháp luật ở nước ta.
Trong hệ thống pháp luật của các nước theo dòng họ Civil law, luật thành văn luôn là một nguồn luật chính thống và chủ đạo. Hiện nay, số văn bản pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, nhưng án lệ vẫn khẳng định được vị trí và vai trò không thể thiếu trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Điều tưởng như mâu thuẫn này lại hoàn toàn có cơ sở tồn tại. Nhà làm luật nhận thức được rằng án lệ là một hiện tượng khách quan luôn đi song hành với pháp luật dù muốn hay không, sự tồn tại của các quy phạm án lệ và vai trò điều chỉnh quan hệ xã hội của nó là không thể phủ nhận bên cạnh sự tồn tại của các quy phạm pháp luật.
Hiện nay, ở nhiều nước lục địa châu Âu đã có các tuyển tập án lệ chính thức như ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha, …và án lệ ngày càng được khẳng định là một trong những nguồn không thể thiếu của pháp luật.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Tìm hiểu hệ thống án lệ của cộng hòa Pháp
Trần Đức Sơn, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 3/2006
2. Án lệ của Nhật Bản
Chu Trung Dũng, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 3/2006
3. Việc sử dụng án lệ trong hệ thống pháp luật dân sự
Triệu quang khánh, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Số 7/2006
4. Vai trò của án lệ ở các nước theo hệ thống pháp luật án lệ (Common law) và các nước theo hệ thống dân luật (Civil law)
Lưu Tiến Dũng, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 3/2006
5. Giáo trình luật so sánh
Trường đại học luật Hà Nội, NXB CAND, 2008.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vị trí của án lệ trong các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law.doc