Việc hạch toán thuế GTGT tại Tổ chức tín dụng – Ngân hàng thương mại
Tháng 3/2014 Công ty TNHH A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế 1 TSCĐ (thuộc đối tượng chịu thuế) để vay vốn tại Ngân hàng B, thời gian vay là 1 năm (hạn trả nợ là ngày 31/3/2015). Đến ngày 31/3/2015, Công ty TNHH A không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho Ngân hàng B thì khi bàn giao tài sản, Công ty TNHH A thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về việc xử lý tài sản bảo đảm. Ngân hàng B nhận tài sản đảm bảo để thay thế cho việc công ty TNHH A trả nợ, kế toán thực hiện hạch toán tăng giá trị phục vụ sản xuất kinh doanh. Đến ngày 31-5 - 2015 .Ngân hàng bán tài sản đó đi thì kế toán hạch toán thuế như thế nào
11 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 4311 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc hạch toán thuế GTGT tại Tổ chức tín dụng – Ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 3: Việc hạch toán thuế GTGT tại Tổ chức tín dụng – Ngân hàng thương mại
* Văn bản luật áp dụng:
-Luật số 47/2010 luật các tổ chức tín dụng
-Thông tư 156/2013
-Thông tư 219/2013
* Nguồn tham khảo:
- Sách giáo trình kế toán ngân hàng của trường Học viện ngân hàng
- Trang web
- Trang web
I. Khái niệm tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại
Theo điều 4 Luật số 47/2010/QH12 luật các tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
II. Hoạt động cung cấp dich vụ của ngân hàng thương mại
Theo mục 2 luật số 47/2010/QH12 Luật các tổ chức tín dụng
Ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài.
- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây:
+ Cho vay;
+Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
+ Bảo lãnh ngân hàng;
+ Phát hành thẻ tín dụng;
+ Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế;
+ Các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
+ Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Cung ứng các dịch vụ thanh toán
- Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn.
-Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư.
- Mua, bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp.
- Dịch vụ môi giới tiền tệ.
- Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng bạc đá quý
- Và các dịch vụ khác
III. Tổ chức bộ máy kế toán tại Ngân hàng thương mại
1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
- Theo mô hình này, toàn đơn vị ngân hàng chỉ tổ chức một phòng kế toán trung tâm ở trụ sở chính, các đơn vị phụ thuộc đều không tổ chức bộ máy kế toán riêng.
- Phòng kế toán trung tâm thực hiện toàn bộ công tác kế toán của đơn vị ngân hàng, chịu trách nhiệm thu nhận, xử lý và hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán phục vụ cho quản trị kinh doanh ngân hàng và báo cáo NHNN, các cơ quan quản lý nhà nước khác.
- Ở các đơn vị phụ thuộc (đơn vị hạch toán báo sổ) có bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ thu nhận, kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ (hàng ngày) chuyển chứng từ về phòng kế toán trung tâm hoặc trực tiếp thực hiện một số phần hành công việc kế toán cụ thể và định kỳ lập báo cáo đơn giản (báo cáo nội bộ) kèm theo chứng từ gốc về phòng kế toán trung tâp.
2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán
- Theo mô hình này, ở trụ sở chính lập phòng kế toán trung tâm, còn ở tất cả các đơn vị trực thuộc đều có tổ chức phòng kế toán riêng (đơn vị kế toán phụ thuộc). Lựa chọn mô hình này, thường là ngân hàng đã phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh cho các đơn vị trực thuộc ở mức độ cao, tức là đã phân phối nguồn vốn riêng, xác định lỗ lãi riêng nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị này trong hoạt động kinh doanh.
- Theo mô hình kế toán phân tán, toàn bộ công việc kế toán của đơn vị pháp nhân ngân hàng được phân công, phân nhiệm như sau:
Phòng kế toán trung tâm có nhiệm vụ:
+ Thực hiện các phần hành công việc kế toán phát sinh tại trụ sở chính và công tác tài chính của ngân hàng.
+ Hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán ở các đơn vị kế toán phụ thuộc.
+ Thu nhận, kiểm tra báo cáo kế toán của các đơn vị trực thuộc gửi lên cùng với báo cáo kế toán ở trụ sở chính để lập báo cáo kế toán tổng hợp của toàn đơn vị pháp nhân ngân hàng.
- Ở các đơn vị kế toán phụ thuộc: Thực hiện toàn bộ công tác kế toán phát sinh ở đơn vị trực thuộc; tổ chức thu nhận, xử lý, hệ thống hoá toàn bộ thông tin kế toán ở đơn vị mình để lập được các báo cáo kế toán định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm; gửi NHNN trên địa bàn. Từng đơn vị trực thuộc phải căn cứ khối lượng công tác kế toán ở đơn vị mình để xây dựng bộ máy kế toán cho thích hợp.
3. Mô hình tổ chức vừa tập trung, vừa phân tán
- Theo mô hình này, tại trụ sở chính vẫn lập phòng kế toán trung tâm, còn ở các đơn vị trực thuộc thì tuỳ thuộc vào quy mô và trình độ cán bộ quản lý mà có thể cho tổ chức kế toán riêng và không cho tổ chức kế toán riêng. Đơn vị trực thuộc nào cho tổ chức kế toán riêng thì thành lập đơn vị kế toán phụ thuộc để thực hiện toàn bộ công việc kế toán phát sinh ở đơn vị mình, định kỳ lập báo cáo kế toán gửi về phòng kế toán trung tâm; còn đơn vị nào không cho tổ chức kế toán riêng thì chỉ bố trí nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu, thu nhận và kiểm tra chứng từ ban đầu để định kỳ gửi về phòng kế toán trung tâm.
- Kết hợp việc hạch toán tại tổ chức bộ máy kế toán tập trung với tổ chức bộ máy kế toán phân tán.
4. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán NH trong điều kiện ứng dụng công nghệ hiện đại
- Khi việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán ngân hàng ở mức độ cao, giữa trụ sở chính và các đơn vị trực thuộc đều có thể được nối mạng on-line. Một nghiệp vụ bất kỳ phát sinh tại chi nhánh có thể được truyền ngay về trung tâm, cập nhật số liệu kế toán chung của toàn đơn vị pháp nhân ngân hàng. Do đó với mô hình ngân hàng hiện đại, các pháp nhân đơn vị ngân hàng đều có xu hướng chuyển đổi từ mô hình quản lý dữ liệu phân tán tại các chi nhánh sang mô hình quản lý dữ liệu tập trung. Mô hình quản lý dữ liệu tập trung cho phép các giao dịch thực hiện trong ngày của các Chi nhánh đều được hạch toán tại máy chủ tại Hội sở chính (HSC). Mọi dữ liệu của toàn bộ các chi nhánh của pháp nhân NHTM xuất phát từ các nguồn khác nhau như yêu cầu từ khách hàng, từ mạng điện tử, từ nội bộ chi nhánh… đều được truyền tải về HSC, thực hiện xử lý và lưu trữ có hệ thống tại máy chủ của HSC. Trên cơ sở dữ liệu phát sinh tại các chi nhánh, HSC hạch toán kế toán cho toàn bộ hệ thống, các chi nhánh chỉ là những cơ sở nhập dữ liệu đầu vào cho ngân hàng. Sau khi xử lý dữ liệu tại HSC, thông tin kết quả sẽ được gửi lại chi nhánh. Các chi nhánh truy cập và khai thác chung nguồn dữ liệu thống nhất.
Mặc dù trình độ công nghệ ứng dụng trong công tác kế toán ngân hàng ở mức độ cao, nhưng do phạm vi địa lý hoạt động thường rộng, nhiều chi nhánh, đồng thời để tăng cường tính năng động, sáng tạo trong hoạt động thì pháp nhân ngân hàng vẫn thực hiện phân cấp quản lý tài chính. Phù hợp với mức độ phân cấp quản lý tài chính nên bộ máy kế toán pháp nhân ngân hàng cũng được tổ chức phân cấp tương ứng (thường theo 2 cấp): Đơn vị kế toán cấp trên (Hội sở chính) và đơn vị kế toán cấp cơ sở (chi nhánh).
IV. Kế toán thuế ở ngân hàng thương mại
1. Đối tượng chịu thuế, không chịu thuế
- Đối tượng không chịu thuế: Lãi từ các hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, các hoạt động khác thuộc đối tượng không chịu thuế theo khoản 8 điều 4 thông tư 219/2013
- Đối tượng chịu thuế theo phương pháp trực tiếp: Kinh doanh vàng bạc, đá quý
- Đối tượng chịu thuế theo phương pháp gián tiếp (khấu trừ): các hoạt động dịch vụ có thu phí
2. Phương pháp tính thuế
a. Đối tượng chịu thuế theo phương pháp trực tiếp
* Theo điều 13 TT 219/2013
- Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
VAT phải nộp = chênh lêch (giá bán- giá mua) x (Thuế suất VAT)
Thuế giá trị gia tăng của loại kinh doanh vàng bạc, đá quý áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp với thuế suất 20%. Số thuế phải nộp được hạch toán vào tài khoản “Chi phí – Chi nộp thuế”. Hạch toán thuế phải nộp:
Nợ: TK chi phí – chi nộp thuếCó: TK thuế GTGT phải nộp (4531)
b. Đối tượng chịu thuế theo phương pháp gián tiếp (khấu trừ):
VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào được khấu trừ
VAT đầu ra = 10% doanh thu
3. Xử lý thuế GTGT đầu vào
- Tài sản cố định, CCDC, vật liệu, chi phí bưu điện, điện nước…có thuế VAT đầu vào. Tuy nhiên các TS, CCDC… này lại được chia thành 2 loại:
- Loại dùng riêng cho hoạt động chịu thuế theo phương pháp gián tiếp
- Loại dùng chung cho cả hoạt động chịu thuế gián tiếp, chịu thuế trực tiếp và không chịu thuế thì phải tập hợp riêng ra sau đó phân bổ dần cho từng hoạt động theo tỷ lệ doanh thu của từng loại hoạt động đó
* Theo khoản 2 điều 14 TT 219/2013:
“2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hoá, dịch vụ bán ra không hạch toán riêng được.”
Riêng đối với TSCĐ từ 2007 đến 31/12/2013 TSCĐ dùng chung được khấu trừ toàn bộ
4. Hạch toán
Bước 1: Nguyên nhiên vật liệu mua vào, chi phí dùng chung cho các hoạt động
- Nếu tách được thuế (1a)
- Nếu không tách được thuế (1b)
Bước 2: Thuế VAT đầu ra khi có thu về dịch vụ(2)
Bước 3: Thuế VAT cho hoạt động chịu thuế trực tiếp (vàng bạc) (3)
Bước 4: Kết chuyển VAT đầu vào của hoạt động chịu thuế gián tiếp để khấu trừ
- Nếu tách được thuế (4a)
- Nếu không tách được thuế
+ Cuối kì phân bổ cho các hoạt động chịu thuế gián tiếp để khấu trừ(4b)
+ Phân bổ vào chi phí cho hoạt động không phải chịu thuế và hoạt động chịu thuế trực tiếp (4c)
TK VAT đầu vào hoạt động chịu thuế gián tiếp(3532)
TK VAT phải nộp ( 4531)
TK chi phí (831)
TK thích hợp
TK VAT đầu vào dùng chung cho hđ (3532)
Hoặc
(4c)
Dư có
(4b)
(3)
(1b)
(1a)
(4a)
(2)
Dư nợ
TK thích hợp
5. Kê khai nộp thuế ở ngân hàng thương mại
Việc kê khai và nộp thuế giữa cơ sở chính và cơ sở phụ thuộc theo điều 11, TT 156/2013/TT-BTC
* Các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh độc lập phải kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở.
* Trường hợp các tổ chức tín dụng nêu trên mở các chi nhánh;
- Đơn vị phụ thuộc, chi nhánh cùa địa bàn với Hội sở chính thì các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc này kê khai, nộp thuế GTGT trực tiếp tại Cục thuế tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở Hội sở chính hoặc gửi về Hội sở chính kê khai và nộp thuế
- Các chi nhánh, đơn vị phụ thuộc các tổ chức tín dụng tại các tỉnh, thành phố khác địa bàn với Hội sở chính thì kê khai và nộp tại Cục thuế tỉnh, thành phố nơi đóng địa bàn
- Các chi nhánh có trách nhiệm kê khai, nộp thuế GTGT chung cho các đơn vị phụ thuộc cấp dưới không có tư cách pháp nhân như các quầy giao dịch, phòng giao dịch...
V. Tình huống
Câu 1:
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam có được kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) tập trung tại Hà Nội hay không?
Trả lời:
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam được phép kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) tập trung tại Hà Nội
- Căn cứ theo công văn 968/TCT-KK về khai thuế giá trị gia tăng tập trung do Tổng cục Thuế ban hành.
- Và căn cứ theo khoản 2, điều 20 TT 219/2013 và theo điều 11 TT 156/2013
- Để giảm thiểu thủ tục hành chính và chi phí tuân thủ, chấp thuận cho Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam được kê khai tập trung thuế giá trị gia tăng tại trụ sở chính ở Hà Nội từ kỳ kê khai thuế tháng 4/2013. Căn cứ để xác định số thuế GTGT nộp cho từng cơ quan thuế địa phương nơi các đơn vị trực thuộc đặt trụ sở theo từng tháng là tỷ lệ phần bổ doanh thu của từng đơn vị trực thuộc trên tổng doanh thu của cả hệ thống theo từng tháng.
- Hàng tháng khi kê khai, Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam phải nộp hồ sơ khai thuế GTGT cho Cục Thuế thành phố Hà Nội gồm: tờ khai mẫu 01/GTGT, 04/GTGT, 05/GTGT và các phụ lục đính kèm (nếu có) còn thêm Bảng phân bổ thuế các GTGT mẫu 01-6/GTGT. Căn cứ số thuế giá trị gia tăng được phân bổ giữa địa phương nơi đặt trụ sở chính và địa phương nơi có chi nhánh, đơn vị trực thuộc trên Bảng phân bổ theo mẫu số 01-6/GTGT nêu trên, Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam lập chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng cho địa phương nơi có trụ sở chính và từng địa phương nơi có chi nhánh, đơn vị trực thuộc. Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai thuế và địa phương nơi có chi nhánh, đơn vị trực thuộc.
- Và tất cả các hóa đơn GTGT đầu vào thống nhất ghi theo các thông tin của Hội sở chính (mã số thuế, địa chỉ….)
Câu 2:
Tháng 3/2014 Công ty TNHH A là cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thế 1 TSCĐ (thuộc đối tượng chịu thuế) để vay vốn tại Ngân hàng B, thời gian vay là 1 năm (hạn trả nợ là ngày 31/3/2015). Đến ngày 31/3/2015, Công ty TNHH A không có khả năng trả nợ và phải bàn giao tài sản cho Ngân hàng B thì khi bàn giao tài sản, Công ty TNHH A thực hiện thủ tục bàn giao tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về việc xử lý tài sản bảo đảm. Ngân hàng B nhận tài sản đảm bảo để thay thế cho việc công ty TNHH A trả nợ, kế toán thực hiện hạch toán tăng giá trị phục vụ sản xuất kinh doanh. Đến ngày 31-5 - 2015 .Ngân hàng bán tài sản đó đi thì kế toán hạch toán thuế như thế nào
Trả lời:
Kế toán ngân hàng phải hạch toán VAT vì theo điều 4, khoản 8, điểm a thuộc đối tượng chịu thuế. “Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh theo quy định. Khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định”
Nợ TK 1011, 1113: giá trị thanh toán
Có TK 301 : NG TSCĐ
Có TK 4531: thuế GTGT phải nộp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ke_toan_thue_o_nhtm_9222.doc