Việc phân cấp quản lý tài chính và quy mô của chính phủ: phân tích thực nghiệm tại 1 quốc gia Châu Âu

Mục đích của chúng tôi là đóng góp cho việc tranh luận về sự tác động của phân cấp tài khóa đối với quy mô chi tiêu của chính phủ, trong phạm vi châu Âu, một số tổ chức siêu quốc gia chỉ ra rằng các quốc gia tập quyền như các nước ở khu vực Trung và Tây Âu nên chuyển dịch theo hướng phân cấp nhiều hơn nữa. Chúng tôi đã phân tích thực nghiệm xem liệu phân cấp tài khóa có tác động hay không đối với mức chi tiêu của chính phủ, áp dụng mô hình hệ thống động lực không gian và ECM đối với bộ dữ liệu từ 15 nước EU. Đầu tiêu chúng tôi đã tìm ra rằng sự chi tiêu của chính phủ từ từ thay đổi theo thời gian và có một vài tác động qua lại trong chi tiêu công giữa 15 nước EU. Sự mất cân bằng theo chiều dọc có xu hướng làm tăng quy mô của chính quyền địa phương, trung ương và tổng thể. Vì thế, các kết quả nghiên cứu của chúng tôi đều rất phù hợp với kết quả mà Edhaie (2004), Ebel and Yilmaz (2002) và Jin, Zou (2002) đã chỉ ra. Tuy nhiên, chúng tôi đã chỉ ra rằng việc phân cấp quản lý doanh thu làm giảm đi quy mô của chính quyền trung ương, trong khi đó quy mô của chính quyền địa phương lại tăng lên và mở rộng hơn , do đó cũng làm quy mô tổng thể của chính phủ lớn hơn. Cho nên, tăng cường việc tự quản lý doanh thu địa phương sẽ đem lại thêm những kết quả ngoài mong đợi về việc tăng quy mô tổng thể của chính phủ. Trong những bài nghiên cứu tới đây, chúng tôi cần phải xác định xem liệu các loại thuế sẵn có có đóng vai trò gì đối với chính phủ địa phương trong quá trình này hay không

pdf17 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc phân cấp quản lý tài chính và quy mô của chính phủ: phân tích thực nghiệm tại 1 quốc gia Châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH & QUY MÔ CỦA CHÍNH PHỦ: PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM TẠI 1 QUỐC GIA CHÂU ÂU Aurélie Cassette · Sonia Paty Tóm tắt: Bài viết này là một đóng góp ban đầu cho sự hiểu biết về mối quan hệ giữa phân cấp quản lý tài khóa và quy mô của chính phủ. Sử dụng một bộ dữ liệu bảng của 15 quốc gia châu Âu, chúng tôi phân tích tác động của việc phân cấp trên tổng thể, quy mô của chính phủ tầm quốc gia và địa phương , bằng cách tách biệt các tác động dài hạn của việc phân cấp ra khỏi tác động ngắn hạn của nó. Trong dài hạn, thuế tự đinh làm giảm chi phí trung ương nhưng làm cho chi tiêu công địa phương nhiều hơn, dẫn đến tổng chi tiêu công cao hơn. Chúng tôi cũng tìm thấy rằng sự mất cân bằng theo chiều dọc có xu hướng làm tăng quy mô của các chính quyền cả địa phương & trung ương. 1 Giới thiệu Từ cuối những năm 80, phân cấp là việc chuyển giao quyền lực chính trị, tài chính và hành chính cho chính quyền địa phương đã nổi lên như một trong những xu hướng quan trọng nhất trong chính sách phát triển. Vì vậy, việc triển khai các mối quan hệ tài chính giữa các cấp của chính phủ tại các nước thành viên Liên minh châu Âu đã thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm về năng lực quản lý và quyền hạn thuế được chuyển giao cho cấp chính quyền địa phương. Các tổ chức thế giới, chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới (2000) hoặc các nước OECD (2002a, 2002b), về việc hỗ trợ tài chính cho việc phân cấp tại các nước Đông Âu, cho rằng một đổi mới theo hướng phân cấp sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như hiệu quả của khu vực công. Bài báo “Bước vào thế kỷ 21 “của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng mong muốn tự quyết định và chuyển giao quyền lực là lực lượng chính “định hình thế giới trong sự phát triển sẽ được xác định và thực hiện”1 trong thập niên đầu của thế kỷ này. Một số giả thuyết khác về hành vi của chính phủ được đề xuất trong các tài liệu tài chính công và các giả thuyết cho rằng phân cấp quản lý tài khóa có thể hạn chế quyền lực của khu vực công. Oates (1972) lập luận rằng chính quyền địa phương nắm thông tin về người dân địa phương mình tốt hơn chính phủ liên bang và trung ương, có nghĩa là việc cung ứng hàng hóa công theo hướng phân cấp sẽ hiệu quả hơn so với chế đô tập trung. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng trong khi hàng hóa công đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân (phù hợp với Tiebout 1956), tăng nhu cầu trong nước đối với các dịch vụ công cộng có thể làm tăng quy mô của khu vực công (Oates 1985). Trong việc giới thiệu giả thuyết Leviathan nổi tiếng của mình, Brennan và Buchanan (1980, p. 185) nêu ra rằng "việc can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế nên ít dần, các yếu tố khác không đổi, mức độ phân quyền quản lý về thuế và chi tiêu nên nhiều hơn". Mô tả chính phủ như tối đa hoá doanh thu, các tác giả, và các tài liệu tiếp theo về sự lựa chọn công cộng, cho 1 Báo cáo phát triển thế giới trên Bước vào thế kỷ 21 dẫn lời Ebel và Yilmaz (2002, p. 3). rằng, miễn là căn cứ tính thuế linh động, phân cấp khóa buộc chính phủ phải tham gia vào quản lý việc cạnh tranh về thuế, do đó mô hình của Leviathan hạn chế sự độc quyền về thuế. Tuy nhiên, mô hình cho thấy khi nhiều cấp chính quyền độc lập trong việc định mức thuế, trên cơ sở mức thuế chung (ví dụ, chia sẻ thuế), kết hợp (tổng hợp) thuế suất cân bằng của hai chính quyền vì tối đa hóa doanh thu sẽ chồng lên nhau, cao hơn so với doanh thu đơn, tối đa hóa tỷ lệ thuế của chính phủ (Flower 1988; Shughart và Tollison 1991; Keen 1995; Wrede 1996; Keen và Kotsogiannis 2004). Thật vậy, không có sự đồng thuận đối với lý thuyết về mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và quy mô của khu vực công từ những người đặt câu hỏi về mô hình Leviathan đã lập luận rằng phân cấp có thể không tạo nên một khu vực công gọn nhẹ hơn, đó là hiệu ứng “well known fly” và vấn đề tài sản chung (chi tiết hơn, xem Jin và Zou 2002, trang 273-274). Theo nghiên cứu thực nghiệm chuyên đề của Oates (1972, 1985), nhiều bài báo đã cố gắng để kiểm tra tác động của việc phân cấp lên quy mô của chính phủ. Tuy nhiên, kết quả là không thuyết phục (xem Feld et al. 2003, một nghiên cứu tài liệu đầy đủ). Điều này của lý thuyết cho thấy quy mô của chính phủ thường được đo bằng các biến: doanh thu thuế hoặc chi tiêu chính phủ, trong khi hầu hết các chỉ số về phân cấp quản lý tài khóa bắt nguồn từ Thống kê Tài chính Chính phủ (GFS) do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đo dựa trên cơ sở của một khía cạnh duy nhất của phân cấp, đó là địa phương chia sẻ phần doanh thu / chi tiêu tổng hợp cho chính phủ. Tuy nhiên, các chỉ số tài chính thông thường này đánh giá quá cao mức độ phân cấp tài khóa hoặc tự chủ tài chính trong hầu hết các nước bởi vì chúng không được kiểm soát bởi chính quyền địa phương về căn cứ tính thuế và thuế suất (Stegarescu 2004). Phân cấp chi tiêu cùng với ra quyền hạn thuế địa phương tương ứng có thể không tạo ra sự cạnh tranh thuế làm hạn chế hành vi của Leviathan. Phân cấp được tài trợ bởi nguồn lực chung, như khoản chuyển nhượng hoặc chia sẻ doanh thu được kiểm soát bởi trung ương (tức là, sự mất cân bằng theo chiều dọc), có thể có tác dụng ngược lại, bằng cách phá vỡ các liên kết giữa các loại thuế và lợi ích. Phân cấp có thể hạn chế hoặc tăng cường sự phát triển của chính phủ, tùy thuộc vào bản chất của việc phân cấp (Rodden 2003). Một vài bài báo dựa trên thông tin từ các nước OECD (2001), có tính đến kiểm soát chính quyền địa phương về căn cứ tính thuế hoặc tỷ lệ trong nước đang chuyển đổi ở Châu Âu (Ebel và Yilmaz 2002) và ở một số nước OECD (Rodden năm 2003; Meloche et al. 2004). Một vài trong số những nghiên cứu này kết luận rằng quyền tự chủ tài chính làm cho khu vực nhà nước trờ nên nhỏ hơn trong khi các khoản tài trợ có tác động tích cực đối với quy mô của khu vực công. Tuy nhiên, Jin và Zou (2002), trong một nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng trên 32 quốc gia, cho thấy phân cấp tài tài khóa ảnh hưởng khác nhau đến quy mô của các chính quyền trung ương, địa phương và tổng thể. Dựa trên lý thuyết này, các bài nghiên cứu hiện nay tập trung vào những ảnh hưởng của phân cấp tài khóa với quy mô chính phủ sử dụng một dữ liệu bảng được thiết lập từ các nước châu Âu. Nhưng bài báo này là một đóng góp độc đáo cho sự hiểu biết về mối quan hệ giữa phân cấp tài khóa và quy mô chính phủ liên quan đến một số khía cạnh cụ thể. Theo chúng tôi, đây là bài báo đầu tiên kết hợp một chỉ báo về phân cấp thu nhập2 của các nước của OECD với một thước đo của sự mất cân bằng theo chiều dọc, cho một mẫu của nhóm 15 các quốc gia EU. Chúng tôi sử dụng một mô hình dữ liệu bảng chuyển dịch theo không gian để chứng minh cho việc chi tiêu chính phủ có thể thay đổi một cách chậm chạp theo thời gian và rằng có thể có một số mối tương quan giữa chi tiêu công của các nước. Chúng tôi ước lượng cả các mối quan hệ lâu dài giữa phân cấp và chi tiêu công cũng như một mô hình sửa lỗi để phân biệt tác động ngắn hạn và dài hạn của phân cấp. Theo chúng tôi, đây cũng là bài báo đầu tiên phân tích các tác động của phân cấp ở 3 mức độ quy mô của chính phủ là tổng thể, trung ương và địa phương, bằng cách tách biệt các tác động dài hạn của việc phân cấp từ các động lực ngắn hạn. Các đối số liên quan tới việc phân cấp ảnh hưởng đến quy mô của chính phủ có thể được hiểu tốt nhất như đề cập đến điểm cân bằng dài hạn. Đầu tiên, chúng tôi xác nhận mức độ chi tiêu công vẫn rất cao trong các quốc gia EU. Có sự tương tác trong chi tiêu công ở mức độ tổng thể và trung ương của 15 nước EU. Chúng tôi cũng thấy rằng phân cấp ảnh hưởng đến quy mô chính phủ ở mức độ tổng thể, địa phương và trung ương và tác động của phân cấp đến quy mô của mỗi cấp chính quyền phụ thuộc vào bản chất của sự chuyển giao quyền lực. Trong dài hạn, chúng ta thấy rằng quyền tự chủ về thuế sẽ làm tăng quy mô chính quyền địa phương hơn là làm giảm quy mô chính quyền trung ương, dẫn đến bộ máy chính quyền trên tổng thể lớn hơn. Chúng tôi cũng thấy rằng sự mất cân bằng theo chiều dọc có xu hướng làm tăng quy mô của các chính quyền địa phương, trung ương và tổng thể Bài viết này được bố cục như sau. Phần tiếp theo tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm. Trong phần. 3, chúng tôi trình bày các biến thực nghiệm và bộ dữ liệu. Kết quả được trình bày trong phần. 4 và 5. Phần cuối cùng là kết luận 2. Tài liệu thực nghiệm liên quan: Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm về phân cấp và quy mô Nhà nước đều cố gắng để kiểm tra giả thuyết Brenan and Buchanan's Leviathan (tham khảo Feld et al.2003 để có cái nhìn toàn diện về giả thuyết trên). Ở đây, chúng ta chỉ bàn về những khảo sát ở mức độ quốc gia. Đầu tiên, Oates (1972, trang 209-213) đánh giá mối tương quan thực tế của Lý thuyết phân cấp trên dữ liệu chéo 57 quốc gia. Oates sử dụng 1 phần doanh thu thuế trong thu nhập quốc gia làm thước đo cho quy mô chính phủ, trong khi đó, thước đo tỷ lệ doanh thu thuế của chính quyền trung ương so với tổng doanh thu thuế thì được dùng làm thước đo sự tập trung hóa . Ông đă tìm ra mối quan hệ tiêu cực giữa chỉ số phản ánh sự tập trung hóa và quy mô chính phủ, nhưng đạt kết quả không đáng kể trong việc kiểm soát thu nhập. Edhaie (1994) phê bình nghiên cứu của Oates, và có ý kiến đối lập rằng thuế và sự lựa chon tiêu dùng phải được xem xét đồng thời và liên quan tới quá trình phân cấp. Edhaie tìm ra rằngvới một mẫu 30 quốc gia năm 1987 và 1977, sự phân cấp 2 Chúng tôi sử dụng dữ liệu của Stegarescu (2004) trong đó sử dụng cách phương pháp tiếp cận các nước OECD (1999) trong tự chủ nguồn thu của chính quyền địa phương. Stegarescu mở rộng số lượng các quốc gia và mở rộng dữ liệu để đạt được một bảng dữ liệu tập hợp đầy đủ. đồng thời của thuế chính quyền trung ương và sức mua có xu hướng làm giảm quy mô khu vực công. Tuy vậy, cũng có vài nghiên cứu đã tìm ra tác động tích cực có ý nghĩa thống kê vềsự phân cấp đối với quy mô chính phủ: Stein (1999) nghiên cứu trên 19 quốc gia Mỹ Latin từ 1990 -1995, và Heil (1991) với dữ liệu chéo của 22 quốc gia OECD và 39 quốc gia IMF. Nhiều nghiên cứu lại cho rằng phân cấp tài khóa có thể kiềm hãm hoặc thúc đẩy sự tăng trưởng của chính phủ, phụ thuộc vào cách thức phân cấp. Phân cấp chi tiêu mà không đi kèm với mức thuế hợp lý tại địa phương sẽ không tạo ra sự cạnh tranh về thuế nhằm hạn chế hạn chế hành vi Leviathan. Và phân cấp quản lý được tài trợ bởi nguồn chung, chẳng hạn như tiền trợ cấp hoặc một phần doanh thu được cấp từ trung ương, có thể gây ra tác dụng ngược lại bằng việc phá vỡ mối liên hệ giữa các loại thuế và lợi ích. Hơn nữa, theo Brennan và mô hình Leviathan Buchanan, hệ thống trợ cấp có thể được hiểu như là một hình thức thông đồng giữa các chính quyền địa phương để phá vỡ những tác động kìm hãm của phân cấp quản lý tài khóa (Feld et al. 2003). Dựa vào số liệu IMF GFS (thống kê tài chính của Chính phủ) của 17 nước công nghiệp và 15 nước đang phát triển Jin và Zou (2002) cho thấy rằng phân cấp quản lý chi tiêu và sự mất cân bằng theo chiều dọc làm tăng quy mô của khu vực công trên tổng thể, trong khi phân cấp doanh thu tạo ra kết quả ngược lại. Họ cũng chỉ ra rằng phân cấp tài khóa có ảnh hưởng khác nhau đối với quy mô chính phủ ở mức độ trung ương, địa phương và tổng thể. Phân cấp doanh thu cho thấy rằng việc gia tăng quy mô chính quyền địa phương ít hơn so với giảm quy mô chính quyền trung ương dẫn đến chính phủ xét trên tổng thể sẽ nhỏ hơn. Ebel và Yilmaz (2002) và Fiva (2006) sử dụng chỉ số mới của phân cấp tài khóa dựa trên phân loại nhóm các nước OCED (1999) , cung cấp thông tin bổ sung thêm về doanh thu thuế và về tỷ lệ mà chính quyền địa phương có quyền kiểm soát đáng kể. Ebel và Yilmaz (2002) tìm ra rằng quyền tự quản về thuế của chính quyền địa phương có tác động tiêu cực và quan trọng tới quy mô khu vực công ở 10 nước chuyển đổi trong giai đoạn1997 - 1999, trong khi sử dụng dữ liệu của 18 quốc gia OECD, Fiva (2006) cho thấy rằng vấn đề tự chủ thuế của địa phương ảnh hưởng đến cả quy mô tổng thể và thành phần chi tiêu chính phủ. Ước lượng một mô hình sửa lỗi (ECM) cho dữ liệu bảng thiết lập từ 59 quốc gia giai đoạn 1978 - 1997, Rodden (2003) thấy rằng phân cấp được đo bằng nguồn thu của địa phương, có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của chính phủ, trong khi phân cấp tài khóa đo bởi các khoản chi chuyển nhượng liên chính phủ, tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng của khu vực công. Cuối cùng, Ashworth et al. (2008) sử dụng một phương pháp tiếp cận hội tụ dữ liệu bảng để tách biêt những ảnh hưởng dài hạn của việc phân cấp vơi các động lực ngắn hạn. Kết quả cho thấy sự gia tăng lượng doanh thu của chính quyền địa phương càng nhiều dẫn đến một sự suy giảm xét trong dài hạn với quy mô tổng thể của chính phủ (nghĩa là tổng chi tiêu công…), trong khi các khoản trợ cấp lại có tác dụng ngược lại. 3 Đặc điểm kỹ thuật và dữ liệu thực nghiệm Trong bài báo này, chúng tôi kiểm tra xem liệu phân cấp tài khóa có ảnh hưởng đến kích thước của chính phủ các nước châu Âu hay không. Các đặc điểm kỹ thuật chung của mô hình thực nghiệm của chúng tôi được mô tả như sau: i ∈ [1, 15] và t ∈ [1, 33], với GOVSIZE là biến phụ thuộc thể hiện quy mô chính phủ, DEC là những chỉ số phân cấp, X là một vector của các biến kiểm soát, ηi là một hiệu ứng cố định quốc gia, ηt là một hiệu ứng cố định khoảng thời gian và ε là sai số. 3.1 Quy trình kinh tế lượng Do chúng tôi muốn kiểm tra sự tồn tại của chi tiêu tương tác giữa các nước châu Âu ở cấp độ tổng hợp và trung ương, chúng tôi cần phải xem xét sự phụ thuộc về không gian trong một dữ liệu tổng hợp chọn lọc. Chúng tôi chọn hai phương pháp định lượng: một phương pháp định lượng dựa trên khoảng cách địa lý3 (WDist) và một phương pháp định lượng tương tự nhau cho tất cả các quốc gia không xét đến khoảng cách địa lý (WNW). Cả hai ma trận định lượng được chuẩn hóa để tổng các nhân tố cuả từng dòng tiến đến 1. Nếu mỗi nước đều phản ứng lại với những lựa chọn chi tiêu của nước khác, thì quyết định chi tiêu của các nước láng giềng là nội suy và tương quan với sai số (ε). Chúng tôi chọn sử dụng phương pháp tiếp cận dựa vào các biến công cụ (IV),4 là phương pháp sử dụng trung bình có trọng số của các biến ngoại suy hoặc biến kiểm soát liên quan, (WX), như là một công cụ (Kelejian và Robinson năm 1993; Kelejian và Prucha 1998). Hơn nữa, vì có một số sự tồn tại của chi phí, nên nó có thể phù hợp trong hệ thống ước lượng - GMM (Veiga và Veiga 2007). Với việc có hoặc không có sự phụ thuộc không gian, chúng tôi sử dụng việc ước lượng hệ thống GMM phát triển bởi Blundell và Bond (1998).5 Giá trị của các công cụ sử dụng để hồi quy được đánh giá sử dụng hai phương pháp kiểm định khác nhau. Kiểm định Sargan (hoặc kiểm định overidentifying restriction test) kiểm tra giả thuyết rằng các công cụ không tương quan với các số dư. Phương pháp kiểm định thứ hai được đề xuất bởi Arellano và Bond (1991). Kiểm định này xem xét các giả thuyết cho rằng các số dư từ phương trình ước lượng sai số bậc một không phải là tương quan bậc hai. Một N nhỏ (như trong trường hợp của chúng tôi) giới hạn số lượng các công cụ có thể được sử dụng để ước lượng, nhưng có thể để lại hậu quả cho các thuộc tính của các ước lượng. Tuy nhiên, Soto (2007), phân tích hiệu suất của các hệ thống GMM khi số lượng các đơn vị chéo là nhỏ đã sử dụng mô phỏng Monte Carlo. Ông ta chỉ ra rằng một số lượng nhỏ các đơn vị chéo dường như không ảnh hưởng quan trọng đến các thuộc tính đã được xác định trong hệ thống ước lượng GMM. Cuối cùng, để tập hợp dữ liệu với một số lượng nhỏ các quan sát trong bảng sữ liệuchéo mà không phụ thuộc vào không gian, ước lượng LSDVC được phát triển bởi Kiviet 3 Chương trình này sử dụng khoảng cách là đường thẳng tương đối, với các trọng số Wij tính bằng 1/dij trong đó dij là khoảng cách Euclide giữa các nước i và j (I # j) 4 Nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp IV để ước lượng hệ số không gian của Ladd (1992), Kelejian và Robinson (1993), Ngân hàng Thế giới (2000), Heyndels và Vuchelen (1998), Figlio et al. (1999), Buettner (2001), và Revelli (2001) 5 Blundell và Bond (1998) cho thấy ước lượng GMM mở rộng của hiệu quả hơn của Arellano và Bond (1991) nếu biến phụ thuộc và / hoặc các biến độc lập liên tục (1995) có thể được sử dụng do nó có thể hiệu chỉnh cho bất kỳ xu hướng nào và tương đối hiệu quả. Trong bước thứ hai, nếu chuỗi thời gian thống trị dữ liệu chéo, chúng ta cần phải thực hiện các kiểm định nghiệm đơn vị, kiểm định tính hội tụ và ước tính một mô hình hiệu chỉnh sai số (xem phần. 5). 3.2 Dữ liệu Chúng tôi ước lượng mô hình (1) dựa trên dữ liệu hàng năm cho các nước thành viên EU. Chúng tôi có dữ liệu chéo cho 15 nước thành viên EU trong 33 năm (1972-2004). Bảng 1 là báo cáo thống kê tổng hợp và các nguồn dữ liệu trong bài viết này. 3.2.1 Kích thước Chính phủ Chúng tôi phân tích ba biến phụ thuộc khác nhau. Trong khi Fiva (2006) nghiên cứu quy mô và thành phần của chi tiêu chính phủ ở mức độ tổng hợp (chi chuyển nhượng an sinh xã hội và tiêu dùng của Chính phủ), chúng tôi muốn điều tra quy mô của khu vực công ở các tầng cấp khác nhau của chính phủ. Biến phụ thuộc đầu tiên của chúng tôi đo lường tổng quy mô của chính phủ mà cu thể là tổng chi tiêu của khu vực công (như là một tỷ lệ phần trăm của GDP). Vì chúng tôi cũng muốn phân tích phân cấp ảnh hưởng đến chính quyền địa phương và trung ương như thế nào, nên chúng tôi sử dụng chi tiêu khu vực công của địa phương (như là một tỷ lệ phần trăm của GDP) và chi tiêu khu vực công của trung ương (như là một tỷ lệ phần trăm của GDP). Tất cả các biến được tính theo % trừ GDP Bình quân đầu người và mật độ dân số (người/km2). Số quan sát: 495. TDEC: tỷ lệ thuế tự quản của chính quyền địa phương với tổng doanh thu thuế của chính phủ. VI: chuyển nhượng liên chính phủ như là một phần trong chi tiêu chính quyền địa phương. AMECO: dữ liệu hằng năm về tình hình kinh tế vĩ mô của Ủy ban Châu Âu 3.2.2 Phân cấp tài khóa Rất khó để xác định và đo lường mức độ phân cấp vì bản thân khái niệm rất rộng, và cũng phức tạp về số lượng các chỉ số định lượng (Ngân hàng Thế giới 2004). Thật vậy, phân cấp quản lý bao gồm các lĩnh vực như chính trị, hành chính và ngân sách. Tuy nhiên, các biện pháp thông thường đo lường mức độ phân cấp quản lý tài khóa trong các tài liệu sử dụng doanh thu của chính quyền địa phương (hoặc chi tiêu) để hợp nhất tính toán doanh thu chung của chính phủ (hoặc chi tiêu), như cách tính theo IMF GFS. Tuy nhiên, các chỉ số tài chính chung có xu hướng đánh giá quá cao mức độ phân cấp quản lý tài khóa, đặc biệt là ở các quốc gia liên bang so với các nước đơn nhất, vì nó không cung cấp bất kỳ thông tin nào dựa trên tỷ lệ sở hữu mà chính quyền địa phương có quyền kiểm soát đáng kể. Do đó, họ xuyên tạc mức độ thực tế của phân cấp quản lý tài khóa ở một số nước (như Áo và Đức) và dẫn đến sai lệch trong kết quả nghiên cứu thực nghiệm (Stegarescu 2004). Dựa theo nghiên cứu gần đây về chủ đề này, chúng tôi sử dụng hai chỉ số đại diện cho các khía cạnh khác nhau của phân cấp. Để kiểm tra giả thuyết cho rằng quyền tự chủ tài chính dẫn đến một nhà nước nhỏ hơn, đầu tiên chúng tôi sử dụng thước đo sự phân cấp quản lý doanh thu đó là dựa trên một khung phân tích được cung cấp bởi các nước OECD (1999), trong đó phân loại thuế theo mức độ tự chủ của địa phương. Chúng tôi cũng sử dụng thước đo sự mất cân bằng theo chiều dọc, có nghĩa là, mức độ mà chính quyền địa phương dựa vào thu ngân sách trung ương để hỗ trợ cho chi tiêu của họ. Sự mất cân bằng theo chiều dọc có khả năng làm tăng quy mô của khu vực công khi trách nhiệm chi tiêu của chính quyền địa phương không phù hợp với khả năng tăng doanh thu của họ. Chúng tôi sử dụng hai thước đo sau đây: 1. Một thước đo sự phân cấp quản lý doanh thu (TDec) đại diện cho thuế tự quản của chính quyền địa phương trong trường hợp chính quyền địa phương chiếm toàn bộ hoặc phần lớn quyền kiểm soát thuế. Dựa theo sự phân loại ở các nước OECD (1999), đây là trường hợp nếu chính quyền địa phương xác định cả mức thuế suất và căn cứ tính thuế hoặc chỉ xác định mức thuế suất hoặc chỉ xác định căn cứ tính thuế (xem ví dụ, Ebel và Yilmaz 2002; Stegarescu 2004). Lưu ý rằng chỉ số này không mở rộng phân tích cho tất cả các nguồn đầu vào của thu nhập công, mà bỏ qua một số nguồn ví dụ như thu nhập trước thuế, phí sử dụng hoặc thặng dư hoạt động của các doanh nghiệp, và lãi vốn những thứ có thể được phân loại như thu nhập tự quản riêng. TDec = Thu nhập thuế của chính phủ tại địa phương/Tổng thu nhập thuế của chính phủ 2. Mất cân bằng theo chiều dọc (VI) được đo lường bằng chuyển nhượng liên chính phủ như là một phần của chi tiêu địa phương.6 Cũng lưu ý rằng hệ số tương quan giản đơn của hai chỉ số phân cấp là không đáng kể nên chúng ta có thể cùng đưa chúng vào trong phương trình ước lượng. Cùng quan điểm với Jin và Zou (2002), chúng tôi quyết định không đưa vào phương trình các chỉ số phân cấp thuế và phân cấp chi tiêu cùng một lúc, bởi vì chỉ số phân cấp chi tiêu chuẩn (tỷ lệ chi tiêu công địa phương trong chi tiêu công hợp nhất) có liên quan với các chỉ số phân cấp khác. 3.2.3 Biến kiểm soát Chúng tôi đưa vào trong mô hình của chúng tôi một số biến kiểm soát, phản ánh tác động của sự khác biệt về các yếu tố kinh tế và nhân khẩu học thể hiện thông qua vector X trong phương trình (1) ở trên. Theo như lý thuyết thực nghiệm, chúng tôi đưa vào một số biến giải thích có thể ảnh hưởng đến cầu chi tiêu công. Đầu tiên là GDP bình quân đầu người (GDPCAP). Biến này có thể được sử dụng để tính toán thu nhập quốc gia. Tập dữ liệu thứ hai bao gồm các biến nhân khẩu-xã hội, chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp (UNEMP), mật độ dân số (DENS), và tỷ lệ dân số trên 65 tuổi (PP65). Các biến này có thể được coi là chỉ số đại diện cho nhu cầu chi tiêu và có thể biểu hiện một dấu hiệu tích cực. Biến PP65 được đưa ra nhằm đại diện cho nhu cầu về chính trị với các dịch vụ công của những người già trong cộng đồng. Phân khúc này của dân số tạo thành một nhóm lợi ích với quyền lực chính trị ngày càng tăng, và PP65 dự kiến sẽ ảnh hưởng lớn đến quy mô thực củachính phủ. Theo như Persson et al. (2005), chúng tôi đã cố gắng đưa vào một số biến chính trị để kiểm soát (định hướng chính trị, hệ thống đa nguyên, phân chia đảng phái). Nhưng không có biến nào trong số các biến chính trị là quan trọng. Chúng tôi quyết định không đưa chúng vào trong các cơ sở hồi quy để hạn chế số lượng các công cụ. Mức độ mở cửa của một nền kinh tế cho thương mại quốc tế (OPEN) có thể sẽ có ảnh hưởng đến quy mô của chính phủ. Tỷ lệ thương mại quốc tế đóng góp vào GDP càng nhiều thì thu nhập nội địa càng không ổn định và chắc chắn, và cần hiểu rằng tình trạng bấp bênh không chắc chắn này càng nhiều sẽ dẫn đến sự lệ thuộc lớn hơn của cộng đồng vào chính phủ, làm tăng quy mô của chính phủ (Rodrik, 1998). Xem xét quyết định của khu vực công từ góc nhìn mang tình truyền thồng hơn thì việc mở cửa gây nên cạnh tranh nước ngoài và làm tăng khó khăn của chính phủ trong việc điều tiết mối quan hệ về thuế với các nước láng giềng (Ferris và Tây năm 1996). Điều này làm giảm đi chứ không phải là làm tăng tốc độ mà chính phủ có thể mở rộng. 6 Tuy nhiên, biện pháp này không phân biệt giữa việc chuyển đổi mục đích và điều kiện chung. Tài trợ mục đích chung có thể được sử dụng như là thu nhập riêng, nhưng có thể được phân bổ dựa trên các tiêu chí khách quan hoặc theo quyết định của chính quyền trung ương. Các khoản tài trợ cụ thể, mặt khác, được sử dụng cho các mục đích chi tiêu nhất định và có thể có điều kiện qua chính quyền địa phương Chúng tôi đưa vào một biến đại diện cho tỷ lệ lực lượng lao độnglàm việc tự do. Vì nó có thể dễ dàng hơn cho lực lượng lao động làm việc tự do che giấu thu nhập của mình (Kau và Rubin 1981), một tỷ lệ lớn hơn của người lao động tự do dự kiến sẽ làm tăng các chi phí liên quan của việc trốn thuế và có tác động tiêu cực đến quy mô chính phủ (Backhaus Wagner và 2004). Cuối cùng, để đại diện cho các nhân tố phổ biến ở tất cả các nước, chúng tôi cần phải đưa vào các biến giả thời gian. Tuy nhiên, biến giả thời gian không thể được đưa vào trong hồi quy biến đổi đồng thời với với chi tiêu công trung bình không có trọng số của các quốc gia cạnh tranh (xem, ví dụ, các cuộc biểu tình của Devereux et al. (2008, p. 1224). Do đó chúng tôi sử dụng một xu hướng thời gian bậc hai. Khi đó, hệ số ước lượng trên biến này cho thấy một xu hướng phi tuyến tính trong các dữ liệu theo thời gian.5 Ngắn hạn và động lực lâu dài 4 Ảnh hưởng của sự phân cấp đối với chi tiêu công Chúng tôi điều tra mối liên hệ giữa phân cấp tài khóa và ba loại quy mô chính phủ - tổng hợp, địa phương và trung ương. Chúng tôi ước lượng (1) có tính đến các giá trị trễ của biến phụ thuộc của chúng tôi (β = 0) và biến phụ thuộc trễ về không gian trong dự toán chi tiêu công hợp nhất và quốc gia (α = 0). Cột 1-6 trong Bảng 2 báo cáo kết quả ước lượng của mô hình biến đổi này cho mỗi cấp độ của chi tiêu chính phủ (tổng hợp, trung ươngvà địa phương). Chúng tôi sử dụng ước lượng GMM mở rộng theo đề nghị của Blundell và Bond (1998). Các giá trị xác xuất cao tưng ứng của kiểm định Sargan và kiểm định Arellano-Bond không đủ để lý giải tính hợp lệ của kết quả của bất kỳ hàm hồi quy nào. Với chi tiêu công địa phương (nghĩa là không có các biến phụ thuộc về không gian), vì chúng ta có một mẫu nhỏ, Kiviet khuyến cáo phương pháp LSDVC. Đầu tiên, như Bảng 2 cho thấy, biến nội sinh trễ (GOVSIZEit-1) luôn luôn là quan trọng và có dấu hiệu tích cực trong tất cả các thông số kỹ thuật. Kết quả này thừa nhận tính nhất quán của các thông số kỹ thuật tự hồi quy trong (1) cũng như giả thuyết cho rằng chi tiêu chính phủ có thể thay đổi một cách chậm chạp theo thời gian. Chúng tôi cũng tìm thấy một hệ số tích cực và có ý nghĩa gắn liền với bình quân gia quyền của chi tiêu công của các quốc gia cạnh tranh, sử dụng chương trình hai nhân của chúng tôi. Sự tồn tại của chi tiêu phụ thuộc lẫn nhau là phù hợp với các kết quả trên chi tiêu công tổng hợp thu được bởi Redoano (2007) dựa trên một bộ dữ liệu của EU15 (cộng với Thụy Sĩ và Na Uy) cho giai đoạn 1970-1999. Một cách lý giải cho chi tiêu phụ thuộc lẫn nhau này có thể làdo sự tồn tại của một xu hướng tâm lý chung đã lái chi tiêu công đi theo cùng 1 hướng. Một cách lý giải khác có thể dựa trên tiêu chuẩn đánh giá sự cạnh tranh giữa các chính phủ.Các chính phủ xem xét áp dụng những sự lựa chọn chi tiêu của các nước láng giềng, là điều mà các cử tri biết rất rõ, điều này dễ dàng hơn so với các lựa chọn chi tiêu của mình. Một lời giải thích thứ ba được đề xuất bởi Feld et al. (2003): các nước không cạnh tranh trực tiếp về chi tiêu công, nhưng sự cạnh tranh thuế suất sẽ ảnh hưởng đến doanh thu thuế và cuối cùng tác động đến chi tiêu công. Kết quả quan trọng nhất trong bảng 2 là các ước lượng tham số cho hai chỉ số phân cấp của chúng tôi. Theo dự kiến, phân cấp quản lý doanh thu có thể làm tăng quy mô của các chính phủ tại địa phương và giảm quy mô của các chính phủ tại trung ương. Tuy nhiên, quy mô của chính phủ hợp nhất không thu nhỏ: kết quả này cho thấy rằng phân cấp doanh thu tăng quy mô của chính phủ ở địa phương ở một mức độ lớn hơn nó làm giảm quy mô của chính phủ ở trung ương. Chúng tôi tìm thấy những dấu hiệu kỳ vọng tích cực và quan trọng cho chỉ số về phân cấp dựa trên những khoản chi chuyển nhượng liên chính phủ (VI), trong các hồi quy về quy mô chính quyền địa phương và chính quyền trung ương. Điều này có lẽ có thể được giải thích bởi sự tồn tại của hiệu ứng fly - paper ở cấp chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương sẽ chi tiêu bất kỳ khoản chuyển nhượng nhận được nào dễ dàng hơn so với chi tiêu doanh thu thuế địa phương. Theo đề nghị của Jin và Zou (2002) và Stein (1999), phân cấp tài trợ từ các nguồn phổ biến, chẳng hạn như tiền trợ cấp hoặc lợi nhuận được chia kiểm soát bởi trung ương, có thể làm trầm trọng thêm vấn đề về tài sản chung. Sự thiếu kết nối giữa những người hưởng lợi các dịch vụ công và những người trả tiền cho họ sẽ tăng quy mô của chính quyền địa phương. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả của Oates (1985), Grossman (1989), Edhaie (1994), Stein (1999) và Jin và Zou (2002). Sự mở rộng của khu vực công ở cấp địa phương do những khoản chi chuyển nhượng từ trung ương này sẽ buộc chính quyền trung ương phải tăng trưởng tương ứng (Jin và Zou 2002). Do đó phần chi chuyển nhượng liên chính phủ trong chi tiêu công tại địa phương càng lớn sẽ dẫn đến quy mô của chính quyền trung ương càng lớn: sự mất cân bằng theo chiều dọc là có quan hệ đồng biến với quy mô của chính quyền trung ương. Về các biến kiểm soát, với ngoại lệ của hệ số trong mô hình hồi quy địa phương dự kiến có dấu hiệu tích cực, GDP bình quân đầu người là không bao giờ có ý nghĩa. Theo dự kiến, một tỷ lệ lớn hơn của dân số độ tuổi trên 65 dẫn đến chi tiêu công cao hơn ở mỗi cấp của chính phủ cho thấy phân khúc này của dân số có quyền lực chính trị để yêu cầu một số phân bổ kinh phí cụ thể. Một tỷ lệ thất nghiệp cao hơn cũng dẫn đến một quy mộ chính phủ tổng hợp lớn hơn. Khi các thông số liên quan đến mật độ dân số rất có ý nghĩa và nghịch biến thì điều này hàm ý có sự tồn tại của nền kinh tế trong tỷ lệ cung cấp hàng hóa công. Hơn nữa, chúng tôi nhận thấy rằng, khi hệ số của biến SELF rất có ý nghĩa, nó có một ảnh hưởng tiêu cực với quy mô của chính phủ. Các quốc gia có tỷ lệ cao hơn lao động tự do trong lực lượng lao động có khả năng bị trốn thuế và do đó có mức độ chi tiêu công thấp hơn.Chúng tôi cũng tìm thấy một dấu hiệu tiêu cực của biến OPEN cho thấy sự mở cửa gây nên cạnh tranh nước ngoài và làm gia tăng tăng những hạn chế về khả năng của các chính phủ trong việc áp đặt các loại thuế, so với các nước láng giềng của họ (Ferris andWest 1996). Cuối cùng, chỉ có trong mô hình hồi quy trung ương thì một xu hướng bậc hai có ý nghĩa mới được phát hiện, chỉ ra rằng chi tiêu công của trung ương giảm xuống trong thời gian của chúng tôi nghiên cứu nhưng sau đó chững lại. Bảng 2: Mô hình không gian và động lực Kiểm định t-test trong dấu ngoặc đơn. * Mức ý nghĩa 10%, ** Mức ý nghĩa 5%; *** Mức ý nghĩa 1%. Mỗi biến nội sinh (GOVSIZEi; t-1; WGOVSIZEi; t; UNEMPi; t; GDPCAPi; t) được bổ trợ bởi các giá trị trễ cấp hai của nó, các biến ngoại sinh, WPP65 và WGDPCAP Theo lời khuyên của một trọng tài, chúng tôi sử dụng một phương pháp đo lường mở rộng của chính phủ, ví dụ như, chỉ số tự do kinh tế của Viện Fraser. Quy mô chính phủ theo nghĩa rộng nhất bao gồm thuế / chi tiêu, các quy định, giao dịch không chính thống và chính sách tiền tệ , hầu hết trong số đó không được phản ánh trong ngân sách tài chính cho bất kỳ mức độ lớn nào. Chỉ số tự do kinh tế thế giới đo lường mức độ mà các chính sách và các tổ chức của các quốc gia trong việc ủng hộ tự do kinh tế. Những nền tảng của tự do kinh tế là sự lựa chọn cá nhân, trao đổi tự nguyện, tự do cạnh tranh, và bảo mật của tài sản thuộc sở hữu tư nhân. Bốn mươi hai biến được sử dụng để xây dựng một chỉ số tóm tắt và để đo lường mức độ tự do kinh tế trong năm lĩnh vực chính: (1) quy mô của chính phủ,7 (2) cơ cấu pháp lý và an ninh của quyền sở hữu, (3) truy cập vào tiền tín dụng (4) tự do thương mại quốc tế, và (5) quy định về tín dụng, lao động và kinh doanh (Gwartney và Lawson 2008). Cụ thể hơn, các nước có tỷ lệ thấp của chi tiêu chính phủ trong tổng số chi tiêu chính phủ, khu vực doanh nghiệp nhà nước nhỏ hơn, và thuế suất cận biên thấp hơn kiếm được xếp hạng cao nhất trong khu vực này. Chỉ số này có sẵn cho các năm 1970, 1975, 1980, 1985, 1990, 1995, và 2000 - 2006.8 Chúng tôi trình bày các kết quả ước lượng trong cột 7 và 8. Như trong các dự đoán trước đây, chúng ta có thể thấy rằng chỉ số tự do kinh tế chỉ thay đổi chậm theo thời gian. Chúng tôi tìm thấy một hệ số tích cực nhưng không có ý nghĩa liên quan đến chỉ số tự do kinh tế bình quân gia quyền của các nước láng giềng (sử dụng cả hai phương pháp lấy trọng số). Nó có thể khó khăn cho các chính phủ trong việc bắt chước nhau sử dụng chỉ số tổng hợp này dựa trên 42 biến. Phương pháp đo lường mở rộng hơn này của chính phủ mang lại kết quả tương tự cho các tác động của việc phân cấp quản lý thuế .Chúng tôi thấy rằng phân cấp quản lý thuế có tác động tích cực và có ý nghĩa về tự do kinh tế. Tuy nhiên, sự mất cân bằng theo chiều dọc không có tác động đáng kể vào chỉ số. Cuối cùng, các biến kiểm soát là không bao giờ có ý nghĩa. 5. Những động lực ngắn hạn và dài hạn: Chúng tôi kiểm nghiệm những động lực trong ngắn hạn và dài hạn của mối liên quan giữa sự phân quyền và quy mô của khu vực công thông qua sử dụng sử dụng khái quát đơn ECM được ước tính bởi ước lượng LSDVC. Trước hết chúng tôi cần kiểm tra sự c61 định của các biến. Sau đó, nếu các biến này được tích hợp theo I(1) chúng tôi tiến hành các kiểm định sự hội tụ bảng Pedroni để kiểm tra trạng thái cân bằng dài hạn giữa các biến. 5.1 Kết quả sơ bộ: Bảng đơn vị gốc và sự hội tụ Trước tiên chúng tôi thực hiện kiểm tra bảng đơn vị gốc của Im-Shn-Pesaran cho mỗi biến để kiểm tra sự cố định của chúng. Nếu các biến được tích hợp theo I(1), chúng tôi tiến hành các kiểm định sự hội tụ bảng Pedroni để xem có trạng thái cân bằng dài hạn giữa các biến hay không. (xem Pedroni 1996, 1999, 2000, 2004). Từ kiểm định Im-Shn- 7 Bốn thành phần trong quy mô của chính phủ cho thấy mức độ mà các nước dựa vào tiến trình chính trị để phân bổ nguồn lực, và hàng hóa và dịch vụ. Tiêu dùng của chính phủ như một phần của tổng tiêu dùng, chi chuyển nhượng và các khoản trợ cấp như một phần của GDP, là những chỉ số phản ánh quy mô của chính phủ. Thành phần thứ ba đo lường mức độ mà các nước sử dụng khu vực tư hơn là các doanh nghiệp nhà nước để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Thành phần thứ tư được dựa trên trần tỷ lệ thuế thu nhập cận biên hoặc trần tỷ lệ thuế nhu nhập và lương cận biện và ngưỡng thu nhập mà các tỷ lệ này áp dụng (Gwartney và Lawson 2008). 8 Các quan sát mất đi đã bị biến đổi trục Pesaran, tất cả các biến là cố định khác nhau bởi vì lý thuyết đơn vị gốc từ chối tất cả các biến khác. Trong khi các biến về chi tiêu công và sự phân quyềnlà không cố định thì các biến điều khiển và chỉ số Fraser là không đổi về mức độ và sự khác biệt. Như một hệ quả, các biến phân quyền và chi tiêu được tích hợp theo I(1) trong khi các biến điều khiển và chỉ số Fraser đươc tích hợp bởi I(0). Chúng tôi thực hiện kiểm định sự hội tụ bảng Pedroni cho mỗi cặp của các biến I(1). Sau khi áp dụng kiểm định sự hội tụ, chúng tôi không thể chấp nhận “giả thuyết không” rằng không có sự hội tụ giữa chi tiêu công và phân quyền. Bước kế tiếp là ước lượng mối quan hệ dài hạn với FMOLS. Bảng 3 giới thiệu bảng ước lượng xác định theo nhóm của mối quan hệ trạng thái cân bằng dài hạn giữa sự phân quyền và quy mô của khu vực công trong giai đoạn 1972-2004. Bảng ước lượng trung bình xác định nhóm với không có và có biến giả thời gian. Biến giả thời gian được đưa vào trong hồi quy để tìm ra bất kỳ sự nhiễu loạn nào ảnh hưởng đến những yếu tố khác trong bảng. Chúng tôi chỉ thảo luận những kết quả với biến giả thời gian, nghĩa là những cú sốc chung các nước gặp phải có liên quan với nhau. Sự co giãn của chi tiêu công địa phương với sự tự quản về thuế (TDEC) chỉ ra dấu hiệu tích cực được mong đợi và là có ý nghĩa to lớn. Hơn nữa, kết quả này đúng cho tổng chi tiêu công và chi tiêu trung ương. Về dài hạn, tự chủ thuế sẽ làm giảm chi tiêu trung ương, tăng chi tiêu địa phương ở mức độ lớn hơn. Hệ quả là dẫn đến sự gia tăng trong tổng chi tiêu công. Khi xem xét ước lượng trung bình nhóm, sự co giãn của chi tiêu công ở các mức độ địa phương, trung ương và tổng thể với sự mất cân đối theo chiều dọc (VI) là có ý nghĩa và đồng biến. Tuy nhiên, có những sự khác biệt lớn giữa sự co giãn từng quốc gia tại mỗi mức độ. Bảng 3: Ước lượng về sự hội tụ vector Kiểm định t-student trong ngoặc, các biến đưa về logarit.* Mức ý nghĩa 10% ** Mức ý nghĩa 5%; *** Mức ý nghĩa 1% 5.2 Hiệu ứng của sự phân quyền trong ngắn hạn và dài hạn ECM dựa vào giả định rằng nền kinh tế có thể tự điều chỉnh theo thời gian. Chúng tôi bắt đầu với mô hình tự hồi quy phân phối trễ: Trong đó: + i: đơn vị dữ liệu chéo + t: thời gian + GOVSIZE: quy mô khu vực công + DEC: biến phân quyền + X: vector của biến điều khiển + Các hiệu ứng thời gian cụ thể, ψt, được bao gồm để nắm bắt những cú sốc tổng hợp, có thể xuất hiện trong bất kỳ năm nào. Giả sử hiệu ứng cố định, phần sai số chéo, vi;t, có hai tác dụng sau: hiệu ứng bất biến theo thời gian không quan sát được, hiệu ứng quốc gia εi và sai số ngẫu nhiên, ui;t, thay đổi theo thời gian và dữ liệu chéo. Mô hình tự hồi quy phân phối trễ phù hợp khi mối quan hệ ngắn hạn giữa sự phân quyền và quy mô chính phủ là mục tiêu duy nhất. Tuy nhiên nó không cho phép 1 sự khác biệt giữa hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn. Chúng tôi đưa sự khác biệt này vào mô hình bằng cách sử dụng hiệu chỉnh sai số của mô hình năng động. Hiệu chỉnh sai số này là sự biến đổi tuyến tính của biến trong (2),cung cấp một liên kết rõ ràng giữa hiệu ứng ngắn hạn và dài hạn: Tổng độ trễ một thời kỳ và diễn ra đồng thời của sự phân quyền biến đổi ngắn hạn, trong khi sai số thời kỳ và độ trễ của biến sự phân quyền cung cấp khung để kiểm tra mối quan hệ trong dài hạn. Chúng tôi bao gồm cả sự thay đổi và độ trễ của biến độc lập X. Biến độ trễ tương trưng cho hiệu ứng dài hạn trong khi sự thay đổi của biến giải thích cho hiệu ứng ngắn hạn của biến chi tiêu công. Hệ số sai số thời kỳ η đưa ra tỷ lệ điều chỉnh tại khoảng trống giữa sự phân quyền và quy mô của khu vực công. Nếu η <0 và có ý nghĩa, mô hình là một ECM và quan hệ giữa sự phân quyền và quy mô của khu vực công tồn tại trong dài hạn. Hiệu chỉnh sai số này cho phép tính toán trực tiếp mối quan hệ dài hạn giữa sự phân quyền và quy mô của khu vực công, 1- (θ/η): là sự co giãn dài hạn được tính bằng cách lấy 1 trừ tỷ lệ của hệ số hiệu ứng quy mô (độ trễ của biến sự phân quyền) trên hệ số hiêu chỉnh sai số thời kỳ. Việc tính toán được thực hiện với LSDVC được hiệu chỉnh. Bảng 4 cho thấy hệ số hiệu chỉnh sai số có ý nghĩa thống kê, có ý nghĩa âm trong tất cả các hồi quy. Vì vậy kết quả chỉ ra rằng có một quan hệ mạnh mẽ về dài hạn giữa sự phân quyền và quy mô của khu vực công. Hơn nữa ý nghĩa thống kê của hiệu chỉnh sai số thời kỳ là nếu có độ lệch từ trạng thái cân bằng dài hạn, sự điều chỉnh ngắn hạn sẽ được thực hiện cho biến phụ thuộc để thiết lập lại trạng thái cân bằng dài hạn. Chúng tôi quan sát thấy mức độ của hệ số này như nhau ở mỗi quy mô của chính phủ: tốc độ của sự điều chỉnh trong quan hệ dài hạn giữa sự tự chủ về thuế và chi tiêu công hợp nhất là như nhau. Mô hình này hội tụ môt cách nhanh chóng đến trạng thái cân bằng, với sự khác biệt khoảng 12% được hiệu chỉnh cho mỗi thời kỳ. Hệ số trong dài hạn được tính cho thấy sự tự chủ về thuế hơn dẫn đến sự gia tăng dài hạn cho chi tiêu công địa phương. Một lần nữa, chúng tôi tìm thấy sự gia tăng này không được bù hoàn toàn bởi sự giảm đi trong dài hạn của chi tiêu quốc gia, dẫn đến sự tăng trong dài hạn của tổng chi tiêu công. Tiếp theo, chúng tôi nhìn vào kết quả mất cân đối theo chiều dọc. Bảng 4 chỉ ra rằng hệ số hiệu chỉnh sai số có ý nghĩa thống kê, dương trong tất cả các phương trình hồi quy và mức độ của hệ số là như nhau: 12% - 14% sự khác biệt được hiệu chỉnh trong mỗi thời kỳ. Về dài hạn, sự mất cân đối theo chiều dọc có xu hướng tăng theo quy mô của địa phương, quốc gia và chính phủ trong khi nó không tác động trong ngắn hạn. Đối với biến điều khiển, kết quả này cũng như nhau. Một sự gia tăng trong GDP trên đầu người thì không có ý nghĩa đến quy mô khu vực công. Kết quả cho 1 hệ số dương và hệ số ý nghĩa của sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp với chi tiêu công trung ương và hợp nhất. Nhưng hệ số về sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp thì không ảnh hưởng đến chi tiêu công địa phương. Cuối cùng, một tỷ lệ người già cao hơn trong dân số sẽ dẫn đến một sự gia tăng khá đáng kể trong mỗi sự chi tiêu công, trong khi mật độ dân số không ảnh hưởng lớn đến mức độ chi tiêu của chính phủ. Bảng 4: Mô hình sửa lỗi 6. Kết luận Mục đích của chúng tôi là đóng góp cho việc tranh luận về sự tác động của phân cấp tài khóa đối với quy mô chi tiêu của chính phủ, trong phạm vi châu Âu, một số tổ chức siêu quốc gia chỉ ra rằng các quốc gia tập quyền như các nước ở khu vực Trung và Tây Âu nên chuyển dịch theo hướng phân cấp nhiều hơn nữa. Chúng tôi đã phân tích thực nghiệm xem liệu phân cấp tài khóa có tác động hay không đối với mức chi tiêu của chính phủ, áp dụng mô hình hệ thống động lực không gian và ECM đối với bộ dữ liệu từ 15 nước EU. Đầu tiêu chúng tôi đã tìm ra rằng sự chi tiêu của chính phủ từ từ thay đổi theo thời gian và có một vài tác động qua lại trong chi tiêu công giữa 15 nước EU. Sự mất cân bằng theo chiều dọc có xu hướng làm tăng quy mô của chính quyền địa phương, trung ương và tổng thể. Vì thế, các kết quả nghiên cứu của chúng tôi đều rất phù hợp với kết quả mà Edhaie (2004), Ebel and Yilmaz (2002) và Jin, Zou (2002) đã chỉ ra. Tuy nhiên, chúng tôi đã chỉ ra rằng việc phân cấp quản lý doanh thu làm giảm đi quy mô của chính quyền trung ương, trong khi đó quy mô của chính quyền địa phương lại tăng lên và mở rộng hơn , do đó cũng làm quy mô tổng thể của chính phủ lớn hơn. Cho nên, tăng cường việc tự quản lý doanh thu địa phương sẽ đem lại thêm những kết quả ngoài mong đợi về việc tăng quy mô tổng thể của chính phủ. Trong những bài nghiên cứu tới đây, chúng tôi cần phải xác định xem liệu các loại thuế sẵn có có đóng vai trò gì đối với chính phủ địa phương trong quá trình này hay không. Lời cảm ơn Chúng tôi cảm ơn hai trọng tài vô danh, William F. Shughart II, và những người tham gia tại ANR-DFG "Các tổ chức ngân sách địa phương về tài chính hiệu quả quy định: một nghiên cứu so sánh các quốc gia châu Âu" (FRAL022) cho ý kiến hữu ích, góp ý và phê bình của họ. Tất cả các lỗi còn lại là của chúng ta

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfpaper_7_nh_dem_1_k22_6288.pdf
Luận văn liên quan