ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/Xuất phát điểm:
Lần đầu tiên tại Việt Nam, từ tháng 10 - 12.2006, Sở GD-ĐT TP.HCM lần lượt đưa vào thí điểm mô hình Nhà xanh. Đây là sáng kiến của một bác sĩ tâm lý người Pháp đang được phát triển mạnh ở các nước Châu Âu . với mục đích làm giảm bớt những bất ổn tâm lý trong lần đầu xa gia đình, xa mẹ đến trường học, đặc biệt đối với lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Ở Việt Nam, xuất phát từ truyền thống nên trẻ thường xuyên được bế, ẵm, gần gũi với mẹ nhiều nên khi đến tuổi đi học nhà trẻ tiếp xúc với nhiều người xa lạ từ sáng đến chiều dễ trở thành cực hình đối với trẻ. Nhiều trẻ có phản ứng sau khi đi học về như: bỏ ăn, bỏ bú, không ngủ, kêu khóc hoặc nín lặng dẫn đến uất ức, quá sợ hãi dẫn đến sốc tâm lý rất nguy hiểm.
Nhà xanh là nơi để trẻ cùng chơi với mẹ trong thời gian nhất định, tập cho trẻ dần tách ra khỏi mối quan hệ này, tăng cường giao tiếp cùng bạn bè xung quanh, tập dần tính độc lập bước đầu trong giao tiếp xã hội. Khi mẹ chơi với bé hoặc các bé chơi với nhau ở Nhà xanh dần dần trẻ sẽ quen với môi trường mới điều đó giúp trẻ bớt cảm giác sợ hãi khi bắt đầu đi học.
2/Lý do chọn đề tài:
Một trong những công tác đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Mầm non nói chung, chúng ta không thể không nói đến việc tổ chức tốt “Mái nhà xanh” sẽ giúp cho các trẻ mầm non lần đầu đi học giảm “Sốc” chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ thích ứng và làm quen với trường lớp, đây là một công tác rất quan trọng đòi hỏi Hiệu trưởng và Giáo viên mầm non phải cần quan tâm, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường.
Nhà xanh được đầu tư rất đơn giản, không đặt nặng đồ chơi mà chú trọng chỗ chơi, nơi thực hiện giao tiếp. Trường MN Hồng Yến đã tận dụng góc cầu thang để xây dựng mái nhà xanh để trẻ được làm quen trước khi đi học tại trường.
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3197 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việc thực hiện mái nhà xanh giúp trẻ làm quen với trường lớp mới, giảm sốc khi lần đầu tiên đi học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN 12
TRƯỜNG MẦM NON HỒNG YẾN
&
A – PHẦN GIỚI THIỆU
VẬN DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
VỀ VIỆC THỰC HIỆN “MÁI NHÀ XANH” GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG LỚP MỚI, GIẢM SỐC KHI LẦN ĐẦU TIÊN ĐI HỌC
Người thực hiện: Cấn Thu Hương
Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2010 à 05/2011
Thời gian áp dụng: Tháng 09/2010
Tại trường Mầm Non Hồng Yến
Ngöôøi thöïc hieän: Caán Thu Höông
XÁC NHẬN GIÁ TRỊ CỦA THỦ TRƯỞNG
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA CẤP TRÊN
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................................
…………………………………………………………………………………............
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
B – NỘI DUNG
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/Xuất phát điểm:
Lần đầu tiên tại Việt Nam, từ tháng 10 - 12.2006, Sở GD-ĐT TP.HCM lần lượt đưa vào thí điểm mô hình Nhà xanh. Đây là sáng kiến của một bác sĩ tâm lý người Pháp đang được phát triển mạnh ở các nước Châu Âu... với mục đích làm giảm bớt những bất ổn tâm lý trong lần đầu xa gia đình, xa mẹ đến trường học, đặc biệt đối với lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Ở Việt Nam, xuất phát từ truyền thống nên trẻ thường xuyên được bế, ẵm, gần gũi với mẹ nhiều nên khi đến tuổi đi học nhà trẻ tiếp xúc với nhiều người xa lạ từ sáng đến chiều dễ trở thành cực hình đối với trẻ. Nhiều trẻ có phản ứng sau khi đi học về như: bỏ ăn, bỏ bú, không ngủ, kêu khóc hoặc nín lặng dẫn đến uất ức, quá sợ hãi dẫn đến sốc tâm lý rất nguy hiểm.
Nhà xanh là nơi để trẻ cùng chơi với mẹ trong thời gian nhất định, tập cho trẻ dần tách ra khỏi mối quan hệ này, tăng cường giao tiếp cùng bạn bè xung quanh, tập dần tính độc lập bước đầu trong giao tiếp xã hội. Khi mẹ chơi với bé hoặc các bé chơi với nhau ở Nhà xanh dần dần trẻ sẽ quen với môi trường mới điều đó giúp trẻ bớt cảm giác sợ hãi khi bắt đầu đi học.
2/Lý do chọn đề tài:
Một trong những công tác đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Mầm non nói chung, chúng ta không thể không nói đến việc tổ chức tốt “Mái nhà xanh” sẽ giúp cho các trẻ mầm non lần đầu đi học giảm “Sốc” chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ thích ứng và làm quen với trường lớp, đây là một công tác rất quan trọng đòi hỏi Hiệu trưởng và Giáo viên mầm non phải cần quan tâm, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường.
Nhà xanh được đầu tư rất đơn giản, không đặt nặng đồ chơi mà chú trọng chỗ chơi, nơi thực hiện giao tiếp. Trường MN Hồng Yến đã tận dụng góc cầu thang để xây dựng mái nhà xanh để trẻ được làm quen trước khi đi học tại trường.
3/Tầm quan trọng:
Vai trò của nhà trường mầm non là giúp trẻ phát triển các mối liên hệ tâm lý, việc làm này còn quan trọng hơn là đối với sự phát triển kiến thức cho trẻ. “Trẻ em không thể tồn tại một mình”, ở mỗi trẻ sinh ra đều có một nền tảng sinh học khác nhau, một tâm lý khác nhau, dẫn đến mỗi trẻ có một ứng xử khác nhau, những tác động xung quanh của môi trường sẽ ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nên trẻ cần có môi trường an toàn, cảm giác an toàn “bên trong” thì trẻ mới khám phá thế giới tốt được, do vậy chăm sóc giáo dục trẻ phải đáp ứng nhu cầu an toàn của trẻ, đây là yếu tố đầu tiên mà người làm công tác quản lý giáo dục, những giáo viên Mầm non cần phải xác định và phải có kế hoạch tổ chức cho tốt ngay từ khi bước vào đầu năm học. Vậy làm thế nào để tạo cho trẻ có một môi trường an toàn, một cảm giác an toàn về tâm lý để trẻ giảm “Sốc” khi lần đầu đến trường?
4/Phạm vi áp dụng:
Trường mầm non Hồng Yến.
II- NỘI DUNG CHÍNH:
1/Diễn biến tình huống:
Những ngày đầu đến trường là nỗi ám ảnh đối với trẻ. Trẻ không có cảm giác an toàn khi xung quanh là những người chưa từng quen biết. Biểu hiện rõ nhất là trẻ cố vùng vẫy để thoát ra vòng tay của cô, trẻ gào khóc thật to để mong ba mẹ nghe, đến giải thoát cho trẻ khỏi sự “giam hãm” của cô. Cũng có những trẻ ngày đầu đi học bình thường, vui vẻ tưởng chừng như đã thích nghi nhưng đây là những trẻ khó dỗ dành nhất. Sau vài tiếng ở lớp, hoặc sang ngày hôm sau, trẻ phản ứng dữ dội hơn những trẻ khác vì thấy mình lạc lõng, bị bỏ rơi. Có những trẻ quá sợ hãi nên đã có những bệnh trạng như nhức đầu, đau bụng, la hét khi ngủ, bỏ ăn, ói mửa, viêm họng… Đây là những biểu hiện rối loạn tâm lý kèm theo sự rối loạn về cơ thể của trẻ.
Những ngày đầu mới tiếp nhận trẻ ở nhóm nhà trẻ hai cô giáo ở nhóm này rất vất vả với trẻ từ lúc đón cho đến lúc ngủ trưa cô giáo luôn vật lộn để dỗ cho trẻ nín khóc nhưng không hiệu quả cho lắm vì nhóm này ở gần phòng Ban Giám Hiệu nên chúng tôi nắm rất rõ có những trẻ khóc từ lúc cha mẹ giao cho giáo viên, sau bữa ăn trưa trẻ ngủ không được ngon giấc và hay giật mình và tiếp tục quấy khóc, chiều đến phụ huynh đón trẻ đa số đều rất xót con. Vậy mà từ khi chúng tôi đầu tư đồ chơi vào khu vực “ mái nhà xanh” trẻ được cô giáo cho vào chơi rồi chiều đến khi cha mẹ đến đón, trẻ cũng được vào chơi dần dần trẻ có cảm giác quen thuộc với trường, lớp, cô, và các bạn hơn, trẻ đi học ngoan hơn và bớt khóc hơn thời gian đầu năm học thậm chí có những trẻ không chịu về mà cứ đòi ở lại chơi.
2/Biện pháp xử lý:
Một là: Xác định vai trò của nhà trường giúp trẻ phát triển tốt các mối quan hệ về tâm lý và đó là nền tảng tạo cảm giác an toàn cho trẻ
Trước hết chúng ta cần xác định vai trò quan trọng của nhà trường mầm non là giúp trẻ phát triển các mối liên hệ về tâm lý chứ không phải chỉ giúp trẻ phát triển về kiến thức, bởi vì việc khám phá và học tập cần gắn với mối liên hệ tâm lý của trẻ, tâm lý có cân bằng ổn định và an toàn thì mới làm cơ sở cho sự phát triển về các mặt khám phá và học tập, cho nên sự chăm sóc trẻ phải đáp ứng nhu cầu an toàn của trẻ, nếu làm trẻ sợ hãi hoặc bỏ mặt trẻ trong môi trường xa lạ, trẻ sẽ có những rối nhiễu về tâm lý, làm ảnh hưởng đến sự phát triển các mối liên hệ gắn bó với người lớn, và đây là yếu tố rất quan trọng, vì nếu làm tốt sẽ giúp trẻ phát triển cảm xúc, nhà trường và cô giáo phải hiểu được cảm xúc của trẻ, đồng cảm với trẻ và nên giúp trẻ hết sợ hãi, để tìm lại cảm giác an toàn khi phải rời xa vòng tay của bố mẹ trong lần đầu đi học: Sự quan tâm chia sẻ cảm xúc sợ hãi khi gặp người lạ, nơi lạ, bằng sự trả lời nhẹ nhàng của cô giáo với ánh mắt, cử chỉ vỗ về âu yếm trẻ về những nhu cầu đòi hỏi ở trẻ chính là sự chia sẻ, đáp ứng nhu cầu của cô giáo một cách hợp lý, hay là sự giải thích khi chưa có thể đáp ứng được cho trẻ cũng làm cho trẻ tìm lại được cảm giác an toàn hơn, bớt khóc hơn, việc tạo cho trẻ một môi trường có mái nhà xanh giống như ngôi nhà thân yêu của trẻ, có những đồ chơi mới lạ thu hút trẻ, trẻ sẽ được chơi và có bố mẹ bên cạnh, có các bạn cùng tuổi vui hát chơi đùa với cô giáo. Ô! Thích quá, bé sẽ quên bố mẹ bên cạnh một lúc, và từ từ, dần dần bé sẽ cảm thấy quen với mái nhà xanh có đồ chơi nhiều, quen với các bạn để cùng chơi, quen với cô giáo đẹp “dễ thương” như mẹ của mình, và rồi bé sẽ hết khóc thôi. Chính vì vậy việc xây dựng “Mái nhà xanh” tại trường mầm non là một việc làm rất cần thiết.
Hai là: Vận dụng kiến thức tâm lý để giải quyết các khủng hoảng tâm lý của trẻ khi lần đầu đi học giúp trẻ giảm “sốc”:
Như chúng ta đã biết, trong thực tế: Nhà trường mầm non, bố mẹ và cô giáo thường gặp những khó khăn khi không đáp ứng được nhu cầu của trẻ rất nhiều, nhưng thường tập trung vào các trường hợp phổ biến nhất mà tôi đã quan sát trong thời gian như sau:
Khi đưa bé đến trường học bố mẹ cũng khóc khi thấy con khóc và phải ra về giao con lại cho cô giáo.
Bé không chịu ăn cơm ở nhà trường và đòi bú bình.
Bé không chịu vào lớp mà khóc ré lên khi cô giáo bế bé rời xa mẹ.
Bé khóc suốt không ngủ và hay giật mình ban đêm khiến cho bố mẹ lo sợ và cho bé nghỉ học.
Bé khóc hoài và tay cứ ôm cái khăn, hay chú gấu nhồi bông.. đem từ nhà vào và không cho cô giáo cất vào ngăn tủ của bé.
Để giải quyết hiệu quả các trường hợp trên của trẻ, nhà trường và cô giáo cần phải nắm rõ khái niệm về sự phát triển các mốc cơ bản của trẻ và sự rối nhiễu tâm lý của trẻ để có kế hoạch tổ chức và đề ra các biện pháp tâm lý thích hợp cụ thể:
- Ở trường hợp thứ nhất và trường hợp thứ hai: Nhà trường nên giải thích và tư vấn cho Bố mẹ của em bé là nên tạo cho mình cảm giác an toàn tin tưởng vào nhà trường thì mới giúp bé an tâm, điều này đã được các nhà tâm lý kết luận: Lần đầu tiên đi học, đa số sự sợ hãi đều bắt nguồn từ tâm lý bất ổn của cha mẹ mình. Vì vậy bố mẹ không nên khóc khi giao bé cho cô giáo, mà phải đưa trẻ đến trường bằng nụ cười và sự tin tưởng vào nhà trường và cô giáo. Muốn vậy, bố mẹ phải đến tham quan trường trước khi cho bé đi học và tham khảo những chế độ sinh hoạt và ăn uống trong nhà trường để tập cho bé ở nhà làm quen dần ít nhất 3 tuần hoặc 1 tháng, sau đó cho bé đến trường làm quen với trường ít nhất là một tuần: ngày đầu chơi với bé khoảng 2 tiếng, ngày thứ 2: 3 tiếng, ngày thứ 3: 1 buổi sáng và nếu bé đã quen dần thích ứng được với trường lớp, với cô giáo thì cho bé ở lại ngủ trưa, trong thời gian đầu bố mẹ nên dành thời gian đưa bé đi học và ở lại chơi với bé và tránh lén ra về đột ngột làm cháu sợ hãi, sợ bị bỏ rơi, đây là một hành vi nên tránh vì theo các nhà giáo dục Pháp cho rằng “Cảm giác bị bỏ rơi là cảm giác khủng khiếp nhất của đứa trẻ nên bố mẹ và cô giáo cần phải giải thích cho trẻ biết là khi con đi học thì bố mẹ cũng đi làm và buổi chiều bố mẹ sẽ đến đón con về. Phụ huynh cũng nên dành thời gian cho trẻ đến chơi trong khuôn viên trường trước khi đi học chính thức. Ở đó, trẻ có thể vui chơi với các bạn mà vẫn nhìn thấy mẹ. Có thể bắt đầu khoảng 30 phút trong ngày đầu tiên, sau đó tăng dần thời lượng cho đến ngày đi học. Điều này sẽ giúp trẻ quen thuộc dần với môi trường mới, trẻ sẽ không cảm thấy xa lạ, bỡ ngỡ với trường lớp, cô giáo và các bạn cùng tuổi với mình, như vậy sẽ giúp trẻ giảm đi sự lo lắng, căng thẳng khi không có mẹ bên cạnh. Ngoài ra bố mẹ cũng không nên dọa con khi bé không ngoan như “con không ăn bố mẹ sẽ cho đi học, cô giáo sẽ đánh đòn” làm như vậy bé sẽ rất sợ đi học và có ấn tượng không tốt về cô giáo.
- Ở trường hợp thứ ba và thứ tư: Nhà trường và cô giáo cần phải có những biện pháp phù hợp với tâm lý của trẻ như: Khi trẻ không có cảm giác an toàn thì trẻ sẽ khóc, vì vậy bố mẹ và cô giáo phải vỗ về không nên bỏ mặc trẻ, cho nên khi trẻ phân ly với bố mẹ để đi học lần đầu, trẻ cần phải có cảm giác an toàn, không phải ở các trẻ đều có mối liên hệ tình cảm gắn bó với tất cả người lớn. Do vậy, Cô giáo không nên giật bế bé xa vòng tay ôm ấp của bố mẹ vì làm như vậy vô tình cô làm cho trẻ ghét, sợ cô, và bị “Sốc” ngay, bé sẽ khủng hoảng về tâm lý, cô chỉ nên trao đổi thân thiện với bố mẹ và thăm hỏi quan tâm đến bé, lấy đồ chơi rủ bé cùng chơi với mẹ và cô, từ từ bé sẽ cảm thấy cô gần gũi hơn, vì cô và mẹ nói chuyện với nhau vui vẻ và cùng quan tâm đến bé: Ví dụ: “Bé Lan ngoan lắm, cô giáo cho con đồ chơi nè, thích quá, cô thương con quá”, hành động này sẽ hay hơn là bế bé trên tay của người mẹ, và cô giáo sẽ thu phục tình cảm của bé nhanh hơn, bé sẽ bớt khóc và dần dần quen với cô giáo và cũng trong thời gian này bố mẹ và cô giáo sẽ cùng thống nhất tìm ra biện pháp tốt nhất để giúp trẻ thích nghi với môi trường mới. Một trong những cái sợ hãi làm trẻ khóc ré lên là bị “nhốt” trong một cái lớp có chắn song ở cửa, cho nên cô giáo nên cho bé ra sân chơi cùng các bạn học sinh cũ để bé làm quen với khuôn viên trường có cảnh đẹp, có nhiều đồ chơi và cô giáo sẽ tổ chức các trò chơi hấp dẫn gây sự chú ý cho trẻ , tiếng khóc của bé sẽ hòa nhập với tiếng cười vui của các bạn sẽ dần giúp bé quên khóc, mau sớm thích nghi chơi cùng với cô giáo và các bạn.
- Ở trường hợp thứ năm: Đôi khi giáo viên cũng phải chấp nhận các nhu cầu chưa hay của trẻ như việc bé đòi ngậm ti, bé không ăn đòi bú bình, bé không chịu bỏ giày dép, ba lô quần áo vào ngăn tủ hay bé cứ thích cầm gấu bông, hay gối ôm, khăn …trên tay và đứng ở cửa lớp khóc đòi về, cô giáo không nên nóng vội bắt buộc trẻ phải cất những thứ trên hay đưa cho mẹ bé đem về nhà, mà cô giáo cần phải đáp ứng nhu cầu của trẻ ở thời gian đầu trẻ chưa quen, rồi dần dần khi trẻ đã quen với cô thì cô giáo mới tập trẻ thực hiện theo quy định nề nếp lớp của cô giáo, như vậy cô giáo mới thành công trong việc giúp bé sớm thích nghi khi lần đầu đi học và giảm ‘sốc’.
Ba là: Không nên vì xót ruột mà cho trẻ nghỉ học
Những ngày đầu đi học, đến với môi trường mới, trẻ dễ bị những thay đổi tiêu cực về sức khỏe, thói quen, sinh hoạt khiến các bậc phụ huynh không ít lo lắng, vất vả. Nhiều trẻ bị sụt cân, có những biểu hiện về tâm lý như ngủ mớ, bứt rứt, khóc thét. Đó là điều bình thường nhưng nhiều phụ huynh không có kinh nghiệm, xót con, cho trẻ nghỉ học nhiều… Khi trở lại lớp trẻ phải thích nghi lại từ đầu, gây khó khăn cho trẻ và cô giáo. Có phụ huynh chọn biện pháp tiêu cực là cho trẻ nghỉ học. Có người lại dùng biện pháp hù dọa, buộc trẻ phải đến trường. Tất cả là điều sai lầm, nên tránh.
Nếu phụ huynh lo lắng, sợ con không được chăm sóc tốt khi ở lớp mà cho trẻ ở nhà sẽ tạo cho trẻ tính tự thu mình với bạn bè sau này. Bởi giai đoạn này trẻ có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng tuổi và phát triển các mối quan hệ. Môi trường gia đình không còn đủ với trẻ, trẻ sẽ cảm thấy buồn chán nếu suốt ngày chỉ quanh quẩn với cha mẹ, ông bà. Mặt khác, sự cạnh tranh trong vui chơi giải trí cũng như trong học tập của trẻ sẽ bị hạn chế so với trẻ được đi học. Đến trường được giao tiếp thêm với bạn bè, cô giáo với các tính cách đa dạng sẽ giúp trẻ học nhiều điều mới. Ngoài ra, đây còn là giai đoạn quan trọng để trẻ chuẩn bị tâm lý đi học ở bậc tiểu học.
Nếu không được học MN, trẻ có thể thiếu kỹ năng xã hội, kỹ năng tiếp xúc với bạn bè, thầy cô hay kỹ năng học tập, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp bị hạn chế.
3/Hiệu quả ban đầu:
- Trẻ dần quen với trường, lớp, cô và các bạn.
- Thích được tham gia vào các hoạt động như dạo chơi ngoài trời, chơi đồ chơi ở khu vực mái nhà xanh
- Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp với người khác, trẻ hòa nhập nhanh hơn với nề nếp sinh hoạt của lớp.
- Trẻ dưới 3 tuổi chưa biết cách tự thiết lập mối quan hệ với người xung quanh. Mọi thứ đều phụ thuộc vào cô giáo hoặc người thân. Vì vậy việc giảm sốc cho trẻ cũng phải thực hiện từ từ, cần tập cho bé những kỹ năng tự phục vụ cơ bản khi đi học chính thức .
Trẻ nhà trẻ cùng cô và mẹ chơi tại Mái nhà xanhTrường MN Hồng Yến
4/Kiểm nghiệm:
Quan sát trẻ, tôi thấy các trẻ có nhu cầu được vui chơi, chạy nhảy, được hòa mình vào thiên nhiên xanh mát. Thấy trẻ khóc, giáo viên thường ngại cho trẻ hoạt động ngoài trời, mãi cho trẻ ở trong lớp sẽ khiến trẻ khóc nhiều hơn và rất sợ đến trường. Từ khi trẻ được dạo chơi ngoài trời, vui chơi trong khu vực mái nhà xanh trông trẻ linh hoạt hơn, trẻ bớt khóc và mạnh dạn giao tiếp với cô, bạn và người lạ.
5/Tự nhận xét kết quả:
Qua hơn một năm thực hiện tốt “Mái nhà xanh” tại trường Mầm non Hồng Yến, Trường đã đạt giấy khen của Sở GD về tổ chức tốt “Mái nhà xanh”, các cháu mới sớm thích nghi và giảm “Sốc” là cơ sở giúp trẻ phát triển tốt các cảm xúc, các mối liên hệ tâm lý bền vững, và chắc chắn đó là nền tảng sẽ giúp trẻ phát triển tốt ở mọi mặt và đạt được các mục tiêu mà chương trình mới của bộ đề ra.
III- MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ:
1/Mặt tích cực:
- Tập cho trẻ biết chia sẻ khi chơi cùng nhau, biết quan tâm đến nhau.
- Giáo viên không can thiệp quá nhiều vào quá trình trẻ chơi, nếu không cần thiết(thiên về quan sát, khơi gợi, giải quyết xung đột giữa trẻ..)
- Tổ chức các HĐ chung với phụ huynh trong lớp để tăng thêm hiểu biết- Thu hút, mở rộng sự tham dự của PH vào quá trình GD, khai thác tiềm năng đóng góp của họ.
2/Hạn chế:
- Một số phụ huynh chưa nhắc nhở con em cất đồ chơi gọn gàng sau khi chơi.
- Chưa xây dựng lịch hoạt động của mái nhà xanh.
- Chưa tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi học kỳ.
3/Bài học kinh nghiệm:
Muốn tổ chức tốt “Mái nhà xanh” nhằm giúp bé giảm “sốc” khi lần đầu đi học, Nhà trường và cô giáo nên:
3.1. Xác định rõ vai trò quan trọng của nhà trường mầm non là phát triển cảm xúc về các mối liên hệ tâm lý bền vững cho trẻ, và đó chính là nền tảng phát triển toàn diện các mặt, chứ không phải chỉ là việc phát triển kiến thức cho trẻ.
3.2. Những người làm công tác giáo dục Mầm non phải nắm rõ các cột mốc phát triển cơ bản của trẻ và các rối nhiễu về tâm lý của trẻ và các trường hợp khó khăn của trẻ, giúp trẻ có cảm giác an toàn, vì chỉ khi có cảm giác an toàn “bên trong’ thì trẻ mới khám phá thế giới tốt được.
3.3. Hiệu trưởng và cô giáo cần phải quan tâm tổ chức môi trường nhà trường, môi trường lớp luôn an toàn, mới lạ, thu hút trẻ với phương châm: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, để hấp dẫn trẻ, giúp trẻ có môi trường an toàn, bớt căng thẳng và giảm sốc, môi trường an toàn chỉ có khi có sự liên kết giữa gia đình và nhà trường.
4/Kết luận:
Việc cho trẻ làm quen với môi trường mới trước khi đi học là rất cần thiết cho sự phát triển tâm lý trẻ. Khi trẻ yên tâm ở trường thì bố mẹ mới yên tâm công tác. Vấn đề đảm bảo an toàn về tâm lý trẻ là hết sức quan trọng, làm tốt điều này trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn giao tiếp ngược lại nếu tâm lý trẻ bất ổn thì trẻ sẽ luôn có cảm giác không an toàn, chúng sẽ sống thu mình, khép kín, ngại giao tiếp với mọi người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Việc thực hiện mái nhà xanh giúp trẻ làm quen với trường lớp mới, giảm sốc khi lần đầu tiên đi học.doc