Lời Nói Đầu
Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp là chức năng hiến định của ngành kiểm sát nhân dân. Qua đó góp phần bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và các quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát còn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa tội phạm và giáo dục pháp luật.
Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo mọi hành vi tội phạm đều phải được xử lí kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Vì thế, Nhà nước đòi hỏi Viện kiểm sát giám sát, thực hiện và bảo đảm một nền tố tụng văn minh, công bằng, khách quan, trong sạch, đúng pháp luật và có hiệu lực, hiệu quả.
Trong những năm gần đây, Viện kiểm sát Thành phố Ninh Bình đã phát huy có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đấu tranh và phòng chống tội phạm trong thời kì phát triển của đất nước, phù hợp với nhiệm vụ lâu dài và nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước đề ra. Viện kiểm sát thành phố thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự đúng pháp luật, phát hiện nhanh chóng, xử lí công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, thể hiện sức mạnh Nhà nước đối với tội phạm và ngừa tội phạm. Đồng thời Viện kiểm sát phối hợp với cấp Đảng uỷ chính quyền, Đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn Thành phố chú trọng và có những biện pháp tác động, khuyến khích, tuyên truyền và giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy định của địa phương đảm bảo ổn định trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, song song với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, những mặt trái của cơ chế thị trường dẫn đến tình hình diễn biến tội phạm ngày một phức tạp Viện kiểm sát Thành phố gặp phải không ít khó khăn trong quá trình kiểm sát điều tra đưa vụ án ra xét xử. Do đó, Viện kiểm sát Thành phố luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tự giác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, xử lý nghiêm minh kịp thời không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Qua thời gian thực tập thực tế tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Ninh Bình, với kiến thức được học trong nhà trường và được sự giúp đỡ của lãnh đạo Viện, cán bộ Kiểm sát viên em viết chuyên đề :“ Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự ”. Hy vọng qua chuyên đề này em có thể phần nào làm rõ trách nhiệm, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát hiện nay thông qua Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình. Do thời gian thực tế còn hạn chế, chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em kính mong được sự góp ý của thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn!
22 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5401 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Nói Đầu
Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp là chức năng hiến định của ngành kiểm sát nhân dân. Qua đó góp phần bảo vệ pháp chế Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể và các quyền lợi ích hợp pháp của công dân. Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát còn có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu quan trong việc phòng ngừa tội phạm và giáo dục pháp luật.
Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo mọi hành vi tội phạm đều phải được xử lí kịp thời, việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Vì thế, Nhà nước đòi hỏi Viện kiểm sát giám sát, thực hiện và bảo đảm một nền tố tụng văn minh, công bằng, khách quan, trong sạch, đúng pháp luật và có hiệu lực, hiệu quả.
Trong những năm gần đây, Viện kiểm sát Thành phố Ninh Bình đã phát huy có hiệu quả chức năng nhiệm vụ của mình, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đấu tranh và phòng chống tội phạm trong thời kì phát triển của đất nước, phù hợp với nhiệm vụ lâu dài và nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước đề ra. Viện kiểm sát thành phố thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự đúng pháp luật, phát hiện nhanh chóng, xử lí công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, thể hiện sức mạnh Nhà nước đối với tội phạm và ngừa tội phạm. Đồng thời Viện kiểm sát phối hợp với cấp Đảng uỷ chính quyền, Đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn Thành phố chú trọng và có những biện pháp tác động, khuyến khích, tuyên truyền và giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và tôn trọng quy định của địa phương đảm bảo ổn định trật tự an toàn xã hội.
Tuy nhiên, song song với sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, những mặt trái của cơ chế thị trường dẫn đến tình hình diễn biến tội phạm ngày một phức tạp Viện kiểm sát Thành phố gặp phải không ít khó khăn trong quá trình kiểm sát điều tra đưa vụ án ra xét xử. Do đó, Viện kiểm sát Thành phố luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tự giác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm, xử lý nghiêm minh kịp thời không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Qua thời gian thực tập thực tế tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Ninh Bình, với kiến thức được học trong nhà trường và được sự giúp đỡ của lãnh đạo Viện, cán bộ Kiểm sát viên em viết chuyên đề :“ Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự ”. Hy vọng qua chuyên đề này em có thể phần nào làm rõ trách nhiệm, nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát hiện nay thông qua Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình. Do thời gian thực tế còn hạn chế, chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu xót. Em kính mong được sự góp ý của thầy cô để chuyên đề của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I
Cơ sở lí luận và nhận thức chung về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
I. Mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.
Mục đích :
- Đánh giá, phân tích tình hình thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trên địa bàn Thành phố.
- Đề xuất một số biện pháp cơ bản nhằm giải quyết vấn đề thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong giai đoạn hiện nay.
Phạm vi :
- Về không gian : chuyên đề tiến hành nghiên cứu, khảo sát tình hình thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trên địa bàn Thành phố Ninh Bình.
- Về thời gian : chuyên đề phân tích thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hính sự trong những năm gần đây và hiện tại.
-Về nội dung : chuyên đề chú ý nghiên cứu chi tiết thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự từ đó tìm ra những tồn tại chưa được giải quyết trong những năm qua, đưa ra những kiến nghị và những giải pháp cụ thể.
Phương pháp :
Trong đề tài em xin đưa ra một số phương pháp nghiên cứu sau đây :
- Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự trong những năm qua.
- Sử lí, phân tích số liệu từ đó tổng hợp xây dựng báo cáo, tìm ra những tồn tại, đưa ra kiến nghị và những giải pháp.
II. Cơ sở pháp lí của việc thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
Là một hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước, Viện kiểm sát nhân dân được hình thành gắn liền với nhiệm vụ cách mạng của Nhà nước trong mỗi giai đoạn, góp phần đấu tranh chống mọi hành vi phạm tội nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc, chế độ xã hội, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Chính vì thế :
Căn cứ vào điều 137 Hiến pháp 1992 sửa đổi quy định :
“ Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần đảm bảo cho pháp luật được thực hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát địa phương, Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong phạm vi trách nhiệm do luật định”.
Căn cứ điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định :
“Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”.
Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự quy định :
“1. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Toà án.
2.Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân nay.
3. Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội”.
III. Nhận thức chung.
Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự được hiểu :
Thực hành quyền công tố là nhân danh Nhà nước để truy tố và buộc tội đối với những người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội trên cơ sở quy định Bộ luật tố tụng Hình sự. Quyền công tố được thực hiện từ khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi bản án của Toà án có hiệu lực thi hành. Thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.
Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là kiểm sát việc khởi tố của cơ quan điều tra; kiểm sát hoạt động điều tra; kiểm sát xét xử của Toà án; kiểm sát việc thi hành các bản án có hiệu lực pháp luật.
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự thuộc hai phạm trù khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau, nằm trong một thể thống nhất biện chứng, đan xen, có tác dụng hỗ trợ, tác động qua lại lẫn nhau. Như vậy, việc kiểm sát có hiệu quả là điều kiện để đảm bảo cho hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát được đúng đắn và ngược lại, công tác thực hành quyền công tố có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kiểm sát phát hiện kịp thời những vi phạm pháp luật bảo đảm : không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Phần II
Thực trạng, nguyên nhân và những biện pháp giải quyết trong vấn đề thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
I. Thực trạng vấn đề thực hành quyền công tố, kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
Trong những năm gần đây, theo số liệu báo cáo tổng kết năm của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình, tỷ lệ tội phạm tuy có giảm nhưng vẫn còn một số tội phạm có chiều hướng ngày một ra tăng.
Trong báo cáo tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm và hoạt động công tác kiểm sát năm 2005 của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình như sau :
*Kiểm sát quản lý tin báo tin tố giác tội phạm kiểm sát việc khởi tố:
Trong năm đã quản lí, phân loại, xử lí được: 301 tin.(tăng 57 tin so với năm 2004)
Đã giải quyết :
+ Khởi tố hình sự : 254 vụ.
+ Không khởi tố hình sự : 31 vụ.
+ Xử lý hành chính : 1 vụ.
+ Chuyển nơi khác : 6 vụ.
Còn 9 vụ đang xác minh giải quyết.
* Khâu kiểm sát điều tra :
Tổng số vụ thụ lý kiểm sát điều tra : 291 vụ = 300 bị can.
Trong đó, cũ 25 vụ = 29 bị can; mới 266 vụ = 271 bị can ( có 10 vụ tỉnh chuyển về, 01 vụ án phục hồi điều tra ).
- Đã giải quyết : Kết thúc điều tra đề nghị truy tố 175 vụ = 245 bị can.
- Chuyển nơi khác giải quyết : 7 vụ = 02 bị can. (án kinh tế )
- Đình chỉ 02 vụ = 03 bị can.
- Tạm đình chỉ : 48 vụ = 03 bị can.
Quyết định nhập 15 vụ án vào 04 vụ.
Còn phải giải quyết 44 vụ = 47 bị can.
Viện kiểm sát còn phải giải quyết : 180 vụ = 251 bị can.
Cũ 05 vụ = 06 bị can.
Mới 175 vụ = 245 bị can.
Đã ra quyết định truy tố 179 vụ = 245 bị can.
Còn phải giải quyết 01 vụ = 02 bị can.
* Kiểm sát xét xử hình sự :
Tổng số vụ Toà án thụ lý kiểm sát xét xử : 194 vụ = 285 bị cáo.
Trong đó, cũ 14 vụ = 34 bị cáo. Mới 180 vụ = 251 bị cáo.
Đã đưa ra xét xử 172 vụ = 248 bị cáo
Còn lại chưa xét xử 22 vụ = 37 bị cáo.
* Kiểm sát thi hành án hình sự :
Tổng số bị án phải thi hành : 229 bị án. (cũ 02, mới 227 )
Đã ra quyết định thi hành án đối với 13 bị án bị phạt tiền.
Đã thi hành 211 bị án đều là số mới.
Trong đó : + Phạt tù : 175 bị án.
+ án treo : 34 bị án.
+ Cải tạo không giam giữ : 02 bị án.
Còn chưa thi hành án 05 bị án ( cũ 02, mới 03 ) đều bị phạt tù. Lý do cả 05 bị án đang trong thời gian được hoãn thi hành án.
Năm 2006 :
* Kiểm sát quản lý tin báo tin tố giác tội phạm kiểm sát việc khởi tố :
Trong năm đã quản lý, phân loại, xử lý được 317 tin ( tăng 16 tin so với năm 2005 ).
Đã giải quyết :
+ Khởi tố hình sự : 233 tin.
+ Ra quyết định không khởi tố : 45 tin.
+ Xử lý hành chính : 04 tin.
+ Chuyển nơi khác : 12 tin.
Còn 23 tin đang xác minh giải quyết.
* Kiểm sát điều tra :
Tổng số vụ án cơ quan điều tra thụ lý giải quyết 283 vụ = 328 bị can.
Cũ 43 vụ = 47 bị can.
Mới 233 vụ = 266 bị can, tỉnh chuyển về giải quyết 05 vụ = 13 bị can, phục hồi điều tra 02 vụ = 02 bị can.
Đã ra quyết định nhập 06 vụ = 0 bị can vào 01 vụ = 02 bị can trong vụ án khác.
Chuyển tỉnh giải quyết 05 vụ = 0 bị can
Như vậy, tổng số vụ còn phải giải quyết 271 vụ = 328 bị can.
Đã giải quyết : + Đình chỉ 01 vụ = 0 bị can.
+ Tạm đình chỉ 53 vụ = 01 bị can.
Kết thúc điều tra đề nghị truy tố 162 vụ = 251 bị can.
Còn phải giải quyết 55 vụ = 76 bị can.
Viện kiểm sát phải giải quyết : 163 vụ = 253 bị can.
Cũ 01 vụ = 02 bị can.
Mới 163 vụ = 253 bị can.
Đã ra quyết định truy tố 162 vụ = 250 bị can.
Tạm đình chỉ 0 vụ = 01 bị can.
Còn phải giải quyết 01 vụ = 02 bị can.
* Kiểm sát xét xử :
Tổng số vụ Toà án thụ lý kiểm sát xét xử 184 vụ = 287 bị can.
Trong đó : Cũ 22 vụ = 37 bị can.
Mới 162 vụ = 250 bị can.
Đã đưa ra xét xử 170 vụ = 265 bị can.
Tạm đình chỉ xét xử 01 vụ =01 bị can.
Còn lại chưa xét xử 13 vụ = 21 bị can.
* Kiểm sát thi hành án :
Tổng số bị án phải thi hành 247 bị án ( cũ 05, mới 242 ).
Đã ra quyết định thi hành đối với 221 bị án ( cũ 02 bị án, mới 199 bị án ).
Trong đó : + Phạt tù: 160 bị án.
+ án treo : 39 bị án (mới).
+ Cải tạo không giam giữ : 21 bị án.
Đã ra quyết định thi hành án phạt tiền đối với 21 bị án.
Chưa thi hành 06 bị án (cũ 03 bị án, mới 03 bị án ). Lý do chưa thi hành đang được hoãn thi hành án.
Cụ thể như sau :
1. Thực trạng về vấn đề thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự :
Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố:
Theo quy định khoản 2a điều 7 Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự qui định : lãnh đạo Viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên hàng ngày kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan tổ chức và kiến nghị khởi tố của cơ quan Nhà nước chuyển đến cơ quan điều tra; đảm bảo mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phả được cơ quan điều tra tiếp nhận đầy đủ và được giải quyết theo đúng qui định của Bộ luật tố tụng hình sự. Vì thế, Viện kiểm sát Thành phố chủ động cử kiểm sát viên ngay từ đầu quá trình tiếp nhận thụ lí và giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan điều tra một cách nhanh chóng và chính xác.
Thực hành quyền công tố và kiểm sát khởi tố vụ án hình sự :
Qua xác minh trong đơn thư tố giác tội phạm “có dấu hiện tội phạm” có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Do đó, cán bộ, kiểm sát viên đựơc phân công chủ động trong việc nghiên cứu hồ sơ, kiểm sát chặt chẽ quyết định khởi tố, không khởi tố của cơ quan điều tra, có văn bản đề xuất kịp thời bằng văn bản và có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo viện. Năm 2006, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Ninh bình đã khởi tố hình sự 233 tin, ra quyết định không khởi tố 45 tin.
2.Thực hành quyền công tố và kiếm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra :
Với mục đích đấu tranh phòng chống tội phạm giữ gin an ninh chính trị và bảo đảm an toàn xã hội. Viện kiểm sát có trách nhiệm bảo đảm mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện điều tra kịp thời không để lọt tội phạm và người phạm tội không làm oan người vô tội, các quyền và lợi ích của công dân phải được tôn trọng. Vì vậy, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình luôn nắm vững vị trí, trách nhiệm của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao chất lượng công tác trong giai đoạn điều tra, khám phá tội phạm. Trong năm 2006, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố đã giải quyết 216 vụ = 252 bị can, đồng thời phối hợp với cơ quan điều tra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn 8 vụ = 9 bị can. Qua kiểm sát điều tra Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình đã ra 22 văn bản yêu cầu cơ quan điều tra điều tra được cơ quan điều tra chấp thuận. Tất cả các vụ đều được giải quyết đúng hạn, đúng luật định, không có oan sai vi phạm tố tụng hoặc trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Thông qua công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra Viện kiểm sát nhân dân thành phố phát hiện một số vi phạm của cơ quan điều tra đơn vị đã trao đổi trực tiếp và kiến nghị bằng văn bản, cơ quan điều tra đã tiếp thu sửa chữa.
3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn truy tố.
Quyền quyết định truy tố là đặc quyền của Viên kiểm sát, có tác động rất lớn không những đối với người bị truy tố, mà còn ảnh hưởng đến trật tự, trị an xã hội. Do đó, Viện kiểm sát phải thận trọng trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, trong việc đề xuất hướng giải quyết vụ án tuân theo qui định của bộ luật tố tụng Hình sự.
Quyết định việc truy tố bị can :
Sau khi Viện kiểm sát nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố của Cơ quan điều tra Kiểm sát viên được phân công điều tra nghiên cứu hồ sơ vụ án, kiểm tra chứng cứ xác định tội phạm theo qui định của Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu thấy đủ chứng cứ, thì Kiểm sát viên lập cáo trạng truy tố bị can trình lãnh đạo Viện kiểm sát duyệt, kí, Kiểm sát viên được phân công có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng cho Toà án có thẩm quyền xét xử. Chính vì thế năm 2006, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Ninh Bình đã ra quyết định truy tố 162 vụ = 250 bị can.
Quyết định tiến hành điều tra bổ sung :
Qua nghiên cứu hồ sơ và bản kết luận điều tra, thấy hố sơ điều tra chưa được đầy đủ, toàn diện hoặc để nắm vững chứng cứ và những tình tiết khác của vụ án, Viện kiểm sát tiến hành hoạt động điều tra bổ sung đó là phân công kiểm sát viên lấy lời khai nhân chứng, hỏi cung bị can… Do vậy, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố luôn có những phương pháp nghiên cứu khác nhau, tuỳ thuộc vào từng vụ án đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án :
Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định Bộ luật tố tụng hình sự điều 107 :
“ 1. Không có sự kiện phạm tội.
2. Hành vi phạm tội không cấu thành tội phạm.
3. Người chịu trách nhiệm hành vi gây nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
4…...”
Viện kiểm sát ra quyết định tạm đình chỉ vụ án trong trường hợp : Bị can bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có giám định y khoa chứng thực thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với bị can.
Quyết định đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố đòi hỏi Viện kiểm sát nhân dân thành phố phải thận trọng kiểm sát chặt chẽ, đầy đủ, toàn diện vụ án, khám phá vụ án, để không bỏ lọt người phạm tội và xử lí oan người vô tội.
Quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị can :
Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, phát hiện thấy cần thiết phải:
áp dụng biện pháp ngăn chăn đối với bị can nếu có căn cứ quy định điều 91 Bộ luật tố tụng hình sự :
“1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp có thể ngăn chặn có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng nhằm đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án.
2…..”.
Thay đổi biện pháp tạm giam, nếu có căn cứ và điều kiện quy định tại điều 93 Bộ luật tố tụng hình sự :
“ 1. Đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo là biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi pham tội, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan đIều tra, Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định cho họ đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.
2…….”
Huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi có căn cứ vào điều kiện quy định điều 94 Bộ luật tố tụng hình sự :
“ 1. Khi vụ án bị đình chỉ thì mọi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đều phải được huỷ bỏ.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác.
Đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện kiểm sát phê chuẩn thì việc huỷ bỏ hoặc thay thế phải do Viện kiểm sát quyết định”.
Dựa trên căn cứ của pháp luật Viện kiểm sát Thành phố Ninh Bình thực hiện một cách nghiêm túc góp phần cho việc giải quyết vụ án được kịp thời, đúng thời hạn luật định.
4. Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử :
4.4.1. Trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự :
Theo điều 16 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân quy định :
“ Trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự, VKSND có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội; kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự, nhằm đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời ”.
Do đó, tại phiên Toà ngoài nhiệm vụ bảo vệ cáo trạng và quan điểm truy tố của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên còn có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát hoạt động của Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng, nhằm đảm bảo cho hoạt động xét xử của Toà án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và công minh, quyền và lợi ích của người tham gia tố tụng được đảm bảo, tôn trọng trong quá trình xét xử.
Với chức năng, nhiệm vụ được pháp luật qui định năm 2006 Viện kiểm sát nhân dân Thành phố kiểm sát xét xử 170 vụ = 265 bị cáo, đã xây dựng được 4 vụ án trọng điểm, tham gia xét xử lưu động 14 vụ = 14 bị can được nhân dân đồng tình ủng hộ.
4.4.2.Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm :
Điều 232 Bộ luật tố tụng quy định, Viện kiểm sát cùng cấp và Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Căn cứ để kháng nghị điều 33 Quy chế kiểm sát xét xử quy định :
“ 1. Việc điều tra, xét hỏi tại phiên toà sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ.
2. Kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án.
3……..”.
Quyết định kháng nghị phúc thẩm phải được gửi đến Toà án đã xét xử sơ thẩm, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp và các đơn vị liên quan.
Nếu bản án hoặc quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, thì Kiểm sát viên theo dõi kết qủa giám đốc thẩm hoặc tái thẩm để rút kinh nghiệm kịp thời.
Thông qua công tác xét xử năm 2006 Viện kiểm sát nhân dân thành phố Ninh Bình quyết định kháng nghị 2 vụ việc kết quả Toà án cấp phúc thẩm chấp nhân và đưa ra xét xử 2 vụ việc đó. Và qua đó, Viện kiểm sát nhân dân thành phố ra văn bản kiến nghị yêu cầu Toà án nhân dân thành phố Ninh Bình có biện pháp khắc phục, sửa chữa.
5. Công tác kiểm sát thi hành án :
Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc thi hành án nhằm bảo đảm các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp lực được thi hành đúng pháp luật, đầy đủ kịp thời.Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án thực hiện việc thi hành án đúng quy định của pháp luật; tự kiểm tra việc thi hành án và báo cáo kết quả cho Viện kiểm sát nhân dân; trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thi hành án; tham gia việc xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích.
II. Nguyên nhân thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng Hình sự do nguyên nhân sau :
- Việc thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát là một dạng thực hành quyền lực Nhà nước không có cá nhân nào, cơ quan Nhà nước nào có thể thi hành thay thế Viện kiểm sát trong việc truy tố kẻ phạm tội ra trước Toà, trong việc thực hiện quyền kiểm sát điều tra, kiểm sát hoạt động xét xử. Do đó, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo vệ.
- Trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là mặt trái của kinh tế thị trường dẫn đến diễn biến tội phạm ngày càng tinh vi và phức tạp đòi hỏi việc thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện nhằm phát hiện nhanh chóng, kịp thời, xử lý công minh hành vi phạm tội.
- Viện kiểm sát thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội; đảm bảo việc xét xử các vụ án hình sự đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.
- Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong việc quyết định toàn bộ quá trình điều tra và chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước xã hội và công dân về kết quả điều tra tội phạm.
III. Một số giải pháp thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
Để thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát đạt hiệu quả nhất là đối với Viện kiểm sát nhân dân thành phố Ninh Bình, chúng ta cần có một số biện pháp sau :
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo trong ngày, thống kê tội phạm hình sự, thống kê trong giai đoạn khởi tố, xét xử sơ thẩm, thống kê liên ngành giải quyết án.
- Tổ chức cho cán bộ, Kiểm sát viên học tập rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tăng cường phối hợp giữa cán bộ, Kiểm sát viên với Điều tra viên trong việc thực thi pháp luật một cách nghiêm khắc đảm bảo việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành xử lý kịp thời.
- Tăng cường sự chỉ đạo nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, phối hợp với các cơ quan nhất là những ngành trong khối nội chính đảm bảo vai trò chủ đạo trong công tác phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của ngành.
- Xây dựng phong trào thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn trong năm như : thành lập nghành, thực hiện tốt lời dạy của Hồ Chủ Tịch đối với cán bộ kiểm sát.
- Duy trì đọc báo sáng, giao ban tuần để quản lý triệt để công việc, nâng cao nhận thức cho cán bộ, Kiểm sát viên nhất là các văn bản nghiệp vụ, chuyên đề hình sự và các văn bản pháp luật mới.
- Tạo điều kiện cơ sở vật chất cũng như cơ sở hạ tầng cho Viện kiểm sát nâng cao chất lượng kiểm sát.
Trên đây một số biện pháp nâng cao hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Viện kiểm sát nhân dân nhằm đảm bảo việc thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự được thực hiện nghiêm túc và ngày một hiệu quả.
Phần III
Nhận xét và Kiến nghị Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.
I. Nhận xét, đánh giá.
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự được Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh bình thực hiện trên tinh thần trách nhiệm và chủ động tích cực. Do đó, ngay từ việc tiến hành tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm khi xác định có dấu hiệu tội phạm xảy ra Viện kiểm sát căn cứ vào pháp luật yêu cầu Cơ quan điều tra có trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự nhằm bảo đảm cơ sở pháp lí để tiến hành hoạt động điều tra. Nếu Cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự mà không có căn cứ Viện kiểm sát ra quyết định huỷ bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự sau đó giao cho Cơ quan điều tra tiến hành điều tra, yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Trong trường hợp, Cơ quan điều tra không ra quyết định khởi tố Viện kiểm sát tự ra quyết định khởi tố bị can bổ sung hoặc ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố bị can. Khi có căn cứ cho rằng bị can bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử; bị can bị cáo tiếp tục phạm tội. Viện trưởng hoặc phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân áp dụng biện pháp ngăn chặn như tạm giam, tạm giữ, cấm đi khỏi nơi cư trú, đảm bảo cho hoạt động điều tra đạt hiệu quả không bỏ lọt tội phạm. Để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo. Theo qui định của pháp luật Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra thu thập chứng cứ kịp thời, đầy đủ phục vụ cho việc chứng minh tội phạm, đồng thời để Viện kiểm sát xét phê chuẩn các lệnh, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra có căn cứ vững chắc. Để thực hành quyền công tố, Kiểm sát viên kiểm tra,đánh giá chứng cứ mà Cơ quan điều tra thu thập; kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi; kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; kiểm sát chặt chẽ việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra. Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra gửi hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điều tra vụ án đề nghị truy tố đến Viện kiểm sát để quyết định truy tố bị can. Quyền quyết định truy tố là đặc quyền của Viện kiểm sát có tác động rất lớn không chỉ đối với người bị truy tố mà ảnh hưởng đến trật tự, trị an xã hội. Do đó, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án Kiểm sát viên đề xuất hướng giải quyết với lãnh đạo Viện kiểm sát, nếu có đầy đủ các yếu tố để truy tố bị can ra trước toà, Kiểm sát viên lập cáo trạng truy tố bị can. Tại phiên toà, Kiểm sát viên đọc cáo trạng là cơ sở để Hội đồng xét xử tiến hành điều tra công khai tại phiên toà; thẩm vấn để làm rõ vấn đề liên quan hành vi phạm tội bị cáo, chứng minh tài liệu, chứng cứ trong việc truy tố của Kiểm sát viên; thực hiện việc luận tội nhằm đánh giá tính chất gây nguy hiểm cho xã hội mà hành vi phạm tội của bị cáo đã gây ra và đề nghị hình phạt áp dụng với bị cáo theo qui định Bộ luật Hình sự.; tranh luận với bị cáo, người bão chữa và người tham gia tố tụng khác bảo vệ quan điểm của Viện kiểm sát, bác bỏ những ý kiến không đúng do luật sư, người bão chữa và những người tham gia tố tụng khác đưa ra. Sau khi kết thúc phiên toà, Kiểm sát viên kiểm tra bút kí phiên toà, kiểm tra bản án, quyết định của Toà án, nếu có vi phạm và có căn cứ kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát kháng nghị, kiểm sát viên theo dõi kết quả xét xử phúc thẩm để rút kinh nghiệm kịp thời.
Có thể nói, những nét khái quát trên thể hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát Thành phố Ninh Bình nói riêng và Viện kiểm sát nhân dân nói chung giữ vai trò quyết định toàn bộ quá trình điều tra và là người chịu trách nhiệm chính trước Nhà nước, trước xã hội và công dân.
II. Vấn đề tồn tại ở địa phương.
Trong những năm qua trên địa bàn thành phố có nhiều tích cực trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự. Viện kiểm sát phối hợp với các ban ngành trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm, không để xảy ra oan sai. Do đó, các vụ kiện và số lượng các vụ án được giải quyết nhanh chóng, thoả đáng phù hợp với qui định của pháp luật. Vì vậy, chất lượng giải quyết các vụ án được nâng cao rõ rệt.
Bên cạnh những thành tích đó cũng còn những vấn đề bất cập hiện nay vẫn tồn tại :
- Trong vài năm trở lại đây, kinh tế trên địa bàn thành phố phát triển dẫn đến tình hình tội phạm diễn biến phức tạp nhất là tội phạm ma tuý, cướp giật tài sản ngày càng tinh vi hơn rất khó khăn trong việc phát hiện đối tượng vi phạm.
- Một số tin báo tố giác tội phạm chưa được xử lí đúng hạn, việc kháng nghị những vi phạm pháp luật trong bản án chưa được kịp thời.
- Do chưa có văn bản hướng dẫn chung cụ thể nên việc áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau vì thế dẫn đến việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, bỏ lọt tội phạm.
III. Kiến nghị qua thời gian thực tế.
Trong thời gian qua được sự giới thiệu của Ban giám hiệu nhà trường - Đại học Luật Hà Nội và sự giúp đỡ của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình. Qua tìm hiểu và nghiên cứu em xin mạnh dạn nêu ra một số ý kiến sau :
- Viện kiểm sát nâng cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lí người phạm tội: giảm hình phạt tù, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm đặc biệt là tội phạm tham nhũng, tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu xã hội đen.
- Viện kiểm sát có biện pháp kịp thời thực hiện cơ chế thu hút, tuyển chọn những người có tâm huyết đủ tài vào làm việc. Đồng thời Viện kiểm sát tập trung nghiên cứu tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tư pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không kỳ hạn.
- Viện kiểm sát luôn chủ động trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi và quyết định tố tụng của mình.
kết luận
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự xuyên suốt quá trình tố tụng. Vấn đề này của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình thực hiện ngày càng đạt hiệu quả tất cả hành vi phạm tội đều được xử lí kịp thời đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Trong năm 2006, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố được Viện kiểm sát nhân dân tối cao tặng cờ khen đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Thông qua giai đoạn của tố tụng hình sự Viện kiểm sát nhân dân đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố; bảo đảm hoạt động điều tra khách quan, đầy đủ, chính xác, đảm bảo các quyền của công dân không bị hạn chế một cách trái pháp luật; đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; đảm bảo các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật thi hành đúng pháp luật, đầy đủ, kịp thời.
Để pháp luật thực thi vào cuộc sống một cách có hiệu quả Viện kiểm sát nhân dân kết hợp với các cơ quan hữu quan mở rộng công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân. Chỉ khi hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thì tình hình tội phạm và người phạm tội mới thực sự hạn chế.
Đây là một đề tài phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật nên đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu sâu, tìm hiểu kĩ mới thấy được khía cạnh của “Viện kiểm sát địa phương thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự”.
Bằng vốn kiến thức được học tập, rèn luyện trong nhà trường với sự hiểu biết thực tế em viết lên suy nghĩ về vấn đề này. Chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô để em thấy được những yếu kém của mình. Em xin trân trọng cảm ơn!
Mục lục
Lời nói đầu………………………………………………………………….....1
Phần I: Cơ sở lí luận và nhận thức chung về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố sự………………………………………3
I. Mục đích, phạm vi, phương pháp nghiên cứu……………………………..….3
II. Cơ sở lí luận………………………………………………………………….3
III. Nhận thức chung……………………………………………………………..4
Phần II: Thực trạng nguyên nhân và những giải pháp về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự…………...6
I. Thực trạng vấn đề thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự………………………………………………………..6
1. Thực hành quyền công tố trong việc kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự …....9
2. Thực hành quyền công tố trong việc kiểm sát giai đoạn điều tra vụ án hình sự…………………………………………………………………………………9
3. Thực hành quyền công tố trong việc kiểm sát giai đoạn truy tố……………..10
4. Thực hành quyền công tố trong việc kiểm sát giai đoạn xét xử……………..12
5. Công tác kiểm sát thi hành án…………………………………………….....13
II. Nguyên nhân thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự…………………………………………………………...14
III. Một số giải pháp…………………………………………………………...15
Phần III. Nhận xét, Kiến nghị…………………………………………….....16
I. Nhận xét, đánh giá…………………………………………………………...16
II. Vấn đề tồn tại…………………………………………………………….....17
III. Kiến nghị qua thời gian thực tế………………………………………….....18
Kết luận………………………………………...……………………………...19
Tài liệu tham khảo
1. Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003.
2. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999.
3. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002.
4. Giáo trình Hiến pháp – Trường Đại học Luật Hà Nội.
5. Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội.
6. Báo cáo tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm và hoạt động công tác kiểm sát năm 2005 và năm 2006 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Ninh Bình.
7. Quy chế tạm thời về việc thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự được ban hành kèm theo quyết định số 120/QĐ-VKSTC ngày 14/9/2004 của Viện trưởng VKSNDTC.
8. Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự được ban hành kèm theo Quyết định 121/2004/QĐ-VKSNDTC của Viện trưởng VKSNDTC ngày 16/9/2004.
9. Sổ tay kiểm sát viên Hình sự – Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Viện khoa học kiểm sát.
10. Tập bài giảng : Lớp bồi dưỡng kiến thức thực hành quyền công tố và kiểm sát hình sự dùng cho Kiểm sát viên VKSND cấp huyện – Trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Ninh Bình thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự.doc