Viết chương trình mô phỏng các giải thuật định thời FIFO, SJF, RR

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI NÓI ĐẦU 3 Chương I : Tổng quan về đề tài 4 1. Giới thiệu sơ lược về đề tài 4 2. Mục tiêu đề tài 4 2. Hướng giải quyết 4 Chương II. Cơ sở lý thuyết 5 1. Định nghĩa hệ điều hành 5 2. Các chức năng chính của hệ điều hành 6 a.Quản lý, chia sẻ tài nguyên. 6 b. Giả lập một máy tính 6 3. Các chiến lược điều phối 6 a. Chiến lược FIFO 6 b.Chiến lược xoay vòng ( Round Robin ) 6 c. Chiến lược công việc ngắn nhất ( Shotrtest job first-SJF ) 7 1. Định nghĩa tiến trình 7 b. Khối điều khiển tiến trình( Process Control Block) 8 c. Thực hiện tuần tự 9 + Thực hiện song song 9 III. Phân loại tiến trình song song 10 1.Độc lập 10 2.Quan hệ thông tin 10 3.Loại song song phân cấp 11 4.Tiến trình đồng mức song song 12 Chương III: Phân tích và thiết kế hệ thống 14 1.Tài nguyên găng và đoạn găng 14 2.Phương pháp khoá trong 15 3. Phương pháp Kiểm tra và Xác lập (Test and Set) 19 4. Kỹ thuật đèn báo 21 5. Cài đặt -Triển khai chương trình 22 a. Sơ đồ thuật toán 22 b. Kết quả chương trình 23 Chương IV KẾT LUẬN 26 1.Ưu điểm: 26 2.Khuyết điểm 27 PHỤ LỤC 27 1. Giớ thiệu 27 2. Chiến lược SJF 29 3. Chiến lược RR 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 36 LỜI NÓI ĐẦU Trong cuộc sống ngày nay và trong tương lai, tin học trở thành một phần không thể thiếu. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao năng suất, hiệu quả cho sự phát triển cho các ngành khác nhau của xã hội. Tại nước ta, một đất nước mà tin học mới bắt đầu phát triển, cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực ứng dụng tại các ngành giáo dục và đào tạo, quân sự, địa chính, Trong vòng bốn thập kỷ lại đây, hệ điều hành dã có những bước phát triển đáng kể bởi do hai lý do sau: + Đó là hệ điều khiển các hoạt động bên trong các máy tính điện tử xuất phát từ yêu cầu của các nhà tin học và cũng do các chuyên gia cao cấp của ngành tin học lập trình nên. + Đó là hệ thống đầu tiên kể từ khi phần cứng được hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng trong việc phát triển và thực hiện các chương trình máy tính của mình. Hệ điều hành có hai chức năng chính là: 1. Quản lý và chia sẻ tài nguyên 2. Giả lập một máy tính mở rộng. Và 7 thành phần của hệ điều hành là: 1. Quản lý tiến trình 2. Quản lý bộ nhớ chính 3. Quản lý nhập xuất 4. Quản lý tập tin 5. Hệ thống bảo vệ 6. Quản lý mạng 7. Hệ thống dịch lệnh Đồ án này em xin trình bày Viết chương trình mô phỏng các giải thuật định thời FIFO, SJF, RR, nói về cách hoạt động của các tiến trình trong hệ điều hành.

doc36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 9419 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Viết chương trình mô phỏng các giải thuật định thời FIFO, SJF, RR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Em xin tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô giáo là cán bộ giảng dạy của khoa Công nghệ Thông tin- Trường Đại học Bách khoa. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Võ Quang Đông, là người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Do thời gian có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót, kính mong được sự góp ý của các thầy cô để đề tài trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, 12/2007 SVTH: Trần Văn Trung Lớp : 03T3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Trong cuộc sống ngày nay và trong tương lai, tin học trở thành một phần không thể thiếu. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin đóng góp một phần không nhỏ vào việc nâng cao năng suất, hiệu quả cho sự phát triển cho các ngành khác nhau của xã hội. Tại nước ta, một đất nước mà tin học mới bắt đầu phát triển, cũng đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực ứng dụng tại các ngành giáo dục và đào tạo, quân sự, địa chính,… Trong vòng bốn thập kỷ lại đây, hệ điều hành dã có những bước phát triển đáng kể bởi do hai lý do sau: + Đó là hệ điều khiển các hoạt động bên trong các máy tính điện tử xuất phát từ yêu cầu của các nhà tin học và cũng do các chuyên gia cao cấp của ngành tin học lập trình nên. + Đó là hệ thống đầu tiên kể từ khi phần cứng được hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng trong việc phát triển và thực hiện các chương trình máy tính của mình. Hệ điều hành có hai chức năng chính là: Quản lý và chia sẻ tài nguyên Giả lập một máy tính mở rộng. Và 7 thành phần của hệ điều hành là: Quản lý tiến trình Quản lý bộ nhớ chính Quản lý nhập xuất Quản lý tập tin Hệ thống bảo vệ Quản lý mạng Hệ thống dịch lệnh Đồ án này em xin trình bày Viết chương trình mô phỏng các giải thuật định thời FIFO, SJF, RR,… nói về cách hoạt động của các tiến trình trong hệ điều hành. Chương I : Tổng quan về đề tài 1. Giới thiệu sơ lược về đề tài Với đề tài viết chương trình mô phỏng các giải thuật định thời FIFO, RR, SJF, HRRN, MLFQ. Trình bày quá trình hoạt động của các tiến trình trong CPU, các trạng thái của hệ thống và việc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác được thực hiện theo một quá trình nào đó. 2. Mục tiêu đề tài Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu và nghiên cứu sự giao tiếp giữa các tiến trình, làm thế nào để phân chia công việc cho các tiến trình chạy trong hệ điều hành. Viết chương trình mô phỏng giải thuật FIFO, RR, SJF, HRRN, MLFQ nói lên nguyên tắc hoạt động của giải thuật này và nêu lên sự khác nhau giửa các gải thuật. Giới thiệu hệ điều hành nêu lên định nghĩa, chức năng của hệ điều hành. 2. Hướng giải quyết Vì giới hạn về kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc tìm hiểu hệ điều hành và thời gian hạn chế, nên em chỉ đi sâu tìm hiểu được một số giải thuật. Trong đề tài này em sử dụng ngôn ngữ C để cài đặt chương trình minh hoạ. Chương II. Cơ sở lý thuyết I. Hệ điều hành Xét về phương diện chức năng, các chương trình máy tính có thể chia thành hai nhóm chính, đó là: - Các chương trình cơ sở trợ giúp việc điều hành các máy tính. - Các chương trình ứng dụng giải quyết các bài toán trong thực tiễn. 1. Định nghĩa hệ điều hành Hệ điều hành (HĐH) là một phần quan trọng của mõi hệ thống thông tin. Mõi hệ thống thông tin gồm 4 thành phần quan trọng: Phần cứng, hệ điều hành, chương trình ứng dụng và người sử dụng. Phần cứng: Gồm CPU, bộ nhớ, thiết bị vào ra cung cấp các tài nguyên thông tin cơ sở. Các chương trình ứng dụng: Gồm chương trình dịch, hệ thống cơ sở dữ liệu, trình soạn thảo văn bản,… quy định cách sử dụng các tài nguyên đó để giả quyết những vấn đề của người sử dụng. Hệ điều hành: Điều khiển và đồng bộ việc sử dụng phần cứng của các chương trình ứng dụng phục vụ các người sử dụng khác nhau với các mục đích phong phú đa dạng. Người sử dụng: Hiểu theo nghĩa rộng bao gồm những người sử dụng thuần tuý và các cán bộ vận hành đặc biệt đối với các máy trung và các máy lớn. Ta có thể hiểu hệ điều hành là hệ thống các chương trình đảm bảo các chức năng giao tiếp người máy và và quản lý tài nguyên hệ thống tính toán. Tuy nhiên có nhiều người quan sát HĐH dưới các góc độ khác nhau vì thế tồn tại nhiều định nghĩa về HĐH. Đối với người sử dụng : HĐH là tập hợp các chương trình, phục vụ khai thác hệ thống tính toán một cách dễ dàng, thuận tiện. Người sử dụng khi thực hiện một chương trình nào đó trên máy tính thì chỉ quan tâm đến việc hệ thống có đáp ứng được nhu cầu của hộ hay không? Họ không quan tâm đến việc hệ điều hành làm như thế nào, nhằm mục đích gì, có cấu trúc như thế nào? Đối với người làm công tác quản lý: HĐH là một tập các chương trình phục vụ quản lý chặt chẽ và sử dụng tối ưu các tài nguyên của hệ thống. Đối với cán bộ kỹ thuật: HĐH là hệ thống chương trình bao trùm lên một máy tính vật lý cụ thể để tạo ra một máy logic với những tài nguyên mới và khả năng mới. 2. Các chức năng chính của hệ điều hành Hệ điều hành là một chương trình đóng vai trò trung gian trong việc giao tiếp giữa người sử dụng và phần cứng của máy tính. Mục tiêu của hệ điều hành là cung cấp một môi trường cho phép người sử dụng phát triển và thực hiện các ứng dụng của họ một cách dễ dàng và hiệu quả. Theo nguyên tắc, một hệ điều hành cần thoả mãn hai chức năng sau: a .Quản lý, chia sẻ tài nguyên. Tài nguyên hệ thống, đặc biệt các tài nguyên phầ cứng như CPU, bộ nhớ, thiết bị ngoại vi,.. hệ điều hành cần có các cơ chế và chiến lược thích hợp để quản lý việc phân phối tài nguyên. b. Giả lập một máy tính Chức năng thứ hai của hệ điều hành là che dấu các chi tiết phần cứng của máy tính và giới thiệu với người dùng một máy tính mở rộng có đầy đủ các chức năng của máy tính. Với đề tài Viết chương trình mô phỏng các giải thuật định thời trình bày về quá trình hoạt động của các tiến trình trong CPU, các trạng thái của hệ thống tính toán và việc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác được thực hiện theo một chương trình nào đó. Đã có nhiều chương trình nghiên cứu đề tài này và ứng dụng trong cuộc sống và nó có những ưu và khuyết điểm cố định + Ưu điểm : Đã đưa ra được cách xử lý của các tiến trình Chương trình đơn giản, + Khuyết điểm : Chưa nêu rõ việc tập hợp điều phối giữa các tiến trình Hướng nghiên cứu giới thiệu 3. Các chiến lược điều phối a. Chiến lược FIFO Nguyên tắc: CPU được cấp phát cho tiến trình đầu tiên trong danh sách sẵn sàng có yêu cầu, là tiến trình được đưa vào hệ thống sớm nhất. Đây là một thuật toán điều phối theo nguyên tắc độc quyền. Một khi CPU được cấp phát cho tiến trình, CPU chỉ được tiến trình tự nguyện giải phóng khi kết thúc xử lí hay khi có một yêu cầu xuất/ nhập. Chiến lược này thì thời gian chờ trung bình không đạt cực tiểu và biến đổi đáng kể đối với các giá trị về thời gian yêu cầu xử lí và thứ tự khác nhau của cácd tiến trình trong danh sách sẵn sàng. Cá thể xảy ra hiện tượng tích luỹ thời gian chờ, khi tất cả các tiến trình phảI chờ đợi một tiến trình có yêu cầc thời gian dài kết thúc xử lí . Giải thuật này đặc biệt không phù hợp với các hệ phân chia thời gian, trong các hệ này, cần cho phếp mỗi tiến trình được cấp phát CPU đều đặn trong từng khoảng thời gian. b.Chiến lược xoay vòng ( Round Robin ) Nguyên tắc: Danh sách sẵn sàng được xử lí như một danh sách vòng, bộ điều phối lần lượt cấp phát cho từng tiến trình trong danh sách một khoảng thời gian sử dụng CPU đến hết thời gian quantum dành cho nó, hệ điều hành thu hồi và cấp phát cho quá trình kế tiếp trong danh sách. Nếu tiến trình bị khoá hay kết thúc trước khi sử dụng hết thời gian quantum, hệ điều hành cũng lập tức cấp phát CPU cho tiến trình khác. Khi tiến tình tiêu thụ hết thời gian CPU cấp phát dành cho nó mà chưa hoàn tất, tiến trình được đưa trở lại vào cuối danh sách sẵn sàng để được cấp CPU trong lượt kế tiếp. Vấn đề quan tâm đối với giả thuật RR là độ dài quantum quá bé sẽ phát sinh quá nhiều sự chuyển đổi giữa các tiến trình và khiến cho việc sử dụng quantum quá lớn sẽ làm tăng thời gian hỏi đáp và giảm khả năng tương tác của hệ thống. c. Chiến lược công việc ngắn nhất ( Shotrtest job first-SJF ) Nguyên tắc: Đây là một trường hợp đặp biệt của giải thuật điều phối với độ ưu tiên p được gán cho mỗi tiến trình là mỗi tiến trình là nghịch đảo của thời gian xử lí mà tiến trình yêu cầu: p=1/t. Khi CPU được tự do thì nó sẽ được cấp phát cho tiến trình yêu cầu ít thời gian nhất để kết thúc tiến trình ngắn nhất. Giải thuật này cũng có khả năng độc quyền hay không độc quyền. Sự lựa chọn xảy ra khi có một tiến trình mới đưa vào danh sách sẵn sàng trong khi một tiến trình khác đang xử lí. Tiến trình mới có thể sở hữu một yêu cầu thời gian sử dụng CPU cho lần tiếp theo ngắn hơn thời gian còn lại mà tiến trình hiện hành cần xử lí. GiảI thuật SJF không độc quyền sẽ dừng họat động của tiến trình hiện hành, trong khi giải thuật độc quyền sẽ cho phép tiến trình hiện hành tiếp tục xử lí. Giải thụât này cho phép đạt được thời gian chờ trung bình cực tiểu. Khó khăn thực sự của giải thuật SJF là không thể biết được thời gian xử lí lần thứ n, tn+1 là giá trị dự đoán cho lần xử lí tiếp theo. Với hy vọng gia trị dữ đoán sẽ giống với các giá trị trước đó, có thể sử dụng công thức: Tn+1 = α tn+1(1-α)tn Trong đó tn+1 chứa đựng thông tin gần nhất, tn chứa đựng các thông tin quá khứ được tích luỹ, tham số ỏ kiểm soát trọng số hiện tại gần hay quá khứ ảnh hưởng đến công thức dữ toán. II. Định nghĩa tiến trình 1. Định nghĩa tiến trình Tất cả các máy tính hiện đại đều có thể thực hiện nhiều việc cùng một lúc. Trong khi thực hiện chương trình của người sử dụng, máy tính có thể đọc dữ liệu từ đĩa và đưa ra màn hình hoặc máy in. Trong môi trường đa chương trình ( multiprogramming system ), một CPU có thể chuyển từ chương trình này sang chương trình khác, thực hiện mỗi chương trình trong khoảng 1% hoặc 1/10 mili giây. Nếu nói chính xác, thì tại một thời điểm, CPU chỉ thực hiện được một chương trình. Nhưng nếu xét trong khoảng thời gian phần trăm giây thì CPU có thể thực hiện nhiều công việc. Định nghĩa Tiến trình là một dãy các trạng thái của hệ thống tính toán và việc chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác được thực hiện theo 1 chương trình nào đó. s0 s1 s2 s3 s4 s5 s6 s7 … sn-1 sn sn+1 … Các trạng thái này không nhất thiết phải liên tiếp nhau. + Nếu chương trình của hệ thống thì cho ta tiến trình hệ thống + Nếu chương trình của người sử dụng thì cho ta tiến trình là chương trình đang được thực hiện Hiểu một cách thông thường ta có thể coi tiến trình là một chương trình đang được thực hiện. Ví dụ Khëi t¹o S½n sµng ®­îc chÊp nhËn Thùc hiÖn ng¾t KÕt thóc tho¸t ®iÒu phèi Chê ®îi chê ®îi mét sù kiÖn hoÆc mét tÝn hiÖu vµo/ra kÕt thóc mét sù kiÖn hoÆc mét tÝn hiÖu vµo/ra + Khởi tạo: Tiến trình đang được tạo ra + Sẵn sang: Tiến trình chờ để kết nối vào Processor. + Thực hiện: Các lệnh đang được thực hiện. + Chờ đợi: Tiến trình chờ một sự kiện vào/ra hoặc chờ nhận một tín hiệu nào đó + Kết thúc: Tiến trình kết thúc thực hiện. b. Khối điều khiển tiến trình( Process Control Block) Mỗi tiến trình được biểu diễn trong hệ điều hành bởi một khối điều khiển tiến trình gồm có + Trạng thái tiến trình. + Lệnh máy: máy tính chỉ ra địa chỉ lệnh máy đầu tiên trong tiến trình. Bộ thanh ghi. + Thông tin về lịch trong bộ điều khiểu CPU: bao gồm thứ tự ưu tiên của tiến trình, các tham số để lập lịch. + Thông tin về bộ nhớ. + Thông tin tính toán: gồm thời gian chiếm giữ processor, thời gian thực tế, giới hạn về thời gian, số lượng công việc. Thông tin trạng thái các cổng vào/ra. c. Thực hiện tuần tự Khi hệ thống kết thúc một tiến trình thì hệ thống mới chuyển sang tiến trình khác. Thực hiện tuần tự không phải là đối tượng nghiên cứu của chúng ta. + Thực hiện song song Hai tiến trình được gọi là song song nếu thời điểm bắt đầu của một tiến trình nằm giữa thời điểm bắt đầu và kết thúc của tiến trình kia. Tiến trình 1 Tiến trình 2 Bắt đầu Kết thúc Bắt đầu Thực hiện song song vật lý: cùng một thời điểm 2 tiến trình cùng được thực hiện. Các điểm cần chú ý: + Loại này chỉ có thể thực hiện ở trong chế độ nhiều processor. + Hai tiến trình song song vật lý có thể sử dụng song song thiết bị ngoại vi và processor do đó cách làm việc của hệ thống hoàn toàn khác so với chế độ đơn processor. Thực hiện song song đan xen Để nâng cao hiệu quả của processor, các tiến trình lần lượt được phục vụ đan xen lẫn nhau. A B C A B C TiÕn tr×nh Thêi gian A B HÖ ®iÒu hµnh Cất giữ trạng thái trong PCBA Khôi phục trạng thái từ PCBB Cất giữ trạng thái trong PCBB Khôi phục trạng thái từ PCBA Ngắt hoặc lời gọi hệ thống Ngắt hoặc lời gọi hệ thống Hoạt động động NghØ Ho¹t ®éng NghØ NghØ Sự thay đổi thực hiện tiến trình III. Phân loại tiến trình song song 1.Độc lập Hai tiến trình song song được thực hiện riêng rẽ không có quan hệ với nhau. A1 A2 An B1 B2 Bm … … Hệ thống phải có cơ chế bảo vệ để tiến trình này không làm ảnh hưởng đến tiến trình khác. 2.Quan hệ thông tin Hai tiến trình A và B được gọi là có quan hệ thông tin với nhau nếu tiến trình này có gửi thông báo cho tiến trình kia. Tiến trình gửi thông báo có thể không cần biết tiến trình nhận có tồn tại hay không? ở đâu? và đang ở giai đoạn nào? A1 A2 An B1 B2 Bm … … Information Information Các phương pháp tổ chức lưu trữ các thông báo: Sử dụng bộ nhớ Hệ thống sẽ sử dụng một phần bộ nhớ để lưu trữ các thông báo. Mỗi tiến trình cần nhận thông báo chỉ việc rà soát trong “ hòm thư ” của hệ thống. Ưu điểm: lưu trữ được lượng thông tin lớn với thời gian lưu trữ lâu. Nhược điểm: tính thụ động cao. Gửi thông báo qua cổng vào/ra +Ưu điểm: các tiến trình có thể dễ dàng lấy thông tin từ cổng mà không bị hàng rào bộ nhớ ngăn cản. + Nhược điểm: dung lượng thông tin chứa ở các cổng không lớn, thời gian lưu trữ thông báo bị hạn chế. Sử dụng chương trình thư ký (Monitor) Chương trình thư ký (Monitor) là chương trình của hệ thống, nó được cung cấp mọi thông tin nhưng không có khả năng điều khiển hệ thống. Thông qua chương trình này, tiến trình có thể dễ dàng xác định được tiến trình kia ở đâu. + Ưu điểm: Tính chủ động cao. 3.Loại song song phân cấp Là loại tiến trình mà trong quá trình hoạt động nó sản sinh ra một tiến trình nữa hoạt động song song với chính nó. A1 A2 An B1 B2 Bm … … Khi tiến trình con đã hoạt động thì hai tiến trình này không biết gì về nhau Tài nguyên của tiến trình con có thể lấy từ vốn tài nguyên của hệ thống hoặc lấy từ vốn tài nguyên của tiến trình chính. + Nếu lấy tài nguyên từ vốn tài nguyên của hệ thống thì hệ thống có thể quản lý tài nguyên tập chung. Như vậy sẽ tối ưu hoá được việc sử dụng tài nguyên, nhưng việc quản lý này rất phức tạp. + Nếu tiến trình con lấy từ vốn tài nguyên của tiến trình chính thì ta có hệ quản lý tài nguyên phân tán. Loại tài nguyên này đơn giản, nhưng không có khả năng khai thác tối ưu tài nguyên hệ thống. Trong mọi trường hợp nếu tài nguyên lấy ở đâu thì phải trả về đó, vì vậy tiến trình chính thường sử dụng các lệnh chờ POS hoặc WAIT để các tiến trình con kịp trả lại tài nguyên. 4.Tiến trình đồng mức song song Hai tiến trình được gọi là đồng mức nếu có thể sử dụng chung tài nguyên theo nguyên tắc lần lượt. A1 A2 An B1 B2 Bm … … Tài Nguyên Hai tiến trình này không phân biệt tiến trình chính và tiến trình con, mà là hai tiến trình độc lập. Mỗi tiến trình sau khi sử dụng tài nguyên thì phải trả lại cho hệ thống và tiếp tục hoạt động độc lập. Ví dụ: chương trình chơi cờ: Tài nguyên chung là bàn cờ. Giả sử đến lượt tiến trình thứ nhất, tiến trình thứ nhất chiếm tài nguyên để chơi, khi ra quyết định xong thì trả lại bàn cờ cho hệ thống. Tiến trình thứ hai phải kiểm tra xem tiến trình thứ nhất đã đi chưa? nếu xong rồi thì mới đến lượt nó (thực hiện như tiến trình thứ nhất). Mô tả tiến trình song song Ta dùng ký pháp nhân tạo Giả sử cần thực hiện một tập các khối lệnh song song s1, s2, … , sn Ta đưa vào trong một khối lệnh được bắt đầu bởi từ khoá ParBegin (Parallel Begin) và kết thúc bởi từ khoá ParEnd (Parallel End). ParBegin S1; S1 S2 Sn … S2; ... Sn; ParEnd; Chương III: Phân tích và thiết kế hệ thống 1.Tài nguyên găng và đoạn găng Tài nguyên găng là tài nguyên mà trong một khoảng thời gian nhất định thì chỉ phục vụ hợp lý cho một số hữu hạn các tiến trình. Đoạn chương trình sử dụng tài nguyên găng gọi là đoạn găng hay chỗ hẹp trong tiến trình. Hệ điều hành phải tổ chức cho mọi tiến trình đi qua chỗ hẹp một cách hợp lý, công việc này gọi là điều độ tiến trình qua đoạn găng. Sự cần thiết phải điều độ Ta xem xét ví dụ khi 2 tiến trình cùng muốn in ra máy in. + Khi một tiến trình cần in một tệp ra máy in, nó đưa tên tệp vào thư mục spool. Một tiến trình điều khiển in khác kiểm tra định kỳ nếu có tệp nào cần in, nếu tìm thấy thì in tệp nó và loại tên tệp khỏi thư mục spool. Giả sử thư mục spool có số lượng phần tử rất lớn (mỗi phần tử chứa một tên tệp). Ta có hai biến dùng dung là OUT để chỉ tệp tiếp theo cần in và IN để chỉ vị trí rỗng tiếp theo dùng để chứa tên tệp cần in. + Ta giả sử vị trí 0 – 3 rỗng (các tệp đã được in), vị trí 4 – 6 đang bận (chứa tên tệp cần in). Như vậy biến OUT = 4 và IN = 7 Abc.txt Prog.doc Prog.pas 4 5 6 7 OUT = 4 IN = 7 Tiến trình A Tiến trình B + Giả sử tiến trình A cần in một tệp a.txt, khi đó tiến trình A sẽ đọc biến IN và đưa vào biến cục bộ INA, như vậy INA = 7. Lúc đó có tín hiệu ngắt đồng hồ và CPU quyết định tiến trình A đã chạy đủ thời gian và chuyển sang thực hiện tiến trình B. Đến lượt mình, tiến trình B cũng muốn in tệp b.txt. Tiến trình B đọc biến IN và đưa vào biến cục bộ INB, như vậy INB = 7. Tiến trình B đưa tên tệp b.txt vào vị trí thứ 7 trong thư mục spool và cập nhật biến IN = INB + 1 = 8, sau đó làm các việc khác. + Khi CPU chuyển sang thực hiện tiến trình A, không may tiến trình A vẫn giữ nguyên biến INA=7. Tiến trình A đưa tên tệp a.txt vào vị trí thứ 7 và cập nhật biến IN = INA + 1 = 8. + Tiến trình điều khiển in không được thông báo là có sự cố và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. + Như vậy tệp b.txt đã bị đổi thành tệp a.txt và sẽ không được in ra máy in. Các công cụ điều độ phải thoả mãn các yêu cầu sau: + Phải đảm bảo sao cho tiến trình không chiếm giữ tài nguyên găng vô hạn + Nếu có một tiến trình xếp hàng chờ tài nguyên găng thì sớm hay muộn nó phải vào được đoạn găng của mình (được phục vụ tài nguyên găng). + Nếu có tiến trình xếp hàng chờ đợi tài nguyên găng và nếu tài nguyên găng đó được giải phóng thì nó phải được phục vụ trong các tiến trình đang chờ đợi. Các công cụ điều độ: Chia làm ba lớp chính + Phương pháp khoá trong: là loại giải thuật không yêu cầu gì về thiết bị hoặc hệ thống. Phương pháp này có tính chất vạn năng ứng với mọi ngôn ngữ, mọi loại máy. + Kiểm tra và xác lập Xác lập dựa vào thiết bị, thiết bị có những lệnh đặc biệt phục vụ cho riêng công tác điều độ. +Kỹ thuật đèn báo: dựa vào công cụ đặc biệt của từng hệ điều hành. 2.Phương pháp khoá trong Nguyên lý: Dùng thêm các biến với tư cách là tài nguyên chung để chứa các cờ cho biết tiến trình vào đoạn găng hay ra khỏi đoạn găng. Giả thiết: Có hai tiến trình song song cùng sử dụng 1 tài nguyên găng chung và khả năng phục vụ của tài nguyên găng là 1. Mỗi tiến trình chỉ có một đoạn găng nằm ở đầu tiến trình. Các tiến trình này lặp vô hạn, nếu có kết thúc thì ở đâu đó ngoài đoạn găng. Sử dụng một biến IS_USED có giá trị bằng 1 để chỉ ra tài nguyên găng đang bị một tiến trình nào đó chiếm giữ và ngược lại, khi IS_USED = 0 chỉ ra tài nguyên găng đang sẵn sàng phục vụ. Khi một tiến trình thấy biến IS_USED = 0, nó phải đặt biến IS_USED = 1 trước khi sử dụng tài nguyên găng. Tuy nhiên ta dễ dàng tiến biến IS_USED lại trở thành tài nguyên găng. Giả sử tiến trình 1 kiểm tra thấy biến IS_USED = 0, trước lúc nó đặt biến này lên 1 thì tiến trình 2 lại kiểm tra biến này và tất nhiên khi đó biến IS_USED = 0. Như vậy cả hai tiến trình đều vào đoạn găng và đều sử dụng tài nguyên găng. Nói cách khác vấn đề điều độ chưa được giải quyết Sử dụng biến TURN để chỉ đến lượt tiến trình nào được sử dụng tài nguyên găng. Sơ đồ nguyên lý Var turn : integer; Begin turn := 1; ParBegin { Hai khối lệnh trong từ khoá ParBegin và ParEnd được thực hiện song song với nhau } TT1: REPEAT while (turn 1) do ; vao_doan_gang_1; { đoạn găng của tiến trình 1 } turn := 2; { chuyển tài nguyên găng cho tt2) thuc_hien_viec_khac_1; { phần còn lại của tiến trình 1 } UNTIL FALSE; TT2: REPEAT while (turn 2) do ; vao_doan_gang_2; { đoạn găng của tiến trình 2 } turn := 1; { chuyển tài nguyên găng cho tt1) thuc_hien_viec_khac_2; { phần còn lại của tiến trình 2 } UNTIL FALSE; ParEnd; End. Giải thích: Ban đầu TURN = 1, tức là tiến trình 1 được phép sử dụng tài nguyên găng. Khi tiến trình 1 dùng tài nguyên găng xong thì đặt TURN = 2, để cho phép tiến trình 2 sử dụng tài nguyên găng. Khi tiến trình 2 sử dụng xong tài nguyên găng thì lại đặt TURN = 1, để chỉ đến lượt tiến trình 1 sử dụng. Tuy nhiên ta giả sử tiến trình 1 dùng xong tài nguyên găng, sau khi đặt TURN = 2 sang thực hiện thủ tục thuc_hien_viec_khac_1, thủ tục này khá ngắt, tiến trình 1 quay lại đoạn găng. Nhưng lúc này tiến trình 2 đang bận thực hiện các công việc khác trong thủ tục thuc_hien_viec_khac_2. Tiến trình 2 vẫn chưa vào đoạn găng vì vậy biến TURN vẫn có giá trị bằng 2. Vì vậy mặc dù tài nguyên găng không được sử dụng nhưng do TURN = 2 mà tiến trình 1 không thể sử dụng được tài nguyên găng. Để khắc phục nhược điểm này người ta đưa ra cách thức dùng hai biến c1 và c2 cho hai tiến trình như sau: Sơ đồ nguyên lý Var c1,c2 : integer; Begin c1 := 0; c2 := 0; ParBegin { Hai khối lệnh trong từ khoá ParBegin và ParEnd được thực hiện song song với nhau } TT1: REPEAT while (c2 > 0) do ; c1 := 1; vao_doan_gang_1; { đoạn găng của tiến trình 1 } c1 := 0; thuc_hien_viec_khac_1; { phần còn lại của tiến trình 1 } UNTIL FALSE; TT2: REPEAT while (c1 > 0) do ; c2 := 1; vao_doan_gang_2; { đoạn găng của tiến trình 2 } c2 := 0; thuc_hien_viec_khac_2; { phần còn lại của tiến trình 2 } UNTIL FALSE; ParEnd; End. Giải thích C1 và C2 đại diện cho việc sử dụng tài nguyên găng thứ nhất và tài nguyên găng thứ hai. Ban đầu cả hai biến đều có giá trị bằng 0 thể hiện tài nguyên găng đang ở trạng thái sẵn sàng phục vụ. Giả sử tiến trình 1 được phục vụ trước, tiến trình 1 bỏ qua việc chờ đợi while (c2 > 0) do ; và chiếm lấy tài nguyên găng đồng thời đặt C1 = 1; C1 = 1 có nghĩa là tiến trình 1 đang sử dụng tài nguyên găng. Trong lúc tài nguyên găng đang bị tiến trình 1 chiếm giữ thì tiến trình 2 phải chờ đợi while (c1 > 0) do ; Khi tiến trình 1 dùng xong tài nguyên găng thì đặt lại biến C1 = 0. Khi C1 = 0 và tiến trình 2 kết thúc việc chờ đợi while (c1 > 0) do ; { được kết thúc do c1 = 0 } lúc này tiến trình 2 chiếm giữ tài nguyên găng và đặt C2 = 1; Khi tiến trình 2 dùng xong tài nguyên găng thì đặt lại C2 = 0; Quá trình như vậy được lặp đi lặp lại, cho đến khi kết thúc cả hai tiến trình (lệnh kết thúc ở trong đoạn chương trình không phải là đoạn găng). Trong trường hợp tồi nhất, cả hai tiến trình đều vào đoạn găng và đặt biến C1 và C2 bằng 1, và cả hai tiến trình đều không vào được đoạn găng và gây ra hiện tượng chờ đợi vòng tròn. Lý đo là việc xác lập vào đoạn găng và khả năng xem xét có được vào đoạn găng của hai đoạn trên không có quan hệ với nhau. Vì vậy người ta đưa ra một phương pháp khác phối hợp hai phương pháp trên, phương pháp này phối hợp Xác lập – Kiểm tra – Xác lập, do Delker công bố năm 1968 như sau: Var c1, c2, tt: integer; Begin c1:=0; c2:=0; tt:=1; ParBegin TT1: REPEAT c1:=1; while(c2=1) do Begin if(tt = 2) then Begin c1:=0; while(tt =2) do; c1:=1; End; End; vao_doan_gang_1; c1:=0; tt:=2; thuc_hien_viec_khac_1; UNTIL FALSE; TT2: REPEAT c2:=1; while(c1=1) do Begin if(tt = 1) then Begin c2:=0; while(tt =1) do; c2:=1; End; End; vao_doan_gang_2; c2:=0; tt:=1; thuc_hien_viec_khac_2; UNTIL FALSE; ParEnd; End. Ưu điểm: Giải thuật này có tính chất vạn năng áp dụng cho mọi công cụ và mọi hệ thống. Tận dụng, phát huy khả năng tối đa tài nguyên găng. Nhược điểm Độ phức tạp tỷ lệ với số lượng tiến trình và số tài nguyên găng. Tồn tại hiện tượng chờ đợi tích cực. Mặc dù không làm gì cả nhưng vẫn chiếm thời gian processor. Nguyên nhân là do mỗi tiến trình phải làm việc với nhiều biến, trong đó có nhiều biến không phải của mình (ví dụ: muốn xác lập biến c1 phải kiểm tra biến c2 và biến tt). 3. Phương pháp Kiểm tra và Xác lập (Test and Set) Trong hệ lệnh của máy tính tồn tại lệnh cho thực hiện nhiều công việc liên tục. Các công việc này tạo thành một hệ lệnh nguyên tố, không thể chỉ thực hiện một công việc. Thủ tục Test_And_Set có thể được định nghĩa như sau: Procedure TS(var local: integer); Begin local:=global; global:=1; End; Chú ý: hai lệnh trên phải được thực hiện liên tục không bị chia rẽ. Mỗi tiến trình sẽ sử dụng hai biến là biến local của mình và biến global của toàn chương trình. Sơ đồ điều độ Var lc1, lc2: integer; global: integer; Procedure TS(var local: integer); Begin local:=global; global:=1; End; Begin gl:=0; ParBegin TT1: REPEAT lc1:=1; while lc1=1 do TS(lc1); vao_doan_gang_1; gl:=0; thuc_hien_viec_khac_1; UNTIL FALSE; TT2: REPEAT lc2:=1; while lc2=1 do TS(lc2); vao_doan_gang_2; gl:=0; thuc_hien_viec_khac_2; UNTIL FALSE; ParEnd; End. Global Lc1 Lc2 0 1 1 0 1 ... 1 (chờ đợi) 0 1 0 1 (chờ đợi) ... ... ... Ưu điểm: Khắc phục được độ phức tạp của thuật toán, độ phức tạp thuật toán không phụ thuộc vào số lượng tiến trình. Nhược điểm: Vẫn còn hiện tượng chờ đợi tích cực. 4. Kỹ thuật đèn báo Đây là công cụ phụ thuộc vào hệ thống do Dijkstra đề xuất, với tư tưởng như sau: Hệ thống sử dụng biến đèn báo nguyên đặc biệt (Semaphore) s. Ban đầu s nhận một giá trị bằng khả năng phục vụ của tài nguyên găng. Hệ thống có hai phép để thao tác trên s là P(s) và V(s). P: Proberen (tiếng Hà Lan) có nghĩa là giảm V: Verhogen có nghĩa là kiểm tra Nội dung của P(s) như sau: Giảm s đi một: s := s – 1 Kiểm tra xem nếu s<0 đưa tiến trình vào xếp hàng If (s<0) then xep_hang; Nội dung của V(s) như sau: Tăng s lên một: s := s +1; Kiểm tra nếu s <= 0 thì kích hoạt một tiến trình ra hoạt động If (s<=0) then hoat_dong; Đặc điểm quan trọng là 2 phép P và V là liên tục, trong quá trình thực hiện P hoặc V thì processor không bị ngắt để chuyển sang công việc khác. Tuy nhiên các phép xử lý này có thể không tồn tại trên các máy vì P và V phải làm việc với dòng xếp hàng và thông tin lưu trữ khá lớn. Để khắc phục điều này người ta xây dựng các thủ tục procedure để thực hiện các phép xử lý này. Đầu của thân thủ tục bao giờ cũng ra lệnh cấm ngắt tức là chặn mọi tín hiệu vào processor CLI, trừ những tín hiệu bắt buộc (ngắt không che được). Cuối thân thủ tục có lệnh giải phóng ngắt (STI). Sơ đồ điều độ Var s: integer; Begin s:=1; ParBegin TT1: REPEAT P(s); vao_doan_gang_1; V(s); thuc_hien_viec_khac_1; UNTIL FALSE; TT2: REPEAT P(s); vao_doan_gang_2; V(s); thuc_hien_viec_khac_2; UNTIL FALSE; ParEnd; End. S TT1 TT2 1 P(s) 0 Làm TT1 P(s) -1 chờ đợi -1 TT1 xong chờ đợi 0 V(s) LàmTT2 0 TT2 xong 1 V(s) Vì s>0 nên không còn tiến trình nào cần tài nguyên găng 5. Cài đặt -Triển khai chương trình a. Sơ đồ thuật toán Begin Xử lý Tiến trình đầu danh sách Kiểm tra danh sách rỗng End TRUE Cập nhật lại danh sách Sơ đồ thuật toán xử lý Tiến trình nối tiếp b. Kết quả chương trình H1. Mở đầu H2. Chọn chiến lược xử lý H3. Chiến lược FIFO H4. Chiến lược SJF H5. Chiến lược RR Chương IV KẾT LUẬN 1.Ưu điểm: Sau khi nghiên cứu xong đề tài này, em rút ra được một số tính năng của các chiến lược như sau: - Các giải thuật định thời là một chương trình đang hoạt động. - Để sử dụng hiệu quả CPU, sự đa chương cần đưa vào hệ thống. - Sự đa chương được tổ chức bằng cách lưu trữ nhiều tiến trình trong bộ nhớ trong bộ nhớ tại một thời điểm, và điều phối CPU qua lại giửa các tiến trình trong hệ thống. - Mô hình đa tiến trình cho phép mỗi tiến trình có thể tiến hành nhiều dòng xử lý đồng thời trong cùng một không gian địa chỉ nhằm thực hiện hiệu quả hơn trong một số trường hợp. - Bộ điều phối của hệ điều hành chịu áp dụng một giải thuật định thời điều phối thích hợp để chọn tiến trình thích hợp được sử dụng CPU, và bộ phân phối sẻ chuyển giao CPU cho tiến trình này. - Các giải thuật định thời thông dụng: FIFO, RR, SJF,.. _- Một số tiến trình trong hệ thống có nhu cầu trao đổi thông tin để phối hợp hoạt động, do mỗi tiến trình có một không gian địa chỉ độc lập nên việc lien lạc chỉ có thể hoạt động thông qua cơ chế do HĐH cung cấp. - Miền găng là đoạn lệnh trong chương trình có khả năng phát dinh mâu thuẫn truy xuất. Để không xảy ra mâu thuận truy xuất, cần đảm bảo tại một thời điểm chỏ có một tiến trình vào đoạn găng. - Các giải pháp đồng bộ hoá do các lập trình viên xây dựng không được ưa chuộng vì phải tiêu thụ CPU trong thời gian chờ vào miền găng và khó mở rộng. Thay vì đó lập trinh viên có thể sử dụng các cơ chế của hệ điều hành hany trình biên dịch,.. - Tắc nghẽn là tình trạng xảy ra trong một tập các tiến trình nếu có hay nhiều hơn các tiến trình chờ đợi vô hạn một tập các sự kiện bởi một tiến trình cũng đang chờ khác tron tập các tiến trình này. 2.Khuyết điểm Trong chương trình yêu cầu nghiên cứu 5 giải thuật định thời nhưng do thời gian cũng như kiến thức có hạn nên mới nghiên cứu 3 trong 5 giải thuật và chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu chi tiết vào từng giải thuật cụ thể. PHỤ LỤC 1. Giớ thiệu void CPU(); int Color=0; int STT=0; int x_next,y_next; int N=0; //So tien trinh char *CL,*MSG; class T_trinh { public: int tgxl; //Thoi gian xu ly tien trinh int tgcl; //Thoi gian con lai cua Tien trinh int color; //Mau bieu dien tien trinh int block; //Trang thai cua tien trinh int x,y; //Toa do tien trinh int stt; T_trinh() { tgxl=0; block=0; do tgxl=random(MAX_tgxl); while (tgxl<1); tgcl=tgxl; Color++; Color=Color%16; if(Color==BLACK) Color++; color=Color; stt=++STT; } void Display() { gotoxy(X+x,Y-y); textcolor(color); for(int i=1;i<=tgcl;i++) cprintf("Û"); CPU(); } }; ////////////////////////////////////////////////////// void Display(T_trinh *); void Delete(T_trinh *); void slide_str(char *s,int color); void slide_str(char *s,int color) { textcolor(color); for(int i=0;i<=strlen(s);i++) { cprintf("%c",s[i]); delay(20); } textcolor(15); } /////////////////////////////////// void splash_screen() { clrscr(); printf("\n\n\n\n\n\n\n\n\n"); slide_str(" ****************************************",7); printf("\n\n"); slide_str(" Bai tap : Viet CT mo phong cac giai thuat dinh thoi ",LIGHTRED); printf("\n"); slide_str(" Sinh vien thuc hien:1.Tran Van Trung ",GREEN); printf("\n"); slide_str(" Lop : 03T3 ",GREEN); printf("\n\n"); slide_str(" ****************************************",7); printf("\n\n"); slide_str(" NHAN PHIM BAT KY DE TIEP TUC",2); getch(); } 2. Chiến lược SJF void Chien_luoc_SJF(T_trinh *a) { int t; for(int i=0;i<N;i++) for(int j=i+1;j<N;j++) if(a[i].tgcl > a[j].tgcl) { t=a[i].tgxl;a[i].tgxl=a[j].tgxl;a[j].tgxl=t; t=a[i].tgcl;a[i].tgcl=a[j].tgcl;a[j].tgcl=t; t=a[i].color;a[i].color=a[j].color;a[j].color=t; t=a[i].block;a[i].block=a[j].block;a[j].block=t; t=a[i].stt;a[i].stt=a[j].stt;a[j].stt=t; } } 3. Chiến lược RR void Vong(T_trinh *a) { int i; T_trinh t; t=a[0]; for(i=0;i<N-1;i++) a[i]=a[i+1]; a[N-1]=t; } ////////////////////////////////////////////////////////////////////////// void Up_date(T_trinh *a) { int i,y; i=1; x_next=a[0].x; y_next=a[0].y; for(i=1;i<N;i++) { if(a[i].tgcl<=x_next) { a[i].x=x_next-a[i].tgcl; a[i].y=y_next; } else { a[i].x=0; a[i].y=y_next+1; } x_next=a[i].x; y_next=a[i].y; } } /////////////////////////////////////////////////////////// void Process(T_trinh *a,int mode) { //mode la kieu xu ly tien trinh: 0:FIFO,SJF 1:RR int qt=0; if(a[0].x<40) a[0].x++; if (N==1) { if(a[0].x==40) { if(a[0].block==0) if(mode==0) while(a[0].tgcl) { a[0].tgcl--; Display(a); gotoxy(50,22);cprintf("Dang xu ly tien trinh P%d",a[0].stt); delay(100); } else { if(a[0].tgcl<Quantumn) qt=a[0].tgcl; else qt=Quantumn; while(qt) { a[0].tgcl--; Display(a); gotoxy(50,22);cprintf("Dang xu ly tien trinh P%d",a[0].stt); qt--; delay(100); } } a[0].x=40-a[0].tgcl; a[0].y=0; } } else { if(a[0].x==40) { if(a[0].block==0) if(mode==0) while(a[0].tgcl) { a[0].tgcl--; Display(a); gotoxy(50,22);cprintf(" Dang xu ly tien trinh P%d", a[0].stt); delay(100); } else { if(a[0].tgcl<Quantumn) qt=a[0].tgcl; else qt=Quantumn; while(qt) { a[0].tgcl--; Display(a); gotoxy(50,22);cprintf("Dang xu ly tien trinh P%d", a[0].stt); qt--; delay(100); } } if(a[0].tgcl==0) Delete(a); else if(N>1) Vong(a); } Up_date(a); } Display(a); } /////////////////////////////////////////////////////////////////////////// void Insert_T_trinh(T_trinh *a) { T_trinh *t; t=new T_trinh; a[N]=t[0]; N++; delete []t; } void Menu(int) { gotoxy(1,1);cprintf("Chon cong viec: "); gotoxy(1,2);cprintf("B. Block tien trinh dang xu ly. "); gotoxy(1,3);cprintf("U. Unblock. "); gotoxy(1,4);cprintf("R. Sinh them mot tien trinh moi."); gotoxy(1,5);cprintf("Q. Ket thuc. "); } ////////////////////////////////////////////////////////////////////////// T_trinh* Init() { randomize(); N=0; STT=0; while(N==0)N=random(MAX_T_trinh); T_trinh *a=new T_trinh[N]; a[0].x=a[0].y=0; Up_date(a); Display(a); return a; }; /////////////////////////////////////////////////////////////////////////// int main() { char ch,ch1; int i,k=1; splash_screen(); randomize(); T_trinh *a; while(1) { k=1; CL=NULL; delete[]a; a=Init(); ch=Menu(); switch (ch) { case '0':return 0; case '1': Display(a); while (k) { CL="CHIEN LUOC FIFO"; if(kbhit()) { ch1=getch(); switch (ch1) { case 'b': case 'B':a[0].block=1; break; case 'u': case 'U': for(i=0;i<N;i++) if(a[i].block==1){a[i].block=0;break;} break; case 'r': case 'R': Insert_T_trinh(a); Up_date(a); break; case 'q': case 'Q':k=0;break; } } Process(a,0); delay(100); } break; case '2': CL="CHIEN LUOC SJF"; Chien_luoc_SJF(a); Display(a); while (k) { if(kbhit()) { ch1=getch(); switch (ch1) { case 'b': case 'B':a[0].block=1; break; case 'u': case 'U': for(i=0;i<N;i++) if(a[i].block==1){a[i].block=0;break;} break; case 'r': case 'R': Insert_T_trinh(a); Chien_luoc_SJF(a); Up_date(a); break; case 'q': case 'Q':k=0;break; } } Process(a,0); delay(100); } break; case '3': CL="CHIEN LUOC RR"; Display(a); while (k) { if(kbhit()) { ch1=getch(); switch (ch1) { case 'b': case 'B':a[0].block=1; break; case 'u': case 'U': for(i=0;i<N;i++) if(a[i].block==1){a[i].block=0;break;} break; case 'r': case 'R': Insert_T_trinh(a); Up_date(a); break; case 'q': case 'Q':k=0;break; } } Process(a,1); delay(100); } break; } } delete[] a; return 0; } TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình hệ điều hành, tác giải Lê Văn Sơn ( Trường ĐHBK ĐÀ NẴNG.) 2. Giáo trình hệ điều hành nâng cao, tác giả Trần Hạnh Nhi ( ĐHQG TPHCM) 3. Hệ điều hành, tác giả Lê Trung Dũng ( NXBGD ) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docViết chương trình mô phỏng các giải thuật định thời FIFO, SJF, RR,.doc