Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I . 2
HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á – ASEAN . 2
PHẦN II . 3
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VÀ ASEAN 1986– 1995 . 3
I. Đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1986 - 1991 3
1. Bối cảnh lịch sử 3
1.1 Thế giới: . 3
1.2. Khu vực Đông Nam Á 4
(*) Đánh giá 4
2. Đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1986-1991 5
3. Những bước tiến trong quan hệ Việt Nam - ASEAN 6
(*) Đánh giá .7
II. Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1992 – 1995 8
1. Bối cảnh lịch sử 8
1.1. Thế giới 8
1.2. Khu vực Đông Nam Á 8
(*) Đánh giá . 9
2. Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1992 - 1995 . 9
3. Những thành tựu trong việc triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1992 – 1995 10
(*) Đánh giá . 12
PHẦN III 13
Ý NGHĨA CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN 13
I. ĐỐI VỚI ASEAN 13
II. ĐỐI VỚI VIỆT NAM . 14
TỔNG KẾT 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 16
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc đấu tranh ngoại giao của chúng ta thời kì đổi mới đều tập trung vào nhiệm vụ trọng điểm là phá thế bao vây cô lập, bảo vệ và giữ vững nền hòa bình dân tộc. Tư tưởng tiến bộ của Đại hội Đảng VI, đặc biệt là Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị đã mở đầu cho quá trình đổi mới chính sách đối ngoại và ngoại giao, đặc biệt là chính sách đối ngoại với các nước láng giềng và khu vực. Đó là đường lối độc lập, tự chủ, “đa dạng hóa”, “đa phương hóa” quan hệ, mở rộng theo tinh thần “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Việc đổi mới mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt là việc cải thiện đẩy mạnh quan hệ với ASEAN giai đoạn 1986 – 1995 đã đem lại cho Việt Nam một vị thế mới trên trường quốc tế. Đến năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN có phải là kết quả tất yếu xuất phát từ lợi ích hai bên? Bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu quan hệ Việt Nam – ASEAN trong bối cảnh tình hình thế giới cũng như chuyển biến sâu sắc củaViệt Nam, xuất phát từ năm 1986 đến năm 1995, được coi là thời kì mở đầu cho sự phát triển hợp tác quốc tế và liên minh khu vực của Việt Nam.
18 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Việt Nam – Asean 1986 – 1995 mở đầu thời kì hợp tác hai bên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao Việt Nam
Tiểu luận
Chính sách đối ngoại Việt Nam II
VIỆT NAM – ASEAN 1986 – 1995
MỞ ĐẦU THỜI KÌ HỢP TÁC HAI BÊN
Họ và tên: Vũ Thùy Anh (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Lan Hương
Nguyễn Ngọc Trang
Lớp: CT36H
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2011`Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc đấu tranh ngoại giao của chúng ta thời kì đổi mới đều tập trung vào nhiệm vụ trọng điểm là phá thế bao vây cô lập, bảo vệ và giữ vững nền hòa bình dân tộc. Tư tưởng tiến bộ của Đại hội Đảng VI, đặc biệt là Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị đã mở đầu cho quá trình đổi mới chính sách đối ngoại và ngoại giao, đặc biệt là chính sách đối ngoại với các nước láng giềng và khu vực. Đó là đường lối độc lập, tự chủ, “đa dạng hóa”, “đa phương hóa” quan hệ, mở rộng theo tinh thần “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Việc đổi mới mở rộng quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, đặc biệt là việc cải thiện đẩy mạnh quan hệ với ASEAN giai đoạn 1986 – 1995 đã đem lại cho Việt Nam một vị thế mới trên trường quốc tế. Đến năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN có phải là kết quả tất yếu xuất phát từ lợi ích hai bên? Bài tiểu luận này sẽ nghiên cứu quan hệ Việt Nam – ASEAN trong bối cảnh tình hình thế giới cũng như chuyển biến sâu sắc củaViệt Nam, xuất phát từ năm 1986 đến năm 1995, được coi là thời kì mở đầu cho sự phát triển hợp tác quốc tế và liên minh khu vực của Việt Nam.
PHẦN I
HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á – ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( Association of Southeast Asian Nations – ASEAN ) là một tổ chức liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. ASEAN được thành lập vào ngày 8/8/1967 với 5 sáng lập viên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp hội này. Đến năm 1999, ASEAN đã kết nạp tất cả 10 quốc gia thành viên thuộc khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay ASEAN đang thúc đẩy các chương trình hợp tác phát triển như Khu vực tự do thương mai ASEAN ( AFTA), Khu vực đầu tư ASEAN ( AIA), Chương trình phát triển lưu vực sông Mekong… Ngoài ra, ASEAN có quan hệ hợp tác, đối thoại với rất nhiều nước ngoài khu vực thông qua các cơ chế đàm thoại như Diễn đàn khu vực ASEAN ( ARF), ASEAN+3… Hầu hết các nước ASEAN đều tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác khu vực khác như Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ( APEC ), Hội nghị Á – Âu ( ASEM), Diễn đàn Châu Á – Mỹ Latinh ( EALAF)…
PHẦN II
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VÀ ASEAN 1986– 1995
Theo bài viết “Bàn về phân tích chính sách đối ngoại” của PGS. TS. Dương Văn Quảng, chính sách đối ngoại là sự phản ứng của quốc gia đối với thời cuộc nhằm bảo vệ lợi ích dân tộc. “Thời cuộc” ở đây có thể hiểu là “môi trường quốc tế”. Chính sách đối ngoại của mọi chủ thể bao giờ cũng được xác định và chỉ có giá trị trong một thời gian và không gian nhất định, đồng nghĩa với việc “môi trường quốc tế” thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của chính sách đối ngoại.
Đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1986 - 1991
Bối cảnh lịch sử
. Thế giới:
Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển nhanh chóng đã tác động mạnh mẽ đến chiến lược phát triển của các quốc gia, nhịp độ phát triển của lịch sử và con người. Lực lượng sản xuất phát triển nhanh, thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa. Các quốc gia giờ đây phải điều chỉnh lại chính sách, giảm chạy đua vũ trang, chi phí phục vụ cho quốc phòng và quân sự. Trong giai đoạn này, trọng tâm trong chiến lược phát triển của các quốc gia là củng cố bộ máy nội bộ, tập trung tiềm lực phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh cải thiện quan hệ quốc tế để khẳng định vị thế của quốc gia. Xu thế chung trong quan hệ quốc tế thời kì này là “đối thoại và hòa dịu”. Quốc gia nào sớm thích ứng sự thay đổi thời cuộc này sẽ nhanh chóng phát triển, còn nếu trì trệ, cố chấp theo lối suy nghĩ cũ sẽ chỉ làm quốc gia dậm chân tại chỗ, hoặc thậm chí có những bước thụt lùi so với tốc độ phát triển chung của thế giới.
Khu vực Đông Nam Á
Sau nhiều đợt rút quân của Việt Nam ra khỏi Campuchia, từ nửa sau những năm 80, vấn đề Campuchia đã bớt căng thẳng hơn trong quan hệ quốc tế. Các nước ASEAN cũng mong muốn tìm một giải pháp thương lượng để giải quyết vấn đề Campuchia cho tình hình khu vực được ổn định. Các quốc gia đã bắt đầu tiến hành điều chỉnh chính sách của mình theo hướng giảm đối đầu sang đối thoại, từng bước giải quyết vấn đề Campuchia, tiến đến xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển. Các cường quốc Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc cũng dần dần có những biến chuyển mới trong chính sách về vấn đề Campuchia.
(*) Đánh giá :
Trong giai đoạn 1986 – 1991, các quốc gia đều nhận thức được sự biến chuyển mạnh mẽ của thế giới và ảnh hưởng của nó đến lợi ích của quốc gia mình. Vì vậy vấn đề cần phải thay đổi toàn diện chính sách của mình từ kinh tế, khoa học kỹ thuật đến chính sách đối ngoại là hết sức cần thiết. Trong công cuộc đổi mới đất nước, nhân tố quốc tế - thời đại đóng vai trò quan trọng. Các quốc gia đưa vấn đề đẩy mạnh tăng cường quan hệ quốc tế với các nước láng giềng và khu vực lên hàng đầu trong chính sách phát triển đất nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung của thế giới. Sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo và khởi xướng trong Đại hội Đảng lần thứ VI ( tháng 12/1986) đã thu được nhiều thành tựu có ý nghĩa lịch sử. “Đây là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước từ kinh tế - xã hội đến chính trị và cả trong tư duy đối ngoại.” ( “Về vấn đề đổi mới tư duy trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam” – Vũ Dương Huân).
Thực chất trở ngại giữa quan hệ Việt Nam – ASEAN trong giai đoạn trước khi đổi mới tư duy là do những nghi ngại, hiểu lầm về đe dọa an ninh, không phải vấn đề về chế độ chính trị và ý thức hệ. Hơn nữa, giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á còn có những điểm gần gũi về lịch sử, địa lý cũng như văn hóa xã hội, và cùng hướng về một mục tiêu chung là làm cho Đông Nam Á sớm trở thành một khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. Chính vì thế mà ASEAN đã là những nước đầu tiên đi vào cải thiện quan hệ với Việt Nam ngay từ năm 1990 khi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia và vấn đề Campuchia có giải pháp.
Đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1986-1991
Đại hội Đảng VI tháng 12/1986, dựa trên phân tích tình hình thế giới, khu vực và thực trạng đất nước, cùng với đổi mới tư duy về kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước đổi mới tư duy về đối ngoại. Trước hết là ta đã tiến hành đổi mới công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá những chuyển biến của tình hình thế giới và quan hệ quốc tế. Đồng thời tư duy về các cặp quan hệ như giữa lợi ích quốc gia và nghĩa vụ quốc tế, giữa an ninh và phát triển, giữa hợp tác và đấu tranh cũng đã thay đổi. Nói cho cùng đổi mới tư duy đối ngoại bao gồm đổi mới tư duy cho kịp với những phát triển nhanh chóng của tình hình thế giới và việc kết hợp sức mạnh của thời đại trong điều kiện mới của tình hình thế giới.
Với chủ đề “giữ vững hòa bình phát triển kinh tế”, Nghị quyết 13 nhấn mạnh nhiệm vụ ngoại giao là phục vụ ổn định chính trị, ưu tiên phát triển kinh tế là hàng đầu, đồng thời bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết cũng đưa ra các chủ trương cụ thể để thực hiện việc chuyển hướng đối ngoại, trong đó việc sắp xếp các đối tượng quan hệ có một vai trò quan trọng, đặc biệt là góp phần giải quyết vấn đề Campuchia, cải thiện quan hệ với các nước ASEAN.
Về vấn đề Campuchia, Nghị quyết 13 nêu rõ: “Chính phủ ta chủ trương tiếp tục rút quân tình nguyện Việt Nam khỏi Campuchia, đồng thời sẵn sàng hợp tác với tất cả các bên để đi tới giải pháp chính trị đúng đắn về Campuchia”. Trước đó tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ba nước ngày 16/8/1985 chúng ta tuyên bố quân tình nguyện Việt Nam sẽ tiếp tục rút dần hàng năm và sẽ rút hết vào đầu năm 1990. Trên thực tế, Việt Nam đã rút hết quân khỏi Campuchia ngày 26/9/1989 trước thời hạn đưa ra. Việc này đã làm thay đổi tính chất của vấn đề Campuchia, đồng thời đẩy nhanh giải pháp chính trị cho Campuchia. Chính sách đúng đắn lúc đó của Việt Nam cùng sự phối hợp chặt chẽ của Lào và Campuchia đã dẫn tới đối thoại tìm giải pháp cho vấn đề Campuchia giữa Việt Nam. Việt Nam cũng tham gia Hội nghị Paris về Campuchia họp từ ngày 30 tháng 7 đến 30 tháng 8 năm 1989, nhưng đáng tiếc hội nghị này đã không đi đến kết quả cuối cùng.
Đại hội VI cũng đã thể hiện thiện chí, mong muốn của Đảng và nhân dân Việt Nam đối với việc tạo lập môi trường hòa bình ở Đông Nam Á: “Chúng ta mong muốn và sẵn sàng cùng các nước trong khu vực thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, xây dựng Đông Nam Á, thiết lập quan hệ cùng tồn tại hòa bình, ổn định và hợp tác…” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện đại hội VI tr. 108). Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị nhấn mạnh tăng cường liên minh 3 nước Đông Dương làm đối trọng với các nước ASEAN. Đồng thời chúng ta cũng khẳng định không đối lập ba nước Đông Dương Việt Nam, Lào, Campuchia xã hội chủ nghĩa với nhóm nước ASEAN tư bản chủ nghĩa. Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng nêu rõ Việt Nam cần có chính sách toàn diện với Đông Nam Á. Trước hết là tăng cường quan hệ hợp tác về nhiều mặt với Indonesia, phá vỡ bế tắc trong quan hệ với Thái Lan, mở rộng quan hệ hợp tác về kinh tế, khoa học-kĩ thuật, văn hóa với các nước trong khu vực, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa nước ta với các nước này bằng thương lượng, thúc đẩy việc xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác.
Những bước tiến trong quan hệ Việt Nam - ASEAN
Trước những biểu hiện bằng hành động tích cực của Viêt Nam, vấn đề Campuchia dần được giải quyết và đi đến kết thúc. Đến ngày 23 tháng 10 năm 1991, các văn kiện về giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Campuchia được kí kết, đánh dấu sự giải quyết triệt để vấn đề Campuchia. “Kể từ giai đoạn này, các nước ASEAN tách dần khỏi lập trường của Trung Quốc về vấn đề Campuchia, vượt qua chính sách bao vây cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam để đi vào cải thiện quan hệ với Việt Nam – Đông Dương”. (Chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao thời kì đầu đổi mới – Vũ Dương Huân).
Thực tế thực hiện chủ trương dùng phương pháp thương lượng để giải quyết các vấn đề ở Đông Nam Á, xây dựng khu vực Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và hợp tác, Việt Nam đã tích cực cho việc thiết lập quan hệ đối ngoại với các nước ASEAN và gia nhập vào tổ chức. Việt Nam đã mời ngoại trưởng Indonesia sang thăm và kí Thông cáo chung tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/ 7/1987, vừa khai thông quan hệ song phương, vừa xây dựng khu vực hòa bình, ổn định và phát triển. Vào những năm tiếp đó, từ hai phía Việt Nam và ASEAN đều có những hành động thiện chí thể hiện tinh thần mong muốn Việt Nam sớm gia nhập vào tổ chức.
Đặc biệt trong năm 1991, thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đi thăm hữu nghị một số nước ASEAN như Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Singapore. Tại các chuyến thăm viếng này, Việt Nam đã kí kết một số hiệp định về hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp, cao su và dầu khí. Ngày 16/11/1991 Singapore bãi bỏ lệnh cấm đầu tư vào Việt Nam.
(*) Đánh giá:
Có thể thấy, chúng ta đã giải quyết được vấn đề Campuchia trên cơ sở giữ vững một số thành quả của cách mạng Campuchia. Cũng nhờ đó, công tác ngoại giao với đường lối đối ngoại “đa phương hóa, đa dạng hóa” kịp thời, phù hợp với tình hình và hoàn cảnh lúc bấy giờ đã góp phần từng bước đưa nước ta thoát khỏi sự bao vây cấm vận về kinh tế và cô lập về chính trị, khai thông quan hệ với các nước ASEAN cũng như tạo được bối cảnh hòa bình ở khu vực, tiến tới ổn định để tập trung phát triển kinh tế. Như vậy, “những thành tựu đối ngoại thời kì đầu đổi mới này sẽ tạo đà cho những thắng lợi lớn hơn ở thời kỳ tiếp theo”.
Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1992 – 1995
Bối cảnh lịch sử
Thế giới
Sau những biến động ở Đông Âu và Liên Xô năm 1989 – 1991, bàn cờ chính trị quốc tế có nhiều biến động lớn, một trật tự thế giới mới dần dần được hình thành thay thế cho “trật tự thế giới hai cực” trước đây. “Trật tự thế giới đa cực” mới hình thành đã làm xuất hiện một số đặc điểm và xu thế phát triển mới. Nhiều vấn đề toàn cầu nảy sinh đòi hỏi có sự hợp tác của tất cả các nước để giải quyết. Bên cạnh đó, xu thế liên kết khu vực đi đôi với xu thế toàn cầu hóa phát triển nhanh. Sự ra đời của nhiều tổ chức kinh tế khu vực càng chứng tỏ ngoại giao đa phương ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống quốc tế. Đây là cơ hội để các nước vừa và nhỏ tham gia góp tiếng nói chung cùng giải quyết, đồng thời bảo vệ những lợi ích sống còn của quốc gia mình.
Một thời kỳ mới được mở ra trong quan hệ quốc tế, trong đó tất cả các quốc gia, dân tộc đều đang đứng trước những thử thách, những thời cơ đưa vận mệnh đất nước mình tiến lên kịp với thời đại mới. Thị trường thế giới trở thành một khối thống nhất và liên kết, hội nhập kinh tế trở thành xu thế tất yếu.
Khu vực Đông Nam Á
Hiệp định Pari về Campuchia được kí ngày 23/10/1991. Sau đó, tổng tuyển cử được tiến hành vào tháng 6/1993 đã bầu ra Quốc hội mới và Chính phủ Liên hiệp hai Đảng ở Campuchia được thành lập. Cũng trong năm 1993, Mỹ đã rút khỏi hai căn cứ không quân Clác và hải quân Xubích ở Philippines. Những diễn biến mới đã tạo cho Đông Nam Á một hoàn cảnh mới, một điều kiện mới – Đông Nam Á không còn căn cứ quân sự và quân đội nước ngoài, không còn đối đầu. Các nước trong khu vực có điều kiện để hội nhập, hợp tác cùng nhau phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa bình, độc lập, ổn định và phát triển, tiến tới xây dựng tổ chức ASEAN ngày một lớn mạnh và khu vực không có vũ khí hạt nhân.
Hơn nữa, Đông Nam Á nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năng động, tiếp tục phát triển với tốc độ cao hơn các khu vực khác. Đây là một thuận lợi mới cho các nước trong khu vực Đông Nam Á.
(*) Đánh giá:
Sang đến giai đoạn 1992 – 1995, cục diện thế giới thay đổi mạnh mẽ. Sự sụp đổ của “người anh cả” Liên Xô đã có tác động ít nhiều đến tình hình Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa. Nếu như trước đây, Việt Nam luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ Liên Xô thì nay đã không còn. Tuy rằng ta đã chuẩn bị tinh thần để đón nhận điều này nhưng cũng không thể tránh khỏi những khó khăn bước đầu.
Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa và liên kết khu vực đang phát triển vì vậy Việt Nam mở rộng tăng cường quan hệ hợp tác với các nước láng giềng và khu vực, từng bước bình thường hóa quan hệ với những nước lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc. Trong giai đoạn này, quan hệ Việt Nam – ASEAN đã bước sang một trang mới.
Chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN 1992 - 1995
Như đã nói ở trên, từ những năm đầu đổi mới quan hệ Việt Nam – ASEAN bước vào giai đoạn “đối thoại, hợp tác và đấu tranh trong cùng tồn tại và hòa bình”. Đến những năm đầu 1990, quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khối ASEAN đã được cải thiện rõ rệt và có những chiều hướng tích cực. Chính sách đối ngoại của nhà nước ta đối với ASEAN cũng rõ ràng hơn thời kì trước. Hội nghị Trung ương 3 (6/1992) khẳng định tư tưởng chủ đạo trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là “giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cùng diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng ta có quan hệ”.
Năm 1993, đẩy mạnh đường lối đối ngoại chú trọng quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, Việt Nam công bố “Chính sách bốn điểm mới của Việt Nam đối với khu vực”. Trong đó thể hiện nhất quán quan điểm “tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như với Hiệp hội các nước Đông Nam Á với tư cách là một tổ chức khu vực”. Đồng thời Việt Nam cũng bày tỏ mong muốn “sẵn sàng gia nhập ASEAN vào thời điểm thích hợp”. Cũng từ năm 1993, ASEAN đã lập cơ chế họp hiệp thương giữa Việt Nam và ASEAN, chứng tỏ sự tiến thêm một bước chuẩn bị cho việc Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức này.
Năm 1995 quan hệ song phương và đa phương giữa Việt Nam – ASEAN đã bước sang giai đoạn mới, giai đoạn Việt Nam và ASEAN hoàn tất những thủ tục để Việt Nam tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Có thể nói việc nước ta gia nhập ASEAN có lợi cho xu thế chung là hòa bình và hợp tác. Việc đó không gây trở ngại mà còn hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa mở rộng hơn nữa quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước theo khẩu hiệu: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
Những thành tựu trong việc triển khai chính sách đối ngoại Việt Nam – ASEAN giai đoạn 1992 – 1995
Hội nghị cấp cao lần thứ 4 tại Singapore thể hiện bước chuyển biến mới về chính sách đối ngoại của các nước ASEAN đối với Việt Nam. Hội nghị chính thức bày tỏ thái độ hoan nghênh Việt Nam ký Hiệp ước Bali, mở đường cho quá trình Việt Nam tham gia ASEAN. Chính vì thế trong năm 1992 quan hệ Việt Nam – ASEAN sôi động hẳn lên. Phía Việt Nam tiếp tục có những hành động tích cực đáp lại thiện chí của các nước ASEAN, góp phần quan trọng để tạo sự tin tưởng của các nước ASEAN trong quan hệ với Việt Nam.
Trong 3 tháng đầu năm 1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã liên tục tiến hành những chuyến viếng thăm hữu nghị đến các nước Malaysia, Brunei và Philippines. Phía Việt Nam khẳng định hướng ưu tiên của chính sách đối ngoại là tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, đặc biệt là đối với các nước láng giềng. Đến cuối năm 1992, Việt Nam đã kí với các nước ASEAN gần 40 hiệp định về kinh tế.
Năm 1994 quan hệ Việt Nam – ASEAN tiếp tục được cải thiện và phát triển về chiều rộng và chiều sâu. Lãnh đạo ta và lãnh đạo các nước ASEAN liên tiếp tiến hành các chuyến thăm viếng lẫn nhau, góp phần gia tăng sự hiểu biết và tin cậy. Đặc biệt trong tháng 3 năm 1994 đã diễn ra bốn chuyến thăm hữu nghị của các nguyên thủ quốc gia Việt Nam – ASEAN.
Ngày 17/10/1994 Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã gửi thư tới Bộ trưởng Ngoại giao Brunei, Chủ tịch đương nhiệm Uỷ ban thường trực ASEAN chính thức đặt vấn đề Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á . Quyết định này của Việt Nam được các nước hoan nghênh. Đồng chí Vũ Khoan đã đánh giá rằng “Sự kiện này phù hợp với xu thế khu vực hóa đang diễn ra trên thế giới cũng như ở khu vực, đáp ứng lợi ích của cả nước ta và ASEAN là cần có môi trường hòa bình, ổn định và đẩy mạnh hợp tác vì lợi ích phát triển, trùng với ý nguyện của nhân dân các nước”.
Ngày 28/7/1995 tại Bandar Seri Begawan, thủ đô Brunei Darussalam, đã diễn ra lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành viên chính thức và đầy đủ của ASEAN.
Tuy ASEAN là một tổ chức tập hợp các quốc gia rất đa dạng, chênh lệch nhau rất lớn về dân số, trình độ phát triển kinh tế, nhưng với tư cách là thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam nhanh chóng hòa nhập vào các hoạt động của tổ chức này. Ủy ban quốc gia ASEAN Việt Nam đã được thành lập để điều hành hoạt động của tổ chức, ban ngành, đơn vị trong nước hợp tác với ASEAN. Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị thành lập các bộ phận chuyên trách về hợp tác với ASEAN. Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam gia nhập Phòng Thương mại và công nghiệp ASEAN. Bộ Giao thông nước ta ký “Bản thỏa thuận hợp tác giao thông vận tải giữa các nước ASEAN”. Cũng từ đó, Việt Nam đã dần dần tạo ra vị thế vững chắc cho mình trong tổ chức này.
(*) Đánh giá:
“Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã mở ra một trang sử mới ở khu vực Đông Nam Á và quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia khu vực”. Mở rộng quan hệ hữu nghị và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với các nước trong ASEAN là một chủ trương đúng đắn và phù hợp với thực tiễn của Đảng ta. Việt Nam đã tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhiều quốc gia trên thế giới, nhanh chóng tiến hành hội nhập khu vực và quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đất nước.
PHẦN III
Ý NGHĨA CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP ASEAN
Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN là năm đánh dấu sự phát triển của quan hệ Việt Nam – ASEAN.
ĐỐI VỚI ASEAN
Về phía ASEAN, việc Việt Nam gia nhập tổ chức này có những ý nghĩa hết sức quan trọng.
Trước hết, việc Việt Nam gia nhập ASEAN giúp cho phương châm hoạt động của ASEAN giờ đây mới thực sự khả thi. Nếu như quan sát trên bản đồ khu vực Đông Nam Á, ta có thể dễ dàng nhận ra vị trí địa lý mang tính chiến lược của Việt Nam. Là một quốc gia nằm ở vùng bán đảo Đông Dương, với đường bờ biển dài, đồng thời có đường biên giới giáp với Lào và Campuchia, Việt Nam luôn có vị thế và ảnh hưởng nhất định đến khu vực Đông Nam Á. Vậy nên nếu như tổ chức ASEAN thiếu đi Việt Nam sẽ không đại diện cho lợi ích toàn khu vực, đồng thời mất đi tiếng nói và ưu thế của mình. Thật vậy, trước năm 1995, ASEAN chưa thực sự gây được ảnh hưởng trên trường quốc tế. Cho dù khi đó ASEAN đã tập hợp được 6 nước thành viên, nhưng tổ chức này vẫn chưa đại diện cho khu vực Đông Nam Á.
Hơn nữa, lúc này, ASEAN đã mất đi chỗ dựa truyền thống về an ninh là Hoa Kỳ. Giải pháp cho ASEAN lúc này là vừa mở rộng quan hệ vừa tăng cường hợp tác trong khu vực, nhằm gìn giữ hòa bình, ổn định , phát triển kinh tế cho bản thân khu vực, tạo thế với bên ngoài. Vậy nên việc kết nạp thêm thành viên, đặc biệt là một quốc gia có tầm ảnh hưởng như Việt Nam là mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN.
Trong cuộc họp giữa các nước ASEAN, một quan chức cấp cao đã phát biểu rằng “…giờ đây ASEAN sẵn sàng chìa bàn tay hữu nghị với Việt Nam bất chấp họ nói gì về chúng ta”. Đồng thời vấn đề Campuchia được giải quyết cũng xóa tan hoàn toàn mọi mâu thuẫn từ trước đến nay, mở ra một thời kì hợp tác phát triển cùng tổn tại cho Việt Nam và ASEAN.
ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Việc gia nhập ASEAN đã và đang đem lại cho Việt Nam một môi trường ổn định, hòa nhập với cộng đồng quốc tế và khu vực nhằm phát triển đất nước. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, lợi ích quốc gia không chỉ dừng lại ở việc đặt vấn đề an ninh lên hàng đầu mà thêm vào đó là vấn đề phát triển và ảnh hưởng. Ba lợi ích này có mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam có thêm những điều kiện mới để nâng cao vị thế của mình trên thế giới. ASEAN chính là cửa ngõ đầu tiên và then chốt cho tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của Việt Nam.
Việc ASEAN cam kết gìn giữ hòa bình ổn định ở Đông Nam Á, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình là nhân tố hết sức thuận lợi cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia, tập trung nguồn lực vào phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, trở thành thành viên chính thức của tổ chức ASEAN giúp thu hẹp sự khác biệt và tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, hạn chế những mặc cảm, nghi kị do lịch sử để lại.
Hơn nữa, khi đã gia nhập ASEAN, Việt Nam có quyền tham gia xây dựng chủ trương, đường lối chính sách và kế hoạch chung của Hiệp hội. Nhờ đó Việt Nam có thể tác động vào việc hướng Đông Nam Á thành khu vực phát triển phù hợp với lợi ích của Việt Nam và các thành viên khác trong ASEAN.
TỔNG KẾT
Năm 1995 có thể coi là một năm thành công trong công tác đối ngoại của ngoại giao Việt Nam. Việc trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã mở rộng con đường hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đây là nhu cầu tất yếu từ cả hai phía Việt Nam và ASEAN. Nếu như thiếu đi nước thành viên Việt Nam, ASEAN không thể trở thành tổ chức khu vực có chỗ đứng như hiện nay. Những ý tưởng về các diễn đàn khu vực ARF, APEC… của Việt Nam được đánh giá cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức. Còn về phía Việt Nam, nếu như bỏ qua cơ hội gia nhập Hiệp hội ASEAN, Việt Nam sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc hội nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới.
Tóm lại, mở rộng quan hệ và tăng cường hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng và khu vực như ASEAN là chủ trương đúng đắn và phù hợp với thực tiễn của Đảng ta, nhằm tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhiều nước, nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc tế. Đồng thời việc làm này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đảm bảo cho sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
“Bước phát triển tư duy đối ngoại của Đảng trong quan hệ các nước láng giềng và khu vực thời kì đổi mới” – Nguyễn Thị Mai Hoa, trong “ Chính sách đối ngoại Việt Nam ( Tập II 1975 – 2006 )” – TS. Nguyễn Vũ Tùng.
“Về vấn đề đối mới tư duy trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam” – Vũ Dương Huân, trong “ Chính sách đối ngoại Việt Nam ( Tập II 1975 – 2006)” – TS. Nguyễn Vũ Tùng.
“ Việt Nam và ASEAN” – Vũ Khoan, trong “ Chính sách đối ngoại Việt Nam ( Tập II 1975 – 2006)” – TS. Nguyễn Vũ Tùng.
“ Chương III – Chính sách đối ngoại và hoạt động ngoại giao thời kì đầu đổi mới ( 1986 – 1991)”, trong “ Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới ( 1975 – 2002)” – TS. Vũ Dương Huân.
“ Chương IV - Triển khai toàn diện đường lối đối ngoại đổi mới ( 1991 – 1995)”, trong “ Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới ( 1975 – 2002)” – TS. Vũ Dương Huân.
“ Chương VI – Việt Nam với tổ chức ASEAN và các nước Đông Nam Á”, trong “ Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới ( 1975 – 2002)” – TS. Vũ Dương Huân.
“ Tương lai của các quan hệ giữa Việt Nam và các nước châu Á – Thái Bình Dương: tác động đến phát triển kinh tế của Việt Nam”, trong “ Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc” – Nguyễn Dy Niên.
“Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực Châu Á – Thái Bình Dương theo đường lối đổi mới của Đảng” – TS. Đinh Xuân Lý, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.
“ Những nhân tố thúc đẩy và hạn chế hợp tác an ninh chính trị Việt Nam – ASEAN trong 5 năm qua” – Ngô Duy Mạnh, trong “ Tạp chí Nghiên cứu quốc tế” - Số 03/6-2006.
“ Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng VII” – trang 108.
“ Lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 – 1995 ( quyển A )” – Nguyễn Anh Thái.
“Bàn về vấn đề Phân tích chính sách đối ngoại” – Dương Văn Quảng, trong “Tạp chí Nguyên cứu quốc tế” – Số 04/12-2010.
“Vai trò của Việt Nam trong ASEAN” – Trung tâm Dữ kiện – Tư liệu TTXVN, NXB Thông Tấn năm 2007.
Trang web : ệp_hội_các_quốc_gia_Đông_Nam_Á
Trang web :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Việt nam – asean 1986 – 1995 mở đầu thời kì hợp tác hai bên.doc