Định kỳ tổng kết quá trình hoạt động của công ty kịp thời khuyến khích những
người có phát minh sáng kiến đóng góp cho sự phát triển của công ty đồng thời nghiêm
khắc phê bình những hành vi sai trái làm cản trở sự đi lên của công ty. Làm tốt công tác
nhân sự là một nhân tố quan trọng giúp cho việc sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả
hơn, do vậy công ty cần xem xét nhân tố con người trong định hướng phát triển của
mình.
66 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6308 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Điện tử Hoàng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0 183.521 178.832
39
2. Phải trả người bán 164.102 10,8 542.529 22,7 972.206 32,7 378.427 429.677
3. Người mua trả trước 156.417 10,1 277.276 11,6 190.889 6,42 120.859 -86.387
4. Thuế và các khoản
phải nộp
-
460.819
30,4
6
-362.594 15,1
7
-350.147 11,7
8
98.225 12.447
5. Phải trả công nhân
viên
832.312 55,0 903.114 37,7
8
915.022 30,7
9
70.802 11.908
6. Phải trả phải nộp khác 380.302 25,1
4
396.259 16,5
8
441.371 14,8
5
15.957 45.112
Vốn lưu động tạm thời 1,512.6
35
100 2,380.42
6
100 2,972.01
5
100 867.791 591.589
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại điện tử
Hoàng Sơn.
Năm 2003, nợ ngắn hạn là 2.390.426 ngàn đồng, so với năm 2002 là 1.512.635
ngàn đồng, tăng 877.9791 ngàn đồng. Năm 2004, nợ ngắn hạn là 2.972.025 ngàn đồng,
so với năm 2003 là 2.390.426 ngàn đồng, đã tăng 581.599 ngàn đồng. Như vậy, nợ
ngắn hạn của công ty ở chiều hướng tăng lên và lý do tăng chủ yếu ở năm 2003 là tăng
nợ phải trả người bán, người mua trả trước và phải trả công nhân viên. Năm 2002, công
ty vay ngắn hạn 440.321 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 29,72% tổng nợ ngắn hạn . Năm
2003, vay ngắn hạn là 623.842 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 26,1%. Năm 2004 là 802.684
ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 27%. Như vậy, khoản vay ngắn hạn trong những năm 2003 -
2004 có chiều hướng tăng lên ở lượng tiền nhưng tỉ trọng giảm đi so với tổng vốn lưu
động tạm thời. Do vậy, việc chi phí vay và trả lãi tiền vay vẫn tăng lên đáng kể.
Khoản phải trả người bán ở năm 2002 là 164.102 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 10,8%,
sang năm 2003 đã đạt tới 542.529 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 22,7% và sang năm 2004
là 972.206 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 32,7%. Số tăng thêm trong những năm 2003 -
2004 là do công ty liên tiếp nhận được những hình thức tín dụng thương mại của các
đối tác làm ăn, của người cung cấp xong chưa phải thanh toán ngay.
Khoản người mua trả tiền trước tại thời điểm 31/12/2002 là 156.417 ngàn đồng,
chiếm 10,1% tăng thêm lên đến 277.276 ngàn đồng vào năm 2003 nhưng đến năm 2004
40
lại giảm đi còn 190.889 ngàn đồng. Nguyên nhân số tăng thêm năm 2003 là do các đơn
đặt hàng của công ty đã tăng lên, công ty nhận lắp đặt cho một số công trình lớn.
Năm 2004, các đơn đặt hàng giảm đi do công ty không ký kết được các dự án lớn
nữa mà chỉ nhận các đơn đặt hàng nhỏ.
Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước: Công ty đã có trách nhiệm làm tròn
nghĩa vụ với nhà nước, tại thời điểm năm 2002, công ty đã nộp ngân sách là 460.819
ngàn đồng, sang năm 2003 là 362.594 ngàn đồng, sang năm 2004 là 350.017 ngàn
đồng.
Vốn lưu động của công ty được tài trợ đáng kể từ khoản nợ phải trả công nhân viên,
vào năm 2002 là 832.312 ngàn đồng, đến năm 2003 tăng thêm 70.802 ngàn đồng và
sang năm 2004 tăng thêm là 11.908 ngàn đồng. Đây là nguồn tài trợ không phải trả
lương. Khoản tăng thêm này không lớn lắm, tuy nhiên, nếu công ty trì hoãn việc trả
lương sẽ làm giảm tinh thần làm việc của công nhân.
Tóm lại, việc huy động nguồn tài trợ cho vốn lưu động của công ty TNHH Thương
mại Điện tử Hoàng Sơn có chiều hướng tốt hơn, nhưng công ty nên khai thác thêm các
nguồn tài trợ có chi phí thấp hơn và cân đối cơ cấu vốn hợp lý hơn giữa nguồn vốn tạm
thời và nguồn vốn thường xuyên.
2.2. Tình hình quản lí và sử dụng vốn lưu động của công ty các năm 2002, 2003,
2004.
Bảng 6. Cơ cấu vốn lưu động của công ty năm 2002, 2003, 2004
Chỉ tiêu
2002 2003 2004
Chênh lệch
2003/200
2
2004/20
03
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I. Tiền 550.705 14,09 662.454 16,2 685.428 17,0
5
111.74
9
2,11 22.974 0,85
1. Tiền mặt 363.875 66,07 302.407 45,6
4
295.713 43,1
4
-
61.468
-
20,43
-6.694 -2,5
2. Tiền gửi ngân 186.830 33,93 360.047 54,3 389.715 56,8 173.21 20,42 29.668 2,5
41
hàng 5 5 7
II. Các khoản phải
thu
1,748.71
1
44,75 1,816.82
6
44,4
3
1,915.37
1
47,6
4
68.115 -0,32 98.545 3,21
1. Phải thu của
khách hàng
1,675.00
1
95,78 1,606.76
3
88,4
4
1,512.04
1
78,9
4
-
68.238
-7,34 -
94.722
-9,5
2. Thuế VAT được
khấu trừ
73.710 4,22 210.063 11,5
6
397.904 20,7
7
136.35
3
7,34 187.84
1
9,21
3. Phải thu khác 0.000 0.000 5.426 0,28 0.000 0 5.426 -
0,28
III. Hàng tồn kho 1,356.04
1
34,7 1,514.00
6
37,0
2
1,332.10
2
33,1
4
157.96
5
2,32 -
181.90
4
-
3,88
1. Hàng hoá 1.353.65
6
99,82 1.511.62
1
99,8
4
1.329.71
7
99,8
2
157.96
5
0,02 -
181.90
4
-
0,02
2. Công cụ dụng cụ 2.385 0,17 2.385 0,16 2.385 0,17 0.000 0,01 0.000 0,01
IV. TSLĐ khác 252.521 6,46 95.888 2,34 87.213 2,17 -
156.63
3
4,16 -8.675 -
0,17
1. Tạm ứng 152.001 60,19 56.473 58,8
9
48.201 55,2
6
-
95.528
-1,3 -8.272 -
3,62
2. Chi phí trả trước 100.520 39,81 39.415 41,1
6
39.012 44.7
3
-
61.105
1,29 -0.403 3,63
Tổng cộng 3,907.97
8
100 4,089.17
4
100 4,020.11
4
100 181.19
6
100 -
69.060
100
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại điện tử
Hoàng Sơn.
Theo số liệu trong bảng cho thấy, toàn bộ VLĐ của công ty ở thời điểm năm 2002
là 3.907.978 ngàn đồng trong đó bộ phận vốn bằng tiền là 550.705 ngàn đồng, chiếm tỉ
trọng 14,09%, các khoản phải thu là 1.748.711 ngàn đồng, tương ứng với tỉ trọng
44,75%. Hàng tồn kho 1.356.041 ngàn đồng, chiếm 34,7% và TSLĐ khác là 252.521
ngàn đồng. Cũng vẫn chỉ tiêu này, sang năm 2003 thì những con số đã thay đổi lần lượt
như sau: 4.089.174 ngàn đồng, đó là tổng số vốn của công ty, trong đó 662.454 dành
42
cho vốn bằng tiền với tỉ trọng 16,2%, các khoản phải thu tăng lên 1.816.826 ngàn đồng,
chiếm tỉ trọng là 44,43%, hàng tồn kho tăng lên 1.514.006 ngàn đồng, tỉ trọng là
37,02% và tài TSLĐ khác chiếm 95.888 ngàn đồng.
Đến năm 2004, các chỉ tiêu trên lại tiếp tục thay đổi, tổng số vốn lưu động của công
ty giảm còn 4.020.114 ngàn đồng, trong đó 685.428 ngàn đồng là vốn bằng tiền, chiếm
tỉ trọng 17,05%, các khoản phải thu tiếp tục tăng lên đến 1.915.371 ngàn đồng với tỉ
trọng 47,64%, hàng tồn kho giảm cón 1.332.102 ngàn đồng với tỉ trọng 33,14% và tài
sản lưu động khác còn 87.213 ngàn đồng.
Với 100% tỉ trọng VLĐ của công ty tại năm 2003 tăng 181.196 ngàn đồng, với tỉ lệ
tăng 4,6%, sở dĩ vốn lưu động của công ty tăng là do hàng tồn kho, các khoản phải thu
và vốn bằng tiền tăng lên trong khi đó TSLĐ khác lại giảm nhưng mức giảm này nhỏ
hơn mức tăng làm cho tổng vốn lưu động của công ty tăng lên. Sang năm 2004, tổng
vốn lưu động của công ty lại giảm đi còn 4.020.114 ngàn đồng, trong năm này, hàng
hoá tồn kho giảm xuống còn 1.329.717 ngàn đồng, cộng với TSLĐ khác tiếp tục giảm.
Mặc dù vốn bằng tiền và các khoản phải thu vẫn tiếp tục tăng nhưng lượng tăng ở năm
này nhỏ hơn mức giảm nên làm cho tổng vốn lưu động của công ty giảm xuống.
Để hiểu rõ hơn, ta lần lượt đi phân tích sự biến động của từng bộ phận vốn lưu động
- Đối với vốn bằng tiền: So với thời điểm năm 2002, số vốn bằng tiền năm 2003 đã
tăng từ 550.705 ngàn đồng lên 662.454 ngàn đồng, tức là tăng thêm 111.749 ngàn đồng
với mức tăng 20,29% làm cho tỉ trọng vốn bằng tiền trong tổng VLĐ tăng 2,11%. Số
vốn bằng tiền tăng do sự tăng lên của tiền gửi ngân hàng .Số dư tiền gửi ngân hàng
của công ty tính đến 31/12/03 là 360047 ngàn đồng chiếm 54,35% tổng số vốn bằng
tiền ,và đã tăng thếm so với đầu năm là173217 ngàn đồng . Việc tăng nàychủ yếu là do
công ty thu được tiền bán hàng về làm cho tỷ trọng tiền gửi ngân hàng trong vốn bằng
tiền tăng 20,42%
Năm 2004, lượng tiền gửi ngân hàng của công ty tiếp tục tăng nhưng ở lượng nhỏ
hơn, từ 360.047 ngàn đồng lên 398.715 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng trong tổng vốn bằng
tiền là 47,64%, với số chênh lệch là 38.668 ngàn đồng, làm tỉ trọng tiền gửi ngân hàng
43
trong tổng số vốn bằng tiền tăng thêm lên 3,82%.Việc duy trì lượng tiền gửi ngân hàng
rất thuận lợi vì nó an toàn ,sinh lời và đáp ứng nhu cầu chi trả qua ngân hàng thuận tiện
.Trong khi đó, tiền mặt tại quĩ lại giảm đi 61.468 ngàn đồng so với năm 2002 tương ứng
với tỉ lệ giảm 16,89 và giảm tiếp 6.694 ngàn đồng so với năm 2003, tương ứng với tỉ lệ
giảm là 2,2%.
Trong tổng số vốn bằng tiền năm 2003, tiền mặt tồn quĩ chỉ chiếm 45,64%. Năm
2004 còn 43,14%. Trên cơ sở xem xét các luồng nhập xuất quĩ của công ty cho thấy
tiền mặt giảm bớt là do công ty trang trải cho việc mua sắm và sửa chữa một số thiết bị
máy móc, một số khoản phải nộp khác và gửi bớt tiền vào ngân hàng. Việc duy trì một
lượng tiền mặt vừa phải tạo điều kiện cho công ty chủ động trong thanh toán làm tăng
hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty.
Các khoản phải thu ở thời điểm 31/12/2002 là 1.748.711 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng
44,75%. Đến 31/12/2003 là 1.816.826 ngàn đồng, chiếm tỉ trọng 44,43% và sang đến
31/12/2004 là 1.915.371 ngàn đồng với tỉ trọng 47,64%. Tỉ trọng này tăng lên là do các
khoản phải thu của khách hàng, thuế VAT được khấu trừ, phải thu khác tăng lên.
Việc xuất hiện các khoản phải thu khác trong năm 2004 nhưng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ
trong tổng vốn (0,28%) chủ yếu là khoản phải thu từ thuế công ty đã nộp thừa. Khoản
thu về từ thuế VAT được khấu trừ tăng 136.353 ngàn đồng so với năm 2002 với tỉ lệ
tăng 7,34% và thêm 187.841 ngàn đồng trong năm 2004. tỉ lệ là 9,21%. Đây là khoản
thu của công ty đối với nhà nước nên rủi ro của nó thấp, sự biến động tăng giảm của
khoản này ít ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty vì nó là một
khoản vốn lưu động của công ty ứng ra để trả tiền thuế cho khối lượng vật tư đầu vào
và được thu hồi về sau khi khấu trừ với thuế đầu ra để xác định số thuế phải nộp. Số dư
các khoản phải thu khách hàng đến cuối năm 2003 là 1.606.763 ngàn đồng, chiếm
88,44%, tổng số vốn lưu động giảm đi 68.238 ngàn đồng đến cuối năm 2004 là
1.512.041 ngàn đồng, chiếm 78,94%. Việc gia tăng các khoản phải thu của khách hàng
đồng nghĩa với việc VLĐ của công ty bị chiếm dụng khá lớn, chắc chắn công tác quản
lí thu hồi nợ của công ty chưa phát huy hết, làm công nợ dây dưa kéo theo hàng tồn kho
44
khá lớn, các khoản nợ thì chưa thu hồi được. Công ty rơi vào tình trạng thiếu VLĐ giả
tạo, dự trữ vốn bằng tiền của công ty phải tăng thêm lên để hạn chế sự suy giảm và duy
trì khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên, các con số trong bảng cho thấy sang
năm 2004, khoản phải thu của khách hàng đã giảm xuống còn 1.512.041 ngàn đồng với
tỉ trọng là 78,94% chứng tỏ công ty đang dần cải thiện được tình trạng công nợ những
năm trước.
Hàng tồn kho của công ty tại thời điểm 31/12/2002 đạt trị giá 1.356.041 ngàn đồng,
chiếm tỉ trọng 34,7%, trong năm 2003 trị giá hàng tồn kho tăng lên 157.965 ngàn đồng,
tỉ lệ tăng tương ứng là 2,32%. Việc gia tăng này chủ yếu do hàng hoá tăng lên do trong
năm này công ty đã nhận thêm một số hợp đồng trưng bày hàng mẫu. Sang năm 2004,
trị giá hàng tồn kho lại giảm xuống còn 1.332.102 ngàn đồng với mức giảm 181.904
ngàn đồng, tỉ lệ giảm là 3,88%, nguyên nhân giảm trong năm này là do hàng bày mẫu
đã bán được và lượng hàng hoá tồn kho giảm đáng kể.
Hàng hoá tồn kho là thành phần chiếm tỉ trọng lớn nhất và sự biến động của nó gây
ảnh hưởng mạnh mẽ đến vốn kinh doanh hàng hoá. Hàng hoá tồn kho của công ty tăng
từ 1.353.656 ngàn đồng năm 2002 lên đến 1.511.621 ngàn đồng năm 2003, sang năm
2004 còn 1.332.102 ngàn đồng. Với tỉ trọng 99,8% trong các năm.Tuy nhiên, mức hàng
hoá tồn kho như hiện nay vẫn còn khá cao, số lượng hàng tiêu thụ chậm sẽ gây ứ đọng
vốn và phát sinh thêm các chi phí lưu kho bảo quản. Do vậy, công ty cần cố gắng hơn
nữa trong việc tìm kiếm mở rộng thị trường, đảm bảo tiêu thụ hàng hoá ngày càng
nhiều, phấn đấu giảm tới mức hợp lý số vốn hàng hoá này.
Trước năm 2002, công ty chỉ nhận được một số dự án nhỏ cung cấp máy cho một số
đơn vị trong nước, nhưng từ khi công ty đầu tư kinh doanh thêm một số mặt hàng nhập
khẩu từ nước ngoài số lượng đơn đặt hàng tăng lên đã làm cho lượng hàng tồn kho
giảm xuống. Hàng tồn kho giảm cùng đồng nghĩa với việc chi phí hàng tồn kho giảm
xuống, điều đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho công ty và sự tăng trưởng trong kinh doanh
tạo vị trí vững chắc trên thương trường. Đây là bước thành công trong công tác quản lí
hàng tồn kho của công ty năm 2003. Tuy nhiên, công ty cần xác định rõ chi phí tồn kho,
45
chu kỳ sản xuất kinh doanh cho một đơn đặt hàng để từ đó hoàn thiện hơn công tác
quản lí hàng tồn kho.
Các khoản TSLĐ khác của công ty gồm tạm ứng và chi phí trả trước ở năm 2002,
chiếm 6,5% VLĐ nhưng đến năm 2003 đã giảm xuống còn 2,34%, sang năm 2004 còn
2,17%. Khoản tạm ứng gồm có tiền tạm ứng cho người đi mua hàng hoá, tạm ứng cho
CBCNV đi công tác chưa hoàn lại; tạm ứng năm 2003 giảm 95.528 ngàn đồng, với tỉ lệ
giảm 1,3%; sang năm 2004 giảm tiếp 8.272 ngàn đồng, tỉ lệ giảm là 3,16%. Lượng
giảm như vậy là khá lớn, công ty đã thu hồi lại được phần lớn số tiền tạm ứng để tránh
thất thoát VLĐ.
Từ năm 2002, nền kinh tế trong nước tăng trưởng cao, với tốc độ tăng trung bình
6,8%, việc áp dụng các chính sách mới của nhà nước đã đi vào ổn định. Sang năm 2003
- 2004, mở ra thêm nhiều cơ hội mới, môi trường kinh doanh của công ty thuận lợi hơn,
việc ổn định của thị trường hàng hoá và giá cả làm cho các khoản chi phí trả trước về
chi phí bán hàng, quản lí doanh nghiệp, thuê lao vụ dịch vụ phát sinh trong năm phục
vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh của công ty giảm, theo số liệu tính được năm 2003 là
39.415 ngàn đồng, đã giảm 61.508 ngàn đồng so với năm 2002, sang năm 2004 là
39.012 ngàn đồng và giảm 403 ngàn đồng so với năm 2003.
Qua việc nghiên cứu về VLĐ của công ty ta thấy trong cơ cấu VLĐ các khoản vốn
bằng tiền tăng, các khoản phải thu tăng còn các khoản vốn hàng tồn kho và TSLĐ khác
có chiều hướng giảm bớt, vấn đề nổi lên trong quản lí VLĐ của công ty chính là việc
quản lí đối với bộ phận vốn trong thanh toán mà đặc biệt là công tác mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm và quản lí các khoản phải thu của khách hàng của công ty.
2.3. Đánh giá tình hình tổ chức sử dụng VLĐ của công ty
Mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh đều có những khoản phải thu,
phải trả để quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thuận tiện, liên tục. Các doanh nghiệp
thường xuyên bị chiếm dụng và đi chiếm dụng vốn lẫn nhau, nhưng nếu để tình trạng
công nợ dây dưa kéo dài, công ty không có khả năng thanh toán thì sẽ dẫn đến nguy cơ
46
phá sản. Vì vậy, để làm rõ hơn tình hình tổ chức sử dụng VLĐ chúng ta cũng xem xét
tình hình công nợ khả năng thanh toán và hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.
Bảng 7 Tình hình và khả năng thanh toán của công ty
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
Chênh lệch
2003/2002 2004/2003
Số tiền % Số tiền %
I. Các khoản phải thu 1,900.712
1,873.2
99 1,962.758 -27.413 -1.44 89.459 4.78
1. Phải thu của khách
hàng
1,675.00
1
1,606.7
63 1,512.041 -68.238 -4.07
-
94.722 -5.90
2. Thuế VAT được khấu
trừ 73.710 210.063 397.090 136.353 184.99
187.02
7 89.03
3. Phải thu khác 0.000 0.000 5.426 0.000 - 5.426 -
4. Tạm ứng 152.001 56.473 48.201 -95.528 -62.85 -8.272 -14.65
II. Các khoản phải trả 2,434.273
3,145.6
05 3,697.615 711.332 29.22
552.01
0 17.55
1. Vay ngắn hạn 440.321 623.842 802.684 183.521 41.68 178.842 28.67
2. Phải trả người bán 164.102 542.529 972.206 378.427 230.60 429.677 79.20
3. Người mua trả trước 156.417 277.276 190.889 120.859 77.27 -86.387 -31.16
4. Thuế và các khoản phải
nộp 460.819 362.594 350.147 -98.225 -21.32
-
12.447 -3.43
5. Phải trả công nhân viên 832.312 903.114 915.022 70.802 8.51 11.908 1.32
6. Phải trả phải nộp khác 380.302 396.259 441.301 15.957 4.20 45.042 11.37
7. Chi phí trả trước (nợ
khác) 0.000 39.991 25.366 39.991 -
-
14.625 -36.57
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thưong mại Điện tử
Hoàng Sơn.
Có thể thấy sang năm 2002 cũng như năm 2003, công ty gặp nhiều khó khăn về
vốn, tình hình công nợ gia tăng vẫn tồn tại trong suốt quá trình kinh doanh của công ty.
47
Khi so sánh các khoản phải thu của công ty với các khoản phải trả thì kết quả nghiên
cứu về phía các khoản phải trả là số vốn mà công ty huy động được từ bên ngoài vẫn
lớn hơn so với số vốn bị chiếm dụng. Trong năm 2002, các khoản phải thu giảm xuống
với tỉ lệ giảm 1,44% trong khi các khoản phải trả tăng lên đáng kể với tỉ lệ tăng
29,22%. Sang năm 2003, các khoản phải thu tăng lên 89.459 ngàn đồng với tỉ lệ tăng là
4,8%, cùng với các khoản phải trả tăng lên 552.010 ngàn đồng với tỉ lệ tăng là 17,55%.
Trong các khoản phải trả, khoản vay ngắn hạn tăng lên 183.521 ngàn đồng năm
2002 với tỉ lệ là 41,6% và 178.842 ngàn đồng năm 2003 tướng ứng với tỉ lệ tăng là
28,67%, khoản vay ngắn hạn tăng lên làm tăng chi phí tiền vay ngắn hạn tăng lên. Tuy
nhiên chi phí cho khoản vay này thường thấp hơn chi phí khoản vay dài hạn. Do vậy,
tăng vay ngắn hạn, giảm vay dài hạn, công ty đã giảm bớt được chi phí. Các khoản phải
nộp khác có chiều hướng tăng lên với 15.957 ngàn đồng năm 2002 với tỉ lệ tăng là
4,2%. Năm 2003, khoản tăng là 45.042 ngàn đồng với tỉ lệ tăng 11,37%. Các khoản
phải trả người bán và phải trả CNV tiếp tục tăng lên, công ty đã chiếm dụng được một
phần vốn để làm nguồn vốn kinh doanh, việc sử dụng vốn chiếm dụng này không phải
trả chi phí nhưng công ty phải xem xét cân đối giữa vốn chiếm dụng với vốn tự có cho
hợp lý để giữ được uy tín, vừa có khả năng trả khi đến hạn, vừa đảm bảo cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh.
Phương hướng hoạt động của công ty là ngày càng mở rộng và phát triển hơn nữa,
điều này nghĩa là nhu cầu về vốn của công ty sẽ ngày càng tăng lên. Do đó, để giảm
thiểu chi phí sử dụng vốn thì phải nâng cao được hiệu quả sử dụng VLĐ nói chung và
vốn vay nói riêng, nên công ty phải quản lí, giám sát chặt chẽ các khoản bị chiếm dụng,
đốc thúc thực hiện sát sao việc thu nợ, giải phóng vốn ứ đọng, có kế hoạch vay phù
hợp cân đối giữ vốn vay ngắn hạn với vay dài hạn.
Về khả năng thanh toán của công ty được biểu hiện rõ qua số vốn và tài sản hiện có
mà doanh nghiệp dùng để trang trải các khoản nợ. Để đánh giá khả năng thanh toán của
công ty, ta so sánh giữa số tiền phải thanh toán với số tiền dùng để thanh toán. Nếu số
tiền dùng thanh toán lớn hơn số tiền phải thanh toán thì tình hình tài chính của công ty
48
bình thường và ngược lại. Khả năng thanh toán của công ty chia làm 2 loại khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn và khả năng thanh toán nhanh.
TSLĐ và ĐTNH
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =
Nợ ngắn hạn
Tiền hiện có
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Bảng 8. Thực trạng khả năng thanh toán
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
Khả năng thanh toán hiện thời 2,6 1,71 1,35
Khả năng thanh toán nhanh 0,36 0,28 0,23
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty năm 2002, 2003, 2004 đều lớn hơn
1 là dấu hiệu tốt. Điều đó có nghĩa cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty có hơn 1 đồng
TSLĐ để đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Năm 2003 so với năm 2002, năm
2004 so với năm 2003 có thấp hơn những vẫn ở mức cao. Hệ số này khá lớn, chưa hẳn
là đã tốt vì khi đó có một lượng TSLĐ tồn trữ lớn phản ánh việc sử dụng tài sản không
hiệu quả vì bộ phận này không vận động, không sinh lời.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh ở năm 2003 và năm 2004 có xu hướng giảm song
vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, hiện nay, ở nước ta, thị trường chứng khoán đang ở giai
đoạn phát triển nên việc dự trữ các loại chứng khoán thanh khoản cao chưa phổ biến, do
vậy, vốn bằng tiền của công ty chủ yếu là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, xu hướng
chung của các côngty là giữ tiền mặt tối thiểu để giảm chi phí tối đa cho việc nắm tiền
mặt. Tỉ trọng tiền mặt trong năm 2003 tăng lên 16,2% trong tổng VLĐ, so với 14,09%
năm 2002, tăng lên 17,05% trong tổng vốn lưu động so với 16,2% năm 2003. Như vậy,
sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, mặt khác làm cho khả năng thanh toán
nhanh của công ty mạnh hơn.
49
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và VLĐ nói riêng là kết quả cuối cùng
đánh giá chất lượng công tác tổ chức, quản lí vốn của doanh nghiệp. Công ty TNHH
Thương mại Điện tử Hoàng Sơn là doanh nghiệp kinh doanh là chủ yếu do đó việc
đánh giá tình hình quản lí sử dụng VLĐ là rất cần thiết và điều này được thực hiện
thông qua các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng VLĐ. Trong năm 2004 vừa qua, hiệu quả sử
dụng VLĐ mà công ty đã đạt được thể hiện khá rõ và đầy đủ qua các chỉ tiêu trong
bảng.
Bảng 9.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu ĐV
T
2002 2003 2004 Chênh lệch
2003/200
2
2004/200
3
1. Doanh thu thuần N.đ 12,156.67
5
9,715.78
1
12,835.32
7
-
2,440.894
3,119.546
2. Giá vốn hàng bán N.đ 9,979.543 7,442.52
4
8,953.642 -
2,537.019
1,511.118
3. Tổng mức luân chuyển N.đ 12,156.67
5
9,715.78
1
12,835.32
7
-
2,440.894
3,119.546
4. Lợi nhuận trước thuế N.đ 146.809 250.468 331.308 103.659 80.840
5. VLĐ bình quân N.đ 3,932.158 4,378.59
6
4,498.796 446.438 120.200
6. Số vòng quay VLĐ (1/5) Vòn
g
3,00 2,22 2,85 -0,78 0,63
7. Kì luân chuyển VLĐ
(360/6)
Ngà
y
120 162 126 42.000 -36.000
8. HTK bình quân N.đ 1,435.026 1,474.51
6
1,423.054 39.490 -51.462
9. Số vòng quay HTK (2/8) Vòn
g
6,95 6,58 6,29 -0,37 -0,29
10. Số dư bình quân các
khoản thu
N.đ 1,782.768 1,799.79
7
1,866.537 17.029 66.740
11. Vòng quay các khoản
phải thu (1/10)
6,82 5,4 6,87 -1,42 1,47
12. Kì thu tiền trung bình Vòn 53 67 53 14 -14
50
(360/11) g
13. Tỉ suất VLĐ trước thuế
(4/5)
0,037 0,057 0,074 0,02 0,017
14. Hàm lượng VLĐ (5/1) Ngà
y
0,32 0,45 0,35 0,13 -0,1
Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Điện tử
Hoàng Sơn.
Năm 2003, doanh thu tiêu thụ giảm 2.440.894 ngàn đồng so với năm 2002 làm tổng
mức luân chuyển tiền vốn giảm. Từ đó tác động đến các chỉ tiêu kinh tế của công ty, cụ
thể là tốc độc luân chuyển VLĐ của công ty giảm từ 3 vòng trong năm 2002 xuống 2,22
vòng năm 200, làm kì luân chuyển tăng lên 162 ngày.
Năm 2004, doanh thu tiêu thụ tăng lên 678.652 ngàn đồng, làm tổng mức luân
chuyển tăng, dẫn đến tốc độ luân chuyển của VLĐ của công ty tăng lên đến 2,85 vòng
và làm kỳ luân chuyển rút ngắn còn 126 ngày. Mặc dù mức giảm chưa trở về như năm
2002, tốc độ luân chuyển tăng nên số VLĐ mà công ty tiết kiệm được là:
Số VLĐ tiết kiệm = Mức luân chuyển x Số ngày giảm 1 vòng quay VLĐ 3 ngày
12.835.327
Số VLĐ tiết kiệm được năm 2004 = x (-36) = -1.283.533 ngàn đồng
360
So với năm 2003 9.715.781
số VLĐ không tiết kiệm được = x 46 = 1.241.467 ngàn đồng
360
do tốc độ luân chuyển bị chậm lại 46 ngày.
Như vậy, sang năm 2004, do tốc độ luân chuyển tăng nên công ty đã tiết kiệm được
1.283.553 ngàn đồng,. Hy vọng công ty sẽ tiếp tục phát huy được đà này để tiết kiện
hơn số VLĐ một cách hợp lí.
Doanh lợi VLĐ trước thuế có xu hướng tăng lên. Năm 2002, 1 đồng VLĐ làm ra
được 0,037 đồng lợi nhuận. Sang năm 2003, 1 đồng VLĐ tạo ra được 0,057 đồng lợi
nhuận và đến năm 2004, 1 đồng VLĐ tạo ra 0,073 đồng lợi nhuận. Hàm lượng VLĐ
năm 2003 tăng, 1 đồng VLĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được
51
0,32 đồng doanh thu trong năm 2002, thì sang năm 2003, nó tạo ra được 0,45 đồng
doanh thu. Tuy nhiên, đến năm 2004, hàm lượng VLĐ giảm xuống, 1 đồng VLĐ tạo ra
được 0,35 đồng doanh thu, so với năm 2003 giảm đi 0,1 đồng. Như vậy, kể quả có được
năm 2004 là do lợi nhuận của năm 2004 tăng hơn so với năm 2003 là 80.840 ngàn
đồng. Vòng quay vốn vật tư hàng hoá có xu hướng giảm cho thấy công tác mua sắm dự
trữ vật tư, phân bổ vật tư chưa được tốt. Bên cạnh đó, kỳ thu tiền bình quân sang săm
2004 có chiều hướng tốt hơn cũng cho thấy khả năng thu hồi vốn trong thanh toán cải
thiện hơn. Mặc dù số dư bình quân các khoản phải thu năm 2003 tăng lên 17.029 ngàn
đồng so với năm 2002, công ty chưa thu hết nợ cũ lại tăng thêm các khoản thu mới,
doanh thu tiêu thụ cũng do đó mà giảm xuống, xong lượng thành phẩm tồn kho cũng
giảm nên không bị ứ đọng vốn.
Sang năm 2004, các khoản phải thu vẫn tăng lên nhưng sản lượng tiêu thụ cũng
tăng lên và lượng hàng tồn kho vẫn tiếp tục giảm xuống nên vốn ứ đọng không nhiều,
doanh thu đạt vẫn cao. Hơn nữa, thực trạng kinh doanh cho thấy trong năm, công ty đã
nhận được nhiều đơn đặt hàng (sản lượng bán ra cao). Tuy là trên thực tế, kỳ thu tiền
bình quân của công ty so với các doanh nghiệp khác có dài, chứng tỏ khách hàng của
công ty được hưởng chính sách tín dụng thương mại.
Qua số liệu ở trên ta thấy doanh thu và lợi nhuận tác động trực tiếp đến hiệu quả sử
dụng VLĐ, lợi nhuận có mối quan hệ thuận chiều với mức doanh lợi VLĐ. Doanh thu
có mối quan hệ ngược chiều với kỳ thu tiền bình quân. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử
dụng VLĐ của công ty đồng nghĩa với việc tăng doanh thu, lợi nhuận.
Để tăng cường hiệu quả của số vốn bỏ ra, điều quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp
là phải xác định được nhu cầu VLĐ tối thiểu. Đó là lượng VLĐ tối thiểu cần thiết vừa
đảm bảo cho quá trình SXKD được liên tục, vừa giúp cho công tác sử dụng VLĐ được
chủ động, hợp lí và tiết kiệm.
Thực trạng sử dụng VLĐ của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn cho
thấy công ty chưa thực sự chủ động trong công tác tổ chức và sử dụng vốn. Điều này
thể hiện ở số vay dài hạn lớn hơn nhiều so với vay ngắn hạn, hàng hoá nhập về, các
52
khoản phải thanh toán phụ thuộc vào luồng thu từ bán hàng, vay của công nhân qua quĩ
lương hoặc chiếm dụng. Thực tế cho thấy nếu hoạt động như vậy thì sẽ không có hiệu
quả bền vững, do đó việc xác định nhu cầu VLĐ là rất cần thiết. Công ty TNHH
Thương mại Điện tử Hoàng Sơn tính toán nhu cầu VLĐ theo phương pháp căn cứ vào
tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự tính năm kế hoạch.
Mức luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch =
Số vòng quay VLĐ của kỳ kế hoạch
Năm 2003, tổng mức luân chuyển của VLĐ giảm còn 9.715.781 ngàn đồng, làm
vòng quay VLĐ còn là 2,22 vòng. Sang năm 2004, tổng mức luân chuyển tăng và vòng
quay của VLĐ cũng tăng lên là 2,85 vòng. Do đó, công ty tiết kiện được 1 lượng VLĐ
trong sản xuất đáp ứng đủ VLĐ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
3. Những biện pháp chủ yếu công ty đã và đang áp dụng nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ
3.1. Quan hệ tốt với ngân hàng trong việc vay vốn và thanh toán
Để đáp ứng những nhu cầu cần thiết về VLĐ phát sinh thêm trong quá trình sản
xuất, ngoài các khoản chiếm dụng hợp phát, công ty thường đi vay ngắn hạn ngân hàng.
Hiện nay, công ty có mối quan hệ trực tiếp và mật thiết với một số ngân hàng như
Ngân hàng Ngoại thường Việt Nam, Công thương Việt Nam, chi nhánh ngân hàng Đầu
tư và phát triển Hà Nội. Đây là nguồn VLĐ cơ bản linh hoạt và thuận tiện, ý thức được
tầm quan trọng của nguồn vốn này, công ty xác định phải luôn giữ mối quan hệ tốt đối
với các đối tác ngân hàng. Cụ thể như thanh toán đúng thời hạn qui định, tuyệt đối
không để nợ quá hạn, sử dụng tiền vay đúng mục đích, các thủ tục vay mượn được
công ty thực hiện một cách nghiêm túc... Những điều này đã tạo được uy tín của công
ty đối với các ngân hàng. Về phía ngân hàng, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty
huy động vốn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và việc thanh toán qua ngân hàng
diễn ra hết sức thuận lợi.
3.2. Giữ quan hệ tốt với khách hàng
53
Một trong những điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của một doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường là phải có khách hàng. Sớm nhận thức được điều này, công
ty đã rất chú ý đến việc quan hệ với khách hàng; Công ty không ngừng nâng cao uy tín
với khách hàng, luôn giao hàng đúng thời hạn, đủ số lượng, chất lượng, mẫu mã, qui
cách... như trong hợp đồng giao ước; trường hợp hàng có lỗi không đúng như yêu cầu,
công ty sẵn sàng bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện giảm giá số hàng đó.
3.3. Chú trọng công tác tổ chứ ckinh doanh và đẩy mạnh việc tiết kiệm chi phí
kinh doanh.
Khi tổ chức kinh doanh, điều mà công ty quan tâm nhất là chất lượng, mẫu mã,
chủng loại các loại sản phẩm. Sản phẩm kinh doanh chính của công ty là hàng điện tử ,
điện lạnh... Vấn đề đặt ra cho công ty là phải quan tâm quản lí chặt chẽ đến chất lượng,
tránh hư hỏng do lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất. Vì vậy bộ phận kỹ thuật khi có hàng hoá
về nhập kho phải kiểm tra kỹ lưỡng sau đó mới đem bán cho khách hàng. Bộ phận quản
lý kho phải có trách nhiệm đảm bảo cả về số lượng và chất lượng hàng hoá cho công ty
, nhờ đó phát huy được tinh thần tự giác trong việc quản lý kho, có trách nhiệm với
công việc của công nhân viên.
4. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng VLĐ ở công ty
Công ty TNHH Thương mại điện tử Hoàng Sơn là một DNTN với hoạt động chủ
yếu là kinh doanh đồ điện tử, điện lạnh, gia dụng là chủ yếu. Trong điều kiện nền kinh
tế thị trường, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong
huy động tổ chức sử dụng VLĐ phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình. Hiện nay,
công ty huy động VLĐ từ các nguồn: Nguồn vốn vay là lớn nhất, nguồn vốn chiếm
dụng của người bán, các khoản phải trả cho công nhân viên... Các nguồn vốn này không
lớn nhưng cũng góp phần quan trọng đảm bảo nhu cầu VLĐ của công ty.
Tuy nhiên, công ty cũng gặp phải những khó khăn trong việc huy động vốn, đó là:
Điều kiện vay của ngân hàng, ngoài thủ tục ra thì ngân hàng chỉ cho vay số tiền không
quá tổng vốn kinh doanh tự có; công ty gặp khó khăn về tỷ giá ngoại tệ khi quan hệ làm
ăn với các đối tác nước ngoài, sự biến động về tỷ giá ngoại tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp
54
đến nguồn vốn của công ty. Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty còn có một số
tồn tại, đặc biệt trong công tác tổ chức sử dụng VLĐ, cụ thể là:
- Công ty chưa tìm kiếm được những nguồn tài trợ tối ưu cho VLĐ, thể hiện ở chỗ
cơ cấu VLĐ chưa thật hợp lí, tỷ lệ vay dài hạn còn chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó, lại
chưa khai thác nguồn vay ngắn hạn để giảm chi phí sử dụng vốn.
- Thực trạng công tác quản lý các khoản phải thu còn phải làm tốt hơn nữa (Đặc biệt
là các khoản thu của khách hàng), các khoản phải thu chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng
VLĐ gây ứ đọng vốn ở khâu thanh toán, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Công ty chưa xác định được chi phí tồn kho và công tác tiêu thụ sản phẩm chưa
tốt, hàng hoá tồn kho còn lớn làm giảm bớt doanh thu tiêu thụ.
- Vấn đề tồn tại cuối cùng là một trong nhiều nguyên nhân của các tồn tại trên là do
công ty chưa biết phát huy hết nhân tố con người, công ty quản lý nhân sự chỉ trên góc
độ hành chính nên hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả mà chi phí quản lí
doanh nghiệp vẫn cao.
Trên đây là những vấn đề cần đặt ra trong công tác quản lí và sử dụng VLĐ ở công
tyTNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn. Từ thực tế này, công ty cần phải nhìn nhận
lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình sử dụng VLĐ nói
riêng để tìm ra các biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả tổ chức quản lí và sử dụng
VLĐ mang lại doanh lợi ngày càng cao cho công ty, đưa công ty phát triển lên những
tầm cao mới.
55
Chương III
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động ở công ty giầy Ngọc Hà
1. Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới
Trong những năm qua, công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn đã đạt được
những kết quả rất đáng phấn khởi. Lợi nhuận luôn tăng, đời sống của CBCNV ngày
càng được cải thiện. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, công ty TNHH Thương mại Điện
tử Hoàng Sơn vẫn không ngừng vươn lên phát huy nội lực và tận dụng mọi tiềm năng
để đẩy mạnh kinh doanh hàng sản xuất trong nước góp phần trong sự nghiệp CNH -
HĐH đất nước. Cụ thể trong những năm tới, công ty đề ra phương hướng tăng trưởng
hàng năm khoảng từ 18% - 20%. Ngoài ra, công ty còn tìm những biện pháp tổ chức
quản lý, sản xuất kinh doanh, khai thác nhiều đơn đặt hàng trực tiếp để luôn nâng cao
được tỉ lệ lợi nhuận, đầu tư cho phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện làm việc tốt hơn
cho CBCNV, tăng đóng góp vào NSNN và tăng thu nhập bình quân hàng năm.
Về thị trường, trong những năm tới, công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm các
phương án phát triển mở rộng thị trường của công ty tới các thị trường có sức tiêu thụ
lớn . Bên cạnh đó, công ty cũng chú trọng đến các thị trường truyền thống như các đối
tác quen, thân thiết, đây là những khách hàng có bề dày trong quan hệ làm ăn với công
ty chủ yếu dưới hình thức làm dự án, công trình ... Chính vì vậy, công ty TNHH
Thương mại Điện tử Hoàng Sơn sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm khách hàng , duy trì mối
quan hệ tốt đẹp đã có với các bạn hàng cũ và mở rộng thêm thị trường ở một số tỉnh
thành trong cả nước.
Đối với kinh doanh thương mại, tranh thủ nhu cầu đang tăng lên của thị truờng đôid
với một số mặt hàng: Điều hoà, máy giặt, tivi, tủ lạnh….nâng cao chất lượng, đa dạng
hoá sản phẩm, phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Đây là mục tiêu lâu dài của công
ty, sản phẩm kinh doanh hiện nay của công ty chủ yếu là các loại hàng trong nước sẽ
đảm bảo chỉ tiêu tăng từ 15% - 20% tổng doanh thu mỗi năm.
56
Về cơ sở vật chất lao động: Công ty luôn quan tâm đến độ an toàn lao động. Vì thế,
trong năm 2004 và trong thời gian tới công ty tiếp tục tiến hành đầu tư, trang bị máy
móc hiện đại cho đội ngũ nhân viên kỹ thuật và đảm bảo an toàn trong lao động.
Một mặt công ty tuyển chọn những công nhân, cán bộ kỹ thuật có nghiệp vụ chuyên
môn. Mặt khác, công ty tổ chức cho công nhân, cán bộ đi học hỏi, nắm bắt về kĩ thuật,
công nghệ hiện đại tại các đơn vị bạn có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với công ty.
Đồng thời áp dụng những hình thức khen thưởng theo kết quả hoàn thành công việc.
Về quản lí nguồn lực tài chính, công ty chủ trương phát huy tối đa mọi nguồn lực để
phát triển sản xuất. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến phát huy nguồn nội lực của công
ty, củng cố công tác quản lí VLĐ, tránh ứ đọng vốn, nhất là trong khâu tồn trữ và giảm
các khoản chi phí.
2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.1. Khai thác nguồn tài trợ ngắn hạn cho vốn lưu động với chi phí thấp
Đáp ứng tối đa nhu cầu vốn bằng tiền cho hoạt động SXKD là mong muốn của tất
cả các nhà quản lí. Tuy nhiên, không có một doanh nghiệp nào có đủ khả năng ấy trong
khoảng thời gian ngắn, buộc các doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng, các tổ chức tín
dụng hoặc rì hoãn các khoản phải trả, phải nộp. Đó chính là các nguồn tài trợ ngắn hạn
cho nhu cầu VLĐ trong doanh nghiệp. Trong những năm vừa qua, công ty TNHH
Thương mại Điện tử Hoàng Sơn chưa khai thác hết nguồn tài trợ ngắn hạn. Điều đó thể
hiện ở chỗ công ty đã tập trung vào các khoản vay dài hạn, trong khi đó các khoản vay
ngắn hạn lại ở mức thấp. Bên cạnh đó, các nguồn tài trợ ngắn hạn không phải trả chi phí
sử dụng như các khoản ứng trước của khách hàng để trang trải chi phí sản xuất, phải trả
người bán... chiếm tỉ lệ nhỏ.
Cơ cấu VLĐ được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, nên công
ty cần cân đối giữa các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn để giảm bớt chi phí sử dụng vốn,
bởi vì hiện nay nợ dài hạn thường có tỉ lệ lãi suất cao hơn nợ ngắn hạn. Hơn nữa, để
nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ, công ty nên tận dụng tối đa các nguồn tài trợ không
57
phải trả chi phí sử dụng; công ty nên yêu cầu khách hàng ứng trước một khoản tiền nhất
định, đủ để trang trải một phần chi phí trong quá trình đặt hàng làm dự án...
Trong năm 2004, công ty đã khai thác thêm nguồn tài trợ cho VLĐ từ khoản phải
trả người bán và phải trả công nhân viên đã tăng. Đây là nguồn tài trợ không phải trả
chi phí sử dụng. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, quan hệ nợ nần lẫn nhau là hiện
tượng rất phổ biến. Ngay như trong công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn thì
VLĐ cũng bị đọng ở các khoản phải thu chiếm tỉ lệ cao, sử dụng thêm các khoản phải
trả để tài trợ cho VLĐ là việc nên làm để giảm bớt gánh nặng về chi phí tiền lãi cho các
khoản vay. Tuy nhiên, việc sử dụng các khoản này đòi hỏi các nhà quản lí phải hết sức
linh hoạt vì thời gian các khoản phải trả không thể kéo dài, gây mất lòng tin đối với bạn
hàng.
2.2. Tăng cường công tác quản lí các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị
chiếm dụng
Trong năm 2004, mặc dù đã thu được một số khoản nợ đọng song VLĐ của công ty
còn bị chiếm dụng khá lớn, hàng hoá tồn kho còn nhiều. Điều đó cho thấy công tác bán
hàng, thanh toán tiền hàng, thu hồi công nợ còn cần phải chặt chẽ hơn nữa. Công ty
chưa đề ra các biện pháp khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn, thanh toán
ngay từ đầu hoặc thanh toán nhanh. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng vốn bị
chiếm dụng và ứ đọng là: Trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của công ty kí kết với
khách hàng chưa có các điều kiện ràng buộc chặt chẽ về mặt thanh toán, về số tiền ứng
trước, công ty chưa có các hình thức khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng
sớm và ngay khi giao hàng. Do đặc điểm SXKD của công ty TNHH Thương mại Điện
tử Hoàng Sơn là chuyên nhận lắp đặt cho các dự án,công trình cho các dự án đã hoàn
thành nhưng chưa bàn giao cho nên công ty không áp dụng chính sách thương mại đối
với khách hàng. Sau mỗi lần đặt hàng, công ty lắp đặt xong và bàn giao thì phía khách
hàng mới thanh toán tiền chi phí lắp đặt và tiền hàng của công ty bằng hình thức chuyển
khoản vào tài khoản ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Để đảm bảo sự ổn định,
lành mạnh và tự chủ về mặt tài chính, thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của VLĐ, từ
58
đó góp phần sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, công ty cần có biện pháp hữu hiệu để hạn
chế tình trạng nợ nần dây dưa không thanh toán của khách hàng, công ty cần áp dụng
một số biện pháp như:
- Trước khi kí kết hợp đồng lắp đặt, mua bán, công ty phải xem xét kĩ lưỡng từng
đối tượng, từng khách hàng. Công ty nên từ chối kí hợp đồng với những khách hàng nợ
nần dây dưa hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc những đơn đặt hàng có số tiền trả
trước quá nhỏ.
- Mở sổ chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài công ty, thường xuyên đôn
đốc để thu hồi đúng hạn. Nếu có nhiều khách hàng mua chịu, sổ tài khoản kế toán phải
ghi chi tiết cho từng khách hàng đã mua, đã trả được bao nhiêu và số tiền công ty còn
phải thu hồi để từ các sổ chi tiết đó, công ty có thể lập dự phòng cho các khoản phải thu
khó đòi và có phương hướng xử lí.
- áp dụng chính sách tín dụng thương mại để có thể kí kết được nhiều hợp đồng hợp
tác kinh tế hơn. Từ đó, tạo điều kiện tăng thu nhập cho công nhân, khai thác được hết
thế mạnh của mình.
2.3. Sử dụng có hiệu quả các biện pháp giảm chi phí tồn kho và hỗ trợ tiêu thụ sản
phẩm.
Giá trị hàng tồn kho của công ty chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng VLĐ. Trong đó,
hàng hoá tồn kho luôn chiếm tỉ lệ cao. Khối lượng hàng tồn kho bao giờ cũng tỷ lệ
thuận với chi phí tồn kho, vấn đề đặt ra cho công ty là phải làm sao để giảm bớt chi phí
tồn kho; khác với các doanh nghiệp khác công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng
Sơn chuyên lắp đặt cho các dự án mang cầm cỡ quốc gia, để đảm bảo chất lượng sản
phẩm theo đúng yêu cầu , khách hàng đặt hàng tại công ty, thì công ty phải ký kết hợp
đồng làm đại lý cho nhà cung cấp có tên tuổi như Công ty Electrolux Việt Nam, Công
ty LG, Công ty Sanyo…để các nhà cung cấp cho chậm thanh toán, nhưng công ty phải
chịu chi phí tồn kho lớn, nhất là trong những trường hợp nhập nhiều hàng cùng một lúc.
Công ty lại chưa tính toán và tách riêng chi phí tồn kho cho từng nhóm hàng, để khắc
phục hạn chế này công ty cần:
59
- Tính toán, lập kế hoạch xác định khối lượng hàng hoá tồn kho tối ưu để đảm bảo
cho việc kinh doanh không bị gián đoạn mà vẫn giảm được chi phí tồn kho.
- Thay đổi phương thức nhận hàng hoá, chẳng hạn thay vì nhận một lần cho toàn
bộ khối lượng hàng hoá cần dùng để lắp đặt trong một đơn đặt hàng, công ty nên yêu
cầu nhà cung cấp chuyển hàng hoá theo từng đợt.
- Còn đối với hàng hoá tồn kho của công ty trong năm 2004 có giảm bớt nhưng vẫn
chiếm tỷ lệ cao, điều đó không những làm tăng chi phí tồn kho mà còn làm giảm doanh
thu. Tồn kho hàng hoá càng nhiều thì vốn của công ty bị ứ đọng và chậm luân chuyển.
Để giải quyết tốt vấn đề này công ty luôn tổ chức hoạt động kinh doanh sao cho phù
hợp với thời gian đã ký kết theo hợp đồng với khách hàng, tính toán thời gían giao hàng
hợp lý giữa các đơn đặt hàng khi được ký kết hợp đồng mới, đồng thời hỗ trợ các biện
pháp hỗ trợ tiêu thụ khác như: thông qua quảng cáo, tuyên truyền để khách hàng nắm rõ
hơn về hoạt động kinh doanh và sản phẩm của công ty; Quảng cáo thông qua catalogue
là một biện pháp rẻ tiền và khá hữu hiệu, catalogue in và trình bầy đẹp, giới thiệu
những nét khái quát nhất về công ty, đặc biệt là giới thiệu chi tiết có ảnh minh hoạ các
loại sản phẩm của công ty kèm theo để khách hàng biết và lựa chọn.
2.4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh.
Khi kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không thể lường hết
đựơc mọi vấn đề bất thường xảy ra trên thị trường như lạn phát, khủng hoảng tiền tệ, về
phía người cung cấp.... Để hạn chế phần nào những tổn thất trên công ty cần thực hiện
các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
Để hạn chế ảnh hưởng của rủi ro công ty nên lập quỹ dự phòng tài chính, mua bảo
hiểm cho hàng hoá để khi vốn bị hao hụt thì đã có nguồn bù đắp, khi tổn thất xảy ra sẽ
được bồi thường.
Định kỳ tiến hành kiểm kê đánh giá lại số vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, vốn trong
thanh toán, xác định số vốn lưu động hiện có theo giá trị hiện tại; Trên cơ sở kiểm kê
đánh giá lượng vật tư hàng hoá mà đối chiếu với sổ sách kế toán để điều chỉnh sao cho
hợp lý, những vật tư hàng hoá tồn đọng lâu ngày do kém phẩm chất hoặc không phù
60
hợp với nhu cầu sản xuất phải chủ động giải quyết, phần chênh lệch thiếu hụt phải xử lý
kịp thời để bù lại.
Đôn đốc các khoản nợ, thường xuyên đối chiếu thu hồi công nợ, giải quyết tích
cực các khoản vốn bị chiếm dụng quá hạn dây dưa, tiền thu về nhanh chóng sử dụng
vào sản xuất nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, những khoản nợ xét thấy khách hàng
không có khả năng trả thì lập danh sách theo dõi để có kế hoạch bù đắp đảm bảo vốn
lưu động.
Những khoản tạm ứng phải thu hồi, thanh toán ngay khi đến hạn; Có biện pháp xử
lý đối với những người nợ dây dưa chiếm dụng vốn của công ty.
Để bảo toàn vốn trong điều kiện lạn phát khi phân phối lợi nhuận cho các mục đích
tích luỹ, tiêu dùng phải để dành lại một phần để bù đắp số vốn hao hụt do lạn phát có
như vậy mới đảm bảo giá trị hiện tại của vốn. Phòng ngừa rủi ro trong khinh doanh là
biện pháp rất cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và với công ty TNHH
Thương mại Điện tử Hoàng Sơn nói riêng nhất là trong thương trường đầy những cạnh
tranh và rủi ro.
2.5. Chú trọng phát huy nhân tố con người.
Dù bất kỳ ở môi trường nào nhân tố con người vẫn luôn được đặt lên hàng đầu.
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, người ta không chỉ cần có vốn, công
nghệ mà quan trọng hơn cả là con người. Trong nhiều năm qua cũng như nhiều doanh
nghiệp khác, công ty chưa tận dụng được hết sức lực, trí tụê của CBCNV trong công ty,
chưa phát huy được hết tiềm năng con nguời. Đây là một vấn đề tồn tại cần phải có biện
pháp khắc phục; Để làm tốt công tác phát huy nhân tố con người công ty cần phải xem
xét các vấn đề như:
Xét lại cơ cấu nhân sự của công ty, tìm hiểu đánh giá năng lực trình độ của từng
CBCNV để có biện pháp quản lý thích hợp.
Công tác quản lý cán bộ được thực hiện một cách nghiêm khắc, công minh nhìn
nhận rõ những điểm tích cực và tiêu cực trong quá trình hoạt động của đội ngũ lao động
61
trong công ty để phát huy hơn nữa những điẻm tích cực và hạn chế những điểm tiêu
cực.
Định kỳ tổng kết quá trình hoạt động của công ty kịp thời khuyến khích những
người có phát minh sáng kiến đóng góp cho sự phát triển của công ty đồng thời nghiêm
khắc phê bình những hành vi sai trái làm cản trở sự đi lên của công ty. Làm tốt công tác
nhân sự là một nhân tố quan trọng giúp cho việc sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả
hơn, do vậy công ty cần xem xét nhân tố con người trong định hướng phát triển của
mình.
Phát huy được nhân tố con người chính là phát huy được nội lực to lớn trong tổng
thể các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty.
Trên đây là một số kiến nghị và giải pháp em đưa ra mà Công ty có thể xem xét và
áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty. Sự áp dụng đồng bộ các giải pháp đối với mọi nguồn lực như vốn, lao
động, công nghệ... là một yếu tố then chốt đem lại sự thành công và phát triển bền vững
của Công ty. Do sự hạn chế về thời lượng và kiến thức hiểu biết thực tế nên việc phân
tích đánh giá các mặt hoạt động tài chính - tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ
doanh nghiệp chưa thật sâu sắc, các biện pháp kiến nghị chưa thật đầy đủ và hoàn thiện.
Song khi đề xuất các ý kiến này em hy vọng nó sẽ phần nào giúp ích cho công ty trong
công tác tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tạo vốn và sử dụng vốn kinh doanh nói
chung và vốn lưu động nói riêng trong thời gian tới.
Tuy nhiên để đạt được một cách tối ưu các hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu
quả sản xuất kinh doanh Công ty cần phải có những bước chuẩn bị, nhà nước và các cơ
quan quản lý nhà nước cần có những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi để công ty ngày
càng phát triển.
Kết luận
Sau 10 năm phát triển công ty đã khắc phục khó khăn đạt được những kết quả to
lớn; đặc biệt ban lãnh đạo đã năng động sáng tạo trong công tác quản lý sản xuất kinh
62
doanh, đổi mới máy móc thiết bị , nâng cấp nhà xưởng, gắn sản xuất với tiêu thụ sản
phẩm tạo ra nhiều mặt hàng đa dạng phong phú có uy tín nhờ đó thị trường ngày càng
được mở rộng, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đời sống của cán bộ công nhân
viên được cải thiện; đồng thời công ty còn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, tăng
nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng nguồn thu cho ngân sách góp phần phát triển kinh
tế xã hội của đất nước .
Với những thành tích đó, hiện nay công ty đã và đang khẳng định vị trí, uy tín của
mình trên thị trường; Đạt được những thành tích trên trước hết phải kể đến sự chỉ dẫn
sát sao của các cố vấn và sự giúp đỡ của các đơn vị bạn, của phường sở tại. Bên cạnh
đó là sự nhạy bén, nhận thức nắm bắt thị trường, khắc phục khó khăn của Ban giám đốc
cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty.
Song song với quá trình phát triển, công tác tổ chức và sử dụng vốn lưu động cũng
ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của công ty. Tuy nhiên công tác tổ
chức sử dụng vốn lưu động vẫn còn nhiều bất cập, những giải pháp được đưa ra trong
bài chuyên đề sẽ góp một phần nào giải quyết những tồn tại và góp phần nâng cao việc
sử dụng vốn lưu động của công ty.
63
tài liệu tham khảo
1. Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học Tài chính - Kế toán.
2. Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
3. Phân tích hoạt động kinh doanh - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Kiểm toán báo cáo tài chính - Trường Đại học Tài chính - Kế toán.
5. Tài chính thương nghiệp - Trường Đại học Tài chính - Kế toán.
6. Bảo toàn và phát triển vốn
TG: Nguyễn Công Nghiệp, Phùng Thị Đoan.
7. Lý thuyết tài chính - Bộ Tài chính
64
mục lục
Chương I. Vốn lưu động và sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động trong doanh nghiệp
I. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
1.Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn lưu động
1.2 Thành phần và kết cấu vốn lưu động
1.3 Phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp
2. Nguồn hình thành vốn lưu động của doanh nghiệp
II. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp
1. Tầm quan trọng của việc tổ chức đảm bảo VLĐ trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp .
2. Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá tình hình tổ chức và hiẹu quả sử dụng VLĐ của
doanh nghiệp
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ và một số phương
hướng biện pháp nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng
VLĐ trong doanh nghiệp
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ
2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả
sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp
Chương II. Thực trạng tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn
I. Khái quát chung về hoạt động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng
Sơn.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
65
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
4. Vài nét về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua
II. Thực trạng tổ chức quản lý , sử dụng VLĐ của công TNHH Thương mại Điện
tử Hoàng Sơn.
1. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản của công tỷtong việc sử dụng VLĐ.
2. Thực trạng tổ chức quản lý sử dụng VLĐ ở công ty các năm 2002, 2003.
2004.
3. Những biện pháp chủ yếu công ty đã và đang áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động
4. Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lí và sử dụng vốn lưu động ở công ty
Chương III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở
công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.
I. Phương pháp phát triển của công ty trong thời gian tới
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1. Khai thác nguồn tài trợ ngắn hạn cho vốn lưu động với chi phí thấp
2. Tăng cường công tác quản lí các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị
chiếm dụng
3. Sử dụng có hiệu quả các biện pháp nhằm giảm chi phí tồn kho và hỗ trợ tiêu thụ
sản phẩm
4. Biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
5. Chú trọng phát huy nhân tố con người
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo tốt nghiệp- Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Thương mại Điện tử Hoàng Sơn.pdf