Vụ án về tội trộm cắp tài sản. Cá nhân 2 luật hình sự

ĐỀ BÀI: Với ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, Q giả vờ mượn xe máy của B để đi chơi. Sau khi mượn được xe máy Q đem xe đi đánh thêm một chiếc chìa khoá điện, sau đó mang xe máy trả lại cho B. Chiếc chìa khoá này Q luôn mang theo bên mình. Một lần Q thấy B dựng xe máy ở ngõ một nhà trong thôn, vào nhà người quen ăn cưới, Q dùng chìa khoá mở khoá và lên xe phóng đến thị trấn C. Dọc đường, Q đã đưa xe đến một hiệu sửa chữa xe máy của N, là người cùng quê và bán với giá trị 5.500.000 đồng. HỎI: 1. Xác định tội danh của Q? (5 điểm) 2. N có phạm tội được quy định tại Điều 250 BLHS không? (2 điểm) GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG I, A phạm tội trộm cắp tài sản A phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại điều 138 BLHS “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến năm mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt .” Để xác định tội danh của X, cần căn cứ vào các dấu hiệu pháp lí trong cấu thành tội phạm mà X đã thực hiện. Cụ thể như sau: Khách thể của tội phạm: đó là hành vi gây thiệt hại quan hệ sở hữu Đối tượng tác động: xe máy Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan là “chiếm đoạt”, nhưng chỉ chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận tài sản .Trong trường hợp này, hành vi chiếm đoạt của Q được coi là lén lút khi Q mượn xe máy của B giả vờ dùng để đi chơi, sau khi mượn được xe, Q đem xe đi đánh thêm một chiếc chìa khoá điện, đợi có thời cơ sẽ dùng đến. Chiếc chìa khoá này, Q luôn mang theo bên mình. Một lần Q thấy B dựng xe máy ở ngõ một nhà trong thôn, vào nhà người quen ăn cưới, Q đã lén lút dùng chìa mở khoá và lên xe phóng đến thị trấn C bán lấy tiền. Ở đây ý thức chủ quan người phạm tội là lén lút khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của B, Q đã có ý thức che giấu hành vi dùng chìa khóa đánh thêm lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của B khi không trông giữ xe cẩn thận, đã mở khóa lấy chiếc xe đem bán. Như vậy, bằng hình thức lén lút của mình Q đã làm cho B không biết có hành vi chiếm đoạt xe xảy ra. Và thực tế là vào thời điểm mất xe máy B không biết do B không có mặt tại nơi để xe máy. Dấu hiệu “thời điểm mất xe máy” là mốc thời gian, xác định việc xe đã bị chiếm đoạt và không nằm trong vòng kiểm soát của chủ tài sản là B nữa. Tại thời điểm này, chủ tài sản không biết việc mình bị mất tài sản và đây chính là hệ quả của hành vi “lén lút”. Ø Từ lập luận trên, có thể thấy hành vi chiếm đoạt xe máy bằng hình thức lén lút của Q đã che giấu toàn bộ hành vi phạm tội của mình với chủ tài sản. Hậu quả của tội phạm : thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Cụ thể giá trị tài sản bị thiệt hại là chiếc xe máy. Chiếc xe máy đó bán được 5.500.000 đồng. Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: Bằng hành vi chiếm đoạt tài sản của mình Q lấy được chiếc xe máy và đã bán với giá 5.500.000 đồng Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Mặc định Q thỏa mãn các điều kiện trên, nên Q là chủ thể của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm: Q phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Về lý chí: Q biết hành vi trộm cắp tài sản của mình gây nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả đó có thể xảy ra. Về ý chí: Q mong muốn hậu quả đó xảy ra, bằng chứng là Q đã có kế hoạch từ trước với mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Biều hiện là Q đã đánh thêm một chiếc chìa khóa đợi có thời cơ thì sẽ dùng đến nó. Và khi thời cơ đến Q đã sử dụng chiếc chìa khóa đó và đã lấy trộm được xe rồi đem bán. Như vậy, từ những lập luận nêu trên, có thể xác định hành vi của Q hoàn toàn thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS. II, N có phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại điều 250 BLHS không? Theo quy định tại khoản 1 điều 250 BLHS: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt .” Theo đề bài: “Q đem xe máy bán cho người N được 5.500.000 và ăn tiêu hết” nhưng không nêu N có biết chiếc xe máy đó là tài sản do Q phạm tội mà có hay không. Chính vì vậy, để xác định N có phạm tội hay không, có thể chia làm ba trường hợp: Trường hợp 1: Nếu N biết chiếc xe máy đó là tài sản do Q phạm tội mà có, mà N vẫn mua lại chiếc xe máy đó. Nhưng trước đó, N không hề có hứa hẹn trước với Q về việc sẽ tiêu thụ chiếc xe máy. Khách thể của tội phạm: tội phạm xâm phạm đến trật tự công cộng và trật tự pháp luật XHCN. Mặt khách quan của tội phạm: là hành vi mua lại tài sản của N mặc dù biết đó là tài sản do Q phạm tội mà có. Chủ thể của tội phạm: là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của N trong trường hợp này là lỗi cố ý. N biết rõ rằng tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do người khác phạm tội mà có, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó. Từ những lý luận trên, hành vi phạm tội của N trong trường hợp này thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại khoản 1 Điều 250 BLHS. Vì vậy, trong trường hợp này N sẽ phải chịu TNHS theo quy định tại Điều 250 BLHS. Trường hợp 2: Nếu “N không biết” chiếc xe máy đó là tài sản do Q phạm tội mà có thì N không phải chịu TNHS theo quy định tại Điều 250 BLHS. Trong trường hợp này, N đã tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù N có thể thấy trước hoặc phải thấy trước hậu quả đó. Vì vậy, lỗi của N trong trường hợp này là vô ý, nên hành vi mua lại tài sản của người phạm tội không thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS). Vì vậy, trong trường hợp này N không phải chịu TNHS theo quy định tại Điều 250 BLHS. Trường hợp 3: Nếu N biết chiếc xe máy đó là tài sản do Q phạm tội mà có, mà N vẫn mua lại và trước đó N có hứa hẹn trước với Q về việc sẽ tiêu thụ chiếc xe máy thì hành vi của N là hành vi giúp sức về mặt tinh thần trong vụ đồng phạm trộm cắp tài sản. Theo quy định tại điều 20 BLHS quy định: “1. Đồng phạm là trường hợp hai người trở lên cùng thực hiện một tội phạm 2 . Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm .” Lời hứa hẹn trước của N tuy không tạo ra những điều kiện thuận lợi cụ thể nhưng cũng có những tác động tích cực vào quá trình thực hiện tội phạm. Sự tác động này đã củng cố ý định phạm tội của Q, củng cố quyết tâm phạm tội của Q. Lời hứa hẹn của N xảy ra trước khi quá trình thực hiện tội phạm bắt đầu. Từ những lập luận trên có thể kết luận hành vi của N thỏa mãn cấu thành của tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS) với vai trò là người giúp sức. Do đó, trong trường hợp này N sẽ không phải chịu TNHS theo quy định tại điều 250 BLHS. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb.CAND,Hà Nội.2009. 2. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, 2001. 3. Bộ Luật hình sự sửa đổi và bổ sung năm 2009 4. Bình luận khoa học BLHS phần các tội phạm, tập II, Đinh Văn Quế, Thác sĩ luật học TANDTC, NXB.TPHCM, năm 2002

docx6 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3987 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vụ án về tội trộm cắp tài sản. Cá nhân 2 luật hình sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ BÀI: Với ý định chiếm đoạt tài sản của người khác, Q giả vờ mượn xe máy của B để đi chơi. Sau khi mượn được xe máy Q đem xe đi đánh thêm một chiếc chìa khoá điện, sau đó mang xe máy trả lại cho B. Chiếc chìa khoá này Q luôn mang theo bên mình. Một lần Q thấy B dựng xe máy ở ngõ một nhà trong thôn, vào nhà người quen ăn cưới, Q dùng chìa khoá mở khoá và lên xe phóng đến thị trấn C. Dọc đường, Q đã đưa xe đến một hiệu sửa chữa xe máy của N, là người cùng quê và bán với giá trị 5.500.000 đồng. HỎI: 1. Xác định tội danh của Q? (5 điểm) 2. N có phạm tội được quy định tại Điều 250 BLHS không? (2 điểm) GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG I, A phạm tội trộm cắp tài sản A phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại điều 138 BLHS “Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến năm mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết tội về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt...” Để xác định tội danh của X, cần căn cứ vào các dấu hiệu pháp lí trong cấu thành tội phạm mà X đã thực hiện. Cụ thể như sau: Khách thể của tội phạm: đó là hành vi gây thiệt hại quan hệ sở hữu Đối tượng tác động: xe máy Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan là “chiếm đoạt”, nhưng chỉ chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, không trông giữ cẩn thận tài sản...Trong trường hợp này, hành vi chiếm đoạt của Q được coi là lén lút khi Q mượn xe máy của B giả vờ dùng để đi chơi, sau khi mượn được xe, Q đem xe đi đánh thêm một chiếc chìa khoá điện, đợi có thời cơ sẽ dùng đến. Chiếc chìa khoá này, Q luôn mang theo bên mình. Một lần Q thấy B dựng xe máy ở ngõ một nhà trong thôn, vào nhà người quen ăn cưới, Q đã lén lút dùng chìa mở khoá và lên xe phóng đến thị trấn C bán lấy tiền. Ở đây ý thức chủ quan người phạm tội là lén lút khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của B, Q đã có ý thức che giấu hành vi dùng chìa khóa đánh thêm lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của B khi không trông giữ xe cẩn thận, đã mở khóa lấy chiếc xe đem bán. Như vậy, bằng hình thức lén lút của mình Q đã làm cho B không biết có hành vi chiếm đoạt xe xảy ra. Và thực tế là vào thời điểm mất xe máy B không biết do B không có mặt tại nơi để xe máy. Dấu hiệu “thời điểm mất xe máy” là mốc thời gian, xác định việc xe đã bị chiếm đoạt và không nằm trong vòng kiểm soát của chủ tài sản là B nữa. Tại thời điểm này, chủ tài sản không biết việc mình bị mất tài sản và đây chính là hệ quả của hành vi “lén lút”. Từ lập luận trên, có thể thấy hành vi chiếm đoạt xe máy bằng hình thức lén lút của Q đã che giấu toàn bộ hành vi phạm tội của mình với chủ tài sản. Hậu quả của tội phạm : thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Cụ thể giá trị tài sản bị thiệt hại là chiếc xe máy. Chiếc xe máy đó bán được 5.500.000 đồng. Mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả: Bằng hành vi chiếm đoạt tài sản của mình Q lấy được chiếc xe máy và đã bán với giá 5.500.000 đồng Chủ thể của tội phạm: chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Mặc định Q thỏa mãn các điều kiện trên, nên Q là chủ thể của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm: Q phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp. Về lý chí: Q biết hành vi trộm cắp tài sản của mình gây nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả đó có thể xảy ra. Về ý chí: Q mong muốn hậu quả đó xảy ra, bằng chứng là Q đã có kế hoạch từ trước với mục đích là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Biều hiện là Q đã đánh thêm một chiếc chìa khóa đợi có thời cơ thì sẽ dùng đến nó. Và khi thời cơ đến Q đã sử dụng chiếc chìa khóa đó và đã lấy trộm được xe rồi đem bán. Như vậy, từ những lập luận nêu trên, có thể xác định hành vi của Q hoàn toàn thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 BLHS. II, N có phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại điều 250 BLHS không? Theo quy định tại khoản 1 điều 250 BLHS: “Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt...” Theo đề bài: “Q đem xe máy bán cho người N được 5.500.000 và ăn tiêu hết” nhưng không nêu N có biết chiếc xe máy đó là tài sản do Q phạm tội mà có hay không. Chính vì vậy, để xác định N có phạm tội hay không, có thể chia làm ba trường hợp: Trường hợp 1: Nếu N biết chiếc xe máy đó là tài sản do Q phạm tội mà có, mà N vẫn mua lại chiếc xe máy đó. Nhưng trước đó, N không hề có hứa hẹn trước với Q về việc sẽ tiêu thụ chiếc xe máy. Khách thể của tội phạm: tội phạm xâm phạm đến trật tự công cộng và trật tự pháp luật XHCN. Mặt khách quan của tội phạm: là hành vi mua lại tài sản của N mặc dù biết đó là tài sản do Q phạm tội mà có. Chủ thể của tội phạm: là chủ thể thường, là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định. Mặt chủ quan của tội phạm: lỗi của N trong trường hợp này là lỗi cố ý. N biết rõ rằng tài sản mà mình tiêu thụ là tài sản do người khác phạm tội mà có, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó. Từ những lý luận trên, hành vi phạm tội của N trong trường hợp này thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định tại khoản 1 Điều 250 BLHS. Vì vậy, trong trường hợp này N sẽ phải chịu TNHS theo quy định tại Điều 250 BLHS. Trường hợp 2: Nếu “N không biết” chiếc xe máy đó là tài sản do Q phạm tội mà có thì N không phải chịu TNHS theo quy định tại Điều 250 BLHS. Trong trường hợp này, N đã tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù N có thể thấy trước hoặc phải thấy trước hậu quả đó. Vì vậy, lỗi của N trong trường hợp này là vô ý, nên hành vi mua lại tài sản của người phạm tội không thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành của tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS). Vì vậy, trong trường hợp này N không phải chịu TNHS theo quy định tại Điều 250 BLHS. Trường hợp 3: Nếu N biết chiếc xe máy đó là tài sản do Q phạm tội mà có, mà N vẫn mua lại và trước đó N có hứa hẹn trước với Q về việc sẽ tiêu thụ chiếc xe máy thì hành vi của N là hành vi giúp sức về mặt tinh thần trong vụ đồng phạm trộm cắp tài sản. Theo quy định tại điều 20 BLHS quy định: “1. Đồng phạm là trường hợp hai người trở lên cùng thực hiện một tội phạm 2... Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm...” Lời hứa hẹn trước của N tuy không tạo ra những điều kiện thuận lợi cụ thể nhưng cũng có những tác động tích cực vào quá trình thực hiện tội phạm. Sự tác động này đã củng cố ý định phạm tội của Q, củng cố quyết tâm phạm tội của Q. Lời hứa hẹn của N xảy ra trước khi quá trình thực hiện tội phạm bắt đầu. Từ những lập luận trên có thể kết luận hành vi của N thỏa mãn cấu thành của tội trộm cắp tài sản (Điều 138 BLHS) với vai trò là người giúp sức. Do đó, trong trường hợp này N sẽ không phải chịu TNHS theo quy định tại điều 250 BLHS. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, tập 1, Trường đại học luật Hà Nội, Nxb.CAND,Hà Nội.2009. 2. Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần chung, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, 2001. 3. Bộ Luật hình sự sửa đổi và bổ sung năm 2009 4. Bình luận khoa học BLHS phần các tội phạm, tập II, Đinh Văn Quế, Thác sĩ luật học TANDTC, NXB.TPHCM, năm 2002

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxVụ án về tội trộm cắp tài sản cá nhân 2 luật hình sự.docx
Luận văn liên quan