Vụ Đền Preah Vihear (Temple of Preah Vihear, Cambodia v. Thailand) 1962

Phán quyết của Tòa án công lí quốc tế năm 1962 đã phân xử ngôi đền Preah Vihear thuộc về phía Campuchia. Cho đến nay, biên giới trên bộ giữa hai nước Campuchia và Thái Lan chưa được phân giới rõ ràng. Quyết định của toà án quốc tế trong việc trao ngôi đền Preah Vihear cho Campuchia năm 1962 đã được đưa ra trên có sở không có sự nhất trí của các bên. Phán quyết này phần lớn dựa vào việc Thái Lan không phản đối đường biên giới do Pháp vẽ nên trước đó nhiều thập kỷ. Tại thời điểm đường biên giới đó được vẽ nên, cách đây 100 năm, Thái Lan không có những chuyên gia vẽ bản đồ của riêng mình. Thêm vào đó, do cửa vào ngôi đền nằm trên lãnh thổ Thái Lan nên Thái Lan vẫn tiếp tục tranh giành với Thái Lan. Vụ việc tranh chấp biên giới khu vực đền Preah Vihear giữa hai quốc gia Thái Lan và Campuchia hiện nay đang trong quá trình leo thang căng thẳng, khiến các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại. Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc và ASEAN đã phải can thiệp giải quyết vụ việc.

pdf11 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4636 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vụ Đền Preah Vihear (Temple of Preah Vihear, Cambodia v. Thailand) 1962, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP THẢO LUẬN LUẬT ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ Vụ Đền Preah Vihear (Temple of Preah Vihear, Cambodia v. Thailand) 1962 I – Nội dung vụ việc 1. Giới thiệu đền Prasat Preah Vihear là một ngôi đền tọa lạc trên một chỏm núi thuộc núi Dangrek ở Campuchia gần biên giới với Thái Lan. Ngôi đền này được lấy làm tên cho tỉnh Preah Vihear, nơi nó toạ lạc. Preah Vihear được biết đến không chỉ bởi đây di sản thế giới đã được UNESCO công nhận (2008) mà còn là điểm nóng tranh chấp giữa Campuchia và Thái Lan. Phần nửa đền nằm bên vườn quốc gia Khao Phra Viharn của huyện Kantharalak thuộc tỉnh Sisaket của Thái Lan, một nửa đền thuộc tỉnh Preah Vihear của Campuchia. Do ngôi đền được xây trên một mỏm đá thuộc lãnh thổ Campuchia (trước đây được cho là lãnh thổ Thái Lan), nhưng lối dẫn vào ngôi đền Preah Vihear nằm trên một vách đá dựng đứng cheo leo và không thể tiếp cận từ phía Campuchia. Điều này có nghĩa là, để tham quan được di sản này bắt buộc du khách phải đi từ phía cổng của vườn quốc gia Khao Phra Viharn của Thái Lan. 2. Lịch sử tranh chấp Năm 1861, Pháp chiếm Đông Dương và trở thành nước bảo hộ của Campuchia. Năm 1904, Vương quốc Xiêm (tên gọi chính thức của Thái Lan trước năm 1949) và Pháp thành lập một Ủy ban chung (Franco-Siamese Mixed Commission) thực hiện công việc phân định biên giới giữa hai nước. Đến ngày 13/2/1904, Pháp và Xiêm ký Hiệp định phân định biên giới. Trong đó, Điều 3 của Hiệp định quy định rằng việc phân chia những đường biên giới sẽ được thực hiện bởi Ủy ban chung. Năm 1907, sau khi điều tra nghiên cứu, người Pháp đã đưa ra bản đồ, trong đó thể hiện vị trí chính xác khu vực đền Preah Vihear và vùng lân cận. Căn cứ theo tấm bản đồ này, Preah Vihear nằm bên Campuchia. Đường biên giới cuối cùng được Ủy ban chung thông qua trong năm 1907 và được tán thành chính thức bởi nghị định thư đính kèm theo Hiệp định 23/3/1907 giữa Pháp và Xiêm. Vào 9/5/1941, dưới sự hòa giải của phát xít Nhật, Pháp và Xiêm đã ký Hiệp định hòa bình. Hiệp định này áp đặt một đường biên giới mới với Campuchia, theo đó ngôi đền Preah Vihear thuộc về Thái Lan. Sau khi Nhật đầu hàng, Pháp và Xiêm ký Hiệp định 17/11/1946 bãi bỏ Hiệp định năm 1941, thiết lập lại hiện trạng trước khi có sự hòa giải của Nhật, tức là công nhận đền thuộc chủ quyền Campuchia. Theo đó, điều 3 của Hiệp định 1946 nêu ra sự thành lập Ủy ban hòa giải và quy định nhiệm vụ của Ủy ban là kiểm tra lại những xác nhận của các điều khoản của Hiệp định 1904 và Hiệp định 1907 được duy trì theo điều 22 của Hiệp định 1937. Năm 1954, Thái Lan chiếm giữ ngôi đền sau khi quân đội Pháp rút khỏi Campuchia, Campuchia phản đối và yêu cầu Tòa án quốc tế phân xử. Tòa án xem xét vụ việc không chỉ dựa trên những di sản văn hóa, mà còn cân nhắc những biện pháp chuyên môn kỹ thuật phân định ranh giới. Ngày 15/6/1962, Tòa ra phán quyết phần thắng thuộc về Campuchia và yêu cầu Thái Lan trả lại mọi di vật (kể cả những bức tượng thờ) đã đưa ra khỏi ngôi đền. Ngôi đền đã mở cửa trong một thời gian ngắn cho công chúng năm 1982 và năm sau bị Khmer Đỏ chiếm đóng. Ngôi đền được mở cửa lại vào cuối năm 1998 và Campuchia hoàn tất việc xây dựng năm 2003 sau một quãng thời gian dài. Năm 2007 Campuchia đề nghị công nhận Di sản văn hoá cho đền Preah Vihear nhưng đã bị UNESCO bác bỏ do còn tồn tại những bất đồng với Thái Lan và vì một phần Thái Lan bác bỏ và phản đối đề nghị này của Campuchia. Tuy nhiên, một năm sau, được Bộ Ngoại giao Thái Lan ủng hộ, vào ngày 7 tháng 6 năm 2008, Ủy ban Di sản Thế giới họp tại Canada đã công nhận đền Preah Vihear là Di sản Thế giới. Sự tranh chấp khu vực đền Preah Vihear trở nên căng thẳng trở lại vào năm 2008, sau khi ngôi đền được công nhận là Di sản thế giới. Đã có những đụng độ quân sự cũng như các biện pháp ngoại giao được đưa ra, nhưng cho tới nay khu vực này vẫn đang là một điểm nóng trong quan hệ giữa hai nước. II – Tòa Án năm 1962 giải quyết tranh chấp đền Preah Vihear 1. Đệ trình của các bên a. Đệ trình của Campuchia Vào tháng 10/1959, Campuchia đã đệ đơn lên Toà án Công lý quốc tế để giải quyết vấn đề chủ quyền đối với khu vực đền Preah Vihear. Trước đó, năm 1954, Thái Lan đã tự ý đưa quân đội vào chiếm đóng ngôi đền, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Campuchia. Nước này đã yêu cầu Toà án xét xử và tuyên bố với 5 luận điểm trong đơn đệ trình như sau: 1. Xét xử và tuyên bố rằng bản đồ dãy Dangrek ( Bản đồ Annex 1) được vẽ và xuất bản trên danh nghĩa của Ủy ban Chung - Ủy ban được thành lập dựa trên Hiệp ước 1904. 2. Xét xử và tuyên bố rằng đường biên giới giữa Thái Lan và Campuchia tại khu vực tranh chấp xung quanh đền Preah Vihear, được xác định theo bản đồ của Ủy ban xác định biên giới Chung giữa Đông Dương và Xiêm. 3. Xét xử và tuyên bố Đền Preah Vihear nằm trong lãnh thổ của Vương quốc Campuchia. 4. Xét xử và tuyên bố phía Thái Lan có nghĩa vụ rút toàn bộ lực lượng vũ trang đóng tại khu vực Đền Preah Vihear, kể từ năm 1954. 5. Xét xử và tuyên bố phía Thái Lan có nghĩa vụ hoàn trả cho Campuchia mọi tác phẩm điêu khắc, bia đá, những mảnh còn sót lại của các công trình kiến trúc, các mô hình đá cát và những đồ gốm cổ đã bị lấy khỏi đền kể từ khi Thái Lan chiếm giữ ngôi đền vào năm 1954. b. Đệ trình của Thái Lan Sau khi Campuchia đệ đơn lên Toà án Công lý quốc tế, Thái Lan đã đưa ra những luận điểm của mình và yêu cầu Toà: 1. Những cáo buộc của Vương quốc Campuchia là không thể duy trì và nên bị từ chối; 2. Thái Lan đưa ra những kết luận sau: a. Bản đồ Annex 1 không được chứng minh là tài liệu có tính ràng buộc hiệu lực với bản Hiệp ước năm 1904; b. Trên thực tế, Thái Lan và Campuchia chưa từng coi đường biên giới được vẽ ở Bản Đồ Annex 1 tại khu vực dãy Dangrek là đường biên giới thực sự giữa 2 quốc gia này; c. Vì những nguyên do trên, đường biên giới trên Bản đồ Annex 1 không được cho là đường biên giới thực sự được 2 quốc gia tuân theo và công nhận; 3. Thái Lan đưa ra các kết luận trả lời cho luận điểm 2 và 3 trong đơn đệ trình từ phía Campuchia: a. Có bằng chứng đầy đủ về khoảng thời gian Thái Lan thực hiện quyền chủ quyền của mình tại khu vực ngôi đền. Bên cạnh đó, Campuchia không thể hiện bất cứ chức năng quản lí nào tại khu vực, nếu có thì không thường xuyên và không rõ ràng; b. Đường phân nước trong khu vực thực chất tương ứng với đường rìa vách núi chạy xung quanh đền Preah Vihear và được xác định trong Hiệp ước năm 1904; c. Phạm vi đường rìa vách núi có thể không hoàn toàn trùng khớp với đường phân nước được thế hiện bởi hình thế địa hình khu vực trên thực tế, nhưng sự sai lệch này là nhỏ và đáng được bỏ qua; d. Theo địa hình tự nhiên của khu vực, lối vào ngôi đền chỉ có thể tiếp cận từ phía Thái Lan, hầu như không thể tiếp cận từ phía đồng bằng Campuchia do dốc núi cao; e. Không có lý do nào trong trường hợp này mà phía Campuchia có thể áp dụng các văn bản được hỗ trợ từ phía Luật sư Campuchia (counsel of Campuchia) để mặc nhận, ngăn cản bào chữa hoặc đề nghị (whether acquiescence, estopple, or prescription); Luận điểm 2 và 3 của phía Campuchia trong đơn đệ trình cần thiết phải bị bác bỏ. 2. Lập luận của Thái Lan và Ý kiến của Tòa a. Lập luận của Thái Lan Thái Lan đưa ra những lập luận sau trong quá trình tham gia buổi điều trần về tranh chấp lãnh thổ lại khu vực đền Preah Vihear.  Về sự nhầm lẫn đường biên giới trên bản đồ và đường phân nước của Thái Lan Trong đơn đệ trình của Thái Lan tại buổi điều trần ngày 20 tháng 3 năm 1962, phía Thái Lan có đề cập tới đường phân nước. Thái Lan cho rằng đường phân nước tại khu vực được nhắc tới hoàn toàn trùng khớp với đường rìa vách đá chạy xung quanh đền Preah Viheah, và đường phân nước này tạo nên đường biên giới được dựa trên Hiệp ước về Biên giới năm 1904. Cho đến mức đường rìa của vách đá không trùng lặp chính xác với đường phân nước được thể hiện bởi hình thế địa hình khu vực trên thực tế, thì sự sai lệch này là tối thiểu và nên được bỏ qua. Nếu như vậy thì toàn bộ khu vực đền Preah Vihear sẽ nằm trong lãnh thổ Thái Lan. Thế nhưng trên bản đồ Annex 1, thì đường phân nước được xác định bởi nhóm các chuyên gia Pháp được trao nhiệm vụ đo đạc khu vực này lại không hoàn toàn như vậy. Và theo như đường phân nước được vẽ bởi các chuyên gia Pháp thì khu vực đền Preah Vihear lại nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Campuchia. Phía Thái Lan tranh luận rằng trong khoảng thời gian từ năm 1908 cho đến khi phía Thái Lan tổ chức một cuộc đo đạc khu vực trong khoảng năm 1934-1935, Thái Lan đã luôn tin rằng đường biên giới vẽ trên bản đồ và đường phân nước trên thực tế (trùng với đường vách núi- theo như kết quả đo đạc của bên Thái Lan) thực sự trùng nhau. Chính vì sự nhầm lẫn này mà Thái Lan đã chấp nhận bản đường biên giới được vẽ trên bản đồ Annex 1 ( do các chuyên gia Pháp vẽ).  Về sự nhầm lẫn về nhân sự và trình độ nhân sự của Thái Lan Phía Thái Lan cho rằng Bản đồ Annex 1 không được thực hiện và xuất bản dưới danh nghĩa của Ủy ban xác định biên giới Chung (Mixed Commission of Delimitaion) – Ủy ban được thành lập bởi kết quả của Hiệp ước năm 1904. Theo Hiệp ước đó, Ủy ban chung này gồm một Ủy ban của Pháp và một Ủy ban của Xiêm, có trách nhiệm khảo sát và xác định biên giới giữa hai quốc gia Thái Lan và Campuchia. Tuy nhiên, Bản đồ Annex 1 được coi là kết quả từ quá trình khảo sát và vẽ bởi thành viên của Ủy ban Pháp, đồng thời được công bố dưới danh nghĩa của Ủy ban Pháp. Trong khi đó, nhà chức trách Pháp chịu trách nhiệm khảo sát, đo đạc và vẽ Bản đồ Annex 1 không được trao bất cứ quyền nào để đưa ra quyết định dưới danh nghĩa của Ủy ban chung. Và trên thực tế, không có ghi chép nào về quyết định của Ủy ban chung trong vấn đề biên giới tại khu vực Preah Vihear. Nếu có, thì quyết định này của Ủy ban chung không được trình bày rõ ràng trên Bản đồ Annex 1. Thái Lan có viện dẫn rằng, số bản đồ mà Thái Lan nhận được từ Paris chỉ được xem xét bởi những viên chức cấp thấp, những người không có chuyên môn về địa đồ, cũng như không có thông tin về khu vực đền Preah Vihear. Những nhầm lẫn trong nhân sự được phía Thái Lan thừa nhận trong những buổi điều trần rằng không có ai bên phía Xiêm biết thông tin về đền Preah Vihear hoặc quan tâm tới khu đền này. b. Ý kiến của Tòa án Từ những luận điểm của Thái Lan, Tòa đưa ra những bác bỏ sau:  Bác bỏ lập luận của Thái Lan về sự nhầm lẫn đường biên giới trên bản đồ - đường phân nước Trên thực tế, Chính quyền Thái Lan cũng chưa bao giờ bày tỏ sự phản đối, thắc mắc, cũng như ngờ vực đối với bản đồ Annex 1 kể từ khi nó được công bố cho đến khi Thái Lan đàm phán với Campuchia vào năm 1958. Mặc dù trong những năm 1934 và 1935, một cuộc khảo sát đã được tiến hành để xác định sự sai lệch giữa đường biên giới trên bản đồ và đường phân nước trên thực tế. Bên cạnh đó cũng có những bản đồ khác chỉ rõ khu vực đền Preah Vihear thuộc chủ quyền Thái Lan được chính quyền Thái Lan xuất bản. Tuy nhiên, phía Thái Lan vẫn tiếp tục sử dụng và xuất bản bản đồ trong đó có chỉ rõ khu vực đền Preah Vihear nằm ở phía Campuchia. Thêm vào đó, trong những cuộc đàm phán năm 1925 và năm 1937, Hiệp ước giữa Pháp - Xiêm, Thái Lan hoàn toàn có thể nêu ra vấn đề tranh chấp và sự nhầm lẫn này nhưng Thái Lan cũng không đưa ra bất kỳ phản đối nào. Như vậy, có thể suy luận một cách tự nhiên rằng Thái Lan đã chấp nhận biên giới tại khu vực Preah Vihear như đã vẽ trong bản đổ Annex 1, bất chấp có sự trùng lặp của đường biên giới trên bản đồ với đường phân nước trên thực tế hay không. Thái Lan đã không có nhu cầu phản đối, cũng như nêu ra vấn đề này. Liên quan đến việc Thái Lan viện dẫn sự nhầm lẫn giữa đường biên giới trên bản đồ và đường phân nước, Tòa còn lập luận rằng: Lập luận được đưa ra của bên Thái Lan về sự nhầm lẫn này rõ ràng là mâu thuẫn nhau. Thái Lan đã có những hành động thể hiện chủ quyền của mình đối với khu vực đền Preah Vihear do Thái Lan tin rằng mình hoàn toàn có đầy đủ chủ quyền hợp pháp với toàn bộ khu vực này. Nếu như Thái Lan thật sự có sự nhầm lẫn về bản đồ Annex1, tin rằng bản đồ này thực sự vẽ đường phân nước trên thực tế, và vì sự nhầm lẫn này Thái Lan đã vô tình chấp nhận bản đồ Annex 1; thì Thái Lan cũng tin tưởng và chấp nhận rằng khu vực đền Preah Vihear nằm trong lãnh thổ Campuchia (theo như bản đồ Annex 1). Và hành động thể hiện của chủ quyền của Thái Lan tại khu vực đền có thể coi là sự vi phạm chủ quyền một cách hữu ý đối với khu vực đền Preah Vihear của Campuchia (dựa trên giả định về việc Thái Lan chấp nhận bản đồ Preah Vihear là do nhầm lẫn). Vì vậy Tòa kết luận rằng Thái Lan không thể viện vào lý do Thái Lan chấp nhận bản đồ Annex 1 do sự hiểu nhầm này, do có sự mâu thuẫn với lý lẽ phía Thái Lan đưa ra cho hành động của mình tại khu vực là vì Thái Lan tin rằng mình sở hữu chủ quyền đối với khu vực này.  Bác bỏ lập luận của Thái Lan về sự nhầm lẫn về trình độ nhân sự của Thái Lan Tòa án tuyên bố rằng không chấp nhận những lập luận của Thái Lan về mặt pháp lý lẫn trên thực tế. Nếu chỉ có những viên chức cấp thấp trong chính quyền Xiêm xem xét những bản đồ này, thì rõ ràng phía Xiêm đã tự đưa mình vào những rủi ro. Trên thực tế lịch sử, rõ ràng những bản đồ này đã được xem xét bởi Hoàng tử Devawongse - Bộ trưởng bộ ngoại giao Xiêm, Hoàng tử Damrong - Bộ trưởng bộ nội vụ Xiêm, thành viên của chính quyền Xiêm trong Ủy Ban Chung, thành viên của Ủy ban Sao chép, và cũng có thể giả định rằng số bản đồ này đã được xem xét bởi Tỉnh trưởng KhuKhan (tỉnh nằm liền kề ở phía Bắc với khu vực đền Preah Vihear). Hoàng tử còn gửi lời cảm ơn đến Dại sứ Pháp ở Bangkok, và đồng thời yêu cầu gửi thêm 15 bản sao chép cho mỗi một bản đồ. Không có một ai trong số những người này là viên chức cấp thấp và hầu hết họ đều có kiến thức về khu vực Preah Vihear và khu vực dãy Dangrek. Trong tài liệu lưu trữ cũng chỉ rõ ràng rằng Hoàng tử Damrong cũng đặc biệt quan tâm tới công việc phân định biên giới tại khu vực này, cũng như có một hiểu biết sâu sắc về những công trình khảo cổ học. Và rõ ràng rằng tỉnh trưởng của tỉnh Khukhan, nơi mà đền Preah Vihear tọa lạc, không thể không biết tới sự tồn tại của ngôi đền này. 3. Phán quyết của Toà án Tòa án đã kết lại đường biên giới sẽ được áp dụng theo sự phân định tại bản đồ Annex I và không cần thiết để xem xét liệu đường ranh giới như bản đồ vẽ có tương ứng phù hợp với đường lưu vực sông theo quan điểm của Thái Lan hay không. Toà án đã đưa ra phán quyết như sau: 1. Đền Preah Vihear nằm trên lãnh thổ thuộc chủ quyền của Campuchia và, do đó, Thái Lan có nghĩa vụ phải rút tất cả các lực lượng quân đội, cảnh sát hay bảo vệ ở ngôi đền, hoặc trên các khu vực lân cận thuộc lãnh thổ của Campuchia; 2. Thái Lan có nghĩa vụ hoàn trả cho Campuchia mọi tác phẩm điêu khắc, bia đá, những mảnh còn sót lại của các công trình kiến trúc, các mô hình đá cát và những đồ gốm cổ đã bị lấy khỏi đền kể từ khi Thái Lan chiếm giữ ngôi đền vào năm 1954.  Liên hệ với Công ước Vienna 1969 Vụ việc này xảy ra trước khi Công ước Vienna năm 1969 về Luật Điều ước được ký kết và có hiệu lực. Tuy nhiên, viện dẫn về sự nhầm lẫn này của Thái Lan có nội dung giống Điều 48 Công ước Vienna 1969. Điều 48 có nội dung như sau (trích dẫn khoản 1 và 2 của Điều này) “Điều 48. Sai lầm 1. Một quốc gia có thể nêu lên một sai lầm trong một điều ước như là một khiếm khuyết của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của một điều ước, nếu sự sai lầm liên quan đến một sự kiện hay một hoàn cảnh mà quốc gia đó cho là đã tồn tại vào thời điểm điều ước được ký kết và được xem là một cơ sở chủ yếu của sự đồng ý của mình chịu sự ràng buộc của điều ước. 2. Khoản 1 sẽ không được áp dụng nếu quốc gia đề cập đã góp phần vào sai lầm đó bằng thái độ xử sự của mình khi những hoàn cảnh đặc biệt đó đã ở mức độ làm cho quốc gia đó phải lưu ý về khả năng xảy ra sai lầm.” Đây là một trong những nguyên tắc về Hiệu lực của điều ước quốc tế. Theo khoản 1 điều 48 Công ước Vienna 1969, một quốc gia có thể từ bỏ sự ràng buộc của điều ước quốc tế mà nước đó đã ký kết, nếu nước đó chỉ ra một sai lầm trong điều ước. Điều kiện là: sai lầm đó phải liên quan đến một sự kiện đã tồn tại vào thời điểm ký kết điều ước; và sai lầm này là cơ sở quan trọng để quốc gia đó đồng ý ràng buộc với điều ước. Tuy nhiên khoản 2, trong trường hợp ở thời điểm ký kết điều ước, khả năng xảy ra sai lầm đã rõ ràng và quốc gia đó có thể nhận ra, nhưng quốc gia đó đã không hề đề cập, hoặc góp phần tạo nên sai lầm, thì khi đó khoản 1 sẽ không được áp dụng. Xét về trường hợp của Thái Lan, năm 1904, đường biên giới giữa Thái Lan và Campuchia được xác định bằng một Hiệp ước, mà theo đó, ranh giới là đường nước chảy và bản đồ chi tiết sẽ được tiến hành vẽ bởi một Uỷ ban chung. Khi bản đồ ra đời, đền Preah Vihear nằm ở lãnh thổ Campuchia. Thái Lan đã lập luận rằng bản đồ đã không tuân theo sự xác lập đã nêu ở Hiệp ước, tức là ranh giới không phải là đường nước chảy. Toà án đã bác bỏ lập luận của Thái Lan và cho rằng: sự viện dẫn sai lầm không được chấp thuận để chấm dứt hiệu lực của một điều ước, nếu quốc gia góp phần vào sai lầm đó bằng thái độ xử sự của mình, hoặc có thể tránh được sai lầm đó. Trên thực tế, vào thời điểm Uỷ ban chung làm việc, Thái Lan không có đủ chuyên gia, và đã yêu cầu phía Pháp cử chuyên gia vẽ bản đồ. Sau khi bản đồ được thông qua năm 1907, Thái Lan cũng không hề có sự phản đối. Vì thế, viện dẫn sai lầm này không được Toà chấp thuận. Có thể nói, Điều 48 là sự pháp điển hóa các tập quán quốc tế về điều ước từ vụ việc tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia tại khu vực đền Preah Vihear. Sự biện hộ của Thái Lan về những nhầm lẫn của mình không được Tòa chấp nhận, do sự nhầm lẫn đó xuất phát từ chính quốc gia này. III – Kết luận Tóm lại, lập luận chính của Thái Lan trong bản phản đối sơ bộ gửi lên Tòa án công lý quốc tế là dựa vào điều ước đã kí kết với Pháp năm 1904, theo đó đường biên giới phải được vẽ bởi một Ủy ban chung Pháp – Xiêm. Tuy đường biên giới này về sau chỉ được vẽ bởi người Pháp, nhưng chính chính quyền Xiêm lúc đó cũng không có động thái nào phản đối, thậm chí còn thừa nhận sự tồn tại của tấm bản đồ Annex I này trong một khoảng thời gian dài. Việc Thái Lan đến năm 1962 lại biện hộ cho sự nhầm lẫn điều ước thực chất là rất vô lí và không thể chấp nhận được. Vì vậy, kết quả là tòa đã bác bản phản đối sơ bộ của bên Thái Lan, và ra phán quyết đền Preah Vihear thuộc về Campuchia. Phán quyết của Tòa án công lí quốc tế năm 1962 đã phân xử ngôi đền Preah Vihear thuộc về phía Campuchia. Cho đến nay, biên giới trên bộ giữa hai nước Campuchia và Thái Lan chưa được phân giới rõ ràng. Quyết định của toà án quốc tế trong việc trao ngôi đền Preah Vihear cho Campuchia năm 1962 đã được đưa ra trên có sở không có sự nhất trí của các bên. Phán quyết này phần lớn dựa vào việc Thái Lan không phản đối đường biên giới do Pháp vẽ nên trước đó nhiều thập kỷ. Tại thời điểm đường biên giới đó được vẽ nên, cách đây 100 năm, Thái Lan không có những chuyên gia vẽ bản đồ của riêng mình. Thêm vào đó, do cửa vào ngôi đền nằm trên lãnh thổ Thái Lan nên Thái Lan vẫn tiếp tục tranh giành với Thái Lan. Vụ việc tranh chấp biên giới khu vực đền Preah Vihear giữa hai quốc gia Thái Lan và Campuchia hiện nay đang trong quá trình leo thang căng thẳng, khiến các nước láng giềng và cộng đồng quốc tế hết sức quan ngại. Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc và ASEAN đã phải can thiệp giải quyết vụ việc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdffinal_thao_luan_preah_vihear_nhom_1_6471.pdf
Luận văn liên quan