Vụ Đền Preah Vihear (Temple of Preah Vihear ,Campodia & Thailand )

Chính phủ Xiêm và sau này là chính phủ Thái Lan đã không đề cập đến những thắc mắc về bản đồ phụ lục I đến cuộc hội đàm của họ với Cambuchia ở Bangkok nữa. Nhưng vào năm 1934-1935 tại một cuộc khảo sát đã tạo ra 1 sự bất đồng về đường phân giới và những bản đồ được đưa ra để chỉ rằng ngôi đền cổ này thuộc địa phận của người Thái. Tuy nhiên, người Thái vẫn tiếp tục và ban bố những tấm bản đồ chỉ ra rằng Preah Vihear nằm trên địa phận của người Cambuchia. Hơn nữa, trong tiến trình của những cuộc đàm phán năm 1925 và 1937 trong những hiệp định giữa Pháp và Xiêm đều đã xác nhận sự tồn tại của đường biên giới và đến năm 1947 tại Washington trước Ủy ban hòa giải người Pháp tại Xiêm, cho phép Thái Lan được bày tỏ vấn đề của mình một cách tự nhiên, nhưng họ đã không làm như vậy. Và điều đó dẫn đến một sự kết luận đương nhiên là Thái Lan đã chấp nhận đường biên giới ở Preah Vihear khi nó được vẽ trên bàn đồ, bất luận có sự phù hợp với đường lưu vực sông.

pdf17 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2936 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vụ Đền Preah Vihear (Temple of Preah Vihear ,Campodia & Thailand ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập thuyết trình Vụ Đền Preah Vihear (Temple of Preah Vihear ,Campodia & Thailand ) Nhóm thực hiện : Nguyễn Minh Thịnh C33 Đoàn Lê Phương Thúy D33 Trần Tuyết Nhung D33 Đỗ Duy Tuấn C33 2 I. Nội dung vụ việc 1) Lịch sử Đền Preah Vihear - Ngôi đền toạ lạc trên một chỏm núi thuộc dãy Dangrek ở Campuchia gần biên giới Thái Lan. Ngôi đền này được lấy làm tên cho tỉnh Preah Vihear nơi nó toạ lạc. - Được xây dựng thời hoàng kim của đế chế Angkor trải dài suốt 6 thế kỉ từ khoảng (802 -> 1431). Ngôi đền Preah Vihear được khởi công xây dựng vào thế kỉ IX và hoàn thành vào thế kỉ XI thờ thần Shiva của đạo Hindusm. - Khi đế chế Angkor lụi tàn vào đầu thế kỉ XV, cũng như nhiều ngôi đền Hinduism khác trong khu vực, Preah Vihear trở thành nơi thờ phụng viếng thăm của các sư sãi và tín độ đạo Phật vốn được phổ biến rộng rãi cả ở Lào, Campuchia và Thái Lan. - Cùng với Angkor Wat, Preah Vihear là biểu tượng của niềm tự hào dân tộc Campuchia. - Sau sự sụp đổ của đế chế Angkor, đền Preah Vihear luân phiên thuộc sự cai quản của người Thái Lan hoặc Campuchia cho tới tận thế kỉ XVIII. 2) Tranh chấp Đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia -Năm 1904, Vương quốc Xiêm (tên gọi chính thức của Thái Lan trước năm 1949) và thực dân Pháp thành lập một ủy ban chung thực hiện công việc phân định ranh giới. -Năm 1907, sau khi điều tra nghiên cứu, người Pháp đã đưa ra bản đồ, trong đó thể hiện vị trí chính xác khu vực đền Preah Vihear và vùng lân cận. Căn cứ theo tấm bản đồ này, Preah Vihear nằm bên Campuchia. - 1941, người Thái đã giành lại quyền kiểm soát với Preah Vihear sau một cuộc đấu tranh với người Pháp, khi đó đang suy kiệt bởi cuộc chiến tranh thế giới 2 ở Chính quốc. - 1949 một nhóm nhỏ người Xiêm được gửi bởi những nhà cầm quyền địa phương tới chiếm giữ ngôi đền với mục đích bảo vệ ngôi đền. -1954 Thái Lan đã vi phạm Hiến chương LHQ khi đưa quân có vũ trang vào phần lãnh thổ thuộc chủ quyền của Campuchia.Campuchia đã kìm chế việc đáp trả bằng vũ trang đối với việc vi phạm nghiêm trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.Tuy nhiên những nỗ lực ngoại giao của Campuchia đối với Thái Lan đã không phát huy tác dụng. Để bảo đảm những quyền của nó và để buộc Thái 3 Lan phải thực hiện nghĩa vụ Quốc tế của mình,Campuchia buộc phải đưa vấn đề ra trước ICJ. II) Tranh cãi của các bên A) Campuchia - Những quyền của Campuchia được thiết lập trên 3 điểm sau: + Theo những điều ước phân chia lãnh thổ giữa Campuchia và Thái Lan,chủ quyền trên phần lãnh thổ nơi có đến Preah Vihear ở dãy Dangrek 102◦20 Kinh độ Đông và 14◦25 Vĩ độ Bắc thuộc về Campuchia. + Campuchia chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của nó trên phần đất có đền Preah Vihear, và đã luôn tiếp tục thi hành quyền làm chủ của khu vực đó một cách có hiệu quả. + Thái Lan đã không có một hành động nào thể hiện chủ quyền tự nhiên của mình trên vùng đất có đền Preah Vihear để thay thế chủ quyền được thiết lập bởi những điều ước của Campuchia,chủ quyền đó đã được thực thi một cách có hiệu quả. 1) Tư cách của Campuchia đối với chủ quyền như được thiết lập bởi các điều ước - Từ 1863 đến 1953-1954,Campuchia dưới sự bảo hộ của Pháp.Pháp đại diện cho Campuchia trong những mối quan hệ quốc tế phù hợp với nguyên tắc của chế độ bảo hộ,bao gồm những điều ước và văn bản quốc tế phân chia biên giới giữa Campuchia và Thái Lan. - Điều ước 13/2/1904 là cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp hiện tại. Article 1. “The frontier between Siam and Cambodia starts on the left shore of the Great Lake, from the rnouth of the river Stung Roluos; it follows the parallel from that point eastwards until it meets the river Prek Kompong Tiam; then, turning northwards, it lies dong the meridian from that meeting- point to the mountain chain of the Phnom Dartgrek. From there it follows the watershed between the basin of the Nant Sen and the Mekong, on the one hand, and the Nant Moun, on the other hand, and rejoins the Phnom Padang chain the crest of which it follows eastwards to the Mekong. Upstream from this point, the Mekong remains the frontier of the Kingdom of Siam, in accordance with Article I of the Sreaty of 3 October 1893." 4 Điều 3 của Điều ước quy định rằng việc phân chia những đường biên giới sẽ được thực hiện bởi ủy ban gồm người của các bên tranh chấp (Mixed Commissions) ,nhân viên được chỉ định vởi các bên tranh chấp. - Công việc phân định ranh giới được tiếp tục tiến hành từ 1904 đến 1907.Liên quan đến việc phân định ranh giới ở dãy Dangrek nơi có đền Preah Vihear, đường biên giới cuối cùng được thông qua bởi ủy ban phân định ranh giới trong suốt 1907. Đền Preah Vihear nằm ở phía Bắc của đường biên giới ở 102◦20 Kinh độ Đông và 14◦25 Vĩ độ Bắc. - Đường biên giới này được tán thành chính thức bởi nghị định thư đính kèm theo điều ước 23/3/1907 giữa Pháp và Xiêm.Phần lời nói đầu của nghị định thư : “for the purpose of avoiding every possibility of difficulty in the delimitation”. Trong phần I, nó miêu tả đường biên giới trong khu vực dãy Dangrek như sau: “From the point in the Dang Rek above mentioned the frontier follows the watershed between the basin of the Great Lake and the Mekong on one side and the basin of the Nam Mount on the other till it reaches the Mekong below Pakmoun,at the mouth of the Huei Doue,in conformity with the line agreed to by the preceding Commission of delimitation on 18/01/1907 .” - Từ thời gian đó ngoại trừ khoảng thời gian của sự chiếm giữ ĐNÁ bởi Nhật Bản ,trong suốt thế chiến II , đường biên giới giữa Campuchia và Thái Lan không có sự thay đổi nào. - Hiệp định Thương mại,Hữu nghị và Hàng Hải 14/2/1925 ở Bangkok. Điều 2 qui định : “Các bên tranh chấp xác nhận và bảo đảm tôn trọng đường biên giới giữa lãnh thổ các bên đã được thiết lập bởi những điều ước trước đó..” - Tương tự Hiệp định Thương mại,Hữu nghị và Hàng hải 7/12/1937 giữa Pháp và Xiêm xác nhận định nghĩa và sự phân định biên giới từ những điều ước trước đó. Article 22 : "The present Treaty shall, as from the date of its entry into force, replace the Treaty of Friendship, Commerce and Navigation concluded at Bangkok on rq February 1925. It shall also annul, as from the same date, the other treaties, conventions and agreements conclucled between Siam and France, with the exception, however, of the clauses relating to the definition and de1imitation.t of the frontiers, the guarantee in respect thereof, and the demilitaration of the Mekong frontier (contained in the Treaty of 3 October 1893, the Convention of 13 February 1904, the Treaty of 23 March 1907 and the Protocol annexed thereto, and the Treaty of 14 February 1925) and 5 also the Convention relating to Indo-China, signed at Bangkok on 25 August 1926, and the agreements provided for therein. It is further agreed that the present Treaty shall, as from the date of its entry into force, replace the Treaty of 14 February 1925, in regard to the relations between Siam and In do-China in so far as the provisions thereof are not incompatible with those Of the Convention in question and of the Agreements provided for therein .' - Trong suốt thế chiến II, lãnh thổ Indo-China bao gồm Cambodia bị chiếm giữ bởi Nhật Bản.Xung đột vũ trang xuất hiện ở biên giới Pháp Indo- China và Thái Lan được hòa giải bởi chính quyền Nhật như lời nói đầu của “Peace Convention” giữa Pháp và Thái Lan ký ở Tokyo 9/5/1941. Điều 10 nói rằng bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc dịch hay ứng dụng những điều khoản của điều ước mà có thể giải quyết tranh chấp bằng phương tiện ngoại giao sẽ được đệ trình lên ban hòa giải của chính phủ Nhật. - Điều ước này áp đặt một đường biên giới mới đối với Campuchia mặc dù sự sáp nhập nhiều tỉnh mà dân số,ngôn ngữ văn hóa tín ngưỡng của người Campuchia. Đường biên giới mới được thiết lập ở phía Nam của dãy Dangrek ,theo đó vị trí nơi có đền Preah Vihear thuộc lãnh thổ Thái Lan. Điều đó được chính thức công nhận bởi Thái Lan. - Sự sáp nhập này bị áp đặt bởi vũ trang, đã không bao giờ được chính phủ Pháp công nhận,nằm trong những nhiệm vụ của LHQ chống lại phát xít.Do đó,sau khi Nhật đầu hàng vô điều kiện, một điều ước hòa giải giữa Pháp và Xiêm được ký ở Washington 17/11/1946 đã thiết lập lại hiện trạng trước khi có sự hòa giải của Nhật.Nó đã bãi bỏ Điều ước 1941. Điều 3 của Điều ước17/11/1946 đưa ra sự thiết lập một Ủy ban hòa giải bao gồm đại diện của các bên và của 3 thành viên trung lập,phù hợp với General Act of Geneva 26/9/1928.Theo điều 3 : “Ủy ban sẽ có nhiệm vụ kiểm tra những tranh cãi về dân tộc, địa lý,kinh tế của các bên thiên về việc xem lại những xác nhận của các điều khoản của Điều ước 13/2/1904 và Điều ước 23/3/1907 được duy trì hiệu lực theo điều 22 của Điều ước 7/12/1937” - Việc bắt đầu của ủy ban tùy thuộc vào việc chuyển lãnh thổ liên quan đến đoạn 2 điều I của Settlement Agreement 1946.Công việc đã có thể bắt đầu ngày 5/5/1947.Báo cáo của ủy ban hòa giải đặc biệt bao gồm những lời nhận xét đã được thông qua ở Washington 27/6/1947.Các thành viên trung gian(Mỹ,Anh,và Peru) và Pháp,Thái Lan đã không bày tỏ bất cứ một quan điểm bất đồng nào. Theo những kết luận của bản báo cáo đã được nhất trí này, ủy ban đã không ủng hộ bất cứ một đòi hỏi nào về lãnh thổ của Thái Lan.Những kết luận này bao gồm cả đường biên giới ở Dãy Dangrek và phần lãnh thổ nơi có Preah 6 Vihear.Thêm vào đó bản báo cáo còn ghi nhận sự thỏa thuận của Chính phủ Pháp và Xiêm về đường biên giới là hợp pháp. “The Commission has noted furthermore that the Agents for the two Government agreed that the legal status of the boundary between Siam and Indo-China rests on Article I of Franco-Siamese Agreement of Settlement of November 17,1946.” - Đáng chú ý là Thái Lan đã không đưa ra vấn đề về đường biên giới ở Dãy Dangrek và của Đền Preah Vihear trước Ủy ban Hòa giải Đặc biệt. Yêu cầu của Xiêm 12/5/1947 đã được trình tới Ủy ban,tuyên bố những đề nghị của Xiêm như sau: “The proposals for frontier revision are therefore for the Treaty of 1893,the restoration of Siamese claims to the left bank of Mekong: for the Convention of 1904,the retrocession of the Provinces of Lan Chang and Champasak north of the River Se Lam Pao and: for the Treaty of 1907,the restoration of the Province of Battambang.”  Đủ cho thấy rằng phần bản đồ Thái Lan muốn thêm vào trong yêu cầu này cho thấy những đề nghị đó không ảnh hưởng tới vị trí của phần lãnh thổ có Đền Preah Vihear. - Hơn nữa,bản đồ được thêm vào theo yêu cầu của Xiêm đệ trình ngày 12/5/1947 lên Ủy ban chỉ ra một cách rõ ràng Preah Vihear ở bên phía đường biên giới Campuchia,không phải ở bên phía biên giới Thái Lan. - Sự trình bày trên,theo những điều ước,thỏa thuận, những biên bản liên quan đến việc phân định biên giới,và theo những bản đồ được vẽ bởi thỏa thuận chung hay bởi bộ phận vẽ bản đồ của một trong các bên được chấp nhận bởi bên kia,chủ quyền của phần lãnh thổ nơi có Đền Preah Vihear thuộc về Campuchia. 2) Campuchia thi hành có hiệu quả năng lực lãnh thổ(territorial powers) - Từ Điều ước 1904,Pháp đại diện cho Campuchia trong khoảng nửa thế kỷ đã thi hành không gián đoạn những năng lực lãnh thổ trên vùng đất có Đền . - Những nhà cầm quyền đến thăm Đền Preah Vihear thường xuyên trong những chuyến đi của họ.Những nhà quản lý của tỉnh nơi có Đền sắp xếp những chuyến thăm Đền những nhân vật quan trọng của Pháp và các văn phòng nước ngoài.1/1930,Công sứ Pháp ở tỉnh Kompong Thom cùng với người đứng đầu của bộ phận vẽ bản đồ kiêm quản lý những di tích lịch sử Campuchia, ông Parmentier đã tiếp đón hoàng tử Damrong -một thành viên của hoàng gia Xiêm ,người mà sau nay là Bộ trưởng.Hoàng tử đã chụp ảnh sau đó gửi tặng những người tiếp đón mình. Điều đó chỉ ra rằng Preah Vihear ở bên trong lãnh thổ Campuchia. 7 - Ngay từ 1907, Đền Preah Vihear được đề cập trong số những di tích lịch sử của Campuchia bởi những đại diện của ban bảo tồn và khảo cổ học. - Từ 1907,di tích Đền Preah Vihear được đặt dưới thẩm quyền của ban công cộng thuộc ngành Khảo cổ học của Campuchia. - Bản đồ Indo-China được vẽ bởi ngành địa lý đã luôn chỉ ra phần lãnh thổ nơi có Đền Preah Vihear là một phần thuộc lãnh thổ Campuchia.  Những sự thật được viện dẫn đã chứng tỏ rằng Campuchia không bao giờ mất chủ quyền khẳng định quyền của nó trên phần đất có Đền Preah Vihear.Hơn nữa,Campuchia chưa bao giờ chấp nhận bất cứ hành động nào được cho là thực thi chủ quyền của Thái Lan. 3) Thái Lan đã không có một hành động nào thể hiện chủ quyền tự nhiên của mình trên vùng đất có đền Preah Vihear để thay thế chủ quyền được thiết lập bởi những điều ước của Campuchia. - Những tình trạng về mặt pháp lý và thực tế được miêu tả ở trên đã được chấp thuận bởi Thái Lan mà không có bất cứ một sự tranh cãi hay bảo lưu nào cho tới năm 1949. - Về mặt pháp lý,nó đã được chấp nhận và xác nhận bởi các điều ước 1907,1925,1937,1946.Nó đã được xác nhận bởi chính phủ Thái Lan trước Ủy ban Hòa giải ở Washington. - Hơn nữa,có một bản đồ của Xiêm trong tỉ lệ I:200000 được vẽ bởi Cơ quan vẽ bản đồ của Xiêm.Tờ số 44 của bản đồ này liên quan đến đường biên giới của dãy Dangrek chỉ rõ rằng phía Đền Preah Vihear nằm bên trong lãnh thổ Campuchia. - Cuối cùng trước Ủy ban hòa giải Pháp-Xiêm 1947,chính phủ Thái Lan đã đưa ra bản đồ Indo-China,theo bản đồ này Đền Preah Vihear nằm bên trong lãnh thổ Campuchia. - Giữa 1904-1905 ,chính phủ Thái Lan đã không đưa ra sự phản đối hay bất cứ một sự kháng nghị ngoại giao nào về chủ quyền của Campuchia trên vùng Đền Preah Vihear.Trái lại chính phủ Thái Lan đã công nhận chủ quyền của Campuchia khi Hoàng tử Damrong đến thăm Đền và được các nhà cầm quyền tiếp đón chính thức ở Đền Preah Vihear. - 14/1/1954 khi trả lời chất vấn,bộ trưởng Ngoại giao –Hoàng thân Naradhip tuyên bố rằng ông ta coi độc lập của Campuchia quan trọng hơn là việc sở hữu nhũng tỉnh đã được trao trả lại cho Campuchia 1946 và Chính phủ Thái Lan không theo đuổi chính sách mở rộng lãnh thổ. Chính phủ Thái Lan vẫn công nhận chủ quyền của Campuchia. - Thực tế ngay từ 1949 Thái Lan đã có những hành động xâm phạm trái với nghĩa vụ Quốc tế của mình .Những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh 8 thổ Campuchia đó của Thái Lan đã gặp phai những kháng cự ngoại giao dứt khoát. - Những kháng cự ngoại giao đã được chuyển đến Thái Lan bởi công sứ Pháp tại Bangkok ngày 9/2/1949 khẳng định Preah Vihear nằm trong lãnh thổ của người Khmer. - 1953,Campuchia không còn ở dưới chế độ bảo hộ của Pháp.Từ thời gian đó,công sứ Campuchia ở Thái Lan trở thành người kế nhiệm của Đại sứ quán Pháp ở Thái Lan.22/1/1954,nó đã kháng cự lại thực tế những người bảo vệ Campuchia buộc phải rút quân theo lệnh của những người đại diện của chính quyền Thái.(Chính quyền Campuchia đã quyết định bảo vệ Đền bởi quân đội Campuchia) Nhưng chính phủ Thái đã hành động trước Campuchia đã đưa lính tới chiếm giữ đền. - Việc hòa giải đã được tìm kiếm bằng phương pháp ngoại giao.Các cuộc đàm phán Khmer-Thái được tiến hành ở Bangkok từ 18/83/9/1958.Những cuộc đàm phán này không thành công. - Những thực tế được đề cập ở trên đã chỉ ra rằng Thái đã luôn công nhận chủ quyền của Campuchia đối với Đền Preah Vihear và Thái đã nỗ lực lấy đi chủ quyền đó bằng việc thực hiện những hành động chiếm giữ từ 1949.Nhưng những hành động này đã không thể tạo ra một quyền mới.Thực tế,Campuchia(trước đó là nước bảo hộ-Pháp) chấp nhận chúng.Nó đã kháng cự thông qua kênh ngoại giao.Hơn nữa,những hành động này của Thái Lan đã vi phạm Điều 2 , đoạn 4 của Hiến chương LHQ: - “All Members shall refrain in their international relations from the threat or use of force against the territorial …of any State.” Campuchia đưa đơn lên ICJ yêu cầu Tòa phân xử và tuyên bố: a) Vương quốc Thái Lan có nghĩa vụ rút quân chiếm đóng ở khu vực đền Preah Vihear từ năm 1954. b) Chủ quyền lãnh thổ của đền Preah Vihear thuộc về Cambuchia. B) Thái Lan Campuchia đưa ra 3 luận điểm: Thứ nhất, điều ước ngày 13/2/1904 là cơ sở cho việc phân định biên giới giữa Thái Lan và Campuchia trong vùng đất có đền PreahVihear. Thái Lan đồng ý rằng Điều ước là cơ bản. Nó khẳng xác định biên giới vùng đền như đường phân nước ở núi Dangrek. Hiệu quả thực sự của Điều ước là chứng minh Đền PreahVihear nằm ở biên giới phía Thái Lan. Thứ hai, Campuchia cho rằng họ chưa bao giờ bỏ trống chủ quyền tại vùng lãnh thổ tranh chấp và chứng minh rằng họ đã xác định năng lực lãnh thổ một cách hiệu quả. 9 Thứ ba, Campuchia tuyên bố rằng, Thái Lan đã không thi hành bất cứ hoạt động nào khẳng định chủ quyền để thay thế chủ quyền của Campuchia. Để chống lại luận điểm thứ ba, Chính phủ Thái Lan sẽ chỉ ra rằng trong thực tế, Thái Lan đã thi hành các hoạt động chủ quyền đa dạng tại đền PreahVihear trong nhiều năm. Tuy nhiên, chỉ cần Thái Lan chứng minh cho luận điểm đầu tiên của mình là đúng, thì luận điểm thứ hai và thứ ba của Campuchia sẽ phải thay đổi. 1)Bác bỏ luận điểm đầu tiên của Campuchia Về luận điểm đầu tiên, Campuchia cho rằng chủ quyền của mình tại vùng đất tranh chấp dựa trên cơ sở của Điều ước, nhưng Thái Lan cho rằng Điều ước có sự nhầm lẫn về việc xác định biên giới của vùng Dangrek. Điều muốn nhấn mạnh ở đây là đã có một Hội đồng thẩm định chung được thành lập để vẽ một bản đồ trong đó xác định đường biên giới giữa hai nước. Đường biên giới này sẽ được xác định trong Điều ước. Công việc tìm hiểu, khảo sát và vẽ bản đồ được giao cho 2 chuyên gia người Pháp là Keler và Oum. Công việc của Thái Lan là chứng minh bằng nghiên cứu kỹ lưỡng về bản đồ và các văn bản của Hội đồng để chỉ ra rằng bản đồ với đường biên giới được xác định trên đó và sau đó là trong Điều ước đã không được vẽ bởi hai chuyên gia người Pháp và không được trình ra cho Hội đồng thẩm duyệt. Nó do đó không thể là cơ sở vững chắc và thuyết phục để xác định điều khoản trong Điều ước. Dựa trên sự kiểm tra chi tiết về các điều khoản trong Điều ước và tiến trình của Hội đồng điều tra đối với Điều ước 1904 và 1907, rõ ràng là đường biên giới xác định trong Điều ước 1904 và đường biên giới xác định trong “Phụ lục I” là không trùng nhau và không được chấp thuận bởi Hội đồng. Công việc thực tế được tiến hành bởi Hội đồng thẩm định hay những hạn chế trong hiệp định chỉ ra rằng quá trình điều tra chỉ là sự lần theo dấu vết cùng thời. Biên giới giữa Thái Lan và Campuchia trong vùng tranh cãi được xác định trong Hiệp ước 1904 như là đường phân nước và không bao giờ thay đổi. Tại vùng này, đường phân nước rõ ràng là mép vách đá bao quanh mũi đất nơi đền Preah Vihear tọa lạc, và do đó, đền này nằm trong lãnh thổ Thái Lan. 1.1“Phụ lục I” không được vẽ bởi hai chuyên gia Keler và Oum Thực tế chỉ ra rằng, không có tấm bản đồ nào của bất cứ khu vực nào trong vùng Dangrek( những khu vực được vẽ trong “phụ lục I”) đã được hoàn thành bởi chuyên gia Oum hay Keler vào tháng 3/1907. Trong cuộc chuyển nhượng ngày 27/3/1907, Bộ trưởng Pháp tại BăngKôk đã khẳng định rằng không có tấm bản đồ nào được vẽ cho hội đồng đã được hoàn thành. Hơn nữa, chuyên gia Oum khảo sát vùng Dangrek từ khu vực Tonle Repou đến đèo Kel, cho nên vì thế mà phần khảo sát của chuyên gia Keler phải là vùng ranh giới dẫn đến 10 đèo Kel từ phía Nam. Tấm bản đồ chỉ ra rằng vùng này đơn giản hơn nhiều cho việc khảo sát hơn là vùng của Oum. Keler có trợ lý là Liêutenant Dessemond, người được đề nghị phải hoàn thành tấm bản đồ và mang đến Korat vào 15/2/1907. Trên thực tế, nó vẫn chưa được hoàn thành vào thời gian đó. Điều này chỉ ra rằng chuyên gia Oum, người phải khảo sát một vùng khó khăn hơn sẽ phải làm thế nào để hoàn thành tấm bản đồ vào tháng 3. Rõ ràng đó là điều không thể. Đối với tấm bản đồ được sử dụng trong Điều ước, phần chú giải ở cuối bản đồ bao gồm cả những ký hiệu về những con đường chưa được tìm ra và những con sông chưa được khảo sát. Phần tham khảo của tấm bản đồ cũng chỉ ra rằng vài con đường được đánh dấu như là việc các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được chúng. Tương tự, các dòng sông cũng chưa được tìm đến. Như thế thì rõ ràng là tấm bản đồ không được vẽ đúng các vị trí. Nó được vẽ bởi một ai đó dựa trên cơ sở những thông tin mà Keler và Oum đã thu thập được, tuy nhiên lại là những thông tin được bổ sung từ những nguồn khác, mà có thể là những tấm bản đồ đã có từ trước. Theo đó, phần định nghĩa được đơn phương dựng lên bởi định nghĩa trong Hiệp ước. Tất cả những gì có thể nói về những tấm bản đồ của Keler và Oum là đôi lúc họ đã đến Paris và một số người ở đây dùng những tấm bản đồ của họ như nền tảng của “phụ lục I” 1.2“Phụ lục I” chưa bao giờ được trình ra trước Hội đồng. Cuộc họp cuối cùng của Hội đồng thẩm định sau Hiệp ước 1904 được tổ chức ở Pak Moun vào 19/1/1907. Khoản 8 của Điều ước nói về một số vấn đề nhường quyền sở hữu một số vùng đất giữa Pháp và Xiêm. Khi hội đồng chung thành lập sau 1904 quay trở lại BăngKôk vào đầu năm 1907, những thỏa thuận này đang được đàm phán. Hội đồng vẫn thảo luận những vấn đề về việc tìm ra biên giới giữa Great Lake và vùng Dangrek. Nhưng trong lúc đó, theo như bản thông điệp gửi đi ngày 27/3/1907 từ phía Bộ trưởng Pháp tại Băngkôk đến Bộ trưởng Ngoại giao tại Paris thì khi Hội đồng đến Băngkôk tấm bản đồ do 2 chuyên gia Pháp vẫn chưa được hình thành, và Hội nghị của Hội đồng bị trì hoãn. Sau Hiệp ước 1904, không có bất cứ Hội nghị nào nữa được tổ chức. Ông Col Bernard, chủ tịch Hội đồng Pháp ngay lập tức bắt đầu cuộc đàm phán cho Hiệp ước mới được ký kết, kết quả là việc mô phỏng lại biên giới cũ giữa Great Lake và vùng Dangrek, cái biên giới đã được bố trí từ Hiệp ước 1904. Điều thứ nhất là Hội đồng này đã giải tán vào tháng 3/1907 trong khi “Phụ lục I” được in và xuất bản vào mùa hè năm 1908 tại Paris. Thứ hai là ngày xuất bản “Phụ lục I” cũng được xác định bởi một số dẫn chứng sau: 11 - Chúng ta có Phụ lục số 14, bức thư được gửi bởi Bộ trưởng Xiêm ở Paris đến Băngkôk với 11 tấm bản đồ, bao gồm cả “Phụ lục I”, tấm này đã chỉ ra toàn bộ vùng biên giới theo Hiệp ước 1904. Lá thư chỉ rõ Bộ trưởng đã nhận được tấm bản đồ ở Paris và ngày của nó là 29/8/1908. - Bản sao của “Phụ lục I” trong phòng bản đồ của Hội đồng Địa lý Hoàng Gia tại Luân Đôn được đóng dấu tem nhận ngày 7/9/1908. - Cuối cùng, năm xuất bản bản đồ đã được chỉ ra rõ ràng bởi một mục trong cuốn Annales de Geographie là năm 1908. Như thế là không có tấm bản đồ nào về vùng Dangrek được làm ra trước bất cứ một Hội nghị nào của Hội đồng chung. Chỉ có một lần duy nhất vào 2/2/1906, Hội đồng đã thảo luận để chuẩn bị làm ra một tấm bản đồ. Các biên bản của tất cả các cuộc hội nghị của hội đồng tổ chức sau ngày đó đều được kiểm tra. Hội nghị không thảo luận về biên giới vùng Dangrek, và cũng chẳng có tấm bản đồ nào. Như vậy, rõ ràng rằng đã không có một bản đồ chính xác được vẽ ra và do đó không thể có cơ sở vững chắc cho việc xác định biên giới giữa hai nước trong Điều ước. 2)Bác bỏ luận điểm thứ 3 của Campuchia Để chống lại luận điểm của Campuchia về việc Thái Lan không có một bất cứ hoạt động nào khẳng định chủ quyền của mình tại khu vực đền PreahVihear, Chính phủ Thái Lan tuyên bố năng lực chủ quyền của mình trên mọi lĩnh vực. Chính quyền Thái đã thi hành các chức năng quản lý như được dẫn ra sau đây: 2.1) Y tế sức khỏe - Phục lục số 17. Tuyên thệ của quan chức y tế người đã mô tả hành trình của cuộc điều tra vì mục đích kiểm tra và chăm sóc sức khỏe dân số giai đoạn 1908 – 1934. 2.2) Thu thuế - Phụ lục số 17. Quan chức trên cũng mô tả việc tháp tùng một quan chức ngành thuế của Nam Om ( nơi có đền Preah Vihear) - Phụ lục số 18. Tuyên thệ của quan chức ngành thuế năm 1924 trong vai trò phụ tá cho thủ trưởng ngành thuế địa phương trong việc liên hệ nguồn thuế gạo và ớt của dân địa phương vùng đồi Phra Viharn. - Phụ lục 19. Tuyên thệ của thủ trưởng thuế huyện Nam Om, miêu tả số lượng những biến động giữa năm 1921 và 1928. 2.3) Khảo sát và điều tra dân số - Phụ lục 20. Báo cáo ngày 19/10/1914 bởi quan chức thuế thứ hai được ủy quyền trong một cuộc điều tra trong cuộc điều tra dân số về nhà ở và dân cư. 12 - Phụ lục 21. Trích báo cáo thường nhật của chính quyền Khukhan liên quan đến đặc trưng vùng có đền PhraViharn - Phục lục 22. Báo cáo điều tra năm 1926 liên quan đến các vấn đề Chính trị và một số vấn đề khác. - Phụ lục 23. Thư gửi ngày 26/1/1930 từ Ủy viên Hội đồng, ông Phya Prachakit cung cấp cho Quốc Vương hình ảnh và kế hoạch xây dựng Phra Viharn được tiến hành và chuẩn bị trong nhiệm kỳ Chủ tịch tỉnh Khukhan của ông ta. - Phụ lục 24. Biên bản Chính phủ 1936 bởi Luang Siratcharaksa, tỉnh Khukhan, miêu tả điều kiện Địa phương bao gồm Preah Vihear. 2.4) Tu sửa đường xá - Phụ lục 25a – 25l. Yêu cầu gửi 5/1940 về việc sửa đường bao gồm đường đến đền Phra Viharn của dân địa phương tới người lãnh đạo. - Phụ lục 26. Tuyên thệ của một nhà kinh doanh gỗ trong việc mô tả công việc săn bắt voi trong rừng vào những năm 1920 trong vùng Phra Viharn. - Phụ lục 27. Tuyên thệ của một nhân viên lâm nghiệp, liên quan đến việc diều tra rừng năm 1922. 2.5) An ninh - Phụ lục 32a. Báo cáo 28/6/1924 từ Lãnh đạo huyện Nam Om đến lãnh đạo tỉnh Khukhan báo cáo về các hoạt động của công dân Pháp trong 6 ngày ở Phra Viharn. - Phụ lục 32b. Báo cáo từ lãnh đạo tỉnh Khukhan đến Ngài Đại úy Hải quân của Ubon Ratchathani về cùng sự việc. 2.6)Các cuộc viếng thăm của nhân vật quan trọng. - Phụ lục 37a – 37i. Tài liệu liên quan đến cuộc viếng thăm Phra Viharn năm 1925 Quan chức Ngoại giao. - Phụ lục 38. Thư gửi lãnh đạo huyện Nam Om của người đứng đầu tỉnh Khukhan liên quan đến việc Đại Úy Hải quân Phya Thewet Wongwiwat đến thăm Phra Viharn. Từ những lập luận trên, Chính phủ Thái Lan đệ trình: 1. Những cáo buộc của Vương quốc Campuchia là không thể duy trì và nên bị từ chối. 2. Tòa xét xử và tuyên bố đền Phra Viharn nằm trong lãnh thổ Thái Lan. III, Phán quyết của Tòa Án Tư Pháp quốc tế trong vụ liên quan đến tranh chấp đền Preah Vihear ngày 15/6/1962 13 Những trình tự trong vụ việc liên quan đến đền PV giữa Cambuchia và Thái Lan được tiến hành (bắt đầu) vào ngày 6/10/1959 khi Cambuchia đưa đơn kiện lên tòa án quốc tế; chính phủ Thái Lan đã đưa ra 2 lý do phản đối sơ bộ, xong dựa vào những phán quyết vào ngày 26/5/1961 tòa án nhận thấy rằng họ có quyền xét xử trong vụ trên. Trong lời phán quyết về vấn đề này, tòa án đã tìm ra được rằng đề tài của sự tranh cãi chính là vấn đề chủ quyền đối với vùng đất của đền Preah Vihear nằm trên đường biên giới giữa Cambuchia và Thái Lan. Cuộc tranh cãi về vấn đề đặt đường biên giới đã diễn ra trong thời kỳ những năm 1904- 1908 giữa Pháp và Thái Lan. Vấn đền này thì có liên quan đặc biệt đến việc áp dụng của hiệp định 13/2/1904. Hiệp định đó đã thiết lập những quy định chung của việc phân đường ranh giới chính xác đã được định sẵn dựa vào sự ủy nhiệm của người Xiêm dành cho thuộc địa Pháp ở quốc gia này. Phía đông của dãy Dangrek nơi mà đền Preah Vihear tọa lạc nằm ngay trên đường biên giới theo lưu vực sông (dốc có nước chảy) Để phục vụ cho mục đích của việc phân định ranh giới, có sự chấp thuận một buổi hội nghị vào ngày 2/12/1906 Ủy ban hỗn hợp ( Mixed Commission) đã tham quan dọc theo dãy núi Dangrek thực thi những thăm dò cần thiết và đó chính là bản khảo sát của những nhà chức trách Pháp trong Ủy ban đã xem xét nghiên cứu kỹ toàn bộ khu vực phần gian đền chính trên dãy núi này. 1, Tòa lập luận về tính hợp pháp của đường phân định. - Lập luận của Thái Lan: cho rằng bản đồ không được vẽ bởi những thành viên của Mixed Commission, không có bất kỳ một điểm trói buộc nào ở đây ( tức là họ cho rằng bản vẽ không hợp lệ) và đường ranh giới chuẩn của việc phận định nay là ngôi đền phải thuộc địa phận nước họ, và rằng bản đồ này chưa bao giờ được người Thái chấp nhận, như một sự lựa chọn, rằng người Thái Lan đã chấp nhận đường ranh giới kia lúc trước chỉ bởi vì họ đã sai lầm khi tin tưởng rằng đường biên giới đó đã chỉ ra là phù hợp tương ứng với đường lưu vực sông( watershed line). - Lập luận của tòa: Không thể tranh cãi được nữa bởi tổng thống Pháp và vua của vương quốc Xiêm đã có sự chia cắt phân định đúng đắn trong quá trình đo đạt họ đã thăm dò kỹ địa thế của đền Preah Vihear. Vào tháng 1 và 2 năm 1907. sự phân chia của tổng thống Pháp( của những nhà đo đạt Pháp) đã được báo cáo lên Vương quốc Xiêm rằng đường biên giới đã được thiết lập. Bởi vậy mà dường như nó rất rõ ràng rằng đây là đường phân định biên giới đ ã được xem xét và ấn định mặc dù không có bản ghi lại của sự quyết định này và cũng không có sự thăm dò ý kiến về vùng đất Dangrek trong 14 những buổi họp của ủy ban sau ngày 2/12/1906. Hơn nữa, tại thời điểm lúc bấy giờ khi mà ủy ban có cuộc gặp vì mục đích tập trung vào công việc của nó, sự quan tâm được hướng vào chủ yếu là kết quả cuối cùng của Hiệp định biên giới 23/3/1907. Bước cuối cùng của sự phân định là việc chuẩn bị vẽ lên bản đồ. Vương quốc Xiêm đã không có phương tiện kỹ thuật đầy đủ và đã yêu cầu những nhà đo đạt của Pháp vẽ bản đồ phân định phân định vùng biên giới. Bản đồ đã được hoàn thành vào mùa Thu năm 1907 bởi những nhà chức trách đo đạt của Pháp và một vài người trong số họ là thành viên của ủy ban hỗn tạp (Mixed Commission), và họ đã có sự thông qua từ chính phủ vương quốc Xiêm năm 1908. Họ đã vẽ bản đồ phân định của dãy núi Dangrek chỉ ra rằng ngôi đền Preah Vihear nằm trên địa phận của người Camphuchia. Trong bản đồ (phụ lục 1 của bản báo cáo phân chia ranh giới) thì Cambuchia có chủ quyền đối với ngôi đền này. 2, Tòa bác bỏ sự biện bộ cho những sai sót và tự mình làm vô hiệu lực thực tế phân định mà họ chấp nhận từ trước đó. - Lập luận của Thái Lan: họ cho rằng phụ lục 1 chưa bao giờ nhận được sự chấp thuận chính thức từ phía ủy ban hỗn tạp (Mixed Commission), ủy ban này đã ngừng chức năng một vài tháng trước khi đưa ra nhận định của mình. - Lập luận của Tòa: Trong khi không có sự nghi ngờ hợp lý nào về công việc khảo sát chung của những nhà chức trách tại khu vực dãy Dangrek, tuy nhiên tòa án đã kết luận rằng việc vẽ bản đồ là do Thái yêu cầu Pháp thực hiện. Biên bản ghi nhận từ phụ lục I đã được thông qua bởi chính phủ Xiêm như ngụ ý để đại diện cho kết quả của sự phân định, từ khi đó, không có bất kỳ một phản ứng nào từ phía những quan chức của Xiêm, ngày sau đó hoặc những năm sau, điều đó thể hiện sự chấp thuận, sự ngầm bằng lòng. Hơn nữa bản đồ đã được thông qua bởi những thành viên Xiêm thuộc Ủy ban hỗn tạp, những người mà không có ý kiến gì phản bác và bộ trưởng bộ nội vụ Xiêm đã cảm ơn tổng thống Pháp ở Bangkok về việc phân định bản đồ và những người thống trị cấp tỉnh của Xiêm, một vài người trong họ đã biệt về sự phân định đền Preah Vihear. Nếu như trước đó những nhà chức trách Xiêm chấp nhận bản đồ phụ lục I mà không cần phải kiểm tra lại thì bây giờ họ không thể biện hộ cho những sai sót và tự mình làm vô hiệu lực cái thực tế phân định mà họ đã chấp nhận trước đó. Chính phủ Xiêm và sau này là chính phủ Thái Lan đã không đề cập đến những thắc mắc về bản đồ phụ lục I đến cuộc hội đàm của họ với Cambuchia ở Bangkok nữa. Nhưng vào năm 1934-1935 tại một cuộc khảo sát đã tạo ra 1 sự bất đồng về đường phân giới và những bản đồ được đưa ra để chỉ rằng ngôi đền cổ này thuộc địa phận của người Thái. Tuy nhiên, 15 người Thái vẫn tiếp tục và ban bố những tấm bản đồ chỉ ra rằng Preah Vihear nằm trên địa phận của người Cambuchia. Hơn nữa, trong tiến trình của những cuộc đàm phán năm 1925 và 1937 trong những hiệp định giữa Pháp và Xiêm đều đã xác nhận sự tồn tại của đường biên giới và đến năm 1947 tại Washington trước Ủy ban hòa giải người Pháp tại Xiêm, cho phép Thái Lan được bày tỏ vấn đề của mình một cách tự nhiên, nhưng họ đã không làm như vậy. Và điều đó dẫn đến một sự kết luận đương nhiên là Thái Lan đã chấp nhận đường biên giới ở Preah Vihear khi nó được vẽ trên bàn đồ, bất luận có sự phù hợp với đường lưu vực sông. 3, Tòa bác bỏ về việc chứng minh những hành động phản đối của Thái trong quá khứ là sự không chấp nhận đường phân định. - Lập luận của Thái:Thái Lan đã tuyên bố rằng tất cả những tư liệu của thời gian trong việc sở hữu đến Preah Vihear, họ không cần đến để đưa ra vấn đề, họ thực sự chứng minh những hành động của những nhà chức trách thuộc chính quyền họ trên mảnh đất như một bằng chứng rằng họ chưa bao giờ chấp nhận phụ lục I trong vấn đề bản đồ phân định Preah Vihear. - Lập luận của tòa: Nhưng tòa án thấy điều đó khó có thể coi những hành động của địa phương như một thái độ phản đối chung của những nhà chức trách chính. Hơn nữa vào năm 1930 trong chuyến thăm đền của Prince Damrong đã chính thức thừ nhận đường phân định mà do chính phủ Pháp cho tiếp giáp địa phận người Cambuchia, Xiêm đã thua trong việc phản ứng lại. 4, Những luận điểm kết luận của tòa: Từ thực tế trên, Tòa án đã kết luận rằng Thái Lan đã chấp nhận phụ lục I của bản đồ. Thậm chí nếu có bất kỳ điều nghi ngờ trong việc thông qua đó từ khi Pháp và Cambuchia hồi âm chống lại sự chấp thuận của họ và họ đã hưởng những ưu đãi ( lợi nhuận) trong vòng 15 năm khi bản Hiệp định 1904 ban bố ở quốc gia này. Hơn nữa, sự chấp nhận bản đồ phụ lục I đã khiến Thái Lan vào hiệp định hòa giải; các đảng phái lúc bấy giờ đã thừa nhận sự giải thích hòa giải mà khiến những đường trên bản đồ chiếm ưu thế (đánh bại) những điều khoản của hiệp định và như không có lý do gì để nghĩ rằng những đảng phái đã gia nhập một vài điểm quan trọng đặc biệt đến đường phân định lưu vực sông như trên. Khi so sánh với đường phân định quan trọng thường xuyên cuối cùng của Thái Lan thì tòa án đã thấy rằng sự sáng tỏ được đưa ra bây giờ là giống nhau. Vì thế tòa đã kết lại đường biên giới sẽ được áp dụng theo sự phân định tại bản phụ lục I và không cần thiết để xem xét liệu đường ranh giới như bản 16 đồ đã vẽ có tương ứng phù hợp với đường lưu vực sông theo quan điểm của Thái Lan hay không? Từ những lý do đó, tòa án xác nhận ý kiến đệ trình của Cambuchia liên quan đến chủ quyền ngôi đền cổ Preah Vihear là thuộc về nước này. Bởi vậy mà Thái Lan phải: - Phải thực hiện bổn phận của mình là rút lực lượng quân đội, cảnh sát hoặc bất kỳ những người bảo vệ trông giữ ra khỏi ngôi đền hoặc những vùng lân cận thuộc địa phận của Cambuchia. - Cần phải có nghĩa vụ hoàn lại những bức tượng, bia, những mảnh cổ vật, mẫu sa thạch và những đồ gồm cổ xưa mà Thái Lan đã lấy ra khỏi ngôi đền trong thời gian nước này chiếm cứ Preah Vihear vào năm 1954. IV, Bài học rút ra: Theo điều 48 khoản 2 công ước Viên năm 1962, “ 1. Một quốc gia có thể viện dẫn một nhầm lẫn về một điều ước để từ bỏ việc chấp nhận sự ràng buộc của điều ước đó, nếu sự nhầm lẫn có liên quan đến một thực tế hay một hoàn cảnh mà quốc gia đó cho là đã tồn tại khi ký kết điều ước và lại là một cơ sở chủ yếu để quốc gia chấp nhận sự ràng buộc của điều ước. 2. Khoản 1 sẽ không được áp dụng nếu quốc gia đó góp phần vào sự nhầm lẫn này bằng chính hành vi của mình, hoặc đã có những hoàn cảnh rõ ràng hơn cho quốc gia đó nhận thấy khả năng xảy ra nhầm lẫn” Như vậy theo những điều khỏan trên việc Thái Lan biện hộ cho những nhầm lẫn của mình là không được chấp nhận bởi những nhầm lẫn đó là xuất phát từ phía quốc gia này. 17 Mục lục I) Nội dung vụ việc……………………………………………..........................2 1)Lịch sử Đền Preah Vihear…………………………………………..…….2 2)Tranh chấp Đền Preah Vihear giữa Thái Lan và Campuchia…………......2 II) Tranh cãi của các bên……………………………………….........................3 A) Campuchia………………………………………….……………….……...3 1)Tư cách của Campuchia đối với chủ quyền như được thiết lập bởi các điều ước ……….................... ………………………………………...…….….3 2)Campuchia thi hành có hiệu quả năng lực lãnh thổ (territorial powers) ....6 3)Thái Lan đã không có một hành động nào thể hiện chủ quyền tự nhiên của mình trên vùng đất có đền Preah Vihear để thay thế chủ quyền được thiết lập bởi những điều ước của Campuchia……………….. ……………………….…7 B) Thái Lan………………………...…………………………………………..8 1)Bác bỏ luận điểm đầu tiên của Campuchia………………………………..9 2)Bác bỏ luận điểm thứ 3 của Campuchia………………………………….14 III)Phán quyết của Tòa Án Tư Pháp quốc tế trong vụ liên quan đến tranh chấp đền Preah Vihear ngày 15/6/1962…… ……………………………….……. 12 1)Tòa lập luận về tính hợp pháp của đường phân định…................................12 2)Tòa bác bỏ sự biện bộ cho những sai sót của Thái Lan và tự mình làm vô hiệu lực thực tế phân định mà họ chấp nhận từ trước đó…………………..…14 3)Tòa bác bỏ về việc chứng minh những hành động phản đối của Thái trong quá khứ là sự không chấp nhận đường phân định… …………………………15 4) Những kết luận của Tòa…………………………………………………...15 IV)Bài học rút ra………………………………………………………………16

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftemplepreahvihear_3542.pdf
Luận văn liên quan