Sự phát triển của Phù Nam không chỉ diễn ra trên lĩnh vực chính trị, ngoại
giao mà còn thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Có thể nói quá
trình phát triển của PhùNam là một cuộc cách mạng được tiến hành do con người
nơi đây và họ đã thành công. Cư dân Phù Nam có đời sống vật chất đầy đủ với
lương thực dồi dào, công cụ sinh hoạt và sản xuất không thiếudo thủ công nghiệp
phát triển. Nhà ở, công trình văn hoá tôn giáo được xây cất. Nhu cầu vật chất được
thoả mãn tạo điều kiện cho sinh hoạt tinh thần phong phú. Các sản phẩm tinh thần
như rừng hoa nở rộ trên mảnh đất màu mỡdưới bàn tay chăm bón của con người
nơi đây. Ca múa nhạc, lễ hội, phong tục tập quán đặc biệt là tôn giáo. là những bông hoa tương sắc trong vườn hoa tinh thần ấy.
133 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6334 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vương quốc Phù Nam và tín ngưỡng Bà La môn giáo trong lịch sử vương quốc Phù Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thích vì sao lại dập chìm bàn chân của thần trên các sản phẩm như
vậy. Di chỉ tìm thấy các hiện vật trên tập trung ở Gò Tháp, Óc Eo, chùa Bà Kết,
Đồng Bơ, Gò Đồn, Núi sập, gò Bảy Liếp, Gò Sao, Bình Hòa (Biên Hoà–Đồng
Nai), Gò Thành, Gò Trâm Quỳ...
Tóm lại giống như ở AĐ, trong VHOE thần Vishnu cũng được tôn thờ ở
nhiều nơi. Tượng thần Vishnu tìm thấy còn nhiều hơn cả tượng Siva. Theo tôi có lẽ
Vishnu được tôn thờ nhiều là do nơi đây có nền thương nghiệp rất phát triển vì
Vishnu là thần rất được tầng lớp thương nhân hay bất cứ một người nào tham gia
buôn bán chọn làm thần bảo vệ cho mình.
THẦN SIVA.
Thần Siva là vị thần bản địa nhất trong số 3 vị thần tối linh. Trong nền văn
minh sông Ấn đã có bóng dáng của Siva dù chưa rõ. Trong thời kỳ Vêđa, vị trí của
Siva bị lu mờ trong bóng dáng thần bão tố Rudra. Đến giai đoạn Bàlamôn, Siva
được tôn sùng trở thành một trong tam vị nhất thể của AĐ giáo.
Siva có nghĩa là tốt lành. Các tín đồ AĐ giáo sùng kính Siva coi thần là
đấng sáng tạo và nuôi dưỡng sự sống nhưng cũng mang đến sự tàn phá và huỷ diệt
dữ dội cho bản tính nóng nảy và hành vi ngang bướng bất chấp quy luật. Có lẽ vì
đặc điểm trên của thần mà Siva thường được cư dân nông nghiệp chọn làm vị thần
bảo vệ cho mùa màng, cho cây cỏ vạn vật và kể cả sự sinh sôi, phát triển của con
người. Phù Nam là một vùng chuyên sản xuất nông nghiệp cho nên cư dân nơi đây
coi thần Siva là vị thần tối cao của mình. Siva cũng được xem là vị thần bảo hộ
cho vương quyền của tầng lớp quý tộc mà các minh văn tìm thấy trong VHOE hay
đề cập đến.
Có rất nhiều cách thể hiện thần Siva. Đặc điểm dễ phân biệt nhất là : Thần
có màu da trắng tượng trưng cho bản chất thần túy của tất cả màu sắc, ba con mắt
tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng và ngọn lửa thế gian, có thể nhìn thấy quá khứ,
hiện tại và tương lai, mái tóc rối tượng trưng cho thần Gió, sông hằng chảy từ mái
tóc xuống tượng trưng cho sự tinh khiết, miếng da hổ tượng trưng cho sức mạnh
thiên nhiên mà Siva chế ngự được, bốn cánh tay của thần tượng trưng cho bốn
phương trời và biểu hiện quyền lực thống trị của Siva (hình 2.10).
81
Siva đang đứng múa (có thể trong vòng lửa hoặc không), chân phải dẫm lên
một người lùn chứng tỏ đã chế ngự được mọi tội ác trần tục, chân trái nâng cao và
chéo sang bên phải giơ cao tượng trưng cho việc Siva không còn chịu sự chi phối
của sức hút trái đất thoát ra giới hạn. Siva có 4 cánh tay, bàn tay phải cầm trống
tượng trưng cho sự sáng tạo đầu tiên kêu gọi con người trở về với tâm linh. Tay trái
thần cầm ngọn lửa tượng trưng cho tri thức diệt trừ u mặt, tối tăm, thể hiện sức
mạnh hủy diệt. Tay phải phía dưới xoè ra và chỉa lên trời trong động tác ấn quyết
(Mudra) cánh tay trái còn lại đưa lên chéo sang bên phải, bàn tay chỉa xuống đất.
Con rắn quấn quanh mình tượng trưng cho tri thức nội tại. Mái tóc tượng trưng cho
sức mạnh và các thứ trang sức trên tóc là biểu thị các đức tính cao quý (hình 2.11).
Đôi khi Siva được thể hiện thành một nhân vật nửa đàn ông, nửa đàn bà có
nơi thành hẳn nữ thần Siva, thể hiện hai mặt nam tính và nữ tính cùng tồn tại trong
một thần tối cao. Kết hợp các năng lực sáng tạo trong vũ trụ Siva được thể hiện
qua biểu tượng nổi tiếng, phổ biến là Linga-Yoni. Có lúc Linga và Yoni đặt riêng
biệt nhưng cũng có lúc đặt kê vào nhau. Yoni thì có một dạng bệ đá rãnh như kiểu
cối xay bột còn Linga thì được thể hiện qua nhiều dạng. Linga đơn thuần hình khối
tròn trụ; Linga kết hợp phần bệ tượng trưng cho Brahma, phần giữa lục giác tượng
trưng cho Vishnu và trên cùng tròn là Siva. Trong hình ảnh này, Vishnu và Brahma
bị coi là thứ yếu so với Siva.
Có rất nhiều Linga–Yoni tìm thấy trong VHOE (khoảng 60 cái). Thường thì
nó được đúc thành tượng với chất liệu đá hoa cương, sa thạch, diệp thạch, đá thuỷ
tinh và đất nung. Tuy nhiên, cũng có một số ít chạm khắc trên các lá vàng. Giống
như ở AĐ, Linga -Yoni cũng có rất nhiều dạng như đứng riêng từng cái, hai cái
chồng lên nhau hoặc dưới dạng bệ thờ.
Linga đứng riêng biệt có “22 cái phát hiện ở Nền Chùa (1), Óc Eo (1), Gò
Tháp (3), Cạnh Đền (1), Gò Rộc Chanh (1), Gò Đồn (1), Lưu Cừ (1), Đá Nổi ( Kiên
Giang ) (1), Đìa Tháp (1), Gò Phật (1), Gò Trâm Quỳ (2), Lộc Giang (1), Bàu Sình
(1), Chùa Cây Hẹ (1), Trà Kháu (4), Chùa Giữa (1)” [2, trang 306]. Theo các tác
giả trong VHOE những khám phá mới có thể phân biệt các Linga trên ra thành
những loại sau:
Loại Linga có đầu to, tròn, thân hình trụ tròn ở phần trên, hình trụ bát giác
ở phần dưới gồm hai cái tìm thấy ở Nền Chùa và Chùa Cây Hẹ.
Loại Linga có đầu tròn đều, dáng cao thon, cấu tạo gồm đoạn trên tiết diện
82
tròn, đoạn giữa tiết diện hình bát giác, đoạn dưới tiết diện hình vuông gồm 6 cái:
Linga mukha ở Óc Eo, Linga ở Đá Nổi, Gò Rộc Chanh, Bàu sình, Đìa Tháp, Gò
Tháp.
Loại Linga có đầu bằng, cấu tạo gồm ba phần, đoạn trên tiết diện tròn,
đoạn giữa tiết diện hình bát giác, đoạn dưới tiết diện hình vuông gồm 4 cái phát
hiện ở Trà Kháu.
Loại Linga có đầu tròn lớn, cấu tạo gồm hai phần, đoạn trên tiết diện tròn,
đoạn dưới tiết diện hình vuông gồm 3 cái phát hiện ở Gò Đồn, Chùa Giữa, Gò
Phật.
Loại Linga có kích thước rất nhỏ, cấu tạo hai phần đều có tiết diện tròn.
Linga này có một cái duy nhất phát hiện ở Gò Trâm Quỳ.
Loại Linga nhỏ cấu tạo chỉ có thân hình trụ tròn gồm 6 cái thu thập được ở
Gò Tháp, Lưu Cừ, Cạnh Đền, Lộc Giang, Gò Trâm Quỳ.
Linga gắn với Yoni có 10 bộ tìm thấy rải rác ở Óc Eo – Ba Thê (1), Thới
Sơn (Tịnh Biên – An Giang) (1), Lưu Cừ (1), Gò Thành (1), Gò Đồn (1), Gò Bún
(1), Gò Pháo (1) và Gò Rạch Chanh (3) được phân ra thành các dạng sau đây:
Loại Linga – Yoni có bệ được làm rời có một bộ duy nhất tìm thấy trên
sườn núi Ba Thê.
Loại Linga – Yoni nhỏ có Linga hình trụ tròn tạc liền với Yoni đồng htời
Yoni cũng là bệ gồm 5 bộ thu thập được ở Gò Rộc Chanh (3), Gò Đồn (2), Thới
Sơn (1).
Loại Linga - Yoni nhỏ được làm liền với nhau và liền với bệ gồm hai bộ tìm
thấy ở Gò Thành (1) và Gò Pháo (1).
Loại Linga–Yoni nhỏ được tạo liền với nhau va 2liền với bệ. Linga có thân
hình trụ tròn không khắc mí, Yoni tròn và bệ hình trụ tròn. Có tất thày 3 bộ phát
hiện trong các di tích Lưu Cừ , Gò Trâm Quỳ, Gò Búng.
Yoni riêng biệt có tổng số 18 cái tìm thấy trong các di tích “ Nền Chùa (1),
Gò Tháp (4), Bình Tả (2), Lưu Cừ (2), Gò Búng (1), Gò Sao (1), Lộc Giang (1),
Trà Kháu (6). Có thể phân số Yoni tìm thấy ra thành các loại sau:
Loại Yoni lớn có lỗ giữa hình bát giác. Loại này có một cái duy nhất tìm
thấy.
83
Loại Yoni có lỗ gần vuông gồm 12 cái trong đó 5 cái phát hiện ở Trà Kháu,
bốn cái ở Gò Tháp và ở Lộc Giang, Lưu Cừ, Bình Tả mỗi nơi một cái.
Loại Yoni có lỗ giữa hình chữ nhật chỉ có một cái duy nhất tìm thấy ở Bình
Tả.Loại Yoni có lỗ tròn gồm 3 cái phát hiện ở Lưu Cừ, Gò Búng, Gò Sao.
Loại Linga có hai lỗ nhỏ ở khoảng giữa có một cái tìm thấy ở Trà Kháu.
Bệ thờ có gắn Linga – Yoni phát hiện một cái tại Đá Nổi. Vật liệu cấu tạo
bằng vàng. Bệ đúc gồm ba khối vuông dẹt xếp chồng lên nhau. Trên bệ có gắn
một Linga phần tiết diện trên tròn, phần tiết diện dưới vuông, ở phía dưới trước
phần trên có mí nổi được diễn tả khá hiện thực. Yoni ở bên dưới là một mảnh
vàng hình vuông.
Chính giữa Yoni có hai đường rạch chéo xuyên thủng sang mặt bên để lồng
vào Linga như thể cố tình làm rách. Trên mặt Yoni có dấu dập và vạch những nét
hiện thực mô tả bộ phận sinh dục nữ.
Siva trong hình dạng một tên ăn mày trẻ tuổi hoàn toàn trần truồng hay một
vị thần gầy guộc da bọc xương. Trong thời văn minh sông Ấn, Yogin (tu sĩ Yoga)
Siva có hai sừng sau đó bỏ đi. Siva có cổ xanh lè do uống thuốc độc nhả ra từ con
rắn khổng lồ Vasuki, tóc búi ngược lên, trên tóc có hình trăng lưỡi liềm, tay cầm
định ba thể hiện sáng tạo, bảo tồn, hủy diệt, tay cầm rìu tượng trưng cho sức mạnh
tuyệt đối, tay ra hiệu xua đuổi sự sợ hãi và tay ban phước lành. Siva đứng, trên tay
có rìu và với sơn dương. Siva đứng với vợ là Uma; đứng ở tư thế 2 lần dốc trên tay
cầm sơn dương và rìu, tay trái ôm vợ Uma đang cầm bông, tay sau cầm chuỗi hạt
và đinh ba.
Tượng thần Siva của cư dân Phù Nam cũng không kém phần đa dạng:
Siva ở Óc Eo làm bằng loại sa thạch màu xám, khá nhăn, có đầu đội mũ trụ
đỉnh bằng, mặt bàu, nét thanh. Thần có ba mắt, hai mắt nằm ngang có mí nổi,
tròng hơi lồi. Mắt nằm dọc nhỏ, ở ngay giữa trán, có mí đôi. mũi thẳng hơi tẹt, môi
hơi dày, cằm tròn, cổ bạnh, tai to dài thõng xuống quá cằm (hình 2.13).
Siva Gò Tháp được tạc bằng sa thạch màu xám, có đâu đội mũ trụ hai tầng
trên mũ có hoa văn như những đường sóng nổi giống như những lọn tóc búi ngược.
Mặt thần lông mày uốn cong, mắt không có mí nổi, có khắc tròng, mũi thẳng, môi
dày, cằm hơi bạnh, tai to và dài thõng xuống ngang cằm (hình 2.13).
Siva Gò Đồn được làm bằng loại sa thạnh màu trắng xám, đầu đội mũ có 84
vành, trên đỉnh có chóp nhỏ hình trụ. Thần có mặt lớn, lông mày uốn cong, mắt lồi,
mũi to rộng môi dày và hơi trề, cằm bạnh, tai to. Trên tai có đeo nhiều đồ trang sức
lớn, dài thõng xuống ngang cằm (hình 2.12).
Vật cưỡi của Siva là bò thần Nanđin. Trong VHOE, bò thường được chạm
trên các con dấu, trên lá vàng nhiều hơn là tạc thành tượng. Có ba hình bò tạc trên
tinh thể thạch anh thu thập ở Cạnh Đền và một hình trên đá mã não tìm thấy ở Óc
Eo. “ Hình bò được chạm khắc trong tư thế đứng hoặc như chạy có đầu hướng về
phía trước, đuôi cụp sát mông…” [2, trang 336]. Hình bò chạm trên lá vàng thì
nhiều hơn với tổng cộng là 38 hình trong đó những hình được tìm thấy ở Nền Chùa
(3 hình), Gò Tháp (3 hình), ở Kè Một (1 hình) là tiêu biểu. Hình bò được đặc tả rất
sinh động trong nhiều tư thế như: chỉa sừng, đầu húc về phía trước; Đầu ngẩng cao,
mắt mở to hoặc như đang chạy; có con trong tư thế tập trung thần sắc nghe ngóng.
“ Lại có hình chạm con bò đang thảnh thơi gặm cỏ hay nằm nghỉ ngơi; con ngơ ngác
sợ hãi, con nằm gục đầu rầu rĩ… Có một vài hình bò được chạm với cảnh quan thiên
nhiên như hình bò đứng dưới cây dừa nước, nằm dưới những bông sen. Đặc biệt có
hình bò mẹ cho con bú ” [2, trang 349] (hình 2.15).
Nói chung, hình bò chạm trên các di vật rất khó có thể phân biệt được là bò
thần hay chỉ là những con bò bình thường. Theo nhiều nhà khoa học, “ phần lớn
hình bò được chạm có bướu có thể là bò thần Nanđin vật cưỡi của Siva. Số không có
bướu là mô tả động vật tự nhiên” [2, trang 349]. Theo tôi việc khắc chạm hình bò
trên các con dấu nhằm thể hiện quyền lực của thần Siva giống như trường hợp
Vishnu sư tử.
Khí giới mà Siva sử dụng là cung (Pinaka), lưỡi tầm sét (Vajsa) rìu (Tanka),
đinh ba lửa (Trighula)... Trong số vũ khí trên, các nhà KCH hầu như chỉ tìm thấy
biểu tượng đinh ba (12 hình) trong các di chỉ (ở Nền Chùa 1 hình, Đá Nổi 11 hình)
thuộc VHOE mà thôi. “ Những đinh ba được chạm gồm hai loại: Loại có đầu nhọn
được cách điệu thành ngọn lửa, chuôi hình bắp chuối, giữa thân có hình “ cò súng ”
(3 hình) được chạm riêng trên các lá vàng, bên cạnh có chữ viết. Loại thứ hai như
hình cái chỉa đinh ba có ngạnh đối xứng qua ngạnh giữa…” [2, trang 360]( hình
2.14).
Siva là chất liệu nguyên thủy tạo nên sự sống, là sức mạnh phổ biến trong
toàn thể vạn vật, là năng lực quan hệ với Linga – Yoni, năng lực phát sinh trong
tục tập thiền định Yoga và sức mạnh khiêu vũ thần linh. Siva là bậc Yogin vĩ đại
nhất, là người bảo vệ súc vật, là chúa tể muôn đời ôm ấp giai nhân của mình, là
chúa tể thể hiện sự toàn mãn. Thần vừa mang đặc tính vừa thiện vừa ác, vừa hiền
85
vừa dữ, vừa xây dựng vừa phá hủy đồng nhất trong nhiệm vụ chính là phá hủy.
Thần được mệnh danh là Đấng duy nhất tối cao (Nahađêva) đồng nhất với thần
thời gian (MahaKala) và thần chết (Yama). Chiến công của thần Siva là vô số kể
trong đó nổi bật là dùng đầu đỡ sông Hằng từ trên trời đổ xuống nhằm hạn chế sức
hủy diệt của nó, uống thuốc độc tiết ra từ con rắn khổng lồ, đánh tan liên minh các
thần đã thất lễ với Siva và quan trọng hơn hết là sản sinh ra vạn vật qua biểu tượng
Linga – Yoni.
Tóm lại, Siva là một trong ba vị thần tối cao của Bàlamôn giáo. Thần được
thờ cúng ở rất nhiều nơi. Trong VHOE tượng thần Siva thu thập được không nhiều
trái lại có rất nhiều Linga được phát hiện. Những Linga này có kích thước, hình
dạng rất đa dạng ở mỗi vùng tìm thấy nó song tất cả điều nói lên lòng sùng kính
của tín đồ đối với thần hủy diệt.
CÁC NỮ THẦN
Các nữ thần phần lớn được xem là mặt nữ tính của Siva. Năng lực Shakti
(năng lực nữ tính) là năng lực và quyền năng của Siva và được nhân cách hóa
thành vợ của Siva với những tên như : Uma, Parvati, Shakti, Kali, Durga… gộp
chung thành đại nữ thần Đêvi. Trong ý nghĩa này, thần Devi được coi là thứ yếu so
với Siva. Tuy nhiên rất nhiều thần thoại ghi lại chiến công của nữ thần chả kém gì
chồng của mình. Thần Devi là nữ thần đã cứu thế giới thoát khỏi tai ương do quỷ
trâu (Durga) tên là Mahisha gây ra. Vì thế thần có tên là Durga (nữ thần chiến
thắng quỷ trâu). Thật ra cái tín đồ sùng phụng Durga coi thần là một trinh nữ (chứ
không phải là vợ Siva) một thần rất thích rượu và hiến tế súc vật và cũng rất thích
giết quỷ trâu. Trong một lúc chiến đấu thần Durga giận dữ đến nổi mặt mũi đen
thâm lại như mực, từ khoảng giữa hai lông mày vọt ra nữ thần Kali có hình dạng
khủng khiếp, tay múa gươm và tay kia cầm thòng lọng. Mặt thần đen, miệng há
hoặc lè lưỡi ra. Nữ thần trang sức bằng vòng rắn hoặc vòng hoa làm bằng đầu nâu,
thắt lưng gồm các cánh tay bị chặt đứt, mặt và ngực bôi đầy máu. Thần có 4 tay, 1
tay cầm gươm, 1 tay cầm đầu người còn 2 tay nữa thì đưa ra trước để ban phúc
lành. Thần rống lên những âm thanh khát máu và nhảy múa như điên dại làm cả
thế giới phải lo sợ sởn tóc gáy.
Thần Parvati (Uma ) là con của thần núi Hymalaya được các chư thần gả
cho Siva đều cầu mong thần Siva giết quỷ Taraka cứu chúng sinh. Hình tượng phổ
biến của thần Parvati là một phụ nữ đứng trên đài sen nhỏ trên nền hào quang. Tay
trái buông thõng cầm vò, cầm gương tròn nâng cao đến đầu. Tay phải cầm bông
sen làm dấu ban phước.
86
Thần Uma được thể hiện trong hình dạng một phụ nữ đang múa, 2 chân
chùng xuống, gót chân chụm lại, bàn chân chải ra và các ngón chân hất ngược lên,
tay trái chống hông, tay phải cầm mũi tên. Tám tay như mọc phụ ra phía sau lưng
vũ nữ, uyển chuyển, nhịp nhàng với những động tác múa khác nhau. Hai tay phụ
trên cùng cầm lấy nhau. Sáu tay kia mỗi tay cầm một vật : Tù và, cánh cung, cây
trương. Ở bên trái : Chuông nhỏ, đoản kiếm, chiếu giáo. Người phụ nữ đang múa
trên mình thủy quái Makara. Nữ thần để mình trần từ thắt lưng một dải vải chảy
dài xuống hơi bay xa phía sau và một dải vải khác uốn cong ra phía trước vắt qua
hai đùi. Mái tóc của nữ thần búi cao thành hình chóp được giữ ở bên dưới bằng
vương miện hẹp có bốn hình hoa nhọn đầu dính vào và được trùm lên bằng tấm
bọc hình chóp mà phần dưới có những ô để lộ ra các chuỗi tóc. Cổ tay và bắp tay
đeo trang sức nạm ngọc. Khuôn mặt có hai hàng lông mày mỏng, mắt nhắm nghiền
trong trạng thái siêu thoát, sóng mũi cao, cánh mũi nở lớn, môi dày và hơi mím lại,
tai đeo búp hoa, trái tai trệ xuống. Dưới chân thần có hai thiếu nữ trong tư thế quỳ,
hai tay chấp lại đang dâng cho nữ thần phẩm vật. Hai nhân vật này không đối xứng
và có động tác mô tả sự hiến dâng lễ vật cho nữ thần rất khác nhau. Một người ở
phía dưới và một người ở phía sau nữ thần. Bệ đứng của thần là hai con Makara
nằm phủ phục hai bên với vòi cuốn cong. Con bên trái vòi lớn che khuất cả một
phần ống chân, mắt mở to, mí mắt 2 vòng ngước lên đầy ngưỡng vọng. Con
Makara còn lại nằm phía sau, phần đầu vòi kẹp xâu chuỗi.
Bên cạnh mặt sáng tạo thần Đêvi cũng có khía cạnh huỷ diệt phá hoại.
Thánh mẫu cũng giết và hủy diệt tạo vật của mình như một thành phần tự nhiên
trong toàn bộ trật tự vũ trụ với tính chất tương tác tích cực và cần thiết giữa sáng
tạo và hủy diệt, sự sống và cái chết.
Trong VHOE người ta chỉ tìm thấy nữ tượng thần Uma trong tư thế đứng
trên đế, mông vẹo phía bên phải cao 0,368m. Đầu thân đội mũ hình trụ đỉnh bằng,
mặc váy, có bốn tay. Tượng nữ thần có mặt bầu, nét khá thanh, lông mày không rõ,
mắt mở to, tròng lồi, mũi thẳng, rộng, môi dày, miệng hơi rộng tai lớn dái tai dài
thõng xuống ngang cằm. Cổ nhỏ, tròn. Thân để trần, ngực, bụng, mông được diễn
tả hiện thực. Váy mặc dài đến mắt cá chân. Dây thắt lưng ngang bụng tạo thành
nhiều nếp cong dài đến giữa đùi. Tượng có bốn tay, ba tay cầm ba vật tuỳ thân của
Vishnu là con ốc, vật hình đĩa ở hai tay trên, cây gậy ở tay trái dưới và một vật
cong dài giống cây roi ở tay phải dưới. Hai bàn chân thô, mỗi bàn có bốn ngón thô
và dài bằng nhau. Dưới chân, trên mặt trước của đế có hình đúc nổi đầu một con
trâu có mõm hướng về phía trước, miệng há hơi rộng, lưỡi thè ra ngoài. Trên đầu
có hai sừng nhọn cong ra hai bên, hai tai chếch xuống dưới (hình 2.16).
Ngoài ra còn có một số tượng nữ thần trong tư thế đứng với dáng vẻ, đặc 87
điểm, trang phục tương đối giống nhau (hình 2.17).
Thiên nữ Apsara là vị thần nổi tiếng được dùng như là hình tượng của cái
đẹp nghệ thuật và vẻ đẹp người phụ nữ. Hình tượng phổ biến là Apsara đang múa.
Có hai hình người đàn bà tìm thấy trong các ngôi mộ ở Nền Chùa và Đá Nổi được
nhiều nhà nghiên cứu nghi vấn là hình thiên nữ Apsara. Hình người ngồi trong tư
thế thoải mái, người hình như không mặc trang phục hoặc nếu có thì trang phục rất
mỏng vì lộ ra ngoài là những đường nét cơ bắp và một dấu chấm tròn ở trước ngực.
Người phụ nữ có mặt trái xoan, cổ đeo vòng trang sức, tay cầm một vật như búp
sen đưa cao lên đầu, tay trái như che chỗ kín. Một hình khác miêu tả người phụ nữ
trong tư thế nhún nhảy hay đứng khuỵu chân có đầu tròn mặt hình trái xoan với
đây đủ chi tiết. Thân cũng giống như hình trước không mặc y phục hoặc là có mặc
nhưng y phục rất mỏng. Tay trái dài quá đầu gối có găng ở bàn tay, tay phải cầm
bông sen đưa cao ngang đầu. Những chi tiết này trong giống với Hình tượng vũ nữ
Apsara trong nghệ thuật điêu khắc Chămpa.
THẦN GANESA
Ganesa là một vị thần cũng rất nổi tiếng trong Bàlamôn giáo. Vị thần này
là con của Parvati vợ của Siva sinh ra từ ghét bẩn của nàng khi đang tắm trong sự
bực bội chồng. Lúc mới sinh thần có hình dạng như con người và được xem là thần
canh giữ buồng tắm. Một hôm Siva xông vao buồng tắm của vợ bị Ganesa ngăn lại
tức giận thần lấy kiếm chặt đứt đầu của Ganesa. Vợ thần bị kích động cực độ đến
nỗi đe dọa huỷ diệt cả thế giới nên Siva buộc phải lấy đầu một con voi gắn vào và
cải tử hoàn sinh cho Ganesa. Từ đó về sau Ganesa không còn bị coi là thần canh
buồng tắm nữa mà trở thành vị thần tiền tài, trí tuệ, may mắn được rất nhiều nơi
tôn sùng.
Các di tượng thần Ganesa trong VHOE gồm có:
Ganesa ở di tích Trường Sơn A bị gãy hai chân, bàn tay trái và đầu vòi,
phần còn lại cao khoảng 0,50m. Đầu thần trán phẳng, mắt lồi, hai ngà ngắn và chỉa
ra phía trước, vòi lớn che cả mặt dài thõng xuống gần đến rốn rồi rẽ sang trái. Tai
gần vuông dài đến vai. Thân có ngực lép, bụng lớn, hai tay để ngang bụng. Tay
phải thần cầm một vật có đầu nhỏ nhọn, đầu lớn hình ba khía. Tay trái gãy dấu bàn
tay nằm dưới đầu vòi. Xam – pốt quấn dưới rốn dài, đến giữa đùi. Dây dải thắt ở
phía trước buông thõng xuống ngang với lai xam – pốt và có bốn nếp gấp.
Ganesa Gò Thành gẫy mất phần đầu, tay và chân; thân còn lại cao 0,12m.
88
Hình thần có ngực lép, bụng to, xam – pốt mặc dưới rốn, đầu dây thắt lưng ở phía
trước được thắt thành hình cái nơ.
Ganesa Vàm Cỏ làm bằng sa thạch màu xám tro, bị vỡ mất vòi và tay chân,
phần còn lại cao 0,60m. Hình Ganesa có đầu lớn, trán phẳng, mắt nhỏ, lồi, ngà
nhỏ, tai lớn, ngực gần phẳng, bụng khá to. Xam – pốt mặc dưới rốn. Dây dải thắt
ngang bụng có dạng giống dây nịt. Đầu buông thõng xuống dưới cách điệu thành
hình tam giác.
Ganesa Gò Trâm Quỳ trong tư thế ngồi, cao 0,068m đầu đội mũ hình chóp,
chân xếp bằng, hai tay đặt trên đùi, có hình con rắn choàng qua vai trái. Tượng
không có hai mắt ở hai bên mà chỉ có một chấm tròn nổi giữa ngay trán. Vòi lớn
dài thõng xuống ngang ngực rồi ngoặc vào phía trong như muốn đỡ lấy mình con
rắn. Tai lớn có dáng vểnh ra sau. Mũ dạng hình chóp, đỉnh tròn phía trước che một
phần trán, phía sau che kín cả cổ và có hoa văn trang trí 8 đường rãnh nhỏ chạy
trên vành mũ xuống. Trên cổ và trên hai cánh tay đeo trang sức bản rộng. Ngực,
bụng được diễn tả hiện thực. Tượng có tay phải để ngang bụng, bàn tay lật ngửa.
Trong lòng bàn tay có một vật hình nấm lật ngược. Tay trái cầm một vật hình cầu
tròn tựa quả cầu trong tay thần Vishnu. Xam – pốt quấn trễ dưới bụng, rộng trùm
kín cả hai đùi và đằng sau mông. Giữa dây thắt lưng phía sau có “nơ” là hình bông
hoa bảy cánh có hai đầu dây thõng xuống hai bên. Hình rắn quấn ngang tượng có
đầu hình tam giác, ngóc cao trên bờ vai trái, thân luồn qua nách phải đuôi, trườn ra
phía sau lưng và vắt chéo lên vai trái (hình 2.18).
Bên cạnh các vị thần phổ biến trên trong VHOE người ta còn phát hiện
một số ít hình ảnh những thần linh khác như:
Tượng thần Dvarapala trong tư thế ngồi, đầu đội mũ, quấn xam – pốt, có
hai tay, tay phải gẫy đến vai , tay trái gẫy mất bàn tay. Hai chân gẫy đến quá đầu
gối. Hình thần có mặt tròn bạnh, nét thô, lông mày uốn cong, mắt lồi, mũi tẹt, lỗ
mũi to, môi dày, miệng rộng, cằm bạnh, tai dài đến ngang cằm. Mũ đội có vành
phía sau che cả cổ. Trên mũ có hoa văn trang trí những đường rãnh chạy từ đỉnh
xuống và văn những đường rãnh ngang trên vành. Cổ tròn bạnh. Trên cổ đeo nhiều
trang sức lớn che kín cả phần ngực và phần lưng. Ngực, bụng, tay được diễn tả khá
hiện thực. Xam – pốt mặc trễ dưới rốn. Sau lưng phần giữa nịt có chạm nổi hình
bông hoa năm cánh ( hình 2.20).
Có hai hình thần Surya chạm trên lá vàng tìm thấy ở Đá Nổi với đầu đội
mũ trụ rộng, mặc quần ống chật, chân đi ủng hoặc thần được chạm trong tư thế
89
đứng một chân bước tới phía trước tay phải cầm bông sen đưa cao, tay trái để
ngang đùi. Ngoài ra còn có rất nhiều hình chạm mặt trời trên các lá vàng. Có thể
đây cũng chính là biểu tượng của Thần Surya.
Một hình cá sấu Makara có đầu lớn, mõm dài phát hiện trong một ngội mộ
ở Đá Nổi.
Rắn thần Naga vốn phổ biến ở AĐ không chỉ trong Bàlamôn giáo mà cả
trong đạo Phật. Rắn thường được dân chúng coi là loài vật bảo vệ, che chở, là vật
cưỡi của thần linh kể cả đức Phật và được thể hiện qua rất nhiều hình tượng. Trong
VHOE, Rắn thần Naga cũng có vai trò như vậy. Số lượng hình rắn tìm thấy là 13
hình rải đều trong các di chỉ như Nền Chùa (1 hình), Đá Nổi (10 hình), Kè Một (1
hình), Gò Xoài (1 hình) chủ yếu trên các lá vàng. Rắn được chạm có ba đầu ngóc
cao, thân cuộn tròn. “ Hình rắn ở Kè Một là một dây vàng dẹt xoắn lại, có đầu
được chạm thêm hình mắt mũi; Hình rắn ở Gò Xoài được dập nổi và cắt thành
vòng tròn hình khuyên tai. Các hình chạm rắn ở Đá Nổi có từ 2 đến 5 đầu, thường
cách điệu thành hình thảo mộc…” [2, trang 354 ].
Hình tượng mặt trăng cũng được chạm khắc trên các lá vàng chung với các
hình tượng khác. Cụ thể là có 27 hình mặt trăng khuyết trên các lá vàng phát hiện
ở Đá Nổi trong đó chỉ cò một hình là được chạm riêng, 26 hình còn lại thường
được chạm ở góc, ở rìa cạnh của lá vàng bêncạnh các hình tượng như hình bò,
bánh xe, con ốc, hình tháp… Theo các tác giả trong VHOE những khám phá mới thì
những hình mặt trăng trên các di vật có thể là biểu tượng của thần Sôma.
Như vậy, trong VHOE hệ thống thần linh Bàlamôn giáo đa dạng không
kém gì so với hệ thống thần linh của tôn giáo này trên đất nước AĐ. Cả ba vị thần
tối cao (Brahma, Vishnu, Siva) đều được thờ cúng tại đây. Thần Brahma không
được thờ cúng nhiều như hai vị thần còn lại. Theo thống kê những biểu tượng thuộc
tín ngưỡng Vishnu chiếm 55,60 % tổng số hình chạm vật thể hiện có và biểu tượng
thuộc tín ngưỡng Siva chiếm 19,51 %. Tượng Siva tìm thấy ít hơn tượng của
Vishnu nhưng biến thể Linga – Yoni của thần thì rất nhiều. Thống kê trên cho thấy
cả hai vị thần Vishnu và Siva đều được thờ cúng phổ biến và khi nhìn trên tổng thể
thì rất khó xác định Siva hay Vishnu sẽ là vị thần chủ tối cao của Bàlamôn giáo
trong VHOE bởi vì tuỳ từng thời điểm, từng đối tượng, từng vùng mà hai vị thần
này ai được sùng kính nhiều hơn. Điều này dẫn đến sự dung hợp giữa hai vị thần
này thể hiện qua hình tượng Hari – Hara rất phổ biến ở vùng đồng bằng châu thổ
trong thời đại Óc Eo. Đây là nét độc đáo mà VHOE có được.
90
PHẦN KẾT LUẬN
µ ¸
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng lịch sử VQPN và tín ngưỡng Bàlamôn
trong lịch sử VQPN vẫn được mở rộng rõ ràng hơn nhờ vào sự nỗ lực từ mọi phía.
Chúng ta ghi nhận thành tựu của các học giả phương tây, đặc biệt là các học
giả BFEO về những gì họ đóng góp cho việc làm sáng tỏ vấn đề trên. Chúng ta
cũng không quên giá trị vô cùng quý báu của thư tịch cổ TQ, các sản phẩm của cư
dân Phù Nam để lại cùng với vai trò của đội ngũ cán bộ KCH Việt Nam và thế
giới trong nghiên cứu vấn đề này. Từ những thành tựu trên ta có thể khái quát lịch
sử “VQPN và tín ngưỡng Bàlamôn trong lịch sử VQPN” như sau:
VQPN ra đời và tồn tại trong khoảng 600 năm đầu của công nguyên (thế kỉ
I đến thế kỉ VII). Sự ra đời của vương quốc này là kết quả kết hợp nền văn hoá
bản địa đã được xây dựng vững chắc và đang sinh sôi nảy nở với những yếu tố văn
hoá ngoại lai (chủ yếu làVHAĐ) – chất xúc tác kích thích nền văn hoá bản địa
thăng hoa tạo nên nhà nước Phù Nam hùng mạnh sau đó.
Quá trình phát triển của VQPN ghi nhận tư duy sáng tạo của cư dân đất
nước này. Nơi đây cư dân bản địa cùng với cư dân gốc ngoại lai ra sức khai thác lợi
thế thiên nhiên ban cho xây dựng nền nông nghiệp phát triển, thương nghiệp mạnh
đến mức “đế chế hải thương” và đạt trình độ cao trong sản xuất thủ công nghiệp.
Cùng với sự hùng mạnh trong nước, Phù Nam đã bành trướng thế lực trở thành
chính quốc tập hợp xung quanh mình các tiểu quốc phụ thuộc và giữ vai trò này
trong suốt quá trình tồn tại của mình.
Sự phát triển của Phù Nam không chỉ diễn ra trên lĩnh vực chính trị, ngoại
giao mà còn thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Có thể nói quá
trình phát triển của Phù Nam là một cuộc cách mạng được tiến hành do con người
nơi đây và họ đã thành công. Cư dân Phù Nam có đời sống vật chất đầy đủ với
lương thực dồi dào, công cụ sinh hoạt và sản xuất không thiếu do thủ công nghiệp
phát triển. Nhà ở, công trình văn hoá tôn giáo được xây cất. Nhu cầu vật chất được
thoả mãn tạo điều kiện cho sinh hoạt tinh thần phong phú. Các sản phẩm tinh thần
như rừng hoa nở rộ trên mảnh đất màu mỡ dưới bàn tay chăm bón của con người
nơi đây. Ca múa nhạc, lễ hội, phong tục tập quán đặc biệt là tôn giáo... là những
bông hoa tương sắc trong vườn hoa tinh thần ấy.
91
Quá trình suy vong của VQPN bắt đầu từ nửa sau thế kỉ thứ IV khi con
đường thương mại chuyển từ đây xuống khu vực Xumatơra và Malắcca. Ưu thế
thương mại không còn nữa, Phù Nam trở nên suy yếu dần trong cạnh tranh với các
quốc gia hải cảng ở phía nam của nó. Sự sụp đổ của đế chế hải thương này đồng
nghĩa với sức mạnh quân sự của Phù Nam không còn như trước nữa. Các quốc gia
phụ thuộc ngày một mạnh lên và một trong số đó là Chân Lạp đã tiêu diệt Phù
Nam. Mặt khác sự sụp đổ của VQPN là kết quả tất yếu của nền kinh tế không
đồng đều mang tính bộc phát tức thời. Nền tảng nông nghiệp không vững chắc để
chồng lên nó là đế chế hải thương rộng lớn với nhiều tiểu quốc phụ thuộc. Cho nên
suy cho cùng thì hậu quả của nó là không thể tránh khỏi mà chỉ còn là vấn đề thời
gian.
“Phù Nam là đại cường quốc đầu tiên trong lịch sử của ĐNA. Giống như
Rôma trong lịch sử châu Âu, thanh thế của Phù Nam tồn tại rất lâu sau khi nó sụp
đổ. Các truyền thống của nó đặc biệt là sự sùng bái núi thiêng và nàng công chúa
rắn được các vị vua Khơmer của Campuchia tuân thủ. Và mặc dầu nền kiến trúc
của Phù Nam hoàn toàn biến mất, có đủ mọi lí do để tin rằng một số trong các đặc
trưng của nó đã được gìn giữ trong một số công trình xây dựng của Campuchia thời
kì tiền Ăngkor mà hiện nay còn tồn tại, và các tượng Phật kiểu Gúpta, các thần đội
mũ tế và Harihara của thời kì đó cũng cho ta một ý niệm về cách thể nghiệm hình
dáng con người của các nhà điêu khắc Phù Nam.
Khi nghiên cứu lịch sử VQPN chúng ta nhận thấy sự xuất hiện xuyên suốt
của Bàlamôn trong vai trò tôn giáo chính tông. Nó nhanh chóng được giai cấp cầm
quyền chấp nhận, tích cực xúc tiến việc tiếp thu do những ưu việt vốn có trong tổ
chức nhà nước và quản lí xã hội. Bàlamôn là nhân tố chính tạo ra thượng tầng kiến
trúc đặt trên cơ sở hạ tầng của nền văn hoá bản địa. Bàlamôn giáo là giai đoạn thứ
hai trong lịch sử phát sinh và tồn tại của đạo Hinđu ra đời sau khi có sự hoà trộn
giữa tín ngưỡng bản địa với tín ngưỡng Vêđa của người ngoại nhập Aryan. Đây là
giai đoạn hình thành về cơ bản giáo lí, hệ thống thần thánh làm nền tảng cho
Hinđu giáo sau này.
Chúng ta có thể tìm thấy đâu đó trong lịch sử Phù Nam những ảnh hưởng
chính trị xã hội của tôn giáo lớn này nhưng là đặt trong mối quan hệ tổng thể với
các yếu tố liên quan và đã có sự thay đổi ít nhất là vẻ bên ngoài của nó. Bàlamôn
giáo trong cuộc sống cư dân Phù Nam không còn cứng cáp, khô cằn đầy khắc
nghiệt như khi ở Ấn mà mềm dẻo hơn hòa hợp với tính cách của cư dân nông
nghiệp. Chúng ta không bỏ qua những tác động to lớn, vai trò không thể thiếu của
Bàlamôn trong lịch sử VQPN nhưng cần nhắc lại là quan trọng chứ không có nghĩa
là quyết định. Cái quyết định chính là nền văn hoá bản địa kia.
92
Ngoài Bàlamôn, đời sống tín ngưỡng của Phù Nam còn thấy sự có mặt của
Phật giáo và tàn dư tín ngưỡng bản địa. Phật giáo gồm cả hai trường phái chủ yếu
tồn tại trong nhân dân ngoại trừ phái Đại thừa được tận dụng như là công cụ phục
vụ đối ngoại với thiên triều TQ. Các nhà sư Phù Nam không công kích đạo sĩ
Bàlamôn như đồng đạo của họ ở AĐ mà chung sống trong một mái nhà tâm linh.
Đây chính là đặc điểm nổi bật nhất trong đời sống tôn giáo–tín ngưỡng của cư dân
Phù Nam.
VHOE là nền văn hoá tiêu biểu của Phù Nam và khu vực. Đây là nền văn
hoá có không gian rộng lớn, tầm ảnh hưởng rộng. Người ta trước kia rất hay đề cao
yếu tố ngoại sinh và cho rằng chính nó tạo ra VHOE. Trải qua quá trình nghiên
cứu cho thấy cần phải thay đổi nhận thức trên. Xu hướng ngày nay cho rằng yếu tố
nội sinh làm nòng cốt, điểm tựa cho các nhân tố ngoại lai. Vai trò quyết định của
yếu tố nội sinh (văn hoá bản địa), tầm quan trọng không thể thiếu củaVHAĐ hoà
hợp trong một chỉnh thể VHOE giàu bản sắc và xán lạn trong lịch sử.
Thần linh luôn là điểm tựa cho vương quyền. Phù Nam cũng không thoát
khỏi quy luật lịch sử phổ biến thời trung cổ trên. Tính chất quốc tế quan trọng và
tầm ảnh hưởng của các vị thần Bàlamôn giáo là hết sức to lớn đó không thể không
hệ thống hoá các vị thần Bàlamôn giáo trong văn hoá Phù Nam. Những gì hệ
thống hoá của tôi trình bày ở trên cho thấy đặc điểm nhận dạng, vị trí vai trò của
một số thần Bàlamôn trong cuộc sống cư dân Phù Nam. Thần linh cũng phức tạp,
đầy tính cách như con người.
Cần làm rõ hai quan điểm nhận thức và lí luận trong công trình nghiên cứu
này: thứ nhất là quan điểm Hinđu hoá và vai trò tuyệt đối của Bàlamôn giáo; thứ
hai là quan điểm Khơmer hoá Phù Nam. Theo tôi những quan điểm trên là dĩ vãng
một thời của con người do khách quan hay chủ quan trước bóng tối lịch sử VQPN
mập mờ. Chẳng bao giờ có những nhà nước Hinđu hoá vì VHAĐ trong lịch sử chưa
bao giờ đóng vai một tên thực dân khát máu hăm hở xâm lược vùng đất mới.
Xuyên suốt trong lịch sử AĐ đóng vai trò ông thầy tốt bụng, người bạn lớn đầy
nhiệt tình chia sẽ thành tựu mà mình đạt được đối với không chỉ cư dân Phù Nam
mà còn là cả khu vực. Ý kiến Khơmer hoá VQPN là hoàn toàn sai lầm và không
thể chấp nhận được. Đây là vấn đề nhạy cảm liên quan đến lãnh thổ của một số
nước ở nam Đông Dương. Lịch sử không có tội chỉ có những người phản bội lại nó
mới là tên tội nhân ghê tởm nhất. Trang sử Phù Nam đã và đang được làm rõ và
khi tia sáng đầu tiên xuất hiện người ta thấy hình ảnh cư dân Phù Nam là chủ nhân
đích thực của vương quốc này chứ không phải là người Khơmer cổ. Người
93
Khơmer xây dựng lên nhà nước đầu tiên của họ sau khi Phù Nam ra đời, trở nên
hùng mạnh cai trị cả vương quốc của họ. Chân Lạp trong lịch sử đúng là Khơmer
còn Phù Nam là Phù Nam, Phù Nam không bao giờ là Khơmer.
Lịch sử hào hùng, đích thực của một đất nước được xây dựng dưới bàn tay
lao động không mệt mỏi của cư dân Phù Nam đã, đang và sẽ mở rộng ra nhờ vào
sự nỗ lực của chúng ta hôm nay và mai sau.
94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. NGUYỄN CÔNG BÌNH – LÊ XUÂN DIỆM – MẠC ĐƯỜNG. Văn hóa và
dân cư đồng bằng sông Cửu Long. NXB KHXH 1990.
2. ĐÀO LINH CÔN. Văn hóa Đồng bằng Nam bộ. NXB KHXH
3. THÁI VĂN CHẢI. Tiếng nói và chữ viết cổ Óc Eo.
4. MAI NGỌC CHỪ. Văn hóa ĐNA. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 1998.
5. LÊ XUÂN DIỆM – ĐÀO LINH CÔN – VÕ SĨ KHẢI. VHOE những khám
phá mới. NXB KHXH. Hà Nội 1985.
6. LÊ XUÂN DIỆM – ĐỖ ĐÌNH TRUẬT. Thư tịch cổ TQ viết về Phù Nam,
Chân Lạp.
7. NGUYỄN TẤN ĐẮC. Văn hóa Ấn Độ. NXB TPHCM.
8. LÊ SĨ GIÁO (chủ biên). Dân tộc học đại cương (tái bản lần 5). NXBGD.
9. PHAN THU HIỀN – Sử thi Ấn Độ (tập 1). NXB Giáo dục, 1999.
10. PHAN NGỌC LIÊN – Nhập môn lịch sử. NXB Giáo dục.
11. TRẦN HỒNG LIÊN. Các loại hình tôn giáo ở đồng bằng sông Cửu Long.
12. TRỌNG NĂNG – TRẦN THỤC Ý. Campuchia đất nước và con người.
NXB Giáo dục. Hà Nội 1985.
13. LƯƠNG NINH. Lịch sử trung đại thế giới (quyển 2). NXB đại học và trung
học chuyên nghiệp. Hà Nội 1984.
14. NGUYỄN XUÂN NGHĨA. Người Khơmer ở đồng bằng sông Cửu Long.
15. PHAN KHOANG. Việt sử xứ Đàng trong. NXB Văn học.
16. NGUYỄN ĐÌNH KHOA. Nhân chủng học ĐNA. NXB Đại học và trung học
chuyên nghiệp Hà Nội, 1983.
95
17. LƯƠNG DUY THỨ (chủ biên). Giáo trình đại cương văn hóa phương đông.
NXB đại học quốc gia TPHCM. 2000.
18. PHẠM VIỆT TRUNG – NGUYỄN XUÂN KỲ – ĐỖ VĂN NHUNG. Lịch
sử Campuchia. NXB đại học và trung học chuyên nghiệp. Hà Nội 1982.
19. TẠP CHÍ DÂN TỘC HỌC. Viện dân tộc học. Hà Nội 1981, 1984, 1986.
20. TẠP CHÍ KCH. Viện dân tộc học. Hà Nội 1976, 1977, 1978, 1981, 1983,
1984, 1985, 1986.
21. VIỆN ĐÔNG NAM Á. Nghệ thuật Đông Nam Á. Hà Nội 1983.
22. VIỆN ĐÔNG NAM Á. Tiền sử Đông Nam Á (CAO XUÂN PHỔ chủ biên).
Hà Nội 1983.
23. VIỆN KHXH TPHCM. VHOE và các nền văn hóa cổ ở đồng bằng sông
Cửu Long : Báo cáo tham luận thông báo khoa học trong hội nghị khoa học
tổ chức tại Long xuyên – An Giang. Sở văn hóa – Thông tin An Giang
1984.
24. VIỆN KHXH TẠI TP. HCM. Hội thảo khoa học về các nền văn hóa cổ
đồng bằng Nam bộ. TPHCM 1998.
25. VIỆN KHXH TẠI TPHCM. Những phát hiện mới về khảo cổ học ở miền
nam TPHCM 1988.
CÁC TÁC PHẨM DỊCH:
26. D. G. E HALL. Lịch sử ĐNA (bản dịch). NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội
1997.
27. CLIO WHIT TAKER. Văn hóa phương đông những huyền thoại (Trần Văn
Huân dịch). NXB Mỹ thuật.
96
DANH MỤC BẢN ĐỒ HÌNH ẢNH
PHẦN NỘI DUNG
1. Hình phụ bìa: Bản đồ Phù Nam và Chăm Pa.
2. Hình 1.1: Những mối quan hệ đến từ biển.
3. Hình 1.2: Sọ người cổ ở Gò Tháp – Đồng Tháp.
4. Hình 1.3: Sọ người cổ ở Núi Sập – Long An.
5. Hình 1.4: Đế quốc Phù Nam.
6. Hình 1.5: Di cốt động vật ở Gò Tháp – Đồng Tháp.
7. Hình 1.6: Đồ trang sức bằng vàng.
8. Hình 1.7: Minh văn khắc trên lá vàng ở Gò Xoài – Long An.
9. Hình 1.8: Minh văn khắc trên lá vàng, Đá Nổi – An Giang.
10. Hình 1.9: Minh văn khắc trên đá ở Đá Nổi – An giang.
11. Hình 1.10: Đồ gốm, VHOE.
12. Hình 1.11: Hoa văn trên gốm.
13. Hình 1.12: Hiện vật bằng đất nung: chì lưới, dọ xe sợi, bàn in.
14. Hình 1.13: Kiến trúc Lưu Cừ, Trà Cú – Cửu Long.
15. Hình 1.14: Mộ táng Nền Chùa – Kiên Giang.
16. Hình 1.15: Cấu kiện kiến trúc.
17. Hình 1.16: Trang phục nam, Châu Đốc – An Giang.
18. Hình 1.17: Trang phục nam, Sóc Trăng.
19. Hình 1.18: Trang phục nữ, Sóc Trăng.
20. Hình 2.1: Tượng phật bằng gỗ ở Giồng Xoài – An Giang.
97
21. Hình 2.2: Vị trí các di tích VHOE.
22. Hình 2.3: Thần Brahma.
23. Hình 2.4: Brahma bằng đá ở Giồng Xoài, Oùc Eo – An Giang.
24. Hình 2.5: Thần Vishnu.
25. Hình 2.6: Vishnu gò Trâm Quỳ.
26. Hình 2.7: Hình rắn, rùa, cá, bông sen chạm trên vàng.
27. Hình 2.8: Hình sư tử chạm trên con dấu bằng đá.
28. Hình 2.9: Hình Garuda chạm trên vàng.
29. Hình 2.10: Thần Siva.
30. Hình 2.11: Tượng thần Siva múa.
31. Hình 2.12: Đầu thần Siva, Gò Đồn – Long An.
32. Hình 2.13: Siva bằng đá Óc Eo, Gò Tháp.
33. Hình 2.14: Đinh ba lửa bằng đá ở Cạnh Đền – Kiên Giang.
34. Hình 2.15: Hình bò chạm trên vàng.
35. Hình 2.16: Uma.
36. Hình 2.17: Nữ thần, Gò Phật – Long An.
37. Hình 2.18: Ganesa Gò Trâm Quỳ.
38. Hình 2.19: Ganesa Gò Trâm Quỳ.
39. Hình 2.20: Dvalapale bằng đá, Gò Đồn – Long An.
40. Hình 2.21: Yaksa băng đá ở bảo tàng An Giang.
41. Hình 2.22: Hari-Hara, Ba Thê – An Giang.
42. Hình 2.23: Nam thần, Bến Gỗ – Đồng Nai.
98
PHẦN PHỤ LỤC
1. Hình 1: Ngói, Gò Chùa – Long An.
2. Hình 2: Cột đá, Cần Giuộc.
3. Hình 3: Bậc thềm, Châu Đốc.
4. Hình 4: Mi cửa, Bình Tả.
5. Hình 5: Chân đèn bằng gỗ.
6. Hình 6: Brahma tứ đầu.
7. Hình 7: Tượng Vishnu ở Bửu Sơn – Biên Hoà.
8. Hình 8: Đầu thần Vishnu, Ba Thê – An Giang.
9. Hình 9: Bàn tay thần Vishnu, Ba Thê – An Giang.
10. Hình 10: Hình ốc, bánh xe chạm trên vàng.
11. Hình 11: Các loại linga.
12. Hình 12: Linga-Yoni ở Rộc Chanh – Long An.
13. Hình 13: Ba ngôi tối linh.
14. Hình 14: Krishna.
15. Hình15: Vóc dáng thần linh của Krishna.
16. Hình 16: Phù điêu mô tả thần Vishnu và Laksmi.
17. Hình 17: Thần Đêvi.
18. Hình 18: Nữ thần Durga.
19. Hình 19: Tượng vũ nữ Chàm, Trà Kiệu.
99
PHẦN PHỤ LỤC
µ ¸
PHỤ LỤC 1:
MINH VĂN BIA PHÚ HỮU
Niên đại 561 caka (639 sau công nguyên).
Địa điểm Phú Hữu (Cái Tàu Hạ–Sa Đéc–Đồng Tháp).
Văn tự: Sankrit (chữ Phạn), cổ Khơmer.
Nội dung khái quát: Minh văn Phạn gồm tám chương với nội dung tỏ lòng sùng
kính thần Siva và lễ vật dâng cúng là những cánh đồng những khu vườn. Phần cổ
Khơmer gồm 25 dòng liệt kê các lễ vật, các tặng phẩm ruộng vườn, đất đai dâng
cho thần Siva.
Đoạn 1: Chiến thắng hoàn toàn thuộc về chính con người mà lúc khởi đầu, lúc giữa
chừng và khi kết thúc còn lại mãi ba thế giới hầu hết các vị đứng đầu vũ trụ không
hề hay biết...thậm chí ngay cả những người thông tuệ qua ba thời kì thuộc về Hara
hùng mạnh, chúa tể của con người, người phá huỷ bóng tối mang tên Cri
Vireevara, người đã ban cho một người đàn bà cái vị thế mà một người đàn ông
không thể đạt được.
Đoạn 2: Trong khi Bhoja em út của thủ lĩnh xứ Rudrapuri duy trì dòng dõi cai
quản toàn bộ thành trên Taman Darapura.
Đoạn 3: Vào lúc này, ranh giới của những cánh đồng và những khu vườn được xác
định với mục đích (ghi nhận) sự thịnh vượng của nền tảng (xứ sở) những năm trị vì
của vua được tính theo lịch Caka với năm hình mũi tên, số sau và 1 dạng (vật thể
bằng với số 1).
Dòng 9, dòng 10: Những thửa ruộng do Kanhen Vrah Ãn Lãn Gus dâng lên cho
VKA Cri Bhatara ở Cparpares (khu nuôi hươu) 100 Sanse (ruộng).
Dòng 11, dòng 12: một khu vườn VKA Cri Bhatara Visa của Hap Ãn ở Vankak, 80
Sanse (ruộng).
Dòng 12, dòng 13: một khu vườn của Kurat Ancan đang hiến 40 Sanse (ruộng).
...............
Lê Xuân Diệm dịch từ bản dịch tiếng Pháp.
PHỤ LỤC 2:
MINH VĂN BIA THÁP MƯỜI
Niên đại: cuối thế kỉ thứ V sau công nguyên.
Địa điểm: Sa Đéc–Đồng Tháp.
Văn tự: Sankrit (chữ Phạn).
Nội dung:
Đoạn 1: ...ân sủng của Người... đức vua Ja... mà cánh tay của Người khơi cạn
nước, biến biển sữa thành một đầm hồ hương thảo.
Đoạn 3: ...trong chiến trận với đức vua tên là Vira Caturbhja.
Đoạn 4: Àsamma bị lửa thiêu trụi.
Đoạn 5: Hoa sen... những thế gian... tất cả... các đạo quán thu... do Người lập trên
thế gian này biết bao (đền thờ) Bhagavat chứa đầy của cải.
Đoạn 6: Đức vua nay có vợ là một phụ nữ vạm vỡ với phong thái... và một đai, một
lưng đẹp, có (người con) tên Guna Varman, người có tâm hồn cao quý và trí thông
minh.
Đoạn 7: (có gốc) từ đức vua hạnh vận, có phong thái quang minh của Vikramin va
trì, người làm mất trăng của đấng Kaundiya. Vị hoàng tử này tuy còn trẻ tuổi
nhưng do hội tụ đựơc cả phẩm hạnh và tài trí đã được (quyền) cai quản một vùng
gồm những người sống bằng lộc tranh (những vùng đất khai khẩn từ bùn lầy).
Đoạn 8: Do thái tử GunaVarman của bà mẹ ngài đã đặt những mảnh đất dấu chân
của thần Bhagavat. Dấu chân mà với phong cách thể hiện không thể sản sinh được
do ngài làm nên (ngài không muốn hình ảnh nào khác trên đời này).
Đoạn 9: Ngài thử 8 (hình tượng) được dâng cúng nhiều vị Bàlamôn thông hiểu
Vêđa, Upanda, Vedanga như những người bất tử đã nhận từ học giả chuyên tâm
(học hỏi) Sruti tên gọi Cakratirthasvamin.
Đoạn 10: Cầu cho con người sùng kính (vị thần) này cư ngụ ở nơi cúng dâng (cho)
Sri Cakratutha gốc tích... của Guma: đức hạnh sùng tín. cũng cầucho ai chỉ ( đến
lễ) nơi đây cũng sẽ được đến nơi ngự trị tối thượng của Vishnu tâm linh thoải mái,
giải thoát khỏi Karma xấu xa.
Đoạn 11: Vật mà Guma đã cúng cho Bha tuân theo công lí như lệnh ngài.
....................
Lê Xuân Diệm dịch theo bản dịch tiếng Pháp.
PHỤ LỤC 3
HỆ THỐNG CÁC VỊ THẦN BÀLAMÔN GIÁO
Adity Thần Đất
Agni Thần Lửa
Ananta Rắn bảo vệ Vishnu
Apsara Thiên nữ
Ashwin Thần Nông, thần Y
Asura Thần Ma tối cao
Chaya Nữ thần bóng tối
Devata Thần hộ pháp (nữ)
Dravapala Thần hộ pháp (Nam)
Durga Nữ thần chiến thắng quỷ trâu, tên khác của Đêvi
Dyans Thần thiên giới
Gandharva Ca nữ trên trời
Ganesa Thần tiền tài, may mắn
Ganga Nữ thần sông Hằng
Ganhavana Thần chồng của tiên nữ Apsara
Hamsa Thiên nga, ngỗng thần
Hanuman Thần Khỉ
Harihara Thần hợp nhất của Vishnu và Siva
Inđra Thần Sấm Sét
Kala Quái vật nuốt mặt trăng
Kama Thần dục lạc, tình yêu
Kartikeya Thần chiến tranh
Kim nara Thần người có cánh ca sĩ hát rong trên thiên đàng Kubera
thường được mô tả với dụng cụ âm nhạc trên tay
Kubera Thần của cải
Laksmi Nữ thần sắc đẹp và tiền tài, vợ của Vishnu
Mahes’vara Chúa tể các vị thần cá nhân
Mahis Umardini Mặt nữ tính của Siva cũng là vợ của thần Siva
Makara Thần cá Sấu
Masuts Một tên khác của thần Gió
Mitra Thần Nhật (một tên khác của Surya), thần Ân Huệ
Naga Thần Rắn
Nanđin Thần Bò
Đêvi Đại nữ thần vợ của Siva
Parjannya Thần Mây
Prabha Thần ánh sáng, một vợ của Surya
Prajapati Thần sáng tạo trong tôn giáo Vêđa
Purusha Thần sáng tạo
Rakshara Quỷ La Sát
Ruđra Thần Bão Tố
Samdhya Thần hoàng hôn, một vợ của Surya
Samjna Thần tri thức, một vợ của Surya
Sarasvati Nữ thần thông thái, hùng biện, âm nhạc và khoa học, vợ
chính của Vishnu
Saravasti Thần Địa Giới
Savitra Thần lực động cơ
Sesha Vua các thần Rắn
Sư tử Vật cưỡi của thần Ketu hay thần Kubera. Đội khi là vật cưỡi
của Inđra
Sôma Thần Rượu (nước uống thiêng)
Surya Thần mặt trời
Tvashtar Thợ rèn thiên giới
Uma Một tên của Parvati vợ của Siva
Usa Nữ thần bình minh
Ushas Nữ thần rạng đông
Varuna Thần điều khiển đại dương và cũng là thần không trung
Varuna Thần Nguyệt (một tên khác của Surya) gắn với Mitra, thần
Tư Pháp
Vasuki Rắn làm thắt lưng cho Siva
Yaksa Thần người đầu thú (khỉ, sư tử, ngựa) đôi khi có cánh miệng
có răng nanh chìa ra
Yama Thần Diêm Vương, thần Chết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- be015613_0292.pdf