Website bán hàng - Cửa hàng tranh thêu chữ thập Hobby
- 1 nhà cung cấp thuộc 1 tỉnh, 1 tỉnh có nhiều nhà cung cấp.
- 1 khách hàng thuộc 1 tỉnh, 1 tỉnh có nhiều khách hàng.
- 1 khách hàng có nhiều đơn đặt hàng, 1 đơn đặt hàng chỉ có 1 khách hàng.
- 1 đơn đặt hàng có nhiều đơn đặt hàng chính thức, 1 đơn đặt hàng chính thức có nhiều đơn đặt hàng.
- 1 đơn đặt hàng chính thức có nhiều mặt hàng, 1 mặt hàng chỉ có 1 đơn đặt hàng chính thức.
- 1 loại mặt hàng có nhiều mặt hàng, 1 măt hàng chỉ thuộc 1 loại mặt hàng.
- 1 mặt hàng có nhiều hàng nhập, 1 hàng nhập gồm nhiều mặt hàng.
- 1 hàng nhập chỉ thuộc 1 nhà cung cấp, 1 nhà cung cấp có nhiều hàng nhập.
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2493 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Website bán hàng - Cửa hàng tranh thêu chữ thập Hobby, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Chương I: PHÂN TÍCH YÊU CẦU ĐỀ TÀI
I.1. CHỨC NĂNG
Đây là một website nhằm bán và giới thiệu rộng rãi các mặt hàng của cửa hàng đến cho người tiêu dùng với các chi tiết mặt hàng cũng như giá cả một cách chính xác. Có những chức năng sau:
- Cho phép nhập hàng vào CSDL.
- Hiển thị danh sách các mặt hàng theo từng loại ( bao gồm: hình ảnh, giá cả).
- Hiển thị mặt hàng mà khách hàng đã chọn để mua.
- Hiển thị đơn đặt hàng của khách hàng.
- Cung cấp khả năng tìm kiếm.
- Cho phép quản lý đơn đặt hàng.
- Cập nhập mặt hàng, loại mặt hàng, khách hàng, nhà cung cấp.
- Thống kê mặt hàng, khách hàng, đơn dặt hàng.
I.2. YÊU CẦU ĐẶT RA CHO HỆ THỐNG
Hệ thống gồm có hai phần:
a. Phần thứ nhất dành cho khách hàng: Khách hàng là những người có nhu cầu mua sắm hàng hóa. Họ sẽ tìm kiếm các mặt hàng cần thiết từ hệ thống và đặt mua các mặt hàng này. Vì thế trang web phải thỏa mản các chức năng sau:
Thứ nhất: Hiển thị danh sách các mặt hàng của cửa hàng để khách hàng có thể xem và lựa chọn.
Thứ hai: Cung cấp chức năng tìm kiếm mặt hàng. Với nhu cầu của người sử dụng khi bước vào trang web là tìm kiếm các mặt hàng mà họ cần và muốn mua. Đôi lúc cũng có nhiều khách hàng vào website này mà không có ý định mua hay không biết mua gì thì yêu cầu đặt ra cho hệ thống là làm thế nào để khách hàng có thể tìm kiếm nhanh và hiệu quả các mặt hàng mà họ cần tìm.
Thứ ba: Sau khi khách hàng lựa chọn xong những mặt hàng cần đặt mua thì hệ thống phải có chức năng hiển thị đơn đặt hàng để khách hàng nhập vào những thông tin cần thiết, tránh những đòi hỏi hay những thông tin yêu cầu quá nhiều từ phía khách hàng, tạo cảm giác thoải mái, riêng tư cho khách hàng.
Ngoài ra, còn có 1 số chức năng như đăng kí, đăng nhập. Khách hàng có thể thay đổi mật khẩu của mình. Khi bạn quan tâm đến thông tin về website như: tin tức hay giá cả, bạn có thể nhập địa chỉ email vào, bạn có thể nhận được các thông tin cập nhật từ website.
b. Phần thứ hai dành cho nhà quản lý: Là người làm chủ ứng dụng, có quyền kiểm soát mọi hoạt động của hệ thống. Người này được cấp một username và
password để đăng nhập vào hệ thống thực hiện những chức năng của mình.
sau:
Nếu như quá trình đăng nhập thàng công thì nhà quản lý có những chức năng
Thứ nhất: Chức năng quản lý (thêm, xóa, sửa) các mặt hàng trên trang web.
Thứ hai: Tiếp nhận và kiểm tra đơn đặt hàng của khách hàng. Hiển thị đơn đặt hàng hay xóa bỏ đơn đặt hàng.
Thứ ba: Thống kê các mặt hàng, khách hàng, nhà cung cấp.
Ngoài các chức năng nêu trên thì trang web phải được trình bày sao cho dễ hiểu, giao diện mang tính dễ dùng, đẹp mắt và làm sao cho khách hàng thấy được những thông tin cần tìm, cung cấp những thông tin quảng cáo thật hấp dẫn, nhằm thu hút sự quan tâm về công ty mình và có cơ hội sẽ có nhiều người tham khảo nhiều hơn.
Điều quan trọng trong trang web mua bán trên mạng là phải đảm bảo an toàn tuyệt đối những thông tin liên quan đến người dùng trong quá trình đặt mua hay thanh toán.
Đồng thời trang web còn phải có tính dễ nâng cấp, bảo trì, sửa chữa khi cần bổ sung, cập nhật những tính năng mới.
Chương II: PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
II.1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG
Sau khi khảo sát hiện trạng, chúng em nắm bắt được các thông tin sau:
Quản lý khách hàng: mỗi khách hàng được quản lý các thông tin sau đây: Họ, tên, địa chỉ, điện thoại, fax, email, tên đăng nhập, mật khẩu. Ngoài ra, nếu khách hàng là công ty hay cơ quan thì quản lý thêm tên công ty/cơ quan.
Quản lý mặt hàng: mỗi mặt hàng được quản lý những thông tin: Tên mặt hàng, đơn giá, số lượng, hình ảnh, mô tả.
Quá trình đặt hàng của khách hàng: Khách hàng xem và lựa chọn mặt hàng cần mua. Trong quá trình lựa chọn, bộ phận bán hàng sẽ trực tiếp trao đổi thông tin cùng khách hàng, chịu trách nhiệm hướng dẫn. Sau khi lựa chọn xong, bộ phận bán hàng sẽ tiến hành lập đơn đặt hàng của khách. Sau khi tiếp nhận yêu cầu trên, bộ phận này sẽ làm hóa đơn và thanh toán tiền.
Quá trình đặt hàng với nhà cung cấp: Hàng ngày nhân viên kho sẽ kiểm tra hàng hóa trong kho và đề xuất lên ban điều hành cần xử lý về việc những mặt hàng cần nhập. Trong quá trình đặt hàng thì ban điều hành sẽ có trách nhiệm xem xét các đề xuất về những mặt hàng yêu cầu và quyết định loại hàng, số lượng hàng cần đặt và phương thức đặt hàng với nhà cung cấp. Việc đặt hàng với nhà cung cấp được thực hiện thông qua địa chỉ trên mạng hay qua điện thoại, fax.
Quá trình nhập hàng: Sau khi nhận yêu cầu đặt hàng từ cửa hàng, nhà cung cấp sẽ giao hàng cho cửa hàng có kèm theo hóa đơn hay bảng kê chi tiết các loại mặt hàng. Thủ kho sẽ kiểm tra lô hàng của từng nhà cung cấp và trong trường hợp hàng hóa giao không đúng yêu cầu đặt hàng hay kém chất lượng thì thủ kho sẽ trả lại nhà cung cấp và yêu cầu giao lại những mặt hàng bị trả đó.
Tiếp theo thủ kho sẽ kiểm tra chứng từ giao hàng để gán giá trị thành tiền cho từng loại sản phẩm. Những loại hàng hóa này sẽ được cung cấp một mã số và được cập nhật ngay vào giá bán. Sau khi nhập xong chứng từ giao hàng, nhân viên nhập kho sẽ in một phiếu nhập để lưu trữ trong hồ sơ.
Từ quy trình thực tiễn nêu trên, ta nhận thấy rằng hệ thống được xây dựng cho bài toán đặt ra chủ yếu phục vụ cho hai đối tượng: Khách hàng và nhà quản lý.
Khách hàng: là những người có nhu cầu mua sắm hàng hóa. Khác với việc đặt hàng trực tiếp tại cửa hàng, khách hàng phải hoàn toàn tự thao tác thông qua từng bước cụ thể để có thể mua được hàng. Trên mạng, các mặt hàng được sắp xếp và phân theo từng loại mặt hàng giúp cho khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Trong hoạt động này, khách hàng chỉ cần chọn một mặt hàng nào đó từ danh mục các mặt hàng thì những thông tin về mặt hàng đó sẽ hiển thị lên màn hình như: hình ảnh, đơn giá, mô tả,...và bên cạnh là trang liên kết để thêm hàng hóa vào giỏ hàng. Đây là giỏ hàng điện tử mà trong đó chứa các thông tin về hàng hóa lẫn số lượng khách mua và hoàn toàn được cập nhật trong giỏ.
Khi khách hàng muốn đặt hàng thì hệ thống hiển thị trang xác lập đơn đặt hàng cùng thông tin về khách hàng và hàng hóa. Cuối cùng là do khách hàng tùy chọn đặt hay không.
Và dưới đây là mô hình sơ lược về hoạt động của khách hàng trong hệ thống trang web:
Nhà quản lý: Là người làm chủ hệ thống, có quyền kiểm soát mọi hoạt động của hệ thống. Nhà quản lý được cấp một username và password để đăng nhập vào hệ thống thực hiện những chức năng của mình. Dưới đây là mô hình sơ lược về hoạt động của nhà quản lý trong hệ thống:
II.2. SƠ ĐỒ PHÂN RÃ CHỨC NĂNG
Phần BACK-END
Phần FRONT-END
II.3. SƠ ĐỒ NGỮ CẢNH
II.4. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC 1
II.5. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC 2
Chức năng 1 “Đặt hàng”
Chức năng 3 “Cập nhật”
Chức năng 4 “Thống kê”
II.6. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC 3
Chức năng 1.1 “Kiểm tra khách hàng”
Chức năng 1.3 “Tra cứu mặt hàng”
Chức năng 1.5 “Kiểm tra đặt hàng”
II.7. TỪ ĐIỂN DỮ LIỆU
STT
Tên dữ liệu
Kiểu dữ liệu
Loại dữ liệu
Giải thích
1
Mã KH
Kí tự
Text (20)
Mã khách hàng
2
Họ tên KH
Kí tự
Text (50)
Họ tên khách hàng
3
Giới tính
Kí tự
Text (10)
Giới tình khách hàng
4
Địa chỉ
Kí tự
Text (20)
Địa chỉ khách hàng
5
Tên tổ chức
Kí tự
Text (20)
6
Điện thoại
Kí tự
Text (20)
Số điện thọai khách hàng
7
Fax
Kí tự
Text (20)
Số fax khách hàng
8
Email
Kí tự
Text (20)
Email khách hàng
9
Mã mặt hàng
Kí tự
Text (20)
10
Đơn giá
Kí tự
Text (20)
11
Đơn vị
Kí tự
Text (20)
12
Tình trạng
Kí tự
Text (100)
Tình trạng hàng hóa
13
Số lượng tồn
Số nguyên
Int (5)
14
Mã LMH
Kí tự
Text (20)
Mã loại mặt hàng
15
Tên LMH
Kí tự
Text (50)
Tên loại mặt hàng
16
Mã NCC
Kí tự
Text (20)
Mã nhà cug cấp
17
Tên NCC
Kí tự
Text (50)
Tên nhà cung cấp
18
Địa chỉ NCC
Kí tự
Text (20)
Địa chỉ nhà cung cấp
19
Điện thoại NCC
Kí tự
Text (20)
Điện thoại nhà cung cấp
20
Mã tỉnh
Kí tự
Text (20)
21
Tên tỉnh
Kí tự
Text (20)
22
Mã ĐĐH
Kí tự
Text (20)
Mã đơn đặt hàng
23
Số lượng
Số nguyên
Int (5)
24
Giá bán
Kí tự
Text (20)
25
Ngày đặt
Ngày tháng
Date
26
Ngày giao
Ngày tháng
Date
27
Tình trạng
Kí tự
Text (100)
28
ĐĐH
Kí tự
Text (20)
Đơn đặt hàng
29
HTTT
Kí tự
Text (20)
Hình thức thanh toán
II.8. MÔ HÌNH ER
1 nhà cung cấp thuộc 1 tỉnh, 1 tỉnh có nhiều nhà cung cấp.
1 khách hàng thuộc 1 tỉnh, 1 tỉnh có nhiều khách hàng.
1 khách hàng có nhiều đơn đặt hàng, 1 đơn đặt hàng chỉ có 1 khách hàng.
1 đơn đặt hàng có nhiều đơn đặt hàng chính thức, 1 đơn đặt hàng chính thức có nhiều đơn đặt hàng.
1 đơn đặt hàng chính thức có nhiều mặt hàng, 1 mặt hàng chỉ có 1 đơn đặt hàng chính thức.
1 loại mặt hàng có nhiều mặt hàng, 1 măt hàng chỉ thuộc 1 loại mặt hàng.
1 mặt hàng có nhiều hàng nhập, 1 hàng nhập gồm nhiều mặt hàng.
1 hàng nhập chỉ thuộc 1 nhà cung cấp, 1 nhà cung cấp có nhiều hàng nhập.
II.9. CÁC TẬP THỰC THỂ
KHÁCH HÀNG (Mã KH, Họ tên KH, Giới tính, Địa chỉ, Tên công ty, Điện thoại, Fax, Email, Mã tỉnh)
MẶT HÀNG (MH-ID, Mã MH, Đơn giá, Hình ảnh, Đơn vị, Số lượng tồn, Tình trạng, Mã LMH)
LOẠI MẶT HÀNG( Mã LMH, Tên LMH)
ĐĐH CHÍNH THỨC( MH-ID, Mã ĐĐH, Số lượng, Giá bán)
ĐƠN ĐẶT HÀNG (Mã ĐĐH, Mã KH, Ngày đặt, Ngày giao, Tình trạng, ĐĐH, HTTT)
NHÀ CUNG CẤP (Mã NCC, Tên NCC, Địa chỉ NCC, Điện thoại NCC, Mã tỉnh)
TỈNH (Mã tỉnh, Tên tỉnh)
HÀNG NHẬP (MH-ID, Ngày nhập, Số lượng nhập, Đơn giá nhập, Mã NCC)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- website_cua_hang_tranh_theu_chu_thap_hobby_0312.doc